Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CHUYÊN ĐỀ: PHÂN BÀO môn Sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.14 KB, 22 trang )

HỘI THẢO XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC
CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP
CHUYÊN ĐỀ: PHÂN BÀO
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Mô tả chuyên đề
1.1. Các bài học liên quan
- Sinh học 10:
Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
Bài 19. Giảm phân.
Bài 20. Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành.
- Sinh học 11:
Bài : Sinh trưởng ở thực vật
Bài : Thực hành: Giâm, chiết, ghép.
- Sinh học 12:
Bài 6: Đột biến số lượng NST.
1.2. Thời lượng học chuyên đề
- Chuyên đề được học trong 6 tiết. Trong đó có 3 tiết lý thuyết và 3 tiết bài tập.
1.3. Lý do lựa chọn chuyên đề
Phân bào là cơ sở của quá trình sinh sản ở các loài sinh vật. Dựa vào kết quả phân bào tạo ra, người ta
chia phân bào thành phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) và phân bào giảm nhiễm (giảm phân). Nội dung
kiến thức phân bào có liên quan đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của sinh vật. Có nhiều nội dung Sinh
học 11, 12 liên quan đến chuyên đề này nên có thể lồng ghép nội dung Sinh học 11, 12 khi học chuyên đề
Phân bào ở lớp 10. Sự phân li bình thường của các NST ở kì sau phân bào sẽ tạo ra các tế bào có bộ NST
bình thường. Tuy nhiên, nếu NST không phân li bình thường sẽ phát sinh các đột biến số lượng NST. Chu kì
tế bào của các tế bào trong cơ thể được kiểm soát rất chặt chẽ. Một khi chu kì tế bào bị rối loạn có thể phát
sinh ung thư. Trên cơ sở tìm hiểu về chu kì tế bào, nguyên phân, giảm phân chúng ta có thể ứng dụng trong
việc tạo ra giống mới hoặc chữa bệnh ở người.
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
2.1. Chu kì tế bào.
2.1.1. Khái niệm chu kì tế bào.
- Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình


nguyên phân.
2.1.2. Các giai đoạn của chu kì tế bào.
2.1.2.1. Pha G1
- Pha G1 bắt đầu ngay khi tế bào vừa mới phân chia xong. Pha G1 tế bào tổng hợp các chất cần cho sinh
trưởng.
- Pha G1 kéo dài nhất. Ở những tế bào phân chia, khi tế bào vượt qua điểm giới hạn sẽ bước vào pha S.
2.1.2.2. Pha S.
- Pha nhân đôi AND, NST. Các NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 cromatit vẫn dính nhau ở tâm động.
2.1.2.3. Pha G2.


- Tế bào tiếp tục tổng hợp protein đặc biệt là các protein cấu trúc nên thoi tơ vô sắc.
2.1.2.4. Pha nguyên phân (Pha M).
- Quá trình nguyên phân bao gồm giai đoạn phân chia nhân và giai đoạn phân chia tế bào chất.
2.2. Quá trình nguyên phân.
2.2.1. Khái niệm.
- Nguyên phân là hình thức phân chia phổ biến ở tế bào nhân thực. Kết quả quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế
bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ.
- Những tế bào có khả năng nguyên phân:
+ Ở thực vật: Hợp tử, phôi, tế bào mô phân sinh, hạt phấn, đại bào tử.
+ Ở động vật: Hợp tử, phôi, tế bào sinh dục sơ khai, tế bào gốc, tế bào ung thư.
2.2.2. Phân chia nhân
- Dựa bào một số dấu hiệu đặc trưng, phân chia nhân được chia làm 4 giai đoạn :
- Kì đầu : các NST kép dần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.
- Kì giữa : các NST kép co xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Mỗi NST kép đính với thoi phân bào ở tâm động.
- Kì sau : các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào.
- Kì cuối : các NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần xuất hiện.
2.2.3. Phân chia tế bào chất.
- Khi kì sau hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào bắt đầu phân chia tế bào chất để hình thành nên

hai tế bào con.
- Đối với động vật : sự phân chia tế bào chất diễn ra bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo.
- Đối với thực vật : sự phân chia tế bào chất diễn ra bằng cách hình thành vách ngăn bằng xenlulôzơ ở trung
tâm tế bào để dần ngăn cách tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
- Kết quả : từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có đặc điểm di truyền giống nhau và giống hệt tế bào mẹ.
2.2.4. Ý nghĩa của nguyên phân.
- Đối với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, từ đó giúp cơ thể sinh trưởng và
phát triển. Ngoài ra, quá trình này còn giúp cơ thể tái sinh những mô và cơ quan bị tổn thương, mở ra cơ hội
cho kĩ thuật nuôi cấy mô sống và ghép tạng.
- Đối với sinh vật sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ sở để tạo ra những cá thể con mang kiểu gen giống hệt
cá thể mẹ.
- Trong thực tiễn, người ta áp dụng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô, nuôi
cấy mô sống) nhằm duy trì các đặc điểm quý của cơ thể mẹ ban đầu.
2.2.5. Rối loạn phân ly NST trong nguyên phân.
- Đột biến lệch bội: Do một hay một số NST kép không phân ly ở kì sau làm phát sinh tế bào lệch bội (2n+1,
2n-1,…). Nếu quá trình này xảy ra ở đỉnh sinh trưởng của một cành sẽ hình thành thể khảm.
- Đột biến đa bội: Do tất cả NST kép không phân ly ở kì sau làm phát sinh tế bào đa bội (4n). Nếu quá trình
này xảy ra ở đỉnh sinh trưởng của một cành sẽ hình thành cành tứ bội trên cây lưỡng bội. Nếu đột biến xảy ra
ở hợp tử sẽ hình thành thể tứ bội.
2.2.6. Rối loạn chu kì tế bào và ung thư
- Chu kì tế bào được kiểm soát rất chặt chẽ và tinh vi. Nếu các cơ chế điều khiển chu kì tế bào bị rối loạn thì
tế bào sẽ phân chia liên tục làm tăng kích thước mô và phát sinh ung thư.


- Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ
thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép cơ quan trong cơ thể.
- Có 2 loại khối u là u lành tính và u ác tính. U lành tính khi các tế bào không tách khỏi khối u. U ác tính khi
các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào máu đến nơi khác trong cơ thể tạo nên
nhiều khối u khác nhau.
- Phần lớn nguyên nhân phát sinh ung thư liên quan đến đột biến gen. Khi con người tiếp xúc với tác nhân

