Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong ca dao nghệ tĩnh luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.04 KB, 88 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Nguyễn thị thủy

ĐặC ĐIểM ngôn ngữ
Thể hiện ý nghĩa trào phúng
Trong ca dao nghệ tĩnh
Chuyên ngành: lí luận ngôn ngữ
MÃ số: 60.22.01

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:

pGs.ts. phan mËu c¶nh


Vinh – 2011

2


MC LC
Trang
Bộ giáo dục và đào tạo...............................................................................................................1
Trờng đại học vinh .....................................................................................................................1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong kho tàng ca dao Việt Nam, cùng với những bài ca dao về


tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người thì ca dao trào
phúng cũng là một mảng nội dung đặc sắc, thu hút mọi người, mọi thế hệ.
Ca dao trào phúng mang tính hiện thực sâu sắc, hơn nữa, nó cịn mang
tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. Ca dao trào phúng có thể là tiếng cười hài hước
mua vui hoặc có thể là tiếng cười trào lộng, đả kích, châm biếm… Nhưng nói
chung, tất cả đều muốn thể hiện những mơ ước chính đáng của người dân lao
động, mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Trào phúng thực
sự cần thiết cho quần chúng lao động bất kể ở thời điểm nào của lịch sử. Bên
cạnh những giá trị về nội dung, nghệ thuật tạo dựng trào phúng trong ca dao
cũng là một đóng góp khơng nhỏ cho nền văn học dân tộc. Nó thực sự là kho
báu của người Việt, là vốn nghệ thuật đặc sắc của mọi thời đại.


1.2. Nghệ Tĩnh khi là hai châu, hai phủ, hai lộ, hai tỉnh… khi là một
quận, một châu, một lộ, một thừa tuyên, một trấn, một tỉnh, song người các
địa phương khác quen gọi vùng đất sông Lam núi Hồng này là xứ Nghệ.
Nghệ Tĩnh là một vùng địa lí – hành chính có nhiều điểm khác biệt về địa lí,
lịch sử, dân cư, ngơn ngữ, văn hóa. Nghệ Tĩnh có một kho tàng thơ ca dân
gian phong phú, đa dạng gồm nhiều thể loại, có nhiều nét độc đáo trên cả hai
mặt hình thức và nội dung, trong đó không thể không nhắc đến ca dao trào
phúng. Ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh có nhiều biểu hiện, nhiều sắc thái, mang
đậm dấu ấn tính cách người Nghệ.
1.3. Thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh nói chung, ca dao trào phúng Nghệ
Tĩnh nói riêng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu trong một
số cơng trình nhưng hướng nghiên cứu hầu như chỉ tập trung khai thác phần
nội dung mà chưa chú ý đến hình thức thể hiện. Bởi vậy, việc nghiên cứu hình
thức ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh, các phương thức biểu hiện trong ca dao
trào phúng Nghệ Tĩnh, trong đó có ngơn ngữ thể hiện ý nghĩa trào phúng đang
là một đòi hỏi bức thiết cần phải được quan tâm nghiên cứu.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Đặc điểm ngôn ngữ thể hiện ý

nghĩa trào phúng trong ca dao Nghệ Tĩnh làm đề tài cho luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Ca dao trào phúng Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu quan tâm ở
một số góc độ nhất định.
Tác giả Bùi Quang Huy trong Thơ ca trào phúng Việt Nam khẳng định:
Nói đến thơ ca trào phúng Việt Nam, trước hết phải nói tới ca dao, dân ca.
Khơng ở đâu tiếng cười lại đa dạng, phong phú, rộn rã như trong sáng tác dân
gian… Tiếng cười trong ca dao trào phúng trở nên sâu sắc mạnh mẽ khi vạch
trần được những mâu thuẫn mang tính hài của xã hội. Khi nhìn nhận ở góc độ
cấu trúc ngơn ngữ, Bùi Quang Huy cho rằng: Ca dao trào phúng đã thể hiện
một trình độ sử dụng ngơn từ hết sức uyển chuyển và hiệu quả.

4


Trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, tác giả Vũ Ngọc Phan đề cập
đến những bài ca dao có tính chất trào lộng. Ơng cho rằng, ca dao có những
bài cười cợt, chế giễu nhiều việc ở đời, cách cường điệu hóa tạo nên tiếng
cười nhẹ nhàng vui vẻ. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã dành khá nhiều thời
gian bàn về tình cảm, tính cách của người phụ nữ trong xã hội cũ thể hiện
trong ca dao trào phúng. Đó là cảnh lẽ mọn, cảnh chồng chung vợ chạ, cảnh
làm lẽ bị áp bức bóc lột hết sức nặng nề.
Trong cuốn Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Cao Huy
Đỉnh nhận xét: Cái cười của nhân dân phê phán những cảnh lố lăng, trái
ngược, hư hỏng trong sinh hoạt bình thường của nhân dân, những thói hư tật
xấu phải được uốn nắn, tẩy trừ.
Một số nhà nghiên cứu khác trong lịch sử văn học Việt Nam khi phân
tích nghệ thuật trong ca dao đã nhận xét: Ca dao của ta có nhiều hình tượng tế
nhị kín đáo nhưng ca dao của ta cũng có nhiều tiếng cười rộn rã. Ở đây, chúng
ta gặp lại nghệ thuật ngữ ngôn trong lộng chữ, chơi chữ, trong đối lập hình

tượng tự nhiên và khơng tự nhiên. Nhưng các tác giả chưa đặt tiếng cười trong
ca dao trào phúng thành một vấn đề riêng để nghiên cứu.
Trong Bình giảng ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu cho rằng: Trong ca
dao trào phúng có những chuyện hư cấu, bịa đặt để mua vui giải trí nhưng đó
là sự bịa đặt thiên tài với cấu tứ và dựng chuyện không phải ai cũng làm được.
Trong cuốn Văn học Việt Nam, Hoàng Tiến Tựu đã phân loại ca dao truyền
thống người Việt thành 6 loại, đó là: đồng giao, nghi lễ - phong tục, lao động,
trào phúng bông đùa, ru con và trữ tình. Tiếc rằng, tác giả mới chỉ đi sâu phân
tích bốn loại đồng giao, lao động, ru con và trữ tình, cịn ca dao nghi lễ phong tục và ca dao trào phúng lại chưa được phân tích. Bù lại, trong Giáo
trình Văn học dân gian Việt Nam (dùng cho hệ Cao đẳng sư phạm), ơng đã có
sự khẳng định về ca dao trào phúng với các hình thức nói ngược, trái tự nhiên,
hướng vào đối tượng là những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, đặc biệt

