ÔN TẬP LÍ 10- HKII
CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
1. Một quả bóng có khối lượng 400g va chạm vào tường và bật ngược trở lại cùng vận tốc là 6 m/s. Tìm độ
biến thiên động lượng của quả bóng? (- 4,8 kgm/s)
2. Cho hệ gồm hai vật có khối lượng bằng nhau và bằng 1 kg. Vận tốc của vật một là 5 m/s, vận tốc của vật
hai là 3 m/s. Tìm tổng động lượng của hệ trong các trường hợp sau:
a. Hai vật chuyển động cùng hướng nhau. (8 kgm/s)
b. Hai vật chuyển động ngược hướng nhau. (2kgm/s)
3. Một vật có khối lượng 2 kg rơi xuống đất trong khoảng thời gian 0,25 s ( lấy g= 10m/s
2
). Tìm độ biến thiên
động lượng của vật trong khoảng thời gian đó? (5 kgm/s)
4. Một xe tải có khối lượng 8 tấn chạy với vận tốc 20 m/s. Tính lực hãm phanh để xe dừng lại sau 10 giây.
( - 16.10
3
N).
5. Một ôtô có khối lượng 4 tấn đang chạy với vận tốc 10 m/s va chạm vào một ôtô có khối lượng 2 tấn chuyển
động cùng chiều với vận tốc 5 m/s. Sau va chạm ôtô thứ nhất chuyển động với vận tốc 8 m/s, hỏi ôtô thứ hai
chuyển động với vận tốc bao nhiêu? ( 9 m/s)
6. Một ôtô có khối lượng 5 tấn chạy với vận tốc 3 m/s va chạm vào một ôtô thứ hai có khối lượng 3,5 tấn
chuyển động ngược chiều với vận tốc 5 m/s. Sau va chạm ôtô thứ nhất đứng yên , hỏi ôtô thứ hai chuyển động
như thế nào? ( chuyển động ngược lại với vận tốc 0,7 m/s )
7. Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 800 kg đang chuyển động với vận tốc 240 m/s thì khai hỏa động cơ.
Một lượng nhiên liệu có khối lượng 75 kg, cháy và phụt tức thời ra phía sau với vận tốc 900 m/s. Tính vận tốc
của tên lửa sau khi nhiên liệu cháy phụt ra. ( 357,9 m/s)
8. Quả bóng có khối lượng 500 kg chuyển động với vận tốc 10 m/s đến đập vào tường rồi bật trở lại cùng vận
tốc 10 m/s.
a. Tính độ lớn động lượng của quả bóng trước và sau va chạm. ( 5 kgm/s)
b. Tính độ biến thiên động lượng của quả bóng. ( 10 kg/s)
c. Tính lực trung bình do tường tác dụng lên quả bóng nếu thời gian va chạm l;à 0,5 s (20 N)
Cho biết bóng bay vào tường theo phương vuông góc.
9. Một người khối lượng 60 kg đang chạy với vận tốc 4 m/s thì nhảy lên một chiếc xe có khối lượng 90 kg
chạy song song ngang qua người này với vận tốc 3 m/s. Tính vận tốc của xe sau khi người nhảy lên nếu ban
đầu xe và người chuyển động:
a. cùng chiều. ( 3,4 m/s)
b. ngược chiều. ( 0,2 m/s)
10. Người ta kéo một thùng nặng 60 kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một dây có phương hợp với
phương ngang một góc 45
0
, lực tác dụng lên dây là 200 N làm thùng trượt được 20 m.
a. Tính công của lực đó. ( 2828 J)
b. Tính công suất mà người đó thực hiện trong 2 phút. (23,57 W)
11. Một xe có khối lượng 100 kg lên dốc đều. Dốc dài 15 m, nghiêng 30
0
so với đường ngang. Biết lực kéo 10
N. Tính công lực kéo khi xe đi được nửa dốc nghiêng? ( 75 J)
12. Một ôtô chạy trên đường nằm ngang với vật tốc không đổi 36 km/h. Công suất của động cơ là 60 kW.
a. Tìm lực phát động của động cơ. (6000 N)
b. Tính công của lực phát động khi ôtô chạy được quãng đường 10 km. ( 6.10
7
J)
13. Một gàu nước có khối lượng 3 kg được kéo thẳng đều lên độ cao 6 m trong khoảng thời gian 1 phút 30
giây ( lấy g= 10 m/s
2
). Tính công suất của lực đó? ( 2 W)
14. Kéo đều một thùng nước có khối lượng 10 kg lên cao 6 m trong thời gian 20 giây ( lấy g= 10 m/s
2
). Tính
công của lực kéo? ( 600 J)
15. Một người kéo hòm gỗ nặng 37 kg trượt trên sàn nhàbằng một dây có phương hợp với phương ngang một
góc 30
0
, lực tác dụng lên dây là 154 N.
a. Tính công của lực đó khi kéo hòm gỗ trượt được 18 m. (2257,56 J )
b. Khi hòm trượt, công của trọng lực bằng bao nhiêu?
