Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử Vnexpress và dân trí (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

FENG RONG WAN
(PHÙNG DUNG UYỂN)

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TÍT BÀI
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS VÀ DÂN TRÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

FENG RONG WAN
(PHÙNG DUNG UYỂN)

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TÍT BÀI
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS VÀ DÂN TRÍ
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHUNG

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công
bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
FENG RONG WAN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, người
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn. trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng sau Đại học và các
thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên

cứu tại trường.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân, bạn bè đã
động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa
học này.
Dù đã rất cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thiện luận văn, nhưng tôi
nhận thấy luận văn của mình vẫn còn rất nhiều hạn chế thiếu sót. Vì vậy, tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ thầy cô và các bạn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2019
Tác giả
FENG RONG WAN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát.......................................... 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5
5. Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 7


1.1. Báo chí và báo mạng điện tử ........................................................................ 7
1.1.1. Báo chí ....................................................................................................... 7
1.1.2. Báo mạng điện tử ....................................................................................... 8
1.2. Tít bài .......................................................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm tít bài ...................................................................................... 11
1.2.2. Tính chất của tít bài ................................................................................ 11
1.2.3. Chức năng của tít bài ............................................................................... 12
1.2.4. Dạng và cấu trúc của tít bài ..................................................................... 12
1.2.5. Các thủ pháp đặt tít bài ........................................................................... 13
1.2.6. Các loại lỗi về tít bài ............................................................................... 15
1.3. Một số khái niệm ngôn ngữ học ................................................................. 15
1.3.1. Từ ............................................................................................................. 16
1.3.2. Cụm từ ..................................................................................................... 16
1.3.3. Câu ........................................................................................................... 20
1.4. Vài nét về báo điện tử VnExpress và Dân trí ............................................. 21
1.4.1. Lịch sử ..................................................................................................... 21
1.4.2. Tôn chỉ mục đích ..................................................................................... 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.4.3. Đội ngũ phóng viên ................................................................................. 23
1.4.4. Phạm vi ảnh hưởng .................................................................................. 23
1.5. Tiểu kết ....................................................................................................... 24
Chương 2: CÁC TÍT BÀI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS VÀ DÂN
TRÍ XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC .................................................... 26

2.1. Cấu tạo của tít trên báo điện tử VnExpress và Dân trí ............................... 26

2.1.1. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 26
2.1.2. Tít được thể hiện bằng cụm từ ................................................................. 27
2.1.3. Tít được thể hiện bằng câu ...................................................................... 34
2.2. Đánh giá chung về hình thức của tít bài trên báo điện tử VnExpress và
Dân trí...................................................................................................... 40
2.2.1. Ưu điểm về hình thức của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí ...... 40
2.2.2. Hạn chế về hình thức của các tít bài trên báo điện tử VnExpress và
Dân trí...................................................................................................... 46
2.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 52
Chương 3: CÁC TÍT BÀI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS VÀ DÂN
TRÍ XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN NGỮ NGHĨA................................................... 54

3.1. Nội dung của các tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí ................ 54
3.1.1. Nội dung phản ánh thực trạng, thực tại trên báo điện tử VnExpress và
Dân trí...................................................................................................... 55
3.1.2. Nội dung phản ánh suy nghĩ, đánh giá của người viết trên báo điện tử
VnExpress và Dân trí............................................................................... 61
3.2. Đánh giá chung về nội dung của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí.... 65
3.2.1. Ưu điểm về nội dung của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí ....... 65
3.2.2. Hạn chế về nội dung của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí ........ 69
3.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 73
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông không thể thiếu
trong cuộc sống của con người Việt Nam hiện đại. Báo chí mang thông tin muôn
mặt của đời sống đến với người dân một cách cập nhật, đầy đủ, toàn diện, phong
phú, đa chiều. Trong những năm gần đây, báo chí không ngừng phát triển về loại
hình để bắt kịp nhịp sống của công dân thời đại công nghệ 4.0.
Những thành tựu của lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo ra sự bùng nổ
thông tin trên phạm vi toàn cầu. Cùng với đó, sự ra đời của báo mạng điện tử là
vấn đề tất yếu. Báo mạng điện tử tuy ra đời sau những loại hình báo chí khác
nhưng đã nhanh chóng phát triển về số lượng, chất lượng và ngày càng khẳng
định được vị trí của mình trong đời sống xã hội. Ở bất kì đâu, chỉ cần một chiếc
máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng…chúng ta đều có thể thỏa sức
tìm kiếm thông tin trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội…mà
không bị phụ thuộc vào thời gian và không gian. Với những lợi thế của mình,
báo mạng điện tử khiến việc truy cập và trao đổi thông tin của người dân trở
nên cập nhật, dễ dàng hơn; góp phần làm tăng hiệu quả xã hội của báo chí.
Đối với một văn bản báo chí, tít (tiêu đề, đầu đề…) là bộ phận giữ vai trò
quan trọng. Nó là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người
đọc dễ dàng xác định nội dung, mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc.
Việc đặt tít như thế nào cho thực sự hay, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc luôn là
nỗi bận tâm của các nhà báo. Trong đời sống báo chí Việt Nam hiện nay, bên
cạnh những tít bài đáp ứng được yêu cầu về mặt lí thuyết như: chính xác, ngắn
gọn, hấp dẫn, biểu cảm…vẫn còn những tít bài chưa phù hợp với nội dung tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





