Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận Văn Kinh tế Nhật Bản trong thập niên mất mát (Thập niên 90 của thế kỉ XX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.52 KB, 84 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản là nước bị tàn phá nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ đống tro tàn đổ vỡ, nền kinh tế Nhật Bản đã mau chóng phục hồi và có
bước phát triển nhảy vọt. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 10% thời
kì 1952 - 1973. Đi liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỉ lệ nghèo đói giảm
xuống và khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư đã thu
hẹp lại, tầng lớp trung lưu chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư (90%). Đặc biệt là
sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản vào cuối những năm
80 làm cho Nhật trở nên giàu sang vô tận. Nhật Bản trở thành mô hình phát
triển kinh tế có giá trị tham khảo cho hàng loạt quốc gia ở khu vực Đông Á và
trên thế giới.
Thế nhưng, đến những năm 1990, Nhật Bản đánh mất dần lòng tin
trong nước và thế giới khi nước này phải đối mặt với “thập niên mất mát”
(Lost decade). Đây là thuật ngữ để chỉ thời kì trì trệ kinh tế kéo dài trong thập
niên 1990 của lịch sử Nhật Bản hiện đại. Suốt thập niên 90, GDP bình quân
đầu người chỉ tăng 0,5%. Tỉ lệ GDP của Nhật so với toàn cầu giảm 50% (từ
17% năm 1991 còn 9% năm 2010) [18, 23/5/2000].Vị trí của các công ty Nhật
ngày càng suy giảm trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Câu chuyện về sự thần kì
kinh tế của Nhật nay chỉ còn là huyền thoại.
Trước thực trạng đó, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều biện pháp
nhằm khắc phục tình trạng suy thoái, cải tổ cơ cấu kinh tế, đưa kinh tế phát
triển trở lại. Bằng sự nỗ lực của cả đất nước và sự sáng suốt của Chính phủ,
kinh tế Nhật dần phục hồi. Mặc dù không còn được ca ngợi như là hình mẫu
phát triển cần noi theo như trước nữa nhưng đây vẫn là một siêu cường trên
thế giới.
SV: CaoThị Hải Yến



K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

2

Việc rất nhiều nước đã coi Nhật Bản là “tấm gương”, đi sâu nghiên cứu
những bước thăng trầm trong lịch sử phát triển kinh tế, những nét đặc trưng
độc đáo của mô hình kinh tế Nhật Bản có ý nghĩa thiết thực, nhằm tìm ra bài
học kinh nghiệm quý báu để tránh được “vết xe đổ” của một trong những siêu
cường trên thế giới, đề ra những chính sách hợp lí đưa đất nước phát triển hơn
nữa.
Từ thực tế trên, em đã chọn đề tài “Kinh tế Nhật Bản trong thập niên
mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến vấn đề “Kinh tế Nhật Bản trong thập niên mất mát
(thập niên 90 của thế kỉ XX)”, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu sau:
Tác giả Lưu Ngọc Trịnh trong cuốn “Suy thoái kéo dài cải cách nửa
vời, tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản”(NXB Thế Giới, 2004) đã đi lí
giải những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy thoái nghiêm trọng và
kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản; lí giải những mục tiêu, nội dung, chính
sách cũng như bước đi cải cách và cải tổ kinh tế của chính phủ Nhật Bản
nhằm đưa đất nước trở lại tình trạng bình thường. Cuốn sách cũng nêu ra
những đổi mới tích cực trong hệ thống tài chính, hệ thống quản lý lao động…
“Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỷ XXI” là cuốn sách của
một chính khách nổi tiếng của Nhật Bản - nguyên thủ tướng Nacaxônê. Với

một tư duy sâu sắc, văn phong sinh động, nhà chính sách hàng đầu của đất
nước Mặt trời mọc đã đề cập đến những nội dung mang tính thực chất nhất
trong Chiến lược quốc gia của Nhật Bản vào thế kỷ XXI: chính sách đối nội,
đối ngoại; Hiến pháp, cơ chế hình thành đường lối chính trị; phương hướng,
giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật và văn hoá của nước

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

3

Nhật. Nội dung trong cuốn sách không chỉ bổ ích đối với giới chính trị - xã
hội, khoa học và độc giả của Nhật Bản mà còn đáp ứng sự quan tâm của
những người làm công tác đối ngoại, các nhà nghiên cứu và bạn đọc
Việt Nam.
Cuốn sách “Chủ nghĩa tư bản thế kỉ XX và thập niên đầu tiên thế kỉ
XXI- một cách tiếp cận từ lịch sử” của PGS.TS. Trần Thị Vinh, do NXB. Đại
học Sư Phạm phát hành vào năm 2011, dày 416 trang tập trung vào những
vấn đề quan trọng nhất của lịch sử phát triển chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh
chung của lịch sử thế giới với cái nhìn khách quan từ nhiều phía. Những lĩnh
vực chủ yếu được đề cập đến bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và
quan hệ quốc tế của các nước tư bản phát triển nhất là Mỹ, Nhật Bản và Liên
minh châu Âu (EU). Các nước tư bản phát triển khác được đề cập đến khi cần
thiết trong các mối quan hệ với ba trung tâm nêu trên.
Cuốn: “Triển vọng kinh tế Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ 21”của
GS.TS Dương Phú Hiệp, NXB Khoa học xã hội đã dự báo triển vọng của nền

kinh tế Nhật Bản sẽ ra sao bằng cách đặt nền kinh tế đó trong sự vận động và
phát triển, cụ thể là phải xem xét nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua những giai
đoạn nào, hiện nay thực trạng của nó ra sao, trên cơ sở đó chỉ có thể dự báo
triển vọng của nó trên những nét cơ bản.
Ngoài ra, vấn đề khủng hoảng kinh tế Nhật Bản còn được đề cập trong các công
trình nghiên cứu của tác giả như GS. Nakamura Takafusa. Dịch: PTS. Lưu Ngọc Trịnh
với cuốn: “Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện đại 1926 - 1994” NXB
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1998. Tạp chí: “Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á”.
Tạp chí: “Những vấn đề kinh tế thế giới” số 1.2000. Tạp chí “ Kinh tế châu Á Thái
Bình Dương” số 3(20) tháng 9/1998. Thời báo Kinh tế Sài Gòn - Các số năm 1998.
Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu được
những nét khái quát nhất, chưa đi sâu tìm hiểu vấn đề một cách cụ thể, toàn

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

4

diện. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của những người đi trước là cơ sở và là
sự gợi ý quý giá để tác giả tiếp tục đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao hiểu biết, mang
lại cái nhìn khái quát hơn về cuộc khủng hoảng nặng nề ở Nhật Bản trên tất cả
các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận làm rõ nguyên nhân sâu sa, trực tiếp dẫn tới khủng hoảng ở
Nhật Bản những năm 90, những biểu hiện và biện pháp khắc phục cụ thể. Từ
đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các nền kinh tế khác và phác
họa một vài nét về tương lai Nhật Bản.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu những biểu hiện, nguyên nhân và biện
pháp khắc phục khủng hoảng trong thập niên 90 của thế kỉ XX ở Nhật Bản.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Tư liệu trong và ngoài nước
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng kết hợp các
phương pháp sau:
Vận dụng lí luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm cơ sở tư tưởng và lí luận để nghiên cứu đề tài.
Kết hợp giữa phương pháp lịch sử với phương pháp logic, trong đó
phương pháp lịch sử là chủ yếu.
Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, so sánh, liệt kê,
phân tích, sử dụng hình ảnh trực quan để xác minh sự kiện, nội dung lịch sử.

