Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Báo Cáo Thực Tập Đợt 2 Sư Phạm Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.47 MB, 77 trang )

BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

MỤC LỤ
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................3
PHẦN I. THÔNG TIN SINH VIÊN..................................................................6
1. Họ, tên sinh viên: Nguyễn Duy Hoài Nam.....................................................6
2. Các nhiệm vụ được giao..................................................................................6
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ
ĐƯỢC GIAO.......................................................................................................8
1. TÌM HIỂU THỰC TIỄN GIÁO DỤC...........................................................8
1.1. Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn.....................................8
1.2. Những kết quả cụ thể..........................................................................8
1.2.1. Đặc điểm Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ......................................8
1.2.2. Đặc điểm lớp thực tập chủ nhiệm................................................32
1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra........................................................................39
2. THỰC TẬP DẠY HỌC.................................................................................39
2.2. Những công việc đã làm và kết quả cụ thể...............................................40


Yêu cầu được đặt ra................................................................................40
3. THỰC TẬP CHỦ NHIỆM.....................................................................62
3.1. Ý thức, thái độ đối với công tác giáo dục nói chung, công tác chủ
nhiệm nói riêng:..........................................................................................62
3.2. Khả năng vận dụng các phương pháp giáo dục trong công tác chủ
nhiệm, những thành tích cụ thể đạt được................................................62
3.3. Những bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh, nhất
là với những học sinh cá biệt.....................................................................62

PHẦN III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU......63
1. MỘT SỐ THU HOẠCH LỚN QUA ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM
THỨ BA..........................................................................................................63


1
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

2. TỰ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI THỰC TẬP SƯ PHẠM................................65
2.1. Ý thức tổ chức kỉ luật..........................................................................65
2.2. Thực hiện nhiệm vụ.............................................................................65
2.3. Mối quan hệ với các thành viên trong đoàn, với các cán bộ giáo viên
………………………………………………………………………..65
2.4. Chuyển biến về nhận thức và năng lực bản thân.............................66
3. PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU SAU ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM
THỨ BA..........................................................................................................66
PHẦN IV: HÌNH ẢNH......................................................................................69
PHẦN V. NHẬN XÉT CỦA NHÓM SINH VIÊN VÀ GIÁO VIÊN HƯỚNG
DẪN…………………………………………………………………………. 76
2. Nhận xét và kết luận của giáo viên hướng dẫn...........................................76
PHẦN VI. NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG..............77

2
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN


LỜI CẢM ƠN
Người ta nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất hơn bao giờ hết, biết bao
người khó khăn để đứng được trên bục giảng, thế mà những người lái đò
vẫn âm thầm chở biết bao nhiêu lữ khách sang sông an toàn”. Ta có thể
thấy rằng Thầy cô như những người lái đò ngày đêm cần mẫn trên chuyến
đò tri thức, còn những học trò chúng em chính là những lữ khách sang
sông, hết lớp khách này lại đến lượt khách khác rời bến sông, nhưng người
lái đò vẫn sớm chiều đứng đợi…Đó chính là những người lái đò tại ngôi
trường mang tên THPT Huỳnh Văn Nghệ.
Được sự phân bổ của trường Đại học Thủ Dầu Một, bản thân em là sinh
viên năm ba, em cảm thấy may mắn và hạnh phúc khi được đến với ngôi
trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, được gặp các thầy cô, các em học sinh khi
mới chập chững bước vào trường THPT. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn
đến quý thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho em cùng
các bạn đi thực tập sư phạm để chúng em tiếp xúc với thực tế giáo dục, tiếp
xúc với những em học sinh lứa tuổi THPT - những đối tượng tương lai của
chúng em để mở mang tầm nhìn, kiến thức, thu thập những kinh nghiệm quý
báu cho nghề nghiệp của mình. Đặc biệt cho em gửi lời tri ân chân thành
đến thầy Trần Ngọc Duyệt - Trưởng đoàn thực tập sư phạm trường Đại học
Thủ Dầu Một luôn là nguồn động viên cổ vũ tinh thần cho chúng em trong
suốt năm tuần vừa qua.
Thoạt đầu, có những cái cảm giác lo âu, sợ sệt cùng những suy nghĩ phấp
phỏng, mong lung khi sắp sửa xuống trường thực tập. Đến rồi, bản thân
mới cảm thấy mọi thứ quá đỗi thân quen đến lạ thường, các thầy cô trường
THPT Huỳnh Văn Nghệ thân thiện, cởi mở, nhiệt tình để đón nhận những
người học việc như chúng em. Chúng em chân thành cảm ơn những tấm
lòng quý báu các thầy cô ở trường, đặc biệt cảm ơn giáo viên hướng dẫn:
cô Nguyễn Kim Thủy (hướng dẫn giảng dạy) và cô Nguyễn Thị Hữu Tuyền
(hướng dẫn chủ nhiệm). Thời gian năm tuần, cũng là khoảng thời gian mà
chúng em học hỏi được nhiều thứ từ các cô, sự nhiệt tình, không quản ngại

khó khăn, luôn giúp đỡ chúng em tận tình qua những trang giáo án, chỉnh
sửa chi tiết các kế hoạch, cũng như nhiệt tình trong việc nhận xét tiết lên
3
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

lớp, giúp chúng em rút được những kinh nghiệm quý báu làm vốn sống
riêng của mình.
Cho em gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến trường, đến tập thể các thầy cô
trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, gửi ngàn lời tri ân đến cô giáo Nguyễn
Kim Thủy, cô giáo Nguyễn Thị Hữu Tuyền. Công ơn to lớn của các cô em
không thể nào quên được, em xin gửi vào một góc riêng trong cuộc đời
mình.
Năm tuần, không nhiều cũng không ít, nhưng ở nơi đây em học được
nhiều thứ từ trường, từ thầy cô, từ hai cô hướng dẫn, từ những em học sinh
thân yêu. Đó chính là động lực to lớn để em tiếp tục phấn đấu sự nghiệp
trồng người, tiếp tục hoàn thành ước mơ trở thành một người giáo viên
thực thụ.
Trong quá trình thực tập, bản thân không tránh khỏi sai sót, vì thế em rất
mong nhận được những ý kiến đánh giá quý báu của quý thầy cô để em rút
kinh nghiệm cho bản thân, làm hành trang trong công tác giảng dạy sau
này.
Nhằm ghi lại những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế
sau bảy tuần tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, đây chính là những bài
học kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Đồng thời để báo cáo với đoàn
thực tập sư phạm, Đoàn trường và Ban chỉ đạo thực tập sư phạm về nhiệm

vụ trong đợt thực tập vừa qua. Đây chính là lý do em viết bài báo cáo thu
hoạch này.
Kì thực tập đợt này trường Đại học Thủ Dầu Một có 4 đoàn thực tập
chuyên ngành Sư Phạm Ngữ Văn. Trong đó đoàn thực tập tại trường THPT
Huỳnh Văn Nghệ gồm 9 sinh viên chuyên ngành Sư Phạm Ngữ Văn được
chia thành 3 nhóm. Chúng em thuộc nhóm văn 1 có 3 thành viên:
1.