đột biến (tia phóng xạ, tia UV, hóa chất gây đột biến, virut gây ung thư,…) thì tế bào có thể bị đột biến khác
nhau.
+ Đột biến gen tiền ung thư (các gen quy định yếu tôs sinh trưởng) thành gen ung thư làm tăng tốc độ phân
bào quá mức mà cơ thể không kiểm soát được sẽ phát sinh khối u.
+ Đột biến gen ức chế hình thành khối u làm mất khả năng ức chế của các gen này dẫn đến phát sinh khối u.
- Bệnh ung thư thường không di truyền vì các đột biến gen này thường xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
- Biện pháp phòng tránh bệnh ung thư: Tạo môi trường sạch, tiêm vacxin phòng bệnh do virut, kiểm tra y tế
định kì để tầm soát sớm bệnh ung thư.
- Ung thư là bệnh nan y chưa cos thuốc đặc trị. Người ta có thể chữa khỏi ung thư bằng phương pháp phẫu
thuật (đối với u lành tính), phương pháp hóa trị hoặc xạ trị, đóng băng khối u (đối với u ác tính).
2.3. Quá trình giảm phân.
2.3.1. Khái niệm.
- Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở tế bào sinh dục chín tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một
nửa so với tế bào mẹ.
- Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp là giảm phân I và giảm phân II.
2.3.2. Giảm phân I.
- Kì trung gian giảm phân I giống với nguyên phân. NST nhân đôi thành các NST kép gồm 2 cromatit dính
nhau ở tâm động.
- Kì đầu I. Các NST kép tương đồng bắt cặp với nhau và dần co xoắn lại. Dần dần các NST kép tương đồng
tách nhau ra và có thể xảy ra trao đổi chéo dẫn tới quy luật hoán vị gen. Cuối kì đầu màng nhân và nhân con
biến mất. Kì đầu I chiếm phần lớn thời gian của quá trìn giảm phân.
-. Kì giữa I. NST kép tương đồng co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào. Dây tơ vô sắc chỉ đính vào một phía của taam động.
- Kì sau I. NST kép trong cặp tương đồng phân ly về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối I. Sau khi di chuyển về 2 cực tế bào NST kép dần dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần xuất
hiện. Thoi vô sắc tiêu biến. Quá trình phân chia tế bào chất xảy ra sẽ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST n (kép).
2.3.3. Giảm phân II.
- Giảm phân II cơ bản giống nguyên phân. Kì trung gian ngắn, các NST không nhân đôi. Giảm phân II gồm các kì
tương tự như nguyên phân: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II.
-Kết quả: Từ 1 tế bào có 2n NST qua phân chia giảm phân cho ra 4 tế bào có n NST.

- Sự tạo thành giao tử:
+ Các cơ thể đực (động vật) 4 tế bào cho ra 4 tinh trùng và đều có khả năng thụ tinh.
+ Các cơ thể cái (động vật) 4 tế bào cho ra 1 trứng có khả năng thụ tinh còn 3 thể cực không có khả năng thụ tinh (tiêu
biến).


2.3.4. Ý nghĩa của giảm phân.
- Sự phân ly độc lập của các NST (và trao đổi đoạn) tạo nên rất nhiều loại giao tử là cơ sở tạo nên tính đa dạng di
truyền ở loài sinh sản hữu tính → Sinh giới ngày càng đa dạng và có khả năng thích nghi cao.
- Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính.

2.3.5. Những rối loạn sự phân li của NST xảy ra trong giảm phân.
- Đột biến lệch bội: Do một hoặc một số cặp NST nhân đôi nhưng không phân ly tạo ra giao tử lệch bội (n+1,
n-1, n-1-1, n+1+1,…). Các giao tử này tham gia thụ tinh sẽ tạo ra thể lệch bội (2n+1, 2n-1, 2n+1+1, 2n-2,…).
- Đột biến đa bội: Do tất cả các cặp NST nhân đôi nhưng không phân ly sẽ tạo ra giao tử không giảm nhiễm
(giao tử 2n). Giao tử này được thụ tinh sẽ tạo ra thể đa bội (3n, 4n,…).
2.3.6. Cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài.
- Ở loài sinh sản vô tính: Nhờ quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con cố bộ NST giống nhau và giống tế
bào mẹ ban đầu phát triển thành cơ thể mới.
- Ở loài sinh sản hữu tính: Nhờ quá trình giảm phân tạo ra giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (giao tử n) và
qua thụ tinh tạo ra hợp tử có bộ NST 2n đặc trưng cho loài.
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh cần đạt được:
1.1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm về chu kì tế bào, khái niệm về nguyên phân, giảm phân.
- Phân biệt các pha trong chu kì tế bào.
- Trình bày được diễn biến các kì trong quá trình nguyên phân, giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân.
- Phân biệt được nguyên phân ở tế bào thực vật và tế bào động vật.

- Phân biệt được nguyên phân và giảm phân.
- Giải thích được hậu quả khi chu kì tế bào bị rối loạn.
1.2. Kỹ năng
- So sánh: So sánh nguyên phân, giảm phân.
- Thực hành thí nghiệm: Làm tiêu bản tế bào, quan sát tiêu bản tế bào.
- Vẽ hình thái bộ NST qua các kì nguyên phân, giảm phân.
- Dự đoán được kí hiệu bộ NST khi xảy ra đột biến số lượng NST.
- Biết xác định được kiểu gen của các giao tử trong trường hợp giảm phân bình thường và xảy ra đột biến.
1.3. Thái độ
- Có thái độ học tập nghiêm túc, hoàn thành báo cáo đúng hạn, có chất lượng.
- Có tinh thần trách nhiệm với nhóm học tập trong quá trình hợp tác nhóm.
- Tuyên truyền về nguy cơ gây bệnh ung thư, biện pháp phòng và chữa bệnh ung thư ở người.
1.4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề: Cơ thể sinh vật có thể sinh trưởng được là nhờ nguyên phân. Tuy nhiên, nếu
quá trình nguyên phân ở tế bào bị rối loạn có thể gây hậu quả to lớn là gây nên bệnh ung thư.
- Năng lực tự học:
+ Học sinh biết xác định được mục tiêu học tập của chuyên đề.


+ Học sinh biết lập được kế hoạch học tập.
- Năng lực hợp tác:
+ Học sinh làm việc nhóm: Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhóm, trao đổi, thảo luận, thống nhất
trong nhóm.
- Năng lực giao tiếp: Học sinh hình thành kĩ năng giao tiếp thông qua việc thu thập thông tin về bệnh ung
thư tại địa phương, cơ sở y tế,…
- Năng lực nghiên cứu khoa học:
+ Học sinh biết cách bố trí thí nghiệm thực hành, quan sát hình thái bộ NST qua các kì nguyên phân.
+ Giải thích được cơ chế duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ.
+ Đưa ra tiên đoán khi sự phân li của NST bị rối loạn sẽ gây hậu quả như thế nào.
+ Hình thành nên giả thuyết khoa học : Nếu điều chỉnh chu kì tế bào sẽ mở ra khả năng chữa được các bệnh

di truyền khi cấy ghép cơ quan.
- Năng lực tính toán: Tính được số lượng tế bào qua các lần nguyên phân. Xác định được giao tử tạo thành
sau giảm phân.
- Năng lực tư duy: Phát triển tư duy so sánh thông qua so sánh quá trình nguyên phân ở thực vật và động vật,
so sánh nguyên phân và giảm phân, biết cách viết kí hiệu kiểu gen của giao tử trong trường hợp giảm phân
bình thường và giảm phân bị rối loạn phân ly NST.
- Năng lực ngôn ngữ: Học sinh hình thành năng lực giao tiếp, phát triển ngôn ngữ nói, viết khi tranh luận
trong nhóm về các thuật ngữ có trong chuyên đề: phân bào có sao phân bào, cơ chế gây ung thư, tế bào gốc.
2. Bảng mô tả các mức độ nhận thức của câu hỏi / bài tập/ thực hành thí nghiệm của HS qua chuyên đề
Nội dung

Chu kì tế bào

Quá
trình
nguyên phân

Các mức độ nhận thức
Nhận biết
- Trình bày được khái
niệm về chu kì tế bào.
- Mô tả được diễn biến
các pha trong chu kì tế
bào.

Thông hiểu
-Phân tích được tính hợp
lí về thời gian chu kì tế
bào khác nhau ở các tế
bào khác nhau: tế bào

phôi, máu, gan, nơron.

Vận dụng thấp
- Đưa ra biện pháp làm rút
ngắn thời gian chu kì tế
bào có lợi cho con người
(sử dụng hoocmon sinhh
trưởng)

Vận dụng cao
- Tiên đoán hậu
chu kì tế bào khô
soát được.
- Xác định được
ứng dụng điều ch
kì tế bào ứng dụn
mô cấy ghép cơ q

(1), (2)
- Nêu được khái niệm
quá trình nguyên phân.
- Chỉ ra được tế bào nào
trong cơ thể có khả
năng NP.
- Mô tả được diễn biến
các kì trong quá trình

(3)
- Phân biệt được nguyên
phân ở tế bào thực vật và

tế bào động vật.
- So sánh đặc điểm hình
thái, số lượng NST qua
các kì NP.
- Phân biệt nguyên phân

(4), (5)
- Biết ứng dụng quá trình
nguyên phân để nhân
giống vô tính bằng giâm,
chiết, ghép.
- Giải thích được cơ sở
khoa học của nuôi cấy mô
tế bào.

