CÂU HỎI ÔN TẬP
KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
CÂU 1
Anh/chị trình bày sự thay đổi cơ bản trong cơ chế quản lý ngoại thương
VN từ “Nhà nước độc quyền ngoại thương” tới “Nhà nước thống nhất các
hoạt động quản lý ngoại thương trong giai đoạn hiện nay”
TRẢ LỜI:
Sự thay đổi này được thể hiện rõ ở các giai đoạn:
Giai đoạn 1955 – 1975/1980:
- Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế đối ngoại khác với nước ngoài
- Mọi hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hóa với một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chặt chẽ và được chỉ
đạo tập trung từ trung ương
- Các hoạt động ngoại thương đều được giao cho các tổ chức kinh tế nhà nước
- Các quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước XHCN khác đều mang tính chất nhà nước
- Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của nhà nước phải thực hiện theo cam kết của
chính phủ VN
- Cơ chế quản lý tập trung bao cấp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại thương đặc biệt là xuất khẩu và phát
triển hàng hóa xuất khẩu
Giai đoạn 1980 – 1986:
- Nhà nước ra nghị quyết bắt đầu cho quá trình sửa đổi cơ chế quản lý ngoại thương
- Sửa đổi công tác kế hoạch hóa xuất khẩu theo hướng thu hẹp các chỉ tiêu pháp lệnh đối với xuất khẩu
- Mở rộng quyền ngoại thương đối với các địa phương thông qua các tồ chức ngoại thương địa phương
- Mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các bộ
- Hình thành chế độ tự cân đối ngoại tệ đối với các địa phương
Giai đoạn 1986 – 1998:
- Ở giai đoạn này có nhiều biến động lớn dẫn đến sự thay đổi cơ cấu quản lý ngoại thương của nhà nước ta
- Đại hội VI của Đảng khẳng định: Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý kiểu tập trung, quan liêu bao cấp, hình
thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN
- Nghị định 64 về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu là 1 bước đột phá mới trong chuyển đổi cơ chế nhà nước độc
quyền ngoại thương:
o Các doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành và địa phương được phép xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm do
cơ sở sản xuất ra
o Phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu được mở rộng
o Miễn giảm thuế cho hàng xuất khẩu
- Hiến pháp 1992: Nhà nước thống nhất và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức quan hệ
kinh tế ở mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lấp chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ
thúc đẩy sản xuất trong nước
- Từ 1998, chính phủ ban hành nhiều nghị quyết bãi bỏ các giấy phép không cần thiết, cho phép các doanh
nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của
pháp luật, xóa bỏ hoàn toàn chế độ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, quyền kinh doanh và quyền tự chủ
của doanh nghiệp được tôn trọng
Như vậy cho đến 1998, nguyên tắc “nhà nước độc quyền ngoại thương” đã thực sự bị loại bỏ thay vào đó là “nhà
nước thống nhất quản lý các hoạt động ngoại thương”
CÂU 2
Anh/chị hãy nêu vai trò, nhiệm vụ, phương hướng và những chính sách
biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta trong giai đoạn hiện nay?
TRẢ LỜI:
Vai trò:
- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ CNH đất nước
- Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển
- Tác động đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
- Là cơ sở mở rộng, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại
Nhiệm vụ:
- Khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước nhưng đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
- Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao đáp ứng tốt nhu cầu của thị
trường thế giới
Phương hướng: Căn cứ vào nguồn lực quốc gia, nhu cầu của thị trường nước ngoài, hiệu quả kt
- Huy đông mọi nguồn lực sẵn có để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ
- Trong một giai đoạn nhất định thực hiện gia công sản xuất
- Giảm dần xuất nguyên liệu thô
- Tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu hoặc có hàm lượng công nghệ cao
- Một số mặt hàng gia công chuyển dần sang mua đứt nguyên liệu bán thành phẩm
Biện pháp chính sách:
- Nhóm biện pháp lien quan đến tạo thuận lợi chung cho hoạt đông sản xuất kinh doanh xuất khẩu: quyền xuất
nhập khẩu, hoàn thuế VAT khi xuất khẩu, thuận lợi trong thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu, thuận lợi về địa
điểm sản xuất
- Nhòm biện pháp về tài chính: hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu; miễn thuế nhập khẩu, VAT khi đầu
tư mới; vay vốn với lãi suất ưu đãi...
- Nhóm các biện pháp liên quan đến thể chế: giảm bớt thủ tục hành chính
- Nhóm các biện pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại
CÂU 3
Chính sách thương mại quốc tế là gì? Vai trò? Quan điểm của nhà nước
VN và các tiêu chí đánh giá chính sách thương mại quốc tế?
TRẢ LỜI:
Khái niệm:
- Là hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp thích hợp của nhà nước để điều chỉnh các hoạt động thương
mại quốc tế của quốc gia trong những thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội
- Là 1 bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại, bao gồm nhiều loại chính sách để điều chỉnh toàn bộ hoặc một
phần các hoạt động thương mại quốc tế cụ thể khác nhau.