5


là bộ phận ca dao chống mê tín dị đoan, chống sư sãi và giai cấp thống trị.
Hoàng Tiến Tựu khẳng định: Ca dao trào phúng là bộ phận ca dao bộc lộ sự
châm biếm, chế giễu của nhân dân đối với những thói hư tật xấu, những hiện
tượng đáng cười trong đời sống xã hội. Mua vui, giải trí, phê bình, giáo dục,
đấu tranh, đả kích là những tác dụng đồng thời cũng là chức năng chung của
bộ phận ca dao này.
Có thể thấy, ca dao trào phúng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm
trong các cơng trình về văn học dân gian nói chung nhưng hầu như các tác giả
đều hướng sự chú ý đến phương diện nội dung, ý nghĩa và chưa chú ý nhiều
đến hình thức thể hiện. Luận văn thạc sĩ với đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ trong
ca dao trào phúng Việt Nam (2007) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân có thể
được xem là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về ngơn ngữ biểu hiện trong ca
dao trào phúng. Trong cơng trình này, tác giả đã tập trung tìm hiểu ngơn ngữ
trong ca dao trào phúng Việt Nam ở hai khía cạnh: các lớp từ ngữ thể hiện ý

nghĩa trào phúng và các phương thức biểu thị ý nghĩa trào phúng.
Ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh vừa là một bộ phận của ca dao Nghệ
Tĩnh nhưng đồng thời cũng là một bộ phận của ca dao trào phúng Việt Nam.
Bởi vậy, nó vừa mang trong mình những đặc điểm của ca dao trào phúng Việt
Nam nói chung nhưng đồng thời cũng mang đậm bản sắc của con người xứ
Nghệ thể hiện trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
Tuy nhiên, cũng như ca dao trào phúng Việt Nam, ca dao trào phúng
Nghệ Tĩnh mới chỉ được các nhà nghiên cứu quan tâm tập trung khai thác
phần nội dung mà chưa chú ý đến hình thức thể hiện. Bởi vậy, vấn đề hình
thức ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh, các phương thức biểu hiện trong ca dao
trào phúng Nghệ Tĩnh trong đó có ngơn ngữ thể hiện ý nghĩa trào phúng đang
là một vấn đề bỏ ngỏ, chờ đợi sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
3. Phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu

6


- Trong luận văn này, chúng tơi tìm hiểu: Đặc điểm ngôn ngữ thể hiện
ý nghĩa trào phúng trong ca dao Nghệ Tĩnh, khai thác phương diện nội dung
và nghệ thuật tạo dựng cái cười trong ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh.
- Tư liệu ngôn ngữ khảo sát phục vụ cho việc tìm hiểu trên là bộ phận
ca dao trào phúng trong cuốn Kho tàng ca dao xứ Nghệ (tập 1, tập 2) do Ninh
Viết Giao (chủ biên), Nguyễn Đổng Chi, Võ Văn Trực biên soạn, Nxb Nghệ
An năm 1996.
3.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần tìm hiểu một lĩnh vực còn khá mới mẻ và thú vị trong
nghiên cứu ngơn ngữ ca dao (từ góc độ ngơn ngữ học xã hội và văn hóa).
- Trong phạm vị ngữ liệu mà tác giả luận văn có thể tiếp cận được, tiến
hành phân tích các yếu tố ngơn ngữ tạo dựng cái cười, làm rõ tài năng nghệ

thuật và những nét văn hóa độc đáo của người dân xứ Nghệ, qua đó góp phần
khẳng định thêm những biểu hiện phong phú về tâm hồn, tình cảm, tư tưởng,
quan niệm của người dân nơi đây.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải giải quyết những vấn đề sau đây:
- Thống kê, phân tích và miêu tả các biểu hiện mang ý nghĩa trào phúng
qua hệ thống từ ngữ, nội dung phản ánh trong ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh.
- Chỉ ra các cách thức biểu thị ý nghĩa trào phúng được sử dụng trong
ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các
phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Dùng phương pháp thống kê để tiến hành xác lập và phân loại tư liệu
những bài ca dao Nghệ Tĩnh thể hiện ý nghĩa trào phúng.
- Dùng các thủ pháp phân tích, miêu tả để định lượng và định tính các
đặc điểm ngơn ngữ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong ca dao Nghệ Tĩnh.

7


- Dùng phương pháp so sánh đối chiếu để chỉ ra những nét đặc hữu địa
phương Nghệ Tĩnh trong việc tổ chức ngôn từ thể hiện ý nghĩa trào phúng.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn đi sâu vào tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ mang ý nghĩa trào
phúng trong ca dao Nghệ Tĩnh một cách tỉ mỉ, có hệ thống theo cách tiếp cận
ngơn ngữ - văn hóa học. Các lớp từ ngữ cùng các cách thức biểu thị ý nghĩa
trào phúng trong ca dao trào phúng của người Nghệ Tĩnh được trình bày trong
luận văn là những đóng góp cụ thể về lí thuyết ngơn ngữ trong ca dao Việt
Nam nói chung.
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn cịn có giá trị

thực tiễn đối với việc tiếp cận, nghiên cứu, học tập và giảng dạy ca dao trào
phúng trong nhà trường phổ thông và đại học.

8


6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn triển khai trong ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Các lớp từ ngữ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong ca dao
Nghệ Tĩnh
Chương 3: Một số phương thức cơ bản biểu thị ý nghĩa trào phúng
trong ca dao Nghệ Tĩnh

