Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BA VÌ, HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========================

NGUYỄN THỊ THUÝ ĐIỆP

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
TẠI BA VÌ, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========================

NGUYỄN THỊ THUÝ ĐIỆP

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
TẠI BA VÌ, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Đình Hoè

Hà Nội, 2015




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Đình Hòe, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn.
Tôi cũng chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Du Lịch, Trường Đại
Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 2 năm
học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng
cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quý báu cho công việc của
tôi sau này.
Cuối cùng xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Trân trọng kính chào!
Học viên
Nguyễn Thị Thúy Điệp


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 10
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN 12
1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn .................................................. 12
1.1.1.Khái niệm, sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn ...................... 12
1.1.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn ........................................................... 16
1.1.3. Phân biệt Du lịch nông thôn với Du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp ... 18

1.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn ......................................... 19
1.2. Vài nét về nông thôn Việt Nam .............................................................. 21
1.3. Sự ra đời và phát triển Du lịch nông thôn ............................................ 25
1.3.1. Sự ra đời và phát triển Du lịch nông thôn trên thế giới ........................ 25
1.3.2 Bài học từ mô hình Du lịch nông thôn thành công ở một số nước ....... 27
1.3.3. Sự xuất hiện của DLNT tại Việt Nam. .................................................... 29
1.4. Thực trạng phát triển Du lịch nói chung và Du lịch nông thôn ở nƣớc
ta hiện nay ....................................................................................................... 30
1.4.1. Thực trạng phát triển của ngành du lịch Việt Nam. .............................. 30
1.4.2. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam ............................. 37
1.5. Một số tác động và ảnh hƣởng của du lịch nông thôn đến đời sống
kinh tế - xã hội của cƣ dân địa phƣơng ........................................................ 42
1.5.1. Một số tác động tích cực ........................................................................ 42
1.5.2. Một số tác động tiêu cực ........................................................................ 43
Tiểu kết chương 1............................................................................................. 44
CHƢƠNG II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN Ở
HUYỆN BA VÌ ............................................................................................... 45
1


2.1. Điều kiện chung để phát triển du lịch ở huyện Ba Vì.......................... 45
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 45
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 47
2.2. Thế mạnh phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì ....................... 48
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.................................................................... 48
2.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn: .................................................................. 58
2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì ..................... 69
2.3.1. Giới thiệu một số chương trình du lịch nông thôn đang được khai thác
ở Ba Vì .............................................................................................................. 69
2.3.2. Đánh giá về tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch nông thôn tại Ba Vì.... 70

3.1. Định hƣớng của các cấp, các ngành để phát triển du lịch nông thôn ở
huyện Ba Vì ..................................................................................................... 79
3.1.1. Phát triển du lịch nông thôn gắn với phát triển cộng đồng ................... 79
3.1.2. Phát triển du lịch nông thôn gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá
trị truyền thống của làng quê ........................................................................... 80
3.1.3. Phát triển du lịch nông thôn gắn với việc bảo vệ môi trường và cảnh
quan thiên nhiên ............................................................................................... 80
3.1.4. Phát triển theo phương châm mỗi làng một sản phẩm .......................... 81
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Ba Vì ......... 81
3.2.1. Đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch nông thôn. ............................................................................... 81
3.2.2. Tiếp thị DLNT, xây dựng quảng cáo ...................................................... 84
3.2.3. Không ngừng đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sự
phong phú sản phẩm của DLNT ...................................................................... 85
3.2.4.Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động
du lịch nông thôn .............................................................................................. 85
3.2.5 Đẩy nhanh và tăng cường hiệu quả công tác quy hoạch phát triển
du lịch. .............................................................................................................. 86
2


3.2.6. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. ....................................................... 87
3.2.7. Phát triển Du lịch nông thôn theo hướng bền vững .............................. 89
3.2.8. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý của địa phương .................. 91
3.2.9. Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng ............................................. 92
3.2.10. Giải pháp liên kết giữa cộng đồng với các doanh nghiệp lữ hành ...... 92
3.3.Các kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì............. 93
3.3.1. Kiến nghị với Thành phố ........................................................................ 93
3.3.2. Kiến nghị đề xuất với chính quyền địa phương (cấp huyện xã) ............ 94
3.3.3. Kiến nghị đề xuất với các công ty du lịch .............................................. 94

3.3.4. Kiến nghị đề xuất với cộng đồng địa phương ........................................ 95
Tiểu kết chương 3............................................................................................. 96
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 100
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 105

3


(Nông thôn Việt Nam - Nguồn: vietnam.vn)

4


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế) ........................ 31
Bảng 2. Thu nhập du lịch ................................................................................. 33
Bảng 3. Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam ...................................................... 33
Bảng 4: Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế....................................... 35
Bảng 5. Số lượng cơ sở lưu trú ........................................................................ 35

5


KÝ HIỆU & VIẾT TẮT

DLBV

:


Du lịch bền vững.

DLNN

:

Du lịch nông nghiệp.

DLNT

:

Du lịch nông thôn.

DLST

:

Du lịch sinh thái.

