Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MƠ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD) TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG NGỌC

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD)
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

TPHCM - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG NGỌC

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD)
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017

Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: DS.CKII. ĐÀO DUY KIM NGÀ
ThS. NGUYỄN HƯƠNG THƯ



TPHCM - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan khóa luận “Khảo sát thực trạng, cải tiến, đánh giá và phân tích mô hình
bệnh tật theo phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) tại Bệnh viện
Quận 11 trong năm 2017” là công trình nghiên cứu của riêng em và chưa từng được
công bố trước đây. Số liệu kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực, không sao
chép của bất cứ công trình nghiên cứu nào. Không có nghiên cứu nào của người khác
được sử dụng trong khóa luận này mà không được trích dẫn theo quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2018
Tác giả khóa luận

SV. Nguyễn Phạm Phương Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Dược – Trường
Đại học Nguyễn Tất Thành đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-

DS. CKII. Đào Duy Kim Ngà – Trưởng Khoa Dược Bệnh Viện Quận 11, Phó
trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch.

-

ThS. Nguyễn Hương Thư – giảng viên khoa Dược – bộ môn Bào chế Trường

Đại học Nguyễn Tất Thành

đã trực tiếp chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ
em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2018
Tác giả khóa luận

SV. Nguyễn Phạm Phương Ngọc


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 11 VÀ KHOA DƯỢC ..........................4
Vài nét về Bệnh viện Quận 11 .........................................................................4
Vài nét về khoa Dược Bệnh viện Quận 11 .......................................................5
1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT.......................................................12
Khái niệm mô hình bệnh tật ...........................................................................12
Phân loại mô hình bệnh tật .............................................................................13
Sơ lược mô hình bệnh tật tại Việt Nam..........................................................13
Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật ..................................................13
Cơ sở pháp lý về nghiên cứu mô hình bệnh tật ..............................................14
1.3. TỔNG QUAN VỀ MÃ DDD .............................................................................15

Khái niệm về DDD .........................................................................................15
Cách tính liều DDD ........................................................................................17
Các kết quả DDD ...........................................................................................18
Một số nghiên cứu liên quan đến liều DDD tại Việt Nam và các nước trên thế
giới ............................................................................................................................20
1.4. TỔNG QUAN VỀ MÃ ATC .............................................................................24
Khái niệm mã ATC ........................................................................................24
Nguyên tắc phân loại thuốc theo mã ATC .....................................................24
Cách phân tích nhóm điều trị .........................................................................26

i


1.5. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH
VIỆN .........................................................................................................................27
Giám sát và quản lý kê đơn thuốc ..................................................................27
Quản lý sử dụng thuốc ...................................................................................28
Vai trò của việc quản lý sử dụng thuốc ..........................................................30
Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện....................................................30
Phương pháp khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện........................31
1.6. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN QUẬN 11 ............................................................................................32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................34
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................34
Tiêu chí lựa chọn ............................................................................................34
Tiêu chí loại trừ ..............................................................................................34
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...................................................34
Địa điểm nghiên cứu: .....................................................................................34
Thời gian nghiên cứu: ....................................................................................35
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................35

Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................35
Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện quận 11 theo mã
DDD và đề xuất phân tích theo mã ATC năm 2017 .................................................35
2.4. KHÁI QUÁT HÓA MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 .....36
Xây dựng danh mục những thuốc cần có tại bệnh viện dựa trên kết quả truy
xuất từ công cụ ..........................................................................................................36
Đánh giá tổng quan mô hình bệnh tật tại bệnh viện nhằm đáp ứng tốt công tác
cung ứng thuốc, quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện ...............................................37
2.5. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH DDD VÀ ATC .............................38
Công cụ phân tích DDD .................................................................................38
Công cụ phân tích ATC ..................................................................................40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................42

