Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

địa 6 kì 2 ngân19 20 mẫu mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.76 KB, 86 trang )

Ngày dạy:……/…./2020 tại lớp 6A
Tiết 19 – Bài 15
CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại
sinh. Kể tên và nêu được cụng dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
- THBVMT: Khái niệm, phân loại khoáng sản.
- Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình
thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
- THNL: Biết phân loại các loại khoáng sản.
- Hiểu khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận, vì vậy con người phải
biết cách khai thác chúng một cách tiết kiệm.
b) Về kĩ năng:
- THBVMT: Nhận biết một số loại khoáng sản qua các mẫu vật (hoặc qua
ảnh màu): than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi...
- THNL: Phân tích bảng thống kê để rút ra nội dung kiến thức.
- Quan sát tranh ảnh trong SGK để có những nhận biết sơ lược về quặng
khoáng sản.
- Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam.
c) Về thái độ:
- THBVMT: Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng khoáng sản
một cách hợp lí và tiết kiệm.
- THNL: Có thái độ về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các loại khoáng sản.
Có ý thức học tập và ước mơ nghiên cứu để tìm ra các loại nguyên vật liệu thay thế
sử dụng khoáng sản.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tư duy, năng
lực đọc hiểu văn bản.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng hộp mẫu vật.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:


a) Chuẩn bị của giáo viên:
- Hộp mẫu vật khoáng sản.
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A....../......
* Kiểm tra bài cũ: Không
b) Dạy nội dung bài mới:

1


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Hình thành kiến thức ban đầu về khoáng sản
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân dựa
vào quan sát thực tế để trả lời câu hỏi.
? Kể tên một số khoáng sản mà em biết?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Đánh giá và dẫn dắt vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu các loại khoáng 1. Các loại khoáng sản
sản
Mục tiêu:
- Nêu được các khái niệm: khoáng sản, mỏ
khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại

khoáng sản phổ biến.
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu
vật: than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực sử dụng ngôn ngữ;
năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ;
năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử
dụng mẫu vật.
HS hoạt động cá nhân
GV: Giải thích khái niệm khoáng vật và
đá. Khoáng vật thường gặp trong tự nhiên
dưới dạng tinh thể trong thành phần các
đá; HS nghiên cứu nội dung SGK trả lời:
? Khoáng sản là gì?
HS: Trả lời
GV: Kết luận
- Khoáng sản là những tích tụ tự
nhiên các khoáng vật và đá có ích
được con người khai thác và sử
dụng.
GV: Cho HS quan sát bảng mẫu vật, HS
nhận biết một số khoáng sản qua mẫu vật
HS: Dựa vào bảng công dụng các loại
khoáng sản SGK.
? Kể tên một số khoáng sản và nêu công
dụng của từng loại?
HS: Trả lời
- Một số loại khoáng sản phổ biến:
GV: Kết luận
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên

liệu): than, dầu mỏ, khí đốt
+ Khoáng sản kim loại: sắt, man
gan, đồng, chì, kẽm…
2


GV treo bản đồ khoáng sản VN và giới
thiệu các nhóm khoáng sản trên bản đồ,
xác định vùng phân bố của một số loại
khoáng sản.
? Ở địa phương có những loại khoáng sản
nào?
Hoạt động 2. Tìm hiểu các mỏ khoáng
sản nội sinh và ngoại sinh.
Mục tiêu:
- Biết khoáng sản là tài nguyên có giá trị,
hình thành trong thời gian dài, là tài
nguyên không thể phục hồi.
- TH sử dụng NLTK & HQ: Khoáng sản
không phải vô tận. Biết khai thác và sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả
- Bảo vệ tài nguyên khoáng sản
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực sử dụng ngôn ngữ;
năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ;
năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử
dụng mẫu vật.
HS hoạt động cá nhân
GV: Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết và
thông tin SGK và cho biết

? Mỏ khoáng sản là gì?
HS: Trả lời
GV: Kết luận
* TH sử dụng NLTK & HQ: Khoáng sản
không phải vô tận. Biết khai thác và sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả
GV: Với tiến bộ của khoa học kĩ thuật con
người đã bổ sung các nguồn khoáng sản
ngày càng hao hụt bằng các thành tựu
khoa học (Ví dụ bổ sung khoáng sản năng
lượng bằng cách sử dụng năng lượng Mặt
Trời, năng lượng thuỷ triều, nhiệt năng
dưới lòng đất ...)
HS: Quan sát, nhận xét sự phân bố khoáng
sản trên bản đồ khoáng sản Việt Nam
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức trên bản đồ.
(khoáng sản nước ta phong phú, nhiều loại
có giá trị, phân bố hầu khắp cả nước…)
3

+ Khoáng sản phi kim loại: muối
mỏ, a patit, đá vôi …

2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và
ngoại sinh.

