Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thí nghiệm hóa vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.07 KB, 12 trang )

BÀI 1: HIĐRO - HALOGEN
TN 1- Điều chế hyđro
a- Cách thứ nhất: Cho kim loại tác dụng với axit: Cho vào ống nghiệm khoảng
5 ml H2SO4 loãng, thêm vào đó vài hạt kẽm (chú ý thả hạt kẽm trượt theo thành ống),
đậy ống bằng nút cao su có ống thuỷ tinh đầu vuốt nhọn. Khi khí thoát ra nhiều thì
châm lửa đốt đầu ống thuỷ tinh, quan sát màu ngọn lửa, viết phương trình phản ứng và
giải thích.
b- Cách thứ 2: Cho nhôm tác dụng với kiềm: Bỏ vài mảnh nhôm vụn (hoặc viên
nhôm) vào ống nghiệm chứa khoảng 3 ml dung dịch NaOH 2N, quan sát hiện tượng,
viết phương trình phản ứng?
TN 2- Tính chất của hiđro
Tác dụng của H2 với O2: Dùng ống nghiệm thu khí H 2 đến 2/3 thể tích của ống.
Sau đó tiếp tục thu khí O2 đến đầy ống ( thu khí H2 và O2 theo phương pháp rời nước).
Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống. Đưa ống nghiệm lại gần ngọn lửa đồng thời mở
ngón tay ra. Quan sát hiện tượng.
Chú ý: Khi cầm ống nghiệm đựng hỗn hợp nổ chứa hyđro và oxi đưa lại gần
ngọn lửa cần phải lót tay bằng khăn hoặc giẻ dày để tránh tai nạn nổ ống.
Giải thích hiện tượng thí nghiệm. Viết phương trình phản ứng? Cho biết nguyên
tắc hoạt động của bình kíp?
TN 3- Điều chế khí Clo
Cho vào 3 ống nghiệm khô, mỗi ống 1 ít tinh thể chất oxi hoá sau: MnO 2;
K2Cr2O7; KMnO4 cho vào mỗi ống vài giọt axit HCl đặc. Quan sát màu và mùi của khí
bay ra. Dùng giấy có tẩm dung dịch KI (hoặc hồ tinh bột) để thử khí bay ra. Giải thích tại
sao có sự thay đổi màu của giấy tẩm dung dịch KI (có nhỏ hồ tinh bột). Viết các phương
trình phản ứng xảy ra. Cho kết luận về nguyên tắc điều chế khí Clo.
TN 4- Tương tác của clo với natri
Chuẩn bị một bình tam giác chứa đầy khí clo được nút kín bằng nút cao su.
Dùng dao cắt một mẩu natri nhỏ (bằng nửa hạt đỗ xanh) cho vào thìa sắt rồi đốt cho
mẩu Na nóng chảy ra, đưa nhanh vào bình chứa khí clo cho Na cháy trong bình chứa
khí clo. Sau khi phản ứng kết thúc, để nguội bình, hoà tan sản phẩm thu được, nhỏ vào
dung dịch vài giọt dung dịch AgNO3. Quan sát thí nghiệm, nhận xét và viết phương


