Tải bản đầy đủ (.pdf) (512 trang)

Giáo trình luật quốc tế trường đại học luật hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.12 MB, 512 trang )

GIÁO TRÌNH

LUẬT QUỐC TẾ


1254-2019/CXBIPH/09-12/CAND

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trình

LUẬT QUỐC TẾ
(Tái bản lần thứ 21)

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2019

3


Chủ biên

TS. LÊ MAI ANH

Tập thể tác giả

4


TS. LÊ MAI ANH

Chương I, VI

TS. HOÀNG LY ANH

Chương XI

PGS.TS. HOÀNG PHƯỚC HIỆP

Chương III, XV

GV. ĐỖ MẠNH HỒNG

Chương IX, X, XIV

TS. CHU MẠNH HÙNG &
TS. LÊ MINH TIẾN

Chương VII

TS. VŨ ĐỨC LONG

Chương II, XIX

ThS. NGUYỄN VĂN LUẬN

Chương V

TS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN &

ThS. ĐOÀN THÀNH NHÂN

Chương XVII

PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THAO

Chương VIII

PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THAO &
TS. HOÀNG LY ANH

Chương XVIII

TS. TRẦN VĂN THẮNG

Chương XII, XIII

PGS.TS. NGUYỄN THỊ THUẬN

Chương IV, XVI

PGS.TS. NGUYỄN TRUNG TÍN

Chương XX


CHƢƠNG I

KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NGUỒN
CỦA LUẬT QUỐC TẾ

I. KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa
Những nghiên cứu của khoa học pháp lý đã chỉ ra sự hình
thành tất yếu của nhà nƣớc và cùng với nhà nƣớc là pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, nhà nƣớc đã sử dụng nhiều công
cụ khác nhau để quản lý, điều hành và điều chỉnh các quan hệ
xã hội. Một trong số công cụ hữu hiệu có ý nghĩa vừa duy trì
quyền lực nhà nƣớc, vừa phát huy đƣợc những tính năng quan
trọng của bộ máy nhà nƣớc là pháp luật. Hoạt động thuộc
chức năng cơ bản của nhà nƣớc đƣợc khái quát theo hai
phƣơng diện chủ yếu là hoạt động đối nội và đối ngoại. Để
thực hiện hai chức năng trên, nhà nƣớc đã sử dụng phổ biến
hai loại công cụ pháp lý khác nhau mà gọi theo thuật ngữ
truyền thống, kinh điển và hiện đại là luật quốc gia và luật
quốc tế. Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật của riêng mình,
còn quan hệ của cộng đồng các quốc gia lại đƣợc điều chỉnh
bởi hệ thống luật chung là luật quốc tế.
Quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế gắn liền
với sự phát triển chung của nhà nƣớc và pháp luật nhƣng xét
về thời điểm lịch sử thì luật quốc tế hình thành muộn hơn so
với luật quốc gia. Luật quốc tế bắt đầu xuất hiện khi giữa các
nhà nƣớc có sự thiết lập quan hệ bang giao với nhau, thời kỳ
5


sơ khai là quan hệ giữa các quốc gia láng giềng, dần dần mở
rộng, vƣợt khỏi phạm vi khu vực và phát triển thành các quan
hệ có tính chất liên khu vực hay cộng đồng quốc tế nhƣ ngày nay.
Cùng với sự gia tăng của các quan hệ quốc tế và sự phát
triển của luật quốc tế, những thuật ngữ đƣợc sử dụng gắn với

các tiến trình của luật quốc tế cũng xuất hiện và có sự thay đổi
qua các thời kỳ. Một loạt các thuật ngữ nhƣ “Luật quốc tế”
(International law), “Pháp luật quốc tế”, “Luật quốc tế chung”,
hay có thể gọi theo thuật ngữ tƣơng đồng là “Công pháp quốc
tế” (International Public Law) đang đƣợc sử dụng rộng rãi
trong khoa học pháp lý quốc tế cũng nhƣ trong sinh hoạt quốc
tế có nguồn gốc từ một số thuật ngữ pháp lý cổ điển nhƣ
“Luật Vạn dân - Jus gentium” (trong Luật La Mã cổ), “Luật
giữa các dân tộc - Jus inter gentes” (xuất hiện ở thế kỷ XVI).
Về tổng thể, các thuật ngữ đó đều có sự tƣơng đồng về
những nội dung cơ bản, với ý nghĩa dùng để chỉ hệ thống các
nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế
phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc
tế. Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm này mang tính chất
là hệ thống pháp luật độc lập, tồn tại song song với hệ thống
pháp luật của từng quốc gia nhƣng giữa các thuật ngữ nêu trên
có sự phân biệt với thuật ngữ “Luật quốc tế khu vực”. Thuật
ngữ “Luật quốc tế khu vực” là tổng thể các quy phạm điều
chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong cùng một khu vực địa
lý hoặc cùng xu hƣớng chính trị, tôn giáo hay các liên kết khu
vực, nhƣ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên
minh châu Âu (EU)...
Ngoài ra, từ phƣơng diện học thuật còn có sự khác biệt
giữa thuật ngữ “Luật quốc tế” và “Khoa học luật quốc tế”,
“Khoa học luật quốc tế” là môn khoa học pháp lý chuyên
ngành nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra
6


trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và thực thể quốc tế

khác, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế.
Luật quốc tế đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển (thời kỳ
cổ đại; thời kỳ trung đại; thời kỳ cận đại và thời kỳ hiện đại).
Khác với các thời kỳ trƣớc, sự hình thành và phát triển của
luật quốc tế hiện đại đƣợc đặt trong hệ thống quốc tế và là một
bộ phận cơ bản của hệ thống đó.
Trên bình diện chung, hệ thống quốc tế đƣợc tạo thành bởi
nhiều yếu tố, nhƣ các quốc gia; các tổ chức quốc tế liên quốc
gia; các thực thể quốc tế khác (và các thiết chế quốc tế của
những tổ chức này); luật quốc tế và các quy phạm khác của hệ
thống quốc tế. Giữa các yếu tố này có sự gắn kết với nhau
trong những mối quan hệ tƣơng tác, tạo thành hệ thống quốc
tế. Đặc trƣng tiêu biểu của hệ thống quốc tế đƣợc thể hiện qua
yếu tố trung tâm là quốc gia và những mối quan hệ, liên kết
giữa quốc gia với các yếu tố khác, thông qua sự điều chỉnh
của các loại quy phạm mang tính pháp lý - chính trị và với
những phƣơng thức nhất định. Liên quan đến quốc gia và sự
phát triển của hệ thống quốc tế, luật quốc tế hiện đại giữ vai
trung tâm, bởi đƣợc các quốc gia và các thực thể quốc tế khác
sử dụng với tính chất là công cụ pháp lý để duy trì sự phát
triển của hệ thống này trong một trật tự pháp luật nhất định và
có sự bao quát tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Hình thành và tồn tại trong hệ thống quốc tế nhƣ vậy, kết
hợp với xu thế phát triển của thời đại (xu thế quốc tế hoá mọi
mặt của đời sống quốc tế ở cả hai cấp độ, khu vực và toàn cầu,
dựa trên cơ sở nền kinh tế trí thức), luật quốc tế hiện đại trong
những thập nguyên đầu của thế kỷ XXI là kết quả và là sự
phản ánh các quan hệ quốc tế trong điều kiện hợp tác, phát
triển của cộng đồng thế giới đang có những thay đổi to lớn về
7



mọi phƣơng diện, cấp độ, tuân theo quy luật vận động khách
quan ở từng quốc gia cũng nhƣ trên phạm vi toàn cầu.
Từ những nét khái quát trên, có thể định nghĩa, luật quốc
tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, đƣợc các
quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng
nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh
những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong
mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và
quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính
chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan
hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.
2. Các đặc trưng cơ bản
a. Về chủ thể của luật quốc tế
Phù hợp với tính chất của hệ thống các nguyên tắc và quy
phạm luật quốc tế, về lý luận cũng nhƣ về pháp lý, quốc gia
và những thực thể quốc tế khác, nhƣ các tổ chức quốc tế liên
quốc gia (liên chính phủ) hay các dân tộc đang đấu tranh
giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế nhƣng trong số
những thực thể này, quốc gia là chủ thể phổ biến của quan hệ
pháp luật quốc tế cũng nhƣ luật quốc tế.
Khoa học luật quốc tế quan niệm, quốc gia là thực thể
đƣợc hình thành trên cơ sở có lãnh thổ, dân cƣ và quyền lực
nhà nƣớc, với thuộc tính chính trị - pháp lý bao trùm là chủ
quyền quốc gia. Quan hệ pháp luật quốc tế thƣờng do quốc
gia tự xác lập hoặc thông qua khuôn khổ các tổ chức quốc tế
do các quốc gia thành lập nên. Trong quá trình thiết lập và
phát triển các quan hệ quốc tế, sự bình đẳng của quốc gia
dựa trên chủ quyền quốc gia có tính quyết định đến bản chất

của luật quốc tế, thể hiện trong quá trình hình thành và thực
thi luật quốc tế.
8


Các quan hệ pháp luật quốc tế của quốc gia đều nhằm
hƣớng đến và vì lợi ích quốc gia. Do đó, về cơ bản, lợi ích
quốc gia, dân tộc là nền tảng mà dựa trên cơ sở đó, các quốc
gia có thể đạt đƣợc các thoả thuận khi thiết lập hoặc tham gia
một quan hệ pháp luật quốc tế nhất định.
Trong thực tiễn, cá nhân hoặc pháp nhân kinh tế, xã hội
chỉ có thể tham gia rất hãn hữu vào một số loại quan hệ pháp
luật quốc tế xác định nhƣng không vì thế mà cho rằng những
thực thể này là chủ thể của luật quốc tế.
b. Về quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh
Quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc
gia hoặc các thực thể quốc tế khác, nhƣ các tổ chức quốc tế liên
quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, nảy sinh trong
các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội...) của đời sống quốc tế.
Khác với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc
phạm vi tác động của luật quốc tế là quan hệ mang tính chất liên
quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào của
đời sống quốc tế. Những quan hệ quốc tế đó đòi hỏi phải đƣợc
điều chỉnh bằng quy phạm luật quốc tế. Điều kiện này là căn cứ
xác định tính pháp lý quốc tế của mối quan hệ pháp luật mà các
quốc gia thiết lập với nhau hoặc với chủ thể khác của luật quốc tế,
đồng thời có cơ sở để phân biệt quan hệ pháp luật quốc tế của
quốc gia với quan hệ pháp luật khác mà quốc gia là một bên chủ
thể, ví dụ, quan hệ pháp luật trong nƣớc, quan hệ pháp luật thuộc
phạm vi tƣ pháp quốc tế hay các quan hệ pháp luật thƣơng mại

quốc tế, kinh tế quốc tế... Nhƣ vậy, quan hệ liên quốc gia (liên
chính phủ) giữa các quốc gia và các thực thể quốc tế khác phát
sinh trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... và
đƣợc điều chỉnh bằng luật quốc tế gọi là quan hệ pháp luật quốc
tế.
9