(6)
- Xác định được
của tế bào khi tho
không được hìn
trong nguyên
Ứng dụng tạo gi
trồng tứ bội.


nguyên phân.
- Nêu được ý nghĩa của
nguyên phân.
(11), (12), (13)
Quá
trình

giảm phân

- Kể tên được tế bào nào
có thể giảm phân.
- Mô tả được diễn biến
chính trong quá trình
giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của
quá trình giảm phân.

có sao và nguyên phân
không sao.
(14)

- Xác định được những ưu
điểm, nhược điểm khi nhân
giống vô tính.
(16), (18), (20)

- Phân biệt giảm phân I
và giảm phân II.
- Phân biệt được nguyên
phân và giảm phân.
- Giải thích được ý nghĩa
của hiện tượng tiếp hợp
và TĐC NST.
(25), (27)

(15), (17), (19)
- Xác định được giao tử

tạo thành sau giảm phân
của tế bào có KG AaBb,
AB/ab.
- Xác định được giao tử
tạo thành khi 1 tế bào có
KG Aa, cặp Aa không phân
li trong GP.
- Xác định giao tử tạo
thành khi 1 tế bào AaBb,
cả 2 cặp NST không phân
li trong giảm phân.
(26), (31)

- Sưu tầm được
thành tựu, hậu
xảy ra rối loạn
NST.
- Xác định được
các đột biến 3n
2n-1 thường dẫn
thụ.
- Đề ra được bi
xác định sớm
thường trong bộ
người.
(28), (29), (30)

(21), (22), (23), (24)
3. Câu hỏi đánh giá
Bài 1: Chu kì tế bào

Triển vọng ứng dụng tế bào gốc trong tương lai
Tế bào gốc là tế bào chưa biệt khóa có khả năng nguyên phân. Các tế bào gốc tạo ra các tế bào con biệt
hóa thành các tế bào mô khác nhau.


Câu 1. Hãy ghép các nhận định sau đây đúng hay sai?
Nhận định
Chu kì tế bào ở các tế bào khác nhau là như nhau.


Ở cơ thể trưởng thành, tất cả các tế bào đều có khả năng nguyên phân.
Một người trưởng thành nặng 80kg, nhưng về già chỉ còn 40kg là vì số lượng tế bào giảm đi một nửa.
Khi thạch sùng bị đứt đuôi lại có thể mọc lại là nhờ quá trình nguyên phân của các tế bào.
Khi chu kì tế bào bị rối loạn làm tế bào phân chia liên tục dẫn đến phát sinh ung thư.
Ở tế bào gan có chu kì tế bào là 6 tháng, sau 2 năm số tế bào gan tăng lên 24 lần.
Câu 2. Hãy quan sát hình vẽ về các kì ở chu kì tế bào:

a. Ghép các thông tin ở cột các kì của chu kì tế bào sao cho phù hợp với các số ở cột A.
b. Hãy liệt kê các thành phần của tế bào tham gia vào quá trình nguyên phân.
Câu 3. Trong chăn nuôi, người ta có thể sử dụng hoocmon sinh trưởng để tăng năng suất đàn vật nuôi. Hãy
giải thích cơ sở của việc sử dụng hoocmon sinh trưởng trong chăn nuôi. Việc làm này có ảnh hưởng như thế
nào tới sức khỏe con người.
Những ‘làng ung thư’ quanh công ty chôn hóa chất
Tiềm ẩn đằng sau sự yên bình các vùng quê sống quanh Cty Nicotex Thanh Thái là sự đau thương, mất
mát bởi những căn bệnh hiểm nghèo, quái ác. Chẳng ai biết cái chết đó từ đâu mang lại, song đập vào mắt họ
là “núi” hoá chất độc hại đang được chôn dưới lòng đất khiến cho số người mắc bệnh và chết do ung thư tăng
lên chóng mặt.
Theo />

Câu 4. Nếu chu kì tế bào không kiểm soát được sẽ gây hậu quả như thế nào? Thế nào là bệnh ung thư.

Những người nào có nguy cơ bị ung thư cao? Biện pháp phòng và chữa bệnh ung thư như thế nào?
Câu 5. Những tế bào nào trong cơ thể người có khả năng phân chia? Người ta có thể tạo ra mô bên ngoài cơ
thể không? Hãy cho biết một số thành tựu là ứng dụng của việc nuôi cấy mô ngoài cơ thể.
Câu 6. Trong kĩ thuật cây ghép cơ quan thường xảy ra phản ứng đào thải. Để khắc phục khó khăn này, người
ta tạo ra mô cấy ghép có cùng kiểu gen với người bệnh. Hãy giải thích những ưu điểm của việc sử dụng tế
bào gốc nhau thai trong việc cấy ghép cơ quan.
Câu 7: Hiện nay trên thế giới có nhiều nước thành lập các ngân hàng tế bào gốc nhau thai. Người ta sử dụng
tế bào gốc nhau thai nhằm mục đích gì?
Bài 2: NGUYÊN PHÂN
Nguyên phân là quá trình phân chia của tế bào nhân thực trong đó nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế
bào được chia ra làm hai phần giống nhau và giống về số lượng và thành phần của nhiễm sắc thể trong tế bào
mẹ. Xảy ra cùng với nguyên phân là sự phân chia tế bào chất, các bào quan và màng nhân thành ra hai tế bào
với thành phần bằng nhau. Nguyên phân và phân bào chia bào chất cùng được gọi là kì nguyên
phân của chu kỳ tế bào - sự phân chia của tế bào mẹ thành hai tế bào giống hệt nhau và giống cả tế bào mẹ.

Theo
Câu 11. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Ở trẻ sơ sinh, tất cả các tế bào đều có khả năng nguyên phân giúp cơ thể tăng trưởng nhanh.
B. Trong quá trình nguyên phân, pha phân chia nhân chiếm thời gian chủ yếu.
C. Khi tế bào đậu Hà Lan (2n=14) đang thực hiện nguyên phân ở kì giữa sẽ đếm được 28 phân tử ADN.
D. Ở người trưởng thành chỉ có tế bào máu, tế bào sinh dục sơ khai có khả năng nguyên phân.
Câu 12. Ghép các nhận định sau đây đúng hay sai?
Nhận định
Trong giai đoạn phân chia nhân, hàm lượng ADN trong tế bào cao nhất ở kì giữa, nhỏ nhất ở kì sau.
Ở 1 tế bào 2n=8 đang nguyên phân ở kì đầu sẽ đếm được số tâm động trên các NST là 16 tâm động.
Từ một hợp tử nguyên phân liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra sinh khối tế bào có 32 tế bào.
Ở một tế bào 2n thực hiện nguyên phân, ở kì sau tất cả NST không phân li sẽ tạo ra 2 tế bào có bộ NST là 4n.


Cơ sở khoa học của hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật là quá trình nguyên phân.

