Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Những vấn đề pháp lý về đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.78 MB, 207 trang )


---- ---—
BỘ T ư PHÁP

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠ! HỌC LUẬT HÀ NỘi

TRẦN THI THƠ

mữHŨ VẤN ĐẼ PHÁP LÝ
VÉ 008

MỒI ĩồ

CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÁC HỢP ĨÁC XÃ

Chuyên ngành

: L u ật K in h tê

M ã sô

‘j-S.05.15

LUÂ'

^NÓI

£9*1
LUẬN ÁN TIÊN Sĩ LUẬT HỌC



Ngưòi hướỉig dẫn khoa học: 1. TS. T rần Ngọc Dũng

2. TS. Hoàng Thế Liên

1
HẢ NỘI - 2001

---------


LỜI C A M Đ O A N

T ôi xin cam đoan đây là công trình
nẹh iên cứu của riêng tôi. C ác s ố liệu nêu
tro n ẹ luận án là trung thực. N hữ ng kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai
c ỏ n ° b ố trong bất kỳ c ô n ° trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Thị Tho


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẤU

5


C hương l : c ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC Đ ổ i MỚI T ổ CHỨC

14

VÀ QUẢN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ

1.1.

Hợp tác xã - sản phẩm tất yếu khách quan của nền sản xuất

14

hàng hoá - những đặc điểm về tổ chức, quản lý họp tác xã
trong cơ chế kinh tế thị trường.
1.2.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tổ chức và quản lý

37

các hợp tác xã.
1.3.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức và quản

48

lý các họp tác xã.
Chương 2: c ơ s ở PHÁP LÝ VÀ THỰC TIÊN CỦA VIỆC Đ ổ i


65

MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ

2.1.

Thực trạng pháp luật về tổ chức và quản lý các hợp tác xã ở

65

Việt Nam.
2.2.

Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã theo Luật Hợp tác

75

xã (1996) và xu hướng phát triển của chúng trong cơ chế kinh
tế thị trườn a.
2.3.

Tinh hình thực hiện Luật Hợp tác xã (1996) - Cơ sở thực tiễn

129

của việc tiếp tục đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã.
Chương 3: MỘT s ố KHUYẾN NGHỊ NHAM TIẾP TỤC HOÀN

141


THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỂ T ổ
CHÚC VÀ QUẢN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ

3.1.

Những định hướng cơ bản của việc tiếp tục đổi mới tổ chức và
quản lý các hợp lác xã trong cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam

141


3.2.

Một số khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy

định

142

pháp luật về tổ chức và quản lý các hợp tác xã.
KẾT LUẬN
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN

180

cứ u LIÊNQUAN ĐẾNLUẬN

185


ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

186

PHỤ LỤC

193


MỞ ĐẦU

1. T ín h cấp thiết cua đề tài

Vào nhũng năm đầu của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới do Đảng
khởi xướng đã bước đầu thu được kết quả. Hiến pháp 1992 được ban hành
đã khẳng định cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện CO' chế kinh tế thị
trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự nshiệp này đã trở thành ý chí
thống nhất của toàn Đảng, toàn dân.
Những thành tựu của côns cuộc đổi mới đã ảnh hưởng sáu sắc đến
toàn bộ đời sống kinh tế xã hội Việt Nam. Hàng loạt những vấn đề mới xuất
hiện và cũna hàng loạt vấn đề của cơ chế cũ đang được xem xét, nhìn nhận
lại, thậm chí đứng trước nguy cơ: tồn tại hay không tồn tại ? Câu hỏi này
được đặc biệt đặt ra đối với các hợp tác xã - hình thức tổ chức kinh tế tâp
thể - một trong hai thành phần kinh tế cơ bản của cơ chế kế hoạch hoá tập
trung đã từng tồn tại gần 40 năm nay.
Trong thời kỳ cao điểm (nãm 1987) cả nước có 33.000 hợp tác xã
với hàng triệu lao độns. Đến năm 1990 giảm xuống còn 13.000 hợp tác xã
với 450.000 lao động và năm 1991 chỉ còn 6.900 hợp tác xã vói 337.000 lao