PTBV

:

Phát triển bền vững

VQG

:


Vườn quốc gia

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

.

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch Việt Nam được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” bởi nguồn lợi
to lớn mà ngành mang lại cho đất nước. Đặc biệt, khi đời sống của con người ngày
một nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ của họ ngày càng nhiều dẫn đến xu hướng đi
du lịch phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, sự bùng nổ các khu đô thị, khu công nghiệp
trong những thập niên gần đây đã làm cho con người ngày càng xa rời với thiên
nhiên. Con người thường xuyên sống và làm việc trong môi trường công nghiệp với
cường độ áp lực cao. Điều này đã thôi thúc mọi người đua nhau tìm về với thiên
nhiên, nhu cầu tìm về những nơi có không gian yên tĩnh, bầu không khí trong lành,
mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, mộc mạc để nghỉ ngơi, thư giãn, tái
tạo sức khỏe của con người ngày càng tăng. Đây chính là cơ hội để Du lịch Nông
thôn phát triển.
Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông
thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn
trong làn sóng phát triển kinh tế đất nước và tạo sự ổn định cho các giai đoạn phát

triển tiếp theo. Có rất nhiều giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề này. Mô
hình phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch sẽ góp phần phục vụ công tác xoá
đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn, nhất là khu vực có điều kiện tự nhiên, truyền
thống văn hoá phù hợp phát triển du lịch. Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ
giúp cho nông thôn tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng
nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội.
Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh,
Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa
sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây
giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với

7


hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây
thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Đó chính là
Vườn Quốc Gia Ba Vì. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như:
Núi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như:
Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn – Suối Ngà, Khu du lịch
Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm
Long, Đồi cò Ngọc Nhị...Đặc biệt nơi đây còn có nhiều trang trại đồng quê, nhiều
sản phẩm nông nghiệp phong phú.
Bước vào thời kì hội nhập, nông nghiệp và nông thôn ở Ba Vì có một vị trí
đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội tại
địa phương. Xuất phát từ việc khảo sát thực tế, tôi nhận thấy Ba Vì là một huyện có
nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn nhưng du lịch nông thôn ở đây lại chưa
phát huy được hết những tiềm năng đó nên tôi đã chọn “Phát triển du lịch nông thôn

tại Ba Vì – Hà Nội” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình, góp phần đáp ứng
được yêu cầu cấp thiết và có tính lý luận, thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự phát triển của du lịch nông nghiệp và nông thôn đã thu hút sự quan tâm
của nhiều học giả trên thế giới.
Tác giả Curtis E. Beus (2006) trong cuốn ”Agritourism: Cultivating tourists
on the farm – Small FarmsTeam, Washington State University, 2006” đã nghiên
cứu khái quát về du lịch nông nghiệp, bài học kinh nghiệm tại Châu Âu, một số kết
quả đạt được tại bang Vermont và Kentucky đề xuất mô hình phát triển các trang
trại theo hướng du lịch nông nghiệp tại Mỹ.
Ngoài ra Duncan Hilchey (1993) trong cuốn ”Agritourism in New York
State: Opportunities and challenges in farm-based recreation and hospitality –
Farming Alternatives Program, Department of Rural Sociology, Cornell University,
1993” đã nghiên cứu về du lịch nông nghiệp và cũng đã đạt được một số kết quả
nhất định ở các bang New York, California của Mỹ.
Du lịch nông thôn (DLNT) bây giờ không còn xa lạ với chúng ta nữa bởi
cụm từ này được xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện truyền thông: đài, báo,

8


website (vietnamtourism.gov.vn, kinhtenongthon.com.vn,...) nhằm quảng bá và nêu
lên thực trạng về DLNT ở nước ta hiện nay. Đồng thời đây cũng là đề tài gây nhức
nhối của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Tuy nhiên hướng khai thác chủ yếu là
đặt DLNT trong sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa – công nghiệp hóa nông thôn
ở vùng miền nhất định như đề tài: Phát triển DLNT để thúc đẩy hiện đại hóa nông
thôn ở Hà Nội của nhóm tác giả: Nguyễn Văn Mạnh - Trần Huy Đức ở khoa Du
lịch và khách sạn, Đại học kinh tế quốc dân. Nội dung bài nghiên cứu không chỉ
nêu lên những nhận thức về DLNT, thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển DLNT
mà còn đề xuất giải pháp và kiến nghị để phát triển loại hình du lịch này ở Hà Nội