phẩm, quá dài, giật gân, tít sai hoặc mơ hồ khó hiểu, thậm chí vi phạm chuẩn
mực đạo đức.
Tuy nhiên, nghiên cứu toàn diện về tít báo điện tử lại chưa được quan
tâm đúng mức. Đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm tít báo nhưng
kết quả nghiên cứu đều có những hạn chế nhất định, chưa làm nổi bật đặc điểm
ngôn ngữ tít báo. chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về đặc điểm ngôn
ngữ tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí.
Qua khảo sát, tít bài trên hai trang báo điện tử VnExpress và Dân trí đã
bộc lộ những điểm độc đáo cần khẳng định, những điểm mạnh cần phát huy và
những điểm yếu cần khắc phục. Nhằm đóng góp thêm một nghiên cứu nhỏ để
khỏa lấp khoảng trống lớn trong lĩnh vực này, chúng tôi quyết định chọn vấn đề
Đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện VnExpress và Dân trí làm đề tài
luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Đôi nét về các công trình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí, truyền thông
Sự phát triển như vũ bão của mạng Internet là môi trường thuận lợi để
truyền thông đa phương tiện phát triển, đồng thời cũng là cơ hội để người dân
hòa mình vào đời sống báo chí dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngôn ngữ báo chí
cũng vì thế nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu từ nhiều góc nhìn
khác nhau.
Tác giả Hà Minh Đức trong cuốn Cơ sở lí luận báo chí, đặc tính chung
và phong cách [62], cho rằng, ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học đều là
những ngôn ngữ có tính chuẩn mực cao. Đồng thời khẳng định ngôn ngữ báo
chí là ngôn ngữ chính luận, đảm nhiệm chức năng chính là chức năng thông tin.
Năm 2003, tác giả Hoàng Anh cho ra đời cuốn sách Một số vấn đề sử
dụng ngôn từ trên báo chí [63]. Cuốn sách này đề cập đến một số vấn đề bức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





xúc nhưng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức trong địa hạt
ngôn ngữ báo chí. Đó là một số vấn đề như: trách nhiệm của nhà báo trong
việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, các tính chất của ngôn ngữ báo
chí, cách sử dụng thành ngữ - tục ngữ trên báo chí, một số nét khác biệt cơ
bản giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học…
Năm 2007, Nguyễn Đức Dân trong cuốn Ngôn ngữ báo chí, những vấn
đề cơ bản [64], đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí,
đặc điểm và khả năng hoạt động của tiếng Việt trong phong cách ngôn ngữ báo
chí. Đây là công trình có ý nghĩa thiết thực đối với những người nghiên cứu
ngôn ngữ báo chí, đặc biệt là những người làm báo.
Trên đây là những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí tiêu biểu.
Những công trình này có ý nghĩa như một chỉ dẫn cho những người đam mê
nghiên cứu ngôn ngữ báo chí. Tuy nhiên, những công trình này chưa nghiên
cứu sâu về ngôn ngữ tít bài.
2.2. Các công trình nghiên cứu về tít bài trong tác phẩm báo chí
Ở một phương diện khác, đã có những công trình đi sâu nghiên cứu tít
bài báo và mang lại những đóng góp nhất định, là nền tảng vững chắc cho
những công trình nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này.
Tác giả Vũ Quang Hào trong cuốn Ngôn ngữ báo chí [20] đã dành hẳn một
phần để nói về tít báo. Thuật ngữ tít còn có nhiều tên gọi khác như tiêu đề, nhan
đề, đầu đề… nhưng ông sử dụng thuật ngữ tít, bởi theo ông, tít vừa là một thuật
ngữ báo chí, lại là một từ nghề nghiệp được dùng rất phổ biến. Ngoài ra, thuật ngữ
“tít” còn mang tính quốc tế, đồng thời có khả năng phái sinh cao hơn các thuật
ngữ khác nên thuận tiện trong sử dụng, có khả năng gọi tên các khái niệm phái
sinh và tên các thao tác trong xử lí tít. Chúng tôi cũng đồng tình và chấp nhận cách
gọi này của Vũ Quang Hào.
Nghiên cứu từ góc độ lý luận, tác giả Shostak. M có bài viết Tiêu đề tác
phẩm báo chí trên Tạp chí Nhà báo, Nga, số 5, 6 từ năm 1996 [59].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Nghiên cứu từ góc độ thực tiễn, tác giả Đỗ Thị Thanh Huyền với bài viết
Bàn về đặc điểm đầu đề bài viết trên báo Nhân dân [60] đã phân tích và rút ra
những đặc điểm chính về cách thức sử dụng ngôn ngữ trong tít bài báo Nhân
dân. Khảo sát này bao gồm: đặc điểm từ vựng (sử dụng từ ngữ rút gọn, từ dịch
âm và lối viết tắt tiếng nước ngoài, từ ngữ toàn dân và cách dùng số từ), đặc
điểm ngữ pháp (kết cấu câu, dấu câu) và một số thủ pháp tu từ cụ thể nhằm đưa
ra đặc điểm khái quát trong việc sử dụng ngôn ngữ của tờ báo nổi tiếng này.
Tác giả Nguyễn Đức Dân trong bài Ý tại ngôn ngoại, những thông tin
chìm trong ngôn ngữ báo chí [12] đã có những nhận xét trên phương diện ngữ
dụng đối với tiêu đề báo chí. Ngoài ra có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu, bài viết của các tác giả: Vũ Thị Chín với Từ trái nghĩa trong các tiêu đề
báo chí Nga [8]; Lê Đình ,“Mèo Trạng Quỳnh ăn rau” không phải là mèo ăn
rau...[14].
Trong quá trình tìm hiểu tư liệu, chúng tôi cũng quan tâm đến những
luận văn chọn tít bài làm vấn đề nghiên cứu như, Đặc điểm ngôn ngữ của các
tít bài trên tạp chí khoa học của tác giả Dương Thị Sinh; Tên bài trên báo Thái
Nguyên[38] của tác giả Đoàn Thị Minh Phương. Những luận văn này là nguồn
tài liệu quý giá cho những ai say mê nghiên cứu ngôn ngữ báo chí, đặc biệt là
những người quan tâm đến tít bài.
Nghiên cứu tít bài của một văn bản báo chí có thể dựa trên nhiều góc độ, tư
liệu khác nhau. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc
điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí. Vì vậy, có thể
nói đề tài luận văn “Đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử VnExpress và
Dân trí” là một đề tài mới, không có sự trùng lặp với công trình của những người
đi trước.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tít bài trên báo điện tử VnExpress và báo Dân trí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tít bài nói trên được chúng tôi nghiên cứu ở hai phương diện hình thức,
nội dung để phác họa diện mạo, đặc điểm của chúng.
3.3. Phạm vi khảo sát
Chúng tôi khảo sát tít bài của báo điện tử VnExpress trong hai tháng từ
14/3/2018 đến 13/4/2018, và 14/4/2018 đến 13/5/2018; tít bài của báo Dân trí
trong hai tháng từ 14/5/2018 đến 13/6/2018, và 14/6/2018 đến 13/7/2018.
Chúng tôi lựa chọn những số báo rải ra trong 4 tháng như trên nhằm đảm
sự phong phú và tính thời sự của đối tượng khảo sát.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Qua việc khảo sát phân loại tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân
trí, luận văn nhằm mục đích phản ánh diện mạo và chỉ rõ đặc điểm về phương
diện cấu trúc, ngữ nghĩa của tít bài trên hai tờ báo này.
- Trên cơ sở đó, đề tài có mục đích đóng góp, bổ sung những tri thức lý
luận về ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ của tít báo điện tử nói riêng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lịch sử vấn đề và các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài luận văn.
- Khảo sát tít bài của báo điện tử VnExpress và báo Dân trí.
- Phân loại, phân tích diện mạo, đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của các tít
báo nói trên về phương diện cấu trúc và đề xuất biện pháp khắc phục.
- Phân loại phân tích diện mạo, đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của các tít
báo nói trên về mặt nghĩa và đề xuất biện pháp khắc phục.