- Những nơi tập trung khoáng sản
gọi là mỏ khoáng sản



? Dựa vào nội dung SGK cho biết sự hình
thành các mỏ khoáng sản?
HS: Trả lời
- Các mỏ khoáng sản nội sinh là các
GV: Kết luận
mỏ được hình thành do nội lực (do
mắc ma)
- Các mỏ ngoại sinh là các mỏ hình
thành do các quá trình ngoại lực
? Thời gian hình thành các mỏ trong bao (tích tụ vật chất)
lâu?
HS: Trả lời
GV: Mở rộng
- 90 % mỏ quặng sắt được hình thành cách - Việc khai thác và sử dụng tài
đây 500- 600 trtiệu năm.
nguyên khoáng sản phải hợp lí, tiết
- Than hình thành cách đây:
kiệm và có hiệu quả.
230 - 280 triệu năm.
*Ghi nhớ (sgk)
140 - 195 trtiệu năm.
- Dầu mỏ hình thành từ xác sinh vật
chuyển thành dầu mỏ cách đây 2- 5 triệu
năm.
- Các mỏ khoáng sản được hình thành
trong thời gian rất lâu. Chúng rất quý và
không phải là vô tận. Do đó vấn đề khai
thác và sử dụng, bảo vệ phải được coi
trọng.

? Đia phương có những mỏ khoáng sản
nào mà em biết? Công dụng của các loại
khoáng sản đó?
HS: Trả lời
GV: Kết luận chung gọi HS đọc ghi nhớ * Ghi nhớ (SGK)
(sgk)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố một số kiến thức cơ bản trong bài
HS hoạt động cá nhân dựa vào kiến
thức bài học để trả lời câu hỏi
? Khoáng sản là gì? khi nào gọi là mỏ
khoáng sản?
? Quá trình hình thành mỏ thành mỏ nội
sinh và ngoại sinh?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Biết được một số tiềm năng khoáng sản ở địa phương
HS hoạt động cá nhân
? Trình bày tiềm năng khoáng sản ở địa
phương?
4


(Vật liệu xây dựng: Cát, sỏi...)
HS: Trả lời
GV: Đánh giá kết quả
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức bài học vào các bài học tiếp theo.
HS hoạt động cá nhân

GV: Giao nhiệm vụ yêu cầu HS về nhà
sưu tầm các mẫu khoáng vật tại địa
phương em?
HS: Thực hiện nhiệm vụ
* Hướng dẫn học sinh tự học:
- GV đưa ra nhiệm vụ:
+ Học bài theo câu hỏi sgk
+ Chuẩn bị trước nội dung thực hành bài 16
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá giờ học.
* Phần ghi chép của GV:............................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

5


Ngày dạy:……/…./2020 tại lớp 6A
Tiết 20 – Bài 16
THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ (LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
Biết được khái niệm đường đồng mức.
b) Về kĩ năng:
Biết đọc bản đồ (lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn.
c) Về thái độ:
Có ý thức học tập, định hướng nghề nghiệp sau này.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy, năng lực đọc
hiểu văn bản.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Máy chiếu, phiếu thực hành
b) Chuẩn bị của học sinh:
Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A....../......
* Kiểm tra bài cũ:
? Khoáng sản là gì? Thế nào gọi là mỏ khoáng sản?
b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Hình thành kiến thức ban đầu về đường đồng mức qua đó giúp học
sinh tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới từ bài học.
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân
dựa vào kiến thức bản thân để trả lời
câu hỏi.
? Em hiểu thế nào là đường đồng mức?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Đánh giá và dẫn dắt vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Làm bài tập 1
1. Bài tập 1:
Mục tiêu:
- Nhớ khái niệm đường đồng mức, cách
tìm độ cao địa hình dựa trên đường đồng
mức
- Phát triển năng lực tự học; năng lực

6


giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác;
năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực
tính toán; năng lực sử dụng bản đồ, lược
đồ.
HS hoạt động cá nhân
GV: Vẽ một vài đường đồng mức trên
bảng và yêu cầu HS dựa vào VD để trả
lời câu hỏi:
? Đường đồng mức là những đường như
thế nào?
(Là những đường nối những điểm có
cùng độ cao)
? Tại sao dựa vào đường đồng mức trên
bản đồ, chúng ta có thể biết được hình
dạng địa hình?
(Biết độ cao, độ dốc, hướng nghiêng địa
hình)
HS: Trả lời
- Đường đồng mức cho ta biết độ cao
GV: Chuẩn kiến thức.
tuyệt đối của các địa điểm nằm trên
đường đồng mức.
- Dựa vào đường đồng mức cho ta
biết độ cao tuyết đối của các điểm, và
đặc điểm địa hình, độ dốc, hướng
nghiêng
Hoạt động 1. Làm bài tập 2

2. Bài tập 2:
Mục tiêu:
- Biết tính độ cao địa hình, nhận xét về
độ dốc của địa hình dựa vào các đường
đồng mức.
- Biết cách sử dụng bản đồ tỷ lệ khi có các
đường đồng mức ở mức độ đơn giản.
- Tích cực ứng dụng kiến thức vào thực
tế, yêu thích môn học.
- Phát triển năng lực tự học; năng lực
giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác;
năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực
tính toán; năng lực sử dụng bản đồ, lược
đồ.
HS hoạt động cá nhân
HS: Quan sát lược đồ trên MC hoặc(sgk),
? Nêu cách tìm độ cao của một địa điểm
dựa vào đường đồng mức?
(+ Nếu xác định độ cao một địa điểm có ghi
số, thì chỉ cần đọc số ghi ở đường đồng
mức.
7