Câu 13. Nguyên phân có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể sinh vật và trong thực tiễn.
Câu 14. Ở tế bào thực vật không có trung thể, quá trình nguyên phân có đặc điểm gì khác với nguyên phân ở
tế bào động vật.
Câu 15. Ở cây ăn quả, người ta thường nhân giống bằng cách nào? Hãy cho biết ưu điểm của hình thức nhân
giống đó.
Câu 16. Từ một mô tế bào thực vật có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh không? Hãy cho biết cơ sở
khoa học của hình thức nhân giống đó. Phương pháp nhân giống như vậy có ưu điểm gì?
Câu 17. Xét 2 cặp gen AaBb trên 2 cặp NST ở một tế bào 2n thực hiện nguyên phân xảy ra hiện tượng các
NST không phân li. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Tạo ra 1 tế bào con có bộ NST AAaaBBbb.
B. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 4n.
C. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST AAaaBBbb.
D. Tạo ra một tế bào con có bộ NST 2n.
Câu 18. Trong nguyên phân, khi xử lí đột biến với dung dịch cônsixin làm tất cả NST nhân đôi nhưng không
phân li sẽ gây ra hậu quả như thế nào? Dạng đột biến này có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?
Câu 19. Trong nguyên phân, sự co xoắn và tháo xoắn của các NST có ý nghĩa gì?
Câu 20. Chu kì tế bào của một tế bào là 11 giờ, thời gian nguyên phân là 1 giờ, tỉ lệ thời gian các kì phân bào
tương ứng là 3:2:2:3. Hãy xác định số tế bào, số NST trong tất cả các tế bào con vào thời điểm tế bào trên
nguyên phân được 32 giờ 40 phút.
BÀI 3: GIẢM PHÂN
Trong một tiết dạy sinh học ở lớp 10 ở trường THPT Lê Xoay. Một giáo viên Sinh học đã phân tích và
đưa ra câu hỏi với học sinh lớp mình như sau: Ở sinh vật sinh sản hữu tính có sự kết hợp của giao tử đực và
giao tử cái để tạo thành hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Điều gì sẽ xảy ra nếu các giao tử có bộ NST
không thay đổi so với tế bào mẹ? Bộ NST của các giao tử như thế nào? Quá trình tạo ra giao tử có bộ NST
như vậy như thế nào?
Bằng những kiến thức hiểu biết về quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, em hãy trả lời những
câu hỏi sau:
Câu 21. Quá trình giảm phân có ý nghĩa như thế nào với sinh vật.
Câu 22. So sánh giảm phân I và giảm phân II.
Câu 23. So sánh nguyên phân và giảm phân.

Câu 24. Hãy ghép các nhận định sau đúng hay sai?
Nhận định
Các tế bào con tạo ra sau giảm phân I luôn có số lượng, hình thái, cấu trúc NST giống nhau.
Kết thúc giảm phân I, các tế bào con đều có hàm lượng ADN giống hàm lượng ADN của tế bào ban đầu.
Các tế bào con tạo thành sau giảm phân đều có số lượng, hình thái, cấu trúc NST như nhau.
Một tế bào sinh tinh có KG AABbDd kết thúc giảm phân tạo ra 4 loại giao tử khác nhau.
Khi 1 tế bào sinh trứng ở một loài 2n=8 giảm phân sẽ tạo ra 4 tế bào con n=4 đều biệt hóa thành tế bào trứng.
Câu 25. Khi quan sát một tế bào của một loài 2n=8 giảm phân. Xác định số NST, hình thái NST, số cromatit,
số tâm động ở kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối giảm phân I, II.


Câu 26. Xét 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau. Tính theo lí thuyết, khi 3 tế bào có kiểu
gen AaBbDd giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Câu 27. Trong tế bào sinh dưỡng của người bình thường có 6,4.10 9 cặp nucleotit. Hãy cho biết số lượng
nucleotit trong 1 tế bào vào thời điểm
a. pha G1.
b. pha G2.
c. kì đầu.
d. kì cuối.
Câu 28. Xét 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một cá thể có KG AaBb khi giảm phân đã
xảy ra đột biến làm cặp Aa nhân đôi nhưng không phân li xảy ra ở một số tế bào. Khi cá thể này tự thụ phấn
thu được F1. Hãy xác định:
a. Các loại giao tử thu được sau khi giảm phân.
b. Số loại kiểu gen tối đa có thể có ở F1.
Câu 29. Hãy cho biết ý nghĩa của hiện tượng tiếp hợp NST trong giảm phân. Giải thích tại sao các thể đột
biến 3n, 2n+1 thường bất thụ.
Câu 30. Ở người, đứa trẻ mắc hội chứng Đao có 3 NST 21. Hãy giải thích cơ chế phát sinh hội chứng Đao?
Có thể phát hiện sớm hội chứng Đao bằng cách nào? Ý nghĩa của việc phát hiện sớm hội chứng Đao.
Câu 31. Hai học sinh tranh luận với nhau về ý nghĩa của quá trình giảm phân. Một học sinh nói nếu không có
quá trình giảm phân, thụ tinh thì sự sống sẽ không tồn tại. Bằng những kiến thức về nguyên phân, giảm phân,

hãy giải thích học sinh đó nói đúng hay sai?
4. Tiến trình dạy học chuyên đề
4.1. Tiết 1. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
4.1.1. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về chu kì tế bào, khái niệm về nguyên phân.
- Phân biệt các pha trong chu kì tế bào.
- Trình bày được diễn biến các kì trong quá trình nguyên phân.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
- Phân biệt được nguyên phân ở tế bào thực vật và tế bào động vật.
- Giải thích được cơ chế phát sinh bệnh ung thư do rối loạn cơ chế điều hòa chu kì tế bào.
- Kỹ năng
- Giải quyết tình huống: Nếu dây tơ vô sắc không được tạo thành hoặc bị đứt sẽ dẫn đến hậu quả như
thế nào?
- Thực hành thí nghiệm: Làm tiêu bản tế bào, quan sát tiêu bản tế bào.
- Vẽ hình thái bộ NST qua các kì nguyên phân.
- Thái độ
- Có thái độ học tập nghiêm túc, hoàn thành báo cáo đúng hạn, có chất lượng.
- Có tinh thần trách nhiệm với nhóm học tập trong quá trình hợp tác nhóm.
- Năng lực: Hình thành năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực CNTT,…
4.1.2. Chuẩn bị


4.1.2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh vẽ về các pha của chu kì tế bào và các kì của quá trình nguyên phân.
- Tranh vẽ về quá trình phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và động vật.
- Video quá trình nguyên phân.
4.1.2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Phiếu điều tra về bệnh ung thư ở địa phương.
- Máy ảnh.

- Máy tính.
4.1.3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
- Hoạt động 1: Tìm hiểu chu kì tế bào, rối loạn chu kì tế bào.
- Phương pháp: Dạy học theo dự án
- Mô tả dự án: Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào hình thành đến khi tế bào phân chia. Qua mỗi
chu kì tế bào, số lượng tế bào tăng lên giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, nếu chu kì kế bào bị rối
loạn, quá trình nguyên phân không kiểm soát được thì sẽ gây bệnh ung thư. Vậy, chu kì tế bào diễn ra như thế
nào, những rối loạn xảy ra với chu kì tế bào như thế nào?
- Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Sản
- GV: Giới thiệu chuyên đề dạy học.
- HS: Tìm hiểu về chuyên đề.
- Bản báo cáo v
- GV: Phân chia nhóm.
- HS: Xác định mục tiêu học tập.
- Bản báo cáo
- GV: Hướng dẫn học sinh xây dựng mục tiêu học +Tìm hiểu khái niệm chu kì tế bào.
tại địa phương.
tập.
+ Đặc điểm, diễn biến các pha của chu kì tế + Đưa ra các
- Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học tập.
bào: Pha G1, pha S, pha G2.
bệnh ung thư.
+ Hậu quả khi rối loạn chu kì tế bào sẽ dẫn + Điều chỉnh ch
đến bệnh ung thư.
+ Tìm hiểu thực trạng bệnh ung thư tại địa
phương.
+ Đưa ra giải pháp phòng và chữa bệnh ung

thư.
- HS: Phân công nhiệm vụ các thành viên
trong nhóm và xác định kế hoạch hoạt động.
Mẫu báo cáo dự án
- Tên dự án:
- Phân công nhiệm vụ thành viên nhóm:
- Thời gian, địa điểm:
- Kết quả: HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Chu kì tế bào là gì?
+ Khi chu kì tế bào bị rối loạn sẽ gây hậu quả như thế nào?
+ Thế nào là bệnh ung thư? Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh, hậu quả bệnh, biện pháp phòng, chữa.
+ Thực trạng bệnh ung thư tại địa phương (thôn hoặc xã).
+ Giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bệnh ung thư ở địa phương.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình nguyên phân


- Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề.
- Tình huống có vấn đề: Mỗi cơ thể sinh vật đa bào gồm nhiều tế bào. Các tế bào của một cơ thể đa bào đều
có bộ NST 2n không thay đổi. Vậy, cơ chế nào tạo ra các tế bào mới nhưng vẫn đảm bảo duy trì ổn định bộ
NST của loài.
- Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV: Nêu tình huống có vấn đề: Các tế bào của cơ - HS: Chỉ ra được cơ chế duy trì ổn định bộ NST qua
thể đa bào được tạo ra từ một tế bào ban đầu (ví dụ: các thế hệ tế bào là quá trình nguyên phân.
hợp tử ở loài sinh sản hữu tính). Cơ sở nào mà các tế - HS: Mô tả được diễn biến các giai đoạn của quá
bào của cơ thể đa bào đều có bộ NST 2n giống nhau. trình nguyên phân.
- GV: Hướng dẫn HS cách lắp ghép mô hình quá - HS: Biết lắp ghép mô hình quá trình nguyên phân.
trình nguyên phân.
- HS: Vẽ được cơ chế tạo thành 2 tế bào con có bộ

NST ổn định sau nguyên phân bình thường.
- GV: Sự phân chia tế bào chất giữa tế bào động vật, - HS: Thảo luận để giải thích sự khác nhau giữa phân
tế bào thực vật như thế nào?
chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật.
+ Tế bào thực vật: Phân chia tế bào chất bằng cách
hình thành vách ngăn.
+ Tế bào động vật: Phân chia tế bào chất bằng cách
thắt eo.
- GV: Đưa ra các ví dụ:
+ Từ một bộ phận của cây (rễ, thân, l á) có thể hình - HS: Thảo luận nhóm để chỉ ra được ý nghĩa của
thành cây mới.
quá trình nguyên phân.
+ Nhân giống cây ăn quả bằng kĩ thuật giâm, chiết, + Duy trì ổn định bộ NST của các tế bào trong cơ
ghép, nuôi cấy mô.
thể.
+ Một số động vật có hình thức tái sinh cơ quan như + Là cơ sở sinh sản ở loài sinh sản sinh dưỡng, loài
ở thạch sùng, cua, tôm, sao biển.
đơn bào nhân thực.
+ Khi lên vùng núi cao, số lượng hồng cầu tăng.
+ Giúp cơ thể sinh trưởng.
+ Thay thế tế bào già, chết, tổn thương, tái sinh cơ
quan.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Chu kì tế bào là gì? Trình bày đặc điểm các pha của chu kì tế bào.
- Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào. Chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình
nguyên phân.
+ Pha G1: Pha G1 diễn ra ngay sau khi tế bào vừa mới phân chia xong. Tế bào tổng hợp các chất, tăng số
lượng bào quan, tăng kích thước tế bào.
+ Pha S: ADN nhân đôi là cơ sở dấn đến NST nhân đôi tạo thành 2 cromatit dính nhau ở tâm động.
+ Pha G2: tế bào tiếp tục phiên mã, dịch mã tổng hợp protein (đặc biệt là protein cấu trúc nên thoi tơ vô sắc).



+ Pha M: Pha nguyên phân gồm phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Kết quả là tạo ra 2 tế bào con có bộ
NST giống nhau và giống tế bào ban đầu.
Câu 2: Chu kì tế bào bị rối loạn sẽ gây hậu quả gì? Ví dụ.
- Chu kì tế bào bị rối loạn làm mất khả năng kiểm soát phân bào.
+ Trường hợp tế bào phân chia liên tục sẽ làm phát sinh khối u dẫn tới bệnh ung thư.
+ Trường hợp tế bào không phân chia nữa có thể gây hiện tượng lão hóa sớm.
Câu 3: Cơ chế hình thành tế bào không có nhân, tế bào đa nhân.
- Cơ chế hình thành tế bào không có nhân (ví dụ tế bào hồng cầu): Sau khi phân bào, lizoxom của tế bào vỡ
ra, giải phóng enzim phá hủy các cấu trúc của nhân.
- Tế bào đa nhân (ví dụ tế bào tuyến nước bọt ruồi giấm, tế bào bạch cầu đa nhân): do sự phân chia nhân
nhưng không xảy ra phân chia tế bào chất.
Câu 4: So sánh nguyên phân ở tế bào động vật và tế bào thực vật.
NF ở tế bào động vật
NF ở tế bào thực vật
Hình thành sao phân bào
Không hình thành sao phân bào
Phân chia tế bào chất bằng cách hình thành eo thắt Phân chia tế bào chất bằng cách hình thành vách
ở mặt phẳng xích đạo.
ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
Tế bào thực hiện: hợp tử, phôi, tế bào gốc, tế bào Tế bào thực hiện: hợp tử, phôi, tế bào mô phân
sinh dục sơ khai, tế bào ung thư.
sinh, tế bào mô sẹo.
Câu 5: Trình bày ý nghĩa của nguyên phân.
- Với sinh vật đơn bào nhân thực: Nguyên phân là cơ chế sinh sản của loài.
- Với sinh vật đa bào:
+ Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, tái sinh mô, cơ quan.
+ Là cơ chế duy trì ổn định bộ NST ở loài sinh sản vô tính.
Câu 6: Trình bày cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài sinh sản vô tính.

- Nguyên phân: Tế bào nguyên phân tạo tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ.
4.2. Tiết 2. Quá trình giảm phân
4.2.1. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm giảm phân.
- Trình bày được diễn biến các kì trong quá trình giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.
- Phân biệt được nguyên phân và giảm phân.
- Kỹ năng
- So sánh: So sánh nguyên phân, giảm phân.
- Vẽ hình thái bộ NST qua các kì giảm phân.
- Thái độ
- Có thái độ học tập nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm với nhóm học tập trong quá trình hợp tác
nhóm.
- Năng lực: Hình thành năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ,…
4.2.2. Chuẩn bị


4.2.2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh vẽ các kì của quá trình giảm phân.
- Video quá trình giảm phân.
4.2.2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Tài liệu học tập.
- Vở ghi chép.
4.2.3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
- Phương pháp: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm.
Hoạt động của thầy
- GV: Cơ chế nào giúp ổn định bộ NST ở loài sinh sản hữu tính.
- GV: Giới thiệu sơ đồ: P 2n x 2n
Gn

n
F1 2n
- GV: Quá trình phân bào từ tế bào 2n tạo ra tế bào con n được gọi là
quá trình gì. Diễn biến quá trình đó như thế nào?
- GV: Kết quả của quá trình nguyên phân là gì.

- GV: Vậy, sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân như thế nào.
- GV: Hướng dẫn học sinh xác định giao tử khi cá thể có KG Aa, AaBb,
AB/ab giảm phân bình thường.
- GV: Phân tích vai trò của hiện tượng TĐC, phân li độc lập NST trong
giảm phân là cơ sở tạo ra nhiều loại giao tử làm phát sinh nhiều biến dị
tổ hợp ở thế hệ sau.