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

5

Các phương pháp này có tác dụng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giúp người

nghiên cứu nhìn nhận vấn đề một cách logic khoa học trong việc sử lý tài liệu,
so sánh, đối chiếu theo hệ thống thông tin đã thu thập được. Dưạ trên cơ sở đó
để giải thích, đánh giá rút ra những kết luận đúng mang tính khách quan.
5. Đóng góp của khóa luận
Nội dung khóa luận là những nét khái quát nhất về những nguyên nhân,
biện pháp khắc phục của chính phủ trước tình trạng suy thoái nghiêm trọng và
kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản trong thập niên 1990. Khóa luận không chỉ
có thể được dùng làm tài liệu học tập giảng dạy mà còn là cơ sở cho việc
nghiên cứu sâu hơn về quá trình cải cách, cải tổ cơ cấu kinh tế Nhật Bản. Từ
những thực tiễn và kinh nghiệm của Nhật Bản, chúng ta rút ra được những bài
học thiết thực cho công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận được kết cấu thành hai chương:
Chương 1: KINH TẾ NHẬT BẢN TRONG THẬP NIÊN MẤT MÁT
Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
KHỦNG HOẢNG

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

6

Chương 1
KINH TẾ NHẬT BẢN TRONG THẬP NIÊN MẤT MÁT


1.1. SỰ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ BONG BÓNG
Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ, nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật, chuyển
đổi cơ cấu, kinh tế Nhật Bản dần được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
Cho đến những năm 80 của thế kỉ XX, nhờ tốc độ phát triển kinh tế cao
và ổn định hơn những nước công nghiệp phát triển khác, Nhật Bản tiếp tục tự
khẳng định được là một siêu cường thứ 2 thế giới về kinh tế (sau Mỹ).
Từ cuối năm 1986, Nhật Bản bước vào thời kì kinh tế bong bóng
(bubble economy) kéo dài 4 năm 3 tháng (12/1986 đến 2/1991). Hiện tượng
bong bóng kinh tế (hay còn gọi là “bong bóng đầu cơ”, “bong bóng thị
trường”, “bong bóng tài chính” hay “speculative mania”) là hiện tượng chỉ
tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột
biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững.
Mức giá thái quá của thị trường không hề phản ánh mức độ thỏa dụng
hay sức mua của người tiêu dùng như các lý thuyết kinh tế thông thường.
Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ
sở, làm cho giá bị đẩy lên cao, do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ
hơn nữa. Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột
ngột, được coi là sự sụp đổ của thị trường hay “bong bóng vỡ”. Cả giai đoạn
bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng
“phản ứng thuận chiều”, khi đại đa số những người tham gia thị trường đều có
phản ứng đồng nhất với nhau. Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

7


giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự
đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung cầu trên thị trường.
Khi hiện tượng bong bóng kinh tế diễn ra trên thị trường chứng khoán
người ta gọi là “bong bóng chứng khoán”. Thực ra rất khó phân biệt một
bong bóng chứng khoán với một thị trường theo chiều giá lên thông thường,
người ta chỉ có thể làm được điều đó khi tất cả đã xảy ra rồi, nếu có sự “nổ
bóng” thì đó mới đúng là bong bóng.
Đặc điểm của thời kì kinh tế bong bóng ở Nhật là sự gia tăng của đồng
Yên Nhật cùng với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, giá trị tài sản (bất
động sản và tài sản tài chính) cao, sức tiêu dùng mạnh trong khi tỉ lệ thất
nghiệp thấp.
Về tổng sản phẩm quốc dân, sản xuất công nghiệp và nhiều chỉ tiêu
kinh tế lớn khác, Nhật Bản vẫn vượt trên các nước Tây Âu và chỉ thua Mĩ.
Năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật là 3.300 tỉ đô la, bằng 65% so
với 5.100 tỉ đô la của Mĩ (so với năm 1965 chỉ bằng 10% của Mĩ, năm 1979
bằng 40%, năm 1988 bằng 59%).
Về tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người, năm 1987 lần đầu tiên
Nhật Bản vượt Mĩ, trở thành nước đứng thứ hai sau Thụy Sĩ và năm 1988 con
số này của Nhật Bản lên tới 27.000 đô la. Như vậy là sau 20 năm (1968 1988), thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Nhật từ chỗ bằng 30% của
Mĩ đã vượt lên bằng 120% của Mĩ. Năm 1993 thu nhập quốc dân bình quân
đầu người của Nhật đạt 8.220 đô la so với Mĩ là 23.120 đôla.
Ngay cả trong công nghiệp, vai trò và vị trí của Nhật cũng nổi lên
không kém. Vị trí dẫn đầu của Nhật trong các nghành công nghiệp đóng tàu,
luyện thép, ôtô, tivi màu… từ cuối những năm 60 và đầu những năm 70 đã
được bổ sung thêm bằng nhiều ngành công nghiệp khác như chất bán dẫn,
điện tử tiêu dùng, người máy… Đồng thời Nhật Bản còn tranh chấp vị trí
SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp

8

hàng đầu thế giới ở các nghành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, như điện
tử công nghiệp, gốm cao cấp, kĩ thuật sinh học, nghiên cứu đại dương…
Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đồng thời còn trở thành “siêu
cường tài chính số 1” thế giới. Nhật Bản đã thay thế Cộng hòa Liên bang
Đức, trở thành nước có dự trữ vàng và ngoại tệ lớn nhất thế giới, gấp 3 lần Mĩ
và 1,5 lần của Đức. Tài sản thuần năm 1989 của Nhật ở nước ngoài đạt 367 tỉ
đôla, chiếm vị trí số 1 không đối thủ. tính tới tháng 6 năm 1988, tài sản ở
nước ngoài của Nhật chiếm 36% toàn thế giới, trong khi Mĩ chỉ có 14%. Như
vậy, Nhật Bản thực sự trở thành con nợ lớn nhất thế giới. Trong khi đó ,từ
năm 1982, lần đầu tiên sau 71 năm, Mĩ, siêu cường kinh tế số 1 thế giới đã rơi
vào tình thế con nợ lớn nhất thế giới và ngày càng phải dựa vào các công ty
Nhật Bản để tài trợ cho thiếu hụt tài chính của mình. Các ngân hàng Nhật Bản
cũng ngày càng lớn mạnh, chiếm hầu hết các vị trí hàng đầu trong danh mục
những ngân hàng lớn nhất thế giới. Theo số liệu thống kê năm 1986, trong số
500 ngân hàng lớn nhất thế giới, Nhật Bản có 98 ngân hàng so với tổng số
vốn 3,95 nghìn tỉ đôla, Mĩ có 115 ngân hàng với số vốn dự trữ ít hơn nhiều
lần (1,51 nghìn tỉ đôla). Trong số 20 ngân hàng bậc nhất thế giới thì có 14
ngân hàng Nhật, chiếm các vị trí từ số 1, 2, 3, 4, 5… 9, 10… Ngân hàng
Đaichi Kangyo lớn nhất của Nhật có số vốn là 414 tỉ đôla, trong khi đó ngân
hàng Xiti Corpo lớn nhất của Mĩ có số vốn 233 tỉ đôla. Thị trường tiền tệ
quốc tế mới được thành lập ở Tôkyô tháng 12 năm 1986 với tổng dự trữ là 55
tỉ đôla, tháng 2/1987 đã tăng lên 123 tỉ (so với Niu Oóc là 260 tỉ và Luân
Đôn là 750 tỉ). Với tốc độ phát triển trên, người ta dự đoán tới năm 2000 thị
trường tiền tệ Tôkyo có khả năng áp đảo thị trường tiền tệ quốc tế ở Luân

Đôn và Niu Oóc. Và cũng vì thế mà những năm cuối thế kỉ XX nhiều “Cuộc
chiến tranh thương mại” luôn có nguy cơ xảy ra giữa Mĩ và Nhật.

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

9

Trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật, vào những năm 80, Nhật đã hết sức
cố gắng để trở thành một cường quốc. Trong 10 năm (1978 - 1988), nhà nước
chi cho nghiên cứu khoa học một số tiền lớn tăng 2,7 lần, chiếm khoảng 9 10% ngân sách. Năm 1984, ở Nhật đã có 17.800 viện nghiên cứu với 32 vạn
nhân viên, đứng thứ 3 trên thế giới, sau Liên Xô và Mĩ.
Năm 1987, Nhật Bản đứng đầu thế giới về danh sách những người có
bằng sáng chế nước ngoài (17.288 bằng), gấp đôi Đức (8.039 bằng), gấp 6
lần Pháp (2.990 bằng). Ngoài ra, thập kỉ 80 cũng ghi nhận hàng loạt phát
minh khoa học hàng đầu thế giới của Nhật Bản trong hàng loạt lĩnh vực công
nghệ: thiết bị vô tuyến viễn thông, điện tử quang học, người máy công
nghiệp, các hệ vi mạch liên kết…
Đồng Yên tăng giá trở lại, đạt tới mức 120 yên = 1đôla vào đầu năm
1988. Số liệu xuất khẩu tính bằng đồng đôla đã tăng liên tục. Nhập khẩu tính
bằng đồng đôla có xu hướng giảm trong hầu hết những năm 1980 và bắt đầu
có xu hướng tăng lên vào những năm 1988. Đồng Yên tăng giá nhanh chóng
khiến cho người Nhật trở nên giàu có hơn, thu nhập quốc dân (GNP) tính theo
đôla Mĩ tăng đột biến. Người dân Nhật đẩy mạnh việc đi du lịch, đi mua sắm
các tài sản ở nước ngoài.
Chỉ số Nikkei đạt mức cao kỉ lục 39.000 yên. Giá chứng khoán của

Nhật Bản liên tục tăng vào cuối những năm 1980, với chỉ số Nikkei lên tới
mức cao kỉ lục 39.000 yên vào cuối tháng 12 năm 1989. So với điểm xuất
phát năm 1985 là khoảng 12.000 yên, thì đây là một sự nhảy vọt ghê gớm của
giá chứng khoán.
Sự gia tăng tài sản ở nước ngoài, kể từ cuối những năm 1960, các tài
sản đã vượt quá số nợ, và Nhật Bản trở thành một quốc gia chủ nợ thuần túy.
Vấn đề là tốc độ tăng nhanh chóng của tài sản vào cuối những năm 1980.
SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

10

Nhật Bản đã tích lũy được một lượng lớn tài sản ở nước ngoài vào nửa đầu
những năm 1980, nhưng những tài sản này đã bắt đầu tăng mạnh vào năm
1986 và còn tiếp tục tăng lên nữa trong phần còn lại của thập kỉ này. Đồng
thời các công ty Nhật Bản cũng tích cực gây dựng quỹ ở nước ngoài, đến nỗi
các khoản nợ cũng tăng lên.
So sánh quốc tế về các tài sản và nợ ở nước ngoài (tỉ đôla).
1986

1991

Nhật Bản . Tổng tài sản(A)

72,7


200,7

.Tổng nợ nần(B)

54,7

162,3

. Tổng tài sản thuần(A-B)

18,0

38,3

.A

150,8

20,7

.B

139,9

248,9

10,9

-38,0


.A

106,3

177,8

.B

91,6

174,8

.A-B

14,7

3,0

.A

50,2

115,3

.B

40,5

31,0


9,7

34,3

Mỹ

.A-B
Anh

Đức

.A-B

Nguồn: IMF, Word Economic Outlook, September 2003, tr 21.
Các tài sản thuần ở nước ngoài - tức là sự chênh lệch giữa tài sản ở
nước ngoài và nợ ở nước ngoài - đã tăng liên tục trong cùng thời kỳ, từ 10,9 tỉ
đôla năm 1980 lên 130 tỉ đôla năm 1985 và 328 tỉ đôla năm 1990. Gần đây,
con số này đã tăng lên tới đỉnh cao 600 tỉ đôla và nhờ đó tài sản thuần cũng
tăng đáng kể. Trong thời gian từ năm 1986 đến năm 1991, cả tài sản lẫn nợ
của Nhật Bản đều tăng, khiến cho tài sản thuần tăng lên, nhưng Mỹ, từ chỗ có