16. Một người nâng một vật nặng 320 N lên độ cao 2,7 m trong 6 s. Trong khi đó, một thang máy đưa một
trọng lượng 3500 N lên cao 12 m trong 4 s. Hãy so sánh công và công suất của người và máy đã thực hiện? (
864 J và 42000 J; 144 W và 10500 W )
17. Một xe tải có khối lượng 3,8 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 112,5
m thì vận tốc đạt được 54 km/h. Hệ số ma sát giữa xe va mặt đường là 0,05. Tính công các lực tác dụng lên
xe.( P= N: 0; F: 6,4.10
5
J; F
ms
: -2,13. 10
5
J ).
18. Một vận động viên leo lên tòa nhà cao 280 m trong 18 phút. Biết người đó có khối lượng 64 kg. Tính
công suất mà người đó đã thực hiện? (165,9 W)
19.Một động cơ điện cung cấp công suất 20kW cho một cần cẩu nâng 1450 kg len cao 24 m. Tính thời gian
tối thiểu để thực hiện công ấy? (17,4 s)
20. Một trực thăng khối lượng 500 tấn, bay lên thẳng đều với vận tốc 54 km/h. Tính công do lực nâng thực
hiện trong 1 phút. Bỏ qua lực cản không khí. ( 27 MJ )
21. Xe ôtô có khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu, đi được quãng đường 100 m
thì đạt vận tốc 72 km/h. Biết hệ số ma sát giữa xe và mặt đường 0,05. Tính công do lực kéo động cơ thực
hiện. (250kJ)
22. Một người có khối lượng 45 kg chạy với vận tốc 10 m/s. Hãy tính động năng của người đó? ( 2250 J)
23. Một viên đạn có khối lượng 100g có động năng là 2000 J. Hỏi viên đạn đó chuyển động với vận tốc bằng
bao nhiêu? (200 m/s )
24. Một ôtô có khối lượng 2 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h. Tìm động lượng và động năng của ôtô?
( 2.10
4
kgm/s và 10
5
J )
25. Một ôtô có khối lượng 1400kg có công suất 40 kW. Trên ôtô có hai người có khối lượng tổng cộng 148
kg. Hỏi ôtô muốn tăng tốc từ 15 m/s đế 24 m/s phải mất bao nhiêu thời gian? ( 6,8 s)
26. Một chiếc xe được kéo từ trạng thái nghỉ trên đoạn đường nằm ngang dài 30m với một lực có độ lớn
không đổi bằng 400 N và có phương hợp với độ dời một góc 30
0
. Lực cản do ma sát được coi là không đổi
và bằng 180 N.
a. Tính công của mỗi lực. ( lực kéo: 10380 J, ms : -5400 J )
b. Động năng của xe ở cuối đoạn đường là bao nhiêu? ( 4980 J)
27. Một vật có khối lượng 100 g rơi tự do không vận tốc đầu.
a. Sau bao lâu vật có động năng là 5 J? ( 1 s)
b. Khi vật có động năng là 4 J thì vật đã rơi được quãng đường là bao nhiêu? ( 4m)
28. Một vật có khối lượng 2 kg ở cách mặt đất là 10 m. Tính thế năng của vật đó? ( 200 J)
29. Một vật có khối lượng 4 Kg có thế năng 320 J. Hỏi vật đang ở độ cao là bao nhiêu? ( 8 m)
30. Một lò xo nằm ngang ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực 9 N vào lò xo theo phương của lò
xo thấy nó dãn ra 3 cm.
a. Tìm độ cứng của lò xo. (300 N/m)
b. Xác định thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn được 3cm. (0,135 J)
c. Tính công do lực đàn hồi thực hiệu khi lò xo được kéo thêm từ 3 cm đến 4,5 cm. Công này dương hay âm.
( -0,168 J)
31. Một vật dang rơi có khối lượng 10 kg đang ở độ cao 5 m với vận tốc 12 m/s. Tính cơ năng của vật đó?
( 1220 J)
32. Một ôtô có khối lượng 960 kg đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thi tăng tốc lên đến 72 km/h. Hãy
tính công của lực ôtô thực hiện để tăng tốc? (144. 10
3
J)
33. Một vật ném từ độ cao 10 m so với mặt đất với vận tốc 6 m/s. Hỏi ở độ cao nào thì thế năng bằng động
năng? (5,9 m)
34. Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên cao với vật tốc 8 m/s. Tính độ cao cực đại vật lên được?
