Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoạt động marketing online tại công ty cổ phần sữa việt nam (vinamilk)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG LÊ THÙY TRANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Hoàng Lê Thùy Trang

Người hướng dẫn: TS. Phạm Hùng Cường

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Hoạt động marketing online tại
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới
thời điểm này.
Hồ Chí Minh, Ngày 5 tháng 4 năm 2019

Hoàng Lê Thùy Trang


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, hỗ trợ của
nhiều cá nhân và tổ chức. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giảng viên trường Đại học Ngoại Thương Cơ
sở II tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự
giúp đỡ từ phía các thầy cô của trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ sự kính trọng, biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Hùng
Cường là giảng viên hướng dẫn tôi những bước đầu định hướng về đề tài nghiên
cứu của mình đến quá trình xây dựng bài luận và chỉnh sửa nội dung câu chữ. Thầy
đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ rất kịp thời và gợi mở rất nhiều ý tưởng mới giúp tôi vượt
qua những khó khăn khi nghiên cứu. Chúng đã giúp tôi hoàn thiện được luận văn
này đúng thời hạn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ chia sẻ thông tin, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm và động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hồ Chí Minh, Ngày 5 tháng 4 năm 2019


Hoàng Lê Thùy Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE VÀ
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM ...................................................................5
1.1. Hoạt động marketing online .............................................................................5
1.1.1. Khái niệm của hoạt động marketing online ...............................................5
1.1.2. Vai trò của marketing online đối với doanh nghiệp ...................................6
1.2. Các hình thức của hoạt động marketing online ................................................7
1.2.1. Quảng cáo trên mạng xã hội – Social media marketing .............................7
1.2.2. Website .......................................................................................................9
1.2.3. Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm – Search engine marketing .................10
1.2.4. Email marketing .......................................................................................15
1.2.5. Online PR .................................................................................................15
1.2.6. Ứng dụng điện thoại (App) ......................................................................16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing online ...............................16
1.3.1. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp .....................................................16
1.3.2. Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.....................................................18
1.4. Một số kinh nghiệm về hoàn thiện hoạt động marketing online của một số
doanh nghiệp ..........................................................................................................23
1.4.1. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên – Biti’s
............................................................................................................................23



1.4.2. Công ty sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy .............................................27
1.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần
sữa Việt Nam .........................................................................................................31
1.5.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam ...............................31
1.5.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động marketing online tại Công ty Cổ
phần sữa Việt Nam .............................................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM .............................................................................36
2.1. Thực trạng hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................................36
2.1.1. Quảng cáo trên mạng xã hội – Social media marketing ...........................36
2.1.2. Website .....................................................................................................43
2.1.3. Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm – Search engine marketing .................45
2.1.4. Email marketing .......................................................................................48
2.1.5. Online PR .................................................................................................48
2.1.6. Ứng dụng điện thoại (App) ......................................................................49
2.1.7. Liên kết với doanh nghiệp thương mại điện tử lớn ..................................49
2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing online tại Công ty
Cổ phần sữa Việt Nam ...........................................................................................50
2.2.1. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp .....................................................50
2.2.2. Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.....................................................51
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần sữa Việt
Nam (Vinamilk) .....................................................................................................55
2.3.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................55
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân .................................................................57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE



TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .............60
3.1. Cơ hội và thách thức cho hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần
sữa Việt Nam .........................................................................................................60
3.1.1. Cơ hội .......................................................................................................60
3.1.2. Thách thức ................................................................................................69
3.2. Định hướng của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam về hoạt động marketing
online .....................................................................................................................75
3.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần sữa
Việt Nam trong thời gian tới ..................................................................................76
3.3.1. Hoàn thiện hoạt động social media marketing của Công ty Cổ phần sữa
Việt Nam ............................................................................................................77
3.3.2. Hoàn thiện hoạt động ở hai website của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
............................................................................................................................79
3.3.3. Sáng tạo và đổi mới cho ứng dụng điện thoại Giấc Mơ Sữa Việt............81
KẾT LUẬN ...............................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

AMA

2


FMCG

3

FPT

4

GDP

5

HTML

6

KOL

7

MV

8

TS

9

USD


US dollar (Đô la Mĩ)

10

VNĐ

Việt Nam đồng

11

VNPT

12

Viettel

American Marketing Association
(Hiệp hội marketing Mỹ)
Fast Moving Consumer Goods
(Nhóm hàng tiêu dùng nhanh)
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
Gross Domestic Product
(Tổng sản phẩm quốc nội)
Hyper Text Markup Language
(Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)
Key Opinion Leader
(Người có tầm ảnh hưởng)
Music Video
(Clip âm nhạc, video ca nhạc)

Tiến sĩ

Vietnam Posts and Telecommunications Group
(Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam)
Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Tên sơ đồ/ bảng biểu

STT
1

2

3

Bảng 1.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần sữa Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 - 2018
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ nguồn truy cập website Vinamilk trên máy tính
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ nguồn truy cập website Giấc Mơ Sữa Việt trên
máy tính

Trang
32

46

47



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
Tác giả luận văn: HOÀNG LÊ THÙY TRANG

