Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận Văn Bước đầu tìm hiểu quan hệ Trung Quốc - Liên Xô từ năm 1959 đến 1979

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 101 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc và Liên Xô là hai nước lớn nhất trong hệ thống xã hội chủ nghĩa
trong thời kì chiến tranh lạnh. Quan hệ của hai đất nước này không chỉ làm ảnh
hưởng tới cục diện của quan hệ quốc tế mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến nước ta Một nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm 1950, Đảng và Nhà nước Trung Quốc thực hành đường lối
đối ngoại ưu tiên cho các nước XHCN. Với vị thế đứng đầu phe XNCH, Liên Xô
luôn chiếm trung tâm trong chính sách đối ngoại của Trung

Quốc. Đến những

năm 1959 – 1979, lại thực hiện đường lối đối ngoại chống lại Liên Xô. Vì vậy, ở
phương diện nào đó, thì quan hệ Xô – Trung đã trở thành nhân tố quốc tế có ý nghĩa
nhất để tìm hiểu về nước CHND Trung Hoa và những biến đổi của nó trong 20
năm sóng gió 1959 – 1979. Mặt khác, có thể coi quan hệ Trung – Xô 1959 – 1979 là
những mắt xích quan trọng để xem xét chính sách đối ngoại của Trung Quốc cùng
những bước ngoặt của nó trong suốt thời kì chiến tranh lạnh. Từ đó, thấy được hệ
quả của mối quan hệ này tác động đến quan hệ quốc tế và Việt Nam.
Đồng thời, từ việc tìm hiểu quan hệ của hai nước lớn trong phe XHCN
những năm 1959 – 1979, những bài học về quan hệ với các nước lớn từ những thập
kỉ 70 của thế kỉ trước vẫn còn nguyên giá trị đối với Việt Nam khi đất nước ta đang
trên đà phát triển mạnh mẽ.
Vì những lí do trên mà việc nghiên cứu Quan hệ Trung Quốc – Liên Xô 1959
– 1979 có những ý nghĩa quan trọng và người viết mạnh dạn chọn việc tìm hiểu vấn
đề “Bước đầu tìm hiểu quan hệ Trung Quốc – Liên Xô từ năm 1959 đến năm
1979” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Trung - Xô trong những năm 1959-1979 đã gây mối quan tâm
nghiên cứu từ nhiều năm qua. Các công trình nghiên cứu tập trung nhiều ở các học



2
giả phương Tây và Liên Xô, có thể kể một số cuốn sách tiêu biểu như: C. B xét
orisov trong cuốn : “Từ lịch sử quan hệ Xô- Trung trong những năm 1950”,
Moskva 1981 đã tìm hiểu những bất đồng giữa hai nước Trung- Xô trong thập kỷ
1950 lý giải sự chia rẽ chủ yếu là do Trung Quốc; Richard Thomton “Trung Quốc,
một lịch sử chính trị 1917-1980” Westview Press, Boulder, Colorado 1982, phần 3
của cuốn sách này là “Quan hệ Trung -Xô từ năm 1949-1968” nói tới sự phát triển
nội bộ ở mỗi nước đã ảnh hưởng sâu sắc tới mối quan hệ Trung- Xô, chủ nghĩa dân
tộc đã được đặt trên chủ nghĩa quốc tế vô sản; Claude Cadart: “Từ dự án chiến lược
Trung -Xô đến dự án chiến lược Trung -Mỹ, nước Trung Hoa mới đi tìm một chiến
lược nhằm giành ảnh hưởng toàn cầu”, Etudes Internationales, 12-1979 nói đến
mối quan hệ Trung Xô và sự rạn nứt của nó là cơ sở cho Trung Quốc đi tới chính
sách đối ngoại xích lại gần với Mỹ ; Cowichoudhury “ Cuộc xung đột Trung- Xô”,
Westview Press, Colorado, 1972 lại đi tìm nguyên nhân sự bất đồng Trung Xô từ
mâu thuẫn giữa hai Đảng Cộng Sản; ở Việt Nam, Viện quan hệ quốc tế có xuất bản
cuốn “Quan hệ Liên Xô- Trung Quốc 1949-1982”, Hà Nội 1988, nói về đại sự ký
quan hệ giữa hai nước theo kiểu biên niên, trình bày các sự kiện khá khách quan;
P.Ponomanev, A. Gromyko “Quan hệ Trung -Xô trong những năm 1955-1970”
trích chương XXVIII cuốn “Liên Xô và các nước trong cộng đồng Xã Hội Chủ
Nghĩa”, Nxb Tiến Bộ Moskva, 1974 chủ yếu nói về sự hợp tác kinh tế, khoa học kỹ
thuật giữa hai nước và sự tác động của mối quan hệ ấy tới nền kinh tế Trung Quốc...
Như vậy chưa có một công trình nghiên cứu nào khái quát được mọi
mặt của quan hệ Trung Quốc – Liên Xô từ năm 1959 - 1979. Với việc tìm hiểu đề
tài “Bước đầu tìm hiểu quan hệ Trung Quốc- Liên Xô từ năm 1959-1979” , Tác
giả sẽ tổng hợp, khái quát mọi mặt trong từng giai đoạn cũng như hệ quả của quan
hệ Trung Quốc - Liên Xô đối với Liên Xô, Trung Quốc, với cách mạng Việt Nam
và với quan hệ quốc tế....



3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trước tiên, khóa luận cố gắng phác họa một cách chung nhất bối cảnh của
khu vực và thế giới, đồng thời cũng tìm hiểu về mối quan hệ Trung – Xô trước năm
1959 đã có những tiền đề như thế nào đối với quan hệ hai nước trong thời kì 1959 –
1979
Sau đó, khóa luận tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc – Liên Xô trong thời kì
1959 – 1979 và những hệ quả, cụ thể là:
-Làm rõ mối quan hệ chính trị khá phức tạp giữa hai nước
-Tìm hiểu những mâu thuẫn Trung – Xô trong thời kì này, mâu thuẫn về
chings sách, đướng lối, đường biên giới...
-Tìm hiểu câu kết Trung Mỹ và tác động của nó với quan hệ Trung – Xô.
-Tìm hiểu những hệ quả của qua hệ Trung – Xô đối với Trung quốc, đối với
Liên Xô, đối với quan hệ quốc tế và đối với Việt Nam.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này tập trung tìm hiểu quan hệ Trung Quốc – Liên Xô trong giai đoạn
1959 – 1969.
Đồng thời đề tài làm rõ được hệ quả của quan hệ Trung Quốc – Liên Xô đối
với Liên Xô, Trung Quốc, quan hệ thế giới cũng như là Việt Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: 1959-1979
Về không gian: Trung Quốc- Liên Xô
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu


4
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tài liệu sử dụng cho khóa luận gồm các tài liệu sau:
- Các văn kiện, báo cáo và điều ước...của Đảng và Chính phủ hai nước có

liên quan về quan hệ đối ngoại như: “Tập văn kiện đối ngoại của nước CHND
Trung Hoa từ 1949 – 1959”; Thế giới tri thức xuất bản xã, Bắc Kinh, xuất bản từ
1958 – 1961; Khrushchev “Báo cáo của BCH TW Đ CS Liên Xô tại Đại hội Đảng
lần thứ XX năm 1956” Sự thật, Hà Nội 1956; Bộ Ngoại giao nước CHND Trung
Hoa biên tập “Tập điều ước của nước CHND Trung Hoa từ 1949 – 1959”...
- Các sách tham khảo và tư liệu dịch, các cuốn như: Jean –Baptiste
Durosselle: “Lịch sử ngoại giao từ 1919 đến nay”, Học viện quan hệ quốc tế, Hà
Nội 1994; B.V Axtaphiep, A.M Dubinxki “Chính sách đối ngoại và quan hệ quốc
tế của nước CHND Trung Hoa từ 1949 – 1963”, NXB Tư Tưởng Moskva, 1974;
Viện quan hệ quốc tế “Quan hệ Liên Xô – Trung Quốc từ 1949 – 1982, Hà Nội
1988; C. Borisov “Từ lịch sử quan hệ Xô – Trung trong những năm 1950”, Moskva
1981...
- Ngoài ra khóa luận cũng sử dụng một số tác phẩm của các nhà lãnh đạo
trong thời gian này như: “Mao Trạch Đông tuyển tập”, Bắc Kinh 1977; Jeimut
Martin: “Mao Trạch Đông, cuốn sách đỏ lớn” (Những bài viết, bài nói và cuộc đàm
thoại từ 1949 – 1971), Paris, Flanmarien 1975, TvQđsl...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp nghiên loogic và
phương pháp lịch sử
Ngoài việc sử dụng những phương pháp chung của nghiên cứu khoa học , đề
tài còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp... nhằm đảm bảo tính khoa học của
quá trình phân tích, lý giải sự kiện.