5. Phương pháp khảo sát
5.1. Phương pháp miêu tả
Thủ pháp thống kê phân loại, thủ pháp phân tích tổng hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Thủ pháp thống kê, phân loại: Thống kê các tít bài được sử dụng trên
báo điện tử VnExpress và Dân trí.
- Thủ pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích đặc trưng về phương diện cấu
trúc và ngữ nghĩa của các tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí.
5.2. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia ngôn ngữ, truyền thông về ngữ
nghĩa và hình thức của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: làm phong phú thêm lý luận về ngôn ngữ báo chí nói
chung, ngôn ngữ tít báo nói riêng.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tư liệu tham
khảo hữu ích cho những người nghiên cứu và học tập về báo chí và ngôn ngữ
báo chí. Đặc biệt có thể giúp ích cho công việc của phóng viên, biên tập viên
của các báo điện tử.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể giúp ích cho việc
tiếp nhận các tác phẩm báo chí.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Các tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí xét về
phương diện hình thức

Chương 3. Các tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí xét về ngữ nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Báo chí và báo mạng điện tử
1.1.1. Báo chí
a. Khái niệm báo chí: Báo chí trong tiếng Anh là “Journalism” bắt nguồn
từ “Journal” - (nhật ký). Điều này cũng nói lên rằng nhà báo - ký giả, chính là
những người ghi lại lịch sử trong cuộc sống hàng ngày. Báo, hay gọi đầy đủ
là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" là thông báo, và "chí" là ghi lại), hay còn
dùng tên gọi cũ (theo cách gọi của Trung Quốc) là tân văn (trong đó tân văn
nghĩa là báo, nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo
cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần
quan tâm (theo [65]).
b. Các thể loại báo chí:
Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có những
loại báo chí sau:
Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện
trên giấy, có hình ảnh minh họa. Ưu điểm: tính phổ cập cao, có nội dung sâu,
người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương
tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém. Còn gọi là báo in, báo
giấy hay là báo chữ và có nhiều dạng như nhật báo, tạp chí, tuần báo, nguyệt
san, tập san,...
Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối
là radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ 19. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược

điểm: không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc
các thông tin có hình ảnh minh họa.
Báo truyền hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh
qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




