Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích mô hình cân bằng cournot của hai hãng sản xuất gà rán KFC và LOTTERIA anh trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.58 KB, 15 trang )

PHẦN I.

PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay, việc xác định mức giá, sản lượng của mỗi doanh nghiệp gặp phải
những trở ngại khó khăn khi không biết mình phải áp dụng mô hình đặt giá nào và số
lượng sản phẩm hãng mình nên sản xuất là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Và trong bài tiểu luận này, tôi xin trình bày về mô hình cân bằng
Cournot (một nội dung quan trọng trong môn học kinh tế học vi mô phần 2 – môn cơ
sở trong chương trình đào tạo khối ngành kinh tế ở bậc đại học) mà hai nhà độc quyền
tập đoàn bán gà rán KFC và Lotteria đã áp dụng.

1


PHẦN II.

PHẦN NỘI DUNG

II.1. Tổng quan về lý thuyết mô hình Cournot.
II.1.1 Lý thuyết về mô hình Cournot.
Mô hình Cournot là một mô hình kinh tế được sử dụng để mô tả một cấu trúc
ngành mà trong đó các công ty cạnh tranh về số lượng sản lượng mà họ sẽ sản xuất .
Mô hình này giả định rằng hãng không phản ứng gì với những thay đổi trong quyết
định sản lượng của đối thủ. Do đó, hãng 1 chọn Q 1 chẳng hạn với giả định là hãng 2 coi
Q1 là cố định. Tương tự, Q2 được lựa chọn với giả định là hãng 2 coi Q 1 là cố định.
Điều này có nghĩa là trong thị trường tập đoàn có nhiều hãng, nhưng trong thị trường
tập đoàn hai hãng (tập đoàn tay đôi) thì là một giả định lạ lùng. Và ở Cân bằng
Cournot khi các số lượng không đổi, kỳ vọng của mỗi hãng về các phản ứng của đối
thủ sẽ được thực hiện hóa.
Mô hình Cournot có thể được giải thích tốt nhất bằng sơ đồ với sự tham khảo


các đường đồng lợi nhuận và các hàm phản ứng. Đường đồng lợi nhuận đối với hãng 1
là quỹ tích các điểm trên không gian (Q 1, Q2) được xác định bởi các mức sản lượng của
cả hãng 1 và hãng 2 đem lại cùng một mức lợi nhuận cho hãng 1. Trong độc quyền tay
đôi, lợi nhuận của mỗi hãng phụ thuộc vào quyết định sản lượng của đối thủ vì giá sản
phẩm phụ thuộc vào sản lượng của ngành (Q 1 + Q2). Các đường đồng lợi nhuận của
hãng nào lõm so với trục của hãng ấy. Mức lợi nhuận giảm khi độ cao của đường đồng
lợi nhuận so với trục hoành tăng.
2


Để phân tích cân bằng Cournot, ta cần xem xét ảnh hưởng của sự thay đổi sản
lượng của hãng 2 đến sản lượng hãng 1 sản xuất, và ngược lại. Mối quan hệ mà ta sử
dụng để tóm tắt các tương tác này gọi là hàm phản ứng: hàm phản ứng của hãng 1 cho
biết cách thức hãng 1 thay đổi sản lượng cảu minh khi phản ứng lại sự thay đổi sản
lượng của hãng 2; hàm phản ứng của hãng 2 cho biết cách thức hãng 2 thay đổi sản
lượng cảu minh khi phản ứng lại sự thay đổi sản lượng của hãng 1. Giả định rằng các
hãng đều tìm cách tối đa hóa lợi nhuận và đường cầu đối với sản phẩm của ngành là
một đường dốc xuống, nghĩa là giá thay đổi cùng với sự thay đổi của các số lượng sản
phẩm được sản xuất bởi cả hai hãng, tổng của Q 1 và Q2. Với giả định hanh vi Cournot
là các hãng coi sản lượng của đối thủ là xác định, nên tăng Q 2 làm giảm giá mà cả 2
hãng nhận được trên thị trường, hạ thấp doanh thu cận biên mà hãng 1 nhận được ở
mỗi mức sản lượng, do đó với chi phí cận biên xác đinh, dẫn tới hãng 1 giảm sản
lượng; và tương tự đối với hãng 2, điều đó cho thấy rằng các hàm phản ứng cho cả hai
hãng là đường dốc xuống.