Khóa: CH24-QTKD

Người hướng dẫn: TS. Phạm Hùng Cường
Từ khóa (Keyword): Hoạt động marketing online, các nhân tố ảnh hưởng, công ty
ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)
Nội dung tóm tắt:
Hoạt động marketing online tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ
do sự tăng nhanh về số lượng người dùng Internet và sự thay đổi chóng mặt của
công nghệ thông tin. Khác với những doanh nghiệp thương mại điện tử, các doanh
nghiệp thuộc ngành kinh doanh khác vẫn còn chưa quen với hoạt động này. Vì vậy,
làm thế nào để áp dụng hoạt động này vào doanh nghiệp và đạt được hiệu quả tốt
nhất đang là một trong những câu hỏi lớn đối với quản lý mỗi doanh nghiệp, và là
đề tài nghiên cứu của rất nhiều tác giả nên tác giả đã đặt vấn đề tìm hiểu hoạt động
marketing online tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam cho đề tài luận văn của mình.
Mục đích khi đi nghiên cứu, tác giả muốn tìm hiểu về thực trạng các hoạt động
marketing online tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam và đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng và thực trạng các hoạt động đó như thế nào và từ đó đề xuất kiến nghị nhằm
đẩy mạnh các hoạt động đó sao cho hiệu quả hơn. Đối tượng nghiên cứu ở đây
chính là hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam thời gian
gần đây.
Đề tài được thực hiện thực hiện bằng cách thông qua các tài liệu thứ cấp như
sách, báo, Internet và các nghiên cứu trong và ngoài nước về các hoạt động
marketing online từ đó hình thành nên ý tưởng về cấu trúc bài và các mục nghiên
cứu đề xuất của đề tài này.

Kết quả thu được là thực trạng của hoạt động narketing online của Công ty Cổ
phần sữa Việt Nam với những hoạt động đang thực hiện là social media marketing,


website, search engine marketing, email marketing, online PR, ứng dụng điện thoại
và liên kết với các doanh nghiệp thương mại điện tử và sự ảnh hưởng của các nhận
tố tác động đến hoạt động marketing online của công ty. Từ đó, tác giả đưa ra được
giải pháp để phát huy được những thành tựu mà công ty đã thực hiện được cũng
như khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù đến năm 1997, Internet mới lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam nhưng
Internet đã có những bước phát triển vượt bậc và thu hút được một số lượng người
dùng đông đảo. Tỉ lệ người dùng Internet càng ngày càng tăng và vượt qua số lượng
người nghe đài và đọc báo in, do đó, Internet đang dần trở thành một phương tiện
thông tin được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Tính đến năm 2017, dân số
Việt Nam đạt gần 96 triệu người thì trong đó, đã có đến 64 triệu người dùng
Internet, chiếm 67% tổng dân số cả nước. Con số này đã giúp Việt Nam trở thành
quốc gia có lượng người sử dụng Internet cao đứng thứ 12 trên toàn thế giới và
đứng vị trí thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực châu Á.
Từ đó, thấy được Việt Nam đang là một thị trường hoàn toàn rộng lớn và màu mỡ
cho các doanh nghiệp biết tận dụng khai thác môi trường Internet để quảng bá sản
phẩm của mình.
Hiện nay, khi việc học tập và làm việc ngày càng làm cho nhịp sống của con
người trở nên bận rộn và hối hả thì con người càng dành ít thời gian hoặc không có
thời gian cho hoạt động mua sắm và ăn uống. Lúc này, nhu cầu mua hàng hóa trực
tuyến lại ngày càng tăng cao vì chỉ với vài tháo tác đơn giản thì hàng hóa đã được

mua và giao ngay đến nơi mình chọn. Điều này hoàn toàn tiện lợi và phù hợp với
hầu hết mọi người, đặc biệt là những người làm công việc văn phòng là chủ yếu.
Trước đây, đây chỉ là thị trường dành cho các doanh nghiệp thương mại điện tử như
Lazada, Vật Giá, Tiki… thì nay do tiềm năng quá lớn, dẫn đến việc các doanh
nghiệp chưa từng hoạt động online mà chỉ hoạt động trực tiếp offline cũng muốn
rục rịch chuyển sang thị trường này. Đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành hàng
tiêu dùng nhanh (FMCG), kênh truyền thống vốn đã là một cuộc chiến trường kì
giữa các nhãn hàng thì việc chuyển đổi này sẽ là một cuộc chiến mới với nhiều
thách thức và khó khăn hơn nữa nhưng kết quả đem lại cũng sẽ không hề thua kém
so với các kênh truyền thống. Do đó, các doanh nghiệp này đang dần dành nhiều
ngân sách marketing cho các hoạt động marketing online để đẩy mạnh hơn và mang
lại hiệu quả tốt nhất.