dưới góc độ kinh tế du lịch. [7]
Các bài viết của Bùi Thị Lan Hương: Du lịch nông nghiệp và du lịch nông
thôn, Một số nhận định ban đầu về khách du lịch nông thôn ( Nội san nghiên cứu
khoa học, Trường cán bộ quản lí nông nghiệp và phát triển nông thôn 2, thành phố
Hồ Chí Minh, 1/2010 ) với mục đích là cung cấp đầy đủ và đúng đắn cơ sở lý thuyết
về DLNT, tránh nhầm lẫn với loại hình DLNN, tác giả đã giúp người đọc hiểu đúng
nghĩa thế nào là DLNT.
Với Bùi Xuân Nhàn, “Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay”, trên
tạp chí Cộng Sản (số 16,17,18 năm 2009) đã đưa ra sự xuất hiện và phát triển của
du lịch nông thôn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bài viết cũng phần nào đưa ra
được các giải pháp để phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam.
Lê Anh Tuấn trong bài viết “Kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn ở một
số quốc gia trên thế giới” – Tạp chí Du lịch Việt Nam số 2/2010 đã nghiên cứu về
sự phát triển du lịch nông thôn ở một số quốc gia như Vương quốc Anh, Cộng hòa
liên bang Đức, Pháp.
Ngô Kiều Oanh (Trang trại đồng quê Ba Vì) có bài viết: Mô hình du lịch
nông nghiệp gắn với làng nghề trên trang web của Cục
kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn nhưng chỉ cung cấp nhưng thông tin chung
chung về loại hình du lịch nông thôn đang được khai thác ở một số địa phương,
cũng như đưa ra những tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì. Tuy nhiên,

9


bài viết mới chỉ đề cập tới một khía cạnh nhỏ của du lịch nông thôn là du lịch nông
nghiệp gắn với làng nghề.
Luận văn:” Phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì – Hà Nội” có đặc điểm riêng
khác với các công trình nghiên cứu trước. Luận văn nghiên cứu chuyên sâu về
phương hướng và giải pháp góp phần phát triển bền vững DLNT tại huyện Ba Vì,
trong đó bao gồm cả nghiên cứu, tìm hiểu về tiềm năng và tài nguyên của DLNT

cũng như hiện trạng phát triển của loại hình ở đây. Luận văn đã cố gắng nghiên cứu
sâu hơn, cụ thể hơn nhằm cung cấp cái nhìn tổng hợp và đầy đủ hơn so với các công
trình trước đây. Qua đó giúp thấy được tính cấp thiết, thực tiễn và nội dung mới của
đề tài.
Đồng thời, đề tài luận văn còn muốn gợi mở cho việc áp dụng thực tiễn. Hy
vọng những cơ sở lý luận của luận văn này sẽ góp phần là nền tảng bước đầu cho
hướng khai thác loại hình du lịch còn khá mới mẻ này ở Việt Nam nói chung và
huyện Ba Vì nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả tốt nhất và bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu các tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của huyện
Ba Vì từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Ba Vì.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

-

Thời gian: từ năm 2010 đến năm 2014

-

Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành dựa trên việc tiến hành những phương pháp cụ
thể như:

4.1. Phương pháp thu thập, xử lý và kế thừa tài liệu
Để có được những cơ sở lý luận xác thực, người thực hiện phải tiến hành thu
thập các tài liệu liên quan đến đề tài phát triển bền vững và Du lịch nông thôn. Trên
cơ sở đó mới thấy được những mối liên hệ, những quy luật có liên quan, chi phối
thực trạng của DLNT và đề ra các phương hướng, giải pháp để góp phần phát triển
loại hình này.

10


4.2. Phương pháp so sánh
Người viết có sự so sánh tình hình phát triển DLNT trên thế giới và ở Việt
Nam, so sánh sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam qua một số năm để thấy
rõ những cơ hội, lợi thế mà DLNT sẽ có và đạt được.
4.3. Phương pháp phỏng vấn
Với đối tượng được phỏng vấn khá rộng là các cấp chính quyền, các cơ quan
ban ngành, nhân dân địa phương, khách du lịch nội địa và quốc tế… nhằm phục vụ
cho việc đánh giá tiềm năng và sự phát triển của DLNT.
4.4. Phương pháp thực nghiệm
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong thời gian tác giả thực hiện
nghiên cứu tại địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội: Ba Vì, Quốc Oai… nhằm
khảo sát thực tế hiện trạng tiềm năng du lịch nông thôn. Các điểm thực nghiệm
cũng đều là những vùng nông thôn có tiềm năng cho du lịch, có vị trí tương đối gần
nhau nên có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, mỗi vùng lại có sự phát triển về du lịch nông thôn khác nhau, thực trạng
khai thác khác nhau, nên từ đó tác giả có thể nhận định, so sánh để khai thác các
tiềm năng hiệu quả nhất cho địa phương mình nghiên cứu, từ đó đưa ra giải pháp
hiệu quả sát thực hơn để phát triển loại hình du lịch này.
4.5. Phương pháp mô hình, mô phỏng
Tác giả cũng dựa trên những mô hình DLNN, DLNT đã thực hiện ở một số

nước trên thế giới và một số vùng ở ba miền Bắc – Trung – Nam để rút ra những
thành công cũng như hạn chế của những mô hình này.
4.6. Phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ
Tác giả cũng thông qua bản đồ du lịch để định vị các tài nguyên DLNT và
xác định điểm du lịch phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. Nhằm làm
phong phú cho bài viết, khóa luận cũng sử dụng một số sơ đồ, biểu đồ để giúp
người đọc có ấn tượng và hiểu được về sản phẩm du lịch này.