5
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần dựng lại bức tranh lịch sử về quan hệ Trung Quốc- Liên
Xô từ năm 1959-1979 một cách toàn diện, đầy đủ hơn. Qua đó rút ra hệ quả của mối
quan hệ Trung Quốc - Liên Xô đối với Liên Xô, Trung Quốc, với cách mạng Việt
Nam và với quan hệ quốc tế....

Đề tài còn dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu giảng dạy.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm
3 chương.
Chương 1: Tuần trăng mật trong quan hệ Trung -Xô trước năm 1959.
Chương 2: Quan hệ Trung Quốc- Liên Xô từ năm 1959-1979.
Chương 3: Hệ quả của quan hệ Trung - Xô từ năm 1959-1979.


6
Chương 1
TUẦN TRĂNG MẬT TRONG QUAN HỆ TRUNG – XÔ TRƯỚC NĂM 1959
1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRUNG – XÔ TRƯỚC NĂM 1959
1.1.1. Những diễn biến chính ở Liên Xô
Trước khi Cách mạng tháng 10 Nga diễn ra, Nga là một nước đế quốc phong
kiến, đứng đầu nhà nước là Nga hoàng, trong nước đã tiến hành phát triển kinh tế
theo nền kình tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, Nga cũng chỉ là một nước tư bản có
mức phát triển nền kinh tế trung bình. Trong khi đó nước Nga lại là nơi mâu thuẫn
giữa nhân dân lao động và chính quyền thống trị gay gắt nhất. Cuối thế kỉ XIX –
đầu thế kỉ XX, Nga được coi là mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ
nghĩa.
Năm 1917, Cách mạng tháng 10 Nga diễn ra thành công. Cách mạng tháng
10 có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại không những đối với nước Nga mà còn đối
với cả thế giới.
Cách mạng tháng 10 đã mở ra một kỉ nguyên mới đối với nước Nga – kỉ
nguyên của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc không phải Nga
được giải phóng, thoát khỏi nô lệ gông xiềng. Một chế độ xã hội mới – chế độ xã
hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập với mục tiêu cao cả là xóa bỏ chế
độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng cho
mọi người lao động.

Với tinh thần đó, nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được
thành lập. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng. Nó đã gắn kết dân tộc Nga và
những dân tộc được Nga giải phóng lại thành một khối, nó là thắng lợi của chính
sách dân tộc theo chủ nghĩa Lênin, của tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc trong
một quốc gia công nông đầu tiên trên thế giới.
Từ đó cả nước Xô Viết bước vào công quốc phục hồi kinh tế, phát triển kinh
tế, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng nước Liên Xô giàu mạnh. Các kế
hoạch 5 năm liên tiếp được thực hiện. Và kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1937 – 1942)


7
chỉ bị ngừng lại bởi chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức phát xít tấn công vào đất
nước Xô Viết.
Nước Liên Xô đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào dân tộc dân chủ, đấu
tranh chống lại chiến tranh, chống phát xít trên thế giới. Ngoài việc đẩy phát xít
Đức ra khỏi lãnh thổ, Liên Xô còn giúp các nước Đông Âu, Trung Quốc giải phóng
khỏi ách phát xít Đức, Nhật, các nước này trở thành các nước XHCN sau chiến
tranh thế giới thứ hai.
Bước ra khỏi chiến tranh với vị thế của người chiến thắng, Liên Xô lại bước
vào công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tiếp tục tiến hành các kế hoạch 5
năm tiếp theo.
Trong thời gian này, vị lãnh tụ của đất nước Xô Viết và phong trào cộng sản
thế giới là Stalin qua đời. Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị ở Liên
Xô. Chức vụ lãnh đạo Đảng còn để trống, đứng đầu nhà nước là Malencốp, Bộ
trưởng quốc phòng là nguyên soái Bunganin, Bộ trưởng bộ nội vụ và an ninh là
Bêria. Chính quyền thực tế nằm trong tay Malencôp và Bêria. Không lâu sau, Bêria
bị xử tử vì cho là có âm mưu đảo chính. Cuối những năm 1950, Khrushchev được
đưa lên làm người đứng đầu Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên vừa mới lên, Khrushchev đã phát động một phong trào bài xích
Stalin gay gắt, gây ảnh hưởng không nhỏ tới toàn ĐCS Liên Xô và làm giảm sút uy

tín uy tín của Nhà nước và Đảng Cộng sản Liên Xô trên trường quốc tế. Vì vậy,
những người lãnh đạo của Xô Viết như Bunganin, Môlôtốp, Malencốp quyết định
loại Khrushchev ra khỏi chức vụ lãnh đạo. Tuy nhiên việc làm này không thành
công. Khrushchev tiếp tục những đường lối lãnh đạo sai lầm của mình khi xây dựng
cương lĩnh “Xây dựng chủ nghĩa cộng sản trong vòng 15 – 20 năm” và quyết định
chung sống hòa bình với Mỹ. Đất nước Liên Xô rơi vào tình trạng khủng hoảng về
đường lối lãnh đạo, mất uy tín trên trường quốc tế nghiêm trọng.
1.1.2. Tình hình ở Trung Quốc trước 1959
Chỉ trong vòng hai thế kỉ, thế kỉ XIX và thế kỉ XX, ở Trung Quốc đã nổ ra
những cuộc cách mạng lớn làm rung chuyển đảo lộn đất nước Trung Hoa tưởng


8
chùng bất biến từ thời Khổng Tử. Sau cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842)
nền văn minh phương Tây xâm nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ tới đất nước Trung
Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, khát vọng duy tân hội nhập và phát
triển được đưa ra một cách hệ thống, rõ ràng và bức thiết. Các phong trào Dương
Vụ và đặc biệt là hiến pháp Mậu Tuất tiêu biểu cho khát vọng đó. Bởi sự hạn chế
của lịch sử mà các phong trào này đều lần lượt thất bại. Dù vậy những ý nghĩa to
lớn mà chúng để lại là không thể phủ nhận, có thể coi một cuộc cách mạng tư tưởng
đã diễn ra ở đất nước Trung Hoa vào cuối thế ki XIX đầu thể kỉ XX. Chính những
phong trào duy tân đó đã đặt nền móng cho cách mạng Tân Hợi vào năm 1911.
Cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng chính trị đã đập tan chế độ quân chủ đã
tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc, sáng lập ra Trung Hoa Dân Quốc. Nhưng
thành quả cách mạng nhanh chóng bị Viên Thế Khải cướp đoạt, chế độ cộng hòa
dân chủ chưa được khai sinh.
Năm 1921, dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga và sự ra đời của
nước Nga Xô Viết, Đảng Cộng Sản Trung Quốc được thành lập, đưa giai cấp vô sản
Trung Quốc lên vũ đài chính trị và từng bước trở thành một lực lượng lãnh đạo cách
mạng, mở ra một thời kì mới trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Sau mấy chục năm

vừa thực hiện nội chiến vừa thực hiện chống xâm lăng, đến năm 1949, cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ mới thành công trên toàn đất nước Trung Quốc. Đúng 3 giờ
chiều ngày 1/10/1949 tại quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông đã
đọc “Tuyên ngôn của chính phủ nhân dân trung ương nước Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa” tuyên bố với toàn thế giới sự ra đời của nước CHND Trung Hoa.
Những dang dở của cuộc cách mạng Tân Hợi đến đây đã được hoàn thành. Đây là
một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử Trung Quốc nói chung và thời hiện đạị
nói riêng. Thắng lợi này đã chấm dứt 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc,
thực dân, tư sản mại bản và các thế lực phản động trong nước, đưa nhân dân Trung
Quốc vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH, mở ra vận hội mới để thực
hiện mục tiêu chấn hưng Trung Hoa mà bao thế hệ người Trung Hoa từ Khang Hữu
Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn đến Mao Trạch Đông đều mong muốn.