9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm ca dao và ca dao trào phúng
1.1.1. Khái niệm ca dao
Trong Lời nói đầu quyển “Sáng tác thơ ca dân gian Nga, Bôgatưriep
-nhà nghiên cứu văn học Liên Xơ, đã nhận định: Ca dao nói riêng và các tác
phẩm văn học dân gian nói chung thường tồn tại rất lâu, được truyền tụng từ
miệng người này sang miệng người khác, thường xuyên được nhiều thế hệ xây
dựng, bồi đắp…
Có thể nói, ca dao là những sáng tác văn chương của nhân dân lao động
được phổ biến rộng rãi ở một vùng, nhiều vùng hay trong toàn quốc, được lưu
truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định. Nó đã ổn định, bền

vững về phong cách, nghệ thuật cấu trúc ngôn từ và phần lớn là mang nội
dung trữ tình. Sau đây, chúng tơi xin trình bày một số vấn đề xung quanh thể
loại văn học này.
- Về thuật ngữ
Bàn về thuật ngữ ca dao, Minh Hiệu cho rằng: Ở nước ta, thuật ngữ
“ca dao” vốn là một từ Hán Việt được dùng rất muộn. Có thể muộn đến hàng
ngàn năm, so với thời gian đã có những câu ví, câu hát. Nhận định của Minh
Hiệu là rất có cơ sở. Bởi theo Cao Huy Đỉnh thì: Dân ca và văn truyền miệng
của dân tộc Việt Nam đã ra đời rất sớm, và ở thời đại đồ đồng, chắc nó đã
phồn thịnh và phức tạp. Trình độ sáng tác và biểu diễn cũng tương đối cao,
nghệ sĩ cũng ra đời với ca công và nhạc cụ tinh tế [29,121].
Điều mà Cao Huy Đỉnh và Minh Hiệu nói đều được xác nhận bằng
những chứng tích cụ thể. Lịch sử Việt Nam cho biết: Đời Tần ở Trung Quốc,
trong cuốn Giao Châu kí, Lưu Hán Kỳ đã nói đến chuyện ở nông thôn Giao

10


Châu thời ấy, trẻ mục đồng cưỡi trâu thổi sáo và hát các bài đồng dao của
người Việt (ở Châu Giao).
Như vậy, có thể thấy, thuật ngữ ca dao khơng phải bắt nguồn từ truyền
thống văn học dân gian mà do các nhà sưu tầm và soạn sách về thơ ca dân
gian mượn từ sách Hán Thi và mượn luôn cả cách định nghĩa của họ.
- Về thời kỳ xuất hiện của ca dao
So với thần thoại và truyền thuyết, ca dao có một hình thức văn nghệ
tưởng như mới hơn. Nhưng theo các kết quả nghiên cứu thì tục ngữ, ca dao
cũng xuất hiện cùng thời với thần thoại và truyền thuyết. Hành vi ca hát đã có
từ rất sớm, nó xuất hiện trong hoạt động lao động của lồi người từ thời cổ sơ
với những câu hị kiểu như dô ta, và được lưu truyền, sửa đổi từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Khi xem xét nội dung của những câu như: Năm cha ba mẹ,

Sinh con rồi mới sinh cha/ Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông, Con dại cái
mang, Con mống sống mang… ta có thể đốn biết được thời điểm xuất hiện
của chúng, đó có thể là vào thời kì tạp giao hay tình trạng chồng chung vợ
chạ, hoặc tóm tắt q trình tạp giao từ chế độ mẫu hệ rồi đến phụ hệ.
- Về nội dung của ca dao
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khẳng định: Muốn hiểu biết về tình
cảm của con người Việt Nam xem dồi dào, thắm thiết và sâu sắc đến cỡ
nào thì khơng thể nào khơng nghiên cứu ca dao mà hiểu được. Ca dao
Việt Nam là những bài tình tứ, là khn thước cho lối thơ trữ tình của ta
[67,52]. Bởi lẽ, khi tìm hiểu nội dung của ca dao, tác giả đã đi đến kết
luận: Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình, tức biểu hiện cái nội tâm
của tác giả trước ngoại cảnh.
Ca dao là sự thể hiện tình yêu, từ tình u đơi lứa đến tình u gia đình,
q hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên…

11


Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hơm nao
Ca dao cịn thể hiện tư tưởng đấu tranh của con người với thiên nhiên,
với xã hội… Nhưng có thể nói, nội dung chủ yếu của ca dao chủ yếu là trữ
tình. Tìm hiểu được cái tình trong ca dao, chúng ta sẽ thấy được tính chiến
đấu, tinh thần phản phong, tính nhân đạo chủ nghĩa ẩn chứa trong đó.
- Về hình thức nghệ thuật của ca dao
Ca dao thường là những bài ngắn, hai, ba, bốn, sáu hoặc tám câu, âm
điệu lưu loát và phong phú. Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần
vừa sát lại vừa thanh thốt, khơng gị ép, lại giản dị và tươi tắn, nghe có vẻ

như lời nói thường ngày mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được
những tình cảm sâu sắc. Có thể nói, về mặt tả cảnh, tả tình, khơng có một
hình thức văn chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao.
Ca dao dùng hình ảnh để nói lên những cái đẹp, những cái tốt nhưng
cũng có khi để nói về những cái xấu một cách gián tiếp. Nhờ thủ pháp hình
tượng hóa nên lời ca dao tuy giản dị mà lại rất hàm súc. Hai thể thức thường
gặp trong ca dao là thể tỉ và thể hứng.
Tỉ là so sánh. Trong ca dao, người ta thường mượn một cái khác để ngụ
ý, so sánh hay gửi gắm tâm sự của mình. Đây là thủ pháp nghệ thuật chủ yếu
trong sự diễn đạt tư tưởng và tình cảm. So sánh cũng là một lối cụ thể hóa
những cái trừu tượng, làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết.
Hứng là do cảm xúc mà nảy nở tình cảm, có thể là vui cũng có thể là
buồn. Ca dao cũng thường dùng thủ pháp này để bộc lộ cảm xúc với ngoại
cảnh, mở đầu cho sự biểu lộ tâm tình.
- Về quan hệ giữa ca dao và một số thể loại khác
+ Quan hệ giữa ca dao và dân ca

