Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bài tập ôn tập vật lý 10 và 11 chuẩn bị cho lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.66 KB, 1 trang )

Xem lịch học tại website />ÔN TẬP VẬT LÝ 10 VÀ VẬT LÝ 11 THPT
Bài 1 : Một vật chuyển động thẳng đều dọc theo trục tọa độ Ox với phương trình x = 2 + 2t (trong đó x tính
bằng mét, t tính bằng giây).
a/ Xác định tọa độ của vật ở thời điểm ban đầu.
b/ Xác định tốc độ của vật. Tính quãng đường vật đi được trong thời gian 4 giây.
c/ Xác định tọa độ của vật ở thời điểm t = 5 giây. Tính quãng đường vật đi được từ thời điểm t
1
= 2 s đến thời
điểm t
2
= 9 s.
Bài 2 : Một vật chuyển động tròn đều trên đường tròn bán kính A = 5 cm với tốc độ 60 vòng/phút.
a/ Tính tốc độ góc, chu kỳ, tần số, tốc độ dài, gia tốc hướng tâm.
b/ Tính góc quay và độ dài cung vật đi được trong thời gian 2 s.
Bài 3 : a/ Một vật khối lượng 100 g treo vào một lò xo thì làm lò xo dãn 2 cm. Phải treo thêm vật nặng bao
nhiêu vào lò xo này để nó dãn 3 cm.
b/ Hai lò xo có độ cứng lần lượt là k
1
= 30 N/m và k
2
= 60 N/m được mắc với nhau tạo thành hệ hai lò xo. Tính
độ cứng của hệ hai lò xo nếu hai lò xo k
1
và k
2
mắc nối tiếp nhau ; mắc song song nhau.
Bài 4 : Một vật khối lượng 2 kg đang nằm in trên mặt phẳng nằm ngang thì bị kéo bằng một lực 5 N theo
phương ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,2, lấy g = 10 m/s
2
. Tính gia tốc của vật.
Tính quãng đường vật đi được trong thời gian 5 giây đầu tiên kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động.


Bài 5 : Một con lắc đơn gồm hòn bi khối lượng 100 g được treo vào sợi dây nhẹ mảnh không dãn dài 2 m. Từ
vị trí cân bằng, kéo con lắc lệch tới vị trí dây lệch góc α
0
= 60
0
rồi thả nhẹ. Bỏ qua mọi ma sát, sức cản không
khí, lấy g = 10 m/s
2
.
a/ Mô tả chuyển động dao động và sự biến đổi giữa động năng và thế năng của con lắc
b/ Tính cơ năng của con lắc. Tính vận tốc lớn nhất của hòn bi con lắc.
c/ Tính thế năng, động năng, vận tốc của con lắc là lực căng dây khi hòn bi con lắc qua vị trí dây lệch góc α =
30
0
so với phương thẳng đứng.
Bài 6 : Một hòn bi khối lượng 100 g được gắn vào đầu của một lò xo có độ cứng 100 N/m, đầu kia của lò xo cố
định, lò xo đặt nằm ngang. Hòn bi có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Từ vị trí cân
bằng kéo hòn bi tới vị trí lò xo dãn 4 cm rồi thả nhẹ.
a/ Mô tả chuyển động dao động và sự biến đổi giữa động năng và thế năng của hòn bi.
b/ Tính cơ năng chuyển động của hệ hòn bi và lò xo. Tính vận tốc cực đại của hòn bi khi chuyển động.
c/ Tính động năng, thế năng đàn hồi khi hòn bi qua vị trí lò xo bị nén 1 cm.
d/ Khi lò xo bị dãn hay bị nén một đoạn bao nhiêu thì động năng bằng 3 lần thế năng đàn hồi.
Bài 7 : Một hòn bi khối lượng 500 g mang điện tích - 2.10
-5
C được treo vào sợi dây dài 2 m trong một miền
điện trường đều có cường độ điện trường 10
5
V/m. Tính lực căng dây treo hòn bi khi
a/ điện trường có phương thẳng đứng từ trên xuống.
b/ điện trường có phương thẳng đứng từ dưới lên.

c/ điện trường có phương nằm ngang.
Bài 8 : Một tụ điện có điện dung 2 nF được nối với hiệu điện thế 4 V. Tính điện tích mà tụ tích được. Tính
năng lượng điện trường trong tụ.
Bài 9 : Đặt hiệu điện thế U = 100 V không đổi vào hai đầu của một điện trở R = 20 Ω.
a/ Tính cường độ dòng điện qua điện trở và công suất tiêu thụ ở điện trở.
b/ Mắc nối tiếp thêm một điện trở R
0
với điện trở R vào hiệu điện thế trên. Tính R
0
để công suất tiêu thụ trên
điện trở R
0
lớn nhất. Tính công suất lớn nhất này và cường độ dòng điện trong mạch khi đó.
Bài 10 : Một bóng đèn trên vỏ có ghi 220V-50W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính điện năng tiêu thụ của
bóng đèn trong một tháng (30 ngày) nếu mỗi ngày thắp sáng liên tục 2 giờ.
Bài 11 : Một khung dây dẫn phẳng có 100 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là 200 cm
2
đặt trong một miền từ
trường đều có cảm ứng từ 0,5 T. Mặt phẳng vòng dây vuông góc với các đường sức từ.
a/ Tính từ thông trong khung dây.
b/ Trong khoảng thời gian 0,1 s, cảm ứng từ tăng từ 0,5 T lên đến 0,8 T. Tính suất điện động cảm ứng trong
khung dây.
Bài 12 : Cho dòng điện có cường độ 2 A chạy qua một cuộn cảm có độ tự cảm 4 mH.
a/ Tính năng lượng từ trường trong cuộn cảm.
b/ Trong thời gian 0,02s, cường độ dòng điện giảm tới 0. Tính suất điện động tự cảm trong cuộn cảm.

×