11


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
DU LỊCH NÔNG THÔN

1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn
1.1.1.Khái niệm, sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn
* Khái niệm:
Theo từ điển du lịch Encyclopedia of tourism, 2000, Routledge, trang 514 –
515 thì khái niệm du lịch nông thôn được giải thích như sau:
“Du lịch nông thôn là loại hình khai thác các vùng nông thôn như một nguồn
tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của dân đô thị trong việc tìm kiếm không gian yên
tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan đến thiên nhiên. Du lịch nông thôn
bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và công viên công cộng, du lịch di sản
trong khu vực nông thôn, các chuyến đi thăm quan danh lam thắng cảnh và thưởng
thức cảnh quan nông thôn, và du lịch nông nghiệp. Nói chung, khu vực nông thôn
hấp dẫn nhất với khách du lịch là những vùng ven khu nông nghiệp, thường là vùng
dân cư thưa thớt, vùng biệt lập hoặc những vùng cao, miền núi ít được biết đến. Du
lịch nông thôn cung cấp một nguồn thu nhập thêm, đặc biệt là cho phụ nữ, và đóng
vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ suy giảm dân số nông thôn. Đầu tư du lịch
nông thôn có thể bảo tồn các công trình lịch sử, và các hoạt động truyền thống như

lễ hội làng có thể được phục hồi thông qua sự quan tâm của khách du lịch.
Các công trình bỏ hoang trong các ngôi làng xuống cấp hoặc đang có dấu
hiệu xuống cấp có thể được phục dựng để trở thành ngôi nhà thứ hai cho cư dân đô
thị. Sự phát triển đó mang lại sự thịnh vượng mới cho các vùng nông thôn nghèo,
nhưng cũng có thể phá hủy các đặc trưng cảnh quan mà ban đầu đã thu hút khách
du lịch. Việc gia tăng sự hiện diện của người dân đô thị đã thay đổi tính chất xã hội
của các làng, lưu lượng dày đặc của xe ô tô và các đoàn khách gây ra ùn tắc giao
thông trên các tuyến đường làng chật hẹp và cản trở sự di chuyển của gia súc. Ô
nhiễm giao thông, vật nuôi thả rông, sự thiếu kiểm soát du khách ra vào có thể gây
tổn thương vật nuôi và cây trồng. Sự trùng hợp của mùa vụ nông nghiệp và du lịch
cũng dễ dẫn đến xung đột về nguồn nhân lực. Vì vậy, cán cân giữa chi phí và lợi ích
từ du lịch nông thôn không phải lúc nào cũng mang đến kết quả tích cực, nhưng tại

12


một số vùng nông thôn, du lịch được xem là một hoạt động hiển nhiên”.
Một trong những định nghĩa phổ biến nhất về du lịch nông thôn được nhiều
học giả trích dẫn là của tác giả Bernard Lane (1994) đúc kết trong bài viết “Du lịch
nông thôn là gì?” đăng trên tạp chí Du lịch Bền vững, quyển 2, số 1-2, tại trang 14.
Theo đó, du lịch nông thôn với hình thức thuần túy nhất là loại hình du lịch:
(1)Được diễn ra ở những khu vực nông thôn;
(2)Thiết thực cho nông thôn – hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu của
những khu vực nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp
xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và
văn hóa truyền thống ở làng xã
(3)Có quy mô nông thôn – bao gồm các công trình xây dựng cũng như quy mô khu
định cư thường có quy mô nhỏ (thôn, bản)
(4)Dựa trên đặc điểm, yếu tố truyền thống, phát triển chậm và được tổ chức chặt
chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương. Được phát triển và quản lý chủ yếu bởi địa

phương phục vụ lợi ích lâu dài của dân cư trong làng xã
(5)Với nhiều loại hình, thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa
điểm của mỗi nông thôn.
Như vậy, có thể nói du lịch nông thôn là loại hình du lịch trong đó nông
nghiệp, sinh hoạt, nghề truyền thống, cảnh quan, v.v vốn chưa được xem là tài
nguyên du lịch, giờ được sử dụng như những tài nguyên du lịch dành cho du khách
tiếp xúc, trải nghiệm với đời sống nông thôn. Việc này phụ thuộc vào phương pháp
phát triển nhưng có nghĩa là tất cả mọi nông thôn đều có khả năng trở thành điểm
đến du lịch. Trong tâm trí mỗi người ắt sẽ xuất hiện hình ảnh du lịch thực tế của
những người thành thị chưa từng tiếp xúc với cuộc sống nông thôn bình thường đến
trải nghiệm nông nghiệp, ăn những thức ăn tươi ngon từ các loại rau do mình hái,
hoặc ngồi nghe người dân nói về đời sống nông thôn. Đối với người dân nông thôn
thì đó chỉ là cuộc sống và sinh hoạt thường ngày, nhưng chỉ cần thêm vào một chút
dịch vụ giá trị gia tăng nào đó cho phù hợp với du lịch thì có thể làm thành điều hấp
dẫn thú vị cho du khách và cư dân thành phố. Thêm vào đó, nhờ có du lịch mà nhu
cầu về nông nghiệp tăng lên, các giá trị văn hóa có hướng kế thừa, nên có thể nói du
lịch nông thôn giúp cho việc gia tăng thu nhập (biểu đồ 1.1). Nói cách khác, du lịch