Nguyễn Duy Hoài Nam

2.

Huỳnh Như Nhị Lan

3.

Phạm Thanh Hoài

Chúng em xin cảm ơn: Hiệu trưởng: thầy Nguyễn Tấn Tài, Hiệu phó:
Thầy Mai Long Thời, Cô Trần Thị Ngọc Vân, Cô Nguyễn Thị Tuyết Mai.
Giáo viên hướng dẫn thực tập giảng dạy: cô Nguyễn Kim Thủy, Giáo viên
4
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

hướng dẫn thực tập chủ nhiệm: cô Nguyễn Thị Hữu Tuyền. Các cán bộ giáo

viên, cán bộ nhân viên tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. Và góp một
phần không nhỏ trong các tiết giảng dạy, tiết sinh hoạt không thể kể đến sự
hợp tác nhiệt tình của tập thể lớp 11.8, 11.1, 11.9, 10.4 và 10.8.
Cuối cùng không còn gì hơn em xin kính chúc quý thầy cô có nhiều sức
khỏe, niềm vui và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTT: Nguyễn Duy Hoài Nam

5
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÁ NHÂN
(Dành cho sinh viên thực tập sư phạm năm thứ ba)
PHẦN I. THÔNG TIN SINH VIÊN
1. Họ, tên sinh viên: Nguyễn Duy Hoài Nam
 Nam (nữ): Nam
 Ngày, tháng, năm sinh: 06/12/1999
 Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ Văn
 Lớp: D17NV01

 Khoa: Khoa học xã hội & nhân văn
 Ngành: Sư phạm Ngữ Văn
 Hệ đào tạo: Đại học
 Khóa đào tạo : khóa (2017-2021)
 Thực tập chủ nhiệm lớp: 11.8
 Thực tập dạy học lớp: 11.1, 11.9, 10.4, 10.8.
 Tại trường: THPT Huỳnh Văn Nghệ
2. Các nhiệm vụ được giao
 Thực tập giảng dạy:
- Soạn giáo án theo sự hướng dẫn của cô Nguyễn Kim Thủy (phân tích
được các đơn vị kiến thức, xác định được các kiến thức cơ bản, kiến thức
trọng tâm, chuẩn bị phương tiện dạy học, các phương pháp thực hiện, phân
bố thời gian phù hợp cho từng phần nội dung giảng, dự kiến và xử lý những
tình huống phát sinh trong quá trình dạy học…).
- Thực hành 5 tiết giảng trên lớp có sự theo dõi của giáo viên bộ môn và
các bạn trong nhóm thực tập.
- Tham gia dự giờ 5 tiết chuyên môn (của mỗi bạn trong nhóm).
- Rút kinh nghiệm sau tiết giảng: đối chiếu giáo án đã soạn với bài giảng,
nhận xét và rút ra bài học về những ưu điểm và hạn chế trong việc soạn
giảng của mình.
6
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

- Dự đầy đủ những tiết dạy của giáo viên bộ môn và của các bạn trong
nhóm lên lớp.

- Nộp đầy đủ và đúng thời gian quy định hồ sơ thực tập cho giáo viên
hướng dẫn để giáo viên hướng dẫn đánh giá cho điểm.

Thực tập chủ nhiệm:
- Hiểu và nắm bắt được những hoạt động của giáo viên chủ nhiệm
trong một ngày và trong cả tuần, cả tháng.
- Thông qua quan sát và tham gia một số hoạt động tổ chức lớp học,
các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tại trường phổ thông theo
các nội dung sau:
 Nội dung 1: Tìm hiểu thông tin về trường trung học phổ thông Huỳnh
Văn Nghệ cũng như tìm hiểu vai trò của người giáo viên chủ nhiệm
qua việc đoàn thực tập được nghe các báo cáo:

Báo cáo của Hiệu trưởng nhà trường.

Báo cáo của giáo viên về công tác giảng dạy.

Báo cáo của giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp.

Báo cáo công tác Đoàn, Đội.
 Nội dung 2: Nắm tình hình lớp được phân công thực tập chủ nhiệm
(lớp 11.8).

Tìm hiểu tình hình lớp qua sổ chủ nhiệm, sổ đầu bài, bảng
điểm, giáo viên chủ nhiệm cũng như các giáo viên bộ môn; dự giờ
nhận xét về trình độ, thái độ của học sinh trong học tập, trong quan
hệ thầy trò, bạn bè, trong công tác của trường, lớp, của giáo viên chủ
nhiệm.

Ghi đặc điểm của lớp, học sinh.

 Nội dung 3: Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác giáo viên chủ
nhiệm:

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm (một mặt đề ra các kế
hoạch cụ thể về thời gian, công việc, mặt khác cần đưa ra các biện
pháp thực hiện…).

Tổ chức hoạt động văn nghệ, chào mừng ngày lễ.

Tham dự các buổi sinh hoạt lớp.

Viết báo cáo cuối kì.
7
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ
ĐƯỢC GIAO
1. TÌM HIỂU THỰC TIỄN GIÁO DỤC
1.1. Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn
Ý thức:
Qua quá trình học tập và tìm hiểu, bản thân tôi đã ý thức được thực tiễn
với tinh thần ham học hỏi, tiếp thu và tự bổ sung cho bản thân những kiến
thức, những hoạt động liên quan đến thực tiễn giáo dục. Bản thân cảm
thấy rằng đây chính là bước đầu làm nên tiền đề hình thành nên hành trang
chuẩn bị cho nghề giáo.