+ Nếu địa điểm cần xác định độ cao
đường đồng mức không ghi số thì việc
trước hết là phải xác định trị số của các
đường đồng mức nằm cạnh để biết
khoảng cách giữa hai đường đồng mức
nằm cạnh nhau để biết khoảng cách giữa

hai đường đồng mức cần tìm, từ đó xác
định độ cao của địa điểm trên đường
đồng mức)
HS hoạt động nhóm
HS: Thực hành theo nhóm (ghi kết quả
vào phiếu thực hành)
HS: Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ
sung
GV: Kết luận
? Cho biết sự chênh lệch độ cao của 2
đường đồng mức?
? Xác định hướng từ đỉnh A1 -> A2?
? Tìm độ cao đỉnh A1, A2 và các điểm
B1, B2, B3?
? Tính khoảng cách theo đường chim bay
từ đỉnh A1 -> A2?
? Sườn đông, sườn tây của núi A1 sườn
nào có độ dốc lớn hơn?
GV: Thu phiếu của các nhóm, nhận xét
kết quả của 2 nhóm.
HS: Quan sát bản đồ tự nhiên Vùng
Đông Nam Bộ và ĐB sông Cửu Long
trên MC xác định độ cao một số đường
đồng mức trên bản đồ.

- Sự chênh lệch độ cao của 2 đường
đồng mức là 100m
- Hướng từ đỉnh A1 -> A2: TâyĐông
- Độ cao đỉnh A1 = 900m; A2 = 700m
B1 = 500m; B2 = 650m; B3 = 500m

- Khoảng cách từ đỉnh A1 đến đỉnh
A2 theo đường chim bay khoảng
7500m
- Sườn tây dốc hơn sườn đông
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố một số kiến thức cơ bản trong bài
HS hoạt động cá nhân dựa vào kiến
thức bài học để trả lời câu hỏi
HS: Quan sát lược đồ địa hình trên MC
hoặc (sgk),
GV: Nêu một số địa điểm HS đọc độ cao
của điểm đó.
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
8


Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức bài học giải quyết các vấn đề, nội dung
liên quan đến bài học.
HS hoạt động cá nhân dựa vào bản
thân để trả lời câu hỏi
? Muốn thể hiện độ cao địa hình trên
bản đồ ta làm thế nào?
(Đường đồng mức, thang màu)
HS: Trả lời
GV: Đánh giá kết quả
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu: Khuyến khích học sinh tìm hiểu mở rộng kiến thức.
HS hoạt động cá nhân dựa vào bản

thân để trả lời câu hỏi
? Một ngọn núi được thể hiện trên bản
đồ địa hình gồm 12 đường đồng mức,
mỗi đường đồng mức cách đều nhau một
khoảng là 100m. Hãy cho biết đỉnh núi
đó cao bao nhiêu m?
(Ngọn núi đó cao 1200m)
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
* Hướng dẫn học sinh tự học:
- GV đưa ra nhiệm vụ: Tập đọc độ cao địa hình trên các bản đồ tỉ lệ lớn. Tìm
hiểu thành phần không khí, cấu tạo của lớp vỏ khí, các khối khí trên bề mặt Trái
Đất.
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá giờ học.
* Phần ghi chép của GV:............................................................................................
4. Phụ lục:
Phụ lục 1. Phiếu thực hành
Dựa vào các đường đồng mức trên lược đồ H44, cho biết:
1. Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2:............................
2. Sự chênh lêch độ cao của hai đường đồng mức là:..............m
3. Độ cao đỉnh núi A1 = .................m; Độ cao đỉnh núi A2 = .............m
- Độ cao điểm B1 = ..........m; điểm B2 = ..............m; điểm B3 = .............m
4. Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1
đến đỉnh A2 = .............m
5. Dựa vào đường đồng mức ở sườn núi phía đông và phía tây đỉnh A1, cho
biết sườn nào có độ dốc lớn hơn? .........................

Ngày dạy:……/…./2020 tại lớp 6A
9



Tiết 21 – Bài 17
LỚP VỎ KHÍ
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ
khí, biết được vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
- Biết được các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao
và đặc điểm chính của mỗi tầng.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh,
đại dương, lục địa.
- THBVMT: Biết vai trò của lớp vỏ khí nói chung của lớp ô-dôn nói riêng
đối với cuộc sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.
- Biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết
phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ô-dôn.
- THNL: Biết được khi sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống (hóa
thạch) làm tăng lượng khí cácbonđiôxít (CO2). CO2 gây ô nhiễm môi trường (hiệu
ứng nhà kính). Từ đó thấy sự cần thiết phải khai thác các nguồn năng lượng sạch
như: gió, năng lượng Mặt Trời...
b) Về kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ các tầng của lớp vỏ khí.
- Nhận xét biểu đồ các thành phần của không khí.
- THBVMT: Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh và trong
thực tế.
- THNL: Nhận biết hiện trạng sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống
ảnh hưởng đến môi trường.
c) Về thái độ:
- Phấn đấu trong học tập, định hướng nghề nghiệp sau này.
- THBVMT: Có ý thức trong bảo vệ môi trường không khí.
- THNL: Có ý thức trong việc khai thác sử dụng các nguồn năng lượng

truyền thống tiết kiệm, hợp lí.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tư duy, năng
lực đọc hiểu văn bản.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, hình ảnh.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh các tầng khí quyển.
b) Chuẩn bị của học sinh:
Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A....../......
* Kiểm tra bài cũ: Không
10


b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS tái hiện lại kiến thức cơ bản để nắm được lớp vỏ khí, qua đó học
sinh tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới từ bài học.
HS hoạt động cá nhân
? Con người và động vật cần Ôxi trong
không khí để hô hấp, theo em thực vật có
cần khí ô xi trong không khí để hô hấp
không?
Yêu cầu đạt: Có
HS: Trả lời

GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu tìm hiểu thành 1. Thành phần của không khí
phần của không khí
Mục tiêu:
- Biết các thành phần của không khí, vai
trò của hơi nước trong khí quyển.
* THBVMT: Biết hoạt động của con người
làm ảnh hưởng đến lớp vỏ khí;
* THNL: Dùng năng lượng truyền thống
(hóa thạch) làm tăng lượng khí
cacbonic…từ đó thấy được sự cần thiết
phải khai thác các nguồn năng lượng sạch
như: Gió, năng lượng Mặt trời…
- Phát triên năng lực tự học; năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực sử
dụng ngôn ngữ; năng lực sử dụng số liệu
thống kê; năng lực sử dụng hình vẽ.
HS hoạt động cá nhân
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 45 trang 52
sgk, cho biết:
? Không khí có các thành phần nào? thành
phần nào có tỷ lệ lớn nhất và bao nhiêu %?
Thành phần nào chiếm tỷ lệ nhỏ nhất?
Chiếm bao nhiêu %?
HS: Trả lời
GV: Kết luận
- Thành phần của không khí bao gồm:
+ Khí Ni tơ chiếm 78 %;
+ Khí Ôxi chiếm 32%;

? Vai trò của hơi nước trong khí quyển?

+ Hơi nước và các khí khác chiếm
11


GV: Bổ sung, hơi nước chiếm tỷ lệ rất ít
nhưng lại rất quan trọng vì đó là nguồn gốc
sinh ra các hiện tượng khí tượng: Nắng
mưa, sấm, chớp, gió, bão ...
* THNL: GV giới thiệu cho HS biết được:
Dùng năng lượng truyền thống (hóa thạch)
làm tăng lượng khí cacbonic…từ đó thấy
được sự cần thiết phải khai thác các nguồn
năng lượng sạch như: Gió, năng lượng Mặt
trời…
* THBVMT: Mọi hoạt động của con người
ảnh hưởng như thế nào đến lớp vỏ khí?
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi
trường?
Yêu cầu đạt: Làm ô nhiễm lớp vỏ khí, cần
hạn chế lượng khí thải các-bo-nic ra môi
trường, trồng nhiều cây xanh.
HS: Trả lời
GV: Kết luận liên hệ thực tế.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ
khí
Mục tiêu:
- Trình bày được vị trí, đặc điểm của các
lớp vỏ khí. Vai trò của tầng đối lưu và

ôzôn trong lớp vỏ khí.
- Phân biệt được các tầng khí quyển
- Biết bảo vệ bầu khí quyển, có ý thức
trong việc sử dụng khai thác các nguồn
năng lượng…
- Phát triên năng lực tự học; năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực sử
dụng ngôn ngữ; năng lực sử dụng hình vẽ.
HS hoạt động cặp đôi
GV: Xung quanh Trái Đất có lớp không
khí bao bọc gọi là khí quyển. Vậy khí
quyển có cấu tạo thế nào? Đặc điểm ra
sao?
GV: Treo tranh các tầng khí quyển cho HS
quan sát kết hợp hình 46.
? Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Vị trí
của mỗi tầng?
HS: Xác định trên bảng.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

1%; lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ
nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra
các hiện tượng khí tượng như mây,
mưa…

2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí
quyển)

- Lớp không khí bao quanh Trái Đất
gọi là khí quyển.

* Tầng đối lưu:

12


* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
? Đặc điểm của tầng đối lưu, vai trò ý
nghĩa của nó với sự sống trên bề mặt Trái
Đất?
Yêu cầu đạt: Lớp không khí đậm đặc nhất
ở gần mặt đất, là nơi sinh ra các hiện
tượng khí tượng mây, mưa, sấm chớp....
HS: Trả lời
GV: Giải thích: khí tượng chỉ những hiện
tượng vật lí của khí quyển phát sinh trong
vũ trụ như: gió, mây, mưa, tuyết, sương
mù, cầu vồng, sấm chớp....
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

- Nằm sát mặt đất, tới độ cao
khoảng 16km.
- Tập trung tới 90% không khí.
- Không khí luôn chuyển động theo
chiều thẳng đứng.

? Tại sao người ta leo núi đến độ cao
- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao
6000 m đó cảm thấy khó thở?
(trung bình cứ lên cao 100m nhiệt
HS: Suy nghĩ và trả lời.