ii


3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN QUẬN 11 THEO MÃ DDD TRONG NĂM 2017 .............................42
Kết quả khảo sát theo DU 90% ......................................................................42
Kết quả phân tích DDD theo phân tích tổng liều xác định DDD/100
giường/ngày giữa các nhóm thuốc. ...........................................................................58
3.2. KHÁI QUÁT HÓA MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 .....61
Xây dựng danh mục thuốc cần có tại bệnh viện ............................................61
Bàn luận về mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11 ....................................62
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................64
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................64
Tổng quan mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11 .....................................64
Ứng dụng của việc phân tích mô hình bệnh tật tại bệnh viện vào thực tế .....64
4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................65
4.3. ĐỀ XUẤT ..........................................................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt

Tiếng Anh

Thuật ngữ Tiếng Việt
Phương pháp phân tích thuốc theo nhóm

ABC
ADE

Adverse Drug Event

Biến cố có hại của thuốc

ADR

Adverse Drug Reaction

Phản ứng có hại của thuốc

Anatomical -


Hệ thống phân loại thuốc

Therapeutic - Chemical

theo Giải phẫu - Điều trị - Hóa học.

ATC
BVQ11

Bệnh viện quận 11

CNTT

Công nghệ thông tin

DDD

Liều xác định trong ngày

Defined Daily Dose

DMT
DU90%

Danh mục thuốc
Số lượng thuốc sử dụng đối

Drug utilization 90%

với 90% đơn thuốc


HĐT&ĐT
ICD 10
ME

Hội đồng thuốc và điều trị
International

Bảng phân loại bệnh tật quốc tế và những

Classification Diseases

vấn đề liên quan đến sức khỏe

Medication Errors

Sai sót trị liệu

MHBT
PDD
VEN

WHO

Mô hình bệnh tật
Liều dùng hàng ngày được kê đơn.

Prescribed Daily Dose
Vital, Essential, Non-


Phân tích VEN

Essential
World Health

Tổ chức Y tế thế giới.

Organization

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cách tính liều DDD ..................................................................................17
Bảng 1.2. Phân loại nhóm thuốc theo ATC ..............................................................25
Bảng 1.3. Phân loại nhóm thuốc theo 5 mức độ .......................................................26
Bảng 2.1. So sánh giữa phân tích thủ công và công cụ phân tích DDD...................39
Bảng 3.1. Bảng phân tích DDD theo DU 90% .........................................................42
Bảng 3.2. Tóm tắt 30 hoạt chất trong khoảng DU 90% với tỷ lệ DDD 89,74% ......56
Bảng 3.3. Bảng phân tích tổng liều xác định DDD/100 giường/ngày ......................58

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Quận 11 ............................................................4
Hình 1.2. Triển khai hoạt động dược lâm sàng tại khoa Dược ..................................7
Hình 1.3. Công cụ phân tích ABC/VEN ....................................................................8
Hình 1.4. Công cụ xây dựng danh mục thuốc theo phác đồ điều trị ..........................8
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược năm 2017 ........................................................10

Hình 1.6. Cơ cấu tổ chức khoa Dược .......................................................................10
Hình 1.7. Các kết quả phân tích DDD và ý nghĩa của từng kết quả ........................22
Hình 1.8. Tổng quan 7 kiểu nghiên cứu về DDD .....................................................23
Hình 1.9. Mối liên quan giữa sai sót trị liệu, biến cố có hại của thuốc và phản ứng có
hại của thuốc .............................................................................................................28
Hình 2.1. Giao diện công cụ phân tích DDD ...........................................................38
Hình 2.2. Giao diện phần mềm ABC-VEN ..............................................................41
Hình 2.3. Giao diện công cụ phân tích ATC trong phần mềm ABC-VEN ..............41
Hình 3.1. Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90% .....................................................54
Hình 3.2. Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất.....................................................55
Hình 3.3. Biểu đồ phân bổ chi phí theo nhóm thuốc ................................................60