Trong nhiều trƣờng hợp, quan hệ quốc tế của hai quốc gia
cùng hƣớng đến khách thể và đối tƣợng chung nhƣng do tính chất
khác nhau của quy phạm pháp luật đƣợc viện dẫn để điều chỉnh
quan hệ đó nên có thể phát sinh những quan hệ pháp luật khác
nhau. Ví dụ, liên quan đến đối tƣợng là một vùng lãnh thổ quốc
gia nhất định có thể hình thành hoặc là quan hệ chuyển nhƣợng,
trao đổi giữa hai quốc gia (mang tính chất là quan hệ pháp luật
quốc tế, đƣợc điều chỉnh bằng quy phạm của điều ƣớc quốc tế)
hay quan hệ hợp đồng quốc tế để mua bán vùng lãnh thổ đó, với
cùng mục đích là chuyển đổi chủ sở hữu, từ đó xác lập chủ quyền
quốc gia. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế đã tồn tại những trƣờng
hợp tƣơng tự nhƣ vậy, đó là hợp đồng bán vùng Alátxka của Sa
hoàng Nga cho Mỹ năm 1907 với giá 7,5 triệu rúp vàng.
Sự phân biệt ranh giới của quan hệ pháp luật quốc tế với các
quan hệ pháp luật khác mà quốc gia tham gia với tƣ cách chủ thể
pháp luật có ý nghĩa lý luận, pháp lý cơ bản vì nó liên quan đến
vấn đề xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của quốc
gia, cùng các cơ chế pháp lý tƣơng ứng để giải quyết các quan hệ
phát luật cụ thể. Quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt, do tác động của những quy phạm luật quốc tế, của
năng lực chủ thể luật quốc tế và sự kiện pháp lý quốc tế (bao gồm
sự biến pháp lý quốc tế và hành vi pháp luật của chủ thể luật quốc

tế).
* Sự biến pháp lý quốc tế: Là các sự kiện xảy ra trong thực tế,
gây ra các hệ quả pháp lý trong lĩnh vực luật quốc tế. Một sự kiện
đƣợc xác định là sự biến pháp lý không phải từ bản chất của sự
biến mà do luật quốc tế ràng buộc các kết quả pháp lý nhất định
với các sự kiện đó. Luật quốc tế có sự phân loại sự biến pháp lý
quốc tế dựa trên một số tiêu chí khác nhau nhƣ sự biến tự nhiên
(là các sự kiện vật chất hoặc tự nhiên mà luật quốc tế ràng buộc
các kết quả pháp lý xác định đối với các sự kiện này, chẳng hạn
10


trƣờng hợp ngập chìm của một hòn đảo là đối tƣợng thực hiện
một điều ƣớc quốc tế) và sự biến có liên quan đến hoạt động của
con ngƣời (đƣợc hiểu là hoạt động của thể nhân, pháp nhân mặc
dù không phải với tƣ cách chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế
nhƣng luật quốc tế vẫn xác nhận những kết quả pháp lý ràng buộc
với các hoạt động này, ví dụ, hành động vƣợt biên giới trái phép
của cá nhân).
* Hành vi pháp luật quốc tế: Trong khoa học luật quốc tế,
hành vi pháp luật quốc tế đƣợc xác định là hành vi thể hiện ý chí
của chủ thể luật quốc tế mà sự thể hiện đó đƣợc luật quốc tế quy
định ràng buộc với các hệ quả pháp lý xác định. Theo đó thì trong
một hành vi pháp luật quốc tế thƣờng bao gồm sự thể hiện ý chí
của chủ thể luật quốc tế và việc xuất hiện các kết quả pháp lý
quốc tế mà các kết quả này đƣợc luật quốc tế ràng buộc với sự thể
hiện ý chí nêu trên của chính chủ thể. Do đặc điểm về tƣ cách chủ
thể là quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự
quyết hay tổ chức quốc tế nên khái niệm ý chí của chủ thể khi
thực hiện hành vi pháp luật quốc tế không phải theo nghĩa hành vi

tâm lý mà là hành vi của các cơ quan hay thiết chế có thẩm quyền
đƣợc thể hiện công khai thông qua các tuyên bố. Trong thực tiễn
quan hệ quốc tế, hành vi pháp luật rất đa dạng, phong phú. Ví dụ,
theo tính chất của hành vi có thể phân biệt một hành vi hợp pháp
với hành vi bất hợp pháp; xét theo tiêu chủ thể của hành vi có thể
có hành vi đơn phƣơng, hành vi song phƣơng, hành vi đa
phƣơng... Các hành vi pháp luật có thể đƣa đến các hệ quả pháp lý
khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và tính chất của mỗi hành vi.
Tóm lại, có nhiều dạng quan hệ pháp luật quốc tế khác nhau
trong sinh hoạt quốc tế, tùy thuộc vào tính chất, mục đích, lĩnh
vực hợp tác, nội dung hay chủ thể tham gia các quan hệ đó, ví dụ,
có quan hệ pháp luật trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể của
luật quốc tế, nhƣ quan hệ pháp luật ký kết và thực hiện điều ƣớc
11


quốc tế, quan hệ pháp luật hàng không quốc tế, quan hệ pháp luật
về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế; còn nếu căn
cứ vào chủ thể quan hệ thì có thể phân biệt quan hệ pháp luật
quốc tế của quốc gia, của tổ chức quốc tế...
Nhƣ vậy, các quan hệ pháp luật quốc tế có đặc trƣng cơ bản
bởi sự tồn tại của yếu tố trung tâm là quốc gia - chủ thể có chủ
quyền và việc thực hiện quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc
gia do thuộc tính chủ quyền chi phối đã tạo ra sự điều chỉnh khác
biệt của luật quốc tế so với cơ chế điều chỉnh của luật quốc gia.
c. Về sự hình thành luật quốc tế
Sự tồn tại của hệ thống quốc tế mà trung tâm là các quốc gia
đã hình thành một cách khách quan cơ chế thoả thuận trong quá
trình hình thành luật quốc tế. Khi trong quan hệ quốc tế luôn xuất
hiện và hiện hữu tƣơng quan lợi ích riêng của mỗi quốc gia, đặt