9

Với diện tích bằng ¼ châu Á và chiếm ¼ dân số toàn thế giới, thắng lợi của
cách mạng Trung Quốc vào thời điểm đó đã tăng cường ảnh hưởng và lực lượng
của cách mạng xã hội trên toàn thế giới và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc.
Nước Trung Hoa ra đời trong bối cảnh cục diện thế giới đã hình thành rõ nét
hai cực. Ở Châu Âu, cục diện hai cực hình thành rõ nét với vùng Đông Âu thuộc
phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ (Áo
và Phần Lan trở thành hai nước trung lập). Ở châu Á – Thái Bình Dương cục diện
ấy đang trong giai đoạn hình thành, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc Triêu
Tiên và quân đội Mỹ chiến Nam Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, Nhật
Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ…Nước Trung Hoa mới chọn cho mình con
đường CNXH nên ngay từ đầu nó đã phải đối mặt với sự thù địch của Mỹ và
phương Tây. Ngày 30/10/1949, Mỹ ra tuyên bố không thừa nhận nước CHDC
Trung Hoa. Tuy nhiên, lúc đầu Mỹ vẫn chưa có chính sách ngăn chặn gay gắt đối

với “Trung Hoa đỏ”. Chỉ đến sau khi Lên Xô và Trung Quốc kí hiệp ước “Đồng
minh hữu hảo và tương trợ Trung – Xô” và cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ
(ngày 25/6/1950) sau đó Trung Quốc đưa “chí nguyện quân” tham gia vào cuộc
chiến tranh “Kháng Mỹ viện Triều” , Mỹ mới bắt đầu thi hành chính sách cứng rắn
đối với CHND Trung Hoa. Từ tháng 2/1950, chính quyền Truman bắt đầu thi hành
những chính sách bao vây cấm vận hoàn toàn đối với CHND Trung Hoa, các nước
đồng minh của Mỹ cũng đi theo chính sách ấy. Mỹ không chỉ bao vây kinh tế mà
còn bao vây cả chính chị, quân sự đối với Trung Quốc, lập ra chiến tuyến từ bán
đảo Triều Tiên qua Nhật Bản, Đài Loan rồi tới Dông Dương tạo thành thế vòng
cung bao quanh Trung Quốc.
Trong suốt những năm 50, Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn và bóp nghẹt đối với
CHDC Trung Hoa, bao vây cấm vận, dung quyền phủ quyết phản đối Trung Hoa ra
nhập Liên Hợp Quốc, ra sức nâng đỡ chính quyền Đài Loan…Những hành động đó
của Mỹ khiến cho Trung Quốc không thể thi hành quan hệ đối ngoại bình thường


10
với các nước TBCN phương Tây. Trung Quốc buộc phải thi hành chính sách đối
ngoại nghiêng về các nước XHCN và các nước thuộc “thế giới thứ 3”.
Cục diện thế giới phân chia hai cực đã gây cho Trung Quốc những bất lợi
như đã nói trên, nhưng song hành với nó cũng có những thuận lợi. Điều căn bản là
cách mạng Trung Quốc thành công vào thời kì mà các cơ sở vững chắc của hệ
thống XHCN đã được thiết lập. Ở đó, chiến lược của Liên Xô và các nước XHCN
thể hiện sự đối lập với chiến lược của Mỹ, là đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc,
bảo vệ hòa bình và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, vì độc lập dân tộc dân
chủ và tiến bộ xã hội. Hơn nữa, mối quan hệ quốc tế gắn bó giữa các nước XHCN
với nhau, giữa các nước còn nghèo nàn lạc hậu, phe XHCN đã tỏ rõ những tiến bộ
nhất định so với các quan hệ quốc tế của CNTB. Cụ thể là hệ thống XHCN ngày
càng phát huy ảnh hưởng bằng con đường viện trợ kinh tế quân sự, giúp đỡ nhau
mô hình phát triển trên tinh thần của chủ ngĩa quốc tế vô sản...Như vậy là lập

trường hình thái ý thức cùng các quan hệ quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa đã
ảnh hưởng sâu sắc đến việc đề ra chính sách ngoại giao của nước Trung Hoa trong
những năm 50 và trên thực tế đường lối đối ngoại mà Trung Quốc thi hành là đường
lối của các nước XHCN.Vấn đề đặt ra là Trung Hoa phải tiến hành một đường lối
đối ngoại đúng đắn để tận dụng được hoàn cảnh quốc tế thuận lợi đó cho sự củng cố
chính quyền củ mình cũng như viêc thiết lập những cơ sở của sự phát triển XHCN
của đất nước.
1.2. QUAN HỆ TRUNG QUỐC – LIÊN XÔ TRƯỚC NĂM 1959
1.2.1. Thời kì truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin vào Trung Quốc
Nga và Trung Quốc là hai quốc gia có lịch sử quan hệ lâu đời bởi có đường
biên giới liền kề. Đối với người Trung Quốc, nước Nga có nghĩa là đất đói, dân Nga
cũng thuộc loại man di như các quan niệm thời phong kiến. Để tránh những rắc rối
không cần thiết, người viết xin được nói sơ qua từ thế kỉ XIX khi các nước đế quốc
đẩy mạnh công cuộc tìm kiếm thuộc địa.
Sau cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) nước Nga sa hoàng rất hăng
hái trong việc tham gia xâu xé nước Trung Hoa. Những hiệp ước bất bình đẳng liên


11
tiếp ra đời khi nhà Mãn Thanh đang ở giai đoạn mạt kì. Ngày 16/8/1858, hòa ước
Aigoun đã cho phép người Nga đến tả ngạn song Hắc Long Giang. Như thế là lãnh
thổ Siberie của nước Nga kéo dài đến tận Thái Bình Dương và cả miền đông bắc
Trung Quốc. Ngoài Siberie, ở Tân Cương cũng vậy và dãy Pamir, biên giới Trung
Quốc lùi dần.
Sau cách mạng tháng 10/1917, nhà nước Xô Viết ra đời và thi hành đường
lối đối ngoại tiến bộ với nội dung là: tích cực ủng hộ và giúp đỡ giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và các lực lượng dân chủ ở các nước trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc vì mục tiêu hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong
quan hệ với Trung Quốc, lập trường với Liên Xô là rõ ràng: những hiệp ước bất
bình đẳng giữa phong kiến Trung Quốc và Nga Sa Hoàng phải được hủy bỏ. Sau

đó, người Xô Viết đã bỏ lại tô giới của họ tại Hán Khẩu cùng những nhượng địa của
Nga Sa Hoàng trước đây đã giành giật được trên lãnh thổ Trung Quốc. Hiệp ước Xô
– Trung ngày 31/5/1924 đã ghi nhận điều đó.
Năm 1921, ĐCS Trung Quốc được thành lập, từ đó trên vũ đài chính trị
Trung Quốc xuất hiện hai lực lượng chính là QDĐ và ĐCS. Sau một thời kì hợp tác
ngắn ngủi theo chính sách của QTCS, hai lực lượng này bước vào cuộc nội chiến,
kéo dài kể từ năm 1927 – 1937. Năm 1937, một lần nữa thực hiện đường lối của
Đại hội VII QTCS (1935), Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật lại được hình
thành gồm ĐCS và QDĐ. Nhưng bởi những nguyên nhân của cuộc nội chiến ở
Trung Quốc vẫn còn chưa phân định thắng bại nên sự tham gia của họ vào mặt trận
này, nhất là phía QDĐ còn hạn chế, cầm chừng.
Trong thời kì từ năm 1921 đến khi thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
chống Nhật, QTCS mà trụ cột là Liên Xô có ảnh hưởng lớn đến tiến trình cách
mạng Trung Quốc, nhất là sự tác động đến quá trình hình thành đường lối của ĐCS
Trung Quốc.
Trong những năm kháng chiến chống Nhật 1937 – 1945, Liên Xô đã tiến
hành viện trợ cho các lực lượng Trung Quốc, mặc dù số lượng còn hạn chế. Liên Xô
chỉ trực tiếp chống Nhật vào giai đoạn cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ hai.


