Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Căn bệnh Hà Lan 1.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.24 KB, 15 trang )

Căn bệnh Hà Lan Trang 1
I. NGUYÊN NHÂN – NGUỒN GỐC CĂN BỆNH
Căn bênh Hà Lan là tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi đẩy mạnh xuất khẩu
tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làn suy giảm ngành công nghiệp chế tạo – một hiện
tượng giảm công nghiệp hóa. Thuật ngữ căn bệnh Hà Lan đôi khi được dùng để
chỉ nguy cơ xảy ra khi phụ thuộc nguồn lực vào bên ngoài dẫn tới suy giảm các nguồn
lực trong nước.
“Căn bệnh Hà Lan” là một thuật ngữ trong kinh tế học ra đời năm 1977 để mô tả sự
suy giảm của khu vực sản xuất Hà Lan sau khi nước này tìm ra mỏ khí gas lớn. Từ đó
về sau thuật ngữ này dùng để nói về mối quan hệ giữa việc phát hiện nguồn tài nguyên
thiên nhiên mới với sự tụt hậu của sản xuất trong nước của một quốc gia.
Trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất phát hiện một nguồn khí đốt với trữ lượng
rất lớn. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, Hà Lan có thêm một khoản
trời cho rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực
kém hiệu quả, sản xuất hàng hóa phi ngoại thương không có sức cạnh tranh.
Căn bệnh Hà Lan phát tác một khi nguồn tài nguyên trong nước đã cạn kiệt hoặc có
sự biến động giảm giá tài nguyên trên thị trường thế giới. Khi đó việc khai thác tài
nguyên để bán gặp khó khăn. Các ngành sản xuất khác trong nước hầu như đã tê liệt vì
tụt hậu kỹ thuật khi không được đầu tư trong thời gian dài. Nền kinh tế lâm vào khủng
hoảng.
II. MÔ HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CĂN BỆNH HÀ LAN
1. Mô hình cổ điển
1
1.1. Nội dung
Mô hình cổ điển của Căn bệnh hà Lan được công bố bởi hai nhà kinh tế học là W.
Max Corden và J. Peter Neary vào năm 1982. Mô hình này dựa trên giả thiết rằng nền
kinh tế quốc dân được chia ra làm 2 khu vực: khu vực xuất khẩu (tradable sector) và khu
vực không xuất khẩu (non-tradable). Trong đó, khu vực xuất khẩu được chia làm 2 khu
vực nhỏ.
• Khu vực “bùng nổ” (booming sector) : khu vực khai thác tài nguyên
• Khu vực “trì trệ” (non-booming sector): khu vực chế tạo (manufacturing sector)


Căn bệnh Hà Lan Trang 2
Các giả thiết khác là tổng lực lượng lao động không đổi, nền kinh tế trong trạng thái
toàn dụng lao động, và tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định.
Hình 1.1: Mô hình cổ điển của W. Max Corden và J. Peter Neary
1.2. Tác động
 Hiệu ứng di chuyển nguồn lực (resource movement effects)
Hình 1.2: Hiệu ứng di chuyển nguồn lực
Khi các ngành khai thác tài nguyên bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực này
tăng lên, lao động từ khu vực sản xuất (manufacturing sector) sẽ chuyển sang khu vực
khai thác này làm cho khu vực sản xuất bị thiếu cung lao động và trở nên suy thoái. Quá
trình này được gọi là phi công nghiệp hóa trực tiếp (Direct Reindustrialize )
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực khai thác đã làm tăng thu nhập của người lao
động trong lĩnh vự này. Nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế cũng tăng lên. Đây là nguyên
nhân dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực không xuất khẩu (non-tradable
sector). Sự tăng trưởng này lại kéo theo sự di chuyển nguồn lực từ khu vực chế tạo và
khiến cho khu vực này ngày càng trì trệ hơn. Quá trình này được gọi là phi công nghiệp
Booming sector (1
st

