Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề + Đáp án thi vào 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.68 KB, 12 trang )

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009
MÔN THI: NGỮ VĂN CHUYÊN (tại TP.HCM)
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (8 điểm):
“Bước vào thế kỉ mới,... nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở
sự phát triển của đất nước”. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới). Suy
nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2 (12 điểm):
Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học
trung đại trong chương trình Ngữ văn 9.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 (8 điểm):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
1. Giải thích câu nói:
- Thế kỷ mới: đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới của tác giả Vũ Khoan,
đây là nhóm từ chỉ thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn
cầu…
- Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức (sùng),
bác bỏ, tẩy chay, chê bai (bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại). Đặt trong văn cảnh, có thể
hiểu “ngoại” là các yếu tố nước ngoài.
- Nội dung câu nói: khẳng định cả hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể
chấp nhận được, vì cản trở sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
2. Chứng minh:
- Thế kỷ mới (thế kỷ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hơn thế nữa “hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới” (Vũ Khoan, Chuẩn bị
hành trang vào thế kỷ mới). Bước chân vào thế kỷ mới, đất nước Việt Nam, con người
Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa
học, công nghệ...) nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách (trong đó có
thử thách làm sao giữ được bản sắc, truyền thống dân tộc). Vấn đề làm sao tận dụng
những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức


to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.
- Nếp nghĩ nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình
hội nhập, gây nên rất nhiều hậu quả, có thể kể ra:
+ Nếp nghĩ sùng ngoại: tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt
Nam, dẫn đến một điều nguy hại: làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc,
không có ý thức phát huy lòng tự tôn dân tộc.
+ Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại, lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ,
trì trệ, lạc hậu...
(Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh).
3. Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ và phương hướng cho bản thân:
- Cả hai nếp nghĩ (sùng ngoại, bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của
đất nước trong giai đoạn mới.
- Trong thời kỳ hội nhập, trong “mái nhà chung” thế giới, mỗi người Việt Nam (trong
đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước) phải có ý thức phấn đấu học tập, hòa
nhập một cách sâu rộng vào “mái nhà chung” ấy, đồng thời phải có ý thức phát huy
truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó chính là một trong
những hành trang bước vào thế kỷ mới.
Câu 2 (12 điểm):
Đây là một dạng đề bài tổng hợp, yêu cầu học sinh chứng minh, trình bày suy nghĩ,
đánh giá, cảm nhận về hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua
các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9. Các em có thể trình bày
bằng những cách khác nhau, song cơ bản cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:
1. Giới thiệu sơ lược về các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ
văn 9:
- Văn học thời trung đại: là thời kỳ văn học lớn của dân tộc (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ
XIX). Đây là thời kỳ văn học ra đời và phát triển dưới các triều đại phong kiến Việt
Nam. Vì vậy, theo quy luật phản ánh của văn học nói chung, văn học trung đại Việt
Nam là tấm gương phản chiếu xã hội phong kiến Việt Nam
- Những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: Chuyện người con
gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (thế kỷ XVIII), Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô
gia văn phái, một số trích đoạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (thế kỷ XVIII), một
số trích đoạn trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (thế kỷ XIX). Đây là
những tác phẩm văn học trung đại ra đời trong thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam suy
tàn mục ruỗng. Vì vậy, hiện thực được phản ánh chủ yếu trong các tác phẩm này chính
là những mặt trái của xã hội. Đó là sự rối ren, sự xấu xa, vô nhân đạo của xã hội với
những thế lực chà đạp con người và thân phận khổ đau của con người - nạn nhận của
chính xã hội ấy.
2. Chứng minh các tác phẩm trên đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong
kiến Việt Nam:
Tập trung vào những phương diện chính sau đây:
* Phản ánh hiện thực rối ren, bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội phong kiến:
- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: phản ánh chế độ nam quyền,
chiến tranh phong kiến phi nghĩa gây ra bao nhiêu bất hạnh cho con người.
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ: phản ánh
cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê -
Trịnh.
- Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái: sự rối ren của xã hội phong kiến được
phản ánh thông qua số phận bi thảm, bộ mặt hèn nhát của lũ vua quan bán nước, hại
dân ; sự đại bại của bè lũ xâm lược.
- Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du): phản ánh bản chất bất
nhân, phi nghĩa của bọn buôn người.
- Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu): phản ánh
sự tàn ác, toan tính thấp hèn của kẻ bất nhân.
* Phản ánh số phận khổ đau, bị chà đạp của con người, đặc biệt là người phụ nữ:
- Là số phận oan trái, bi kịch của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ), bị chồng nghi ngờ về lòng chung thủy, bị dồn vào bước đường cùng, phải
tìm đến cái chết ở bến Hoàng Giang.
- Là số phận chìm nổi Thúy Kiều, một người con gái tài sắc, đang sống trong cảnh ấm
êm, bỗng chốc rơi vào thảm cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích với bao nhiêu bẽ