2
Trong đó, ngành sữa là một trong những ngành hàng chủ chốt trong hàng hóa
tiêu dùng nhanh (FMCG) và Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk hiện đang
là một doanh nghiệp lớn trong ngành với việc nắm giữ hơn 50% thị phần sữa nói
chung (theo Website Vinamilk), vượt trội hơn các đối thủ của mình. Tuy nhiên,
bằng việc quan sát và nghiên cứu các hoạt động marketing online mà Vinamilk
đang áp dụng thì nhận thấy được mực độ quan tâm ngày càng tăng cho các hoạt
động này, tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn còn chưa cao lắm. Do vậy, tác giả đã
quyết định chọn đề tài “Hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần sữa
Việt Nam (Vinamilk)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Các mục tiêu cần nghiên cứu, tác giả xác định như sau:
- Phân tích được thực trạng của hoạt động marketing online tại Công ty Cổ
phần sữa Việt Nam.
- Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng của hoạt động marketing
online đó tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam.

- Dựa vào đánh giá ở mục trên, từ đó đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động marketing online tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam.
Để thực hiện được mục tiêu này, đề tài nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:
- Các hoạt động marketing online mà Công ty Cổ phần sữa Việt Nam đang áp
dụng là các hoạt động nào và đang trong tình trạng như thế nào?
- Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến hoạt động marketing online tại Công
ty Cổ phần sữa Việt Nam và ảnh hưởng như thế nào?
- Công ty Cổ phần sữa Việt Nam cần phải làm gì để đẩy mạnh hoạt động
marketing online của mình trở nên hiệu quả hơn?
Tác giả xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Đưa ra cơ sở lý thuyết về hoạt động marketing online và những nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động này.
- Phân tích thực trạng của marketing online tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
và đánh giá về những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này và thực trạng của hoạt
động này ở trên.
- Đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing online tại Công ty


3
Cổ phần sữa Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần sữa
Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các sách
báo, tạp chí và Internet trong vòng 3 tháng tác giả viết luận văn và song song đó, tác
giả cũng tiến hành nghiên cứu thu thập các cơ sở lý luận, lý thuyết và các nghiên
cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu giới hạn trong hoạt động marketing online tại
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam và thời gian nghiên cứu được tiến hành trong năm
2019.

4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, diễn giải, thống
kê, so sánh và đánh giá số liệu thứ cấp từ các sách báo, tạp chí, Internet và các bài
nghiên cứu liên quan về hoạt động marketing online trên thế giới cũng như tại Việt
Nam.
5. Bố cục của đề tài
Bố cục của bài luận văn này gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động marketing online và sự cần thiết phải
đầy mạnh hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần sữa
Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing online tại Công ty Cổ
phần sữa Việt Nam trong thời gian tới.
6. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động marketing online
Lê Thị Thủy, 2011, Ứng dụng marketing online trong hoạt động marketing
của công ty TNHH du lịch An Bình, Chuyên đề tốt nghiệp: phân tích hoạt động
marketing online của công ty TNHH du lịch An Bình, các thảnh tựu và khó khan
của doanh nghiệp khi áp dụng marketing online và giải pháp để thúc đẩy hiệu quả
các hoạt động này.
Lương Thế Đạt, 2015, Hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến tại công ty


4
Cồ phần thương mại Nguyễn Kim, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh: phân tích hoạt động marketing online của công ty Cồ phần thương mại
Nguyễn Kim, các thảnh tựu và khó khan của doanh nghiệp khi áp dụng marketing
online và giải pháp để thúc đẩy hiệu quả các hoạt động này.
Trương Văn Huy, 2012, Phân tích hoạt động marketing online của công ty Cổ
phần thương mại và dịch vụ Vùng trời thông tin, Luận văn tốt nghiệp Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh: phân tích hoạt động marketing online của công ty Cổ

phần thương mại và dịch vụ Vùng trời thông tin, các thảnh tựu và khó khan của
doanh nghiệp khi áp dụng marketing online và giải pháp để thúc đẩy hiệu quả các
hoạt động này.
Amruta Vijay Pawar, 2014, Study of effectiveness of online marketing on
integrated marketing communication, Luận văn thạc sĩ Đại học D.Y. Patil: phân tích
về marketing online trong truyền thông tích hợp và các trường hợp.
Tepliashin Denis, 2018, Digital marketing strategies of companies in FMCG
market, Luận văn thạc sĩ Đại học St. Petersburg: phân tích về marketing online và
các case study trong ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Từ các nghiên cứu kể trên, có thể thấy được hoạt động marketing online dù ở
bất kì tổ chức nào cũng đều có sự ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh
của tổ chức. Qua đây, tác giả có thể tổng hợp và hiệu chỉnh so với luận văn của
mình để đưa ra được khái quát các hoạt động marketing online tại Công ty Cổ phần
sữa Việt Nam.