13


nông thôn là cơ hội mở rộng kinh doanh ở khu vực nông thôn đó thông qua du lịch.
Mặt khác, một khi du lịch phát triển thành công tại địa phương thì cũng có thể phát
sinh các vấn đề thay đổi về mặt xã hội và môi trường ở địa phương đó. Vì thế, cần
phải cân nhắc từ phương diện xã hội và môi trường khi phát triển du lịch nông thôn.
Có thể tóm tắt về khái niệm du lịch nông thôn như sau:
■ Tất cả các yếu tố nông thôn (đời sống, nghề truyền thống, cảnh quan v.v) đều có
thể trở thành tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn du khách
■ Là hướng sinh kế mới cho vùng nông thôn
■ Có thể tạo công ăn việc làm mới cho phụ nữ và những người trẻ khác

■ Có thể phát triển bằng cách kết hợp hài hòa tài nguyên khu vực nông thôn (nông
nghiệp và nghề truyền thống, di sản văn hóa v.v) với du lịch
■ Nhờ có sự kết hợp như thế mà có hướng kế thừa nghề truyền thống cũng như các
di sản văn hóa
■ Được quản lý, khai thác và thực hiện chủ yếu bởi người dân địa phương

Sơ đồ : Biểu đồ khái niệm du lịch nông thôn
Cung cấp
dịch vụ
giao lƣu

CHỦ
Cộng đồng
Tài nguyên thiên
nhiên
Tài nguyên nhân
văn

Tạo ra hướng kinh doanh mới cho nông thôn
Tạo ra việc làm
Tạo sinh khí cho cộng đồng

Chương trình du lịch
nông thôn
Trải nghiệm đời sống,
nghề truyền
thống, nông nghiệp,
bán sản vật

Bảo tồn tài nguyên địa

phương
(văn hóa, thiên nhiên)
Kế thừa nghề truyền thống

14

Trải
nghiệm
giao lƣu

KHÁCH
Du khách


* Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn
Khái niệm du lịch nông thôn (DLNT) đã manh nha cùng với sự hình thành
của ngành đường sắt ở Châu Âu [22]. Tuy nhiên, mãi đến những năm đầu của thập
niên 80 thế kỷ XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và
được phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri,
Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển… [22]. Lúc bấy giờ khái niệm du lịch nông thôn
được quan niệm tương đồng với các loại hình du lịch nông trại, du lịch di sản, du
lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn… Sự khác biệt về du lịch nông thôn ở các
quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển là ở chỗ: Tại các quốc gia đang phát
triển, người ta xem du lịch nông thôn là đa dạng hoá thu nhập từ nông nghiệp, góp
phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các giá trị
bản sắc, văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường. Vì vậy du lịch nông thôn ở các
nước này phát triển theo chiều rộng. Còn ở các quốc gia phát triển thì loại hình du
lịch này lại phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân chính là do các khu vực nông
thôn ngày càng bị thu hẹp lại.
Do những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nên hình

thức du lịch nông thôn cũng khác nhau theo từng vùng, quốc gia, lãnh thổ. Chẳng
hạn, ở Ô-xtrây-li-a, du lịch nông thôn chủ yếu tại các trang trại lớn [22]; ở Nhật
Bản, hình thức du lịch chủ yếu là các nhà nghỉ thân thiện ở nông thôn [22]; ở Hàn
Quốc, du lịch nông thôn được tổ chức theo các trang trại nhỏ [22]; ở Đài Loan, du
lịch nông thôn được tổ chức theo nhóm sở thích của cộng đồng [22]; Trung Quốc và
Ấn Độ là những quốc gia có nhiều làng nên du lịch nông thôn được tổ chức theo
quy mô làng [22]. Phát triển du lịch nông thôn sẽ góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ
môi trường; giảm đói nghèo thông qua phát triển kinh tế nông thôn, phát triển
ngành, nghề; giúp phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác; giáo
dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; tạo việc làm cho phụ nữ và
góp phần tiêu thụ các sản phẩm địa phương .

15


1.1.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn có các đặc điểm căn bản sau:
 Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp. Với hơn 80% dân số sống
chủ yếu bằng nghề nông, có các sản vật phong phú như lúa gạo, khoai, sắn, nho,
thanh long, sầu riêng, … Việt Nam có điều kiện rất tốt để xây dựng và phát triển
loại hình du lịch này. Khách tham quan sẽ đến các trang trại hoặc làng bản, cùng
sinh hoạt, làm việc với người dân bản địa; có thể mặc áo nông dân, xuống ruộng
phát cỏ, cấy lúa hoặc lội đồng bắt cá, tôm cua... Không chỉ khách quốc tế mới là đối
tượng của loại hình du lịch này mà ngay cả người dân trong nước cũng có thể tham
gia, tìm hiểu. Những bài học góp nhặt được trong quá trình trải nghiệm sẽ giúp cho
chuyến du lịch trở nên bổ ích hơn và thú vị hơn cho du khách và việc đầu tư khai
thác loại hình du lịch này có nhiều tiềm năng mang lại hiệu quả cao.
 Mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không gian
cho phù hợp với tình hình. Khi xem xét độ dài thời gian của một chuyến du lịch về
vùng nông thôn, phần lớn các câu trả lời của khách đều là 2 đến 3 ngày. Thời điểm