(television). Ưu điểm: thông tin nhanh; khuyết điểm: khả năng tương tác hai
chiều chưa cao.
Báo mạng điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải
thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh
động và âm thanh (video clip). Ưu điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương
tác hai chiều cao. Khuyết điểm: tính phổ cập còn yếu, có thể bao gồm cả tin giả
(theo [65]).
1.1.2. Báo mạng điện tử
a. Khái niệm: Báo mạng điện tử còn có tên gọi khác là báo trực
tuyến, báo điện tử, báo mạng hay tin tức trực tuyến là loại hình báo chí được
xây dựng theo hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet.
Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, còn người đọc báo dựa trên máy
tính, thiết bị cá nhân như máy tính bảng, điện thoại di động trung cao cấp,... có
kết nối internet.
b. Thể loại
Hiện nay có nhiều cách phân loại Báo điện tử khác nhau, tùy theo tiêu
chí phân loại và việc để ý đến quy định riêng của mỗi nước.
Theo cách thức biên tập và phát hành có thể chia ra:
1. Báo lai (hybrid), là bản báo trực tuyến phát hành song song với bản báo in.
Ngày nay tất cả các báo in đều có bản phát hành trực tuyến. Ví dụ trong nước là
"Báo Lao động điện tử", "Báo Nhân Dân điện tử",... ví dụ nước ngoài là "Spiegel

Online",...
2. Chỉ trực tuyến (online-only), phát hành gần như không có bản in
tương ứng. Đây là báo do các hãng thông tấn, phát thanh, truyền hình lập ra. Ví
dụ Hãng CNN, BBC,... hay báo trong nước như Báo điện tử Đài Truyền hình
Việt Nam,...
3. Báo tổng hợp tin tức từ các báo khác (News Aggregators), hoặc đơn
giản là quét các dữ liệu, thông tin từ các trang khác, gọi chung các báo điện tử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




dạng này là "Báo tự động cập nhật tin tức". Ví dụ trang "Very Quiet tổng hợp
tin quốc tế, hay trang Báo Mới ở Việt Nam.
4. Thể khởi nghiệp, là một trang web hay trang thông tin điện tử nhảy
vào lãnh vực biên tập tin tức mọi mặt. Tại Việt Nam là trường hợp "Báo Năng
lượng Mới (PetroTimes)" .
Theo tính chính thống, thường xem trọng ở các nước có truyền thống
kiểm soát truyền thông, thì chia ra:
1. Chính thống, hay hợp pháp, là loại được cấp phép bởi một cơ quan
chức năng của nước sở tại. Giấy phép có thể quy định cả những chủ đề nội
dung được phép biên tập.
2. Ngược lại, những báo điện tử hoạt động không phép tại nước sở tại
(hoặc được cấp bởi một nước thứ 2, nhưng chưa được phép của nước sở tại)
thường khó được chấp nhận.
Theo cheo lại, những bá thì chia ra:
1. Chính thống, đưa các tin xác thực do phóng viên điều tra thu thập.
2. Báo lá cải (tabloid), đưa tin vịt hoặc phóng tác.
3. Loại trung gian là đưa lẫn lộn tin xác thực, tin thiếu điều tra xác thực
và tin phóng tác. Có những báo định rõ trang lá cải để người đọc biết rõ và đọc

cho vui. Tuy nhiên có những báo không chỉ rõ là đưa tin vịt, như một số báo
ở Trung Quốc, Liên bang Nga [65].
c. Ngôn ngữ báo mạng điện tử
Đặc điểm nổi bật của báo mạng điện tử là cập nhật thường xuyên tin tức,
đặc biệt là đăng "tin tức thời" hay "tin giật gân" (Breaking news). Báo mạng
điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng
không phụ thuộc vào không gian và thời gian (theo [66]).
Ngôn ngữ báo mạng điện tử hiểu theo nghĩa rộng gồm chữ viết, âm thanh,
hình ảnh động, hình ảnh tĩnh… còn theo nghĩa hẹp, đó là ngôn ngữ tồn tại dưới
dạng chữ viết. Luận văn này chỉ khảo sát ngôn ngữ hiểu theo nghĩa hẹp này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Tất cả các loại hình báo chí đều sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nội dung
thông tin để truyền tải đến công chúng. Nó phải đảm bảo những tính chất như
tính chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, tính đại chúng. Nhưng ngôn ngữ ở các loại
hình báo chí khác nhau lại mang một số đặc điểm riêng biệt. Trên cơ sở tham
khảo ý kiến những người đi trước, đồng thời căn cứ vào kết quả nghiên cứu của
riêng mình, tác giả Hoàng Anh [58] đã đưa ra những nhận định về ngôn ngữ
báo mạng điện tử của riêng mình:
Đặc điểm thứ nhất: Ngôn ngữ báo mạng điện tử là sự kết hợp của ngôn
ngữ thuộc nhiều loại hình báo chí, trên cơ sở lấy chữ viết làm hạt nhân.
Đặc điểm thứ hai: Ngôn ngữ báo mạng điện tử ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
Cụ thể là: Câu ngắn, đoạn văn ngắn, bài viết ngắn; Sử dụng cấu trúc chủ động;
Vào đề trực tiếp, thường sử dụng nhiều động từ mạnh, vừa nêu rõ hành động là
hạt nhân của sự kiện, vấn đề, lại vừa có khả năng gây ấn tượng lớn; Ngôn ngữ
thuộc phong cách hội thoại, gần gũi với cuộc sống thường ngày…
Đặc điểm thứ ba: Ngôn ngữ báo mạng điện tử thể hiện tính thời sự cao