tradable sector)
Non-tradable
sector
Non-Booming sector (2
nd

tradable sector)
Indirect
Deindustrialise
Direct
Deindustrialise

Direct Deindustrialise
Booming sector (1
st

tradable sector)
Non-tradable
sector
Non-Booming sector (2
nd

tradable sector)
Căn bệnh Hà Lan Trang 3
hóa gián tiếp (Indirect Reindustrialize). W. Max Corden và J. Peter Neary gọi đây là
hiệu ứng di chuyển nguồn lực của căn bệnh Hà Lan (resource movement effect).
Việc một lượng ngoại tệ đổ vào làm cho tỷ giá thực giảm điều đó có nghĩa là sức
mua của đồng nội tệ tăng hay giá hàng nội đắt hơn tương đối so với hàng cùng loại của
nước ngoài.
Và cũng chính điều này cũng góp phần vào việc làm cho khu vực sản xuất hàng xuất
khẩu suy thoái.Vì khi tỷ giá thực giảm làm cho các ngành sản xuất các mặt hàng này trở
nên kém cạnh tranh hơn so với nước ngoài, do các mặt hàng này đắt hơn các hàng cùng
loại của nước ngoài một cách tương đối. Khi có hiện tượng suy thoái xảy ra thì nhất
thiết các ngành sản xuất hàng xuất khẩu này sẽ giải phóng một số lượng vốn và lao
động. Tuy nhiên lượng vốn và lao động này không được hấp thụ hoàn toàn vào các
ngành thuộc khu vực ngoại thương – bùng nổ và khu vực phi ngoại thương. Bởi lẻ đã có
một lượng cầu hàng hoá của người tiêu dùng được đáp ứng bởi một lượng cung từ nước
ngoài, do khi tỷ giá giảm thì người tiêu dùng thấy mình giàu có hơn so với các mặt hàng
nhập khẩu và vì vậy người tiêu dùng sẽ tăng cầu hàng hoá này. Vậy tỷ giá thực giảm đã
làm góp phần di chuyển nguồn lực từ khu vực sản xuất hàng ngoại thương – không
bùng nổ sang khu vực ngoại thương bùng nổ và khu vực phi ngoại thương.
 Hiệu ứng tiêu dùng

Theo thuyết của Migara, thị trường có hai thành phần tham gia là Non-tradable (N)
và Tradable (T). Trong đó, N là những loại hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước chỉ
phục vụ nhu cầu trong nước như dịch vụ, xây dựng…và không tham gia xuất khẩu hay
nhập khẩu; T là tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước để phục vụ
hoạt động xuất và nhập khẩu cũng như là cầu nội địa.
Hiệu ứng tiêu dùng xảy ra khi những người có thu nhập từ yếu tố bùng nổ tăng lên,
và lượng thu nhập này sẽ được chi cho cả hai mặt hàng là N và T. Nếu cầu của N so với
thu nhập là co dãn thì thu nhập tăng sẽ đẩy giá N tăng. Khi giá N tăng nghĩa là đầu vào
của T cũng tăng theo như giá của nguyên, nhiên liệu hay lương nhân công. Tuy nhiên
giá của T lại cố định bởi đó là những mặt hàng được giao dịch quốc tế và bị áp dụng
nguyên tắc một giá. Do vậy, khi chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận của các nhà sản xuất T
sẽ bị giảm. Do đó, khi cầu T tăng sẽ được thay thế bằng các mặt hàng nhập khẩu.
Căn bệnh Hà Lan Trang 4
Khi tỉ giá danh nghĩa là cố định, thu nhập tăng nhưng sẽ không kéo theo giá của T
tăng theo. Khi đó, cầu tăng của N sẽ làm giá tăng và do đó mà tỷ giá hối đoái thực tế
tăng theo. Với tỷ giá hối đoái được định nghĩa như sau:
P = (Pt/Pn)
Trong đó: P là tỉ gía hối đoái thực tế
Pt, Pn lần lượt là giá của T và N.
Pn tăng sẽ làm giá trị P giảm. Hiện tượng này được gọi là sự tăng tỉ giá hối đoái thực
tế bởi giá trị nội tệ tăng so với ngoại tệ.
Khi đồng nội tệ tăng so với ngoại tệ sẽ làm sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất
khẩu giảm, cùng với đó lại làm nhập khẩu tăng. Tức là hiệu ứng tiêu dùng trên không
những sẽ làm tăng giá các mặt hàng N trong nước, gây áp lực lạm phát; đồng thời nó
còn làm các ngành sản xuất các mặt hàng T xuất khẩu khác bị suy yếu và lượng nhập
khẩu lại gia tăng.
2. Mô hình 4 khu vực
2
2.1. Nội dung
Mô hình 4 khu vực được nghiên cứu và bổ sung nhiều lần bởi nhiều kinh tế gia như