12
Theo đề nghị của Mỹ, Anh tại hội nghị Yanta tháng 2/1945, Liên Xô chấp nhận
tham gia chiến tranh chống Nhật ba tháng sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
Đến ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Ngày 9/8/1945, các lực
lượng Hồng Quân Liên Xô bắt đầu mở cuộc tấn công vào đạo quân Quan Đông của
Nhật ở Mãn Châu. Ngày 14/8/1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng. Sau đó giữa
chính quyền Moskva và chính quyền Tưởng Giới Thạch đã kí một bản “Hiệp định
Xô – Trung” vào ngày 14/8/1945 qua đó:
- Giữa hai nước Trung Hoa Quốc Dân Đảng và Liên Xô hình thành một liên
minh.

- Đường sắt Trường Xuân thuộc chủ quyền chủ Trung Quốc và do công ty
Xô – Trung quản lí.
- Cảng Lữ Thuận sẽ được sử dụng làm quân cảng chung của Trung Quốc và
Liên Xô. Ngoài ra Liên Xô được miễn thuế và tham gia quản lí cảng Đại Liên.
- Ba tỉnh miền đông của Trung Quốc do quân đội của Liên Xô chiếm đóng
và xử lí các vấn đề liên quan đến sự chiếm đóng đó.
- Hai bên trao đổi công hàm nói rõ Mãn Châu và Tân Cương thuộc chủ
quyền của Trung Quốc.
Như vậy, việc Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông, xuất kích một lực lượng
hùng hậu đã đặt Nhật Bản vào thế thất bại hoàn toàn và giúp cho đất nước Trung
Quốc thoát khỏi ách xâm lược.
Về phía ĐCS Trung Quốc, lãnh tụ Mao Trạch Đông lên tiếng ủng hộ việc
quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Mãn Châu. ĐCS Trung Quốc hoạt động mạnh
ở vùng Đông Bắc. Hàng vạn quân của ĐCS do tướng Lâm Bưu chỉ huy tiến vào
vùng này và phối hợp cùng quân đội Xô Viết từ Siberie xuống. Khi quân đội Liên
Xô rút khỏi cùng này, ĐCS Trung Quốc đứng vững ở đó nhất là vùng Đông Bắc. Sự
phát triển của ĐCS ở Mãn Châu gắn liền với những bước tiến của cuộc đấu tranh ở
nơi khác (cả về quân sự và chính trị) và phần nào là dựa vào quan hệ với Liên Xô.


13
1.2.2. Quan hệ Trung Quốc – Liên Xô trong thời kì chiến tranh giải
phóng Trung Quốc (1946-1949)
Từ tháng 10/1945 ĐCS Trung Quốc tiến hành cuộc nội chiến cách mạng lần
thứ ba. ĐCS Trung Quốc từ chỗ có 50 vạn quân mà đánh bại được 3 - 4 triệu của
QDĐ phải kể đến ngyên nhân quan trọng là: sau chiến tranh chống Nhật, Liên Xô
chuyển giao vùng Đông Bắc Trung Quốc, một vùng công nghiệp có vị trí chiến lược
quan trọng cho ĐCS và chính quyền cách mạng quản lí, vùng này đã trở thành căn
cứ của ĐCS, đồng thời chuyển giao toàn bộ vũ khí giải giáp đội quân Quan Đông
của Nhật và một phần vũ khí của Liên Xô trước khi đội quan này rút về nước cho

quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Những nhân tố nói trên đã có tác động sâu
sắc làm thay đổi so sánh lực lượng ở Trung Quốc có lợi cho ĐCS. Đây là bối cảnh
thuận lợi để ĐCS Trung Quốc giải phóng đất nước và thành lập nước CHND Trung
Hoa.
1.2.3. Giai đoạn Trung Quốc bắt đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội (19491959)
1.2.3.1. Vài nét về quan hệ ngoại giao
Ngày 1/10/1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập thì ngay ngày hôm
sau 2/10/1949 chính phủ Liên Xô đã ra tuyên bố công nhận. Ngày 3/10/1949, hai
nhà nước thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ. Ngày 16/12/1949, Chủ tịch
Mao Trạch Đông dẫn đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Trung Quốc chính thức sang
thăm Liên Xô. Trong thời gian đi thăm, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng
Chu Ân Lai đã tiến hành hội đàm với người đứng đầu Đảng và Nhà nước Liên Xô
Stalin và một số nhà lãnh đạo khác thảo luận về những vấn đề chính trị và kinh tế
liên quan tới hai nước. Sau hai tháng thương lượng, ngày 14/2/1950, đại biểu của
hai nước đã kí vào bản “Hiệp ước đồng minh, hữu hảo và tương trợ Xô – Trung”.
Nội dung của bản hiệp ước này là: hai bên thi hành những biện pháp cần thiết ngăn
chặn tái diễn xâm lược và vi phạm hòa bình của phát xít Nhật, hai bên sẽ hỗ trợ
nhau nếu một trong hai bên bị tấn công, hai bên sẽ không tham gia vào liên minh
chống bên kia, hai nước sẽ ủng hộ các mối quan hệ kinh tế…


14
Sự kiện này, đánh dấu mối quan hệ đồng minh, hữu hảo và tương trợ lớn giữa
hai nước XHCN lớn nhất, đánh dấu bước nhảy vọt trong quan hệ hai nước và mở ra
một thời kì hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc và Liên Xô. Phe XHCN từ đây lớn
mạnh chưa từng thấy. Mối quan hệ này cũng góp phần hình thành cục diện mới ở
châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và trên thế giới nói chung.
Ngày 17/2/1950, trước khi lên đường về nước, Chủ tịch Mao Trạch Đông
phát biểu: “Tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước Trung – Xô được củng cố qua
bản hiệp ước đồng minh này là không có gì phá vỡ nổi, không ai có thể chia rẽ

chúng ta. Tình đoàn kết này, không những ảnh hưởng đến sự phồn vinh của hai
nước Trung Xô mà còn tất yếu ảnh hưởng đến tương lai của nhân loại, ảnh hưởng
đến chính nghĩa và hòa bình thế giới”1.
Nước Trung Hoa, từ đây, theo cách diễn đạt của Mao Trạch Đông đã chính
thức “nghiêng hẳn về một bên” (nhất biên đảo), quan hệ với Liên Xô là trọng tâm
trong chính sách đối ngoại.
Quan hệ đồng minh chiến lược Trung – Xô được thành lập không lâu thì
ngày 25/6/1950 cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Cuộc chiến tranh Triều Tiên
1950 – 1953 là sự thử nghiệm chiến lược đầu tiên của cuộc chiến tranh lạnh, đồng
thời, nó cũng là sự thử thách cho liên minh Trung – Xô vừa mới xác lập.
Ngày 7/10/1950, quân đội Liên Hợp Quốc do Mỹ chỉ huy vượt vĩ tuyến 38
đánh lên bắc Triều Tiên. Ngày 26/10/1950, đội quân này tiến sát sông Áp Lục, bờ
bên kia là lãnh thổ Trung Quốc. Cùng ngày, “Chí nguyện quân” Trung Quốc bắt
đầu vượt sông Áp Lục để chi viện cho quân miền bắc Triều Tiên đang rút chạy.
Về phía Liên Xô, đại diện Jacob Malik tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc
tuyên bố sẽ phủ quyết nghị quyết của Mỹ, Anh, Pháp và 9 thành viên khác yêu cầu
Trung Quốc rút khỏi Triều Tiên.
1

“Tập văn kiện quan hệ đối ngoại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1959 – 1950”, tập 1, Thế

giới tri thức xuất bản xã Bắc Kinh, 1961. Dẫn lại theo Lý Kiện, Trung – Xô – Mỹ cuộc đối đầu lịch
sử, Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, trang 69.