nhất trong các loại hình báo chí.
Đặc điểm thứ tư: Các thành tố ngôn ngữ được trình bày linh hoạt, phục
vụ cho liên kết đa chiều.
Đặc điểm thứ năm: Ngôn ngữ thể hiện tính hội nhập cao
Đặc điểm thứ sáu: Ngôn ngữ mang sắc thái trẻ trung, sinh động
Như vậy, ngôn ngữ có vai trò to lớn với con người, và vai trò to lớn này
nó thể hiện trong từng lĩnh vực của cuộc sống xã hội trong đó có lĩnh vực báo
chí. Ngôn ngữ trong báo chí nói chung và báo mạng nói riêng luôn có cách thể
hiện riêng của mình và điều quan trọng là các nhà báo trong đó có các nhà báo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




mạng phải biết lựa chọn nó để sử dụng một cách phù hợp, hiệu quả, thực hiện
chức năng báo chí của mình.
1.2. Tít bài
1.2.1. Khái niệm tít bài
Trong từ điển tiếng Việt, tít được định nghĩa là “đầu đề bài báo, thường
in chữ lớn”.
Khái niệm tít được Vũ Quang Hào định nghĩa chi tiết hơn trong cuốn
Ngôn ngữ báo chí: tít bài “là bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí” có khả
năng “khái quát được nội dung của cả bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ định
danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể có sức biểu cảm” [20,tr142].
Tít bài còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: “đầu đề”, “tiêu đề”,
“nhan đề”, “tên bài” nhưng trong lĩnh vực báo chí, thuật ngữ “tít” được sử dụng
như một từ nghề nghiệp chuyên dụng. Thuật ngữ “tít” được sử dụng rộng rãi
bởi nó có khả năng phái sinh cao, nói cách khác nó tiện lợi cho việc gọi tên các
thao tác xử lí tít.

Nhìn từ những phương diện khác nhau, ta có những cách gọi tít khác nhau. Ở
phương diện ma - két (maquette) báo, ta có: tít đầu trang, tít đầu trang cố định, tít
đầu trang biến động, tít chính, tít phụ, tít phụ trên, tít phụ dưới, tít lớn, tít nhỏ… Ở
phương diện thể loại của bài báo, ta có: tít tin, tít phóng sự, tít tiểu phẩm, tít ký, tít
bài bình luận…
Mỗi loại tít bài kể trên đều có đặc điểm, tính chất và đặc trưng khác
nhau; đòi hỏi sự khác biệt về cách trình bày theo những cỡ chữ, kiểu chữ và
tông màu sao cho phù hợp với từng loại tít.
1.2.2. Tính chất của tít bài
- Tính thông tin cao, tít bài phải rõ ràng, dễ hiểu, nghĩa là làm thế nào để
độc giả có thể hiểu ngay lập tức. Tránh các từ trừu tượng, từ viết tắt, từ chuyên
môn hay từ gây hiểu lầm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Ngắn gọn, tít bài phải ngắn gọn, sinh động, nghĩa là phải viết trực tiếp,
loại bỏ các yếu tố thừa, yếu tố lặp.
- Chính xác, tít bài đề phải chính xác và chứa thông tin, không mơ hồ,
chung chung.
- Hấp dẫn, tít bài phải thích đáng, phải nêu được thông tin độc đáo và
nhất thiết phải phù hợp với nội dung bài báo.
1.2.3. Chức năng của tít bài
Chức năng đầu tiên của tít bài là thu hút sự chú ý của độc giả.
Chức năng thứ hai của tít bài là cho độc giả thấy được sự khác biệt về
ngữ nghĩa giữa các bài báo. Do vậy, khi đọc toàn bộ các đầu đề trong một tờ
báo, độc giả sẽ biết hôm nay có gì mới và thông tin nào quan trọng hơn.
Chức năng thứ ba của tít bài là nêu chủ đề của bài báo. Tít bài phải nhấn mạnh

có gì mới, có gì hay để độc giả có thể lựa chọn ngay khi xem lướt qua tờ báo.
Tít bài là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí, cho nên nó cũng có
những chức năng chung của tác phẩm báo chí. Nhưng tít bài là phần tồn tại
tương đối độc lập với bài nên có những chức năng riêng, đặc thù, chức năng
định danh thông tin. Do vậy, để thực hiện được chức năng này tít bài phải thoả
mãn được hai yêu cầu: (1). Tít bài phải khái quát được chủ đề, nét riêng biệt
của bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ định danh xác định, chuẩn mực, ngắn
gọn và có thể có sức biểu cảm. (2). Tít bài phải được trình bày hấp dẫn.
1.2.4. Dạng và cấu trúc của tít bài
* Về dạng tít bài, có ba loại chính:
- Tít bài thông báo: Loại tít bài này tóm tắt toàn bộ bài báo để cung cấp
thông tin chính cho độc giả, trả lời một cách đơn giản một số câu hỏi cơ bản:
Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao?
- Tít bài kích thích: Loại tít bài này phản ánh cái thần của bài báo hơn là
nội dung bài báo. Nó chỉ chứa một vài yếu tố liên quan đến chủ đề của bài báo,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