tổ chức du lịch của du khách có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh
du lịch mà trong du lịch học người ta gọi là tính thời vụ. Ở du lịch nông thôn, lịch
thời vụ còn có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều vì nó liên quan đến thời tiết, khí hậu,
mùa màng, hoạt động thường nhật của vùng nông thôn. Du khách đến vùng du lịch
nông thôn vào mùa cây trái, mùa lúa chín thì sẽ thấy thú vị hơn những mùa cây
ngưng trái hoặc đồng lúa vừa mới gặt xong.
Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác, sự phát
triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, sự cạnh tranh
trong ngành thì rất lớn: thu nhập bình quân của nông dân vẫn còn rất thấp. Hầu hết
nông dân không có đủ việc làm, vì có ít đất đai (trung bình có 0,5 ha/hộ), ruộng đất
lại bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Cơ khí hóa nông nghiệp phát triển rất chậm.
Nhìn chung, thế giới càng công nghiệp hóa càng thừa lao động, bởi vì công nghiệp
và dịch vụ sử dụng lao động ít hơn nông nghiệp. Nói cách khác, công nghiệp và
dịch vụ không thể “nuốt” hết số lao động dôi dư. Thừa lao động nông nghiệp là một
trong các kết quả của quá trình phát triển. Ở nước ta, nông thôn thừa khoảng 50%

16


lao động, nhưng lại không phải là kết quả của sự phát triển công nghiệp, mà do họ
làm nông nghiệp thì không có đất, không làm nông nghiệp thì chẳng biết dùng họ
vào việc gì.
Xuất khẩu lao động cũng chỉ là giải pháp tình thế. Hiện giờ Âu châu hạn chế
nhận lao động nước ngoài. Trung Cận Đông, Hàn Quốc và Malaysia bình thường
vẫn nhận nhiều lao động di cư vì họ đang có nhu cầu phát triển, nhưng nay khủng
hoảng, họ cũng gặp khó khăn. Tương tự, có nhiều việc phải làm để cải thiện giống
cây trồng, vật nuôi và áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại. Do vậy, nếu so sánh với
nông nghiệp của các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan và Phi-lip-pin thì nông
nghiệp Việt Nam không hiệu quả và không có tính cạnh tranh. Sự tiếp cận của Việt
Nam với thương mại thế giới ngày càng sâu rộng làm cho việc khắc phục những

thiếu sót này là đòi hỏi rất cấp thiết [22].
 Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn. Ở Việt
Nam du lịch nông thôn với nhiều tên gọi khác nhau. “Du lịch trang trại”,“Du lịch
nông trại”, “Du lịch nông nghiệp”, “Du lịch đồng quê”, “Du lịch miệt vườn”, “Du
lịch sông nước”, “Du lịch làng bản”, “Du lịch làng nghề”. Mỗi tên gọi đều phản ánh
yếu tố cốt l i để tạo ra đặc trưng của từng thể loại du lịch trong loại hình du lịch
nông thôn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, DLNT rất dễ bị đi chệch hướng do
sự thiếu quan tâm, tìm hiểu rõ về cơ sở lý luận của loại hình du lịch này [22].
 Có tính liên ngành và liên vùng cao. Bản chất của Du lịch là ngành kinh
tế dịch vụ tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và
xã hội hóa cao. Liên kết chặt chẽ các thành phần liên quan đến hoạt động du lịch
(Công ty lữ hành – chính quyền địa phương – người dân – khách du lịch), hợp tác
giữa các làng quê để thu hút khách du lịch là góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chi tiêu du lịch có tác động quan trọng tới toàn bộ nền kinh tế. Giá trị gia tăng tạo
ra trong du lịch được phân bổ cho toàn bộ chuỗi cung cấp sản phẩm du lịch. Chất
lượng của chuỗi sản phẩm du lịch phụ thuộc vào từng nhà cung cấp.

17


1.1.3. Phân biệt Du lịch nông thôn với Du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp
Thời gian gần đây, qua thông tin báo đài, các cụm từ “du lịch nông nghiệp”
(DLNN), “du lịch nông thôn” (DLNT) được nhắc đến nhiều và dễ khiến người đọc
chúng ta hiểu lầm. Để phân biệt được thế nào là du lịch nông nghiệp và thế nào là
du lịch nông thôn là điều làm cho nhiều người trong chúng ta không ít băn khoăn.
Trước hết, ta cần phải phân tích rõ những điểm khác biệt giữa DLNN và DLNT.
Sau đây là bảng tóm tắt những điểm khác biệt giữa DLNN và DLNT:
Các điểm khác
biệt
Loại hình du lịch