12


Trong một cơng trình nghiên cứu nổi tiếng của mình, Vũ Ngọc Phan
luôn gắn liền ca dao với dân ca. Bởi theo tác giả, ca dao và dân ca tuy hai mà
một: Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng
đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca thì chúng ta thấy bài
dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữa ca dao và
dân ca khơng rõ. Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu, còn dùng một
bài ca dao để hát thì bài ca dao sẽ biến thành bài dân ca [67,14]. Về nội dung,
dân ca cũng như ca dao chủ yếu là trữ tình, tức biểu hiện cái nội tâm của tác
giả trước ngoại cảnh. Điểm khác nhau giữa ca dao và dân ca, theo Vũ Ngọc
Phan, có chăng là ở nguồn gốc. Xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác

với ca dao ở chỗ nó được hát lên trong những hoàn cảnh nhất định hay những
địa phương nhất định cho nên dân ca nhiều khi chỉ có dân địa phương mới
biết và mới hát được. Dân ca thường mang tính chất địa phương. Cịn ca dao
thì ngược lại, dù nội dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào
thì nó vẫn được phổ biến rộng rãi, nhân dân nhiều nơi đều biết và đều có thể
ngâm nga.
Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh cũng chỉ ra rằng: Những cơng trình sưu
tập dân ca gần đây như Hát phường vải Nghệ Tĩnh, Dân ca quan họ Bắc
Ninh… trước đây đều là ca dao [29,154]. Ca dao sinh ra, lan truyền và biến
đổi chủ yếu là thơng qua sinh hoạt dân ca. Chính vì vậy mà trên phần lớn ca
dao trữ tình cịn in rõ khuôn dấu dân ca.
+ Về quan hệ giữa ca dao và văn vần
Các soạn giả Từ điển tiếng Việt phổ thông cho rằng: Ca dao là thơ dân
gian truyền miệng dưới hình thức câu hát và thể loại văn vần thường làm theo
thể lục bát, có hình thức giống như ca dao cổ truyền. Điều đó chứng tỏ ca dao
có mối quan hệ mật thiết với thơ trữ tình. Có sự nhất trí cao giữa các nhà
nghiên cứu khi khẳng định ca dao là lời thơ, là thơ đối đáp, là một thể thơ dân
gian, là thơ dân gian truyền miệng.

13


1.1.2. Khái niệm trào phúng và ca dao trào phúng
1.1.2.1. Khái niệm trào phúng
Khái niệm trào phúng có liên quan đến khái niệm cái hài trong mĩ
học. Cái hài, bên cạnh cái bi, cái đẹp, cái cao cả, là một phạm trù mĩ học
căn bản, xác định giá trị thẩm mĩ thơng qua việc phát hiện mâu thuẫn có
ý nghĩa của hiện thực và thông qua thái độ phê phán đối với tính mâu
thuẫn ấy, xuất phát từ lí tưởng thẩm mĩ. Theo Lại Nguyên Ân, cái hài
được mĩ học châu Âu tìm hiểu từ rất sớm, từ thời cổ Hi Lạp và thu hút sự

chú ý của nhiều học giả. Trên tinh thần cơ bản, cái hài được xác định là
kết quả của sự tương phản, sự bất đồng, sự mâu thuân; giữa xấu và đẹp
(theo Aristote), giữa cái quan trọng giả và cái quan trọng thật (theo
Heghel), giữa cái nhỏ nhặt và cái cao cả (Kant), giữa cái nhỏ nhặt, trống
rỗng bên trong và bề ngoài mang tham vọng có nội dung, có ý nghĩa thực
(Tchernychevski), giữa cái vơ lí và cái hữu lí (Jean Paul)
Theo mĩ học Mac - Lê nin, cái hài thường gắn với tiếng cười. Cần phân
biệt cái hài với tiếng cười. Cái hài là hiện tượng gây cười chứ không phải là
bản thân tiếng cười. Trong quan hệ thẩm mĩ, cái hài tồn tại trong tư cách là
đối tượng - chủ thể. Tiếng cười là kết quả nhận thức về cái hài. Vì vậy, cái hài
là một hiện tượng thẩm mĩ tồn tại khách quan, là phương tiện gây cười. Cái
hài bao gồm cả tiếng cười, nhưng không phải tiếng cười nào cũng là biểu thị
của cái hài. Cái cười chỉ có thể được coi là biểu hiện của cái hài nếu nó bật ra
khi người ta khám phá ra những mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa
nội dung bên trong và hình thức bên ngồi.
Cái hài nhìn chung là sự mâu thuẫn giữa các hiện tượng khơng hồn
thiện và kinh nghiệm tích cực của nhân loại, được khắc ghi ở các lí tưởng
thẩm mĩ; là sự khơng tương dung mang ý nghĩa xã hội giữa mục đích và
phương tiện, giữa hình thức và nội dung, giữa hành động và hồn cảnh, giữa
bản chất và cách biểu hiện của nó, giữa tham vọng cá nhân và các khả năng

14


chủ quan của nó. Mĩ học Mác - Lê nin quan niệm cái hài là một phạm trù mĩ
học cơ bản vì cái hài là đặc tính vốn có của đời sống thực tại: mọi lúc, mọi
nơi đều đầy rẫy những yếu tố có thể gây cười. Cái hài, vì vậy đã trở thành một
trong những nguồn cảm hứng góp phần khẳng định trí tuệ con người trong thơ
ca nhạc học
Trào phúng là nghệ thuật phát hiện và thể hiện các yếu tố hài hước,

những yếu tố gây cười trong cuộc sống. Trào phúng là sản phẩm của phạm trù
cái hài. Trong đời sống, những biểu hiện cụ thể của phạm trù cái hài là vơ tận,
vì vậy, trào phúng sẽ luôn tồn tại, một mặt với tư cách là một biểu hiện, một
phương pháp của tư duy, một mặt là biện pháp nghệ thuật để phát hiện các
vấn đề của cuộc sống. Thao tác chủ yếu để thực hiện hành vi (sáng tác nghệ
thuật) trào phúng là phát hiện những yếu tố nghịch dị trong cuộc sống để
châm biếm, đả kích, và nhiều khi chỉ để mua vui.
Khái niệm trào phúng được định nghĩa trong từ điển một cách khá ngắn
gọn, đơn giản, và hiện nay trong các từ điển thuật ngữ văn học cũng chưa có
mục từ giải thích khái niệm trào phúng. Trong các cơng trình khoa học, các
chuyên luận nghiên cứu văn học có liên quan đến nghệ thuật trào phúng, một
số tác giả cũng đưa ra nhận định liên quan đến trào phúng nhưng chủ yếu bàn
đến các hình thức trào phúng chứ chưa đưa ra được một khái niệm rõ ràng về
phạm trù này. Có thể tạm hiểu trào phúng là một khái niệm nhằm chỉ hành
động phát hiện và thể hiện những yếu tố gây cười, nhằm để mua vui hoặc để
cất tiếng nói phê phán, châm biếm, đấu tranh với những thói hư tật xấu hay
các thế lực thù địch của con người.
Tóm lại, khái niệm trào phúng là sự khái quát chung cho những tác
phẩm nghệ thuật (khơng riêng gì văn chương), lấy tiếng cười làm phương tiện
để biểu hiện thái độ gì đó, nhằm vào một đối tượng nhất định. Xét về một
phương diện nào đó, có thể nói trào phúng là cách thể hiện có khả năng đạt
hiệu quả cao hơn, trực tiếp hơn so với các phương thức khác. Năng lực trào