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

11


tài sản dư thừa so với nợ vào năm 1986, đã trở nên có tài sản thuần âm vào
năm 1991. Dư thừa của Nhật Bản gần như tương đương với phần thiếu hụt
trong tài sản thuần của Mỹ vào năm 1991. Tài sản thuần của Anh cũng giảm
xuống và dư thừa của Đức gần như ngang bằng với của Nhật Bản vào năm
1991.
Nguyên nhân khiến bong bóng kinh tế hình thành có nhiều. Nguyên
nhân đầu tiên là việc đồng yên lên giá sau Thỏa ước Plaza (năm 1985) gây
khó khăn cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản và đe dọa tăng trưởng kinh
tế của nước này. Ngân hàng Nhật Bản đã phải thực hiện chính sách tiền tệ nới
lỏng (hạ lãi suất) để đối phó với điều đó, nên tính thanh khoản cao quá mức
hình thành. Kết quả là kinh tế tăng trưởng mạnh và đầu cơ tài sản bắt đầu làm
tăng giá tài sản. Mặt khác, các nhà đầu tư bắt đầu thay đổi danh mục đầu tư
của mình khi tỷ giá Yên/Dollar thay đổi và nhất là sau sự kiện Ngày thứ Hai
đen tối trên thị trường chứng khoán Mỹ. Họ giảm đầu tư vào tài sản của Mỹ
và tăng đầu tư vào các tài sản của Nhật Bản. Giá tài sản trong đó có giá cổ
phiếu và trái phiếu công ty tăng kích thích xí nghiệp đầu tư. Lạm phát tăng
tốc kích thích tiêu dùng. Bong bóng kinh tế nói chung và bong bóng giá tài
sản chỉ được nhận ra sau khi chúng bắt đầu vỡ vào đầu thập niên 1990.
Đồng Yên tăng giá đã kích thích các xí nghiệp của Nhật Bản đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài. Nó cùng với việc người Nhật trở nên giàu hơn đã kích
thích họ mua các tài sản của nước ngoài (chẳng hạn như mua xưởng phim của
Mỹ, mua các tác phẩm hội họa nổi tiếng) và đi du lịch nước ngoài.
Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác của Nhật Bản sau một thời
gian dài đầu tư vào các xí nghiệp trong khu vực chế tạo thì đến thời kỳ này
bắt đầu đầu tư vào các tài sản tài chính. Họ cũng tích cực cho vay đối với các
dự án phát triển bất động sản. Họ còn sẵn sàng chấp nhận các tài sản tài chính
và bất động sản làm thế chấp khi cho các xí nghiệp và cá nhân vay. Đây chính
SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp

12

là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các tổ chức tín dụng của Nhật
Bản sau này mắc phải tình trạng nợ khó đòi khi bong bóng kinh tế và bong
bóng giá tài sản vỡ.
Vào thời điểm đó, hầu hết các chuyên gia kinh tế chưa có nhiều trải
nghiệm về hiện tượng kinh tế bong bóng. Không ít người cho rằng nền kinh tế
Nhật sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao và Nhật Bản có khả năng vượt Mĩ,
trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới.
Trên thực tế bong bóng kinh tế là một hiện tượng gây tác động tiêu cực
lên nền kinh tế. Thêm vào đó khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại một
khối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tế
kéo dài. Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn phá nền kinh tế của
một quốc gia mà còn ảnh hưởng lan ra ngoài biên giới. Và Nhật bản cũng
không thể tránh khỏi được thực tế đó, ngay sau nền kinh tế bong bóng 1986 1991, lịch sử Nhật Bản bước vào thời kì khủng hoảng kinh tế kéo dài về mọi
mặt trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX.
1.2. NỀN KINH TẾ BONG BÓNG NỔ TUNG VÀ BIỂU HIỆN KHỦNG
HOẢNG
Chỉ khi nền kinh tế bong bóng đạt sự mở rộng tối đa của nó thì tới năm
1990 nó mới nổ tung, kinh tế Nhật Bản bước vào tình trạng khủng hoảng với
những biểu hiện sau đây:
1.2.1. Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng
Bước sang những năm 90, cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đã chấm dứt
thời kì đối đầu quân sự, chạy đua vũ trang giữa các cường quốc và mở ra thời
kì mới với đặc trưng là quốc tế hóa, toàn cầu hóa và sự ganh đua về kinh tế
giữa tất cả các quốc gia. Kinh tế Mỹ, sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng

1990 - 1991 đã liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 2,9% trong vòng 9
năm qua, lạm phát và thất nghiệp đều được duy trì ở mức thấp, nhu cầu trong
SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

13

nước - động lực chính của sự tăng trưởng - tăng mạnh mẽ. Trong khi đó, các
nước châu Âu đã hoàn thành quá trình nhất thể hóa về chính trị. Tháng
11/1993, Cộng đồng kinh tế Châu Âu đã chính thức chuyển thành Liên minh
Châu Âu (EU), đồng thời với sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu - EURO
- đánh dấu sự trưởng thành về kinh tế cũng như sự thống nhất cao giữa các
nước Châu Âu.
Còn Nhật Bản, nước từng tranh chấp với Mỹ và Tây Âu trong các cuộc
chạy đua kinh tế trước đây, lại rơi vào tình trạng đình trệ, suy thoái kinh tế
nghiêm trọng kéo dài tới 9 năm từ năm 1991, với tốc độ tăng trưởng kinh tế
giảm tuyệt đối trong hai năm liền, 1997 và 1998. Có thể nói, đây là một hiện
tượng không bình thường của một nước Nhật vốn được coi là “Vương quốc
của những câu chuyện kinh tế thần kì” và một thời kì suy thoái tồi tệ nhất
trước đây, thì lần suy thoái này, về phương diện nào đó, còn tồi tệ hơn nhiều.
Trong cuộc khủng hoảng trước (1973), sau khi tốc độ tăng trưởng thực tế
giảm từ 8,0% năm 1973 xuống -1,2% năm 1974, và nền kinh tế chỉ nằm trong
tình trạng trì trệ khoảng một năm và nhanh chóng khôi phục trở lại mức tăng
trưởng 3,1% năm 1975, rồi 4,0% năm 1976 và liên tục duy trì mức tăng
trưởng trung bình 5,0% hàng năm trong suốt nhiều năm sau đó. Còn lần này
tình hình có vẻ ngược hẳn lại, tốc độ tăng trưởng thực tế đã giảm từ 2,9% năm

1991 xuống còn 0,4% năm 1992 và 4 năm liền sau đó (1992 - 1995) mức tăng
trưởng âm trong hai năm liền. Cho đến đầu năm 1999, lượng hàng tồn kho
vẫn giữ ở mức cao nhất trong 24 năm kể từ sau khủng hoảng kinh tế 1975,
chứng tỏ nền kinh tế Nhật Bản đang bị thụt lùi toàn diện.