động. Như vậy, năm 1991 so với năm 1987 khu vực kinh tế tập thể đã giảm
70% số cơ sở và 72% số lao động [21, tr. 86]. Có thể nói đây là một sự suy
giảm, tan rã đáng báo động, tạo nên những tác độns không nhỏ đối với nền
kinh tế cũng như đối với tâm lý của hàng triệu nsười lao động đã và đang
làm việc trong loại hình tổ chức kinh tế này. Hợp tác xã đã trở thành mối
quan tâm lớn của toàn xã hội Việt Nam trong những năm đầu của côna
cuộc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Trong điều kiện mới, với sự hội
nhập quốc tế và khu vực, bằng sự đánh giá khách quan, khoa học giữa


/

6

phoníi trào hợp tác hóa cua Việt Nam với thế giới, chúng ta càng nhận thức
lõ hơn nhữnc bất hợp lý của mô hình họp tác xã - tập thể hóa.
Năm 1996. trước những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn cuộc sống,
Luật Hợp tác xã đã được ban hành. Đây là một cơ sỏ' pháp lý quan trọng,
ụo môi trường thuận lợi cho việc tổ chức và hoạt động của các họp tác xã
1iếu mới. T uy nhiên, qua 4 năm thi hành, do nhiều nguyên nhân chủ quan

\à khách quan việc áp dụng và thực hiện Luật Hợp tác xã vẫn còn nhiều bất
cập. Do đó, ngay cả khi Luật Hợp tác xã đã được ban hành, vấn đề đổi mới
tS chức và quản lý các họp tác xã theo Luật vẫn là một vấn đề cấp bách và
tiiết thực bởi vì, sự thi hành pháp luật còn quan trọng hơn là sự tạo ra nó.
Vấn đề khônc còn là có tổn tại nữa hay không mà là: các họp tác
xã ở Việt Nam cần được đổi mới như thế nào để có được bản chất của các
họp tác xã truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm nay trên thế giới, để tiếp
tũc hoạt động m ột cách có hiệu quả trong cơ chế kinh tế mới hiện nay ỏ'
nước ta? Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: 'N hững vấn đ ề pháp lý vê đôi mói tổ

chức và quản lý các họp tác xa để làm luận án tiến sĩ luật học của mình.
Cùng với các công trình nghiên cứu khác, Luận án này sẽ góp phần đưa
Luật Họp tác xã vào cuộc sống, phát huy tác dụng trong công cuộc hợp tác
hóa, xây dựng các họp tác xã kiểu mới trone nền kinh tế thị trường hiện nay
ỏ Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Họp tác xã đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam trong suốt hơn 40
rúm qua, thực tế đã cho thấy họp tác xã hàm chứa và phản ánh các vấn đề


lịch sử - chính trị

-

kinh tế và xã hội. Chính sự chi phối rộng lớn nêu trên

n à vấn đề họp tác xã đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
kioa học dưới những góc độ rất khác nhau. Đặc biệt, trong cơ chế kế hoạch
hóa tập trune, hợp tác xã được nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ kinh tế - xã
hòi, có thể kể tên một số tác giả, tác phẩm như:


7

- Hợp tác xã và thời vàn (Ị son của kinh tế íỊĨa đình (Trần Đức - Nxb
Tu tưởns văn hóa - Hà Nội, 1981);
- Chốn ọ, quan liêu, bcio cấp trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất
(Vũ Trọng Khải, Nguyễn Thế Văn - Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1986);
- T ổ chức và quán lý hợp tác xã tiểu thủ cônẹ nẹhiệp (Phạm Đắc
Duyên, Trần Hải Hiệp - Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987);

