Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Luận Văn Quản lý điểm học sinh trường THPT Công nghiệp Việt Trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.93 KB, 46 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CHU MẠNH TÙNG

QUẢN LÝ ĐIỂM HỌC SINH
TRƢỜNG THPT CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS Lê Huy Thập

Hà Nội – 2012

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lê Huy Thập,
người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Nếu không có
những lời chỉ dẫn, những lời động viên khích lệ của thầy thì khóa luận này
khó lòng hoàn thiện được.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ
thông tin trường đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em
trong suốt thời gian em học đại học và trong quá trình em thực hiện khóa
luận.
Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, nơi đã sinh thành, nuôi
dưỡng con rất nhiều trong thời gian qua.
Do thời gian thực hiện không nhiều nên khóa luận không tránh khỏi


những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo và các
bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 3/5/2012
Chu Mạnh Tùng

2


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: CHU MẠNH TÙNG
Sinh viên lớp: K34 – CNTT, trường đại học sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan:
1. Đề tài “Quản lý điểm học sinh trƣờng THPT Công nghiệp – Việt
trì” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
PGS.TS Lê Huy Thập.
2. Khóa luận hoàn toàn không sao chép từ các tài liệu có sẵn nào
3. Kết quả không trùng với các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội ngày 3/5/2012
Chu Mạnh Tùng

3


Mục lục
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ 1
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... 2

MỤC LỤC .................................................................................................. 3
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................. 6
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................... 7
1.2 Giới thiệu về Visual C# .................................................................... 7
1.3 Sơ lược về cơ sở dữ liệu SQL .......................................................... 9
Chƣơng 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG ...................................................... 12
2.1 Khảo sát hiện trạng .......................................................................... 13
2.2 Quy trình hoạt động ......................................................................... 13
2.3 Yêu cầu hệ thống mới ...................................................................... 18
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG .................................................... 20
3.1 Sơ đồ phân cấp chức năng .............................................................. 21
3.2 Sơ đồ phân rã các chức năng .......................................................... 21
3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu ........................................................................ 24
Chƣơng 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ....................................................... 26
4.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu ....................................................................... 27
4.2 Thiết kế giao diện ............................................................................. 36
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ............................................... 43
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 45

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, máy tính đã được các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp
quan quan tâm trang bị trong những năm gần đây, song chủ yếu dùng soạn
thảo văn bản và một số ứng dụng khác nhưng còn hạn chế, chủ yếu là các đơn
vị có nhân lực, am hiểu về công nghệ. Tuy nhiên với tốc độ phát triển và hội
nhập kinh tế hiện nay, vấn đề sử dụng tin học để xử lý thông tin trong công

tác quản lý đã trở thành nhu cầu bức thiết.
Trong công tác quản lý của trường cũng vậy, với một số lượng lớn các
học sinh, giáo viên và cán bộ của trường, công tác quản lý điểm học sinh
THPT là khá vất vả và tốn nhiều nhân lực do khối lượng lưu trữ và xử lý
thông tin quá nhiều đối với đội ngũ các cán bộ còn nhiều hạn chế, rất khó
kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết bài toán với chi phí về
thời gian, nhân lực thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố như tính an toàn
dữ liệu, thuận tiện cho người sử dụng... Thực tế cho thấy hiện nay một số
trường cũng đã sử dụng Công nghệ thông tin trong việc quản lý trường học từ
lâu, từ việc quản lý hồ sơ, quản lý điểm, xử lý học tập, xếp lịch thi, xếp thời
gian biểu, quản lý giáo viên và nhân viên... song số đó là không nhiều và hầu
như chỉ tồn tại tại các trường lớn. Mặc dù vậy, các hệ thống này thường gặp
phải một số bất cập sau: hệ thống sau nhiều năm sử dụng đã trở nên lạc hậu,
ngôn ngữ không được tối ưu hóa, vẫn có thể xuất hiện các lỗi trong quá trình
sử dụng, chương trình cồng kềnh, khó sửa đổi....
Với mong muốn tìm hiểu một phần nhỏ trong kho tàng phát triển của
công nghệ thông tin, em đã đi vào tìm hiểu về cách thức tổ chức và hoạt động
của trường trung học phổ thông Công nghiệp – Việt trì. Xuất phát từ nhu cầu