bên cạnh lợi ích của quốc gia khác và lợi ích cộng đồn thì các quy
phạm luật quốc tế tất yếu là sản phẩm của sự đấu tranh, nhân
nhƣợng lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình hợp tác và phát
triển.
Quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền loại bỏ quyền lực
siêu quốc gia và những khả năng áp đặt các quy tắc hay quy phạm
bắt buộc cho bất kỳ quốc gia nào khác và thay vào đó bằng việc
thừa nhận thoả thuận là phƣơng thức duy nhất để hình thành hệ
thống các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, có chức năng duy
trì trật tự pháp lý cần thiết đối với cộng đồng quốc tế. Đây cũng là
đặc điểm lý giải cho sự thiếu vắng cơ chế quyền lực chung,
“đứng trên” các quốc gia khi tiến hành các hoạt động liên quan
đến cả hai quá trình hình thành và thực thi các quy phạm của luật
quốc tế.
Trên thực tế, sự hình thành luật quốc tế khác với trình tự xây
dựng luật quốc gia, bởi vì việc hình thành luật quốc tế là quá trình
12


mang tính chất tự nguyện của các quốc gia, thể hiện ở sự tự điều
chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành theo phƣơng
thức thoả thuận công khai bằng quan hệ điều ƣớc hoặc mặc nhiên
thừa nhận quy tắc xử sự trong luật tập quán.
Tính tự điều chỉnh trong hoạt động xây dựng quy phạm luật
quốc tế thƣờng thông qua hai giai đoạn, giai đoạn thoả thuận của
các quốc gia về nội dung quy tắc và giai đoạn thoả thuận công
nhận tính ràng buộc của các quy tắc đã đƣợc hình thành. Việc
hình thành hệ thống quy phạm luật quốc tế theo hai giai đoạn đó
không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thoả
thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ

quyền. Mặc dù quá trình thoả thuận giữa các quốc gia có sự tác
động quan trọng của hoàn cảnh thực tế nhƣng các quy phạm luật
quốc tế đƣợc hình thành vẫn phản ánh đƣợc bản chất của luật
quốc tế là kết quả của sự thoả thuận, nhƣợng bộ lẫn nhau giữa các
chủ thể, hƣớng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, cũng nhƣ vì lợi ích
chung của cộng đồng các quốc gia.
d. Về sự thực thi luật quốc tế
* Khái niệm
Luật quốc tế hiện đại bao gồm các quy phạm pháp luật để một
mặt điều hoà quan hệ lợi ích giữa các chủ thể luật quốc tế, mặt
khác phản ánh bản chất và xu hƣớng phát triển hiện nay của luật
này. Cũng nhƣ luật quốc gia, sự hình thành và phát triển của luật
quốc tế đặt ra yêu cầu tất yếu của việc phải đƣợc thực thi bởi các
chủ thể, tức yêu cầu về việc đƣa các quy định của hệ thống đó vào
đời sống pháp luật của một quốc gia và đời sống của cộng đồng
quốc tế.
Thực thi luật quốc tế là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế
hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của luật quốc tế
đƣợc thi hành và đƣợc tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế.
13


Đây là quá trình các chủ thể luật quốc tế, thông qua các cơ chế
quốc tế và quốc gia (do luật quốc tế quy định) để thực thi các
quyền và nghĩa vụ pháp luật quốc tế. Quá trình này đƣợc tiến
hành bằng nhiều hoạt động pháp lý có liên quan với nhau trong
yêu cầu chung là đảm bảo lợi ích riêng của từng chủ thể phù hợp
với lợi ích chung của cả cộng đồng, hƣớng đến phát triển và ngày
càng hoàn thiện luật quốc tế.
* Tính chất của sự thực thi luật quốc tế

Về phƣơng diện pháp lý, thực thi luật quốc tế thực chất thể
hiện tính hai mặt của quá trình hiện thực hoá các quy định pháp
luật vào đời sống sinh hoạt quốc tế. Hoạt động pháp lý này đƣợc
diễn ra bằng hành vi pháp luật của chủ thể luật quốc tế, theo cơ
chế chung hoặc riêng, trong từng lĩnh vực mà luật quốc tế điều
chỉnh. Tính chất của hoạt động này có thể dƣới dạng xử sự tích
cực (nhƣ hoạt động thực thi) để chủ thể chủ động thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình hoặc là xử sự thụ động (tuân thủ) của chủ
thể để không tiến hành những hoạt động trái với quy định của luật
quốc tế, gây ảnh hƣởng đến trật tự pháp lý quốc tế hay lợi ích của
chủ thể khác. Thực thi luật quốc tế thể hiện đặc trƣng có tính bản
chất của luật này là thông qua cơ chế thoả thuận hoặc sự tự điều
chỉnh của từng quốc gia. Vì vậy, không có cơ chế mang tính
quyền lực quốc tế áp đặt cho quá trình trên, trừ những cơ chế
kiểm soát quốc tế trong những lĩnh vực nhất định, có sự thoả
thuận của các quốc gia. Trong thực tiễn thực thi luật quốc tế, các
quốc gia phải tự điều chỉnh trên cơ sở các quy định của luật quốc
tế đối với các hoạt động thực hiện nghĩa vụ chung của chủ thể luật
quốc tế và những nghĩa vụ cá thể phát sinh từ tƣ cách thành viên
điều ƣớc quốc tế hay tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, trong lĩnh vực
luật quốc tế về quyền con ngƣời, bên cạnh cơ chế quốc tế nhằm
duy trì các hoạt động bảo vệ, phát triển các quyền con ngƣời cơ
bản mà luật quốc tế quy định, từng quốc gia đều xây dựng cơ chế
14


quốc gia (theo quy định của luật quốc tế) để đảm bảo cho các
quyền con ngƣời cơ bản đƣợc thực hiện ở quốc gia đó. Việc tạo
dựng và duy trì hoạt động của cơ chế quốc gia trong lĩnh vực
nhân quyền là nghĩa vụ và trách nhiệm của từng quốc gia.