trình phản ứng.
1


TN 5- Tương tác của Clo với đồng
Chuẩn bị một bình tam giác chứa đầy khí clo được nút kín bằng nút cao su.
Dùng một nút cao su khác cùng cỡ, cắm một sợi dây đồng đã được quấn thành hình lò
so, đầu sợi dây đồng cuốn thành búi nhỏ, đốt nóng phần đầu dây đồng trên ngọn lửa
đèn cồn rồi đưa nhanh vào lọ chứa khí Clo sau khi đã mở nhanh nút cao su ra và đưa
nút cắm sẵn sợi dây đồng đốt nóng. (Chú ý phải giữ nút kín bình phản ứng để sợi dây
đồng cháy trong khí Clo mà không để khí Clo thoát ra ngoài. Quan sát hiện tượng dây
đồng cháy trong khí Clo. Khi dây đồng cháy xong để nguội. Cẩn thận cho vào bình 5
ml nước. Nhận xét màu của dung dịch thu được. Tiếp tục thêm vào dung dịch thu được
0,5 ml dung dịch NH3 đậm đặc, nhận xét, viết các phương trình phản ứng và giải thích
quá trình thí nghiệm.
TN 6- Tương tác giữa Clo và Phốtpho
Chuẩn bị một bình tam giác chứa đầy khí clo được nút kín bằng nút cao su. Lấy
một ít phốt pho đỏ (bằng nửa hạt ngô) cho vào thìa sắt, đốt cháy phốt pho ngoài không
khí rồi đưa nhanh vào lọ chứa đầy khí Clo, quan sát hiện tượng phốt pho tiếp tục cháy
trong khí clo. Đổ vào lọ một ít nước và lắc đều, thử môi trường bằng giấy quỳ tím.
Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
TN 6- Điều chế Brom
Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KBr đã được trộn đều với một ít bột
MnO2 (đổ hỗn hợp vào ống nghiệm theo máng giấy để hỗn hợp không dính trên thành
ống nghiệm). Nhỏ từ từ vào hỗn hợp 3 - 4 giọt axit H 2SO4 đặc, đậy miệng ống nghiệm
bằng bông tẩm dung dịch KI loãng, nếu cần có thể đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn
cồn. Quan sát màu của hơi Brôm thoát ra. Giải thích thí nghiệm và viết phương trình
phản ứng.
TN 7- Điều chế iot
Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể KI đã được trộn đều với một ít bột

MnO2. Nhỏ từ từ vào hỗn hợp 3 - 4 giọt axit H 2SO4 đặc, đậy miệng ống nghiệm bằng
bông tẩm hồ tinh bột, đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát phản ứng,
Giải thích thí nghiệm và viết các phương trình phản ứng.
TN 8- Tương tác giữa brom với nhôm bột

2


Dùng máng giấy cho vào ống nghiệm một ít bột nhôm. Cặp ống nghiệm bằng
kẹp gỗ. Nhỏ vào ống nghiệm vài giọt Brôm lỏng (lấy từ phễu nhỏ giọt). Quan sát hiện
tượng và viết phương trình phản ứng.
Chú ý: Làm thí nghiệm này phải ở trong tủ hút, người tiến hành thí nghiệm cần
đeo khẩu trang vì hơi brom rất độc và dễ gây bỏng.
TN 9- Tương tác giữa iot nhôm bột.
Cho vào cối sứ một thìa thuỷ tinh iôt rắn, dùng chày sứ nghiền nhỏ iốt rắn.
Chuyển iốt đã nghiền mịn sang chén sứ rồi thêm vào 2 thìa thuỷ tinh bột nhôm rồi
dùng đũa thuỷ tinh trộn đều. Nhỏ vào hỗn hợp một giọt nước để làm xúc tác cho phản
ứng xảy ra. Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
TN 10- Tương tác giữa iot với hồ tinh bột
Cho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch iốt trong nước (hay iot tan trong dung
dịch KI), nhỏ vào ống nghiệm 2 giọt hồ tinh bột (tinh bột đã được nấu thành hồ). Nhận
xét sự thay đổi màu sắc của dung dịch.
TN 11- Độ tan của brom, iot trong dung dịch hữu cơ
Lấy 2 ống nghiệm: Ống 1: Cho vào 1 ml dung dịch nước brôm
Ống 2: Cho vào 1 ml dung dịch nước iôt
Cho vào mỗi ống từ 3 - 5 giọt benzen. Quan sát hiện tượng và cho nhận xét về
độ hoà tan của brôm và iốt trong dung môi hữu cơ so với dung môi nước.
TN 12- So sánh hoạt động hoá học của clo, brom, iot
a- Trong ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch KBr, nhỏ vào đó từng giọt
nước clo, lắc mạnh. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng. Tiếp tục cho

thêm nước clo vào và lắc mạnh. Nhận xét và viết phương trình phản ứng.
b- Trong ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch KI, nhỏ vào đó từng giọt
nước brôm, quan sát hiện tượng xảy ra, sau đó cho vào ống nghiệm vài giọt hồ tinh
bột. Nhận xét hiện tượng viết phương trình phản ứng và giải thích.
Cho kết luận chung về tính hoạt động hoá học của các halogen.