Q2

Π21

Π22


Q23
Q24
Q22

Hàm phản ứng 2
Π
12
Π
11

Q21

O

Hàm phản ứng 1

Q1
4

Q1
3

Q1 Q1
2 1

3

Q1



Hình 1

Với một mức sản lượng xác định của hãng 2, chẳng hạn Q 21, hãng 1 tìm cách tối
đa hóa lợi nhuận , sẽ chọn sản lượng Q11 đem lại đường đồng lợi nhuận thấp nhất nhất
quán với Q21, ở điểm tiếp xúc giữa 11và Q21. Nếu hãng 2 tăng sản lượng của mình lên
mức Q22 thì mức lợi nhuận cao nhất có thể đạt được là ở mức sản lượng Q 12 ở điểm tiếp
Hxúc
H giữa 12 và Q22. Quỹ tích các điểm tiếp xúc giữa các giá trị của Q 2 và các đường
àà
m
đồng lợi nhuận vì thế là đường phản ứng của hãng 1. Tất nhiên đó là quỹ tích các điểm
m
pp
Q2
Q2
Q1
M
Q2
hả
hả
cực đại các đường đồng lợi nhuận và ta nhìn thấy nó dốc xuống. Nếu thực hiện phân
*O13Q1
Q1
Q2
Q1
n31n
202
ứứ
tích tương tự* cho hãng 2, bắt đầu bằng việc lấy sản lượng của hãng 1 cố định, chẳng

ng
ng
12

hạn ở Q13, ta rút ra được hàm phản ứng của hãng 2 là quỹ tích các điểm cực đại của các
đường đồng lợi nhuận của hãng 2.

4

Hình 2

Π2
Π1


Vì thế mỗi hàm phản ứng biểu thị các mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cho
mỗi hãng với mỗi giá trị kỳ vọng của sản lượng mà hãng đối thủ sẽ chọn. Cân bằng
Cournot đạt được khi kỳ vọng của mỗi hãng về sự lựa chọn sản lượng của đối thủ được
chứng minh là đúng. Rõ ràng là điều này xảy ra ở điểm cắt của hai hàm phản ứng, ở đó
mỗi hãng chọn sản lượng đúng bằng mức mà đối thủ kỳ vọng. Việc hiện thực hóa các
kỳ vọng sản lượng của nhau được minh họa ở các mức sản lượng (Q 1*, Q2*) trong hình
2.
Ta có thể mô tả trình tự dẫn đến cân bằng hàm ý trong hành vi Cournot ở hình
trong hình 2. Nếu lúc đầu giả định hãng 1 chọn Q11, lợi nhuận được tối đa hóa cho hãng
2 ở điểm tại đó Q11 cắt đường phản ứng của hãng 2 ở Q 12. Nhưng cặp (Q11, Q21) không
phải là cân bằng Cournot vì kỳ vọng của hãng 1 về hành vi của hãng 2 không được

5



hãng 2 chấp nhận. Hãng 1 chọn Q1 vì nó kỳ vọng hãng 2 sản xuất Q20, nhưng thực tế nó
lại sản xuất Q21. Quá trình điều chỉnh sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận phản ứng lại
những kỳ vọng không được hiện thực hiện hóa về sự lựa chọn sản lượng của đối thủ sẽ
dừng lại khi các kỳ vọng nhất quán với nhau, ở (Q 1*, Q2*) nơi các hàm phản ứng cắt
nhau.
Quá trình mô tả ở đây là ổn định, theo nghĩa từ điểm bắt đầu bất kỳ trên hàm
phản ứng của hãng 1 hoặc hãng 2 sẽ dẫn đến cân bằng Cournot. Điều này xảy ra khi
hàm phản ứng của hãng 1 dốc hơn hàm phản ứng của hãng 2. Tuy nhiên, khi các độ
dốc tương đối của hai đường là ngược lại thì hành vi Cournot và việc tối đa hóa lợi
nhuận sẽ đi xa khỏi điểm cắt của hai hàm phản ứng này khi bắt đầu từ điểm bất kỳ, trừ
bản thân điểm cắt. Trong trường hợp này cân bằng là không ổn định.
II.1.2 Ưu, nhược điểm của mô hình Cournot.
II.1.2.1

Ưu điểm của mô hình Cournot.