Bảng tốc độ tăng trưởng GDP Nhật Bản những năm 90

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

14

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996


1997

1998

1999

5,5

2,9

0,4

0,5

0,6

1,4

2,9

-0,7

-1,9

0,5

Nguồn: Japan research Quarterly,Spring 1997 and Winter 1996/1997:
OECD, Main Economic Indicators,6/2000 MOF.
Đây là hậu quả của sự suy giảm toàn diện các thành phần cấu thành của
GDP, bao gồm chi tiêu tiêu dùng tư nhân, đầu tư xây dựng nhà cửa, chi tiêu

của chính phủ, xuất nhập khẩu và sự gia tăng hàng tồn kho.
Nếu tính 7 năm, từ năm 1990 - 1997, tổng số mất mát của nền kinh tế
Nhật Bản đã lên tới 550 tỉ USD, tức là phần chênh lệch giữa 4200 tỉ USD với
tốc độ tăng trưởng thực tế 1% một năm hiện hành và 4750 tỉ USD với tốc độ
tăng 3 % một năm tính theo tiềm năng. Nếu so con số này với quy mô (GNP
hàng năm) của một nền kinh tế châu Á khác ta sẽ thấy rõ được sự mất mát của
Nhật Bản to lớn tới mức nào: Hàn Quốc 443 tỉ USD, Đài Loan 284 tỉ USD,
Indonexia 215 tỉ USD, Thái Lan 164 tỉ USD, Malaysia 98 tỉ USD và Philippin
83 tỉ USD. Như vậy, phần mất mát của Nhật Bản lớn hơn GDP của tất cả các
nền kinh tế châu Á khác, trừ Trung Quốc, hay nói cách khác, phần GDP 550
tỉ USD của Nhật Bản bị mất từ năm 1990 - 1997 là gần bằng của Thái Lan,
Malaysia, Indonexia và Philippin cộng lại. Còn bây giờ nếu chúng ta tưởng
tượng có một nền kinh tế mới nào đó có quy mô 550 tỉ USD xuất hiện ở châu
Á từ năm 1997, thì nền kinh tế đó sẽ là nền kinh tế đứng thứ 3 khu vực sau
Nhật Bản và Trung Quốc, và là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chính sự mất mát kinh khủng đó đã khiến người ta gọi “thập kỉ 90 là thập kỉ
mất mát (lost decade)” của nền kinh tế Nhật Bản.
Nếu năm 1990, GDP của Nhật Bản đạt 3860 tỉ USD, bằng 70% GDP
của Mỹ (5520 tỉ USD), thì đến năm 1997 chỉ đạt có 4200 tỉ USD, giảm còn
54% so với GDP của Mỹ (7740 tỉ USD), tức giảm cực mạnh tới 16 điểm phần

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

15


trăm trong vòng 7 năm. Nếu xu hướng này vẫn còn tiếp tục thì theo nhiều
đánh giá, trong vòng 7 năm nữa, GDP của Nhật Bản chỉ bằng 50% của Mỹ.
Chiếm tỉ trọng 14% trong GDP toàn thế giới, suy thoái của nền kinh tế
Nhật Bản đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và khu vực, làm GDP
thế giới giảm 0,4 % năm 1998. Đối với Mỹ, châu Âu, Nhật Bản là một bạn
hàng thương mại lớn, việc nhu cầu trong nước của Nhật Bản suy giảm mạnh
là một nguy cơ dẫn đến sự gia tăng thâm hụt trong cán cân thương mại song
phương, gây bất lợi cho sự phát triền kinh tế, đặc biệt là Mỹ. Đối với khu vực
châu Á, Nhật Bản là đầu tàu phát triển kinh tế, đồng thời đóng vai trò trụ cột
trong việc giữ gìn sự ổn định, an ninh chung của khu vực. Suy thoái kinh tế
của Nhật Bản đã làm giảm luồng đầu tư trực tiếp vào khu vực, thu hẹp xuất
khẩu, do đó làm giảm động lực phục hồi và tăng trưởng của các nước trong
khu vực, trong đó có Việt Nam.
1.2.2. Khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ
Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tình hình càng ảm đạm hơn. Thị
trường bất động sản, cổ phiếu sụt giá mạnh từ sau sự đổ vỡ của nền kinh tế
bong bóng đã làm cho các tài sản thế chấp cho các khoản vay trong các ngân
hàng Nhật Bản mất tính thanh khoản, do đó hệ thống tài chính ngân hàng, các
quỹ tín dụng Nhật Bản phải đối mặt với những khoản nợ xấu khổng lồ. Theo
thống kê tiêu chuẩn quốc tế, tổng số nợ khó đòi hiện nay của các ngân hàng
Nhật lên tới 590 tỉ USD, chiếm 12,3% tổng số tiền cho vay, trong đó 87 tỉ
USD hầu như không có khả năng đòi lại được. Các ngân hàng,các tổ chức tài
chính Nhật Bản, trong đó có những ngân hàng lớn, luôn được coi là con cưng
của chính sách điều chỉnh của chính phủ, cũng không tránh khỏi số phận bị
phá sản hàng loạt, buộc phải sát nhập hoặc nhường bớt cổ phần cho các đối
tác nước ngoài, như: Ngân hàng tín dụng dài hạn (LTCB), Ngân hàng tín

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp

16

dụng Nippon, Công ty chứng khoán Sanyo… Trên thị trường chứng khoán,
chỉ số Nikkei sau khi tăng vọt lên mức 34.058 điểm năm 1989, đã giảm mạnh
và dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 điểm giai đoạn 1992 - 1997, và
đến tháng 8/1998, đã giảm bất ổn định trên thị trường chứng khoán và sự suy
giảm lòng tin của các nhà đầu tư vào thị trường Nhật Bản. Đồng Yên Nhật
sau thời kì lên giá một cách đáng lo ngại ở mức 102 JPY/USD vào cuối năm
1999 đầu năm 2000.
Nếu như cách đây 10 năm, các nhà kinh tế học của Nhật Bản luôn
khẳng định rằng, vào năm 2000, TSPQD (GNP) của Nhật Bản có thể sẽ vượt
Mỹ. Các ông chủ của các tập đoàn kinh doanh Nhật Bản luôn đắc ý nói:
“Châu Mỹ là thị trường của chúng tôi, Châu Úc là cái mỏ của chúng tôi và
Châu Âu là viện bảo tàng của chúng tôi”; các phó giám đốc của hãng ôtô
Nissan luôn cười ranh mãnh và huyênh hoang khi hỏi các du khách Pháp:
“Các ông có nghĩ rằng liệu hãng Renault có thể tồn tại được quá 10 năm nữa
không?” [20, 213 - 214], thì ngày nay, thực tế Nhật Bản vẫn đang đuổi kịp
Mỹ , nhưng đó là nước Mỹ của những năm 30, nước Mỹ của thời Đại Suy
Thoái. Nếu những năm 80, là thời kì luôn tràn ngập thế giới của các mặt hàng
mang nhãn hiệu “Made in Japan”, và các công ty Nhật Bản đã lần lượt “mua
hết nước Mỹ” khiến cho trong một cuộc điều tra tại Mỹ năm 1989 của tờ
Newsweek, 54% trong số người Mỹ được hỏi ý kiến đã cho rằng sức mạnh
kinh tế của Nhật Bản được coi là một mối đe dọa lớn hơn so với vũ khí quân
sự của Nga, thì đến cuối những năm 90, các nhà tư bản Nhật, một thời huyênh
hoang đã phải nhẫn nhục bán hết công ty khổng lồ này đến công ty khổng lồ
khác của mình cho các nhà tư bản Âu - Mỹ. Chẳng hạn, chính hãng sản xuất