5


thiết thực trên, em chọn đề tài “Quản lý điểm học sinh trƣờng THPT Công
nghiệp – Việt trì” nhằm quản lý điểm cho học sinh toàn trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm giải quyết bài toán về quản lí điểm, hồ sơ học sinh của trường
THPT thay thế hình thức nhập điểm bằng sổ sách, rút ngắn thời gian và công
sức trong việc quản lí học sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu
Quản lý điểm học sinh trường THPT Công nghiệp – Việt trì.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tham khảo tài liệu, bài viết liên
quan tới lập trình C# và quản lý điểm.
- Tìm nguồn tài liệu trên Internet, sách báo liên quan.
- Phương pháp thực nghiệm
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nếu đề tài được áp dụng vào thực tiễn thì việc quản lí hồ sơ, điểm của
học sinh trường THPT Công nghiệp – Việt trì sẽ được dễ dàng và không tốn
kém thời gian.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo khóa luận được
chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Khảo sát hệ thống
Chương 3: Phân tích hệ thống
Chương 4: Thiết kế hệ thống

6


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nội dung:
 Đặt vấn đề
 Giới thiệu về Visual C#
 Sơ lƣợc về cơ sở dữ liệu SQL

7



1.1 Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay, tin học đã trở nên phổ biến với mọi người từ
mọi cấp học, từ mọi ngạch - bậc của xã hội. Cùng với sự phát triển đó, mọi
phần mềm ứng dụng tương ứng với từng chức năng cụ thể cũng đã ra đời.
Song không thể có được một phần mềm có thể cung cấp hết các chức năng
cho mọi công việc, từ công việc kế toán, quản lý nhân viên đến quản lý nhân
sự, quản lý bán hàng..... Bởi, mỗi chức năng cần có một yêu cầu riêng, có
những nét đặc trưng mà không phần mềm nào có thể đáp ứng được.
Do vậy trong việc phát triển phần mềm, sự đòi hỏi không chỉ là chính
xác, xử lý được nhiều nghiệp vụ mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khác như:
giao diện thân thiện, sử dụng tiện lợi, bảo mật cao, tốc độ xử lý nhanh,….
Ví dụ như việc quản lý điểm số của học sinh trong trường THPT. Nếu có
sự hỗ trợ của tin học thì việc quản lý từ toàn bộ hồ sơ học sinh, lớp học, giáo
viên đến các nghiệp vụ tính điểm trung bình, xếp loại học lực cho học sinh trở
nên đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngược lại các công
việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức mà sự chính xác và hiệu quả
không cao, vì hầu hết đều làm bằng thủ công khá vất vả.
1.2 Giới thiệu về Visual C#
Ngôn ngữ Visual C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn
mười mấy kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, ngôn ngữ Visual C#
có ý nghĩa cao khi nó thực thi những khái niệm lập trình hiện đại. Visual
C# bao gồm tất cả những hỗ trợ cho cấu trúc, thành phần component, lập
trình hướng đối tượng. Những tính chất đó hiện diện trong một ngôn ngữ
lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ Visual C# hội đủ những điều kiện như vậy,
hơn nữa nó được xây dựng trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là
C++ và Java.