15


phúng chỉ có thể có ở con người, được thể hiện qua ngơn ngữ và chứng tỏ một
trình độ phát triển vượt bậc của trí tuệ con người.
1.1.2.2. Ca dao trào phúng
Tác giả Hồng Tiến Tựu trong một cơng trình nghiên cứu của mình đã

chia ca dao dân ca thành 6 tiểu loại: đồng dao, nghi lễ phong tục, lao động, ru
em, trữ tình và trào phúng bơng đùa. Phần lớn các nhà nghiên cứu khác lại
chia ca dao - dân ca thành hai tiểu loại: ca dao trữ tình và ca dao trào phúng.
Ngồi ra, cịn có một số cách phân loại khác tùy thuộc vào những tiêu chí
khác nhau nhưng nhìn chung trong những cách phân loại ấy vẫn khơng thể
vắng bóng ca dao trào phúng bơng đùa. Điều đó chứng tỏ ca dao trào phúng là
một bộ phận quan trọng, có vị trí khơng thể thay thế trong kho tàng ca dao
người Việt.
Ca dao trào phúng là những sáng tác dân gian chứa đựng yếu tố gây
cười. Cái cười trong ca dao trào phúng mang những cung bậc, những sắc thái
tình cảm khác nhau: hoặc hài hước mua vui, phê phán nhẹ nhàng, hoặc châm
biếm đả kích gay gắt, quyết liệt. Giữa các cung bậc ấy nhiều khi có sự chuyển
hóa lẫn nhau rất tinh tế, đa dạng.
Không giống như những bộ phận văn học khác, ca dao trào phúng
thường phơi bày những mâu thuẫn, những mặt trái của đời sống, phơi bày
bản chất thực của đối tượng, lột trần những cái xấu xa ngụy trang dưới những
vỏ bọc óng ả. Ca dao trào phúng cịn là tiếng cười những thói hư tật xấu của
người đời ở đủ mọi tầng lớp, từ một anh làm biếng, một chị chơi nhăng, đến
một Bà già đã tám mươi tư/ Ngồi bên miệng lỗ gửi thư lấy chồng. Ca dao trào
phúng được dùng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng... những tiêu cực,
xấu xa, lỗi thời, độc ác và hướng sự phê phán vào những điều đang tỏ ra lạc
hậu, cản trở tiến trình phát triển của lịch sử. Có thể nói, ca dao trào phúng đã
gần như đề cập đến mọi phương diện của đời sống xã hội. Có lẽ chưa một lĩnh
vực nào, một chủ đề nội dung nào mà tiếng cười trào phúng không len vào

16


được, cho dù ở đấy là nơi tôn nghiêm nhất, thiêng liêng nhất đối với mỗi
người. Bởi vậy, M. M. Bakhtin đã rất có lí khi khẳng định: Khơng đếm xỉa

hoặc coi nhẹ tiếng cười dân gian thì sẽ làm méo mó cả bức tranh lịch sử phát
triển của nền văn hóa châu Âu về sau này. Điều đó đúng cả với văn hóa Việt
Nam nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung.
Rabơle, một nhà nhân văn chủ nghĩa Pháp có nói: Cười là một đặc tính
của con người. Quả thật, nhờ biết cười và đặc biệt là biết gắn cái cười với
nhận thức, trí tuệ mà con người khác biệt hẳn với các lồi động vật khác.
Khơng kể đến cái cười do kích thích cơ năng (do bị cù, nhột), con người có
khả năng bật ra tiếng cười do trực tiếp nhìn thấy và nhận thức được những
hình ảnh, sự việc đáng cười. Con người nhờ có tri năng ngơn ngữ cho nên cịn
có thể nhận thức cả cái cười từ những sản phẩm của lời nói và ngôn ngữ đem
lại và nhờ những năng lực đặc biệt, con người cịn biết tạo ra những sản phẩm
ngơn ngữ gây cười.
Những cái tức cười, những điều đáng cười trong ca dao trào phúng bao
gồm những yếu tố sau:
- Những sự trái ngược, tương phản, trái logic, oái oăm, trớ trêu của các
sự việc, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội có liên quan đến con người.
- Những sự méo mó, lệch lạc và những sự nhầm lẫn, chồng chéo vơ lí
trong các quan hệ, trật tự đã có.
- Những biểu hiện của sự khờ khạo, ngây ngô, ngốc nghếch của con người.
Các nhà nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra nhiều sắc thái đa dạng và
phong phú của trào phúng trong ca dao ở nhiều phương diện: từ sự truyền đạt
những chi tiết giống sự thực một cách tự nhiên chủ nghĩa đến cường điệu tột
bực; từ sự mỉa mai nhẹ nhàng đến chế giễu sâu cay, phẫn nộ. Tiếng cười được
tạo ra từ sự hóm hỉnh cũng như bằng những giọng điệu độc đáo, bằng sự
tương phản giữa những hình tượng, bằng sự nhại lại dáng điệu, hành động...
Tiếng cười trong ca dao trào phúng khác với tiếng cười trong truyện cười dân