Tinh thần:
Trong suốt thời gian thực tập ở trường, bản thân trang bị những kiến
thức đã học được trên giảng đường đại học để tìm hiểu thực tiễn giáo dục
với tinh thần luôn học hỏi, cố gắng phấn đấu để hoàn thành tốt các hoạt
động giáo dục của nhà trường.
Thái độ:
Bản thân có tinh thần và ý thức trong việc tìm hiểu cũng như lĩnh hội
những hiểu biết về thực tiễn giáo dục, cho nên cần phải có thái độ cẩn
trọng, tôn trọng, biết lắng nghe, lĩnh hội ý kiến, kinh nghiệm của giáo viên
hướng dẫn để làm bài học kinh nghiệm cho bản thân sau này. Bản thân
thấy đây là một trong những nhiệm vụ trung tâm trong kì thực tập sư
phạm lần 1 và cũng là một cơ hội quý giá để tích lũy thêm những kiến
thức thực tiễn về công tác giáo dục và cơ cấu tổ chức bộ máy trong nhà
trường Trung Học Phổ Thông Huỳnh Văn Nghệ.
1.2. Những kết quả cụ thể
1.2.1. Đặc điểm Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
 Về vị trí:
Đặc điểm chính: Thị xã Tân Uyên gồm 11 xã, phường, nằm về phía
Đông của tỉnh Bình Dương. Về kinh tế thì trước đây chủ yếu là nông
nghiệp, hiện nay đang phát triển các khu công nghiệp. Trường có học
8
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

sinh các xã theo học như: TT. Uyên Hưng, xã Bạch Đằng, Khánh Bình,
Hội Nghĩa, Tân Mỹ (huyện Bắc Tân Uyên) và một số ít học sinh diện

KT3 theo cha mẹ làm công nhân ở các khu công nghiệp.
 Tóm lược lịch sử trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
- Trường Trung học Huỳnh Văn Nghệ đã trải qua 55 năm thành lập với
những dấu ấn và cột mốc lịch sử quan trọng:
- Năm 1959, năm năm sau ngày ký hiệp định Giơnevơ, trên vùng đất
Chiến Khu “Đ” bom cày đạn xới, ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh
Phước Thành cũ ra đời trong sự đùm bọc của nhân dân Tân Uyên. Lúc đó
ngôi trường có tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn.
- Năm học đầu tiên (1959 - 1960) chỉ có một lớp Đệ thất (lớp 6 bây giờ)
với trên 50 học sinh, hai thầy giáo và một thầy giám thị. Trường sở không
có, phải mượn một phòng của trường Tiểu học Tân Uyên làm nơi học tập.
Thầy giám thị kê bàn ngoài hành lang làm việc.
- Năm 1961, trường lấy tên tỉnh: trường Trung học Phước Thành (do
trùng với trường tên Trần Quốc Tuấn đã có từ trước ở Quảng Ngãi).
- Năm 1966 - 1967, trường bắt đầu có các lớp Đệ nhị cấp (cấp 3). Học
sinh không phải về Bình Dương, Sài Gòn, Biên Hòa học như trước.
- Năm 1973, trường mang tên Quận: trường Trung học Tân Uyên.
- Sau 30/4/1975, trường đổi tên thành Phổ thông cấp 2, 3 Tân Uyên (với
23 lớp, 37 thầy cô, gần 900 học sinh).
- Từ năm 1976, trường mang tên PTTH Tân Uyên I, các lớp cấp 2 tách
ra nhập vào trường cấp 1 thành lập trường PTCS Uyên Hưng.
- Những năm từ 1976 - 1992, trường sở chỉ có 7 phòng học, 21 thầy cô,
2 phòng làm việc, chưa có tường rào, số lớp học dao động từ 6 đến 9 lớp.
Trường đã từng bước đặt cho mình những cột mốc lịch sử quan trọng
trong sự nghiệp bách niên là thụ nhân. Đặc biệt từ năm 1992 – 1993 đến
nay trường mang tên người con ưu tú của vùng đất cách mạng chiến khu
D, trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. Trong năm học này trường có 26 lớp,
55 thầy cô, 1012 học sinh. Dãy phòng học lầu, phòng vi tính cũng đã được
đưa vào sử dụng.
Năm học 2002 - 2003, khối cấp 2 của trường tách ra thành lập trường

THCS Lê Thị Trung, trường chỉ còn học sinh cấp 3 với 24 lớp, trên 1000
học sinh.
9
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

Năm 2004, trường long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập
trường.
Năm học 2007 - 2008, đánh dấu một bước ngoặc mới khi ngôi trường
mới được xây dựng khang trang trên nền đất cũ với 29 lớp, 1008 học sinh,
78 CB, GV, CNV, trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết
bị hiện đại phục vụ cho công tác dạy và học.
Năm học 2008 - 2009, trường có 29 lớp, 1008 học sinh, 78 CB - GV CNV. Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu giảng dạy
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ đó sự nghiệp trồng người của trường như được anh linh các nhà thơ,
nhà cách mạng soi sáng và tiếp tục những mùa bội thu.
Năm học 2014 – 2015, sau 55 năm - một chặng đường không ngừng
phát triển - trường THPT Huỳnh Văn Nghệ đã có 29 lớp, 850 học sinh, 88
CB - GV - CNV, trong đó có 8 thạc sỹ, 69 cử nhân. Trường đã và đang
gieo những hạt mầm trên vườn hoa tri thức mà mỗi loài hoa mang trong
mình một hương sắc riêng, rất riêng. Tất cả đang lan tỏa cho khu vườn
thêm rạng rỡ và ngát hương.