8



Ngôn ngữ Visual C# được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft,
trong đó người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth. Cả hai
người này điều là những người nổi tiếng, trong đó Anders Hejlsberg được
biết đến là tác giả của Turbo Pascal, một ngôn ngữ lập trình PC phổ biến.
Và ông đứng đầu nhóm thiết kế Borland Delphi, một trong những thành
công đầu tiên của việc xây dựng môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho lập
trình client/server.
Phần cốt lõi hay còn gọi là trái tim của bất cứ ngôn ngữ lập trình hướng
đối tượng là sự hỗ trợ của nó cho việc định nghĩa và làm việc với những
lớp. Những lớp thì định nghĩa những kiểu dữ liệu mới, cho phép người phát
triển mở rộng ngôn ngữ để tạo mô hình tốt hơn để giải quyết vấn đề. Ngôn
ngữ Visual C# chứa những từ khóa cho việc khai báo những kiểu lớp đối
tượng mới và những phương thức hay thuộc tính của lớp, và cho việc thực thi
đóng gói, kế thừa, và đa hình, ba thuộc tính cơ bản của bất cứ ngôn ngữ lập
trình hướng đối tượng.
Trong ngôn ngữ Visual C# mọi thứ liên quan đến khai báo lớp điều
được tìm thấy trong phần khai báo của nó. Định nghĩa một lớp trong ngôn
ngữ Visual C# không đòi hỏi phải chia ra tập tin header và tập tin nguồn
giống như trong ngôn ngữ C++. Hơn thế nữa, ngôn ngữ Visual C# hỗ trợ
kiểu XML, cho phép chèn các tag XML để phát sinh tự động các document
cho lớp.
Visual C# cũng hỗ trợ giao diện interface, nó được xem như một cam
kết với một lớp cho những dịch vụ mà giao diện quy định. Trong ngôn ngữ
Visual C#, một lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất một lớp cha, tức là
không cho đa kế thừa như trong ngôn ngữ C++, tuy nhiên một lớp có thể
thực thi nhiều giao diện. Khi một lớp thực thi một giao diện thì nó sẽ hứa
là nó sẽ cung cấp chức năng thực thi giao diện.

9



Trong ngôn ngữ Visual C#, những cấu trúc cũng được hỗ trợ, nhưng
khái niệm về ngữ nghĩa của nó thay đổi khác với C++. Trong Visual C#, một
cấu trúc được giới hạn, là kiểu dữ liệu nhỏ gọn, và khi tạo thể hiện thì nó yêu
cầu ít hơn về hệ điều hành và bộ nhớ so với một lớp. Một cấu trúc thì không
thể kế thừa từ một lớp hay được kế thừa nhưng một cấu trúc có thể thực thi
một giao diện.
Ngôn ngữ Visual C# cung cấp những đặc tính hướng thành phần
(component-oriented), như là những thuộc tính, những sự kiện. Lập trình
hướng thành phần được hỗ trợ bởi CLR cho phép lưu trữ metadata với mã
nguồn cho một lớp. Metadata mô tả cho một lớp, bao gồm những phương
thức và những thuộc tính của nó, cũng như những sự bảo mật cần thiết và
những thuộc tính khác. Mã nguồn chứa đựng những logic cần thiết để thực
hiện những chức năng của nó. Do vậy, một lớp được biên dịch như là một
khối self-contained, nên môi trường hosting biết được cách đọc metadata
của một lớp và mã nguồn cần thiết mà không cần những thông tin khác để sử
dụng nó.
Một lưu ý cuối cùng về ngôn ngữ Visual C# là ngôn ngữ này cũng hỗ
trợ việc truy cập bộ nhớ trực tiếp sử dụng kiểu con trỏ của C++ và từ khóa
cho dấu ngoặc [] trong toán tử. Các mã nguồn này là không an toàn
(unsafe). Và bộ giải phóng bộ nhớ tự động của CLR sẽ không thực hiện
việc giải phóng những đối tượng được tham chiếu bằng sử dụng con trỏ cho
đến khi chúng được giải phóng.
1.3 Sơ lƣợc về cơ sở dữ liệu SQL
Để thực hiện một chương trình quản lý viết bằng Visual C# cần phải có
các Table từ một cơ sở dữ liệu nào đó (Từ Foxpro, Access, SQL…) trong
Visual C# thường dùng đến SQL. Khi đã có cơ sở dữ liệu rồi ta phải sử dụng
các điều khiển trong Visual C# để kết nối tới CSDL.