Hoạt động của tr
- HS: Chỉ ra được đó là quá trình giảm phân
- HS: Thảo luận nhóm, trình bày được diễn b

- HS: Thảo luận nhóm chỉ ra được kết quả c
- Ở động vật:
+ Tế bào sinh tinh:
+ Tế bào sinh trứng:
- Ở thực vật:

- HS: Thảo luận nhóm chỉ ra sự khác nha
phân.
- HS: Thảo luận nhóm, xây dựng mô hình
phân để xác định giao tử tạo thành.

- HS: Xác định được giao tử tạo thành.
+ 1 tế bào Aa  giao tử A, a.

+ 1 tế bào AaBb  giao tử AB, ab hoặc Ab, a
+ 1 tế bào AB/ab  giao tử AB, ab, Ab, aB.
- HS: Xác định được các kiểu gen ở thế hệ
sau xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

4.3. Tiết 3. Tìm hiểu những rối loạn quá trình phân li của NST trong nguyên phân và giảm phân.
4.3.1. Mục tiêu
Kiến thức:
- Phân biệt được trường hợp rối loạn phân li ở 1 cặp NST và tất cả các cặp NST.
- Xác định được giao tử tạo thành khi 1 cặp NST không phân li hoặc tất cả các cặp NST không phân li.
- Giải thích cơ chế phát sinh tế bào có bộ NST n+1, n-1, 2n+1, 2n-1, 3n, 4n.
- Giải thích được cơ chế phát sinh hội chứng Đao ở người.
- Kỹ năng
- Giải quyết tình huống: Nếu trong nguyên phân, giảm phân, dây tơ vô sắc không được tạo thành hoặc
bị đứt sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?


- Thái độ
- Tuyên truyền về nguy cơ mắc hội chứng Đao, biện pháp phòng tránh.
- Năng lực
- Hình thành năng lực tiên đoán, năng lực giải quyết vấn đề,…
4.3.2. Chuẩn bị
4.3.2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh vẽ bộ NST của người mắc hội chứng Đao.
4.3.2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Tài liệu học tập.
- Vở ghi chép.
4.3.3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Hoạt động 3: Tìm hiểu những rối loạn quá trình phân li của NST trong nguyên phân và giảm phân.
- Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề và thảo luận nhóm.

- Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của
- GV: - Nếu sự phân li NST bị rối loạn ở 1 NST hoặc tất cả các cặp NST sẽ - HS: Khi 1 NST không phân li sẽ tạo ra
như thế nào?
1 (thể khảm).
- GV: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ phân li của NST trong nguyên phân và - HS: Nếu tất cả NST không phân li sẽ tạ
GP.
gấp đôi (4n).
+ TH1: Chỉ quan tâm tới số lượng NST.
+ TH2: Gắn các gen cụ thể vào các cặp NST.

- GV: Đưa ra tình huống: Nếu 1 cặp NST không phân li ở GPI, GPII, hoặc - HS: Vẽ được sơ đồ phát sinh giao tử kh
tất cả các cặp không phân li sẽ tạo ra giao tử như thế nào.
cặp NST không phân li trong giảm phân.
+ Một cặp NST không phân li  giao tử n
+ Tất cả các cặp NST không phân li  gia

- GV: Đưa bài tập cho HS:
- HS: Cá thể Aa nhân đôi nhưng không p
- Khi 1 tế bào có kiểu gen Aa, AaBb khi giảm phân cặp Aa nhân đôi nhưng + Không phân li ở GP1: Aa, 0.
không phân li ở GP1 hoặc GP2.
+ Không phân li ở GP2: AA, aa, 0.
- Một tế bào của cá thể có KG AaBb nh
phân li ở GP:
+ Không phân li ở GP1: AaB, b hoặc Aab
+ Không phân li ở GP2: AAB, aab, B, b h
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: So sánh nguyên phân và giảm phân.
Quá trình nguyên phân

Quá trình giảm phân
Tế bào thực hiện:
- Ở thực vật: Tế bào hợp tử, phôi, mô phân sinh.
- Ở thực vật: Tế bào sinh hạt phấn và túi phôi.
- Ở động vật: Tế bào hợp tử, phôi, tế bào gốc, tế - Ở động vật: Tế bào sinh tinh và sinh trứng.


bào ung thư.
- Gồm 1 lần nhân đôi ADN, 1 lần phân bào.
- Kì đầu: Không xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao
đổi chéo.
- Kì sau: Các NST đơn phân ly về 2 cực tế bào.
- Kết quả: tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống
nhau và giống tế bào ban đầu.

- Gồm 1 lần nhân đôi ADN, 2 lần phân bào.
- Kì đầu: Xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi
chéo làm phát sinh nhiều loại giao tử.
- Kì sau I: Các NST kép phân ly về 2 cực tế bào.
- Kết quả: tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giamr đi
một nửa. Các tế bào này sẽ biệt hóa hình thành
giao tử.
Vài trò: Giúp cơ thể sinh trưởng, tái sinh cơ quan, -Vai trò: Tạo ra giao tử có bộ NST n, qua thụ tinh
duy trì bộ NST loài sinh sản vô tính.
khôi phục bộ NST 2n đặc trưng cho loài.
- Tạo ra nhiều loại giao tử làm phát sinh tính đa
dạng di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
Câu 2: Một tế bào đang ở kì giữa của quá trình phân bào. Làm thế nào để xác định tế bào này đang nguyên
phân hay giảm phân.
- Nếu NST kép (bộ NST 2n) xếp thành 1 hàng và liên kết với dây tơ vô sắc ở 2 phía tâm động -> Nguyên

phân.
- Nếu NST kép (bộ NST 2n) xếp thành 2 hàng và liên kết với dây tơ vô sắc ở 1 phía tâm động hoặc NST kép
(bộ NST n) xếp thành 1 hàng và liên kết với dây tơ vô sắc ở 2 phía tâm động -> Giảm phân.
Câu 3: Trình bày ý nghĩa của giảm phân.
- Sự phân ly độc lập, hoán vị gen là cơ sở tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau làm phát sinh tính đa dạng di
truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
- Giảm phân, thụ tinh, nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST ở loài sinh sản hữu tính.
Câu 4: Hiện tượng tiếp hợp NST xảy ra ở thời điểm nào của quá trình giảm phân. Ý nghĩa của hiện tượng
tiếp hợp các NST?
- Ở kì đầu GFI.
Ý nghĩa: Làm thay đổi cấu trúc NST, phát sinh nhiều loại giao tử -> tăng tính đa dạng di truyền cung cấp
nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
Câu 5: Cơ chế nào xuất hiện trong quá trình giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau. Ví dụ chứng
minh điều đó.
- Sự phân ly độc lập của các NST ở kì sau GFI. Ví dụ: 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ cho
2 loại giao tử AB, ab hoặc Ab, aB.
- Do hiên tượng trao đổi chéo các gen tương ứng xảy ra ở kì đầu GFI. Ví dụ: 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen
AB/ab giảm phân có xảy ra trao đổi chéo ở vị trí Aa sẽ tạo ra 4 loại giao tử AB, ab, Ab, aB.
Câu 6: Trình bày cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài sinh sản hữu tính.
- Nhờ 3 quá trình GF – thụ tinh – nguyên phân.
- Giảm phân: Từ tế bào có bộ NST 2n giảm phân sẽ tạo ra giao tử có bộ NST n.
- Thụ tinh: Các giao tử n thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử có bộ NST 2n.
- Nguyên phân: Hợp tử nguyên phân tạo thành phôi và cơ thể mới.
Câu 7: Tại sao nói quá trình giảm phân II cơ bản giống nguyên phân?
- Điểm khác với nguyên phân: Không xảy ra sự nhân đôi NSt ở kì trung gian.