độ giảm 0,60C)
GV: Chuẩn kiến thức.
- Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng
khí tượng.
* Tầng bình lưu:
? Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là
tầng gì? Đặc điểm?
HS: Tầng bình lưu có lớp ô dôn nên nhiệt độ - Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao
khoảng 80km.
tăng theo chiều cao, hơi nước ít đi.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
HS: Ghi bài
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
GV: Quan sát tranh các tầng khí quyển,
cho biết.
? Tầng bình lưu có lớp gì? Cho biết tác
dụng của lớp ô-dôn trong khí quyển?
? Tại sao phải bảo vệ tầng ô-dôn?
Yêu cầu đạt: Tầng ô-dôn có vai trò hấp
thụ các tia bức xạ có hại cho sự sống,
ngăn cản không cho xuống mặt đất.
HS: Trả lời.
GV: Khi tầng ô-dôn bị thủng, 1 lượng lớn
tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng trực tiếp xuống
Trái Đất sẽ gây bệnh ung thu da cho con
người, làm mất khả năng miễn dịch của
thực vật, làm các sinh vật biển bị tổn
thương và chết dần.
13



? Nguyên nhân nào làm cho tầng ô-dôn bị
thủng?
HS: Trả lời.
GV: Các chất thường được sử dụng để
làm lạnh trong tủ lạnh, máy lạnh, trong
dung dịch giặt tẩy, bình cứu hỏa...
? Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ
bị thủng của tầng ô-dôn, con người trên
Trái Đất phải làm gì?
HS: Hạn chế sử dụng các chất hóa học có
hại đối với môi trường, hạn chế sử dụng
tủ lạnh, máy lạnh...
? Dựa vào kiến thức đã học, cho biết vai
trò của lớp vỏ khí đối với sự sống trên
Trái Đất?
- Có lớp ô dôn, lớp này có tác dụng
HS: Phát biểu.
ngăn cản những tia bức xạ có hại
GV: Chuẩn kiến thức.
cho sinh vật và con người.
* Các tầng cao:
? Tầng cao có đặc điểm gì?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức

Các tầng cao nằm trên tầng bình lưu,
không khí của các tầng này cực
loãng.
3. Các khối khí


Hoạt động 3. Tìm hiểu các khối khí
Mục tiêu:
- Biết ngyên nhân hình thành các khối khí,
vị trí và tính chất của các khối khí nóng và
lạnh, lục địa và đại dương.
- Phát triên năng lực tự học; năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực sử
dụng ngôn ngữ; năng lực sử dụng số liệu
thống kê; năng lực sử dụng hình vẽ.
HS hoạt động cá nhân
? Do chịu ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc,
đặc điểm nhiệt độ, độ ẩm, người ta chia ra
các khối khí nào?
- Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia
HS: Trả lời
ra: Khối khí nóng, khối khí lạnh.
GV: Chuẩn kiến thức
HS dựa vào bảng các khối khí cho biết:
? Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành
ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại?
? Khối khí đại dương, khối khí lục địa hình
thành ở đâu? nêu tính chất của mỗi loại?
- Căn cứ vào mặt tiếp xúc người ta
14


HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức


chia ra: Khối khí đại dương, khối khí
lục địa.

? Các khối không khí có đặc điểm di chuyển
như thế nào?
? Nêu ví dụ về sự di chuyển của các khối
khí ở nước ta?
Yêu cầu đạt: Do các khối khí hình thành nơi
khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm, làm ảnh
hưởng tới lớp không khí gần sát mặt đất, do
sự chênh lệch về nhiệt độ, độ ẩm và áp suất,
các khối khí thường xuyên di chuyển, vì vậy
gây ra sự nhiễu động thời tiết nơi chúng đi
qua
- Học nội dung bảng các khối khí (sgk
HS: Trả lời
trang 54)
GV: Chuẩn kiến thức
* Ghi nhớ (SGK trang 54)
GV: Kết luận chung, gọi HS đọc ghi nhớ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố một số kiến thức cơ bản trong bài
HS hoạt động cá nhân
GV: Đưa nội dung một số câu hỏi, yêu cầu
HS chọn đáp án đúng
1. Thành phần nào của không khí chiếm tỉ
lệ lớn nhất?
a. Khí ôxi
b. Khí ni tơ
c. Hơi nước

d. Các khí khác
2. Ô dôn tập trung nhiều nhất ở tầng nào
của khí quyển?
a. Tầng đối lưu
b. Tầng bình lưu
c. Tầng cao
d. Ranh giới tầng bình lưu và tầng cao
Yêu cầu đạt: Câu 1: b; Câu 2: b
HS: Lựa chọn đáp án, bổ sung, nhận xét
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức bài học giải quyết các vấn đề, nội dung
liên quan đến bài học.
HS hoạt động cặp đôi
GV: Chiếu nội dung phụ lục 1, yêu cầu
HS nối các ô cho phù hợp
15


Yêu cầu đạt: 1- a; 2- d; 3- b; 4- c
HS: Thực hiện ghép nối
GV: Nhận xét
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu: Khuyến khích học sinh tìm hiểu mở rộng kiến thức.
HS hoạt động nhóm
GV: Chia lớp 6 nhóm, giao nhiệm vụ
? Hãy cho biết khối khí lạnh phương bắc
tràn xuống miền Bắc nước ta vào mùa nào
và gây ra ảnh hưởng gì đến cuộc sống của
con người? Nêu ví dụ chứng minh?