( 3,2 m)
35. Một vật có khối lượng 200g được ném từ độ cao 25 m so với mặt đất với vận tốc 10 m/s .
a. Tính thế năng của vật ở độ cao 25 m. ( 50 J)
b. Tính động năng của vật ở độ cao 25 m. (10 J )
c. Tính độ cao cực đại vật lên được? (30 m)
d. Hỏi khi vật chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu thì thế năng bằng động năng. ( 17, 32 m/s)
36. Một vật có khối lượng 1 kg trượt không ma sát với vận tốc đầu bằng không từ đỉnh mặt phẳng nghiêng
AB = 10 m. Biết độ cao tại đỉnh A so với B bằng 5m. Tại B vật có vận tốc bằng bao nhiêu? ( 10 m/s)
37. Một vật có khối lượng 1 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 20 m, nghiêng một
góc 30
0
so với mặt phẳng nằm ngang. Tính vận tốc của vật khi nó đã trượt nửa đoạn đường. Bỏ qua ma sát
giữa vật với mặt phẳng nghiêng. ( 10 m/s)
38. Một ôtô có khối lượng 5 tấn đang chạy với vận tốc 15 m/s thì thấy có chướng ngại vật ở cách 10 m và đạp
phanh.
a. Trường hợp đường khô, lực hãm bằng 70312 N. Xe dừng cách chướng ngại vật bao nhiêu? ( 2 m)
b. Trường hợp đường ướt, lực hãm bằng 56000 N. Tính động năng và vận tốc của xe lúc va chạm vào
chướng ngại vật. (2500 J và 1 m/s)
CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ
1. Một khối khí ở 27
0
C đựng trong một bình kín có áp suất 1 atm. Hỏi phải đun nóng bình đến bao nhiêu độ
để áp suất khí là 2,5 atm. (477
0
C)
2. Áp suất của một lượng khí ở 30
0
C là 765 mmHg. Nếu giữ thể tích khổng đổi thì áp suất của lượng khí đó ở
50
0
C là bao nhiêu? ( 9815,5 mmmHg)
3. Ở nhiệt độ 273
0
C thể tích của một lượng khí 5 lít. Thể tích lượng khí ở 546
0
C là bao nhiêu khi áp suất khí là
không đổi? (7,5 lít)
4. Một bình có thể tích 30 cm
3
có áp suất là 2.10
5
Pa ở nhiệt độ 27
0
C. Nếu thể tích tăng đến 50 cm
3
thì nhiệt
độ của lượng khí là bao nhiêu để áp suất khí không đổi? (227
0
C)
5. Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 8 lít đến 4 lít, áp suất khí tăng lên 2 atm. Tính áp suất của khí lúc đầu?
(1 amt)
6. Áp suất của khí trong xilanh có thể tích 150 cm
3
là 2.10
5
Pa. Thể tích của khí bằng bao nhiêu để áp suất khí
tăng gấp 3 lần. (50 cm
3
)
7. Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 3 dm
3
hổn hợp khí dưới áp suất 1atm và nhiệt độ là 60
0
C. Khi
pittông nén xuống áp suất khí tăng lên 10 atm và nhiệt độ lúc này là 320
0
C. Hỏi thể tích của khí lúc này là bao
nhiêu? (0,53 dm
3
)
8. Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí
này là :1 atm, 15 lít, 27
0
C. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. nhiệt
độ của khí nén là bao nhiêu? (420
0
K )
CHƯƠNG VI: CƠ SƠ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
1. Người ta cung cấp cho chất khí trong xilanh một nhiệt lượng 200 J, chất khí nở ra đẩy pittông lên và thực
hiện công là 110 J. Nội năng của khí đã biến thiên một lượng là bao nhiêu? (90 J)
2. Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí , biết khí
truyền ra môi trường xung quanh là 20 J. ( 80 J)
CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG . SỰ CHUYỂN THỂ
1. Một sợi dây kim loại dài 1 m có đường kính 2 mm. Biết suất đàn hồi của kim loại là 2.10
11
Pa.
a. Tính hệ số đàn hồi của dây kim loại. (6,28.10
5
N/m)
b. Nếu tác dụng một lực 200 N, hỏi dây kim loại dài thêm bao nhiêu? ( 0,32 mm)
2. Một sợi dây bằng thép dài 6,28 m có đường kính 4 mm. Biết suất đàn hồi của thép là 2,1.10
11
Pa.
a. Tính hệ số đàn hồi của thép. (4,2.10
5
Pa)
b. Để sợi dây dài thêm 10 mm, hỏi lực tác dụng lên dây là bao nhiêu? (4200 N)
3. Một thướt bằng đồng ở nhiệt độ 20
0
C có độ dài 1m. Khi nhiệt dộ tăng tới 50
0
C, biết hệ số nở dài của đồng
là 17.10
-6
K
-1
.
a. Hỏi thước dài thêm bao nhiêu?. (0,51 mm)
b. Chiều dài của thướt ở 50
0
C là bao nhiêu? (1,00051 m)
4. Một thước bằng nhôm ở 20
0
C dài 2 m. Tính chiều dài của thướt khi nhiệt độ tăng đến 60
0
C. Biết hệ số nở
dài nhôm là 24.10
-6
K
-1
. ( 2,002 m)