vi


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH
BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY
(DDD) TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017
Nguyễn Phạm Phương Ngọc
Hướng dẫn khoa học: DS CK II Đào Duy Kim Ngà, ThS. Nguyễn Hương Thư
Mở đầu: Việc xác định mô hình bệnh tật theo Thông tư 21/2013/TT-BYT có thể áp dụng hai
phương pháp là phân tích nhóm điều trị ATC (Anatomical Therapeutic Chemical) và phân tích
liều xác định trong ngày DDD (Defined Daily Dose). Chính vì thế, hàng năm, Khoa Dược Bệnh
Viện Quận 11 đã áp dụng thực hiện nhằm xác định mô hình bệnh tật giúp cho việc xây dựng kế
hoạch chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng toàn diện và chính xác.
Đối tượng: Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh Viện năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu tình hình tiêu thụ thuốc năm 2017 bằng công cụ
phân tích DDD.
Kết quả: Theo kết quả phân tích DDD, số lượng thuốc sử dụng trong 90% đơn thuốc (DU90%)

có % DDD là 89,74% thuộc nhóm thuốc trị đái tháo đường và tim mạch; những nhóm thuốc có
tổng chi phí sử dụng cao nhất lần lượt là nhóm thuốc tim mạch (29,32%), nhóm thuốc trị đái
tháo đường (20,76%), nhóm thuốc kháng sinh (19,06%). Rõ ràng mô hình bệnh tật tại Bệnh
viện Quận 11 chủ yếu là các bệnh đái tháo đường, tim mạch và bệnh nhiễm khuẩn.
Kết luận: Phân tích trên đã hỗ trợ Khoa Dược đề ra kế hoạch dự trù ưu tiên mua sắm những
nhóm thuốc chủ yếu như tim mạch, đái tháo đường và kháng sinh. Thêm nữa, việc tính toán chi
phí sử dụng thuốc hợp lý theo DDD nhằm chuyển đổi liệu trình điều trị với những thuốc có
hiệu quả và chi phí tối ưu nhất từ đó tham mưu tốt cho Hội đồng thuốc và điều trị.
Từ khóa: Mô hình bệnh tật, ATC, DDD, DU 90%, công cụ phân tích.


Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013-2018
ASSESSMENT OF THE SITUATION, IMPROVEMENT AND EVALUTATION OF
THE ANALYSIS OF DISEASE PATTERN BY THE METHOD OF DEFINED DAILY
DOSE (DDD) AT THE HOSPITAL OF DISTRICT 11 IN 2017
Ngoc Phuong Pham Nguyen
Supervisor: PGS. Nga Kim Duy Dao, MS. Thu Huong Nguyen
Background: According to Circular 21/2013/TT-BYT, there are two methods used for the
identification of disease pattern which are ATC (Anatomical Therapeutic Chemical) analysis
and DDD (Defined Daily Dose) analysis. Because of this, the Department of Pharmacy has
utilised these measures to re-identify the disease pattern, which has an essential role in the
creation of the increasingly improved healthcare plan for the residences in district 11.
Materials: The list of medications used at the hospital in 2017.
Methods: The retrospective study was conducted with data of drug consumption in 2017 by
DDD analyzing tool.
Results: According to DDD analysis, the number of drugs prescribed in 90% of presciptions
(DU90%) had the %DDD of 89.74%, they belonged to the class of antidiabetic and
antihypertensive drugs. The total cost of drug classes have the highest use respectively class of
cardiovascular drugs (29,32%), class of antidiabetic drugs (20,76%), class of antibiotics drugs
(19,06%). Obviously disease patterns at the hospital of dictrict 11 mainly diabetes,

cardiovascular and bacteriosis disease.
Conclusion: The study has supported the Faculty of Pharmacy in setting a plan to make a
priority in procurement of major classes of drugs, including cardiovascular, antidiabetic and
antibiotic drugs. In addition, the cost of DDD-followed drug use is determined to convert the
treatment regimen to the most cost-effective and effective drugs so that it can provide advice
for the Drug and Therapeutics Committee.
Key words: the disease patterns, ATC, DDD, DU90%, analyzing tool.