Yêu cầu đạt: Khối khí lạnh tràn vào nước
ta vào mùa đông gây ra mùa đông khô và
lạnh ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt
của con người
HS: Các nhóm thu thập thập tài liệu,
thông tin trả lời yêu cầu.
GV: Kiểm tra kết quả các nhóm vào giờ
học sau.
* Hướng dẫn học sinh tự học:
- GV đưa ra nhiệm vụ: Hoàn thành bài tập vẽ biểu đồ
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá giờ học.
* Phần ghi chép của GV:...........................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Phụ lục:
Phụ lục 1
Các khối khí
1. Nóng
2. Lạnh
3. Đại dương
4. Lục địa

Đặc điểm
a. Có nhiệt độ tương đối cao, hình thành
trên các vùng vĩ độ thấp
b. Có độ ẩm lớn, hình thành trên các biển
và đại dương
c. Có tính chất khô, hình thành trên các
vùng đất liền
d. Có nhiệt độ tương đối thấp, hình thành

trên các vùng vĩ độ cao
Thông tin chuẩn kiến thức
1- a; 2- d; 3- b; 4- c

16


Ngày dạy:……/…./2020 tại lớp 6A
Tiết 22 – Bài 18
THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
- Biết nhiệt độ của không khí, nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay
đổi của nhiệt độ không khí.
b) Về kĩ năng:
Quan sát và ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt
độ, gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua
bản tin dự báo thời tiết của tỉnh, thành phố.
c) Về thái độ:
Yêu thích tìm hiểu thiên nhiên, các hiện tượng tự nhiên.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng lực đọc
hiểu văn bản.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, bảng số liệu, tính toán, tư duy tổng
hợp theo lãnh thổ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Ti vi (chiếu các hình ảnh, số liệu, phiếu học tập)
b) Chuẩn bị của học sinh:

Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A....../......
* Kiểm tra bài cũ: 15 phút
Câu hỏi
I. Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)
* Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Thành phần nào trong không khí chiếm tỉ lệ cao nhất:
A. Hơi nước và các khí khác
B. Ô xi
C. Nitơ
D. Khí Các- bo- nic
2. Lớp khí quyển phân thành mấy tầng
A. 2 tầng
B. 3 tầng
C. 4 tầng
D. 5 tầng
3. Tầng đối lưu tập trung khoảng bao nhiêu (%) không khí
A. 70 %
B. 80 %
C. 90 %
D. 100 %
4. Khối khí nóng hình thành ở vùng nào?
A. Vùng đất liền
B. Vùng biển và đại dương
C. Vùng vĩ độ thấp
D. Vùng vĩ độ cao
II. Tự luận (8 điểm):
Câu 1 (2 điểm) Hơi nước sinh ra những hiện tượng nào trong tự nhiên?

Câu 2 (6 điểm) Hãy nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu?
Hướng dẫn chấm- biểu điểm
17


I. Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)
Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm: 1 – C, 2 – B, 3 – C, 4 – D
II. Tự luận (8 điểm):
Câu

Nội dung
Điểm
Hơi nước là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa,
1
2
sương...
- Tầng đối lưu có độ cao gần 16 km sát mặt đất, tầng này tập trung
2
khoảng 90 % không khí
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra các
2
2
hiện tượng mây mưa, sấm, sét.
- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6
2
0
C)
b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS hình thành kiến thức ban đầu về thời tiết, qua đó học sinh tiếp
nhận kiến thức và kĩ năng mới từ bài học.
HS hoạt động cá nhân
? Hãy tường thuật một bản tin dự báo thời
tiết mà em đã từng nghe. Em thấy thời tiết
hôm nay thế nào?
Yêu cầu đạt: Nhiệt độ, nắng, mưa, độ ẩm,
nêu thực tế thời tiết ngoài trời.
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về thời tiết và 1. Thời tiết và khí hậu:
khí hậu
Mục tiêu:
- Phân biệt sự giống và khác nhau giữa
thời tiết và khí hậu.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác; năng
lực giải quyết vấn đề.
HS hoạt động nhóm
GV: Gọi HS đọc nội dung SGK, chia lớp 6
nhóm nhỏ thảo luận trong 2 phút hoàn
thành phiếu học tập 1
Yêu cầu đạt: Hoàn thiện thông tin các ô
trống (thông tin chuẩn kiến thức)
- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện
HS: Thảo luận, trình bày, bổ sung
tượng khí tượng ở một địa phương
GV: Nhận xết, rút ra kết luận
trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn

thay đổi.
18


- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình
hình thời tiết ở một địa phương trong
nhiều năm và trở thành quy luật.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về nhiệt độ 2. Nhiệt độ không khí và cách đo
không khí, cách do nhiệt độ không khí
nhiệt độ không khí:
Mục tiêu:
- Biết khái niệm nhiệt độ không khí, các
nguồn cung cấp nhiệt cho không khí, cách
đo và tính nhiệt độ không khí trung bình
ngày, tháng, năm.
- Rèn kỹ năng phân tích, giải thích một số
hiện tượng tự nhiên.
- Giáo dục thái độ yêu thiên nhiên, giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực tính toán; năng lực
tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử
dụng số liệu thống kê, hình ảnh.
HS hoạt động cá nhân
GV: Chiếu phụ lục 1, nêu quy trình hấp
thụ nhiệt của không khí và đất.
? Vậy nhiệt độ không khí là gì?
HS: Trả lời
GV: Kết luận.
- Độ nóng, lạnh của không khí gọi là

nhiệt độ của không khí.
? Muốn biết nhiệt độ không khí ta làm thế
nào?
Yêu cầu đạt: Dựng nhiệt kế đo nhiệt độ
không khí.
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn HS cách đo nhiệt độ không
khí mỗi ngày.
+ Giới thiệu hình 47- SGK.
? Tại sao khi đo nhiệt độ phải để nhiệt kế
trong bóng râm, cách mặt đất 2m?
Yêu cầu đạt: Để đo nhiệt độ thực của
không khí.
HS: Trả lời
GV: Kết luận.
- Phải để nhiệt kế trong bóng râm,
cách mặt đất 2m.
? Tại sao tính nhiệt độ trung bình ngày
phải đo 3 lần vào 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ?
Yêu cầu đạt: Đó là những lúc bức xạ Mặt
Trời yếu nhất, mạnh nhất và khi đó chấm
dứt.
19