17



gian hay truyện tiếu lâm ở chỗ nếu như tiếng cười trong truyện cười được tạo
ra chủ yếu từ những sự kiện, những tình tiết hư cấu có tính chất đặc biệt, cá
biệt, khơng có trong đời thực thì ca dao trào phúng nhiều khi không nhất thiết
phải dựa vào hư cấu, phải tạo ra hư cấu. Rất nhiều câu, bài chỉ cần nói lên một
sự thật, phản ánh thực tế hiển nhiên, nêu ra nhận xét đơn giản về sự đời... là
đã có thể mang ý vị trào phúng. Ví dụ:
Chanh chua như mụ hàng khoai
Lẳng lơ như gái xóm Đồi làng bên
Thằng mơ mà dám đua chen
Lấy về làm vợ tao khen có tài.
Đứng về nội dung mà xét thì tiếng cười trong ca dao trào phúng có
những cấp độ sau đây, xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng:
1/ Tiếng cười khôi hài. Đây là tiếng cười mua vui giải trí, đem lại sự
thư giãn cho con người sau những phút làm việc mệt nhọc. Đối tượng của
tiếng cười có khi là chung chung, là sự việc hoặc sự vật trong cuộc sống
thường ngày, cũng chẳng phải là ai cả. Chẳng hạn: Cưỡi quần bắt kiến cưỡi
chơi/ Trèo cây rau má đánh rơi mất quần. Có khi đối tượng là nhân vật đáng
yêu nên cười để trêu đùa: Còn duyên anh cưới ba heo /Hết dun anh cưới con
mèo cụt đi. Cũng có khi tự cười mình với mục đích mua vui: Ngồi buồn
vuốt bụng thở dài/ Nhớ chồng thì ít, nhớ giai thì nhiều…
2/ Tiếng cười mỉa mai. Đối tượng đã có ít nhiều thiếu sót nhưng chưa
đến mức đáng ghét, hoặc sự việc trớ trêu. Đây là tiếng cười có tác dụng thức
tỉnh, giáo dục hoặc yêu cầu cần phải thay đổi. Ví dụ: Đầu năm có chiếu vua
ra/ Cấm quần khơng đáy người ta hãi hùng/ Khơng đi thì chợ khơng đơng/ Đi
thì bóc lột quần chồng sao đang!
3/ Tiếng cười châm biếm. Tiếng cười chua cay, hướng vào đối tượng
hoặc sự việc lố bịch, đáng ghét. Ví dụ: Chuột chù chê khỉ rằng hôi/ Khỉ mới
trả lời: Cả họ mày thơm!

18



4/ Tiếng cười chế giễu nhạo báng. Tiếng cười này có phần gay gắt,
nhằm phê phán quyết liệt những thói hư tật xấu: Bánh đúc cơ nếm nồi ba/ Mía
de tráng miệng hết vài trăm cây/ Giã gạo vú chấm đầu chày/ Xay lúa cả ngày
được một đấu ba/ Đêm nằm nghĩ ngợi gần xa/ Giở mình một cái gẫy bẩy mươi
ba cái thang giường.
5/ Tiếng cười đả kích. Đối tượng của tiếng cười này là những thói xấu
xa, thối nát hoặc những kẻ đối lập với nhân dân: Uy chi vua, mạnh chi vua/
Thấy gươm đã khiếp đã thua đã hàng/ Khi vua đến bước cùng đàng/ Vua bỏ
ngai vàng vua chạy đàng vua.
Đây là những khái niệm cụ thể, thể hiện mức độ khác nhau của
tiếng cười nhưng trong các bài ca dao trào phúng vẫn thường có sự hỗn
dung, lẫn lộn.
Trong văn học trào phúng nói chung và ca dao nói riêng, người ta
thường sử dụng các hình thức nghệ thuật sau đây:
1/ Nghệ thuật tạo tình huống bất ngờ. Tạo tình huống bất ngờ có tác
dụng làm cho tiếng cười bùng phát một cách mạnh mẽ, đem lại sự sảng khối
cho người đọc, người nghe. Ví dụ: Đồn rằng quan tướng có danh/ Cưỡi ngựa
một mình chẳng phải vịn ai/ Bạn khen rằng ấy mới tài/ Ban cho chiếc đĩa với
hai đồng tiền/ Đánh giặc thì chạy trước tiên/ Chạy vào trận tiền cởi khố giặc
ra/ Giặc sợ giặc chạy về nhà/ Chạy về gọi mẹ mổ gà khao quân!
2/ Sử dụng hình thức tương phản. Tiếng cười này có tác dụng làm nổi
bật thực chất giả dối hoặc sự trống rỗng, yếu kém ở bên trong của đối tượng.
Ví dụ: Làm trai cho đáng nên trai/ Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.
3/ Hình thức cường điệu. Có hai cách cường điệu thường thấy trong ca dao:
a/ Lối nói phóng đại, ví dụ: Cưới em chín chỉnh mật ong/ Mười cót xơi
trắng mười nong xơi vị/ Cưới em tám vạn trâu bị/ Bẩy vạn dê lợn, chín vị
rượu tăm/ Lá đa mặt nguyệt đêm rằm/ Răng nanh thằng cuội, râu cằm thiên
lôi…, và


19


b/ Lối nói giảm (khinh từ), ví dụ đối lập với sự khoa trương ở bài ca
dao trên là sự giới thiệu khiêm nhường của một cô gái khác: Cưới em có cánh
con gà/ Có dăm sợi bún có vài hạt xơi/ Cưới em cịn nữa anh ơi/ Một đĩa đậu
phụ hai môi rau cần.
4/ Nghệ thuật dùng từ. Loại từ mà ca dao thường dùng là từ đồng âm
khác nghĩa: Cuốc kêu khắc khoải mùa hè/ Làm thân con gái phải nghe lời
chồng/ Chồng mâm, chồng bát, chồng đĩa, chồng sành/ Chồng ở chẳng lành
chồng ra bờ tre. Một loại từ khác là từ đa nghĩa, tạo cho người đọc, người
nghe những liên tưởng kì thú: Em đây là gái năm con/ Chồng em rộng lượng
em còn chơi xuân…
Ca dao trào phúng là món ăn tinh thần u thích của tất thảy mọi người,
bất kể ở giai đoạn nào của lịch sử. Có được điều đó là do cái cười trong ca
dao trào phúng đã làm tròn chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của mình
đối với quần chúng. Ca dao trào phúng còn là một thứ vũ khí sắc bén, cho dù
đó là tiếng cười ào ạt hay thâm trầm kín đáo, trực tiếp hay gián tiếp...
1.2. Vài nét về Nghệ Tĩnh và ca dao Nghệ Tĩnh
1.2.1. Vài nét về Nghệ Tĩnh
Nghệ Tĩnh là một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ thuộc
khu vực phía Nam nhà nước Văn Lang. Qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi,
xét theo chiều dài lịch sử, địa danh Nghệ Tĩnh trải qua nhiều biến cố, nhiều
cách gọi tên lúc phân lúc hợp nhưng gắn bó làm một: là Hoan Diễn (xưa) và
là Nghệ Tĩnh (xứ Nghệ ngày nay).
Trong lời nói đầu cuốn Về văn học dân gian xứ Nghệ (2004), tác giả
Ninh Viết Giao đã nhận định:… Từ xưa đến nay dù dun cách hành chính
địa lí có thay đổi, địa vực có khi rộng khi hẹp, khi mang tên này, khi mang tên
khác, nhưng nó vẫn là một dải đất chạy dài từ khe Nước Lạnh đến Đèo Ngang