10
GVHD: Nguyễn Kim Thủy


GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

Mô hình Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ

Cán bộ giáo viên nhà trường
11
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

 Danh sách Hiệu trưởng qua các năm

TT

Tên Hiệu trưởng

Năm học

Tên trường

01

Đặng Duy Chiểu


1959 – 1960

Trung Học
Quốc Tuấn

02

Trần Bá An

1960 – 1962

03

Trần Thanh Thủy

1962 – 1965

04

Nguyễn Văn Thại

1965 – 1966

05

Huỳnh Kim Thiên

1966 – 1972

06


Trịnh Văn Tây

1972 - 4/1975

Trung
Uyên

07

Nguyễn Danh
Thuyết

4/1975 - 1976

Phổ Thông Cấp 2, 3
Tân Uyên

08

Trịnh Hữu Sắc

1976 - 1978

09

Nguyễn Văn Thi

1978 - 1979


10

Huỳnh Tấn Hùng

1979 - 1982

11

Nguyễn Thường
Chinh

1982 - 1988

12

Lê Văn Tuấn

1988 - 1990

13

Phan Duy Quan

1990 - 2007

14

Võ Thành Danh

2007 -7/2012


15
Trần Trọng Hoàng
GVHD: Nguyễn Kim Thủy
16

Nguyễn Tấn Tài

8/201212
- 2019
2019 - nay

Trần

Trung Học Phước
Thành

Học

Phổ Thông
Uyên 1

Tân

Tân

THPT Huỳnh Văn
Nghệ
GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam



BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

Đến nay, chúng ta có quyền tự hào về trường trung học có tuổi cao nhất nhì
trong tỉnh Bình Dương - chính là THPT Huỳnh Văn Nghệ (1959 – 2020), “60
năm ấy biết bao nghĩa tình”, sự trưởng thành của ngôi trường gắn liền với
công sức của tập thể thầy cô và vai trò đầu tiên của các thầy Hiệu trưởng nối
tiếp nhau:
Với những kết quả đã đạt được, trường đã vinh dự được Chủ tịch
nước Trần Đức Lương tặng Huân chương lao động hạng ba vào năm
1999. Năm 1997 - 2003 trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng
khen cho tập thể trường. Năm 2010, trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
vinh dự được UBND tỉnh Bình Dương công nhận là trường đạt chuẩn
quốc gia cùng nhiều thành tích đáng ghi nhận khác. Thật đáng để
chúng ta tự hào.
Hy vọng đó sẽ là nền móng vững chắc nhằm giáo dục đạo đức lối
sống, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh, đẩy mạnh phong trào dạy
tốt học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
 Số lớp, số học sinh từng khối:

Khối lớp
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Cộng


Tổng số lớp
10
10

10
30

Tổng số học sinh
357
343
348
1048

Sơ kết học kì 1

 Công tác tổ chức - phát triển số lượng:
1. Phát triển học sinh:
- Toàn trường: 30 lớp, 1050/674 nữ tăng 01 lớp (33 hs) so với năm học
2018 - 2019.
- Nghỉ bỏ học: 01/1050 tỷ lệ 0.1% giảm 0.29% so với cùng kỳ năm 2018
- 2019
13
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

- Trường có đủ CSVC để phục vụ giảng dạy và học tập. Có văn bản quy
định bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật cho từng cá nhân, bộ phận
ngay từ đầu năm học. Có thống kê CSVC đầu năm và mở sổ để theo dõi,
đánh giá định kỳ.
2. Biên chế CB.GV.CNV: Tổng số: 90/59 nữ, chia ra:

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng: 04/ 2 nữ. Tổng số giáo viên dạy lớp: 68/
46 nữ, nhân viên: 18/11 nữ.
- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn: 67/68 (98,53%). Trên chuẩn: 11/ (16,17%).
Chưa đạt chuẩn: 01/ (1,47%) là giáo viên dạy GDQP (01 GV hợp đồng
ngắn hạn môn Tiếng Anh).
- Phân công công tác hợp lý; quản lý đầy đủ hồ sơ theo quy định. Có quy
hoạch cán bộ, cử đầy đủ CBGV dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên
môn, chính trị.
3. Công tác đoàn-đội (2019-2020)
a. Cơ cấu tổ chức
1. Tổng số học sinh: 1048/ 674 nữ
2. Tổng đoàn viên (tính đến ngày 12/5/2020): 942/ 611 nữ
+ Đoàn viên giáo viên: 19/ 15 nữ
+ Đoàn viên học sinh: 923/ 596 nữ
+ Đoàn viên dân tộc thiểu số: 05
+ Đảng viên đang sinh hoạt Đoàn: 02
3. Tổng số chi đoàn: 30 chi đoàn học sinh và 01 chi đoàn giáo viên
b. Công tác phát triển đoàn viên
1. Số lớp đối tượng đoàn: 02 lớp
2. Đoàn viên được kết nạp mới: 184
c. Công tác quản ly
1. Chuyển đến: 98 (đoàn viên lớp 9 lên 10)
2. Chuyển đi: 02 (chuyển trường)
3. Xoá tên: 00
 Nhận xét, đánh giá các hoạt động giáo dục:
1/ Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế qua kết quả thống kê:
- So với cùng kỳ năm học trước tăng 01 lớp với 33 HS; học sinh nghỉ bỏ
học giảm 0,29% (gia đình khó khăn). Nhìn chung nề nếp học sinh ổn
14
GVHD: Nguyễn Kim Thủy


GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

định, tuy nhiên, còn một số học sinh thiếu ý thức học tập (nhất là ở khối
10).
- So với cùng kỳ năm học trước, số tiết dự giờ - thao giảng, số tiết sử
dụng CNTT tăng không đáng kể. Đa số GVBM thực hiện kịp thời,
nghiêm túc các quy định chuyên môn, còn vài GV chậm thực hiện đã
được nhắc nhở khắc phục.
- Hoạt động của tổ chuyên môn có tiến bộ hơn so với cùng kỳ, nhất là
việc triển khai các chuyên đề bộ môn. Công tác theo dõi, kiểm tra, công
khai kết quả sau kiểm tra của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ
trưởng chuyên môn được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, việc dự giờ
của HT, HP, TTCM cũng còn ít so với yêu cầu.
- Việc tổ chức hướng dẫn học sinh tham quan, học tập thông qua di sản,
tại các cơ sở sản xuất còn hạn chế.
- Kết quả 2 mặt GD:
So sánh về mặt học lực:
HKI năm
2018-2019
2019-2020

HS
1017
1048

Giỏi

82/8,06%
93/ 8,87%

Khá
356/35%
402/ 38,36%

Trung bình
503/ 49,46%
490/ 46,76%

Yếu
76/ 7,47%
63/ 6,01%

kém
0
0

HSG tăng: 0,81%; HSTT: 3,36%; HS trung bình giảm: 2,7%; HS yếu
giảm 1,46%
So sánh về mặt hạnh kiểm:
HKI năm
2018-2019