? Nêu cách tính nhiệt độ trung bình ngày?
HS: Trả lời
GV: Kết luận.
GV: Cho HS tính nhiệt độ trung bình ngày
ở Hà Nội.

HS: Tính toán.
GV: Lấy VD cách tính nhiệt độ trung bình
tháng, năm.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về sự thay đổi
nhiệt độ của không khí
Mục tiêu:
- Trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí
theo vĩ độ, độ cao, xác lập mối quan hệ
giữa một số yếu tố tự nhiên với nhiệt độ.
- Rèn kỹ năng phân tích, giải thích một số
hiện tượng tự nhiên
- Giáo dục thái độ yêu thiên nhiên, giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực tư duy tổng hợp
theo lãnh thổ năng lực sử dụng hình ảnh
HS hoạt động cá nhân
? Tại sao những ngày hố người ta thường
ra biển nghỉ và tắm mát?
Yêu cầu đạt: Vì mùa hè ở miền ven biển
mát mẻ, mùa đông thì ấm áp (do đặc tính
hấp thụ và tỏa nhiệt nhanh hay chậm của
mặt đất và mặt nước nên nhiệt độ không
khí ở vùng xa biển và gần biển khác nhau.
HS: Trả lời
GV: Kết luận.

- Tính nhiệt độ trung bình ngày:
Cộng tổng nhiệt độ các lần đo, rồi
chia cho số lần đo.


3. Sự thay đổi nhiệt độ của không
khí :

a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy
theo vị trí gần hay xa biển

- Nhiệt độ không khí ở những miền
nằm gần biển và những miền nằm
sâu trong lục địa có sự khác nhau.
? Cho biết ảnh hưởng của biển đối với
vùng ven bờ biển?
Yêu cầu đạt: Có tác dụng điều hòa nhiệt
độ.
HS: Trả lời
GV: Miền gần biển và miền sâu trong lục
địa sẽ có khí hậu khác nhau. Sự khác nhau
đó sinh ra hai loại khí hậu lục địa và khí
hậu hải dương.
20


GV: Yêu cầu HS đọc mục 3b, chiếu hình
48 SGK.
? Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo độ
cao? Giải thích?
Yêu cầu đạt: Càng lên cao nhiệt độ càng
giảm, do không khí gần mặt đất chứa nhiều
bụi và không khí nên hấp thụ nhiệt nhiều
hơn không khí loãng, ít bụi, ít hơi nước trên

cao.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

b. Nhiệt độ không khí thay đổi
theo độ cao:

- Càng lên cao nhiệt độ không khí
càng giảm.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi
theo vĩ độ:

GV: Chiếu hình 49:
? Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời và
nhiệt độ thay đổi như thế nào từ xích đạo
lên cực?
Yêu cầu đạt: Từ xích đạo lên cực góc
chiếu của ánh sáng Mặt Trời và nhiệt độ
càng nhỏ.
HS: Trả lời
- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp
GV: Kết luận.
nóng hơn không khí các vùng vĩ độ
cao.
* Ghi nhớ (SGK 57)
GV: Gọi HS phần kết luận chung.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố một số kiến thức cơ bản trong bài
HS hoạt động cá nhân
? Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế

nào?
Yêu cầu đạt: Thời tiết diễn diễn ra trong
thời gian ngắn, có thể thể thay đổi, khí hậu
lặp đi lặp lại có tính quy luật.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức bài học giải quyết các vấn đề, nội dung
liên quan đến bài học.
HS hoạt động cặp đôi
? Cho biết hiện tượng tuyết tơi thường
xuyên xuất hiện tại vùng vĩ độ thấp hay vĩ
độ cao? Vì sao?
Yêu cầu đạt: Tuyết rơi thường xuất hiện ở
vùng vĩ độ cao vì nhiệt độ thấp.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
21


E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu: Khuyến khích học sinh tìm hiểu mở rộng kiến thức.
HS hoạt động cá nhân
? Giải thích vì sao vào mùa hè mọi người
thường đi nghỉ mát ở vùng biển?
Yêu cầu đạt: Vùng biển nhiệt độ thấp hơn,
có hơi ẩm nên mát mẻ hơn sâu trong đất
liền
HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét vào giờ học tiếp theo

* Hướng dẫn học sinh tự học:
- GV đưa ra nhiệm vụ: Hoàn thành bài tập vẽ biểu đồ
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá giờ học.
* Phần ghi chép của GV:...........................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Phụ lục:
Phiếu học tập 1
Dấu hiệu
Thời tiết
Khí hậu
Thời gian
Dài
Phạm vi
Nhịp độ thay đổi
Thường xuyên
Dự báo
Khoảng thời gian dài
Thông tin chuẩn kiến thức
Dấu hiệu
Thời gian
Phạm vi
Nhịp độ thay đổi
Dự báo