với gần 300km bờ biển, với vùng đồng bằng trung du rộng lớn, với miền núi

20


mênh mơng giàu sản vật… gắn bó hữu cơ với nhau với tất cả các mặt: địa lí,
lịch sử, kinh tế, văn hóa, phong tục, ngơn ngữ… mà sơng Lam núi Hồng là
biểu trưng cho tinh thần gan góc, hiên ngang, tinh thần hiếu học, trọng đạo lí
làm người của những con người yêu nước, yêu quê hương, xây dựng đất nước.
Chính họ từ bao đời nay đã sáng tạo nên một gia tài văn hóa hữu thể và vơ thể,
phong phú, đa dạng giàu sức sống, mang rõ sắc thái văn hóa Xứ Nghệ trong
bản sắc văn hóa chung của các dân tộc Việt Nam [36, 7].
Nghệ Tĩnh đất cổ nước non nhà gắn liền với sự sinh trưởng, thăng trầm,
phế hưng của tổ quốc ta từ khi nước ta có tên là nước Văn Lang. Tại đây, lịch
sử đã đi qua các thời kì đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới, đồ đồng, đồ sắt, rồi
Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn Quang Trung, Nguyễn
Gia Long và bây giờ là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghệ Tĩnh, vùng đất cuối cùng của lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ XI về
trước đang bảo lưu nhiều dấu vệt của văn hóa bản địa, lại là nơi ảnh hưởng
giao thoa của hai luồng văn hóa Ấn Độ từ Nam lên, Trung Quốc từ Bắc
xuống. Đèo Ngang là nơi giáp lưu của các dân tộc thuộc ngữ hệ [Môn –
Khơmer tràn lên và của các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán – Tạng hay Tạng –
Miến chuyển xuống].
Nghệ Tĩnh – một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ thuộc
khu vực phía Nam nước Văn Lang – Âu Lạc xưa. Xa hơn, vùng đất Nghệ
Tĩnh là Việt Thường thời cổ. Mười tám đời vua Hùng dựng nước cịn để lại
dấu tích trên mảnh đất này. Tại đây, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước oanh liệt vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương, đã bao phen, xứ Nghệ là
nơi quân đi quân về, quân qua quân lại trong các cuộc hành quân bảo vệ bờ
cõi. Nên mảnh đất này, chỗ nào cũng khắc ghi các kì tích chống ngoại xâm,

chống các thế lực đen tối khác.

21


Xét theo chiều dài lịch sử, địa danh Nghệ Tĩnh trải qua nhiều biến cố,
nhiều cách gọi tên, lúc phân lúc hợp nhưng vẫn gắn kết: là Hoan Diễn (xưa)
và là Nghệ Tĩnh (xứ Nghệ ngày nay). Sự gắn bó thành một chỉnh thể địa lí –
hành chính phản ánh một sự thống nhất bên trong về mọi mặt: lịch sử, kinh tế,
văn hóa, phong tục, tính cách con người, đặc biệt là văn hóa, ngơn ngữ, tạo
thành “tính chất Nghệ”, “khí phách Nghệ”, “tâm hồn Nghệ”. Theo Phan Huy
Chú, Nghệ Tĩnh là nơi: “núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng
tươi sáng, gọi là đất danh tiếng hơn cả Nam Châu” (Lịch triều hiến chương
loại chí, Nxb Sử học, tập 1, 1960). Quả thật, Nghệ Tĩnh không thiếu những
cảnh đẹp đẽ, bao la, hùng tráng và hữu tình với Đường vơ xứ Nghệ quanh
quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Chính cái quanh quanh, non
xanh nước biếc ấy là ngọn nguồn của kho tàng thơ ca dân gian xứ Nghệ. Còn
nữa, so với các địa phương khác, tiếng nói Nghệ Tĩnh có nhiều nét đặc hữu
địa phương, có giọng điệu riêng – giọng Nghệ. Vì phương ngữ Nghệ Tĩnh
hình thành với các bộ phận dân cư Nghệ Tĩnh trong tiến trình lịch sử cho nên
tiếng nói vùng này có những nét khác biệt rất dễ nhận thấy. Tác giả Nguyễn
Xuân Đức trong bài viết Tiếng Nghệ trong ngơn ngữ văn hóa dân tộc nhận xét:
Người Nghệ nói như rìu chém đá, như rạ (dao rựa) chém đất. Tiếng Nghệ trọ
trẹ dân Bắc nghe không ra, đến mức có cơ giáo Nghệ chuyển ra Hà Nội dạy
học phải học nói tiếng Bắc như học ngoại ngữ [30,51].
Tiếng Nghệ trong nhiều trường hợp có khả năng biểu đạt cao hơn cả
việc dùng từ toàn dân, chẳng hạn so sánh hai bài ca dao:
Vợ chồng như đôi chim câu
Chồng thì đi trước, vợ gật đầu theo sau (Ca dao người Việt).
Với:

Vợ chồng như đơi cu cu
Chồng thì đi trước, vợ gật gù theo sau (Ca dao Nghệ Tĩnh)

22


Rõ ràng, với việc dùng từ địa phương cu cu để gieo vần với gật gù, bài
ca dao Nghệ Tĩnh có giá trị biểu đạt cao hơn hẳn. Phương ngữ Nghệ Tĩnh
cũng góp phần rất đắc lực vào việc tạo ra tiếng cười trong ca dao trào phúng.
Ví dụ:
Gió mát trăng lu (mờ)
Có anh hai vợ lưa (cịn) khu (đít) với sườn
Hay:
Làm thì van ốm van đau
Thấy o (cơ) nào đẹp - "gấy tau (vợ tao) bay (chúng mày) tề (kìa)!"
Phương ngữ Nghệ Tĩnh có ảnh hưởng vơ cùng to lớn trong các lĩnh vực
đời sống xã hội trên khu vực địa phương, đặc biệt là văn hóa dân gian địa
phương. Kho tàng ca dao xứ Nghệ trong đó có ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh
về cơ bản được hình thành từ phương ngữ Nghệ Tĩnh. Xứ Nghệ là nơi có một
gia tài văn hóa, văn nghệ dân gian hồn chỉnh và vơ cùng phong phú. Nó
mang một sắc thái Nghệ trong bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
1.2.2. Ca dao Nghệ Tĩnh
1.2.2.1. Các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh
Xứ Nghệ là vùng đất địa linh nhân kiệt, có một gia tài văn hóa, văn
nghệ dân gian vơ cùng phong phú và đặc sắc. Trong lời nói đầu cuốn Về văn
hóa xứ Nghệ, tác giả Ninh Viết Giao nhận xét: Hình như trên đất nước ta có
loại hình văn hóa gì, phạm vi đề tài ra sao, nội dung phản ánh những vấn đề gì
với mức độ ra sao, bề rộng bề sâu của nó, thì văn hóa, văn nghệ dân gian ở xứ
Nghệ cũng có đầy đủ các loại hình, với bấy nhiêu đề tài, nội dung và mức độ
phản ánh như vậy. Hơn nữa, nó sẽ mang một sắc thái riêng - sắc thái xứ Nghệ