10



Vậy cơ sở dữ liệu là gì? Cơ sở dữ liệu là một kho chứa thông tin liên
quan đến một chủ đề hay một mục đích quản lý nào đó. Hiện nay cơ sở dữ
liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu phổ biến nhất. Cơ sở dữ liệu quan hệ cho ta lấy
về các tập hợp dữ liệu từ các table với nhau nhằm truy cập các mẩu tin liên
quan chứa trong các table khác nhau.
1.3.1 SQL là gì?
SQL là viết tắt của Structure Query Language, nó là một công cụ quản
lý dữ liệu được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Hầu hết các ngôn ngữ bậc
cao đều có trình hỗ trợ SQL như Visual Basic, Oracle, Visual C...
Trong Oracle tất cả các chương trình và người sử dụng phải sử dụng
SQL để truy nhập vào dữ liệu trong CSDL của Oracle. Các chương trình ứng
dụng và các công cụ Oracle cho phép người sử dụng truy nhập tới CSDL mà
không cần sử dụng trực tiếp SQL. Nhưng những ứng dụng đó khi chạy phải
sử dụng SQL.
1.3.2 Ðặc điểm của SQL và đối tƣợng làm việc
1.3.2.1 Ðặc điểm
SQL là ngôn ngữ tựa tiếng Anh.
SQL là ngôn ngữ phi thủ tục. Nó không yêu cầu ta cách thức truy nhập
CSDL như thế nào. Tất cả các thông báo của SQL đều rất dễ sử dụng và ít khả
năng mắc lỗi.
SQL cung cấp tập lệnh phong phú cho các công việc hỏi đáp dữ liệu.
+Chèn, cập nhật, xoá các hàng trong một quan hệ.
+Tạo, sửa đổi, thêm và xoá các đối tượng trong của CSDL.
+Ðiều khiển việc truy nhập tới cơ sở dữ liệu và các đối tượng của CSDL
để đảm bảo tính bảo mật của CSDL.
+ Đảm bảo tính nhất quán và sự ràng buộc của CSDL.

11



Yêu cầu duy nhất để sử dụng cho các hỏi đáp là phải nắm vững được
các cấu trúc CSDL của mình.
1.3.2.2 Ðối tƣợng làm việc của SQL
Là các bảng (tổng quát là các quan hệ) dữ liệu hai chiều. Các bảng này
bao gồm một hoặc nhiều cột và hàng. Các cột gọi là các trường, các hàng gọi
là các bản ghi. Cột với tên gọi và kiểu dữ liệu (kiểu dữ liệu của mỗi cột là duy
nhất) xác định tạo nên cấu trúc của bảng (Ta có thể dùng lệnh Desc [ribe]
TABLE-name để xem cấu trúc của bảng, phần tuỳ chọn [] có thể được bỏ
trong Oracle). Khi bảng đã được tổ chức hệ thống cho một mục đích nào đó
có một CSDL.
1.3.2.3 Các kiểu dữ liệu cơ bản của SQL
-Integer: Số nguyên: -2147483648 đến 2147483647
-Smallinteger: -32768 đến 32767
-Number (n, p): số thập phân độ dài tối đa là n kể cả p chữ số thập phân
(khôngtính dấu chấm).
-Char (n) : Xâu có độ dàI cố định là n, n<=255
-Varchar (n) : Xâu có độ dàI biến đổi (0-:-n)
-Long varchar :Xâu có độ dài không cố định, độ dài có thể thay đổi
4Kb-: -32Kb
-Date: Dữ liệu kiểu ngày.

12


Chƣơng 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG

Nội dung:
 Khảo sát hiện trạng

 Quy trình hoạt động
 Yêu cầu hệ thống mới

13


2.1 Khảo sát hiện trạng
Hiện nay, trường THPT Công nghiệp – Việt trì bao gồm 96 giáo viên,
21 lớp học với hơn 800 học sinh. Cơ cấu của trường gồm có: Ban giám hiệu
và các tổ bộ môn. Sơ đồ tổ chức của trường:
Ban giám hiệu

Tổ
Toán

Tổ Lý

Tổ Hóa

Tổ Tin

Tổ Văn

Tổ
GDCD

Tổ Anh

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức trường THPT Công nghiệp – Việt trì
Việc nhập điểm và tính điểm cho học sinh vẫn còn dùng hình thức thủ

công – tính tay và trên bảng tính Excel, mặc dù đây là hình thức tính điểm
truyền thống nhưng còn nhiều hạn chế:
- Việc lưu trữ khó khăn
- Việc truy xuất thông tin khó khăn, mất thời gian.
- Độ an toàn kém
2.2 Quy trình hoạt động
2.2.1. Quy định
- Tuổi học sinh phải từ 15 đến 20.
- Mỗi lớp không quá 40 học sinh.
- Điểm số được lấy theo thang điểm 10, nếu môn lấy theo thang 100 thì
phải quy về thang điểm 10.