Khóa luận tốt nghiệp

Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa công nghiệp hóa do đó mô hình
bệnh tật (MHBT) ở Việt Nam nói chung cũng như ở khu vực Bệnh viện Quận 11
(BVQ11) nói riêng cũng có chiều hướng thay đổi theo. Theo thông tư số 21/2013/TTBYT ngày 08/08/2013 có 5 phương pháp phân tích áp dụng để đánh giá tình hình sử
dụng thuốc thì trong đó có phương pháp phân tích nhóm điều trị (ATC) giúp xác định
được MHBT; phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) ngòai việc giúp
xác định được thuốc nào dùng chủ yếu cho những bệnh nào mà người dân thường xuyên
mắc phải thì nó còn giúp so sánh lợi ích giữa chi phí và hiệu quả giữa các nhóm thuốc
[11]. Đó là lý do tác giả chọn phương pháp phân tích DDD để khảo sát MHBT tại
BVQ11 và đề xuất thêm việc phân tích bằng phương pháp phân tích ATC.
MHBT của một quốc gia, một tỉnh hay địa phương nào đó phản ánh được tình hình sức
khỏe của nhân dân trong khu vực đó [17]. Vì thế việc nghiên cứu khảo sát về MHBT
giúp cho cơ quan y tế tìm ra những phương pháp tối ưu, đưa ra những chính sách hợp lý
và lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất cho nhân dân. Việc xác định được
MHBT thay đổi ra sao trong những năm qua còn giúp dự đoán được những bệnh mà
người dân sẽ mắc phải nhiều trong thời gian sắp tới nhờ đó mà khoa Dược lên kế hoạch
mua sắm thuốc, dự trù-cung ứng-cấp phát thuốc men hợp lý nhằm đáp ứng được nhu

cầu thuốc men của người dân theo tình hình bệnh tật tại khu vực. Mặt khác, việc xác
định MHBT còn góp phần không nhỏ trong định hướng giúp bệnh viện có phương án
phòng tránh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe về những bệnh mà người dân hay mắc phải,
giúp người dân phòng ngừa, kiểm soát các bệnh mạn tính tốt hơn và nhận biết đúng về
các bệnh nhiễm khuẩn. Điều đó làm giảm tỷ lệ bệnh tật xuống và còn làm giảm sự quá
tải cho bệnh viện giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Từ năm 2012 đến nay, Bộ Y tế đã ban hành các thông tư, văn bản mới như Thông tư
21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện,
Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường
bệnh hướng dẫn về phương pháp tính liều xác định trong ngày (DDD) đều liên quan đến
tình hình tiêu thụ và sử dụng thuốc trong bệnh viện, Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng
1


Khóa luận tốt nghiệp

Đặt vấn đề

dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện trong đó
có quy định việc ứng dụng CNTT để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin
liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện. Chính vì thế, khoa Dược cần phải tổng hợp,
đánh giá, đưa ra biện pháp để triển khai thêm nhiều ứng dụng CNTT để đáp ứng cho các
hoạt động liên quan đến công tác phân tích tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện cũng
như ứng dụng những lợi ích từ các phương pháp phân tích này để phân tích MHBT [11],
[13], [10].
Hiện tại có nhiều nghiên cứu về MHBT được thực hiện tại một số bệnh viện ở thành
phố Hồ Chí Minh như bệnh viện Thống Nhất [25], bệnh viện Nhân Dân 115 [18], bệnh
viện Chợ Rẫy [20] và các tỉnh như bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre [26],
bệnh viện đa khoa Đồng Tháp [19]. Bên cạnh đó MHBT còn được nghiên cứu ở các
nước như nghiên cứu MHBT ở Bắc Ireland [29], nghiên cứu MHBT của các du khách