HS
1017

2019-2020


1048

Tốt
883/86,82
%
945/90,17
%

Khá
119/11,70%

Trung bình
15/ 1,47

Yếu
0

98/9,35%

5/0,48%

0

Loại tốt tăng: 3,35%; Khá tăng: 2,35%; HS trung bình giảm: 0,99%
2/ Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động khác:
Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học:
- Triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở và các kế
hoạch để thực hiện nhiệm vụ năm học của đơn vị. Hiệu trưởng phân công
cụ thể trách nhiệm HT, PHT và các giáo viên - nhân viên phụ trách bộ
phận. Hàng tuần, HT, PHT hội ý và có lịch làm việc được dán công khai

rộng rãi trong đơn vị. Phân công giảng dạy đầy đủ các môn học, kể cả tin
học chính khóa, giáo dục nghề và giảng dạy đúng phân phối chương trình
đã được thống nhất và được duyệt của hiệu trưởng. Các tổ chuyên môn có
15
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

kế hoạch năm, tháng trình duyệt và tổ chức thực hiện đạt kết quả khá tốt;
việc họp tổ chuyên môn 2 lần/ tháng được duy trì và ngày càng nâng cao
chất lượng cuộc họp; Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, ký duyệt giáo án,
kế hoạch giảng dạy theo định kỳ và đột xuất; việc dự giờ, thao giảng đạt
yêu cầu về số lượng và chất lượng; công tác phụ đạo, bồi dưỡng học sinh
được thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch.
- Quản lý chặt chẽ mọi hoạt động theo kế hoạch biên chế và thời khóa
biểu. Thường xuyên nâng cao chất lượng các cuộc họp, phát huy dân chủ
đồng thời tăng cường tính pháp chế, tự phê bình và phê bình trong mọi
hoạt động…Trong quá trình thực hiện, Ban lãnh đạo thường xuyên theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc- nhắc nhở, chấn chỉnh các hạn chế kịp thời.
- Triển khai đến CB-GV-CNV về Điều lệ nhà trường, Luật Giáo dục,
trích Luật công chức, Luật viên chức….; Trường có nội quy cơ quan, nội
quy học sinh được phổ biến rộng rãi đến CB-GV-CNV, PHHS và học
sinh.
- Xây dựng và tổ chức bộ máy nhà trường có nề nếp, đúng qui định.
Quản lý tốt công tác hành chánh, tài chánh, tài sản. Xây dựng mối quan
hệ chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể địa phương.
Việc tổ chức hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học:

- Thực hiện công văn số 1853 /SGDĐT-GDTrHTX ngày 13 tháng 9 năm
2019 của Sở Giáo dục Đào tạo về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập
suốt đời năm 2019, BLĐ trường xây dựng kế hoạch số 126/KH-HVN
ngày 16/9/2019 về kế hoạch Tổ chức Tuần lễ học tập suốt đời năm 2019
với chủ đề “Tự học là một cách xây dựng xã hội học tập” sinh hoạt và
thực hiện khá tốt các nội dung cụ thể như sau:
- Nhà trường tổ chức buổi giới thiệu sách và các tài liệu điện tử trên
trang web của đơn vị qua buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần nhằm chia sẻ
thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tìm đọc, nâng cao khả năng
tự học, nghiên cứu cho học sinh và giáo viên.
- Tổ chức Hội thi “xếp sách nghệ thuật”; triển lãm, luân chuyển sách,
phối hợp tổ Sử- Địa- GDCD tập huấn kỹ năng sống cho HS.
- Ngoài ra, trong tuần lễ tập trung học sinh nhà trường còn sinh hoạt cho
HS về nội quy học sinh, truyền thống nhà trường, quy chế kiểm tra, thi
cử, xếp loại học sinh; Giới thiệu về CSVC; Khối phòng học; Phòng
truyền thống; Các công trình phụ nhà VS; Thiết bị; Thư viện; Phòng bộ
16
GVHD: Nguyễn Kim Thủy
GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

môn; Phòng y tế; Phòng Đoàn... giáo dục tính bảo quản và giữ gìn cơ sở
vật chất nhà trường....
Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp được nhà trường quan tâm thực hiện tốt, trong đó chú trọng hoạt
động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Phân
công cho GVCN, giáo viên thiếu tiết dạy NGLL (2 tiết/ tháng) và phân
công ban lãnh đạo và GVCN, giáo viên thiếu tiết dạy hướng nghiệp (1

tiết /tháng) cho HS từ khối 10 đến khối 12.
- Tất cả giáo viên giảng dạy đều có giáo án được kiểm tra, ký duyệt theo
quy định.
- Nhà trường thực hiện nghiêm túc việc dạy hướng nghiệp và hoạt động
ngoài giờ lên lớp cho tất cả các khối lớp theo đúng nội dung chương trình
- Phân công giảng dạy đầy đủ các môn học, tin học chính khóa, giáo dục
nghề, giảng dạy đúng PPCT đã thống nhất. Trường tiếp tục thực hiện dạy
2 buổi/ ngày.
- Tất cả GV soạn giảng theo chuẩn kiến thức kỹ năng và thống nhất
trong Tổ CM về phân phối chương trình.
- Dạy tự chọn môn Ngữ văn, Toán, Anh văn, Lý, đối với Ban cơ bản
theo chủ đề bám sát trong HK I. GV giảng dạy có giáo án, thực hiện theo
đúng PPCT và sách giáo khoa.
- Các hoạt động ngoại khóa khác của nhà trường: Sinh hoạt tuần tập thể
đầu năm, ATGT, y tế, vệ sinh trường học, giáo dục môi trường, phòngchống AIDS-ma túy, SKSS-VTN…
Đoàn TN: Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua hình thức kể chuyện trong
tiết sinh hoạt dưới cờ. Kết quả đã kể được 14 mẫu chuyện về Bác Hồ.
- Giáo dục truyền thống yêu nước cho Đoàn viên, học sinh nhân kỷ niệm
74 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 trong tiết SHDC theo đề
cương của BTV Thị đoàn gửi đến Đoàn trường, tuyên truyền trong tiết
sinh hoạt dưới cờ 26/8/2019 với sự tham dự của 1032 HS và 35 GV tham
dự (tổng cộng: 1067). Tuyên truyền Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
các cấp; kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
15/10; ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng; ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
bằng hình thức viết bài đăng trên bản tin thanh niên, phát trong buổi phát
17
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam



BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

thanh thanh niên, trong tiết SHDC. Kết quả: 100 % chi đoàn đều tham gia
đầy đủ. Tuyên truyền ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 04/10 thông
qua tiết sinh hoạt dưới cờ, phát thanh thanh niên và bản tin thanh niên.
Kết quả 1036 đoàn viên thanh niên đã được phổ biến. Tuyên truyền 54
năm chiến thắng Bàu Bàng – Dầu Tiếng (12/11 – 17/11); Kỷ niệm 74
năm truyền thống vũ trang tỉnh Bình Dương; 199 năm ngày sinh
Ph.Ăngghen (28/11) trong tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần. Kết quả có
trung bình 1028 đoàn viên, thanh niên nắm bắt được nội dung hàng tuần.
Tuyên truyền ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 trong
buổi phát thanh học đường (13/12/2019). Kết quả có 1034 đoàn viên,
thanh niên nắm bắt được nội dung.
- Tổ chức sinh hoạt và tuyên truyền ngày thế giới phòng chống ma túy
và AIDS nhân ngày Quốc tế phòng chống AIDS 01/12; Tuyên truyền sâu
rộng đến học sinh về việc phòng, chống bạo lực học đường trong giai
đoạn hiện nay, tìm hiểu về truyền thống của bộ đội cụ Hồ thông qua
chương trình phát thanh thanh niên và bản tin thanh niên nhân kỉ niệm 75
năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 –
22/12/2019) và 30 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 22/12/2019);
- Phát động và thực hiện nghiêm túc phong trào “Chấp hành nghiêm
chỉnh Luật Giao thông đường bộ”, thực hiện tốt tháng An toàn giao thông
năm 2019. Cho Phụ huynh và học sinh ký bản cam kết ATGT ngay từ đầu
năm học 2019 - 2020. Thực hiện ngày pháp luật với nội dung tuyên
truyền Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 46 cho học sinh tham gia
Hội thi An toàn giao thông do Sở GD&ĐT tổ chức. Kết quả đạt giải
Khuyến khích tiểu phẩm, giải Nhì toàn đoàn.
- Tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương đất

nước, yêu quê hương Bình Dương trong phát thanh thanh niên về các Địa
chỉ đỏ trong tỉnh Bình Dương.
- Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh trường lớp
xanh, sạch đẹp, tích cực thực hiện cuộc vận động xây dựng “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn
thực phẩm trong học sinh toàn trường.
18
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

- Tuyên truyền trong đoàn viên thanh niên về việc hiến máu nhân đạo,
vận động tham gia chương trình “Chiếc cặp ước mơ” cho trẻ em khó
khăn ở Đắc Lắc.
- Đã hoàn thành hướng dẫn việc đăng ký Chương trình rèn luyện Đoàn
viên năm học 2019 - 2020 cho tất cả đoàn viên trong trường. Hoàn chỉnh
và cập nhật số liệu để giới thiệu đoàn viên tham gia sinh hoạt nơi cư trú.
Tiếp nhận 92 đoàn viên khối 10 chuyển về trường sinh hoạt Đoàn. Nâng
tổng số đoàn viên của trường đến thời điểm này là: 719 đoàn viên.
- Phối hợp thành công với tổ TD-QPAN tổ chức hội thao vòng trường
cho học sinh.
- Phối hợp với Thư viện trường phát động phong trào đọc sách cho học
sinh. Đã tuyên truyền giới thiệu 05 quyển sách hay dưới cờ. Tổ chức các
hoạt động trong Tuần lễ học tập suốt đời. Triển khai kế hoạch “Lễ hội
hóa trang Halloween năm 2019” do Nhà Thiếu Nhi Thị Xã Tân Uyên tổ
chức. Triển khai và tham gia tích cực cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trên
Internet tỉnh Bình Dương” năm 2019. Triển khai cuộc thi An toàn thực

phẩm do Sở Công thương Bình Dương tổ chức. Kết quả đạt giải Nhì toàn
đoàn, em Lê Thị Kim Mai 12.2 đạt giải khuyến khích cá nhân.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2019). Hướng dẫn học sinh tham dự
Diễn đàn về Dân số, SKSS VTN và phòng, chống HIV/AIDS (05 học
sinh tham dự 20/10/2019). Nộp tiểu phẩm tham gia cuộc thi Tiểu phẩm
tuyên truyền pháp luật do Sở giáo dục phát động. Kết quả: 01 đĩa DVD
đã nộp về BTC cuộc thi.
- Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các
nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” tại Việt Nam năm 2019. Triển
khai và thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trong ĐVTN của
trường. Kết quả đã thông tin đến 1046 học sinh của trường về vấn đề này.
- Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực
trên cơ sở giới của ngành Giáo dục và đạo tạo. Tổ chức Diễn đàn phòng,
chống bạo lực trên cơ sở giới cho học sinh khối 10 và khối 11 tham dự
vào ngày 18/11/2019. Kết quả có 100 ĐVTN đại diện HS khối 10 và 11
tham dự.
19
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

- Triển khai đạt số lượng tham gia dự thi các cuộc thi trực tuyến, thi bài
viết như: Olympic Tiếng Anh (833 HS); Tự hào Việt Nam (352 HS); 90
năm Lịch sử Đảng (284 bài dự thi)….
- Phối hợp với GVCN phổ biến cho HS toàn trường về nội quy, quy chế
trường lớp. Phối hợp với giám thị nhà trường tăng cường kiểm tra nề nếp