- trong tổng thể bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam [36, 9].
Đó chính là tính hồn chỉnh của văn nghệ dân gian xứ Nghệ. Đối chiếu
với các thể loại trữ tình trong kho tàng văn học dân gian người Việt, Nghệ

23


Tĩnh cũng có đủ các thể loại thơ ca dân gian như thể hị, thể ví, thể giặm, hát
ru, hát sắc bùa, hát thờ cúng dân gian, hát ca trù, hát xẩm, hát đồng dao và ca
dao. Theo các nhà nghiên cứu dân gian xứ Nghệ, trong các thể loại trên, thể
hị, thể ví, thể giặm là những thể loại gốc, ra đời, phát sinh và phát triển trên
đất Nghệ Tĩnh, cịn các thể loại khác thuộc họ lai, khơng chỉ tồn tại ở địa bàn
Nghệ Tĩnh mà còn thịnh hành ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước. Ở
đây, chúng tôi chỉ giới thiệu ba thể loại thơ ca dân gian tiêu biểu của Nghệ
Tĩnh là hát giặm, hát ví và ca dao. Thể hát giặm là một loại dân ca lao động
phát triển thành dân ca sinh hoạt trữ tình. Hát giặm thịnh hành ở các huyện
Đơ Lương, Yên Thành, Diễn Châu ở Nghệ An; Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm
Xuyên, Kì Anh ở Hà Tĩnh. Khác với hát giặm Hà Nam vốn là những bài ca
tụng thần được biểu diễn trong dịp tế lễ đầu xuân, hát giặm Nghệ Tĩnh chủ
yếu là những vấn đề hay sự việc phản ánh những nét sinh hoạt vật chất và tinh
thần của những người lao động Nghệ Tĩnh cuối thời phong kiến trung cổ và
thời cận đại. Hát giặm Nghệ Tĩnh diễn ra quanh năm, không quy định thời
gian cụ thể. Hát giặm Nghệ Tĩnh có hát dặm vè và hát giặm nam nữ.
Hát ví có nhiều kiểu như ví phường cấy, ví phường gặt, ví nhổ mạ, ví
đị đưa, ví phường bn, ví phường củi, ví phường vải…, trong đó ví phường
vải là đặc sắc hơn cả. Hát ví phường vải, theo tác giả Ninh Viết Giao là loại
hát ví đặc biệt nhất trong gia tài dân ca của vùng Nghệ Tĩnh. Cũng như các
loại dân ca khác, hát ví phường vải là một hình thức văn nghệ tự túc của
người Nghệ Tĩnh. Nếu như ở Thanh Hóa có hát trống qn, hị sơng mã, ở Hà
Bắc có hát quan họ… thì ở Nghệ Tĩnh có hát giặm, hát ví. Hát ví Nghệ Tĩnh

trước khi trở thành những lời hát giao duyên giữa đôi bên nam nữ vốn là
những lời dân ca lao động gắn liền với nghề nghiệp của các hội, phường nhất
định. Nội dung cơ bản của hát ví mang đậm chất trữ tình, song nó khác với
các loại dân ca khác ở chỗ có sự tham gia của các nhà nho, các thầy đồ. Vì
thế, quy cách trong khi hát, hình thức hát, quá trình hát có phần phức tạp. Có

24


thể nói, tục hát phường vải phổ biến nhất, có nề nếp và quy cách nhất là ở
Nam Đàn. Sở dĩ, ở Nam Đàn phổ biến hát phường vải là vì ở đây dân đơng
nhưng ruộng đồng lại ít. Cho nên, họ luôn luôn phải tự lực sáng tạo ra những
hình thức văn nghệ riêng để đáp ứng những nhu cầu tình cảm chính đáng của
mình. Chẳng hạn, đây là một lời phường vải than vãn của bên nam:
Vì ai cho mõ xa đình
Hạc xa hương án cho mình xa ta
Vì ai cho bướm ngi hoa
Cho tằm ngi kén, cho ta ngi mình
Vì một lí do nào đó mà họ khơng đến được với nhau, họ đau khổ và
ốn trách tất cả. Cũng có khi những tình cảm ấy dạt dào, nhuần nhị trong từng
chữ, từng lời của những câu hát chung nhưng mang những tình ý thực, chất
phác, lành mạnh, say sưa. Chẳng hạn:
Một niềm kết tóc xe tơ
Một niềm chỉ đợi chỉ chờ mà thôi
Hát phường vải là loại hát ví rất đặc biệt ở vùng Nghệ Tĩnh. Chúng ta
cần biết được cụ thể diễn biến của những cuộc hát phường vải như thế nào
mới thấy rõ tính chất đặc biệt của nó. Thơng thường, một cuộc hát phường vải
phải trải qua ba chặng. Chặng thứ nhất gồm hát dạo, hát chào mừng và hát
hỏi. Chặng này chưa phải là quan trọng nhất. Nội dung các câu hát chưa thực
sự phong phú và sâu sắc. Chặng thứ hai gồm hát đố, hát đối để trai gái thử trí

thơng minh của nhau, kiểm tra vốn kiến thức giữa phe nam và phe nữ. Đây là
chặng hát quan trọng nhất bởi phường vải là nơi gặp gỡ của trai thanh gái
lịch. Chặng thứ ba gồm hát mời, hát xe kết, hay cịn gọi là hát tình nghĩa, và
hát tiễn là những câu hát lúc ra về. Nam nữ thổ lộ tình cảm chủ yếu ở chặng
này. Những câu hát ở chặng thứ ba có giá trị nội dung và nghệ thuật cao. Trên
đây, chúng tơi tóm tắt thủ tục hát phường vải.

25


×