đến trung tâm y tế Mina ở Ả Rập Saudi vào mùa lễ hội [28], nghiên cứu MHBT của trẻ
sơ sinh ở Anh [33]. Tuy nhiên MHBT đều khác nhau do đặc thù riêng của từng bệnh
viện, từng khu vực và được khảo sát chủ yếu dựa vào phân loại bệnh tật quốc tế
International Classification Diseases code 10 (ICD-10) của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), theo đối tượng điều trị, theo độ tuổi, theo giới tính,… Hiện nay, ngành công
nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng rộng rãi trong đó có lĩnh vực y tế, cụ thể việc đã
đưa các mã ATC/DDD/ICD10 vào phân tích MHBT giúp hạn chế sai sót trong chỉ định
kê đơn của bác sĩ, tuân thủ theo phác đồ điều trị, cấp phát đúng thuốc, đúng bệnh, đúng
chỉ định và đúng liều dùng của khoa Dược và các khoa phòng khác liên quan dẫn đến
giảm sự căng thẳng, phiền hà cho người bệnh, tiết kiệm được thời gian, công sức cũng
như áp lực trong công việc. Riêng khoa Dược BVQ11 lại ứng dụng CNTT để phân tích
MHBT bằng công cụ phân tích sử dụng thuốc – đây là điểm mới trong việc phân tích
MHBT khác với các nghiên cứu trước đây [5], [6], [9].
Từ đó, giúp khoa Dược có những kế hoạch cho hiện tại và thời gian sắp tới như vừa
tham mưu cho Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) trong bệnh viện đồng thời lên kế
hoạch ưu tiên dự trù-cung ứng-cấp phát thuốc men phù hợp với nhu cầu khám và điều
trị bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho người dân.

2


Khóa luận tốt nghiệp

Đặt vấn đề

Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu hồi cứu dữ liệu về tình hình tiêu
thụ thuốc tại BVQ11 trong năm 2017 bằng công cụ phân tích sử dụng thuốc.
Sau khi đã có kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc từ công cụ phân tích, từ kết quả
đó khái quát MHBT tại bệnh viện, từ MHBT xây dựng danh mục thuốc (DMT) cần có
tại bệnh viện, so sánh chi phí - hiệu quả điều trị tìm ra thuốc có lợi ích tối ưu nhất tham

mưu cho HĐT&ĐT.
Đề tài “Khảo sát thực trạng, cải tiến, đánh giá và phân tích mô hình bệnh tật theo
phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) tại Bệnh viện Quận 11
trong năm 2017” được thực hiện với 3 mục tiêu chính:
1. Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng thuốc theo mã DDD và đề xuất thực hiện thêm
phương pháp phân tích ATC bằng công cụ phân tích.
2. Dựa trên kết quả truy xuất từ công cụ, khái quát hóa rút ra MHBT hiện có tại bệnh
viện từ đó xây dựng DMT cần có tại bệnh viện.
3. Đánh giá tổng quan MHBT tại BVQ11 nhằm đáp ứng tốt công tác cung ứng thuốc,
quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện.

3


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 11 VÀ KHOA DƯỢC
Vài nét về Bệnh viện Quận 11
BVQ11 là bệnh viện hạng 3 được thành lập từ năm 2007 trực thuộc Ủy ban nhân dân
Quận 11, hàng ngày tiếp đón từ 1.000 đến 1.200 người bệnh đến khám chữa bệnh
ngoại trú bảo hiểm y tế và khoảng hơn 100 người bệnh khám chữa bệnh dịch vụ
(không có thẻ bảo hiểm y tế).
Theo Quyết định số 102/2007/QĐ-UBND ngày 26/7/2007 của Uỷ ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh, BVQ11 được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trung tâm y tế Quận
11 trước đây [27]. Hiện tại, bệnh viện có diện tích khuôn viên là 7.374,5 m2 với diện
tích đất là 2.332,66 m2, diện tích sàn xây dựng là 7.200 m2. BVQ11 là đơn vị sự
nghiệp y tế thuộc Uỷ ban nhân dân Quận 11, chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ

của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và sự quản lý toàn diện của Uỷ ban nhân dân
Quận 11.

Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Quận 11
4


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

Tháng 05/2013, được sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đầu
tư dự án xây dựng mở rộng BVQ11 gồm xây dựng 9 tầng ở khu phía sau 1 hầm, 1
trệt, 7 lầu, đồng thời cải tạo lại khu trước của bệnh viện 1 trệt và 2 lầu, dự kiến hoàn
thành đưa vào sử dụng tháng 12/2014.
Chức năng nhiệm vụ: cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh; công tác đào tạo cán bộ y
tế; nghiên cứu khoa học về y học; công tác chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn – kỹ
thuật; phòng bệnh nâng cao sức khỏe; hợp tác quốc tế; quản lý kinh tế.
Hiện nay, bệnh viện có quy mô hoạt động khá lớn gồm: 11 khoa lâm sàng, 5 khoa
cận lâm sàng trong đó khoa Dược và 10 phòng chức năng, với đội ngũ khoảng 230
nhân viên để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khu vực khoảng
1.500 lượt người bệnh/ngày chưa kể bệnh nhân cấp cứu và điều trị nội khoa. Với tình
hình bệnh tật đó, có thể thống kê sơ bộ được MHBT tại bệnh viện trong năm 2017
vừa qua.
Theo quy định của Bộ Y Tế, đây là bệnh viện tuyến huyện đa khoa hạng 3 do uỷ ban
nhân dân quận huyện quyết định. Với hướng phát triển có chiều sâu, bệnh viện từng
bước phấn đấu nâng cao uy tín và chất lượng của đơn vị để thi đua với các bệnh viện
tuyến bạn.
Vài nét về khoa Dược Bệnh viện Quận 11
Thông tư 22/2011/TT/BYT quy định khoa Dược có các bộ phận như nghiệp vụ dược,

thống kê, mua sắm, dược lâm sàng [12]. Hệ thống các kho gồm 1 kho chẵn, 3 kho lẻ,
1 nhà thuốc đạt chuẩn thực hành nhà thuốc tốt. Về quản lý sử dụng thuốc, khoa Dược
đã thực hiện theo Thông tư 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các
cơ sở y tế [13]. Về nhân lực, tổng số nhân viên khoa Dược gồm 24 người trong đó có
1 dược sĩ chuyên khoa II, 5 dược sĩ đại học, 4 dược sĩ cao đẳng, 13 dược sĩ trung học
và 1 y sĩ.
Hệ thống quản lý của khoa Dược đã được phần mềm cung cấp trong tất cả các khâu
của quy trình cung ứng, dữ liệu được kiểm soát chặt chẽ trong tất cả các khâu quản

5


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

lý. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động liên quan đến dược
vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian sắp tới.
Một số hoạt động nổi bật của khoa Dược:
 Hoạt động nghiên cứu khoa học: từ 2014 – 2017, hằng năm, trưởng khoa - dược
sĩ chuyên khoa II Đào Duy Kim Ngà đều báo cáo tại Hội nghị khoa học và trong
năm 2018 dự định báo cáo 15 đề tài trong nước và quốc tế.
1. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2014: Đánh giá hiệu quả của ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động
liên quan đến công tác dược tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
2. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2015: Ứng dụng CNTT xây dựng DMT theo phác đồ điều trị tại BVQ11DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
3. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2016: Ứng dụng CNTT bước đầu thực hiện các hoạt động liên quan đến dược
lâm sàng tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.

4. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2017: Ứng dụng CNTT trong phân tích sử dụng thuốc theo liều xác định trong
ngày (DDD) tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
 Hoạt động đào tạo: Khoa Dược BVQ11 là cơ sở thực hành dược của các trường
đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Nguyễn Tất Thành,
trường trung cấp Dược Quang Trung, trường trung cấp Dược Phương Nam. Trong
năm 2018, sẽ mở rộng liên kết đào tạo thực tập dược lâm sàng với các trường đại
học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, trường đại học Hồng Bàng. Hàng năm tại đây,
hướng dẫn khoảng 2.000 dược sĩ trung học, dược sĩ cao đẳng, dược sĩ đại học từ
các trường kể trên và là nơi hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa
học đại học, sau đại học của các sinh viên, học viên.
 Hoạt động dược lâm sàng:
 Thực hiện thông tin thuốc, triển khai theo dõi, quan sát, báo cáo tác dụng không
mong muốn của thuốc và công tác cảnh giác dược
6


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

 Tư vấn sử dụng thuốc cho nhân viên y tế và người bệnh.
 Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội ngoại trú tại bệnh viện.
 Thiết kế các flashcard về các cặp tương tác thuốc và soạn thảo bảng tra tương kỵtương hợp thuốc tiêm dành cho việc tra cứu nhanh tại các khoa tại bệnh viện.
 Thiết kế các công cụ phân tích sử dụng thuốc và công cụ hỗ trợ công tác nghiệp
vụ và dược lâm sàng, như công cụ phân tích ABC-VEN, phần mềm xây dựng DMT
theo phác đồ điều trị, công cụ phân tích ADR, công cụ phân tích ME, công cụ phân
tích DDD.

Hình 1.2. Triển khai hoạt động dược lâm sàng tại khoa Dược

7


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

Hình 1.3. Công cụ phân tích ABC/VEN

Hình 1.4. Công cụ xây dựng danh mục thuốc theo phác đồ điều trị
8


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

 Định hướng phát triển khoa Dược
Cập nhật thường xuyên các kiến thức y dược học mới, xây dựng hoàn thiện và triển
khai thực hiện các quy trình chuẩn cho các hoạt động chuyên môn phù hợp với điều
kiện thực tế và định hướng của bệnh viện.
Thường xuyên tổ chức, tập huấn, đào tạo, thông tin đến cán bộ y tế trong và ngoài
bệnh viện về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc.
Đào tạo thường xuyên cho nhân viên trong khoa về kiến thức y dược học, sử dụng
thành thạo tiếng anh, CNTT cũng như các công tác chuyên môn nhằm nâng cao trình
độ, tăng tính chuyên nghiệp trong công việc.
Tham gia nghiên cứu khoa học các đề tài trong và ngoài nước, tiến hành nghiên cứu
phân tích, đánh giá sử dụng thuốc, hoặc đánh giá chi phí – điều trị của người bệnh
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí dùng thuốc của bệnh viện.
Tham gia báo cáo, đăng poster, đăng tạp chí các đề tài nghiên cứu khoa học trong và

ngoài nước. Liên kết chặt chẽ với các trường dược trong và ngoài nước nhằm đẩy
mạnh quan hệ quốc tế trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng
cao.
Thiết kế các công cụ phân tích hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm tiết kiệm thời
gian và nhân lực.
Định hướng triển khai công tác dược lâm sàng đi vào hoạt động có chiều sâu và rộng
khắp cả toàn bệnh viện.
Nâng cao hoạt động dược bệnh viện lên tầm cao mới mang tính chất lượng và hiệu
quả.
Tham gia học hỏi và chia sẻ các hoạt động dược bệnh viện với các bệnh viện trong
và ngoài nước.