5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING
ONLINE TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
1.1. Hoạt động marketing online
1.1.1. Khái niệm của hoạt động marketing online
Trước khi định nghĩa marketing online, đầu tiên sẽ tìm hiểu marketing là gì?
Marketing được bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Anh với nghĩa đen “làm thị
trường” và lần đầu tiên trở thành thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay vào
năm 1902 trên giảng đường Đại học Tổng hợp Michigan ở Mỹ. Marketing vốn là
một khái niệm khá rộng lớn và có nhiều định nghĩa khác nhau được phát triển theo
từng đoạn khác nhau của lịch sử kinh tế cũng như tùy theo góc độ nhìn nhận và
quan điểm nghiên cứu. Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu có thể kể đến như:
Theo Philip Kotler, một giáo sư về marketing nổi tiếng của Mỹ, đã định nghĩa

marketing trong cuốn sách Principles of Marketing của mình: “Marketing là một
quá trình mang tính xã hội và quản lý trong đó những cá nhân và tổ chức hướng tới
sự thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua việc sáng tạo và trao
đổi giá trị với những đối tượng khác” (Philip Kotler & Gary Armstrong, Principles
of Marketing Global Edition 15th Edition, 2013, trang 27).
Còn theo AMA – Hiệp hội marketing Mỹ thì “Marketing là tập hợp các hoạt
động, cấu trúc cơ chế và quy trình nhằm tạo ra, truyền thông và phân phối những
thứ có giá trị cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung”
(Website AMA, 2013).
Ngoài ra, còn rất nhiều định nghĩa khác về marketing nhưng có thể tổng quát
chung lại rằng marketing là quá trình bắt đầu từ việc thấu hiểu những nhu cầu,
mong muốn và hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu để từ đó đề ra các giải
pháp nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn đó của khách hàng mục tiêu
một cách tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất đồng thời cũng giúp doanh nghiệp
đạt được những mục tiêu kinh doanh của chính mình.
Vậy thì marketing online là gì? Marketing online, hay còn được gọi là internet
marketing, được hiểu là quá trình lập kế hoạch về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó
dựa trên các yếu tố sản phẩm hay dịch vụ đó, giá cả, cách phân phối và cách xúc
tiến nhằm để thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của cá nhân hay tổ chức


6
dựa trên các phương tiện điện tử và internet. Hay nói một cách khác thì online
marketing là sự kết hợp giữa marketing truyền thống và công nghệ thông tin hay
internet. Nó ứng dụng mạng internet và các phương tiện điện tử (website, email, cơ
sở dữ liệu, multimedia,… ) để tiến hành các hoạt động marketing nhắm đạt được
những mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ với khách hàng thông qua việc nâng
cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá trị, mức độ trung thành,… ),
thực hiện các hoạt động xúc tiến hướng tới mục tiêu và các dịch vụ trực tuyến, cũng
như hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó, có thể thấy về cơ bản

thì các nguyên lý và quy tắc về marketing và kinh doanh trong marketing truyền
thống đều không có sự thay đổi trong marketing online.
1.1.2. Vai trò của marketing online đối với doanh nghiệp
Sự phát triển mạnh mẽ của internet làm cho đây trở thành một thị trường tiềm
năng là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp muốn hướng tới. Do đó, marketing online
đang dần trở thành một phần gần như thể thiếu cũng như đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường của mỗi doanh nghiệp.
1.1.2.1. Marketing online mang lại sự dễ dàng trong quá trình chia sẻ thông tin
giữa khách hàng và doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp, mục tiêu của họ là làm sao hướng được khách hàng
đến với sản phẩm của mình. Do đó, thông tin về sản phẩm cũng như doanh nghiệp
cần phải được cung cấp đầy đủ cũng như minh bạch để tạo nên sự tin tưởng từ
khách hàng của mình. Nhưng thông qua đó, đồng thời doanh nghiệp cũng thu thập
được thông tin của khách hàng như độ tuổi, sở thích, địa điểm… giúp cho việc
nghiên cứu nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu đó được tốt hơn. Nhờ vào marketing
online thông qua internet, các quá trình này trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn cho
cả doanh nghiệp và khách hàng, khách hàng dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin về
doanh nghiệp và sản phẩm còn bản thân doanh nghiệp sẽ thuận lợi tìm hiểu và tiếp
cận khách hàng tốt hơn.
1.1.2.2. Marketing online giúp giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả làm việc
So với marketing truyền thống với các phương thức quảng cáo trên các
phương tiện như tivi, báo, tạp chí…, việc ứng dụng internet giúp làm giảm chi phí
quảng cáo đi rất nhiều. Đặc biệt đối với các nhà xuất khẩu, nhờ có internet, họ có


7
thể gửi các hình ảnh và thông tin về mặt hàng của mình để chào bán cho nhà nhập
khẩu mà không tốn quá nhiều chi phí cho việc vận chuyển hàng ra nước ngoài để
giới thiệu và bày bán.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm chi phí trong quá trình