ôtô Renault của Pháp, không những không bị tiêu vong, mà còn mua tới 35%
số vốn của Nissan, đối thủ cạnh tranh của họ đang bên bờ vực phá sản; hãng
Ford đã nắm 35% số vốn của Mazda Geneal Motors chiếm 49% số vốn của
SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

17

Isuzu, và Goodyear cũng đã bỏ tiền ra mua hãng Sumitomo Rubber, hãng
đứng thứ 3 về lốp xe ở Nhật Bản. Trong lĩnh vực tài chính, hãng tài chính
khổng lồ Travellers (Mỹ) đã được mời tới Nikko, một trong những hãng môi
giới chứng khoán hàng đầu của Nhật Bản; và hãng Toshiba, hãng đồ điện và
điện tử nổi tiếng cũng phải nhượng lại 1/3 hoạt động của mình cho các đối tác
nước ngoài. Ngay cả những tập đoàn lớn (Sumitomo, Mitsubishi, Misui…)
suốt 40 năm sau chiến tranh, luôn đứng trong danh sách những công ty hàng
đầu thế giới và luôn là kẻ bành chướng khủng khiếp ra thị trường thế giới
cũng đang bị đe dọa tan rã.
Tình trạng thua lỗ, phá sản lan tràn:
Ước tính đến thời điểm năm 1998 có tới 19 ngân hàng hàng đầu Nhật
Bản đều có số nợ lớn hơn số tài khoản đăng kí.
11 ngân hàng mạnh nhất của Nhật Bản và cũng là của thế giới phải
giảm 10% hoạt động vào năm 1994, 1995.
Ngân hàng Sumimoto lớn nhất thế giới tuyên bố lỗ 3 tỷ USD vào đầu
năm 1995.
Tháng 4 năm 1997, công ty bảo hiểm nhân thọ Nissan bị phá sản mở
đầu cho làn sóng phá sản hàng loạt của các tổ chức tài chính vào tháng 11 và

tháng 12 năm 1997 như: công ty chứng khoán Sanyo, Yamachi, Mruso, ngân
hàng Tokaido Tkushoku, ngân hàng Tokyo. Khi phá sản các ngân hàng đều
để lại những khoản nợ khó đòi khổng lồ.
Các tổ chức tài chính bị phá sản

Nợ khó đòi(Tỷ Yên).

Sanyo

3000

Yamachi

3000

Maruso

46,34

Hokkaido

1,5

Tokyo

59

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp

18

Nguồn: Cục kế hoạch kinh tế Nhật Bản(EPA), 12/1997, tr 22.
Kinh tế suy thoái làm cho nhiều công ty làm ăn thua lỗ không thanh
toán được các khoản nợ đã vay ngân hàng, các khoản nợ đó chiếm 20% tổng
số tín dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng, nên ngân hàng không có tiền cho
các khoản vay mới (xem phụ lục Bảng 1).
Các công ty bị phá sản tính đến năm 1995 có 15.000 công ty bị phá sản.
Và đến năm 1998 tổng số các công ty bị phá sản là hơn 134 nghìn (xem phụ
lục Bảng 2)
Suy thoái kinh tế không buông tha cả ngành kinh tế mũi nhọn như:
Điện tử, tin học, sản xuất ôtô. Công ty sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất của
Nhật Bản là Hitachi, Toshiba, Misubishi, Masushita, Fuitsu đều bị sa sút
trong sản xuất kinh doanh, lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng.
Từ năm 1990 - 1994, sản xuất ôtô giảm 22%, những tập đoàn ôtô
khổng lồ như Nissan bắt đầu đóng cửa các nhà máy của mình.
1.2.3. Sự suy giảm sức cạnh tranh thị trường
Trước đây các hãng kinh doanh của Mỹ, của phương Tây không được
vào thị trường Nhật thì hiện giờ đã lần lượt tràn vào và các nhà tư bản Nhật
Bản đã phải nhẫn nhục bán hết công ty khổng lồ này đến công ty khổng
lồ khác.
- Tập đoàn ôtô lớn thứ hai của Nhật Bản là Nissan đã bị Renanlt của
Pháp mua 37% cổ phiếu.
- Ford nắm 35% vốn của Madza.
- Gernal Motors chiếm 49% vốn của Isuzu.
- Goodyear mua luôn hãng Sumimito Rubber.

- Nhật Bản chiếm tới 8 trong 10 hãng có quy mô vốn lớn nhất thế giới
thì năm 1999 đã phải nhượng lại vị thế đó cho Mỹ.

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

19

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản đang bị suy yếu so với
một số nước. Trước đây, Nhật Bản luôn ở vị trí dẫn đầu trong 47 nước có thực
lực và có ảnh hưởng lớn tới kinh tế thế giới. Nhật Bản từ chỗ đứng đầu thế
giới năm 1994 tụt xuống đứng sau Mỹ, Singapore, năm 1995 lùi xuống đứng
vị trí thứ 4, năm 1996 lùi xuống vị trí thứ 13, đến năm 1999 đã lùi xuống vị trí
thứ 16.
Những năm 1980, là thời kì tràn ngập thị trường thế giới những sản
phẩm của Nhật Bản thì ngày nay vị trí đó đã phải nhường chỗ cho sản phẩm
của các nước khác.
Vào những năm trước thập niên 90, Nhật Bản có tới 7 trong số 10 ngân
hàng đứng đầu thế giới, nhưng từ cuối thập niên 90 theo kết quả điều tra so
sánh xếp hạng giữa 20 ngân hàng hàng đầu thế giới và 20 ngân hàng hàng đầu
Nhật Bản thì các ngân hàng Nhật Bản có thứ hạng thấp nhất so với các ngân
hàng nước ngoài, cụ thể các ngân hàng Nhật Bản đã tụt hậu khoảng 10 năm so
với các ngân hàng Mỹ.
Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều chuyên gia kinh tế, nhà
doanh nghiệp và đại biểu các chính giới tỏ ra hoài nghi về khả năng cạnh
tranh cao của nền kinh tế, đặc biệt là của nghành công nghiệp chế tạo Nhật,

trên thị trường quốc tế. Thực vậy, nếu trước đây ở thời kì bùng nổ phát triển,
kinh tế Nhật Bản thường được Diễn đàn kinh tế thế giới ở Genever (Thụy Sĩ)
xếp vào hạng nhất nhì về khả năng cạnh tranh, thì trong hai năm vừa qua Nhật
đã phải nhường vị trí này cho Singapore, Hồng Kông và Mỹ, để tụt xuống
hàng thứ 12 trong năm 1989 và thứ 14 trong năm 1999, sau cả Đài Loan và
nhiều nước khác.
Sự trì trệ của nền kinh tế Nhật Bản đã khiến cho tương quan sức mạnh
ở châu Á giữa Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc thay đổi đáng kể. Mỹ, một thời
SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