học sinh.
+ Công đoàn vận động ủng hộ quỹ xây dựng các loại quỹ do công đoàn
Ngành phát động; phối họp CQCM thăm hỏi người cao tuổi 1/10, nữ
công tổ chức họp mặt CB-GV-NV nhân dịp 20/10. Thanh tra nhân dân
kiểm tra bãi xe và VSATTP căn tin trường; giám sát thực hiện 3 công
khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 về thực hiện
cam kết của nhà trường về chất lượng giáo dục, về điều kiện đảm bảo
chất lượng, về thu chi tài chánh …
+ CTĐ thực hiện khá tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh,
tham gia hiến máu tình nguyện, tổ chức khám sức khỏe ban đầu cho học
sinh đầu cấp, kết hợp Đoàn TN tổ chức hoạt động chào mừng và tuyên
truyền ý nghĩa 72 năm thành lập Hội CTĐ Việt Nam, các ngày 2/9,
20/10, 20/11, 22/12 sinh hoạt truyền thống Hội và điều lệ Hội CTĐ Việt
Nam; tuyên truyền về phòng chống tệ nạn AIDS - ma túy, ATVSTP, kết
hợp thanh tra NDTH kiểm tra vệ sinh ATVSTP tại căn tin; Kết hợp Đoàn
TN tuyên truyền về ATGT, cùng với các thành viên trong tổ tư vấn
SKSSVTN tỉnh tư vấn về SKSSVTN cho HS tại trường.
- Thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ chí Minh: Học sinh thực hiện kể chuyện hàng
tuần trong sinh hoạt dưới cờ, có rút ra bài học kinh nghiệm sau mỗi câu
chuyện. Giáo viên kể chuyện hàng tháng trong cuộc họp tổ chuyên môn
và đăng kí cam kết làm theo bằng những việc cụ thể, thiết thực, có đánh
giá hàng tháng.
- Giáo dục pháp luật: thực hiện ngày pháp luật cho giáo viên trong các
cuộc họp tổ chuyên môn, cho học sinh trong sinh hoạt dưới cờ hàng tuần,
trong sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp; tham gia hội thi
ATGT cấp Tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền, học tập nội dung Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển ngày 10/12/1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên về Biển
20

GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

Đông ngày 4/11/2002 giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, Luật Biển
Việt Nam số 18/2012/QH ngày 21/3/2012. Thông tin về các nội dung chủ
quyền biển, đảo và chiến lược Biển của Việt Nam, khẳng định sự thật
không thể chối cải về chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam.
Đồng thời giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; giáo dục
về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong chương trình phát thanh
thanh niên hàng tuần, niêm yết tại Bản tin thanh niên, sinh hoạt chi
đoàn…
Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá:
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
- Nhà trường cụ thể hóa bằng triển khai, hướng dẫn tổ, nhóm chuyên về
thao giảng chuyên đề cấp tổ, cấp trường. Tổ chức dạy học phân hóa theo
năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương
trình giáo dục phổ thông cấp THPT (bằng hình thức chia lớp theo năng
lực, năng khiếu). Giáo viên đã chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa
học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt
giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh
yếu; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc
phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số.
- GV hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu các tài liệu
học, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, xây dựng hệ thống câu hỏi hợp
lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức
đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất. Từ

đó tăng tính chủ động trong học tập của HS và sự tương tác giữa GV và
HS trong quá trình dạy - học.
- Đẩy mạnh việc dạy – học vận dụng kiến thức bộ môn, kiến thức liên
môn vào giải quyết vấn đề thực tiễn; bảo đảm cân đối giữa truyền thụ
kiến thức và rèn luyện phẩm chất, kỹ năng cho HS; khai thác, sử dụng
hiệu quả thiết bị dạy học (TBDH), PHBM, CNTT trong dạy học thí
nghiệm, thực hành, sáng tạo khoa học của học sinh.
- Mỗi giáo viên đã đăng ký thực hiện ít nhất một đề tài đổi mới PPDHKTĐG trong năm học.
- Số lượt thao giảng chuyên đề cấp trường: 7/7 tổ thực hiện.
21
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN
STT
1
2

CÁC CHUYÊN ĐỀ
ĐÃ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Chuyên đề “Vui cùng Toán – Tin học
Khai thác “Trường học kết nối” áp dụng vào
giảng dạy bộ môn và Soạn thảo văn bản đúng
quy cách tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ

3

Hóa học với môi trường


4

Kho tàng văn học dân gian
Giúp HS tự khám phá năng lực năng lực thiết
lập mục tiêu học tập môn vật lý.
Rèn luyện kỹ năng ứng xử trong học sinh
Giáo dục lối sống cho HS trong Trường THPT
Huỳnh Văn Nghệ
Nâng cao khả năng nói tiếng Anh qua cuộc thi
rung cung vàng.
Tổ chức tập TD giữa giờ bằng hình thức khiêu


5
6
7
8
9

HÌNH THỨC
TỔ CHỨC
THỰC
Đố vui dướiHIỆN
cờ
Thực hành thao tác
trên Trường học kết
nối
Tham quan thực tế
nhà máy sản xuất

nước đóng chai
Sân khấu hóa
Nghiên cứu, tìm
hiểu
Đố vui dưới cờ

SỐ
NGƯỜI
THAM
1088
87
73
368
348
348

Đố vui dưới cờ

1048

Thi trả lới nhanh

1048

Ngoại khóa

1048

Đổi mới hình thức tổ chức dạy học:
- GVBM tập trung cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp hơn với

từng đối tượng học sinh, tổ chức dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình; thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt
động của giáo viên và học sinh; thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập
trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, khó
hiểu, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận
dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không
nắm vững bản chất; sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp;
phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ
đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học; giáo viên sử dụng
ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện,
khuyến khích, động viên học sinh học tập; tổ chức hợp lý cho học sinh
làm việc cá nhân và theo nhóm; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện
cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; bảo đảm
giữa truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo chuẩn
kiến thức; chú trọng liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung
từng bài học.
22
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

- Trường tiếp tục triển khai phương pháp giảng dạy “ Bàn tay nặn bột”
và 06 phương pháp dạy học tích cực cho toàn thể giáo viên bộ môn. Qua
công tác thao giảng, dự giờ tập trung rút kinh nghiệm để giúp GV giảng
dạy tốt hơn.
- Từng giáo viên đầu tư cao cho soạn, giảng; làm mới và sử dụng có
hiệu quả ĐDDH hiện có; tăng cường sử dụng giáo án điện tử, bảng tương