3


BÀI 2: OXI - LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG
TN 1- Nhiệt phân KMnO4: Lấy ống nghiệm khô, cho vào một ít tinh thể
KMnO4. Dùng cặp gỗ, cặp ống nghiệm đun nhẹ trên đèn cồn, khi thấy có khí thoát ra
thì đưa que đóm còn đỏ lửa vào miệng ống nghiệm. Nhận xét và viết phương trình
phản ứng.
TN 2- Nhiệt phân KClO3: Lấy một ống nghiệm khô: Dùng máng giấy cho vào
ống khoảng 3 thìa thuỷ tinh hỗn hợp KClO 3 và MnO2 (tỉ lệ 2:1 về khối lượng) đã được
trộn đều. Dùng đèn cồn nung nóng ống nghiệm. Thu khí oxi thoát ra vào 01 bình bằng
phương pháp dời nước để làm thí nghiệm sau.
TN 3- Lưu huỳnh cháy trong oxi
Dùng bình thuỷ tinh (bình tam giác) đã chứa sẵn khí oxi điều chế ở thí nghiệm
trên. Lấy thìa kim loại đã được cắm sẵn vào nút cao su vừa với miệng bình tam giác
chứa khí oxi, lấy một ít bột lưu huỳnh (bằng hạt đậu xanh) cho vào thìa kim loại, đốt
cháy lưu huỳnh rồi đưa vào lọ đựng oxi và nút kín luôn để cho lưu huỳnh chỉ cháy
trong oxi nguyên chất, quan sát màu ngọn lửa. Khi lưu huỳnh cháy xong, để nguội
bình, mở nút rồi cho vào một ít nước và lắc đều. Thử tính axit của dung dịch trong
bình.
Nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 loãng vào dung dịch vừa thu được. Quan sát
hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng.
TN 4- Tương tác của lưu huỳnh với sắt
Lấy khoảng 01g bột sắt trộn kĩ với 0,5g bột lưu huỳnh. Sau đó đổ hỗn hợp vào

ống nghiệm chịu nhiệt hoặc chén nung. Kẹp ống nghiệm (hoặc chén nung) trên giá sắt,
đốt nóng hỗn hợp này bằng đèn cồn đến khi phản ứng. Lấy một ít sản phẩm thu được
cho vào ống nghiệm khác, nhỏ vào đó vài giọt HCl loãng, dùng tay phẩy nhẹ khí thoát
ra, nhận xét mùi của khí. Thử khí này bằng giấy tẩm dung dịch Pb(CH3COO)2.Viết
phương trình phản ứng và giải thích quá trình thí nghiệm.
TN 5- Điều chế H2S
Cho vào ống nghiệm một ít quặng FeS ( đã đập nhỏ bằng hạt đỗ xanh), thêm
vào 3 ml axit HCl loãng, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí, cho luồng
khí H2S sục vào ống nghiệm chứa khoảng 8 ml nước cất để làm các thí nghiệm sau.
Đậy ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH loãng.

4


Chú ý: Khi không điều chế khí H 2S nữa phải sục ống dẫn khí vào cốc đựng
dung dịch NaOH loãng.
TN 6- Tính khử của H2S
Lấy 3 ống nghiệm lần lượt đựng các dung dịch:
Ống 1: 1 ml dung dịch KMnO4 loãng được axit hoá bằng axit H2SO4.
Ống 2: 1 ml dung dịch K2Cr2O7 loãng được axit hoá bằng axit H2SO4.
Thêm vào mỗi ống từng giọt dung dịch nước H2S cho đến khi có sự thay đổi
màu dung dịch và có kết tủa trắng. Viết phương trình phản ứng và giải thích.
TN 7- Điều chế khí SO2 và axit H2SO3
Trong bình cầu đựng khoảng 3g Na 2SO3 rắn. Trên phễu chiết đựng 20 ml dung
dịch axit H2SO4 40%, mở khoá phễu cho H2SO4 chảy xuống thành từng giọt, có thể
đun nhẹ bình cầu. Thu khí SO2 vào ống nghiệm khô bằng phương pháp dời không khí
rồi đậy kín.
Lấy 1 ống nghiệm đựng khoảng 5 ml H 2O cho luồng khí SO2 đi qua, thử tính
axit của dung dịch bằng giấy quì.
TN 8- Tương tác của SO2 với dung dịch H2S.