Hiện nay, việc thực hiện nghĩa vụ thành viên các điều ƣớc
quốc tế hoặc tổ chức quốc tế đang đặt ra những vấn đề lý luận và
thời sự cấp thiết, trong đó, yêu cầu về xây dựng, bảo đảm môi
trƣờng pháp luật và thể chế quốc gia đối với các cam kết quốc tế
của quốc gia trong khuôn khổ quan hệ giữa các quốc gia với nhau
hoặc trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế đang trở thành mối
quan tâm chung của yêu cầu thực thi luật quốc tế.
Khi các quy định của luật quốc tế không đƣợc một chủ thể
thực thi theo đúng yêu cầu (tức có sự vi phạm về nghĩa vụ thành
viên hoặc vi phạm quy định của luật quốc tế) thì pháp luật sẽ
ràng buộc chủ thể vi phạm vào những trách nhiệm pháp lý quốc tế
cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục
lại trật tự pháp lý quốc tế đã bị xâm hại.
Luật quốc tế có các chế tài nhƣng việc áp dụng chế tài của luật
quốc tế do chính quốc gia tự thực hiện bằng những cách thức
riêng lẻ hoặc tập thể (và nhiều trƣờng hợp do cơ quan tài phán
quốc tế thực hiện). Các biện pháp chế tài do quốc gia áp dụng
trong trƣờng hợp có sự vi phạm quy định luật quốc tế của một chủ
thể khác, chẳng hạn nhƣ cấm vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao, sử
dụng các biện pháp hạn chế trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại,
khoa học, kỹ thuật... và ngoại lệ nữa là sử dụng các sức mạnh
quân sự để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp hoặc để chống lại
hành động tấn công vũ trang. Hiện nay, luật quốc tế mở rộng các
biện pháp chế tài do các tổ chức quốc tế đảm nhiệm, với vai trò
chủ yếu của Liên hợp quốc.
Chủ thể luật quốc tế áp dụng nhiều cách thức, biện pháp khác
nhau để đảm bảo cho việc thực hiện và tôn trọng đầy đủ các quy
15



định của luật này. Bên cạnh việc sử dụng điều ƣớc quốc tế và các
cách thức pháp lý khác, các chủ thể luật quốc tế còn tận dụng đến
những yếu tố chính trị - xã hội để tạo động lực cho sự thực thi luật
quốc tế. Ví dụ, vấn đề sử dụng sức mạnh của quan hệ ngoại giao
giữa các quốc gia, hay việc phát huy sức mạnh của nhân dân và
dƣ luận tiến bộ thế giới...
* Vấn đề kiểm soát quốc tế
Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay đã hình thành một loại hình
mới có ý nghĩa tác động đến hoạt động thực thi luật quốc tế của
các quốc gia, đó là Cơ chế kiểm soát quốc tế. Cơ chế này bao
gồm việc yêu cầu các quốc gia trình bày báo cáo (kể cả thanh tra
của thiết chế quốc tế về các báo cáo quốc gia này) hoặc là hoạt
động bảo vệ các báo cáo quốc gia về một lĩnh vực luật quốc tế
nhất định trƣớc cơ quan, thiết chế quốc tế (nhƣ trong lĩnh vực luật
quốc tế về quyền con ngƣời), ví dụ, cơ chế làm và bảo vệ báo cáo
quốc gia của các thành viên CEDAW.
Vấn đề các quốc gia trình bày báo cáo về việc thi hành các
nghĩa vụ đã cam kết trong các điều ƣớc quốc tế và sau đó là việc
thảo luận các báo cáo này tại các cơ quan, thiết chế quốc tế đã
đƣợc áp dụng trong một số lĩnh vực hợp tác theo quy định của
luật quốc tế, ví dụ nhƣ trong khuôn khổ của ILO (Tổ chức lao
động quốc tế), trong Liên hợp quốc đối với một số công ƣớc về
quyền con ngƣời mà Liên hợp quốc thông qua.
Liên quan đến cơ chế thanh sát của Hiệp ƣớc không phổ biến
vũ khí hạt nhân, việc thanh tra quốc tế đƣợc tiến hành nhằm mục
đích đảm bảo việc tuân thủ các điều ƣớc quốc tế và hiện nay có ba
loại thanh tra sau:
Thứ nhất, thanh tra của tổ chức quốc tế, ví dụ, thanh sát của
cơ quan năng lƣợng nguyên tử quốc tế IAEA.
Thứ hai, thanh tra đƣợc thực hiện bởi các quốc gia hữu quan,

16


thành viên của điều ƣớc quốc tế thực hiện nhƣng dƣới sự giám sát
của các cơ quan quốc tế.
Thứ ba, thanh tra chéo giữa các quốc gia thành viên điều ƣớc
quốc tế thực hiện, ví dụ, hoạt động thanh tra đƣợc ghi nhận trong
Hiệp ƣớc về Nam Cực năm 1959.
Có thể thấy, trong chừng mực nhất định, kiểm soát quốc tế
việc thực thi luật quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong tƣơng lai với
tính cách là công cụ nâng cao hiệu quả của luật quốc tế, phòng
ngừa hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia trong nhiều quan hệ
hợp tác quốc tế.
3. Quy phạm luật quốc tế
a. Khái niệm
Quy phạm luật quốc tế là quy tắc xử sự, đƣợc tạo bởi sự thoả
thuận của các chủ thể luật quốc tế và có giá trị ràng buộc các chủ
thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc
tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.
Quy phạm luật quốc tế là hạt nhân của cấu trúc hệ thống luật
quốc tế. Quy phạm luật quốc tế khác với các quy phạm (nhƣ quy
phạm đạo đức, quy phạm chính trị) và các quy tắc khác (nhƣ quy
tắc lễ nhƣợng quốc tế) trong hệ thống quốc tế ở hiệu lực pháp lý
ràng buộc đối với chủ thể luật quốc tế. Cơ sở của hiệu lực bắt
buộc đối với quy phạm luật quốc tế không đƣợc giải thích bằng
sức mạnh của quyền lực siêu quốc gia, do một cơ quan hoặc thiết
chế quốc tế chung thực hiện mà bằng sự thoả thuận của quốc gia
trên cơ sở lợi ích của chính quốc gia đó; bằng ý thức tuân thủ luật
quốc tế của quốc gia, dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhƣ nguyên
tắc Pacta sunt servanda; bằng sức mạnh của dƣ luận tiến bộ thế