Du lịch nông nghiệp

Du lịch nông thôn

Là một loại hình du lịch Tổng hợp liên kết nhiều loại
đơn lẻ

hình du lịch ở địa phương
Tài nguyên thiên nhiên và nhân

Tài nguyên du lịch

Tài nguyên sản xuất văn địa phương và tài nguyên
các loại hình du lịch khác ở địa

nông nghiệp

phương
Chủ thể tham gia
du lịch
Không gian du lịch

Xung đột lợi ích

Chủ cơ sở và cộng đồng dân cư

Nông dân
Trang trại, đồng ruộng
Có thể gây xung đột lợi

ích với cộng đồng

Tất cả những nơi có tài nguyên
du lịch ở địa phương
Giải quyết xung đột lợi ích với
cộng đồng. Nhấn mạnh vai trò
của chính quyền địa phương

Nguồn: Bùi Thị Lan Hương – Du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn [10]
Không chỉ có sự nhầm lẫn với DLNN mà DLNT còn có lúc gọi sang
là DLST. Du lịch sinh thái và du lịch nông thôn cùng là một hướng để đa dạng hóa
hoạt động kinh tế nông thôn, đưa khách về vùng thôn quê, tham quan thắng cảnh và
thưởng thức những đặc sắc văn hóa, tiếp xúc với người dân ở vùng đó. Thực ra thì
DLNT có trước DLST nhưng lại ít được biết đến hơn. Vì đó chỉ là nguồn thu nhập
thêm của các trang trại, còn du lịch sinh thái phát triển mạnh đến mức trở thành một

18


hiện tượng của ngành du lịch. Vậy ta cần đặt ra câu hỏi: Tại sao DLST lại có thể
phát triển mạnh mẽ, đúng hướng mà DLNT chưa làm được?
Nói tới DLST là: “tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại
các tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa
đã tồn tại trong quá khứ hay đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo
vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi ích
cho người dân địa phương tham gia tích cực” [4](Ceballos – Lasairain, 1996, tổ
chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra – trang 22).
Trong hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái”
(9/1999) đưa ra định nghĩa xác thực hơn như sau: “DLST là loại hình đưa vào thiên
nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp nỗ lực bảo tồn

và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [4]
(trang 22).
Du lịch sinh thái ra đời trong bối cảnh hình thành những loại hình du lịch có
trách nhiệm với môi trường. Nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức bảo tồn
thiên nhiên và của nhiều quốc gia thế giới. Du lịch sinh thái phát triển mạnh đến
mức trở thành một hiện tượng của ngành du lịch. Không dừng lại ở đó, tiếp nối các
loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường là các loại hình du lịch có trách
nhiệm với cộng đồng ra đời, từ đó chúng ta có các khái niệm du lịch chống đói
nghèo, du lịch bản địa, du lịch cộng đồng...
1.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn
Từ những đặc điểm trên, phát triển du lịch nông thôn phải bảo đảm các
nguyên tắc sau:


Bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia



Đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực ở từng

địa phương.


Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường.



Luôn đổi mới và tạo sự khác biệt




Tăng cường mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong

phú thêm sản phẩm.

19




Giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách [22]

1.1.5. Đặc trưng của du lịch nông thôn


Điều kiện tự nhiên: Các vùng nông thôn còn đậm đà hồn quê, là

những nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng.
Du khách đến với các vùng nông thôn nước ta vì vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên và văn
hoá nguồn cội không lai tạp. Vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên hoặc vẻ đẹp văn hoá mà bị
suy giảm thì khó thu hút được họ.


Điều kiện về môi trường: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc

hạn chế hoặc tuyệt đối không dùng các loại thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp đối
với cây trồng cũng như chất phụ gia trong thức ăn dành cho gia súc, gia cầm.


Điều kiện con người: Người dân ở các làng quê hiền lành, cởi mở và


hiếu khách.


Điều kiện an ninh: Khách du lịch đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn

trong quá trình du lịch. Vì vậy những làng quê họ lựa chọn làm điểm đến du lịch
của mình phải là vùng có tình hình an ninh trật tự tốt.


Các yếu tố khác: Đến làng quê, du khách không chỉ hoà mình vào

cuộc sống của người nông dân mà còn có thể tham gia các lễ hội và tham quan các
di tích lịch sử của địa phương vừa là nghỉ dưỡng vừa là khám phá.
1.1.6. Các hình thức du lịch nông thôn
5 hình thức du lịch nông thôn: ( Nguyễn Thị Bích Huyền – Phát triển du lịch
nông thôn tại Ninh Bình - Luận văn thạc sĩ Du lịch 2011 – Trường Đại học khoa
học xã hội và nhân văn)


Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí.



Du lịch văn hoá, quan tâm tới văn hoá, lịch sử và khảo cổ của địa

phương.


Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng


như phúc lợi, giá trị văn hoá của người dân địa phương.


Du lịch làng xã, trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và

dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại.