làm cho độc giả tò mò, muốn đọc ngay lập tức. Nó phản ánh cái thần của bài
báo, hơn là nội dung bài báo.
- Tít bài hỗn hợp: Loại tít bài này thường được dùng nhất, hoà hợp của
hai loại trên, nên vừa cung cấp thông tin vừa gợi ý tò mò. (Dẫn theo 61; t r 144)
* Cấu trúc của tít bài: Tít bài có thể là một từ, một ngữ, một câu, một kết
cấu cố định, thậm chí một kết cấu đặc biệt [38].
1.2.5. Các thủ pháp đặt tít bài
Theo tác giả Vũ Quang Hào trong [20, 150-153] , có 11 thủ pháp đặt tít
bài thường gặp là:
1. Dùng con số để nhấn mạnh, gây ấn tượng: Các con số có tác dụng rất

tốt trong các tiêu đề. Những con số sẽ tạo ra độ tin cậy và một hình ảnh chính
xác cho câu tiêu đề. Số lẻ thường gây sự chú ý tố hơn số chẵn (riêng số 10 là
một số chẵn ngoại lệ). Ví dụ: 3 bí quyết làm facebook marketing hiệu quả; 10
ngày học làm SEO; 10 chương kiến thức SEO dành cho beginner SEO…
2. Dùng dấu lửng hiện diện ở giữa tít bài: Dấu lửng dùng trong tiêu đề để
biểu thị rằng người viết chưa diễn đạt hết ý, khuyến khích người đọc tìm hiểu
để có nhiều thông tin hơn. Ví dụ: Làm SEO thì chú ý gấp…; Tư vấn offpage
hiệu quả…
3. Đặt ra những câu hỏi: Tiêu đề dạng này đặt ra một câu hỏi, nó khơi
gợi trí tò mò của người đọc. Ví dụ: Làm SEO nên làm có dấu hay không
dấu?; Làm cách nào để chọn đươc domain tốt?; Có nên SEO từ khóa sai
chính tả không?...
4. Dùng ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca: Sử
dụng nguyên dạng; sử dụng một vế hoặc dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian đồng
thời thêm bớt, thay đổi thành tố của nó cho phù hợp với nội dung bài báo:
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca là lời ăn tiếng nói hàng ngày, được truyền
lại từ ông cha, được gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ. đó là những lời nói
ngắn gọn, thể hiện những kinh nghiệm thực tế phong phú, sinh động của người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Việt trong ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Việc áp dụng ca
dao, tục ngữ… trong tiêu đề bài viết tạo cảm giác thân quen, khơi gợi tình cảm,
gây ấn tượng với người đọc. Ví dụ: Google tố cáo Microsoft và Nokia “ném đá
giấu tay”; Web giá rẻ - Tiền nào của nấy…
5. Dựa theo tít tác phẩm văn học, điện ảnh, tít ca khúc nổi tiếng hoặc
nương theo ý thơ, danh ngôn: Các tác phẩm điện ảnh, ca khúc, tác phẩm văn
học nổi tiếng vốn được nhiều người yêu thích, biết tới, có một lượng côn g

chúng nhất định. Cũng giống như việc sử dụng ca dao, tục ngữ… trong tiêu đề
bài viết, tít đặt theo tít các tác phẩm nổi tiếng tạo cảm giác thân quen, gây ấn
tượng với người đọc. Ví dụ: Kim Dung SEO pháp! SEO và tiểu thuyết võ hiệp
Kim Dung; Tôn Tử SEO pháp…
6. Dập (lặp) lại những mẫu cấu trúc tít bài có sẵn hoặc cấu trúc tít bài
vốn là những chệch chuẩn đã từng nổi tiếng trong làng báo: Với mỗi tiêu đề
hay, cấu trúc của nó có thể được sử dụng trong nhiều bài viết khác nhau. Ví dụ
câu nói: “Content is King, Backlink is Queen” đã quá nổi tiếng trong giới
SEOer, gần như một câu cửa miệng và nó có thể đươc biến thể một chút thành
BackLink is King với dân SEO Việt. Từ khóa 1 ngày lên 1 ngày xuống. Một ví
dụ khác là cấu trúc: xin lỗi… chỉ là được biết tới với nguyên gốc là: “Xin lỗi,
em chỉ là con đĩ”, với rất nhiều biến thể như: “Xin lỗi em, anh chỉ là thằng
gangster”, “Xin lỗi… anh chỉ là thằng bán bánh giò…”. Cuối cùng khi được
áp dụng vào môi trường SEO, thì được giật thành: “Xin lỗi anh chỉ là thằng
làm nghề “SEO””…
7. Tạo ra cấu trúc mới, lạ, bất thường cho tít bài.
8. Dùng biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, chơi chữ…: Phép
tu từ (còn gọi là biện pháp tu từ) là cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ nhằm
đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Ví dụ: Từ kỷ luật của
người Nhật Bản nghĩ về đạo đức SEO; Cùng nhau làm ăn phát triển trên con
đẻ của google; Seoer và bầy thú điện tử…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9. Dùng những tư ngữ đang hoặc vẫn là điều bí ẩn đối với đa số độc giả:
Đạo SEO: Sự cân bằng hoàn hảo; Style SEO của bạn là gì?; Các level của SEO;
SEO chính phái và seo tà đạo. Đạo SEO, style SEO, Level SEO, SEO chính
phái, SEO tà đạo là những khái niệm chưa được biết tới, hoặc chưa phổ biến