tác thông minh; coi trọng thực hành, thí nghiệm….
Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần
phát triển năng lực như: Thi văn nghệ, thể dục, thi rung chuông vàng, thao
giảng các tiết trải nghiệm sáng tạo đề rút kinh nghiệm, lồng ghép giáo dục
trong tiết sinh hoạt dưới cờ. Qua đó tăng cường tính giao lưu, hợp tác
nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung
hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa
thế giới.
- Có đầy đủ các hồ sơ, sổ sách theo quy định trong Điều lệ Trường
THPT.
- Trường đã sử dụng phần mềm để quản lý điểm số và thuận tiện trong
việc thống kê, đồng thời in sổ điểm lớp từ chương trình quản ly học
sinh; sử dụng phần mềmVnEdu để liên lạc với PHHS, và CB-GVCNV toàn trường .
*Tồn tại: Việc thực hiện đổi mới hình thức tổ chức dạy học của GV còn
hạn chế: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học trực tuyến,
trường học kết nối, vận dụng kiến thức liên môn chưa được một số giáo
viên tham gia; Tiết thao giảng chuyên đề còn chưa được đầu tư nhiều,
phần rút kinh nghiệm và nhân rộng cần được chú ý nhiều hơn.
- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học:
+ Thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định chuyên môn; nâng cao tinh
thần trách nhiệm của TTCM và từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
từng phần việc được giao. Nâng cao chất lượng từng tiết dạy, chất lượng
bộ môn , xác định đây là công tác trọng tâm hàng đầu. Chú trọng việc
giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh. Mỗi thầy, cô giáo là một
tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.
+ Mọi hoạt động chuyên môn phải thể hiện tính kế hoạch, chú trọng
biện pháp thực hiện; tăng cường vai trò chủ động của các Hiệu phó
23
GVHD: Nguyễn Kim Thủy


GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn trong các hoạt động, kiểm tra chuyên
môn; tiếp tục cải tiến công tác thi đua, bổ sung lượng hoá thi đua cho phù
hợp hơn; chú ý đánh giá qua phần việc được giao, công tác phụ đạo- bồi
dưỡng học sinh, tham gia thi GVDG, viết SKKN, chất lượng giảng dạy,
thi cuối cấp, tỷ lệ học sinh lên lớp…
+ Đảm bảo các cuộc họp tổ chuyên môn, thực hiện chuyên đề có chất
lượng, trọng tâm đồng thời gắn việc kiểm tra- đánh giá với thi đua cuối
học kỳ, cả năm.
+ Phụ trách các bộ phận, các phòng chức năng cần xác định rõ trách
nhiệm được phân công, chủ động và đảm bảo tính hiệu quả trong công
việc, góp phần phục vụ tốt cho việc dạy và học.
Tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá:
* Đổi mới kiểm tra: nhà trường kiểm tra chung 8 môn bao gồm: Toán,
Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh. Tổ chức
kiểm tra và chấm như thi Học kỳ, khuyến khích giáo viên ra đề bám theo
trình độ phân hóa của lớp chia, hầu tạo động cơ học tập cho học sinh.
Các đề kiểm tra, đề thi cơ bản đã đảm bảo các yêu cầu đánh giá về kiến
thức, năng lực và sự tiến bộ của học sinh, có vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Xây dựng ma trận đầy đủ. Các câu hỏi trong đề đảm bảo theo 4 mức
độ (Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao).
Môn Ngoại ngữ: tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm tra và thi cả bốn kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết.
* Tồn tại:
- Một số GV thực hiện việc nộp đề chưa đúng thời gian, đề kiểm tra chưa
đầu tư nhiều.

- Một số giáo viên coi kiểm tra không thực hiện hết chức năng của
mình, đi trễ, không ký xác nhận đầy đủ vào các biên bản theo quy định.
* Đổi mới đánh giá: Thực hiện xếp loại học sinh theo Thông tư số
58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT.
*Tồn tại:
- Chưa kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm với đánh giá bằng nhận
xét; đánh giá thời điểm (qua các bài kiểm tra định kỳ, thường xuyên) với
đánh giá cả quá trình; tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học
sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng.
24
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

- Đa số vẫn chỉ đánh giá qua các bài KTTX, KT định kỳ mà chưa đánh
giá HS qua hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập;
kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình.
- Khi chấm bài kiểm tra, nhiều GV chưa có phần nhận xét về kiến thức,
kỹ năng, hướng dẫn, sửa sai và động viên sự cố gắng, tiến bộ của HS.
Chưa hướng dẫn HS đánh giá sự tiến bộ của nhau và biết tự đánh giá
năng lực của mình.
Tình hình hoạt động của tổ chuyên môn:
- Các tổ chuyên môn có kế hoạch năm, tháng trình duyệt và tổ chức thực
hiện đạt kết quả khá tốt; việc họp tổ - nhóm chuyên môn 2 lần/ tháng được
duy trì và ngày càng nâng cao chất lượng cuộc họp; TTCM ký kiểm traký duyệt giáo án, kế hoạch giảng dạy hàng tháng; việc dự giờ - thao giảng
nhìn chung có nhiều tiến bộ về số lượng và chất lượng so với cùng kỳ năm
trước; công tác phụ đạo, bồi dưỡng học sinh được thực hiện nghiêm túc

vào buổi 2 của đơn vị.
+ Kết quả:
Dự giờ 545 tiết trong đó HT, PHT dự 40 tiết, TTCM dự ….. tiết; thao
giảng: 97 tiết; số tiết có sử dụng giáo án điện tử: 2194 tiết; làm ĐDDH:
122 cái, mượn: 1468 cái, SD: 1997 lượt; thí nghiệm thực hành: 394 tiết
( Lý:…. tiết; Hóa: 80 tiết, Sinh: 62 tiết, Toán- Tin: 182 tiết, KTNN: 40
tiết; GDQP:….).
- Tuy nhiên, việc tổ chức chuyên đề, thao giảng - dự giờ, làm và sử dụng
đồ dùng dạy học chưa đều ở các tổ; còn tổ trưởng chuyên môn chưa theo
dõi sát hoạt động của tổ và báo cáo còn chậm trễ.
Công tác bồi dưỡng thường xuyên nội dung 3:
Kết quả công tác bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên thực hiện nghiêm
túc kế hoạch BDTX của SGDĐT trong hè và làm bài thu hoạch nội dung 3
trong tháng 12/2019 dự kiến đến 02/2020 hoàn thành.
Thực hiện các hoạt động giáo dục:
+ Hoạt động giáo dục nghề phổ thông: 344 học sinh lớp 11 học tin học
nghề và các môn thêu, điện tại Trung tâm nghề nghiệp - Trung tâm kỹ
thuật - hướng nghiệp Thị xã.
+ Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp.
25
GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


×