bàng, chua xót (Kiều ở lầu Ngưng Bích); trở thành món hàng trong tay bọn buôn người
(Mã Giám Sinh mua Kiều).
- Là Lục Vân Tiên nhân hậu nhưng trở thành nạn nhân của những toan tính thấp hèn,
âm mưu hiểm độc (Lục Vân Tiên gặp nạn).
3. Đánh giá chung, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân:
- Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện trong các tác phẩm nói trên
được thể hiện vừa sâu sắc (trên nhiều phương diện), vừa sinh động (dưới nhiều hình
thức thể loại, các kiểu dạng nhân vật phong phú). Hiện thực ấy đã giúp các tác giả tái
hiện lại bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử nhất định,
đặc biệt làm nên giá trị hiện thực - một trong những phương diện tư tưởng quan trọng
của tác phẩm.
- Thông qua hiện thực ấy, các tác giả (Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du...) đã
lên tiếng tố cáo đanh thép xã hội phong kiến, thể hiện sự bất bình cao độ, đặc biệt là cất
lên tiếng nói đồng cảm, xót xa, bênh vực và bảo vệ con người.
- Thông qua hiện thực ấy, ta hiểu được tài năng và cả tấm lòng của các tác giả văn học
thời trung đại.
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN THI : NGỮ VĂN
---------
Phần I (7,0 điểm)
Cho đoạn trích
"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng
tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn
theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông
xuống như bị gãy"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật
được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.
2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu : " Còn anh, anh đứng sững lại đó,

nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay
buông xuống như bị gãy"
3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc
nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ?
4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp
làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn
văn có sử dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng
làm phép thể).
Phần II (3,0 điểm)
Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau :
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143)
1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh
"bếp lửa" mà tác giả nhắc tới ?
2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy
nắng mưa".
3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài
quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ
văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.
----------------
BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I
1) Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang
Sáng. Hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích là : Bé Thu, nó (con
bé) và anh Sáu (anh).
2) Thành phần khởi ngữ trong câu : "Còn anh".
3) Lý do khiến nhân vật anh Sáu đau đớn là vì : Trên mặt anh bấy giờ có một
"cái thẹo" bởi chiến tranh gây ra, khiến mặt anh không giống với tấm hình bé Thu có

được cho nên "nó" đã không nhận anh là cha.
4) Thí sinh có thể có những cách trình bày riêng. Tuy nhiên phải đáp ứng đúng
yêu cầu của đề: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp làm
rõ tình cảm sâu nặng của người cha (anh Sáu) đối với con (bé Thu) trong tác phẩm
"Chiếc lược ngà" trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch gưới câu bị
động và những từ ngữ dùng làm phép thế).
Sau đây chỉ là một gợi ý tham khảo :
- Suốt tám năm trời xa cách, anh Sáu lúc nào cũng canh cánh bên lòng tình cảm
thương nhớ con.
- Trong tám năm ấy, anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ.
- Đến lúc được trở về, cái tình cha cứ nôn nao trong người anh.
- Khi xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi mà anh đoán biết là con,
không thể chờ xuồng cập bến anh nhún chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra và cất
tiếng gọi con.
- Nhưng trái với lòng mong ước và suy nghĩ của anh, bé Thu nhất quyết không
nhận anh là cha.
- Anh vô cùng đau đớn .
- Suốt mấy ngày anh luôn mong được nghe một tiếng gọi "ba" của con bé,
nhưng cái tiếng ấy vẫn không được nó thốt ra.
- Chỉ đến lúc anh chuẩn bị ra đi và khi bé Thu đã hiểu ra sự việc, "nó" mới cất
lên một tiếng gọi "ba" đến "xé ruột".
- Nhưng vì nhiệm vụ, anh vẫn phải lên đường với bao xúc động và lưu luyến.
- Những ngày ở tại chiến trường miền Đông, lúc nào anh cũng thương nhớ con,
hối hận đã đánh "nó" và kiên trì làm chiếc lược bằng ngà để tặng con.
- Thậm chí, lúc hấp hối anh vẫn không quên nghĩ đến con, nhờ đồng đội gửi
chiếc lược ấy lại cho con.
- Anh quả thật là một người cha có tình cảm sâu nặng đối với con.
Phần II
1) Từ láy trong dòng thơ đầu : "chờn vờn".
Từ láy này có tác dụng gợi tả hình ảnh ngọn lửa lúc to, lúc nhỏ; lúc cao, lúc

thấp; soi tỏ hình ảnh của người và vật chung quanh. Từ láy này còn có tác dụng dựng
nên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất
là ở nông thôn trước đây.
2) Câu thơ " Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" gợi lên nhiều cảm nhận :
- Một câu thơ giản dị về từ ngữ nhưng giàu sức gợi cảm.
- Tình cảm thương yêu của người cháu đối với bà.
- Cuộc đời vất vả, cực khổ, lam lũ, yêu thương và hi sinh của bà.
- Tình cảm gia đình cao quí (tình bà cháu)
- Hình ảnh cao quí của người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh người bà.
- Phản ánh tình cảm cao đẹp của người Việt Nam trong gia đình.
3) Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài
tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước : "Khúc hát ru những em
bé lớn trên lưng mẹ" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài "Nói với con" của Y
Phương.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×