15
Ngày 14/12/1950, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo Nghị
quyết của Ấn Độ về ngừng bắn ở Triều Tiên, cử một ủy ban ba người đến tiếp xúc
với đại diện Trung Quốc là Ngũ Tu Quyền đang có mặt ở NewYork. Liên Xô và
bốn nước Đông Âu Ba Lan, Bungari, Hunggari, Tiệp Khắc) đã bác bỏ nghị quyết

này. Đại diện Ngũ Tu Quyền của Trung Quốc cũng bác bỏ. Ông nêu ra lập trường
của Trung Quốc: điều kiện tiên quyết để có thể ngừng bắn là các bên phải trở lại vĩ
tuyến 38, Hoa Kì phải từ bỏ Đài Loan, nước Trung Hoa vào LHQ. Ngay sau đó vào
tháng 12/1950, Mỹ thi hành chính sách cấm vận đối với Trung Quốc.
Ngày 20/1/1951, Mỹ đề nghị thảo luận với LHQ và ra nghị quyết tuyên bố
Trung Quốc đã phạm tội xâm lược Triều Tiên. Liên Xô lại một lần nữa phản đối
nghị quyết này (ngoài ra còn 4 nước Đông Âu kể trên và Ấn Độ, Miến Điện cũng
bác bỏ).
Các cuộc đàm phán về ngừng bắn Triều Tiên đã được bắt đầu từ tháng
7/1951, nhưng đàm phán kéo dài không có hy vọng đi tới giải pháp cụ thể là do
những bất đồng quan điểm của hai bên về vấn đề trao đổi tù binh, lập ranh giới quân
sự, rút quân đội nước ngoài…Phải chờ đến ngày 2/7/1953 một hiệp định đình chiến
mới được kí kết tại Bàn Môn Điếm. Qua đó vĩ tuyến 38 được lấy làm ranh giới quân
sự giữa hai miền Triều Tiên và một khu phi quân sự được thiết lập rộng 4 km sẽ
ngăn cách hai bên.
Qua cuộc chiến tranh Triều Tiên, hai nước Trung – Xô đã thể hiện sự nhất trí
cao độ trong việc phản đối Mỹ và các nước tham chiến ở Triều Tiên, ủng hộ người
anh em ở bắc Triều Tiên, cùng những cố gắng của hai nước trong vấn đề giải quyết
hòa bình vấn đề Triều Tiên. Về phía Liên Xô, họ luôn ủng hộ việc Trung Quốc
tham chiến ở Triều Tiên và trên thực tế đã cung cấp một khối lượng lớn về viện trợ
quân sự cho quân đội Trung Quốc.
Sau khi hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được kí kết, ngày 28/7/1953, chính
phủ Liên Xô đã gửi một bức điện mừng tới chính phủ Trung Quốc, trong đó có
đoạn: “Việc kí kết hiệp định đình chiến ở Triều Tiên và kết thúc chiến tranh ở Triều
Tiên là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Triều Tiên anh hùng và chí nguyện quân


16
Trung Quốc anh dũng”2. Trong bức điện đáp lại của chính phủ Trung Quốc gửi
chính phủ Liên Xô ngày 31/7/1953, có đoạn viết: “Việc thực hiện đình chiến ở

Triều Tiên là thắng lợi vĩ đại của mặt trận hòa bình dân chủ trên thế giới. Chính phủ
và nhân dân Liên Xô đã đi đầu trong những nỗ lực không biết mệt mỏi để giải quyết
vấn đề Triều Tiên”3.
Cùng với việc thừa nhận nước CHND Trung Hoa, ngày 23/11/1949 đại diện
Liên Xô ở Đại hội đồng LHQ tuyên bố Liên Xô không còn công nhận phái đoàn
Trung Hoa Quốc Dân Đảng là người đại diện của Trung Quốc tại LHQ. Ngày
10/1/1950, Liên Xô đưa ra đề nghị không thừa nhận chính quyền Tưởng Giới Thạch
và đòi khai trừ đại diện của Tưởng Giới Thạch ra khỏi LHQ, Hội đồng bảo an đã
bác bỏ đề nghị này của Liên Xô. Sau đó, Liên Xô trả đũa bằng cách tẩy chay Hội
đồng bảo an LHQ Và các cơ quan khác. Họ tuyên bố chính phủ Liên Xô từ chối
tham gia thảo luận của Hội đồng bảo an và sẽ quyết định không tham gia chừng nào
CHND Trung Hoa chưa giành được ghế thường trực của Trung Hoa Quốc Dân
Đảng. Đại diện của Liên Xô Malik khẳng định Liên Xô không công nhận tính hợp
pháp của bất cứ quyết định nào được tham gia của đại diện của Trung Hoa Quốc
Dân Đảng. Đến hội nghị 4 nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô họp tại Berlin (2/1954)
Chủ tịch hội đồng Liên Xô Malenkov đề nghị các nước công nhận CHND Trung
Hoa nhưng không đạt kết quả. Đến hội nghị những người đứng đầu chính phủ nói
trên tại Geneva vào tháng 7/7/1955, vấn đề đó lại được đưa ra nhưng phương Tây
vẫn từ chối không chấp nhận CHND Trung Hoa vào LHQ và Liên Xô đã bác bỏ
cùng các nước phương Tây xem xét tình hình ở các nước Đông Âu.
Trong suốt thập kỉ 50, Liên Xô luôn tranh thủ mọi cơ hội vận động cho nước
CHND Trung Hoa vào LHQ, những nỗ lực không biết mệt mỏi ấy đã được chính
phủ và nhân dân Trung Quốc ghi nhận.

2

Huchishi, Hình mẫu Xô Viết hay con đường Trung Hoa, UB KHXH Việt Nam, Viện TT KHXH
dịch, 1978, tr. 73.
3


Lý Kiện, Trung – Xô – Mỹ cuộc đối đầu lịch sử, Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, tr. 88.


17
Cùng với việc không thừa nhận chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng,
Liên Xô còn ủng hộ nước CHND Trung Quốc trong việc thu hồi Đài Loan.Sau khi
nước CHND Trung Hoa ra đời, liên minh Mỹ Tưởng vốn được xác lập trước đó lại
càng được củng cố. Theo một chương trình phòng thủ chung vào tháng 2/1951, Mỹ
coi Đài Loan là căn cứ quân sự của mình. Mỗi năm Mỹ cung cấp cho chính quyền
Tưởng 200 triệu USD để tái vũ trang quân đội. Chỉ từ năm 1950 – 1953, liên minh
này đã tổ chức lại 24 sư đoàn sẵn sàng chiến đấu với số quân lên đến 60 vạn người.
Về phần mình, tháng 8/1954, thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai công khai tuyên bố
giải phóng Đài Loan và cảnh cáo rằng “những kẻ nước ngoài dám can thiệp sẽ phải
chịu những hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 3/9/1954 quân đội Trung Quốc bắt đầu
nã pháo vào đảo Kim Môn mở đầu cho cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ
nhất. Đáp trả lại, ngày 2/12/1954, Mỹ đã kí với Tưởng ”Hiệp ước phòng thủ chung”
quy định nếu Đài Loan và Bành Hồ bị tấn công thì Mỹ sẽ có nghĩa vụ cứu giúp. Cả
Liên Xô và Trung Quốc đều phản đối lại hiệp ước đó. Ngày 8/12/1954, thủ tướng
Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố: “Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả
nếu không rút quân đội khỏi Đài Loan và ĐCS Trung Quốc rất cương quyết giải
phóng Đài Loan”. Ngày 15/12, Liên Xô ra tuyên bố ủng hộ hoàn toàn những yêu
cầu đó của Trung Quốc.
Ngày 29/1/1955, Quốc hội Mỹ thông qua “Nghị quyết về Đài Loan” cho
phép tổng thống Mỹ được sử dụng các lực lượng vũ trang của Mỹ trong trường hợp
Đài Loan và Bành Hồ bị tấn công vũ trang.Ngay hôm sau tại LHQ, đại diện Liên
Xô đã lên án hành động xâm lược của Mỹ đối với CHND Trung Hoa, đòi Mỹ chấm
dứt xâm lược. Đến đầu năm 1955, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất
xuống dần.
Trong thời gian này, hai nước Trung Quốc và Liên Xô còn thể hiện sự gắn
bó qua việc cùng chung lưng giải quyết xung đột ở Triều Tiên và Đông Dương tại

hội nghị Giơnevơ tháng 5/1954. Trước khi hội nghị Giơnevơ khai mạc, ngày
5/3/1954 báo chí Liên Xô đã công bố một bản tuyên bố của Chủ tịch hội đồng bộ
trưởng Liên Xô Malenkov như sau: “Một cuộc hội nghị sẽ được triệu tập tại