giao dịch vì giờ đây với mạng internet, một nhân viên chăm sóc khách hàng có thể
cùng lúc xử lý phản hồi của nhiều khách hàng khác nhau tại cùng một thời điểm,
các thông tin được đưa tới khách hàng trở nên đa dạng và phong phú hơn và doanh
nghiệp cũng có thể tương tác với khách hàng của mình tốt hơn.
1.1.2.3. Marketing online còn loại bỏ được giới hạn về không gian cũng như
thời gian
Do mọi người thường xuyên truy cập mạng internet kể cả khi đi chơi, đi ăn
hay trước khi đi ngủ… nên các doanh nghiệp bất kỳ lúc nào cũng có thể truyền tải
thông tin về bản thân doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng của mình.
Ngoài ra, mạng internet còn kết nối mọi miền đất nước cũng như thế giới lại với
nhau nên doanh nghiệp không những chỉ có cơ hội giới thiệu sản phẩm ở thị trường
nội địa mà còn có thể vươn ra thị trường nước ngoài hay thế giới.
1.1.2.4. Marketing online mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ
Do chi phí marketing online không lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể
bỏ ra được chi phí đầu tư này để vừa tiếp cận thị trường nước ngoài vừa mở rộng thị
trường trong nước tốt hơn.
1.2. Các hình thức của hoạt động marketing online
1.2.1. Quảng cáo trên mạng xã hội – Social media marketing
Theo Mashable đã định nghĩa quảng cáo trên mạng xã hội – social media
marketing là: “Tiếp thị truyền thông mạng xã hội là quá trình tăng lưu lượng truy
cập trang web hoặc gây sự chú ý thông qua các trang mạng xã hội. Các chương
trình tiếp thị truyền thông mạng xã hội thường tập trung vào việc tạo ra các nội
dung nhắm thu hút sự chú ý và khuyến khích người đọc chia sẻ nội dung đó trên các
mạng xã hội mà họ sử dụng” (Website mashable.com). Từ đó, có thể hiểu rằng
quảng cáo trên mạng xã hội – social media marketing là một thuật ngữ dùng để chỉ
hình thức marketing được thực hiện thông qua phương tiện truyền thông là các


8

trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, Zalo, Instagram… Hay nói
theo cách khác, quảng cáo trên mạng xã hội chính là tập hợp những chiến lược hay
kế hoạch marketing hướng đến các tương tác xã hội giữa những người dùng trên
nền tảng mạng xã hội bằng cách tập trung vào việc tạo ra những nội dung hữu ích
để khuyến khích người dùng chia sẻ nội dung đó trên các nền tảng mạng xã hội mà
họ đang sử dụng.
Quảng cáo trên mạng xã hội mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đầu
tiên là tính lan tỏa rộng rãi do mạng xã hội kết nối mọi người nhau và họ thường có
xu hướng chia sẻ cho nhau những thông tin hay, hữu ích hoặc có độ sốt dẻo và mới
lạ… Nên nếu doanh nghiệp đưa những thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của mình
lên các trang mạng xã hội thì chúng sẽ được lan truyền và chia sẻ rộng ra một cách
nhanh chóng, không hề bị giới hạn bởi số lượng hay thời gian gửi và doanh nghiệp
có thể cập nhật thông tin liên tục. Tiếp theo, một lợi ích khác của quảng cáo trên
mạng xã hội là việc tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Vì với một nội dung tốt thì
việc được người dùng mạng xã hội chia sẻ và lan tỏa là điều tất yếu và doanh
nghiệp không hề mất quá nhiều chi phí cho việc đưa thông tin đến với khách hàng
nên nếu doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn về nội dung, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm
được cho mình khá nhiều chi phí cho việc lan tỏa thông tin. Ngoài ra, quảng cáo
trên mạng xã hội còn mang lại tính tương tác cao với các thông tin đến từ doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhận được những ý kiến phản hồi đến từ
khách hàng, cùng giải đáp, thảo luận và chia sẻ những thắc mắc hay vấn đề với
cộng đồng người dùng sản phẩm hay dịch vụ của mình và thực hiện các cuộc khảo
sát thăm dò về chất lượng sản phẩm dịch vụ, dịch vụ hậu mãi… Từ đó, doanh
nghiệp có thể kiểm soát tối đa được các vấn đề phát sinh và tránh để bị lan truyền
làm xấu hình ảnh của doanh nghiệp. Có thể thấy rằng hiện nay xu hướng sử dụng
mạng xã hội đang dần trở thành thói quen không thể thiếu đối với rất nhiều người.
Nếu doanh nghiệp biết nắm bắt được điều này và xây dựng nên những chiến lược rõ
ràng, phân tích kĩ thị trường mục tiêu và tìm hiểu đối tượng khách hàng cụ thể thì
hiệu quả mà hình thức marketing này mang lại chắc chắn sẽ không thua kém bất cứ
hình thức marketing nào khác.