Mô hình cho ra kết quả hợp lí với giá cả và số lượng nằm giữa mức độc quyền
(sản lượng thấp, giá cao) và mức cạnh tranh (sản lượng cao, giá thấp).
II.1.2.2

Nhược điểm của mô hình Cournot.

Một số giả định của mô hình Cournot có thể hơi phi thực tế trong thế giới thực.
Đầu tiên, mô hình độc quyền cổ điển của Cournot giả định rằng hai người chơi thiết lập
chiến lược số lượng sản xuất của họ một cách độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, khi chỉ
có hai nhà sản xuất trong một thị trường, họ có khả năng phản ứng cao với các chiến
lược khác của nhau hơn là tự dò dẫm các chiến lược.
6



Thứ hai, Cournot lập luận rằng thị trường nhị quyền bán có thể hình thành một
các-ten và gặt hái lợi nhuận cao hơn bằng cách thông đồng. Nhưng lí thuyết trò chơi
cho thấy một sự sắp xếp theo các-ten sẽ không ở trạng thái cân bằng, vì mỗi công ty sẽ
có xu hướng chệch khỏi sản lượng đã được thống nhất. Ví dụ rõ ràng nhất là Tổ chức
các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Thứ ba, các nhà phê bình của mô hình nêu nghi vấn về mức độ thường xuyên
của các nhóm độc quyền cạnh tranh về số lượng hơn là giá cả.
Cuối cùng, mô hình cạnh tranh Cournot giả định tính đồng nhất của sản phẩm
không có yếu tố khác biệt. Tuy nhiên ngay cả trong một sản phẩm cơ bản như nước
khoáng đóng chai, người ta sẽ khó có thể tìm thấy sự đồng nhất trong các sản phẩm
được cung cấp bởi những nhà cung cấp khác nhau.

7


II.2. Phân tích mô hình Cournot của hai nhà sản xuất gà rán KFC và
Lotteria tại thị trường Việt Nam.
II.2.1 Những nét chung nhất về 2 hãng KFC và Lotteria.
II.2.1.1

Hãng KFC.

Gà rán Kentucky (KFC) là nhãn hiệu được sáng lập bởi ông Harland Sanders.
Ra đời vào những năm 1930 tại Kentucky-Hoa Kì, KFC nhanh chóng phát triển và trở
thành một trong những thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu trên thế giới.

KFC được biết đến tại Việt Nam với một tên gọi thân quen khác là Gà rán
Kentucky- chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên nghiệp, phục vụ các món ăn làm từ
gà, bơ và món nổi tiếng nhất là gà rán Kentucky.
Dau một loạt thành công của hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh với thương

hiệu KFC (trên 10.000 nhà hàng đã được phát triển trên toàn thế giới). Tại Việt Nam,
KFC tham gia vào thị trường lần đầu tiên vào tháng 12/1997 tại trung tâm thương mại
Sài Gòn Super Bowl, giờ đây, hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh này đã có mặt tại hầu

8


hết các đường phố của Việt Nam. Hiện nay KFC đang nắm giữ hơn 70% thị phần gà
rán tại Việt Nam.
II.2.1.2

Hãng Lotteria.

Lotteria được thành lập từ tháng 10/1979 tại Hàn Quốc, được giới thiệu như một
phiên bản kiểu Hàn của một nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng của phương Tây, với
một số đặc trưng riêng. Nó gồm những món thức ăn nhanh điển hình như bánh kẹp, gà
chiên, cánh gà chiên, đùi gà chiên,….
Lotteria hiện đang dẫn đầu ngành công nghiệp ăn uống Hàn Quốc, mang tầm
vóc của doanh nghiệp quốc tế.