20

giảm sút liên tục, nay đã nổi lên mạnh mẽ và không bị thách thức, một siêu
cường mà nhiều quốc gia châu Á muốn dựa vào để ngăn chặn đà giảm sút của
mình. Còn Nhật Bản, một thời được coi là ngôi sao đang lên của khu vực, nay
đang phải vật lộn với khủng hoảng, chủ yếu do gần 20 năm tăng trưởng chậm
và sai lầm.
1. 2.4. Thâm hụt ngân sách
Chính phủ Nhật đang lún sâu vào tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ
nần. Có thể nói một cách không phóng đại rằng về phương diện tình hình kinh
tế và tài chính thì Nhật Bản đang trên bờ vực thẳm. Tổng số nợ Nhà nước của
Nhật Bản và tổng số nợ ngân sách của các cơ quan tự quản địa phương là
khoảng 645 nghìn tỷ yên, hơn nữa, như người ta nói, khoảng 330 nghìn tỷ yên
trong số tiền ấy là các trái phiếu dài hạn của Nhà nước. Như vậy, tỉ lệ giữa
tổng số nợ so với tổng sản phẩm quốc dân (500 nghìn tỷ yên) là 132 % (các

số liệu về năm 1999). Nếu đem so sánh với các nước phát triển thì ở Mỹ, chỉ
số ấy là 59%, ở Pháp là 65%, ở Đức là 63% (những số liệu cũng về năm
1999). Kết quả so sánh các chỉ số ấy cho thấy rằng ở Nhật Bản số tiền nợ
ngân sách của cả hai cấp là hết sức lớn, và thậm chí trong trường hợp xuất
hiện những thay đổi tích cực trong tình hình kinh tế thì đến một lúc nào đó
cũng sẽ tới lúc trả nợ.
Nếu thậm chí chính phủ sẽ quyết định thực hiện những cam kết về trái
phiếu dài hạn của Nhà nước với khối lượng 40% thì tổng số tiền phải trả về
trái phiếu sẽ là 132 nghìn tỷ yên và nếu trả số tiền ấy với những đợt đều nhau
trong vòng 10 năm thì hàng năm cũng phải rút trong ngân quỹ 13,2 nghìn tỷ
yên để trang trải cho những mục đích kể trên. Trên thực tế, nhiệm vụ này là
bất khả thi. Thiết nghĩ, thậm chí cũng khó có thể hàng năm trích ra một nửa
số tiền ấy, tức là 6,6 nghìn tỷ yên. Thiết nghĩ, điều đáng làm hơn là chi những
khoản tiền vào việc xóa bỏ số thiếu hụt trong các ngân sách thuộc hai cấp.
SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

21

Nếu khoản thiếu hụt cứ tiếp tục tăng lên thì khối lượng tiền nợ dài hạn của
ngân sách nhà nước và ngân sách các cơ quan tự quản địa phương cũng sẽ
tiếp tục tăng lên.
Năm 1999 tổng số thiếu hụt trong ngân sách của Nhật Bản dự tính sẽ
lên đến 10% so với tổng sản phẩm quốc dân, hay là nếu tính bằng tiền sẽ là 50
nghìn tỷ yên. Chỉ tính riêng khoản thiếu hụt trong tổng ngân sách nhà nước
(không kể ngân sách tính thao các khoản đặc biệt) sẽ tăng lên đến 40 nghìn tỷ

yên. Đó là một con số to lớn.
Vào thời bình, trong số các nước phát triển chỉ Italia có số thiếu hụt
ngân sách ngang bằng với mức thiếu hụt ngân sách ngang bằng với mức thiếu
hụt ngân sách của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong năm năm trở lại đây giới lãnh
đạo của đất nước này đã đạt được mức cắt giảm nhiều. Hiện nay tỷ lệ số thiếu
hụt ngân sách so với tổng sản phẩm quốc dân là 2%. Thời kì 1994 - 2000 tỉ lệ
thâm hụt ngân sách so với GDP là 5,1%, nếu tính cả chi cho an ninh xã hội là
7,6%. Tỷ lệ này so với các nước phát triển là khá cao.
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP của một số nước.
Đơn vị:%
1994

1995

1996

1997

1998

1999

-2,3

-3,6

-4,3

-3,3


-6,1

-7,8

-8,3

-2,3

-1,9

-0,9

0,4

1,6

0,8

0,6

-2,4

-3,3

-3,4

-2,6

-2,4


-2,1

-1,8

-5,7

-4,7

-4,1

-3,0

-2,9

-2,4

-1,9

-9,2

-7,7

-6,7

-2,7

-2,6

-2,2


-1,8

-6,8

-5,8

-4,4

-2,0

-0,4

-0,7

-1,0

-5,5

-4,3

-2,0

0,9

2,0

2,2

2,4


2000

Tính cả chi phí an ninh xã hội.
SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

22

Nhật

-5,4

-6,3

-7,1

-5,8

-8,6

-1,0

-10,3

Mỹ


-3,0

-2,7

-1,8

-0,5

0,5

-0,4

-0,7

Nguồn:OECD, Economic Outlook, 12/2/2001, tr.64.
Khắc phục tình trạng này Chính phủ nước này liên tục phải tăng ngân
sách để tài trợ cho các chương trình kích thích kinh tế cả gói trong khi đó thu
thuế giảm. Chính phủ phát hành trái phiếu với giá trị ngày càng lớn khiến cho
nợ của Chính phủ so với GDP ngày càng tăng. Người ta tính rằng mỗi trẻ em
Nhật khi sinh ra phải chịu một khoản nợ bằng 60.000 USD gấp 1,5 lần GDP
theo đầu người/năm.
* Tiểu kết chương 1
Vào thập niên 90, trong khi các nước Mĩ, Tây Âu bước vào giai đoạn
phục hồi phát triển thì kinh tế Nhật lại lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm
trọng trên tất cả các mặt, kinh tế xuống dốc. Quá trình suy thoái kinh tế trải
qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, diễn ra trong nửa đầu thập niên 90,
sau khi bong bóng tài sản vỡ, hàng loạt ngân hàng và công ty cho vay bất
động sản đóng cửa. Trong giai đoạn tiếp theo, diễn ra vào nửa sau những năm
90, khủng hoảng tiếp tục leo thang với sự mất điểm liên tục của thị trường
chứng khoán. Các chuyên gia kinh tế Nhật Bản hi vọng rằng đây chỉ là một