Lấy một ống nghiệm đựng từ 1,0 ml dung dịch H2S. Nhỏ từ từ từng giọt dung
dịch SO2 vào các ống nghiệm chứa dung dịch H 2S, quan sát hiện tượng xảy ra, giải
thích. Viết phương trình phản ứng và cho biết mục đích của thí nghiệm.
TN 9- Tương tác của Na2SO3 với KMnO4 trong môi trường axit, kiềm, trung
tính.
Dùng 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa khoảng 1ml dung dịch Na 2SO3 , thêm vào
lần lượt các ống nghiệm trên thứ tự các hóa chất sau: Ống 1 thêm 0,5 ml dung dịch
H2SO4 loãng. Ống 2 thêm 0,5 ml dung dịch NaOH. Ống 3 thêm 1ml nước sạch. Lần
lượt nhỏ từ từ từng giọt dung dịch KMnO 4 loãng vào các ống nghiệm trên. Quan sát
hiện tượng, viết phương trình phản ứng và cho biết mục đích của thí nghiệm này.
TN 10 - Tương tác của H2SO4 đặc với Cu và Zn
Trong 2 ống nghiệm mỗi ống chứa khoảng 1 ml dung dịch H 2SO4 98%. Thêm
vào ống thứ nhất 1 hạt Zn, ống thứ 2 một mảnh đồng lá. Theo dõi phản ứng. Đun nóng
ống nghiệm, nhận xét hiện tượng xảy ra. Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều
kiện phản ứng.

5


BÀI 3 : NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ
TN 1- Điều chế nitơ
Cho khoảng 3 ml dung dịch NH 4Cl bão hoà và khoảng 3 ml dung dịch NaNO 2
bão hoà vào ống nghiệm. Đậy miệng ống bằng nút cao su có lắp ống dẫn khí, dùng đèn
cồn đun nhẹ ống nghiệm cho đến khi có khí thoát ra. Thu khí nitơ bằng phương pháp
dời nước vào một bình tam giác, đậy kín để dùng cho thí nghiệm sau. Viết phương
trình phản ứng và giải thích quá trình thí nghiệm.
TN 2- Tính chất của nitơ
Lấy 1 que đóm đang cháy đưa vào miệng của lọ đựng khí N 2. Quan sát hiện
tượng xảy ra, cho nhận xét về khí N2.
TN 3- Điều chế NH3

Cho dung dịch NH3 đậm đặc vào một bình cầu nhỏ, nút bình bằng nút cao su có
ống dẫn khí. Nối ống dẫn khí đi qua một ống chữ U đựng NaOH rắn. Dùng đèn cồn
đun nóng dung dịch NH3 đậm đặc để được khí NH 3. Khí thoát ra thu vào lọ khô bằng
phương pháp rời chỗ không khí. Dùng giấy quỳ đã tẩm ướt nước cho vào luồng khí
sinh ra. Nhận xét sự thay đổi màu của giấy quỳ.
Dùng đũa thuỷ tinh nhúng vào dung dịch HCl đặc, đưa vào luồng khí NH 3.
Nhận xét hiện tượng.
TN 4- Tính tan của NH3
Dùng bình nón khô đã chứa sẵn khí NH3, thay nút bằng nút có cắm ống thủy
tinh đầu vuốt nhọn (đầu nhọn quay vào trong bình). Úp ngược bình vào chậu nước có
pha vài giọt phenolphtalein. Nhận xét hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
TN 5- Tương tác của NH3 với CuO
Dùng ống thuỷ tinh khô hình chữ U. Cho vào ống chữ U một ít bột CuO, một
đầu ống chữ U nút bông để hạn chế khí NH3 thoát ra, đầu kia nối với bình điều chế khí
NH3. (chú ý: khí NH3 dẫn qua CuO nung nóng phải được làm khô bằng cách cho đi
qua kiềm rắn hay CaO mới nung. Phần ống chữ U chứa CuO được đốt nóng bằng đèn
cồn cho đến khi nào xuất hiện màu đỏ của đồng kim loại thì thôi. Giải thích hiện tượng
và viết phương trình phản ứng. Kết luận về tính chất của NH3.
TN 6- Tương tác của NH3 với KMnO4 trong môi trường kiềm yếu

6


Trong ống nghiệm có chứa 1 ml NH 3 25%, thêm vào đó 0,5 ml dung dịch
KMnO4 loãng, đun nhẹ hỗn hợp. Nhận xét sự thay đổi màu sắc của dung dịch. Giải
thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
TN 7- Điều chế NO
Lấy khoảng 1g Cu vụn (đồng lá) cho vào bình cầu có nhánh, lắp phễu chiết vào
bình. Cho vào phễu này khoảng 15 ml dung dịch HNO 3 30%. Mở khoá cho axit nhỏ từ
từ xuống bình cầu. Thu khí vào bình tam giác bằng phương pháp dời nước và nút kín.