18
Gioneve với sự tham gia của 5 cường quốc về hai vấn đề nóng bỏng nhất đang đặt
ra tại châu Á là vấn đề Triều Tiên và tình hình Đông Dương. Nước CHND Trung
Hoa sẽ có địa vị hợp pháp với các cường quốc tại hội nghị đó”4.
Trong thời gian đàm phán ở Giơnevơ, hoạt động của hai đoàn đại biểu Trung
- Xô đã tỏ ra hoàn toàn ăn ý với nhau. Hai nước đã chia nhau giải quyết các vấn đề:
Liên Xô phụ trách các vấn đề chung, còn Trung Quốc phụ trách các vấn đề có tính
chất khu vực hơn ở châu Á. “Trung Quốc và Liên Xô đã hành động như hai nước
đồng minh của nhau, giữa hai nước không xuất hiện những bất đồng quan trọng như
bất đồng giữa Mỹ và các nước đông minh châu Âu”5.
Giải pháp tại hội nghị Giơnevơ không chỉ là sự phản ánh của tương quan lực
lượng của các bên trên chiến trường mà còn phản ánh mối quan hệ quốc tế cực kì
phức tạp và ý đồ chiến lược của các nước lớn. Về phía Trung Quốc, mối liên minh
Xô – Trung đã cho phép Bắc Kinh chống đỡ lại sức ép nhiều mặt của Mỹ trên bàn
hội nghị và cả trên thực tế. Có nghĩa là trong bối cảnh chiến tranh lạnh lên cao lúc
bấy giờ, Trung Quốc đã có thể đóng vai trò ngang hàng với các nước lớn, một phần
bởi vì trường hợp quốc tế hóa cuộc xung đột, Mỹ phải tính đến khả năng của Liên
Xô. Rõ ràng là, liên minh Xô – Trung đã đem lại cho Trung Quốc những phương
tiện can thiệp vào một ván bài chiến lược ngoại giao vượt xa rõ rệt năng lực quân sự
của bản thân họ.
Năm 1954 ghi nhận quan hệ ngoại giao Xô – Trung được củng cố thêm
những bước quan trọng. Từ ngày 28/9/1954 Bí thư thứ nhất TW ĐCS Liên Xô
Khrushchev dẫn đoàn đại biểu Đảng và chính phủ Liên Xô thăm Trung Quốc và
tham dự các hoạt động chúc mừng năm năm ngày quốc khánh Trung Quốc. Trong
thời gian ở thăm, đoàn đại biểu Liên Xô đã tiến hành hội đàm với đoàn đại biểu

chính phủ Trung Quốc do thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu về quan hệ hai nước và
tình hình quốc tế. Ngày 12/10, Bản thông cáo chung của cuộc hội đàm nêu rõ:
4

Francois Joyaux, Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất,
Giơnevơ1954, Pari, Tv quân đội lược dịch, 1979, tr. 39.
5

Như trên, tr. 44.


19
“Tình đoàn kết hai nước ngày càng được củng cố”, bản thông cáo cũng tố cáo
“những hành động xâm lược của Mỹ đối với Nhật” và nước Nhật vẫn chưa được
độc lập và tiếp tục là một nước nửa chiếm đóng”6. Ngoài bản thông cáo chung nói
trên còn các bản thông cáo nêu những vấn đề về quan hệ giữa hai nhà nước.
Quan hệ Trung - Xô đến năm 1956 có những chuyển biến quan trọng, có lẽ
được bắt đầu từ Đại hội thứ XX của ĐCS Liên Xô và những ảnh hưởng của nó.
Đại hội lần thứ XX ĐCS Liên Xô diễn ra từ tháng 2 – 3/1956. Đại hội này có
tầm quan trọng về đường lối không chỉ với đất nước Liên Xô mà còn ảnh hưởng
đến cả phe XHCN. Và nó tác động không nhỏ đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và
Liên Xô. Đại hội được ghi dấu bởi sự lên án “tệ sung bái cá nhân Stalin” và tuyên
ngôn về chung sống hòa bình của Nhà nước Xô Viết. Tại một phiên họp kín của Đại
hội vào ngày 25/2/1956, Khrushchev chỉ trích Stalin rất gay gắt: “Tình hình hết sức
tồi tệ của sự độc đoán thô bạo liên quan đến những hành động sai trái của Stalin.
Stalin đã lạm dụng quyền lực và khủng bố hàng loạt cán bộ Đảng…Nắm quyền lực
vô hạn độ, Stalin đã cho phép mình đọc đoán một cách tàn nhẫn, đàn áp con người
về thể xác và tinh thần…không thể dung tha được những hành động mà người thủ
xướng là Stalin…thực tế lãnh đạo trong những năm cuối cùng Stalin đã trở lên kìm
hãm ghê gớm sự phát triển của xã hội Xô Viết”7.

Stalin là lãnh tụ không chỉ của ĐCS Liên Xô mà còn của phong trào cộng
sản thế giới trong một thời gian dài. Vì thế uy tín và ảnh hưởng của Stalin là rất lớn.
Những lời chỉ trích nói trên của Khrushchev đã có một tác động tiêu cực không nhỏ
đối với toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sau ngày Khrushchev
đọc bài diễn văn nói trên, Trung Quốc đã xác định ngay thái độ của mình tại Hội
nghị mở rộng của Bộ chính trị. Ngày 5/4/1956, Nhân dân nhật báo đã đăng bài nhan
đề: “Bàn về kinh nghiệm lịch sử của chuyên chính vô sản”. Bài này được coi là kết
6
7

Viện quan hệ quốc tế, Quan hệ Liên Xô – Trung Quốc 1949 – 1982, Hà Nội, 1988, tr. 99.

Thông tấn xã Việt Nam, “Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó”, Tài liệu tham khảo số đặc
biệt 4 + 5/1989, 1989, tr 77.


20
quả tranh luận tại Hội nghị mở rộng nói trên. Hội nghị đã chỉ ra nhiều xu hướng cơ
bản trước hết là cần phải hạn chế sự đả kích lan rộng không cho nó lan rộng ra khắp
toàn bộ phong trào cộng sản, sau đó là cần phải hết sức chặt chẽ về lí luận.
Cũng từ diễn đàn của Đại hội XX ĐCS Liên Xô này, chính sách cùng tồn tại
hòa bình giữa những chế độ khác nhau đã gây một tiếng vang lớn trong dư luận thế
giới và đặc biệt gây một sự chú ý trong dư luận phương Tây. Báo cáo của Đại hội
nêu rõ: “Đối với việc củng cố sự nghiệp hòa bình trên thế giới, việc lập quan hệ hữu
nghị vững bền giữa hai nước lớn nhất thế giới là Liên Xô và Mỹ, lấy năm nguyên
tắc chung sống hòa bình làm cơ sở thì sẽ có nhiều ý nghĩa nổi bật đối với toàn thể
loài người và dĩ nhiên sẽ có lợi cho nhân dân Mỹ…Chủ nghĩa Mac – Lênin về
chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau đã là và đến nay vẫn
là đường lối bao quát chính sách đối ngoại của chúng ta…đó không phải là một
sách lược mà là nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại Xô Viết”8.