14


- Điểm kiểm tra miệng và 15 phút hệ số 1, điểm kiểm tra 1 tiết hệ số 2,
điểm thi học kỳ hệ số 1.
- Điểm trung bình môn học kỳ 1 hệ số 1, điểm trung bình môn học kỳ 2
hệ số 2.
- Môn Văn và môn Toán hệ số 2, các môn còn lại hệ số 1.
2.2.2 Nghiệp vụ
- Tiếp nhận học sinh: Khi học sinh đến làm thủ tục nhập học, Ban giám
hiệu sẽ cử giáo viên nhận hồ sơ và lưu thông tin học sinh trong bảng Học
sinh, học sinh không thuộc trong quy định sẽ không tiếp nhận.
- Lập danh sách phân lớp: Ban giám hiệu quy định sĩ số lớp và phân lớp
dựa vào điểm đầu vào của học sinh kết hợp với học bạ cấp 2.
- Nhập bảng điểm môn: Giáo viên sẽ nhập điểm cho học sinh sau mỗi
đợt kiểm tra. Thang điểm phải theo quy định.
- Lập bảng phân công giáo viên: BGH có nhiệm vụ phân công giáo viên
giảng dạy từng lớp học.

- Tra cứu học sinh.
- Tra cứu giáo viên.
- Lập báo cáo tổng kết.
2.2.3 Cách tính điểm
Trong một học kỳ mỗi môn học sẽ có các hình thức kiểm tra sau:
- Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút
- Kiểm tra định kỳ (KTđk): Kiểm tra 1 tiết
- Kiểm tra học kỳ (KThk): thi

15


Trong đó, kiểm tra miệng (hệ số1), 15 phút (hệ số1),1 tiết (hệ số 2) có
thể có nhiều cột điểm. Riêng điểm “thi”(hệ số 3) chỉ có một cột duy nhất vào
cuối học kỳ.
 Sau mỗi học kỳ điểm trung bình môn học sẽ được tính theo công thức
sau:
a. Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của
tất cả các bài KTtx, KTdk, KThk.

ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk
ĐTBmhk =
Tổng hệ số

b. Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng
của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2:

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII
ĐTBmcn =
3


 Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học

16


Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm
trung bình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a, b….) của từng môn
học:

a x ĐTBmhk Toán + b x ĐTBmhk Vật lí + . . .
ĐTBhk=
Tổng các hệ số

Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm
trung bình cả năm của tất cả các môn học, với hệ số (a, b….) của từng môn
học:

a x ĐTBmcn Toán + b x ĐTBmcn Vật lí + . . .
ĐTBcn=
Tổng các hệ số

Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm môn học là số nguyên
hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn
số.


Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm:
a. Loại Giỏi, nếu có đủ tiêu chuẩn dưới đây:


17


 Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên và có 1 trong 2 môn Toán,
Ngữ Văn từ 8,0 trở lên.
 Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.
b. Loại Khá, nếu có đủ tiêu chuẩn dưới đây:
 Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên và có 1 trong 2 môn Toán,
Ngữ Văn từ 6,5 trở lên.
 Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0.
c. Loại trung bình, nếu có đủ tiêu chuẩn dưới đây:
 Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên và có 1 trong 2 môn Toán,
Ngữ Văn từ 5,0 trở lên.
 Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3.5.
d. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên không có môn
học nào điểm trung bình dưới 2,0.
e. Loại kém: các trường hợp còn lại.


Tiêu chuẩn phân loại hạnh kiểm: (thường do cảm tính của người xét dựa

vào quá trình học tập và hoạt động các phong trào của học sinh. Có 4 mức xếp
loại hạnh kiểm: TỐT, KHÁ, TRUNG BÌNH, YẾU).
 Tiêu chuẩn xét kết quả cuối năm:
+ Lên lớp: Học lực và hạnh kiểm từ TB trở lên
+ Thi lại: Phải thi lại môn có ĐTB dưới 3.5
+ Rèn luyện trong hè: Học lực từ TB trở lên, hạnh kiểm YẾU
+ Lưu ban: Học sinh bị xét ở lại lớp nếu vi phạm một trong các kết
quả: Học lực KÉM; Học lực YẾU, hạnh kiểm YẾU; Điểm một môn thi lại thi