Quan sát màu của khí trong lọ. Cho khí tiếp xúc với không khí, nhận xét sự đổi màu
của khí. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
TN 8- Tính chất của HNO3
Lấy 2 ống nghiệm: Ống 1: đựng 0,5 ml dung dịch HNO3 65%
Ống 2: đựng 0,5 ml dung dịch HNO3 loãng 30%
Cho vào cả 2 ống vài mảnh đồng vụn. Quan sát, giải thích hiện tượng và viết
phương trình phản ứng.
Lấy 2 ống nghiệm: Ống 1: đựng 0,5 ml dung dịch HNO3 đặc 65%
Ống 2: đựng 0,5 ml dung dịch HNO3 loãng 30%
Cho vào mỗi ống 1 hạt Zn . Quan sát để so sánh kết quả 2 thí nghiệm trên. Giải
thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
TN 9- Tính chất oxi hóa của tinh thể KNO3
Cho vào chén nung một ít KNO3 rắn (khoảng 3 thìa thuỷ tinh) rồi đặt lên kiềng
và đun đến khi nóng chảy, gắp 1 mẩu than gỗ cho vào chén nung khi than đã bốc cháy
bỏ thêm vào chén một thìa thuỷ tinh lưu huỳnh. Mô tả hiện tượng thí nghiệm. Giải
thích nguyên nhân than và lưu huỳnh cháy sáng. Viết phương trình phản ứng.

7


BÀI 4+5 : KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM
VÀ CÁC HỢP CHẤT
TN 1- Tác dụng của kim loại kiềm với nước
Dùng panh sắt gắp kim loại K và Na trong các lọ đựng (kim loại kiềm được
ngâm trong dầu hoả) đặt lên kính thuỷ tinh và dùng dao cắt mỗi kim loại vài mẩu nhỏ
bằng hạt đậu xanh. Quan sát bề mặt vết cắt lúc đầu và sau một thời gian. Nhận xét.
a/ Gắp mẩu kim loại Na cho vào chậu thuỷ tinh đựng nước, quan sát hiện
tượng. Nhỏ vào chậu thuỷ tinh vài giọt phenolphtalein, giải thích kết quả. Kết luận về
tương tác giữa kim loại kiềm và nước.
b/ Làm thí nghiệm tương tự với kim loại Kali.

So sánh khả năng hoạt động của Na và K qua quan sát phản ứng của Na và K
khi tương tác với nước.
TN 2- Tác dụng của Mg với nước
Lấy một đoạn dây Mg, cạo sạch bề mặt rồi cho vào ống nghiệm đựng nước cất,
thêm vào vài giọt phenolphtalein. Theo dõi phản ứng ở nhiệt độ phòng, đun sôi ống
nghiệm trên đèn cồn. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng và kết luận về
tương tác của Mg với nước.
TN 3- Tác dụng của Mg với axit
Lấy 2 ống nghiệm đựng lần lượt các dung dịch HCl 2N và dung dịch HNO 3 2N.
Cho vào mỗi ống một mẩu dây Mg (chừng 2 cm). Quan sát hiện tượng phản ứng xẩy
ra trong 2 trường hợp trên. Viết phương trình phản ứng và kết luận về tương tác của
Mg với axit.
TN 4- Mg cháy trong không khí
Dùng panh sắt kẹp một dây Mg và đốt cháy dây Mg trên ngọn lửa đèn cồn, khi
Mg đã bốc cháy đưa nhanh lên miệng chén sứ khô. Theo dõi phản ứng, cho nhận xét
về sản phẩm tạo ra. Thêm vào chén sứ đựng sản phẩm trên 5 ml nước cất, dùng đũa
thuỷ tinh khuấy đều. Quan sát dung dịch thu được. Giót dung dịch vào ống nghiệm và
thêm vào vài giọt phenolphtalein. Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản
ứng.
TN 5- Làm kết tủa ion canxi