Điều đáng chú là tại Đại hội này, Khrushchev tuyên bố cùng tồn tại hòa bình
là một nguyên tắc cơ bản chứ không phải là một biện pháp tạm thời của nhà nước
Xô Viết. Đặc biệt, Khrushchev đã đặt vấn đề cùng tồn tại hòa bình là nhiệm vụ số
một trong chính sách ngoại giao của Liên Xô (thứ đến mới là nhiệm vụ củng cố
quan hệ với các nước XHCN), điều mà thời Stalin trước đó và Brêgiơnhep sau này
không thể làm.
Quá độ hòa bình, chung sống hòa bình giữa các chế độ khác nhau, giữa
CNXH và CNTB có liên quan đến nhiều vấn đề về ý thức hệ, an ninh…rất phức
tạp.Về sau nó gây ra bao nhiêu sự luận giải khác nhau giữa Liên Xô và Trung Quốc,
có lẽ bắt nguồn từ Đại hội này. Sau Đại hội XX ĐCS Liên Xô không lâu, tại Hội
nghị toàn thể BCHTW khóa 8 ĐCS Trung Quốc ngày 15/11/1956, Chủ tịch Mao
Trạch Đông phát biểu: “Con dao Lênin giờ đây phải chăng cũng đã bị một số người
lãnh đạo Liên Xô vứt đi một số. Tôi thấy cũng bị quẳng đi khá nhiều rồi đấy. Cách
mạng tháng 10 có còn thiêng nức không? Có còn có thể làm mẫu mực cho các nước
8

Khrushchev, “Báo cáo của ban chấp hành Đảng cộng sản Liên Xô tại đại hội Đảng lần thứ XX 1956”,
Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1956, tr. 66.


21
nữa không? Báo cáo của Khrushchev tại Đại hội XX nói rằng có thể thông qua con
đường nghị viện để giành lấy chính quyền, thế tức là nói các nước có thể không cần
học Cách mạng tháng 10 nữa. Cái cửa đó vừa mở ra là chủ nghĩa Lênin cơ bản đã
bị vứt bỏ hết rồi. Chúng ta tiến hành đấu tranh giai cấp là học từ Cách mạng tháng
10…Hỏi anh có được bao nhiêu vốn liếng, chẳng qua là một Stalin, một Lênin. Anh
vứt bỏ Stalin đi, Lênin cũng bị vứt bỏ gần hết rồi. Dựa vào quần chúng, đi theo
đường lối quần chúng để tiến hành đấu tranh giai cấp, không phân rõ địch ta, đó là
điều nguy hiểm”9.
Đối với Trung Quốc, trong một thời kì, đấu tranh giai cấp và một thái độ

kiên quyết không nhượng bộ kẻ thù là một chân lí bất biến. Nhưng lúc này những
bất đồng về vấn đề trên mới bắt đầu xảy ra giữa hai nước có tính chất nội bộ chưa
bộc lộ ra ngoài. Chỉ đến đầu thập kỉ 60, khi Liên Xô và Trung Quốc tranh luận công
khai về việc giành chính quyền: trong khi Trung Quốc nói từ chối bạo lực là dấu
hiệu của chủ nghĩa xét lại, thì Liên Xô phê phán lúc nào cũng bạo lực là rơi vào chủ
nghĩa giáo điều, thì lúc đó vấn đề mới sáng tỏ. Những căn nguyên của sự tranh luận
đó đã bắt đầu từ đây.
Dù sao, những bất đồng về đường lối chưa thật rõ ràng và chưa được đặt ra
một cách bức thiết giữa hai ĐCS đã không ảnh hưởng mấy đến quan hệ giữa hai
nước Trung – Xô. Cũng vào thời điểm này, Đại hội lần thứ VIII hội nghị lần thứ
nhất ĐCS Trung Quốc (tháng 9/1956) biểu lộ sự tán thành về đường lối của Đại hội
XX ĐCS Liên Xô.
Về phương châm đối ngoại, Đại hội VIII ĐCS Trung Quốc 1956 xác định
mối quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN là ưu tiên số một trong chính sách đối
ngoại. Bản báo cáo chính trị nêu rõ: “Tình đoàn kết và hữu nghị dựa trên nền tảng
giúp đỡ lẫn nhau và nhằm mục đích chung giữa Trung Quốc và Liên Xô vĩ đại cùng
với các nước XHCN luôn luôn vững bền không có gì lay chuyển nổi. Tiếp tục củng

9

“Mao Trạch Đông tuyển tập”, tập 5, Bắc Kinh, Tv Viện TT KHXH dịch, 1977, tr.71.


22
cố và tăng cường tình hữu nghị đó là nghĩa vụ quốc tế tối cao của chúng ta, là nền
tảng của chính sách đối ngoại của chúng ta”10.
Tháng 3/1953, Stalin mất đưa đến cuộc khủng hoảng lãnh đạo ở Liên Xô
cũng như đối với các nước Đông Âu. Ngoài ra, do sự lạc hậu về lí luận và đường lối
cụ thể đã xảy ra khủng hoảng trong xây dựng XHCN ở hai nước Đông Âu là Ba
Lan và Hunggari. Đối với hai cuộc khủng hoảng này, Liên Xô đã đưa quân đội vào

thiết lập trật tự và thành lập chính phủ mới theo phe XHCN.
Các cuộc khủng hoảng ở Ba Lan và Hunggari đã đặt ra vấn đề về tính chất
vững mạnh của phe XHCN. Ở đó người ta cần xem xét lại tính đúng đắn khi xây
dựng CNXH cũng như mối quan hệ giữa các nước trong phe. Quan điểm của Trung
Quốc về những sự kiện này là: “Phe CNXH chủ yếu do Liên Xô và Trung Quốc cấu
thành, hai nước phải ủng hộ nhau, đó là điều hoàn toàn đúng đắn. Phải hết sức tuyên
truyền cho họ hiểu rằng “dựa vào một phía” là đúng hay không đúng. Nếu chúng ta
chỉ dựa vào một phía tức là chúng ta cùng hành động với Liên Xô. Lập trường của
chúng ta là chỉ dựa vào một phía, cơ sở của lập trường đó là quyền lợi phải ngang
nhau. Chúng ta có cảm giác rằng, những vấn đề ở Ba Lan và Hunggari không thể
nảy sinh ở nước chúng ta được. Nếu chúng ta tin vào chủ nghĩa Mác và chúng ta tự
nguyện làm theo kinh nghiệm của Liên Xô. Nếu phải cưỡng ép làm theo những kinh
nghiệm của Liên Xô thì chúng ta sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng…Họ đã sao chép
những kinh nghiệm của Liên Xô, không phân biệt đúng hay sai, và không chú ý đến
tình hình cụ thể, nên họ đã phạm sai lầm. Do đó người ta có thể rút ra bài học là, ở
Trung Quốc nếu chúng ta muốn vươn lên phía trước chúng ta phải dựa vào chân lí
phổ biến của chủ nghĩa Mac – Lenin, đồng thời phải liên hệ chặt chẽ với tình hình
cụ thể”11.

10

C. Borisov, “Từ lịch sử quan hệ Xô-Trung trong những năm 1950”, Moskva 1981, Ban Trung Quốc
dịch, 1981, Tv Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, tr. 38.
11

Tú Lan, “Tính bất biến và khả biến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc 4(20) 8/1998, tr. 7.