9
1.2.2. Website
Website, hay còn gọi là trang web hoặc là trang mạng, là một tập hợp các
trang web bao gồm văn bản, hình ảnh, video… và thường nằm trong một tên miền
hoặc tên miền phụ được lưu trữ trên mạng lưới toàn cầu (World Wide Web hay là
www) của Internet. Đối với doanh nghiệp thì website là nơi để doanh nghiệp cung
cấp những thông tin về mình, giới thiệu về những sản phẩm hay dịch vụ của mình
và quảng bá về chúng trên mạng Internet. Trong thời đại hiện nay, khi mà công
nghệ thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống, website cũng
dần trở nên quen thuộc và là một công cụ hữu ích được sử dụng hàng ngày. Do đó,
nếu doanh nghiệp tận dụng và nắm bắt được điều thì đây sẽ là một công cụ
marketing mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và tùy vào lĩnh vực kinh
doanh của doanh nghiệp mà website sẽ có những lợi ích khác nhau.
Trước hết, website giúp doanh nghiệp có thể đưa những thông tin liên qua đến
doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ của mình đến với không gian trực tuyến và
tiếp cận được hàng trăm triệu người vẫn đang hàng ngày truy cập vào đó trên khắp
thế giới. Có thể nói website giống như là một phòng trưng bày online của doanh
nghiệp, nơi mà doanh nghiệp chủ động cung cấp tất cả những thông tin cần thiết
cho khách hàng như: thông tin, hình ảnh và video của sản phẩm, giá cả, phương
thức thanh toán, cách thức liên lạc,… và dùng để tiếp cận khách hàng với số lượng
không giới hạn cũng như không hạn chế về không gian hay thời gian, phục vụ 24/7
ngay cả khi doanh nghiệp không làm việc trên mạng nữa. Bên cạnh đó là sự truyền
tải thông tin một cách nhanh chóng của website khi doanh nghiệp muốn công bố
những thông tin về sản phẩm mới, tin khẩn cấp hay chương trình khuyến mãi…
Những thông tin này sẽ tiếp cận được khách hàng chỉ trong vòng vài giây mà không
cần qua bất cứ trung gian nào nên sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được sức nóng
cũng như độ chính xác của thông tin khi nó đến với khách hàng. Ngoài ra, website
còn giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng của mình tốt hơn. Khi doanh nghiệp

nhận phản hồi và thắc mắc qua điện thoại thì thường một nhân viên sẽ tiếp một
khách hàng. Nhưng với website thì doanh nghiệp có thể nhận phản hồi và thắc mắc
đến từ nhiều khách hàng khác nhau, sau đó, doanh nghiệp có thể tổng hợp lại những
câu hỏi giống nhau để đưa câu trả lời lên website hoặc cài đặt công cụ trả lời tự


10
động. Việc này vừa giúp doanh nghiệp phản hồi lại cho khách hàng một cách nhanh
nhất vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí của mình.
1.2.3. Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm – Search engine marketing
Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm – Search engine marketing hay được viết tắt
là SEM là hình thức marketing online trong đó sử dụng các công cụ tìm kiếm như
Google, MSN, Yahoo… nhằm tăng sự hiện diện của một doanh nghiệp hay tổ chức
nào đó.
Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm bao gồm hai thành phần chính là: Tối ưu hóa
công cụ tìm kiếm – Search engine optimization và trả tiền theo cú nhấp chuột – Pay
per click.
1.2.3.1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – Search engine optimization
Hay còn gọi là SEO là tập hợp các thủ thuật hay phương pháp nhằm giúp một
trang web tăng được thứ hạng của mình trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm
bằng cách xây dựng cấu trúc của trang web, cách biên tập và đưa các nội dung vào
trang web và thông qua sự kết nối và mức độ chặt chẽ giữa trang web đó với các
trang web liên kết của nó.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm được chia thành hai mảng khác nhau. Đó là tối
ưu hóa các yếu tố trên trang web – SEO onpage là những thủ thuật dùng tối ưu hóa
công cụ tìm kiếm trên trang web mà người sử dụng có thể kiểm soát dễ dàng và xây
dựng các liên kết dẫn đến trang web – SEO offpage là những thủ thuật mà người sử
dụng khó có thể kiểm soát như thứ hạng trang web (page rank), xây dựng các liên
kết (link building), lượng truy cập trang web (traffic)… Và tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm bao gồm ba loại: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ trắng, tối ưu hóa công cụ tìm

kiếm mũ đen và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ xám:
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ trắng: Là hình thức tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm hướng tới người dùng, được xuất hiện với mật độ khá dày trên các công cụ tìm
kiếm và có tính ổn định khá cao. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ trắng chú trọng
vào việc tạo ra các nội dung có ích với nhiều những từ ngữ liên quan và điều này
mang lại lợi ích lớn cho người dùng cũng như cho các công cụ tìm kiếm. Để thực
hiện được điều đó, những người làm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ trắng cần nắm
được trọng tâm này và lựa chọn những phương pháp diễn đạt hay các cách trình bày


11
các từ khóa sao cho liên quan nhiều nhất đến nội dung. Và kết quả đến tối ưu hóa
công cụ tìm kiếm mũ trắng là việc tăng thứ hạng của trang một cách trung thực và
giúp người dùng tìm kiếm hiệu quả hơn. Nhưng việc thực hiện tối ưu hóa công cụ
tìm kiếm mũ trắng đòi hỏi phải có thời gian và công sức bù lại sẽ thường mang đến
hiệu quả lâu dài cho website. Và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ trắng thường sử
dụng thẻ meta là một công cụ có tác dụng giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung
của trang web. Việc để các từ khóa hiển thị trên thẻ meta thường hướng tới việc trợ
giúp cho người dùng tìm kiếm tốt hơn hơn là việc tăng thứ hạng của trang.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ đen: Là hình thức tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm thường không hướng tới việc mang lại hiệu quả cho người dùng và thường bị
các công cụ tìm kiếm đánh giá không tốt và đưa vào danh sách đen khiến cho trang
web không thể xuất hiện được ở những vị trí tốt hoặc không hiển thị trên các trang
kết quả của các công cụ tìm kiếm. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ đen thường
không quan tâm đến nội dung nên những người sử dụng phương pháp này sẽ tìm
mọi cách để có thể đánh lừa được các công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng những
nội dung ẩn, nhồi nhét vào nội dung thật nhiều từ khóa hoặc dùng cách sử dụng các
đoạn văn bản có màu trùng với màu nền của website nên người dùng sẽ không thấy
được nhưng các công cụ rà soát trang web của các công cụ tìm kiếm vẫn đọc
được… Vì vậy, làm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ đen luôn phải thường xuyên