giới và bằng bản chất đƣợc điều chỉnh theo một trật tự nhất định
của các quan hệ xã hội khi tồn tại trong điều kiện có nhà nƣớc và
17


pháp luật.
b. Phân loại
Luật quốc tế hiện đại bao gồm hệ thống quy phạm phong phú,
trong đó có một số loại chủ yếu sau:
* Theo giá trị hiệu lực
- Quy phạm mệnh lệnh chung (Jus cogens): Dù đƣợc ghi nhận
ở điều ƣớc hay tập quán quốc tế nhƣng tính chất Jus cogens của
loại quy phạm này đƣợc xem xét ở hiệu lực bắt buộc chung, mang
tính khách quan hoá và có giá trị tối cao đối với mọi chủ thể, mọi
mối quan hệ pháp luật quốc tế. Quy phạm Jus cogens có giá trị
quy định hiệu lực và tính hợp pháp của các quy phạm khác của
luật quốc tế (quy phạm tùy nghi), tức các quy phạm khác phải có
nội dung không trái với quy phạm Jus cogens. Mặt khác, trong
quá trình áp dụng và thực hiện luật quốc tế, các chủ thể không
đƣợc quyền thay đổi nội dung của các quy phạm này và hành vi
nhằm thay đổi chúng bị coi là vô hiệu ngay từ đầu.
Hiện nay, luật quốc tế chƣa có sự xác định thống nhất hệ
thống các quy phạm Jus cogens, ngoài việc thừa nhận chung đối
với hiệu lực là quy phạm Jus cogens của các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế.
- Quy phạm tùy nghi: Là quy phạm mà trong khuôn khổ của
nó cho phép các chủ thể luật quốc tế tự xác định phạm vi quyền,
nghĩa vụ qua lại giữa các bên, trong một quan hệ pháp luật quốc
tế cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Ví dụ, quy phạm về xác
định bề rộng lãnh hải của quốc gia ven bờ tối đa không quá 12 hải

lý, kể từ đƣờng cơ sở theo Công ƣớc Luật biển năm 1982 của
Liên hợp quốc.
Trong luật quốc tế, các quy phạm tùy nghi chiếm đa số, vì bản
chất của luật quốc tế là sự thoả thuận giữa các chủ thể trên cơ sở
lợi ích riêng.
18


* Theo hình thức thể hiện
Căn cứ vào hình thức quy phạm thì những quy phạm kể trên
có thể đƣợc phân biệt thành quy phạm điều ƣớc quốc tế (còn gọi
là quy phạm thành văn) và quy phạm tập quán quốc tế (hay gọi là
quy phạm bất thành văn).
Trong một số loại điều ƣớc quốc tế, nhƣ điều ƣớc điều chỉnh
các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tƣ pháp quốc tế, ngoài các
quy phạm trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của chủ thể
quan hệ pháp luật quốc tế còn có những quy phạm đặc thù, tức
quy phạm không trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của chủ
thể quan hệ pháp luật mà chỉ xác định hệ thống pháp luật nào
đƣợc áp dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật nảy sinh.
c. Mối quan hệ giữa quy phạm luật quốc tế và các quy tắc
khác trong hệ thống quốc tế
* Quy phạm luật quốc tế và quy phạm chính trị
Thực tiễn sinh hoạt quốc tế hiện nay cho thấy, các quy phạm
chính trị ngày càng tăng cả về số lƣợng và có tác động tích cực
đến sự phát triển quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Quy phạm
chính trị đƣợc hình thành thông qua thoả thuận của các chủ thể
luật quốc tế, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và
tận tâm thiện chí để thực hiện cam kết về chính trị đối với các
mục tiêu đã đặt ra.

Quy phạm chính trị thƣờng đƣợc ghi nhận trong các tuyên bố
của quốc gia hoặc trong văn kiện chính trị của hội nghị và tổ
chức quốc tế, chẳng hạn, các tuyên bố quan trọng của ASEAN
(Tuyên bố hoà hợp ASEAN tại Bali 1976, gọi tắt là Tuyên bố
Bali; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung
Hoa ngày 4/11/2002 là sự cam kết chính trị mà hai bên ASEAN
và Trung Quốc cùng đƣa ra nhằm tránh xảy ra xung đột nhƣng
không có ràng buộc về mặt pháp lý). Sự khác nhau cơ bản giữa
19


quy phạm luật quốc tế và quy phạm chính trị là những nghĩa vụ
của quốc gia phát sinh từ các quy phạm chính trị có tính chất đạo
đức - chính trị, chứ không có hiệu lực pháp lý nhƣ quy phạm luật
quốc tế. Khác với quy phạm luật quốc tế, việc thực hiện các quy
phạm chính trị mang tính “năng động, mềm dẻo”, đồng thời tạo ra
các khả năng rộng hơn cho quốc gia trong các hành động thực
tiễn. Những sự khác biệt về hiệu lực pháp lý của quy phạm chính
trị không cản trở các quốc gia thực thi nghiêm chỉnh quy phạm
chính trị trong các quan hệ hợp tác quốc tế, thậm chí nhiều trƣờng
hợp, có thể so sánh với việc thực hiện thoả thuận điều ƣớc quốc
tế.
Nhƣ vậy, xét một cách toàn diện thì một quốc gia hoàn toàn
có thể ràng buộc mình đồng thời với cả quy phạm chính trị và quy
phạm luật quốc tế. Trong trƣờng hợp có sự xung đột giữa quy
phạm luật quốc tế và quy phạm chính trị thì nghĩa vụ của quốc gia
sẽ xác định trên cơ sở của quy phạm luật quốc tế. Do đó, hành vi
thực hiện hay vi phạm của một chủ thể luật quốc tế có thể cùng
xâm hại đến cả hai hệ thống quy phạm khác nhau này nhƣng nếu
một vi phạm pháp luật quốc tế có thể dẫn đến trách nhiệm pháp lý