Thời tiết
Ngắn
Một ngày
Thường xuyên
Khoảng thời gian ngắn


Phụ lục 1

22

Khí hậu
Dài
Nhiều năm
Lặp đi lặp lại
Khoảng thời gian dài


Ngày dạy:……/…./2020 tại lớp 6A
Tiết 23 – Bài 19
KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai áp cao và
thấp trên Trái Đất.
- Nêu được tên, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của các loại gió thổi
thường xuyên trên Trái Đất.
- THNL: Biết việc khai thác các nguồn năng lượng gió trên thế giới.
b) Về kĩ năng:
- Nhận xét hình các đai khí áp và các loại gió chính.
- THNL: Nhận xét được tranh ảnh khai thác nguồn năng lượng gió trên thế giới.
c) Về thái độ:
- Yêu thích tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên.
- THNL: Có ý thức học tập và ước mơ nghiên cứu ra nhiều cách khai thác
nguồn năng lượng gió trên thế giới.
* Năng lực phát triển:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng lực đọc
hiểu văn bản, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh các đai khí áp và các loại gió trên Trái Đất.
b) Chuẩn bị của học sinh:
Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A....../......
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là thời tiết và khí hậu?
23


Đáp án:
* Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương trong một thời
gian ngắn. Thời tiết luôn thay đổi
* Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại một kiểu thời tiết trong một thời gian dài (nhiều
năm). Khí hậu có tính quy luật
b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS biết hướng gió thổi mùa đông ở nước ta, qua đó học sinh tiếp
nhận kiến thức và kĩ năng mới từ bài học.
HS hoạt động cá nhân
? Gió thổi vào mùa đông nước ta được gọi
là gió mùa đông bắc. Theo em gió mùa

đông bắc thổi từ hướng nào tới?
(Hướng đông bắc)
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khí áp, các đai 1. Khí áp và các đai khí áp
khí áp trên Trái Đất
trên Trái Đất:
Mục tiêu:
- Nắm được khái niệm khí áp; trình bày được
sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên
Trái Đất.
- Tích cực tìm hiểu các hiện tượng gió và
khí áp ở địa phương.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác; giải
quyết vấn đề; sử dụng hình vẽ
HS hoạt động cá nhân
a. Khí áp:
? Chiều dày khí quyển là bao nhiêu km?
(60.000 km. Độ cao 16 km sát mặt đất
không khí tập trung)
GV: Không khí tuy nhẹ, song bề dày khí
quyển như vậy tạo ra 1 sức ép rất lớn đối
với mặt đất gọi là khí áp.
? Khí áp là gì?
HS: Trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức.
- Là sức ép của không khí lên bề
HS: Ghi bài.
mặt Trái Đất.

? Muốn biết khí áp là bao nhiêu người ta
làm thế nào?
(Dùng khí áp kế để đo)
GV: Khí áp kế hoạt động dựa trên sự cân - Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân
bằng trọng lượng của cột thủy ngân với
24


khí áp (khí áp chung bình chuẩn = 750mm
thủy ngân; đơn vị là atmotphe).
HS hoạt động cặp đôi
GV: Yêu cầu HS đọc phần 1 và quan sát
tranh các đai khí áp và các loại gió trên
Trái Đất kết hợp hình 50, thảo luận cặp đôi
trong 2 phút cho biết:
? Các đai khí áp thấp nằm ở vĩ độ nào?
(Ba đai áp thấp: xích đạo và ở khoảng 60 o
Bắc và Nam)
? Các đai khí áp cao nằm ở vĩ độ nào?
(Hai đai khí ap thấp 30o Bắc và Nam, hai
khu áp cao ở cực Bắc và cực Nam)
GV: Kết luận.
HS: Ghi bài.

b. Các đai khí áp trên Trái Đất:

- Khí áp được phân bố trên Trái Đất
thành các đai khí áp thấp và khí áp
cao từ xích đạo về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng

vĩ độ 0o và khoảng vĩ độ 60o Bắc và
Nam.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng
vĩ độ 30o và khoảng vĩ độ 90o Bắc và
Nam (cực Bắc và Nam)
Hoạt động 2. Tìm hiểu gió và các hoàn 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển:
lưu khí quyển:
Mục tiêu:
- Nắm được khái niệm gió; nêu được tên,
phạm vi hoạt động và hướng các loại gió thổi
thường xuyên trên Trái Đất.
- THTKNL: Liên hệ việc khai thác năng
lượng gió trên TG, hiệu quả.
- Biết sử dụng hình vẽ để mô tả các loại
gió trên Trái Đất.
- Tích cực tìm hiểu các hiện tượng gió ở
địa phương.
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực sử dụng hình vẽ
HS hoạt động cá nhân
GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 và trả lời các
câu hỏi
? Nguyên nhân nào sinh ra gió?
(Do sự chuyển động của không khí giữa 2
vùng có sự chênh lệch về khí áp)
- Gió là sự chuyển động của không
GV: Nhận xét, kết luận.
khí từ nơi có khí áp cao về nơi có
HS: Ghi bài.
khí áp thấp.

? Thế nào là hoàn lưu khí quyển?
25


×