Vai trò:
- Là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia
- Tác động đến giao lưu hàng hóa trong nước và hàng hóa xuất nhập khẩu
- Là một trong các yếu tố cấu thành của chiến lược phát triển công – nông nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu
- Góp phần vào công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước
Quan điểm chủ yếu trong phân tích hoạch định chính sách thương mại:
- Phát triển “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”
- Tổng hợp và toàn diện
- Dựa trên lợi ích tổng thể của toàn xã hội
- Xem xét trong mối quan hệ với yếu tố phát triển bền vững
- Chú trọng đến xuất phát điểm của nền kinh tế VN
- Xem xét chú trọng đến xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
Tiêu chí:
- Tính định hướng mục tiêu của cơ chế, chính sách thương mại quốc tế
- Sự phù hợp của cơ chế, chính sách thương mại quốc tế với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Khả năng vận hành và thực thi của cơ chế chính sách thương mại
- Tính ổn định, công khai, minh bạch của cơ chế và chính sách thương mại
- Tính thống nhất và sự phù hợp của cơ chế, chính sách thương mại với cơ chế và chính sách khác.
CÂU 4
Đặc trưng và nguyên tắc quan hệ kinh tế đối ngoại ?
TRẢ LỜI:
Đặc trưng:
- Là mối quan hệ thỏa thuận, tự nguyện giữa các quốc gia độc lập, giữa các tổ chức kinh tế có tính pháp nhân.
- Các quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ tác động qua lại với các quan hệ chính trị, quân sự, ngoại giao
- Các quan hệ kinh tế đối ngoại diễn ra theo yêu cầu cùa các quy luật kinh tế khách quan
- Quan hệ kinh tế đối ngoại chiu sự tác động của các hệ thống quản lý khác nhau của các hệ thống thể chế, luật
pháp, chính sách của từng quốc gia cũng như của các điều ước quốc tế.
- Quan hệ kinh tế đối ngoại được vận hành gắn liền với quan hệ hàng hóa, tiền tệ
- Quan hệ kinh tế đối ngoại chịu sự tác động trực tiếp của các khoảng cách về không gian, địa lý
Nguyên tắc:
- Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi, không can thiệp vào việc nội bộ của nhau
- Nguyên tắc tương hỗ
- Nguyên tắc ngang bằng dân tộc
- Nguyên tắc đối xử quốc gia
- Nguyên tắc tối huệ quốc (nước được ưu đãi nhất)
- Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập
CÂU 5
Rào cản phi thuế quan? Các hình thức phi thuế quan?
TRẢ LỜI:
Rào cản phi thuế quan gồm nhiều loại khác nhau, có thể được áp dụng ngay tại đường biên giới hải quan hay trong nội
địa, có thể là biện pháp hành chính hay biện pháp kỹ thuật, có những biện pháp bắt buộc hay tự nguyện.
Hình thức phi thuế quan:
- Các biện pháp cấm: cấm vận hoàn toàn, cấm xuất, nhập khẩu
- Hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
- Giấy phép xuất nhập khẩu
- Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
- Các biện pháp vệ sinh – động thực vật
- Các quy định về thương mại và dịch vụ
- Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại
- Các quy định về sở hữu trí tuệ
- Các quy định chuyên ngành về điều kiện sản xuất, thử nghiệm lưu thông phân phối
- Các quy định về bảo vệ môi trường
- Các rào cản về văn hóa
- Các rào cản địa phương
CÂU 6
Khái niệm thuế quan và các loại thuế quan:
TRẢ LỜI:
Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia, tùy theo mục đích đánh thuế mà
có các cách gọi khác nhau và được phân loại khác nhau, bao gồm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, thuế chống bán phá giá,
thuế trả đũa…
Phân loại:
- Phân loại theo hình thức kinh doanh:
o Thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu: nhằm mục đích tăng ngân sách và giảm bớt số lượng hàng hóa xuất
khẩu. Hầu như thế giới đã bãi bỏ thuế này. Chỉ có 1 số nước sử dụng để đánh vào hàng hóa xuất khẩu là
nguyên liệu thô nhằm bảo vệ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước hoặc bảo vệ nguồn tài nguyên
ngày càng cạn kiệt
o Thuế nhập khẩu: nhằm tăng nguồn thu ngân sách và bảo hộ các ngành sản xuất trong nước
giá thành
hàng hóa nhập khẩu sẽ bị nâng cao và khó cạnh tranh hơn hàng hóa sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu
được áp dụng với các hình thức: thuế tương đối, thuế tuyệt đối. thuế hỗn hợp, thuế tiêu thụ đặc biệt
- Phân loại theo mục đích đánh thuế:
o Thuế chống bán phá giá là 1 loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn và đối phó với hàng nhập
khẩu được bán phá giá vào thị trướng nội địa tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh
o Thuế đối kháng – thuế chống trợ cấp xuất khẩu
o Thuế thời vụ
o Thuế bổ sung
- Phân loại theo hình thức ưu đãi:
o Thuế phi tối huệ quốc: là mức thuế cao nhất mà các nước áp dụng với những nước chưa phải là thành viên
WTO, hoặc chưa ký hiệp định song phương
o Thuế tối huệ quốc: ngược lại thuế phi tối huệ quốc, là mức thuế ưu đãi…
o Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP
o Thuế áp dụng với hàng hóa xuất nhập khẩu vào khu vực thương mại tự do
o Thuế áp dụng cho hàng quá cảnh
o Hạn ngạch thuế quan