và ảnh hƣởng tiêu cực đến quan hệ về chính trị trong quan hệ
quốc tế thì một vi phạm quy phạm chính trị không làm phát sinh
trách nhiệm pháp lý quốc tế cho quốc gia vi phạm.
* Quy phạm luật quốc tế và quy phạm đạo đức
Đạo đức là phạm trù hoàn toàn khác với pháp luật, mặc dù
đều là hai yếu tố thuộc thƣợng tầng kiến trúc của một cơ cấu xã
hội. Đạo đức trong khuôn khổ một chế độ xã hội là những quy tắc
xử sự và những chuẩn mực xã hội đƣợc hình thành trên cơ sở
những quan niệm của cộng đồng ngƣời về cái thiện, cái ác, sự
công bằng... còn trong khuôn khổ của cộng đồng quốc tế, đó là
các nguyên tắc hay quy phạm đƣợc toàn thể nhân loại công nhận
20


về cách xử sự công bằng, hợp lý cần phải thực hiện của mỗi quốc
gia. Tuy nhiên, trên phƣơng diện tổng thể, đạo đức của nhân loại
cũng là một phạm trù lịch sử, tồn tại qua từng thời kỳ khác nhau
của lịch sử thế giới.
Giữa quy phạm đạo đức và quy phạm luật quốc tế có sự tác
động qua lại thƣờng xuyên. Trong đời sống sinh hoạt quốc tế,
nhiều trƣờng hợp có sự phù hợp giữa quy phạm đạo đức và quy
phạm luật quốc tế nên quy phạm đạo đức có ý nghĩa là xuất phát
điểm để hình thành quy phạm luật quốc tế, ví dụ, đạo lý coi trọng
hoà bình trở thành quy phạm Jus cogens của luật quốc tế. Nhƣng
bản chất của mối quan hệ giữa hai loại quy phạm cùng tồn tại
trong hệ thống quốc tế hiện nay là phải luôn đƣợc xem xét trên cơ
sở sự thoả thuận của các quốc gia, với sự tôn trọng đúng đắn lợi
ích cộng đồng và tận tâm, thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc
tế, theo các chuẩn mực của luật quốc tế chứ không thể xuất phát
từ chuẩn mực đạo đức chỉ đƣợc đƣa ra bởi một hoặc một số chủ

thể nhất định.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
LUẬT QUỐC TẾ
1. Luật quốc tế cổ đại
Luật quốc tế cổ đại hình thành đầu tiên ở khu vực Lƣỡng
Hà (lƣu vực hai con sông Tigơrơ và Ơphơrát) và Ai Cập
(khoảng cuối thế kỷ 40 đầu thế kỷ 30 TCN), rồi sau đó là
một số khu vực khác nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc và ở phƣơng
Tây nhƣ Hy Lạp, La Mã... Hình thành trên nền tảng kinh tế
thấp kém, quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt, rời rạc, lại bị
cản trở bởi các điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn
chế nên luật quốc tế thời kỳ này mang tính khu vực khép kín,
với nội dung chủ yếu là luật lệ và tập quán về chiến tranh và
ngoại giao. Bên cạnh đó còn có một số quy định của Luật
21


nhân đạo (trong đạo luật Manu của Ấn Độ cổ đại) nhƣ quy
định cấm dùng vũ khí tẩm thuốc độc, vũ khí gây đau đớn quá
mức cho đối phƣơng. Thời kỳ này chƣa hình thành ngành
khoa học pháp lý quốc tế.
2. Luật quốc tế trung đại
Sang thời kỳ này, luật quốc tế có những bƣớc phát triển
mới với sự xuất hiện của các quy phạm và chế định về Luật
biển, về quyền ƣu đãi miễn trừ ngoại giao, xuất hiện cơ quan
đại diện ngoại giao thƣờng trực của quốc gia tại quốc gia khác
(đầu tiên là vào năm 1455). Do kinh tế phát triển nên các quan
hệ quốc tế của quốc gia đã vƣợt khỏi phạm vi khu vực, mang
tính liên khu vực, liên quốc gia. Trên bình diện chung, bắt đầu
hình thành một số trung tâm luật quốc tế (ở Tây Âu, Nga, Tây

- Nam Địa Trung Hải, Ấn Độ, Trung Hoa) và khoa học luật
quốc tế thế kỷ XVI, với những học giả và tác phẩm tiêu biểu
nhƣ “Luật chiến tranh và hoà bình” năm 1625, “Tự do biển
cả” năm 1609 của Huy gô G. Rotius (Hà Lan).
3. Luật quốc tế cận đại
Luật quốc tế cận đại ghi nhận sự hình thành của các
nguyên tắc mới của luật quốc tế nhƣ nguyên tắc bình đẳng về
chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Luật quốc tế phát triển trên cả hai phƣơng diện, luật thực định
(với sự xuất hiện các chế định về công nhận, kế thừa quốc gia,
bổ sung nội dung mới của Luật ngoại giao, lãnh sự, Luật lệ
chiến tranh...) và khoa học pháp lý quốc tế (với sự tiến bộ,
phong phú của các quy phạm, các ngành luật cũng nhƣ kỹ
thuật lập pháp, sự phù hợp của nội dung các quy định luật
quốc tế trƣớc những thay đổi về cơ cấu xã hội cũng nhƣ phát
triển đa dạng của quan hệ quốc tế). Điều đáng nói là sự ra đời
của các tổ chức quốc tế đầu tiên nhƣ Liên minh điện tín quốc
tế (1865), Liên minh bƣu chính thế giới (1879) đánh dấu sự
22


liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốc
gia. Mặt hạn chế của luật quốc tế thời kỳ này là vẫn tồn tại
những học thuyết, những quy chế pháp lý phản động, bất bình
đẳng trong quan hệ quốc tế nhƣ chế độ tô giới, bảo hộ, thuộc
địa...
4. Luật quốc tế hiện đại
Luật quốc tế hiện đại nửa đầu thế kỷ XX chịu tác động sâu
sắc của những thay đổi có tính thời đại sau Cách mạng tháng
Mƣời Nga. Đó là lần đầu tiên, một loạt các nguyên tắc tiến bộ