8


a- Lấy 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch Ca(OH) 2 (nước vôi trong).
Dùng ống nhỏ giọt lần lượt thêm từ từ từng giọt các dung dịch sau vào mỗi ống nghiệm
trên: Na2SO4, Na2CO3. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
b- Thêm vào ống có CaSO4 từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, vừa thêm vừa dùng đũa
thuỷ tinh khuấy đều cho đến khi kết tủa tan hết. Giải thích, viết phương trình phản ứng.
TN 6- Làm kết tủa ion stronti

a- Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch Sr(NO3)2. Dùng ống nhỏ giọt
lần lượt thêm từ từ từng giọt các dung dịch sau vào mỗi ống nghiệm trên: Na2SO4, Na2CO3 ,
K2CrO4. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
b- Thêm vào ống có SrSO4 từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, vừa thêm vừa dùng đũa
thuỷ tinh khuấy đều cho đến khi kết tủa tan hết. Giải thích, viết phương trình phản ứng.
TN 7- Làm kết tủa ion bari
a- Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch BaCl 2. Dùng ống nhỏ giọt
lần lượt thêm từ từ từng giọt các dung dịch sau vào mỗi ống nghiệm trên: Na2SO4, Na2CO3
và K2CrO4. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
b- Thêm vào ống có BaSO4 từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, vừa thêm vừa dùng đũa
thuỷ tinh khuấy đều cho đến khi kết tủa tan hết. Giải thích, viết phương trình phản ứng.
TN 8- Tác dụng của Al với HCl
Lấy hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1 ít mảnh nhôm vụn:
Ống 1: Thêm vào 1 ml dung dịch HCl loãng 2N.
Ống 2: Thêm HCl đặc.
Nhận xét tác dụng của Al với dung dịch HCl loãng và đặc. Viết phương trình phản
ứng.
TN 9- Tác dụng của Al với dung dịch kiềm
Cho vào ống nghiệm một ít mảnh Al vụn. Thêm vào khoảng 2 ml dung dịch
NaOH 2N. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra và giải thích về cơ
chế phản ứng.
TN 10- Ăn mòn nhôm
a/ Ăn mòn nhôm trong nước: Đánh sạch bề mặt nhôm bằng giấy ráp và rửa
sạch bằng nước lã, dùng giấy lọc thấm khô và thả vào ống nghiệm nước cất. Phản ứng
giữa nhôm và nước cất có xảy ra không?

9


Thêm vào đó khoảng 3 giọt dung dịch Hg(NO 3)2 , quan sát hiện tượng, viết phương

trình phản ứng và giải thích kết quả.
b/ Ăn mòn nhôm trong không khí (Hiện tượng nhôm mọc lông tơ)
Đánh sạch bề mặt nhôm bằng giấy ráp và rửa sạch bằng nước lã, dùng giấy lọc
thấm khô và để trong không khí, có gì thay đổi? Nhỏ vài giọt dung dịch Hg(NO 3)2 lên
chỗ nhôm đã được đánh sạch để yên trong không khí khoảng vài phút. Quan sát hiện
tượng và giải thích?
TN 11- Điều chế Al(OH)3 và tính chất của nó
Dùng 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch muối nhôm, thêm từ từ
dung dịch NaOH 2N đến khi có kết tủa. Quan sát hiện tượng.
Ống 1 với kết tủa trên thêm khoảng 5 giọt dung dịch HCl
Ống 2 thêm vào dung dịch NaOH dư.
Nhận xét kết quả viết phương trình phản ứng và cho kết luận về tính chất của Al(OH) 3.

BÀI 6: CROM - MANGAN - SẮT VÀ CÁC HỢP CHẤT
TN 1- Điều chế Cr(OH)3 và tính chất
Ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch muối Cr(III), nhỏ từ từ dung dịch NaOH 2N
vào cho đến khi có kết tủa. Chia đôi kết tủa để nghiên cứu tương tác giữa Cr(OH) 3 với
axit và kiềm. Viết các phương trình phản ứng, rút ra kết luận về tính chất của Cr(OH) 3.
TN 2- Chuyển hóa giữa cromat và đicromat
Chuyển K2CrO4 thành K2Cr2O7: Trong ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung
dịch K2CrO4, nhận xét màu sắc. Thêm vào đó từng giọt dung dịch H 2SO4, quan sát màu
sắc dung dịch thay đổi. Giải thích và viết phương trình phản ứng.
Chuyển K2Cr2O7 thành K2CrO4: Trong ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung
dịch K2Cr2O7, thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm cho đến khi có sự
thay đổi màu sắc của dung dịch. Nhận xét màu sắc trước và sau khi thêm kiềm. Giải
thích và viết phương trình phản ứng.
10