theo dõi và cập nhật các thay đổi trong thuật toán rà soát trang web của các công cụ
tìm kiếm để có phương pháp đối phó. Tất cả đều dùng để tăng số lượng, mật độ và
sự đa dạng của các từ khóa có trong trang web nhằm có thể được tìm thấy và hiển
thị nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ
đen còn dùng đến phương pháp lợi dụng thuật toán thứ hạng trang (page rank), đặt
các đường dẫn ẩn, tạo ra các website trá hình hoặc sử dụng đến các tên miền đã hết
hạn… Có rất nhiều thủ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ đen sẽ giúp cho
website đạt được thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm chỉ trong một khoảng thời
gian rất ngắn, tuy nhiên, hiệu quả mang lại thường không lâu bền và có rủi ro rất
cao do sự phát triển và thay đổi liên tục thuật toán tìm kiếm của các công cụ tìm
kiếm nên sẽ nhanh chóng phát hiện ra gian dối trên trang web, rất dễ dẫn đến việc
trang web bị đưa vào danh sách đen.


12
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ xám: Đây là hình thức tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm kết hợp giữa tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ trắng và tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm mũ đen nhằm đạt được những kết quả tốt hơn so với tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm mũ trắng nhưng sẽ không dễ rơi vào vùng nguy hiểm như tối ưu hóa công cụ
tìm kiếm mũ đen. Tuy tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ xám có tỉ lệ cấm không cao
nhưng nếu áp dụng không đúng cách, sẽ rơi vào vùng trừng phạt của các công cụ
tìm kiếm là nơi mà các trang web bị các công cụ tìm kiếm đánh giá là có nội dung
và các liên kết không tin tưởng. Từ khóa của trang web sẽ không được xuất hiện
trên các công cụ tìm kiếm trong một khoảng thời gian dài do phải chịu sự kiểm soát
chặt chẽ đến từ bộ lọc của công cụ tìm kiếm dẫn đến việc dữ liệu từ trang chủ của
website sẽ không được cập nhật thường xuyên trên trang tìm kiếm và lâu dần từ
khóa về website cũng bị rớt hạng làm trang web cũng nhanh chóng mất dần thứ
hạng trên thứ hạng trang.
Do đó, nếu doanh nghiệp bố trí từ khóa một cách hợp lí, tạo ra nội dung trang
web đa dạng phong phú và làm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tốt thì trang web sẽ

càng có được nhiều lượng truy cập hơn và lương truy cập này cũng ổn định hơn. Từ
đó, nâng cao được giá trị của website và chiếm được những vị trí tốt hơn trên các
trang tìm kiếm. Nếu doanh nghiệp duy trì được điều này thì sẽ giúp rất nhiều cho
việc xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp một cách lâu dài và
bền vững hơn. Khi đó, nhờ vào lượng truy cập trang web tốt và giá trị thương hiệu
các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp tăng, sẽ có nhiều khách hàng tin tưởng
hơn vào doanh nghiệp và điều đó giúp doanh nghiệp có thêm nhiều đơn đặt hàng
hơn. Vì vậy nên doanh nghiệp sẽ tăng được doanh số bán hàng của mình cũng như
nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác. Đây chính là lợi ích mà tối
ưu hóa công cụ tìm kiếm mang lại cho doanh nghiệp khi sử dụng.
1.2.3.2. Trả tiền theo cú nhấp chuột – Pay per click
Trả tiền theo cú nhấp chuột – pay per click được viết tắt là PPC là một thuật
ngữ dùng để chỉ hình thức quảng cáo mà người quảng cáo sẽ phải trả tiền khi có
người dùng nhấp vào các liên kết quảng cáo của họ. Và khi doanh nghiệp bỏ giá đấu
thầu cho một cú nhấp chuột càng cao thì họ càng có cơ hội dành được những vị trí
cao ở trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Hiện nay, đang có hai nhà cung cấp


13
chính cho hình thức quảng cáo trả tiền theo cú nhấp chuột này, đó là Google
Adwords và Facebook.
Theo Power Traffick, năm 2018 thì Google Adwords sẽ chiếm khoảng 71%
thị trường quảng cáo tìm kiếm trên thế giới. Nhà quảng cáo thông qua Google
Adwords sẽ tiếp cận với khách hàng sử dụng bằng công cụ tìm kiếm Google nên
không có gì lạ khi Google Adwords lại là lựa chọn hàng đầu và phổ biến nhất cho
những chiến dịch trả tiền theo cú nhấp chuột hiện nay. Vì Google đang là trang web
có lượng truy cập lớn nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam theo danh sách xếp
hạng lượng truy cập trang web của Alexa và đồng thời Google cũng cho phép quảng
cáo của doanh nghiệp sẽ được hiển thị ở đầu danh sách kết quả tìm kiếm ngay lập
tức nếu như doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra số tiền cao hơn so với các đối thủ khác.