đợt suy thoái kinh tế chu kì. Tuy nhiên trong suốt 12 năm sau, nền kinh tế
không phục hồi trở lại mức tăng trưởng trước đó.
Do sự mất mát và suy thoái nặng nề như vậy, nên hầu hết các nhận định
về kinh tế Nhật Bản trong những năm 90 đều đượm màu bi quan, khác hẳn so
với những đánh giá trước đây. Chẳng hạn, ngày 6.4.1998, tại Quốc hội, Thủ
tướng R.Hashimoto đã thừa nhận: “kinh tế Nhật Bản đang phải đương đầu
với thời điểm gay go nhất trong 50 năm qua”[15, 281].
Ngay tờ Yomiuri Shimbun, tờ báo thân chính phủ lớn nhất cả nước,
cũng cảnh báo rằng: “Nền kinh tế Nhật cũng có thể giống như chiếc tàu thảm
SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

23

họa Titanic, nếu trước đây thường chạy với đầy sức lực, thì nay nó đang mò
mẫm trong đem tối trên một chặng đường không có bản đồ. Rốt cuộc nền
kinh tế Nhật có thể đẩy toàn bộ nền kinh tế thế giới vào tình trạng hỗn loạn.
Để lập lại trật tự cho tất cả thì “ngày mai là quá muộn” [15, 281]. Hay như
ông Cebhard Hiescher, phóng viên vùng Viễn Đông của tờ Suddeutsche
Zeitung đã viết: “Chiếc tàu sân bay khổng lồ Nhật Bản dường như đang nổi
trong một đại dương mênh mông đầy những bất chắc và mọi người đang chờ
hướng đi song lại không thấy có thuyền trưởng” [15, 282]. Hoặc đầu tháng 5
năm 1998, theo kết quả cuộc điều tra “ý thức xã hội” của một cơ quan nhà
nước, thì có tới 72,2% người Nhật đang đi theo chiều hướng xấu, tăng so với
55,5% tại cuộc điều tra tương tự của năm trước.


SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

24

Chương 2
NHỮNG NGUYÊN NHÂN, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
KHỦNG HOẢNG
2.1. NGUYÊN NHÂN
2.1.1. Nguyên nhân chủ quan
2.1.1.1. Khủng hoảng chu kì
Nguyên nhân của khủng hoảng chu kì nằm trong bản chất của hệ thống
kinh tế tư bản chủ nghĩa. Khi kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng các chính
phủ thường thực thi chính sách tài chính mở rộng, tăng tiêu dùng, tăng chi
tiêu cho chính phủ, thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và đầu tư vốn cố định. Đến
một lúc nào đó, năng lực sản xuất dư thừa, hiệu suất sử dụng thiết bị giảm,
trong khi đó nhu cầu giảm, lượng hàng tồn kho tăng, giảm tỉ suất lợi nhuận,
sản xuất đình trệ. Hậu quả là nền kinh tế đi vào suy thoái. Tốc độ suy thoái
của nền kinh tế tỉ lệ thuận với mức độ phát triển của thời kì trước đó.
Suy thoái kinh tế Nhật Bản chính là hệ quả mang tính chu kì của giai
đoạn tăng trưởng kinh tế 1987 - 1990 mà đỉnh cao là thời kì bùng nổ nền kinh
tế “bong bóng” 1989 - 1990.
Giai đoạn 1987 - 1990 đầu tư cho thiết bị của Nhật Bản đạt tới mức rất
cao, lên đến 12% năm trong khi mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 5%, điều
này tất yếu dẫn đến tình trạng dư thừa tư bản cố định làm nền kinh tế không
phát triển được.

Các nước tư bản khác cũng trải qua cuộc khủng hoảng chu kì giai đoạn
1990 - 1991. Song các nước này nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tế
nhờ các biện pháp nới lỏng tài chính, thuế giảm, tăng chi tiêu chính phủ, giảm
lãi suất… Nhật Bản có những biện pháp tương tự nhưng hiệu quả lại rất hạn
chế, nền kinh tế tiếp tục trì trệ kéo dài. Điều này chứng tỏ ngoài nhân tố trên,
kinh tế Nhật Bản suy thoái còn vì rất nhiều nguyên nhân khác.
SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

25

2.1.1.2. Chiến tranh lạnh kết thúc
Những năm 1990 là thập kỉ đầu tiên sau Chiến tranh lạnh, chấm dứt đối
đầu về hệ tư tưởng và mở ra một kỉ nguyên mới, trong đó nền kinh tế thế giới
trở thành một thể thống nhất tạo cơ hội cho xu thế toàn cầu hóa phát triển
mạnh mẽ.
Chiến tranh lạnh kết thúc, sự cạnh tranh về kinh tế trong hòa bình đã
nhường chỗ cho sự đối đầu về quân sự giữa các siêu cường. Trong bối cảnh
đó, Mỹ và EU sẽ không làm ngơ và nhượng bộ để Nhật Bản có thể rảnh tay
tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế của mình như trước nữa, mà
sẵn sàng buộc Nhật phải nhượng bộ, phải chia sẻ trách nhiệm, thậm chí có
những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nhật nếu Nhật đi quá giới hạn làm
phương hại đến lợi ích quốc gia của họ.
Trước đây, Nhật Bản có thể dốc toàn bộ nguồn lực của mình để phát
triển kinh tế sau chiến tranh mà không phải gánh chịu bất cứ một trách nhiệm
đáng kể nào đối với quốc tế, thậm chí còn được sự ủng hộ nhiệt tình của Mỹ.

Thì nay khi Chiến tranh lạnh kết thúc Nhật Bản không chỉ là đồng minh chính
trị mà còn là đối thủ cạnh tranh số 1 của Mỹ. Trước tình hình này, Mỹ và các
nước đồng minh Châu Âu không thể để cho Nhật Bản làm giàu cho riêng
mình và lại làm thiệt hại cho các nước đó. Họ liên tục ép Nhật Bản phải có
nghĩa vụ lớn hơn đối với cộng đồng quốc tế, phải mở cửa cho vốn, hàng hóa
cũng như lao động, văn hóa nước ngoài tràn vào.
Bước vào những năm 1990, khu vực châu Á Thái Bình Dương là trung
tâm kinh tế phát triển mạnh mẽ, có những lĩnh vực đuổi kịp các nước tiên
tiến. Nhiều ngành mà Nhật Bản chiếm ưu thế trước kia đã phải đứng trước
nguy cơ bão hòa trước sự cạnh tranh của những nước này. Trong khi Mỹ và
các nước Châu Âu vẫn dẫn trước Nhật Bản trong lĩnh vực về công nghệ mũi
nhọn như công nghệ thông tin năng lượng, công nghệ môi trường…

SV: CaoThị Hải Yến

K34A - Khoa lịch sử


×