- Điểm giống: Từ kì đầu đến khi kết thúc GFII giống với nguyên phân.
Câu 8: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa hoặc AaBb hoặc AB/ab giảm phân bình thường sẽ tạo giao tử
như thế nào?

- Một tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa -> giao tử 2A : 2a.
- Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb -> giao tử 2AB : 2ab hoặc 2Ab: 2aB.
- Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab -> giao tử AB, ab, Ab, aB.
Câu 9: Một tế bào sinh trứng có kiểu gen Aa hoặc AaBb hoặc AB/ab giảm phân bình thường sẽ tạo giao tử
như thế nào?
- Một tế bào sinh trứng có kiểu gen Aa -> giao tử A hoặc a.
- Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBb -> giao tử AB hoặc ab hoặc Ab hoặc aB.
- Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AB/ab -> giao tử AB hoặc ab hoặc Ab hoặc aB.
Câu 9: Một cá thể có kiểu gen Aa hoặc AaBb hoặc AB/ab khi tiến hành giảm phân bình thường sẽ tạo giao tử
như thế nào?
Câu 10: Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường sẽ tạo thành tối thiểu và tối đa bao
nhiêu loại giao tử?
- Một cá thể có kiểu gen Aa -> giao tử 1/2A : 1/2a.
- Một cá thể có kiểu gen AaBb -> giao tử 1/4AB : 1/4ab : 1/4Ab: 1/4aB.
- Một cá thể có kiểu gen AB/ab giảm phân xảy ra trao đổi chéo với tần số f -> giao tử AB=ab=1/2-f/2 và
Ab=aB=f/2.
Câu 11: Ba tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường sẽ tạo thành tối thiểu và tối đa bao
nhiêu loại giao tử?
- Ba tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường sẽ tạo thành tối thiểu 1 loại giao tử và tối
đa 3 loại giao tử.
Câu 12: Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab Dd giảm phân bình thường trong đó có 1 tế bào giảm phân
xảy ra trao đổi chéo ở cặp Aa sẽ tạo ra tối đa và tối thiểu bao nhiêu loại giao tử?
- Mỗi tế bào giảm phân xảy ra TĐC sẽ tạo ra 2 loại giao tử liên kết và 2 loại giao tử hoán vị.
- Kiểu gen AB/ab Dd sẽ tạo được 8 loại giao tử, trong đó có 4 loại giao tử liên kết và 4 loại giao tử hoán vị.
- Vậy, số loại giao tử tối thiểu là 4 và số loại giao tử tối đa là 6.

4.4. Tiết 4, 5, 6. Bài tập
4.4.1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Biết tự xây dựng các công thức khi giải bài tập nguyên phân, giảm phân.

+ Phân dạng các bài tập nguyên phân và giảm phân.
- Kĩ năng:
+ Biết cách giải các bài tập về nguyên phân, giảm phân.
- Thái độ:
+ Có ý thức tự học, yêu thích môn học.
- Năng lực
+ Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề.


4.4.2. Chuẩn bị
4.4.2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hệ thống dạng bài tập về nguyên phân, giảm phân.
4.4.2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Câu hỏi bài tập từ các nguồn tài liệu khác nhau.
4.4.3. Tiến trình dạy học
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN, THỤ TINH
1. Dạng 1: Xác định số NST, số cromatit, tâm động ở các kì phân bào
- Trong nguyên phân:
Chỉ số
Đầu kì TG
Cuối kì TG
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Số NST
2n đơn
2n kép
2n kép
2n kép

4n đơn
2n đơn
Số cromatit
0
4n
4n
4n
0
0
Số tâm động 2n
2n
2n
2n
4n
2n
- Trong giảm phân I:
Chỉ số
Đầu kì TGI
Cuối kì TGI
Kì đầu I
Kì giữa I
Kì sau I
Kì cuối I
Số NST
2n đơn
2n kép
2n kép
2n kép
2n kép
n kép

Số cromatit
0
4n
4n
4n
4n
2n
Số tâm động 2n
2n
2n
2n
2n
n
- Trong giảm phân II:
Chỉ số
Đầu kì TGII Cuối kì TGII
Kì đầu II
Kì giữa II
Kì sau II
Kì cuối II
Số NST
n kép
n kép
n kép
n kép
2n đơn
n đơn
Số cromatit
2n
2n

2n
2n
0
0
Số tâm động n
n
n
n
2n
n
- Ví dụ 1: Ở ruồi giấm có 2n=8. Xác định số NST, cromatit, số tâm động ở kì giữa của quá trình nguyên
phân.
HD: - Ở kì giữa nguyên phân của 1 tế bào ruồi giấm có 8 NST kép. 16 cromatit, 8 tâm động.
2. Dạng 2: Xác định số tế bào con tạo thành, số NSTmtcc, số thoi vô sắc hình thành
- Xét 1 tế bào nguyên phân liên tiếp k lần:
+ Số tế bào con tạo thành là 2k.
+ Số NSTmtcc=2n.(2k-1).
+ Số thoi vô sắc đã hình thành: 2k-1.
+ Tổng số tế bào con xuất hiện qua các lần nguyên phân: 2.(2k-1).
- Xét 1 tế bào giảm phân:
+ Ở tế bào sinh tinh sẽ tạo ra 4 tinh trùng.
+ Ở tế bào sinh trứng sẽ tạo ra 1 trứng và 3 thể cực.
+ Số NSTmtcc=2n.
+ Số thoi vô sắc hình thành là 3.
- Xét 1 tế bào nguyên phân liên tiếp k lần, tất cả các tế bào con ở lần nguyên phân cuối cùng đều giảm phân.
+ Số NSTmtcc= 2n.(2k-1) + 2k.2n
+ Số thoi vô sắc hình thành là : 2k-1 + 3.2k.
+ Số tinh trùng tạo thành là 4.2k (nếu là tế bào sinh tinh), số trứng tạo thành là 2k (nếu là tế bào sinh trứng).



3. Dạng 3: Xác định kiểu gen của giao tử
- Xét 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa giảm phân sẽ tạo ra 2 loại giao tử 2A : 2a.
- Xét 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân không có TĐC sẽ tạo ra 2 loại giao tử 2AB : 2ab hoặc
2Ab : 2aB.
- Xét 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab giảm phân không có TĐC sẽ tạo ra 2 loại giao tử 2AB : 2ab.
- Xét 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab giảm phân có TĐC sẽ tạo ra 4 loại giao tử AB : ab : Ab : aB.
- Xét 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab Dd giảm phân không có TĐC sẽ tạo ra 2 loại giao tử ABD : abd
hoặc ABd : abD.
- Xét 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab Dd giảm phân có TĐC ở Aa sẽ tạo ra 4 loại giao tử ABD : aBD :
abd : Abd hoặc ABd : aBd : abD : AbD.
- Xét 1 cá thể có kiểu gen Aa giảm phân sẽ tạo ra 2 loại giao tử 1/2A : 1/2a.
- Xét 1 cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân không có TĐC sẽ tạo ra 4 loại giao tử 1/4AB : 1/4ab 1/4Ab :
1/4aB.
- Xét 1 cá thể có kiểu gen AB/ab giảm phân không có TĐC sẽ tạo ra 2 loại giao tử 1/2AB : 1/2ab.
- Xét 1 cá thể có kiểu gen AB/ab giảm phân có TĐC sẽ tạo ra 4 loại giao tử AB = ab = (1-f)/2; Ab = aB = f/2.
- Xét 1 cá thể có kiểu gen AB/ab Dd giảm phân không có TĐC sẽ tạo ra 4 loại giao tử 1/4ABD : 1/4abd
1/4ABd : 1/4abD.
- Xét 1 cá thể có kiểu gen AB/ab Dd giảm phân có TĐC ở Aa sẽ tạo ra 8 loại giao tử [AB = ab = (1-f)/2; Ab =
aB = f/2].[1/2D: 1/2d]
- Xét 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa giảm phân nhưng Aa không phân ly trong giảm phân I sẽ tạo ra 2 loại
giao tử 2Aa : 2O.
- Xét 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa giảm phân nhưng Aa không phân ly trong giảm phân II sẽ tạo ra 3 loại
giao tử AA : aa : 2O.
- Xét 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân nhưng Aa không phân ly trong giảm phân I sẽ tạo ra 2
loại giao tử 2AaB : 2b hoặc 2Aab : 2B.
- Xét 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân nhưng Aa không phân ly trong giảm phân II sẽ tạo ra 2
loại giao tử AAB : B; aab : b hoặc AAb, b : aaB, B.
- Xét 1 cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân nhưng Aa không phân ly trong giảm phân I ở tất cả các tế bào
giảm phân sẽ tạo ra 4 loại giao tử AaB : b; Aab : B.
- Ba tế bào sinh tinhcó kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường và không xảy ra TĐC sẽ tạo thành tối thiểu