Việc này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian của mình khi phải chờ
quảng cáo của mình thăng thứ hạng trên trang tìm kiếm. Tuy nhiên, điều này cũng
đồng nghĩa với việc Google Adwords là nhà cung cấp dịch vụ trả tiền theo cú nhấp
chuột với chi phí khá cao trong số các nền tảng cùng cung cấp dịch vụ này và thêm
nữa là người sử dụng Google Adwords sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định
để có thể hiểu rõ và nắm được toàn bộ các từ khóa (keyword) dùng quảng cáo
(adwords) nên những ai không nắm rõ được cơ chế hoạt động này sẽ phải tốn thêm
một khoản chi phí nữa.
Nhà cung cấp còn lại là Facebook là nền tảng mảng xã hội lớn nhất trên thế
giới với hơn 1,5 tỉ người dùng hàng ngày nên đây sẽ là nơi doanh nghiệp có rất
nhiều cơ hội để quảng bá và giới thiệu những sản phẩm hay dịch vụ của mình đến
với một số lượng lớn những khách hàng tiềm năng. Và Facebook cũng cung cấp cho
nhà quảng cáo một cơ sở thông tin dữ liệu lớn về người dùng được phân loại theo
độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích… Tuy nhiên, trước đây, quảng cáo trên Facebook lại
không nhận được số tỉ lệ giữa lượng người nhấn vào quảng cáo so với số lần hiển
thị quảng cáo cao bằng các quảng cáo trả tiền hiển thị trên các nền tảng tìm kiếm
khác như Google, Yahoo!, … với lý do, người dùng mạng xã hội thường sợ sẽ bị
dính mã độc hoặc virus khi nhấn vào các liên kết quảng cáo và họ cũng không
thường có thói quen sử dụng việc tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ trên mạng xã hội.
Nhưng giờ đây khi thói quen dành thời gian ngày càng nhiều cho các mạng xã hội


14
đang dần gia tăng kéo theo sự ra đời của rất nhiều các fanpage bán hàng và
Facebook cũng lập ra một nơi bày bán hàng (Marketplace) thì lúc này, quảng cáo
trên Facebook cũng đã có được tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn; bên cạnh đó, việc này cũng
đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thường xuyên làm mới những nội dung và hình ảnh
trong quảng cáo của mình để tránh việc khách hàng cảm thấy nhàm chán hoặc nội
dung không phù hợp.
Tiếp đến, có thể nói đến lợi ích của trả tiền theo cú nhấp chuột đối với doanh

nghiệp. Đầu tiên là giao diện của các trang quản lý hoạt động trả tiền theo cú nhấp
chuột khá dễ sử dụng nên đây sẽ là một phương tiên đơn giản và nhanh chóng đối
với doanh nghiệp. Chỉ cần một từ khóa, một giá thầu từ khóa đó và một mẫu quảng
cáo là có thể bắt đầu tiến hành. Và nếu doanh nghiệp chọn đúng được từ khóa phù
hợp với mẫu quảng cáo và trang đích đến (landing page) hay có nghĩa là những sản
phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp với đúng những gì mà người dùng
đang tìm kiếm cũng đồng thời là doanh nghiệp đã nhắm trúng được khách hàng mục
tiêu của mình. Hơn nữa, trang quản lý trả tiền theo cú nhấp chuột cũng cho phép
doanh nghiệp được theo dõi những quảng cáo đang chạy của mình xem có bao
nhiêu từ khóa đang được dùng để tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp
đang cung cấp, bao nhiêu người sẽ nhấn vào quảng cáo của doanh nghiệp và thậm
chí là bao nhiêu người sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi họ thấy được quảng
cáo của doanh nghiệp… Sau khi doanh nghiệp cài đặt quảng cáo và kích hoạt thành
công thì ngay lập tức quảng cáo đã chạy và có thể sẽ có người nhấn vào cũng như
nếu như doanh nghiệp dùng để bán hàng thì sẽ ra đơn đặt hàng. Ngoài ra, trả tiền
theo cú nhấp chuột còn cho phép doanh nghiệp đặt quảng cáo theo vị trí địa lý như
theo từng địa phương hay từng vùng… Nếu như doanh nghiệp chỉ đang hướng tới
khách hàng ở một khu vực cụ thể nào đó thì chỉ cần đặt quảng cáo tại khu vực đó
vừa tiết kiệm được chi phí vừa mang lại hiệu quả cao. Và doanh nghiệp có thể dễ
dàng điều chỉnh được ngân sách mình muốn bỏ ra theo như ý muốn trong một
khoảng thời gian nhất định nào đó như theo tháng, theo tuần hay theo ngày. Bên
cạnh đó, quảng cáo trả tiền theo cú nhấp chuột hiển thị 24/7 nên dù doanh nghiệp có
hoạt động 24/7 hay chỉ làm trong giờ hành chính thì quảng cáo vẫn có thể tiếp cận
người dùng bất kể ngày đêm chỉ cần những tìm kiếm của họ có liên quan đến doanh


×