20




Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia

vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại, hay làm giảm năng
suất cây trồng của địa phương.
1.2. Vài nét về nông thôn Việt Nam
Ở Việt Nam, tính đến năm 2009, có 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn,
diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 90% diện tích lãnh thổ Việt Nam. Chính vì
thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội. Người
dân Việt Nam dù sống khắp nơi trên thế giới vẫn giữ được nhiều nét đặc biệt của
nông thôn Việt Nam.
Nông nghiệp là hoạt động chính của kinh tế nông thôn, chiếm 68% tổng giá
trị sản phẩm ở nông thôn. Nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất gạo hiện nay đang đóng
góp nhiều cho xuất khẩu. Tuy nhiên thu nhập bình quân của người nông dân vẫn
còn rất thấp. Các ngành dịch vụ tương đối yếu ở nông thôn do khó khăn trong vận
chuyển và nhu cầu của địa phương thấp.[22]
Làng quê Việt Nam ngày nay tuy đã có nhiều thay đổi nhưng nhiều làng vẫn
giữ được những nét truyền thống lâu đời. Nhắc đến làng quê Bắc Bộ là ta nhớ ngay

đến hình ảnh của luỹ tre, đình làng, cây đa, cổng làng. Những hình ảnh đó đã in
đậm trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam.
Bất kỳ một làng quê nào trên đất nước Việt Nam cũng có một ngôi đình. Từ
bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người
dân Việt, là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt, lề thói và mọi thay đổi trong đời sống xã
hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn
văn hoá, độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống. Từ xưa đến
nay, người dân Việt Nam vẫn thường gọi chung là đình chùa, nhưng trên thực tế,
đình và chùa không cùng một ý thức văn hoá. Chùa là nơi thờ Phật, ít nhiều có ảnh
hưởng văn hoá Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Hoa; còn đình là của cộng đồng làng
xã Việt Nam, là nơi để thờ Thành Hoàng làng và những người có công với dân, cứu
nước, giữ nước hoặc giúp dân nghề nghiệp sinh sống. Đình là biểu hiện sinh hoạt
của người Việt Nam, nơi cân bằng phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn
những nét tài năng, tư duy của dân làng. Vào những ngày lễ, tết, dân làng lại thắp

21


hương tế lễ cầu mong Thành Hoàng làng và trời đất cho mưa thuận, gió hòa, mùa
màng bội thu. Đây là lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, “uống nước nhớ nguồn” của
người Việt Nam. Tuy đình là của dân làng nhưng thần không hẳn là người của làng.
Vì người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thuỷ, nên thờ và tôn
kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thần nước (thần Tản Viên)…, ở Phù Ninh (Phú
Thọ) thờ thần Đá Trắng, vùng đồng bằng thờ thần cá, thần rắn… Tất cả những tín
ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối tạo thành một nền văn hoá hỗn hợp, đa
dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến cho đình trở thành một tập thể siêu
thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức
mạnh vô hình của làng xã cộng đồng Việt Nam. Có lẽ những đình cổ nhất nước ta
vẫn là những ngôi đình mang kiến trúc theo hình chữ Nhất như: đình Tây Đằng,
đình Lỗ Hạnh. Riêng đình Lỗ Hạnh, nguyên xưa là chữ Nhất nhưng qua các đời sau

tu bổ đã thêm hậu cung nên đình thành chữ Đinh. Theo quan niệm kiến trúc, đình là
một công trình kiến trúc công cộng, rộng mở chào đón bất kỳ người con nào của đất
Việt. Với ý nghĩa như thế, đình làng Việt Nam chính là nơi không phân biệt giàu
sang nghèo hèn, là nơi thể hiện rõ nhất văn hoá hiện thực của đời sống nhân dân.
Mái cong của đình không giống bất cứ mái cong nào của vùng Đông Nam Á, kể cả
Nhật, Trung Hoa và Thái Lan, vì góc đao của đình uốn cong và vút cao do một hệ
thống cấu trúc đặc biệt có tên gọi riêng là tâu đao lá mái, không do vôi vữa đắp
thành. Nhìn lại các đình Tây Đằng, Lỗ Hạnh, Cao Thương (Hà Bắc), Phù Lão, Chu
Nguyên, đình Hương Lộc, Phùng Thượng, đình Thổ Tang, Ngọc Canh để thấy rằng,
đình là một khối điêu khắc trong không gian, đầy chi tiết tinh tế, nhưng cũng đầy
tính khoa học kiến trúc. Nói về đường nét, đình là nơi hội tụ những mô típ trang trí
tuyệt hảo, gồm nhiều xu hướng: hiện thực, cách điệu, cách điệu và đồ hoạ. Sân đình
là nơi tổ chức hội làng, trong hội làng dân làng thường diễn Hèm. Theo từ điển
Tiếng Việt, Hèm có nghĩa là trò diễn lại sinh hoạt sự tích của vị thần thờ trong làng,
những điều kiêng kỵ của thần… Việc Việt hoá, dân dã hoá vị “Thành Hoàng” bằng
cách triều đình “tấn phong” cho các thần linh của thôn xã chức Thành Hoàng làng
đã góp phần thúc đẩy ngôi đình dần chiếm địa vị trung tâm sinh hoạt trong xã hội
nông thôn Việt Nam để tới nay đình được coi là biểu tượng quê hương. Nhìn chung

22


×