Krugman, Ohyama, Helpman… và cả World Bank, IMF. Chúng ta có thể tham khảo bài
nghiên cứu và tổng hợp khá đầy đủ của O De Silva năm 1994.
Về cách phân chia nền kinh tế, mô hình 4 khu vực cũng chia tradable sector thành
khu vực có sự bùng nổ và khu vực không có sự bùng nổ. Điểm khác biệt là khu vực
nontradable cũng được chia thành khu vực sản xuất hàng tư bản và khu vực sản xuất
hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, thay vì nghiên cứu nông nghiệp như một khu vực đơn nhất
giống mô hình 2 khu vực, mô hình 4 khu vực xem khu vực nông nghiệp gồm khu vực
sản xuất nhằm xuất khẩu thu lợi nhuận (cash crops) và khu vực sản xuất lương thực tiêu
dùng trong nước (food crops) thay vì một khu vực đơn nhất.
Căn bệnh Hà Lan Trang 5
Hình 1.3 Mô hình 4 khu vực
2.2 Tác động
 Hiệu ứng di chuyển nguồn lực
Về cơ bản, mô hình 4 khu vực cũng thừa nhận tác động duy chuyển nguồn lực như
mô hình 2 khu vực. Tuy nhiên, do có sự phân chia khu vực chi tiết hơn, mô hình này
phân tích các tác động chi tiết hơn.
Cụ thể, đối với khu vực nông nghiệp, hiệu ứng duy chuyển nguồn lực chỉ ra rằng, do
đồng nội tệ tăng giá làm giảm sức cạnh tranh mà khu vực sản xuất xuất khẩu cash crops
sẽ bị thu hẹp lại trong lúc khu vực food crops lại có xu hướng được mở rộng hơn.
Nghiên cứu cụ thể của Benjamin, Devarajan và Weiner năm 1989 đã cho thấy rõ tác
động này. Đó là sự sụt giảm mạnh mẽ của cash crops trong khi food crops lại phản ứng
tích cực với sự bùng nổ của khai thác dầu ở Camoroon những năm 1979-1985.
THE ECONOMY
TRADABLE
SECTOR
NON-TRADABLE
SECTOR
BOOMING
SECTOR
Ex: Petroleum

sector
NON- BOOMING
SECTOR
Agricultural export
Manufacturing
Public Utility
CONSUMER GOODS
Ex: Food sector
CAPITAL GOODS
Ex: Building &
construction
Services
Import-competing industries
Căn bệnh Hà Lan Trang 6
Hiệu ứng di chuyển nguồn lực cũng diễn ra tương tự như vậy trong khu vực công
nghiệp. Một số ngành sản xuất như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng tư bản…
phục vụ cho nhu cầu trong nước có xu hướng phát đạt hơn do dòng ngoại tệ làm cầu
tăng. Trong lúc các ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu có dấu hiệu suy thoái do mức
độ cạnh tranh giảm. Ngoài ra, mô hình 4 nhân tố cũng chỉ ra rằng, các ngành sản xuất
hàng tư bản thường có mức tăng trưởng cao hơn các ngành hàng tiêu dùng do dòng
ngoài tệ thường được ưu tiên cho việc đầu tư như phát triển cơ sở hạ tầng…
 Hiệu ứng tiêu dùng
Về hiệu ứng tiêu dùng, mô hình 4 khu vực không có nhiều khác biệt với mô hình 2
khu vực. Thu nhập cao hơn tạo xu hướng tiêu dùng cao hơn trong nước và do đó thúc
đẩy các ngành sản xuất cho tiêu dùng trong nước phát đạt hơn trong lúc nền kinh tế có
nguy cơ lạm phát.
III. CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐỂ NGĂN NGỪA CĂN BỆNH HÀ LAN
Việc ngăn ngừa căn bệnh Hà Lan ở tầm vĩ mô phụ thuộc vào dạng tài nguyên, hay
nguồn lực được bổ sung ở tầm ngắn hạn hay có thể duy trì trong dài hạn.
Đối với các dạng tài nguyên có thể duy trì trong ngắn hạn, nguồn tài nguyên mới

phát hiện bị khai thác nhanh chóng, nguồn dự trữ hạn chế và nguồn lợi thương mại
không ổn định, các nhà hoạch định chính sách cần bảo vệ những ngành dễ bị ảnh hưởng
bằng cách can thiệp vào tỉ giá hối đoái. Thường thì chính phủ trong tình trạng đất nước
trưởng nóng do căn bệnh Hà Lan sẽ áp dụng chính sách tỷ giá cố định. Để dễ tìm hiểu
hơn chúng ta giả sử thị trường chỉ có hai nước Anh và Mĩ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×