Mặc dù ra đời sau KFC một thời gian dài, nhưng Lotteria đã tìm thấy con đường
riêng cho minh, và vươn lên trở thành một trong những thương hiệu thức ăn nhanh
đứng đầu trên thị trường thế giới.
Lotteria chính thức vào thị trường Việt Nam năm 1998, đến tháng 9/2009 đã có
59 cửa hàng tại Việt Nam.

9


II.2.2 Phân tích cân bằng Cournot cho chiến lược của KFC và Lotteria về

gà rán tại thị trường Việt Nam.
Giả sử thị trường Việt Nam chỉ có hai hãng độc quyền cung cấp gà rán là KFC
và Lotteria, và sản phẩm của họ là giống nhau và biết trước được đường cầu thị trường.
Hai hãng này đưa ra quyết định cùng một lúc và phải tính đến hành vi của đối thủ cạnh
tranh.
Ta có dữ liệu về cầu số lượng miếng gà rán với từng mức giá theo kết quả khảo
sát được như sau:

Năm
Giá (nghìn đồng)
Số lượng(tỷ miếng)
2017
36
84
2018
32
91
Như vậy ta rút ra được hàm cầu về gà rán của thị trường Việt Nam là:
P = Q+84

Và khi sản xuất gà rán, chi phí cận biên của hãng KFC và của hãng Lotteria lần
lượt là: MCK=12,25 tỷ đồng và MCL = 10,98 tỷ đồng.
QL
(tỷ miếng)

Do đó, bài toán đặt ra là: Với hàm cầu của thị trường và chi phí cận biên để sản
Hàm phản ứng KFC

xuất của mỗi hãng như trên, áp dụng cân bằng Cournot để tìm số lượng mỗi hãng sản
xuất là bao nhiêu?

41,11

Hàm10
phản ứng Lotteria
0

43,36

QK (tỷ miếng)


Ta có:
Doanh thu của hãng KFC là:
TRK= P.QK (1)
Thay P = Q+84 vào (1) ta được
TRK= ( Q+84). QK
= ( QK + QL+84).QK
= QK2 + QL.QK + 84 QK


MRK= QK + QL +84
11


Để hãng KFC tối đa hóa lợi nhuận thì MRK= MCK.
Hay QK + QL +84 = 12,25


QK= 62,78125 – 0,5QL.




Hàm phản ứng của hãng KFC là: QK= 62,78125 – 0,5QL

Tương tự, ta có hàm phản ứng của hãng Lotteria là: QL=63,8925 – 0,5 QK.
Hai hãng đạt trạng thái cân bằng Cournot khi QL, QK là nghiệm của hệ phương
trình sau:
QK= 62,78125 – 0,5QL và QL=63,8925 – 0,5 QK



QK 43,36 và QL 41,11

Như vậy ta có được doanh thu trong năm 2018 của các hãng là:
TRK và TRL

12


PHẦN III.

KẾT LUẬN

Ta thấy doanh thu từ việc bán gà rán của từng hãng sản xuất ra được theo kết
quả bài toán trên gần đúng với doanh thu thu được theo bảng khảo sát với sai số nhỏ.
Như vậy, hai hãng KFC và Lotteria là độc quyền tập đoàn không cấu kết và đưa ra
quyết định về sản lượng cùng một lúc, đúng với mô hình cân bằng Cournot.

13



PHẦN IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

IV.1. Tài liệu tiếng Việt
PGS.TS Cao Thúy Xiêm và PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh, 2014, Kinh tế học
vi mô phần 2, NXB Đại học kinh tế quốc dân, tr198-202.
IV.2. Các website
Anh Hoa, 2018, Kinh doanh gà rán xoay trở cùng chiến lược “Việt hóa”,
/>Tuannd, 2013, KFC và Lotteria ở Huế, />
14


15



×