23

Ở đây, Trung Quốc trả lời một cách chính thức rằng ở nước này không thể
xảy ra một vụ như Hunggari và Ba Lan. Điều này cũng có nghĩa là chính quyền
Trung Quốc không thể bị suy yếu, bạo loạn không thể nổ ra và cũng không thể có
sự can thiệp từ bên ngoài.
Trong các cuộc khủng hoảng nói trên, Liên Xô áp đặt cách giải quyết cho Ba
Lan và Hunggari. Nhưng vấn đề được đặt ra một cách rõ ràng về sự thiết lập lại
những mối quan hệ trong phe là kết thúc mọi quan hệ bất bình đẳng. Ở lời tuyên bố
trên, Trung Quốc nói rõ thái độ của mình là các bên “quyền lợi phải ngang nhau”,
“nếu bị cưỡng ép làm theo kinh nghiệm Liên Xô thì chúng ta sẽ sai lầm nghiêm
trọng” thể hiện mong muốn bình đẳng trong phe XHCN của nước này nhất là trong
quan hệ với Liên Xô. Một bản tuyên bố của chính phủ Trung Quốc ngày 1/11/1956
minh họa thêm điều này: “Chính phủ Trung Quốc thấy rằng các sự kiện gần đây,
nhân dân Ba Lan và Hunggari đã yêu cầu tăng cường dân chủ độc lập, bình đẳng và
nâng cao đời sống vật chất của nhân dân trên cơ sở phát triển sản xuất, những yêu
cầu đó là hoàn toàn chính đáng”12.
Cuối cùng thì Trung Quốc cũng ủng hộ những biện pháp có phần độc đoán
do Liên Xô áp đặt cho Ba Lan và Hunggari. Đại hội VIII ĐCS Trung Quốc hội nghị
lần thứ hai năm 1958 tuyên bố: “giai cấp vô sản cách mạng ở Hunggari nhờ có Liên
Xô giúp đỡ và lực lượng cách mạng thế giới ủng hộ, không bao lâu đã dập tắt được
bọn phiến loạn”13.
Quan điểm của Trung Quốc về chính sách đối ngoại vẫn là tiếp tục “dựa vào
một bên” (phe Liên Xô) và người ta không nên chọn một con đường lưng chừng.
Vấn đề này cơ bản được giải quyết qua thông cáo chung ngày 16/1/1957 giữa hai
chính phủ Trung Quốc và Liên Xô, nêu rõ: “trong quan hệ của các nước XHCN
hoàn toàn có khả năng kết hợp sự thống nhất với độc lập của mỗi nước và khẳng

12
13

Mario Bettati, Mối tranh chấp Trung – Xô, Viện quan hệ quốc tế dịch, 1982, tr. 56.


“Tập trích quan điểm của Mao Trạch Đông và tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh về triết học, kinh tế chính trị,
CNXHKH và xây dựng Đảng”, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, Vụ tư liệu 1979, tr. 69.


24
định nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng của tất cả các nước XHCN”14. Như vậy, giữa
hai nước Trung - Xô vẫn thể hiện sự nhất trí.
Năm 1957, quan hệ ngoại giao Trung – Xô có những bước phát triển mới. Từ
ngày 2 – 20/11/1957, chủ tịch Mao Trạch Đông dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và
Chính phủ Trung Quốc dự lễ kỉ niệm 40 năm ngày Cách mạng tháng 10 Nga. Đây
là lần đi thăm thứ hai của ông đến Liên Xô, lần trước ông sang Liên Xô kí “Hiệp
ước đồng minh hữu hảo tương trợ Xô – Trung” 1950. Ngày 22/11/1957, báo Sự thật
đưa tin về bài nói chuyện của Chủ tịch Mao với các lưu học sinh Trung Quốc tại
Đại học Moskva, có đoạn viết: “Hệ thống CNXH phải có người lãnh đạo, người
lãnh đạo đó là Liên Xô, trong các ĐCS và các Đảng công nhân cũng cần có một
người lãnh đạo, người lãnh đạo đó là ĐCS Liên Xô”15. Cũng trong thời gian đi thăm
này, Chủ tịch Mao cũng bày tỏ sự tán thành với chính sách cùng tồn tại hòa bình
của Liên Xô. Đồng thời, ông cũng tham dự hội nghị các ĐCS và công nhân Moskva
tháng 11/1957. Kế thừa đường lối của Đại hội XX ĐCS Liên Xô, một lần nữa Hội
nghị các ĐCS và công nhân Moskva 1957 nhấn mạnh: cùng tồn tại hòa bình là cách
mạng XHCN bằng con đường hòa bình và giành chính quyền không cần nội
chiến…Kết quả hội nghị là một bản tuyên bố giữa các ĐCS được đưa ra, đó là bản
“Tuyên ngôn Moskva”. Mặc dù bản tuyên ngôn còn có nhiều điểm thỏa hiệp nhưng
dẫu sao đây cũng là sự thống nhất của phong trào cộng sản quốc tế trong bối cảnh
thế giới đầy phức tạp.
Cuối cùng thì đại biểu của ĐCS Trung Quốc cũng kí vào bản “Tuyên ngôn
Moskva” chấp nhận tuyên bố của hội nghị mà nhiều điểm trước đó họ không thừa
nhận. Chỉ cách đó một tháng, trong Hội nghị toàn thể lần thứ hai BCHTW khóa 8
ĐCS Trung Quốc ngày 9/10/1957, Chủ tịch Mao Trạch Đông phát biểu: “Còn vấn


14

Viện qian hệ quốc tế, Quan hệ Liên Xô – Trung Quốc 1949 – 1982, Hà Nội, 1988, tr. 136.

15

Nguyễn Huy Qúy, Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa chặng đường lịch sử nửa thế kỉ, Nhà xuất bản

chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 62.


25
đề quá độ hòa bình, chúng ta có ý kiến bất đồng với Khrushchev. Chúng ta cho
rằng: bất kể chính Đảng của giai cấp vô sản ở nước nào cũng đều có hai con đường:
con đường thứ nhất là hòa bình, con đường thứ hai là chiến tranh”16. Người ta nói
nhiều về sự thỏa hiệp giữa ĐCS Liên Xô và ĐCS Trung Quốc tại Hội nghị các ĐCS
và công nhân năm 1957, đổi lại việc Liên Xô giúp Trung Quốc chế tạo bom nguyên
tử ngày 15/10/1957, Trung Quốc đồng ý kí vào bản “Tuyên ngôn Moskva” tháng
11/1957. Đây là một vấn đề rất nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Người Trung
Quốc vẫn rất dè dặt đối với những hy vọng của Moskva về một cuộc hòa dịu với
phương Tây mà đối với họ thì đó có nghĩa là nước Mỹ.
Năm 1958, Đại hội lần thứ VIII ĐCS Trung Quốc hội nghị lần thứ hai diễn
ra từ 5 đến 23/5/1958. Đại hội lần này cùng với đường lối của nó đã tác động mạnh
mẽ tới sự phát triển nội bộ Trung Quốc, đồng thời nó cũng gây ra những biến đổi
trong quan hệ Xô – Trung. Đại hội đã thông qua đường lối xây dựng CNXH: “Dốc
hết sức lực, vươn lên hàng đầu, xây dựng CNXH nhiều, nhanh, tốt, rẻ”. Đường lối
chung này trở thành cơ sở lí luận cho phong trào “Đại nhảy vọt” sau đó. Ngày
17/8/1958, “Nghị quyết về vấn đề thành lập công xã nhân dân tại nông thôn” ra đời.
“Đường lối chung”, “đại nhảy vọt”, “công xã nhân dân” hợp thành “ba ngọn cờ

hồng” đầy tai tiếng. Chính nó là căn nguyên dẫn đến sự đảo lộn nước Trung Hoa
suốt hai năm sau đó. Về phương châm đối ngoại, Đại hội nêu rõ: “Sự nghiệp của
chúng ta nhất định thắng lợi còn do ở chúng ta có sự giúp đỡ của các nước anh em
trong mặt trận XHCN do Liên Xô lãnh đạo, đó là điều kiện khách quan quan trọng
nhất về mặt quốc tế. Chúng ta sẽ tiếp tục học tập kinh nghiệm tiên tiến của Liên Xô
và các nước XHCN khác, tiếp tục tăng cường sự hợp tác, tương trợ với các nước
anh em trong phe XHCN”17. Như vậy Liên Xô và các nước XHCN được khẳng định
16

“Tập trích quan điểm của Mao Trạch Đông và tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh về triết học, kinh tế chính trị,

CNXHKH và xây dựng Đảng”, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, Vụ tư liệu 1979, tr. 50.

17

“Tập trích quan điểm của Mao Trạch Đông và tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh về triết học, kinh tế chính trị,
CNXHKH và xây dựng Đảng”, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, Vụ tư liệu 1979, tr. 32.


×