9


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược năm 2017

TỔ
DƯỢC
LÂM
SÀNG

TỔ
CẤP
PHÁT


KHOA
DƯỢC

TỔ
KHO

TỔ
NGHIỆP
VỤ

Hình 1.6. Cơ cấu tổ chức khoa Dược
10


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

1.1.2.1. Vị trí của khoa Dược
Khoa Dược bệnh viện nằm trong khối cận lâm sàng và là nơi thực thi chính sách quốc
gia về thuốc; thuộc sự quản lý, điều hành của giám đốc bệnh viện. Trong bệnh viện,
khoa Dược là một tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc về dược, tham mưu cho
giám đốc bệnh viện về hoạt động cung ứng thuốc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng thuốc [12].
1.1.2.2. Chức năng của khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện.
Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc bệnh viện về toàn bộ
công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất
lượng và tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [12].
1.1.2.3. Nhiệm vụ của khoa Dược [12]

Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị
và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu
chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu
đột xuất khác khi có yêu cầu.
Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của HĐT&ĐT.
Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ
dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công
tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong
muốn của thuốc.
Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong
bệnh viện.

11


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường đại học, cao đẳng
và trung học về dược.
Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình
hình đề kháng kháng sinh trong bệnh viện.
Tham gia chỉ đạo tuyến.
Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật
tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng
Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT
Khái niệm mô hình bệnh tật
Là cơ cấu phần trăm các nhóm bệnh tật, các bệnh và tử vong của các bệnh của một
cộng đồng trong một giai đoạn. Từ MHBT người ta có thể xác định được các nhóm
bệnh phổ biến nhất, các nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất để có cơ sở xây dựng
kế hoạch phòng chống bệnh tật trước mắt và lâu dài cho cộng đồng đó [17].
Vai trò của MHBT trong xây dựng kế hoạch y tế và quản lý bệnh viện:
Trong hoạch định chính sách y tế thường quan tâm tập trung đến các vấn đề sức khỏe
chính của cộng đồng dựa vào gánh nặng bệnh tật, tử vong theo cách tính DALY
(Disability Adjusted Life Years) dựa vào tỷ lệ mới mắc, tử vong của một bệnh trong
cộng đồng. Trong bệnh viện để thực hiện tốt công tác khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn,
điều trị và chăm sóc người bệnh với chất lượng cao nhất là dựa trên mọi nguồn lực
của bệnh viện đó. Do vậy xây dựng kế hoạch và quản lý bệnh viện căn cứ vào MHBT
phục vụ cho cộng đồng là quan trọng nhất [17].

12


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

Phân loại mô hình bệnh tật
Thường có 03 mô hình chính [17]:
 MHBT ở các nước chậm phát triển: Đa số là bệnh nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao
nhất.

 MHBT ở các nước đang phát triển: Bệnh không nhiễm trùng và bệnh mạn tính là
chủ yếu chiếm tỷ lệ cao.
 MHBT ở các nước phát triển: Phần lớn là bệnh tim mạch, đái tháo đường và bệnh
lý người già đang có chiều hướng gia tăng hiện nay.
Sơ lược mô hình bệnh tật tại Việt Nam
Theo thống kê về bệnh tật của Bộ Y tế thì MHBT hiện nay đã hoàn hoàn thay đổi và
có chiều hướng gia tăng chiếm 62% các bệnh lây nhiễm do siêu vi trùng, còn bệnh
do vi trùng gây nên chiếm tỷ lệ thấp khoảng 27% [17].
Hiện nay, MHBT ở nước ta đan xen giữa bệnh nhiễm trùng và bệnh không nhiễm
trùng, bệnh cấp tính và bệnh mạn tính, trong đó xu hướng bệnh không nhiễm trùng
và bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
Một trong những nguyên nhân của sự biến đổi là xu thế xã hội phát triển theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên đa số công việc được xử lý trên máy tính, trên
điện thoại thông minh tạo ra nhiều áp lực trong công việc gây căng thẳng stress, ảnh
hưởng của nhiều hóa chất độc hại,….
Theo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng nhiều, mức
sống của người dân càng cao thì các bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh tăng huyết
áp, rối loạn lipid máu, thoái hóa khớp cũng gia tăng theo [17].
Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật
MHBT của bệnh viện phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh đến khám và
điều trị tại bệnh viện.
Do vậy MHBT chịu tác động bởi các yếu tố:

13


×