đƣợc ghi nhận trong nội dung của luật quốc tế nhƣ các nguyên
tắc Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ
quốc tế; Dân tộc tự quyết; Hoà bình giải quyết các tranh chấp
quốc tế... Song song với đó là sự phát triển hiện đại về nội
dung của nhiều ngành luật của luật quốc tế nhƣ Luật biển,
Luật hàng không quốc tế, Luật điều ƣớc quốc tế.
Đến những thập kỷ sau của thế kỷ XX và những năm đầu
thế kỷ XXI, quan hệ pháp luật quốc tế nói riêng cũng nhƣ luật
quốc tế nói chung gắn với xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá.
Có thể nói, một trong những đặc điểm mang tính thời đại
từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay là sự hình thành
và phát triển của hai xu thế toàn cầu hoá và liên kết khu vực,
đƣa các quốc gia một mặt xích lại gần nhau theo hƣớng gia
tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia hay các vùng
lãnh thổ, mặt khác cũng làm tăng lên tính cạnh tranh trong
phát triển kinh tế, xã hội ở những khuôn khổ và cấp độ khác
nhau. Xu thế đó xuất phát từ một số yếu tố cơ bản nhƣ sự
phát triển vƣợt bậc của lực lƣợng sản xuất thế giới; nhu cầu
tất yếu của việc thống nhất thị trƣờng khu vực và toàn cầu do
sự phát triển của kinh tế thị trƣờng; sự gia tăng của các vấn
đề quốc tế trong bối cảnh hoà bình, hợp tác, phát triển; sự tác
động có tính xuyên quốc gia của các công ty đa quốc gia đối
23


với nền kinh tế thế giới và vai trò của các thể chế quốc tế
cũng nhƣ quốc gia đối với sự chuyển đổi chính sách kinh tế,
xã hội tại mỗi quốc gia.
Hiện tại, có thể xuất phát từ nhiều góc độ để nghiên cứu và
đánh giá về toàn cầu hoá nhƣng biểu hiện và tác động chủ yếu

của xu thế này vẫn là từ phƣơng diện kinh tế, xã hội. Trong
phạm vi từng quốc gia cũng nhƣ phạm vi khu vực hay toàn
cầu, xu thế này ngày càng đƣợc định hình phát triển bởi quá
trình hội nhập quốc tế của các quốc gia diễn ra mạnh mẽ. Vì
vậy, phát triển luật quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá là
khách quan. Toàn cầu hoá làm thay đổi, phát triển và ngày
càng hoàn thiện luật quốc tế hiện đại.
Toàn cầu hoá tác động đến tƣơng quan các quan hệ quốc
tế, làm thay đổi sâu sắc, toàn diện chúng trên bình diện toàn
cầu và cũng làm thay đổi diện mạo từng quốc gia. Toàn cầu
hoá kinh tế đã dẫn đến sự hình thành của các thể chế kinh tế
quốc tế mới. Hoạt động của các thể chế này có tác động làm
thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội và hệ thống pháp luật trong
nƣớc của những quốc gia thành viên. Những thay đổi tại từng
quốc gia diễn ra trên cơ sở hình thành một nền tảng pháp lý
quốc tế mới, với sự phát triển ngày càng tăng của quy phạm
luật kinh tế quốc tế hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống các cam
kết quốc tế hình thành trong khuôn khổ các thể chế kinh tế
quốc tế toàn cầu và khu vực hiện nay cũng đang trở thành
công cụ pháp lý phổ biến để điều tiết quan hệ đó. Mặt khác,
trong xu thế hiện nay, vai trò là công cụ, là môi trƣờng hợp
tác quốc tế, là thực thể quan trọng tham gia vào quá trình toàn
cầu hoá của tổ chức quốc tế ngày càng đƣợc khẳng định. Điều
này đặt các quốc gia trƣớc những điều chỉnh hợp lý đối với
việc thực hiện chủ quyền quốc gia. Đó cũng đồng nghĩa với
việc có sự thay đổi nhất định trong hành vi xử sự của chủ thể
24


luật quốc tế trƣớc các vấn đề có tính thời đại mà nổi bật là xu

thế tự do hoá trong các quan hệ trao đổi thƣơng mại quốc tế.
Đối với từng lĩnh vực của luật quốc tế, toàn cầu hoá có tác
động khác nhau, chẳng hạn, là sự gia tăng của nhu cầu phát
triển các quy phạm luật quốc tế có chức năng điều chỉnh quan
hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại, khoa học công nghệ. Xu thế
này đang làm tăng lên sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
và các nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ của
quốc gia trong các khuôn khổ, cấp độ và mở rộng trên nhiều
lĩnh vực khác nhau. Điều kiện của quan hệ quốc tế đó tạo tiền
đề củng cố hệ thống các quy phạm của một số ngành luật (nhƣ
Luật kinh tế quốc tế, Luật môi trƣờng quốc tế, Luật quốc tế về
quyền con ngƣời...). Đây cũng là thời kỳ mà tổ chức quốc tế
khẳng định đƣợc vị thế quan trọng của chủ thể luật quốc tế.
Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng số lƣợng tổ chức quốc tế
các loại có ý nghĩa tạo thuận lợi và cơ hội cho quan hệ hợp tác
giữa các quốc gia phát triển về mọi lĩnh vực. Luật quốc tế vì
thế ngày càng có sự hoàn thiện, mới mẻ, đa dạng, phong phú
về cả nội dung, hình thức tồn tại và cách thức tác động. Việc
phát triển và hiện đại hoá luật quốc tế đã tác động tích cực đến
quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của từng quốc gia.
III. NGUỒN LUẬT QUỐC TẾ
1. Khái niệm
Vấn đề nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về
pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định sự
hình thành của quan hệ pháp luật quốc tế nói riêng và quá trình thực
thi luật quốc tế nói chung.
Về pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các
quy phạm luật quốc tế. Việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của
luật quốc tế hiện vẫn tuân theo cách xác định truyền thống nhƣ
25



×