18


lại dưới 3.5; Kết quả rèn luyện trong hè không đạt; Tổng số ngày nghỉ cả năm
vượt quá 45 ngày.
2.3 Yêu cầu hệ thống mới
2.3.1. Chức năng
Phần mềm sẽ giúp việc quản lý điểm học sinh trung học phổ thông được
dễ dàng và hiệu quả, nhất là ở các trường học lớn, số học sinh đông, từ việc
tiếp nhận học sinh (quản lý hồ sơ học sinh) cho đến quản lý điểm, kết quả học
tập, xuất báo cáo thống kê.
 Quản lý người dùng (Ban giám hiệu đóng vai trò Admin: thêm người
dùng; người quản lý đóng vai trò làm user: nhập điểm, lập báo cáo.).
 Nhập điểm cho học sinh.
 Tính điểm trung bình môn học, học kỳ, cả năm và xếp loại học tập cho
học sinh.
 Thống kê kết quả học sinh vào cuối học kỳ, cuối năm học.
 Tra cứu học sinh (theo mã số, theo tên, theo lớp, theo địa chỉ, theo dân
tộc.)
 Tra cứu giáo viên
 Lập báo cáo tổng kết (Kết quả học kỳ theo lớp, kết quả học kỳ môn
học, kết quả cuối năm).
 Nhập điểm, báo cáo thống kê nhanh và chính xác điểm của mỗi học
sinh.
 Chức năng cập nhập của hệ thống mới cho phép ta thêm, xóa, sửa
điểm; thông tin giáo viên, học sinh một cách nhanh chóng.

19



2.3.2. Ngƣời dùng
Giáo viên, ban giám hiệu:
- Giáo viên đóng vài trò user: Nhập bảng điểm, lập báo cáo tổng kết.
- BGH đóng vai trò admin: Lập bảng phân công giáo viên, thay đổi quy
định.

20


Chƣơng 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

Nội dung:

 Sơ đồ phân cấp chức năng
 Sơ đồ phân rã chức năng
 Sơ đồ luồng dữ liệu

21


3.1 Sơ đồ phân cấp chức năng

QUẢN LÝ ĐIỂM HỌC SINH TRƢỜNG THPT CÔNG NGHIỆP

Quản

Thống

Tra


Quy





Cứu

định

Hình 3.1.1: Sơ đồ phân cấp chức năng
3.2 Sơ đồ phân rã các chức năng
3.2.1 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý

Quản lý

Hình 3.2.1: Sơ đồ phân rã chức năng quản lý

22

Phân công

Giáo viên

Giáo viên

Phân lớp

Học sinh


Học sinh

Điểm

Hạnh kiểm

Kết quả

Học lực

Môn học

Môn học

Năm học

Năm học

Học kỳ

Khối lớp

Lớp học

Lớp-Khối
lớp


23


Hình 3.2.2: Sơ đồ phân rã chức năng thống kê
Danh sách lớp học

Kết quả
cuối năm

Danh sách giáo viên

Danh sách học sinh

Kết quả
học kỳ

Kết quả cả năm theo môn học

Kết quả cả năm theo lớp học

Kết quả học kỳ theo môn học

Kết quả học kỳ theo lớp học
3.2.2 Sơ đồ phân rã chức năng thống kê

Thống kê

Xuất danh
sách


3.2.3 Sơ đồ phân rã chức năng tra cứu
Tra cứu


Tra
cứu học
sinh

Tra cứu
giáo
viên

Hình 3.2.3: Sơ đồ phân rã chức năng tra cứu
Chức năng này sẽ thực hiện các yêu cầu sau :
+ Tra cứu thông tin từng học sinh
+ Tra cứu thông tin từng giáo viên
3.2.4 Sơ đồ phân rã chức năng qui định
Quy định

Qui định
về độ tuổi

Qui định
về sĩ số

Qui định
thang điểm

Thông tin
trường học

Hình 3.2.4: Sơ đồ phân rã chức năng qui định


24


3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu
3.3.1 Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh

Học sinh

Chương trình
quản lý học
sinh trường
THPT Công
Nghiệp

Hình 3.3.1: Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh

25

Người quản lý


×