và tối đa bao nhiêu loại giao tử?
HD: Tối thiểu 2 loại giao tử và tối đa 6 loại giao tử.
- Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab Dd giảm phân bình thường và có 1 tế bào TĐC sẽ tạo thành tối thiểu
và tối đa bao nhiêu loại giao tử?
HD: Tối thiểu 4 loại và tối đa 6 loại giao tử.
4. Dạng 4: Xác định tần số trao đổi chéo
- Tần số TĐC được tính bằng tỉ lệ giao tử có TĐC.
- Nếu có x% tế bào giảm phân xảy ra TĐC thì f=x%/2.
- Giả sử xét 1000 tế bào giảm phân, trong đó có 300 tế bào giảm phân có TĐC thì tần số TĐC là (300.2)/
(100.4)=0,15.


- Một cá thể giảm phân hình thành các giao tử với tỉ lệ AB = ab = 0,4; Ab = aB = 0,1 thì f=0,2.
- Tần số TĐC không bao giờ vượt quá 50% vì nếu 100% tế bào giảm phân đều xảy ra TĐC thì f=50%. Thực
tế không phải tế bào nào giảm phân cũng xảy ra TĐC nên f<50%.
5. Dạng 5: Bài toán kết hợp nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
Ví dụ 1
Một tế bào sinh dục sơ khai đực của một loài qua một số lần nguyên phân, môi trường cung cấp cho tế
bào 120 NST đơn, trong đó có 112 NST đơn hoàn toàn mới.Sau nguyên phân chỉ có 75% số tế bào trên vào
vùng chín tạo giao tử, trong số tinh trùng tạo ra cũng chỉ có 75% phục vụ cho sinh sản, biết hiệu suất thụ tinh
của tinh trùng là 25%.
a. Xác định tên loài?
b. Tìm hiệu suất thụ tinh của trứng biết tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân một số lần giống tế bào
sinh dục sơ khai đực và 100% số trứng phục vụ cho sinh sản?
c. Một hợp tử của tế bào trên đi vào đợt nguyên phân thứ ba, người ta đếm thấy có 48 NST đơn trong hợp
tử, tìm số tế bào con đã xuất hiện trong toàn bộ quá trình nói trên?
HD:
a. Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, x là số lần nguyên phân.
Theo dữ liệu đề bài, ta có
2n(2x – 1) = 120 (1)

2n(2x – 2) = 112 (2)
(1) – (2) => 2n = 8, đây là ruồi giấm.
b.Thay 2n = 8 vào (1) => 2x = 16.
-Số tế bào vào vùng chín tạo giao tử: 16. 0,75 = 12 (tế bào).
-Số tinh trùng tạo thành: 12.4 = 48 tinh trùng
-Số tinh trùng phục vụ cho sinh sản: 48. 0,75 = 36 tinh trùng.
-Số hợp tử tạo thành = số tinh trùng tham gia thụ tinh tạo hợp tử: 36. 0,25 = 9 = số trứng tham gia thụ
tinh tạo hợp tử.
-Hiệu suất thụ tinh của trứng: (9.100)/16 = 56,25%.
c. Số tế bào chứa 48NST: 48/8 = 6 tế bào.
-Qua 3 lần nguyên phân, hợp tử phải tạo ra 8 tế bào => 2 tế bào chết sau khi kết thúc lần nguyên phân thứ
ba.
-Số tế bào con đã từng xuất hiện trong nguyên phân (23+1 – 2) – 2 = 12 tế bào.
Ví dụ 2
-Trong tinh hoàn của 1 gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng
trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với các trứng. Các trứng
hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng sau khi ấp, chỉ nở được 25
gà con. Biết ở gà 2n = 78.
a. Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng.
b. Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi các
tế bào sinh trứng này qua giảm phân.
HD:
a. Số tinh trùng được hình thành là: 6250 x 4 = 25 000 (tinh trùng).


- Số tinh trùng trực tiếp tham gia thụ tinh với trứng: 25 000 x 1/1000 = 25 (tinh trùng).
b. Số lượng tế bào sinh trứng = số lượng trứng tạo ra = 32 tế bào.
- Số thể định hướng bị tiêu biến có số nhiễm sắc thể là: 32 x 3 x 39 = 3744 (NST).
Ví dụ 3
-Một tế bào sinh dục của gà (2n =78 ) nguyên phân nhiều lần liên tiếp.Toång số tế bào lần lượt sinh ra

trong các thế hệ là 510. Các tế bào con sinh ra trong thế hệ cuối cùng đều giảm phân tạo giao tử.Biết hiệu
suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% và tạo được 16 hợp tử.
a. Xác định số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên.
b. Xác định giới tính của cá thể nói trên.
HD:
a. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục là: 2( 2x – 1) = 510  x = 8
b. Xác định giới tính của gà:
- Số giao tử tạo thành: (16 x 100) : 1,5625 = 1024 (giao tử).
- Só giao tử tạo thành từ 1 tế bào sinh giao tử: 1024 : 256 = 4 (giao tử).
Vậy cá thể trên là gà trống.
Ví dụ 4
Giả sử một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Xét 15 tế bào sinh tinh chín và 15 tế bào sinh trứng
chín giảm phân bình thường. Xác định số loại tinh trùng và số loại trứng tối đa khác nhau về tổ hợp nhiễm
sắc thể có thể được tạo ra trong trường hợp có trao đổi chéo tại một điểm ở một cặp nhiễm sắc thể tương
đồng?
HD - Một tế bào sinh tinh giảm phân tạo tối đa 4 loại tính trùng. Với 15 tế bào sinh tinh có thể tạo được tối
đa: 15 x 4 = 60 loại tinh trùng.
- Số loại trứng tối đa tạo ra: 15 x 1 = 15 loại.
Ví dụ 5
Ở vùng sinh sản của một động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần liên tiếp đòi hỏi môi
trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 1496 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm
phân tạo được 152 giao tử và môi trường phải cung cấp 1672 nhiễm sắc thể đơn. Xác định bộ nhiễm sắc thể
lưỡng bội (2n) và giới tính của loài?
HD:- Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài = (1672-1496)/4 = 44 NST.
- Giới tính: Số tế bào sinh giao tử = 1672/44 = 38.
=>Số giao tử giao tử được sinh ra từ 1 tế bào sinh giao tử = 152/38 = 4 => Giới đực.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số

711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ngô Văn Hưng (Chủ biên), Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên (2009), Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học lớp 10,11,12, Nxb
Giáo dục Việt Nam.
3. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn
Sinh học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Truonghocketnoi.edu.vn



×