rộng rãi…
10. Tạo ra một mệnh đề có vẻ ngược đời làm cho độc giả không thể
không tìm hiểu: Ví dụ: “Đào tạo SEO Online: Ngồi một chỗ, kiếm tiền ngàn
đô!”; “SEO vô cùng đơn giản”; “Giá trị của những từ khóa ít được tìm kiếm”;
“Đập chết Google PENGUIN trong 1 nốt nhạc”…
11. Đưa tít riêng lên đầu tít bài, dành phần còn lại của tiêu đề khái quát
về đặc điểm, tính chất của tít riêng đó: Đưa tít riêng lên đầu và trích dẫn câu
nói của một nhân vật nổi tiếng, có uy tín, khiến người đọc có cảm giác nguồn
tin mà tác giả dẫn ra là chính xác, đáng tin cậy. Ví dụ: Matt Cutts: SEO blackhat và Spam liên kết có ít khả năng hiển thị trên SERPS sau mùa hè này; matt
Cutts tuyên bố “Dùng hình ảnh sao chép không ảnh hưởng đến thứ hạng tìm
kiếm”… [20,tr150-153].
1.2.6. Các loại lỗi về tít bài
Làm báo là một công việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao bởi những yêu
cầu rất khắt khe, mang tính đặc thù của nó. Việc đặt tít bài tưởng chừng là thao
tác đơn giản, nhưng nếu thiếu cẩn trọng và không có “tay viết” chuyên nghiệp
sẽ dễ mắc phải những sai lầm. Trên cả hai phương diện hình thức và ngữ nghĩa,
bạn đọc dễ gặp những tít bài mắc phải những lỗi như: tít đơn điệu về cấu trúc,
tít quá dài dòng, tít phạm lỗi logic, tít xa với ngữ nghĩa trọng tâm bài viết...
Việc người đọc háo hức muốn đọc tiếp hay thờ ơ, không muốn xem thêm
một bài báo nào đó trước hết phụ thuộc vào ấn tượng của người đọc về tít bài.
Chỉ cần tránh mắc phải những lỗi phổ biến khi đặt tít như trên, người viết đã có
cơ hội nhiều hơn trong việc cho ra đời một bài báo chuẩn.
1.3. Một số khái niệm ngôn ngữ học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.3.1. Từ
Định nghĩa về từ tương đối thống nhất giữ các nhà nghiên cứu.

Trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, từ được định nghĩa là “đơn vị
ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định dùng để đặt câu”
[34, tr.1372].
Diệp Quang Ban cũng cho rằng “từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mà có
nghĩa và có thể hoạt động tự do (trong câu)” [4, tr.43].
Theo cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu: “Từ của
tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm
ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, lớn nhất trong
tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [6, tr.8].
Dựa vào mặt cấu tạo có thể phân loại từ tiếng Việt thành hai loại: Từ đơn
và từ phức (từ láy và từ ghép).
Theo Đỗ Hữu Châu, từ đơn là những từ một hình vị. Về phương diện
ngữ nghĩa, chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa
chung. Chúng ta chỉ lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ một cách riêng rẽ.
Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ.
Từ phức bao gồm hai tiểu loại: từ láy và từ ghép. Từ láy là những từ được cấu
tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình
thức âm tiết của một hình vị hay đơn vị có nghĩa. Từ ghép được sản sinh do sự
kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc lập
đối với nhau.
1.3.2. Cụm từ
Khi các từ kết hợp với nhau theo những quan hệ nhất định, chúng ta sẽ
có các đơn vị cú pháp. Đơn vị cú pháp nhỏ nhất trong tiếng Việt là cụm từ.
Khác với từ, cụm từ được định nghĩa khác nhau ở một số tác giả:
“Đơn vị ngữ pháp trung gian giữa từ và câu” [34, tr.894].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





“Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp “tự do” với nhau
theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ ở đầu
(để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này)” [4, tr.6]
Rõ ràng, định nghĩa thứ hai đầy đủ và dễ hiểu hơn định nghĩa thứ nhất.
Bởi nếu coi cụm từ là đơn vị ngữ pháp trung gian giữa từ và câu thì các tổ hợp
từ chưa thành câu như ngữ cố định, giới ngữ sao không coi là cụm từ? Cụm từ
phân biệt với ngữ cố định ở tính kết hợp tự do hay không tự do giữa giữ các từ
và phân biệt với giới ngữ ở chỗ có chứa hay không chứa kết từ ở đầu của tổ
hợp từ. Vì thế, chúng tôi chấp nhận và sử dụng định nghĩa của Diệp Quang Ban
về cụm từ. Các thành tố trong một cụm từ tiếng Việt có thể có một trong ba
quan hệ sau:
Quan hệ chủ - vị là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ.
Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa thành tố chính với thành tố phụ.
Quan hệ đẳng lập là quan giữa hai yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp.
Ba kiểu cụm từ này có vai trò không hoàn toàn như nhau trong việc
nghiên cứu cú pháp học. Cụm chủ - vị thường làm nòng cốt trong câu đơn nên
nó được xem xét kĩ hơn khi nghiên cứu về câu. Còn cụm từ đẳng lập thì “về
mặt cú pháp quan hệ này vốn “lỏng lẻo” không có những “quy tắc” cứng rắn
nên chúng tôi không đi sâu vào nội dung này. Riêng cụm từ chính phụ, do có
tính chất riêng biệt nên việc phân xuất nó không chỉ giúp ta phân xuất được các
từ làm thành tố phụ của từ làm thành tố chính mà ta còn có thể phân định được
nhiều từ loại, nhiều tiểu loại của từ, nắm được các mở rộng, rút gọn câu … Vì
vai trò quan trọng của cụm từ chính phụ nên nó được nghiên cứu rất kĩ trong
ngữ pháp tiếng Việt. Cụm từ chính phụ thường được gọi tít theo từ loại của
thành tố chính trong cụm, ví dụ:
Cụm danh từ có danh từ làm thành tố chính (còn gọi là danh ngữ, ngữ
danh từ). Ví dụ: mấy bông hoa, hai quyển sách kia…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Cụm động từ có động từ làm thành tố chính (còn gọi là động ngữ, ngữ
động từ). Ví dụ: đang làm rồi, đi học sớm…
Cụm tính từ có tính từ làm thành tố chính (còn được gọi là tính ngữ, ngữ
tính từ). Ví dụ: hơi xanh, vẫn tốt…
Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày kĩ về từng loại cụm từ chính phụ trên bởi
nội dung này có liên quan chặt chẽ đến nội dung khảo sát sẽ tiến hành ở
chương 2.
a. Cụm danh từ
Cụm danh từ là loại cụm từ chính phụ, trong đó thành tố trung tâm là danh từ
còn các thành tố phụ là những từ có chức năng bổ sung ý nghĩ cho danh từ trung
tâm đó.
Cụm danh từ gồm ba phần, được kết hợp ổn định với nhau theo thứ tự:
phần phụ trước + danh từ trung tâm + phần phụ sau
- Phần phụ trước có cấu trúc tối đa gồm 3 định tố: Đ1 + Đ2 + Đ3
+ Đ1 là các đại từ chỉ tổng lượng: tất cả, tất thảy, hết thảy, cả…
+ Đ2 là định tố có chức năng biểu thị ý nghĩa số lượng: mấy, những…
+ Đ3 là định tố đứng ngay trước danh từ trung tâm: con, cái, chiếc…
- Phần phụ sau có cấu trúc tối đa gồm ba định tố: Đ4 + Đ5 + Đ6
+ Đ4 là định tố đứng ngay sau danh từ trung tâm để bổ sung ý nghĩa hạn định.
+ Đ5 cũng là định tố đứng ngay sau danh từ trung tâm để bổ sung ý
nghĩa hạn định. Điểm khác nhau giữa Đ4 và Đ5 là: Đ4 biểu thị đặc trưng
thường xuyên còn Đ5 biểu thị đặc trưng không thường xuyên.
+ Đ6 biểu thị đặc trưng về không gian, thời gian đối với danh từ trung
tâm, do vậy ở vị trí này luôn là các đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó…
b. Cụm động từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Cụm động từ (còn gọi là động ngữ) là loại cụm từ chín phụ, trong đó
thành tố trung tâm là động từ còn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý
nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm… cho động từ trung tâm đó.
Cụm động từ cũng gồm 3 phần được kết hợp ổn định với nhau theo thứ
tự: phần phụ trước + trung tâm + phần phụ sau (P1+T+P2).
Trung tâm (T) của động ngữ có thể là một động từ nhưng cũng có thể là
một vài động từ (kể cả động từ không độc lập). Ví dụ: không dám ở một mình.
Hoặc là một kết cấu đặc trưng của tiếng Việt (gọi là kết cấu khứ hồi).
Ví dụ: đi làm về, xuống dưới nhà lên…
Cũng có khi, thành phần trung tâm là một phó từ lâm thời chuyển thành
động từ. Ví dụ: Nó đã xong.
Phần phụ trước (P1) có thể là:
+ Các phó từ có chức năng bổ sung các ý nghĩa về thời gian, yêu cầu/
mệnh lệnh, sự đồng nhất, ý nghĩa khẳng định/ phủ định, ý nghĩa về mức độ,…
của hành động/ hoạt động. Ví dụ: Nửa đêm mà nó vẫn chưa về nhà.
+ Các tính từ chỉ cách thức, mức độ. Ví dụ: nhẹ nhàng khuyên bảo…
+ Các kết cấu: ngày một, ngày càng, càng ngày càng…
Phần phụ sau (P2) có thể là:
+ Các phó từ có chức năng biểu thị sự hoàn thành. Ví dụ: Việc anh giao
tôi đã làm xong.
+ Các phó từ có chức năng chỉ phương hướng hoặc kết quả. Ví dụ:
Không tìm ra sai sót gì ở đây.
+ Các từ tình thái có khả năng tạo câu theo mục đích thông báo. Ví dụ:
Khởi hành nào!
+ Các thực từ (danh từ, động từ, tính từ…) có chức năng biểu thị đối
tượng, cách thức, mức độ, địa điểm, thời gian. Ví dụ: học đàn, nghe hát…
+ Các kết cấu đặc trưng. Ví dụ: cấm đổ rác bừa bãi…

c. Cụm tính từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×