TN 3- Tính oxi hoá của Cr(VI)

Trong ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch K2Cr2O7 đã được axit hoá bằng
vài giọt H2SO4. Thêm từ từ từng giọt dung dịch KI, nhận xét kết quả, chứng minh I 2 tự
do được tạo ra. Viết phương trình phản ứng và kết luận về tính chất của Cr(IV).
TN 4- Nhiệt phân KMnO4
Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể KMnO 4, lắp trên giá, dùng đèn cồn cẩn
thận đun ống nghiệm đến khi có khí thoát ra. Sau khi KMnO 4 phân huỷ hoàn toàn,
làm nguội ống nghiệm, cho vào đó 5 ml nước. Quan sát màu sắc dung dịch. Viết
phương trình phản ứng?
TN 5- Tính oxi hoá của KMnO4 phụ thuộc vào môi trường ứng
Dùng 3 ống nghiệm mỗi ống đựng khoảng 2 ml dung dịch K2SO3:
Ống 1: thêm 0,5 ml giọt dung dịch H2SO4 loãng.
Ống 2: thêm 1 ml nước cất.
Ống 3: thêm 0,5 ml dung dịch KOH loãng.
Nhỏ từ từ vào từng ống nghiệm mỗi ống khoảng 1 ml dung dịch KMnO 4. Quan
sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng. Kết luận về tính oxi hoá của KMnO 4 phụ
thuộc vào môi trường như thế nào?
Làm thí nghiệm tương tự như trên, thay dung dịch K 2SO3 bằng dung dịch KI
0,1N. So sánh kết quả thí nghiệm quan sát được, viết phương trình phản ứng.
TN 6- Tương tác giữa sắt và axit
Dùng 3 ống nghiệm, mỗi ống lần lượt đựng 2 ml các axit HCl; H 2SO4; HNO3
2N, ống thứ 4 đựng 2 ml dung dịch H2SO4 đặc. Cho vào mỗi ống một dây sắt nhỏ cuộn
thành búi, riêng ống thứ 4 theo dõi các phản ứng có xảy ra hay không khi chưa đun
nóng. Chứng minh rằng trong trường hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng có Fe(III) tạo ra.
Còn trong trường hợp HCl và H2SO4 loãng chỉ tạo ra Fe(II). Viết các phương trình phản
ứng và kết luận về tương tác giữa Fe với các axit.
TN 7- Fe(OH)2 và tương tác với oxi khí quyển
Trong ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch muối sắt (II) (muối Mo). Cho từng giọt
dung dịch NaOH 2N vào đó và theo dõi sự thay đổi màu sắc của dung dịch sau khoảng
2 phút. Viết phương trình phản ứng điều chế Fe(OH) 2 và sự oxi hoá Fe(OH)2 tới
Fe(OH)3 bởi oxi trong không khí. Viết phương trình phản ứng.

TN 8- Thuốc thử của ion Fe2+
11


Ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch muối sắt (II), cho thêm vào vài giọt
dung dịch K3(Fe(CN)6). Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
TN 9- Tính khử của muối Fe(II)
Ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch KMnO 4. Thêm vào đó vài giọt dung
dịch H2SO4 rồi cho thêm 1 ml dung dịch muối Fe(II). Quan sát sự thay đổi màu sắc của
dung dịch. Viết phương trình phản ứng.
TN 10- Tính oxi hoá của muối Fe(III)
Lấy 3 ống nghiệm. Mỗi ống đựng khoảng 2 ml dung dịch FeCl3.
ống 1: Thêm vào một dây sắt nhỏ cuộn thành búi.
ống 2: Thêm vào vài mảnh đồng nhỏ.
ống 3: Thêm vào vài mảnh magie.
Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.
TN 11- Thuốc thử của ion Fe3+
Dùng một ống nghiệm cho vào đó khoảng 2 ml dung dịch FeCl 3 đã pha loãng.
Thêm vào dung dịch từng giọt dung dịch K4[Fe(CN)6] 0,05N. Quan sát hiện tượng,
giải thích và viết phương trình phản ứng.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×