- Hoàn thiện khoán sản phẩm thực hiện hạch toán kinh doanh xã
hội chủ nghĩa trong hợp tác xã nông nghiệp (Hữu Thọ - Nxb Sự thật - Hà
Nội, 1989);
- Đổi mới mô hình hợp tác x ã sản xuất nông nghiệp ở huyện An Lão
- Hải Phòng (Lê Đình Thắng, Đoàn Vãn Dân, Ngô Đức Cát - Nxb Chính trị
Quốc gia - Hà Nội, 1995);
- Khảo sát các hình thức tổ chức hợp tác của nông dân nước ta hiện
nay (Đào Thế Tuấn chủ biên - Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội, 1995)...
Do đặc thù của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc nghiên cứu vấn
đề hợp tác xã dưới góc độ pháp lý hầu như chưa được đề cập đến trong thời
kỳ này.
Công cuộc đổi mới của đất nước trong những năm qua đã mang đến
nhiều biến chuyển sâu sắc và toàn diện trong đòi sống xã hội. Quản lý xã
hội bằng pháp luật đã trở thành một nguyên tắc hiến định của cơ chế kinh tế
thị trường. Quá trình xây dựng và ban hành Luật Hợp tác xã đã là một sự
kiện chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó có
các nhà nghiên cứu. Một số đề tài khoa học về hợp tác xã đã được triển khai
nghiên cứu như:
- Luận cứ khoa học về đổi mới tổ chức, hoại độn° và quản lý hợp
tác xã tronq nền kinh tế thi trườn % ở nước ta - Hà Nội, 1995 (Đề tài
KX.03.15 do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Quýnh chủ nhiệm đề tài);


8

- Phát triển và đổi mới quản lý hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã Hà Nội. 1997 (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Bích - Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếT rung ương);
- Kinh tế hợp tác - M ột số vấn đề lý luận và thực tiễn - Hà Nội 1998 (Hội đồng Trung ương Liên minh các hợp tác xã Việt Nam)...
Bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu hợp tác xã dưới góc độ kinh tế, xã
hội, việc nghiên cứu, xem xét hợp tác xã dưới góc độ pháp lý được đặt ra

một cách bức xúc và cấp thiết, nhằm giải quyết các vấn đề về lý luận và
thực tiễn đối vói tổ chức kinh tế họp tác xã trong cơ chế kinh tế mới. Trong
lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành, những năm gần đây đã có một số Luận
án cao học đề cập đến vấn đề này, như:
- Những vấn đê pháp lý về đổi mới hoạt đô no sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ của các doanh nghiệp tập th ể - Nguvễn Đức Long, 1996.
- C h ế độ pháp lý x ã viên hợp tác xã - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn - Nguyễn Thị Ngọc Hà, 1997.
- So sánh Luật Hợp tác xã ở một s ố nước trên th ế giới - Phan Hùng
Dũng, 1997.
- M ột s ố vấn đề pháp lý cơ bản trong quá trình chuyển đổi hợp tác
x ã - Hoàng Thị Vịnh, 1999...
Tinh hình nghiên cứu nêu trên cho thấy:
- Ngay cả trong cơ chế kinh tế mới, hợp tác xã vẫn chủ yếu được
nghiên cứu dưới góc độ kinh tế - xã hội, hiện có rất ít các chuyên gia
nghiên cứu về hợp tác xã dưới góc độ khoa học pháp lý, do đó các công
trình nghiên cứu cũng như các bài viết tham khảo về vấn đề này vừa ít, vừa
thiếu tính chuyên sâu;
- Các công trình nghiên cứu chuyên ngành về họp tác xã dưới cóc
độ pháp lý nêu trên cũng mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh cụ thể của


9

hợp tác xã. chưa có cônc trinh nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn
diện, có hệ thống về việc đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã dưới
cóc đo pháp lý theo Luật Họp tác xã (1996).
Do đó, việc đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã dưới góc độ
pháp lý vẫn đang là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc
hơn tron 2 khoa học pháp lv và đây là luận án tiến sỹ luật học đầu tiên

nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam.
3.

Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của

luận án
* Mục đích

Trước yêu cầu của việc bảo đảm tổ chức và hoạt động của các hợp
tác xã ỏ Việt Nam phù họp với cơ chế kinh tế mới, mục đích của luận án là
làm sáng tỏ về mặt lv luận một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề
pháp lý về đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã để từ đó góp phần giải
quyết các vướng mắc liên quan đến việc thực hiện chê định vê tổ chức và
quản lv các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (1996).
* Nhiệm vụ

Với mục tiêu trên, tác giả luận án đặt ra cho mình các nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
-

Vẻ mặt lý luận: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của

các hợp tác xã trên thế giới và ở Việt Nam; nghiên cứu quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin và quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản
Việt Nam về hợp tác xã để khẳng định, làm sáng tỏ cơ sỏ' lý luận của việc
đổi mói tố chức và quản lý các họp tác xã;

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chế định tổ chức
và q.iản lý các hợp tác xã trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, đồn? thời so
sánh với pháp luật của các nước trên thế giới về chế định này để khẳng



10

định, làm sánc tỏ cơ sở pháp lý của việc đổi mới tổ chức và quản lý các họp
tác xã.
- Vé mặt thực tiễn: Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện Luật Hợp tác
xã qua 4 năm triển khai (đặc biệt là về tổ chức và quản

lýcác hợptác xã),

trên cơ sở những vướng mắc, bất cập của quá trình này để đềxuấtnhững
khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện chế định về tổ chức và quán lý các
hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (1996) nói riêng và pháp luật về họp tác xã
nói chung.
* Đôi tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về hợp tác xã dưới góc độ pháp lý mà cụ thể là
về chế định tổ chức và quản lý các họp tác xã.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ những điểm mới về tổ chức và quản lý các
họp tác xã với 2 nội dung:
- Đổi mới quản lý nhà nước đối với hợp tác xã;
- Đổi mới tổ chức và quản lý nội bộ hợp tác xã.
4.

Co sỏ lý luận và phương pháp nghiên cứu

Co' sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nchĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của

Nhà nước về tổ chức và quản lý các hợp tác xã, những thành tựu của các
khoa học: triết học, lôgíc học, sử học, kinh tế học...
Với mục đích là đưa ra một số nguyên lý về các giải pháp về đổi
mới tổ chức và quản ]ý các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (1996), công
trình này thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng và chủ yếu sử dụng phương
pháp nghiên cứu lý thuyết. Chất liệu cho việc nghiên cứa bao gồm những
khái niệm, quy luật, các tư liệu, số liệu đã được công bố trong các cônc
trình nghiên cứu có liên quan.


Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế đã tồn tại hơn 40 năm qua ỏ' Việt
Nam nén thônc qua việc nghiên cứu tư liệu, luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu tiếp cận lịch sử (bao sốm sưu tầm tư liệu, phân tích tư liệu, tổng
hợp tư liệu) để sắp xếp tư liệu (các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, các công trình nchiên cứu có liên quan) làm tái hiện tình
hình tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung;
giải thích thực trạng nêu trên trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Hợp tác xã là một kiểu quan hệ sản xuất, là một phạm trù kinh tế chính trị. Do đó. phương pháp nghiên cứu nền tảng là phép duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú trọng dùng lý luận về hình
thái kinh tế - xã hội để lý giải nhũng vấn đề có liên quan.
Mặt khác, đây là đề tài mang tính chuyên ngành về Luật Kinh tế, đi
sâu nghiên cứu về tổ chức và quản lý các hợp tác xã, nên trong quá trình
nghiên cứu, luận án còn sử dụng phương pháp so sánh: so sánh tổ chức và
quản lý các hợp tác xã ở Việt Nam trohg 2 cơ chế quản lý (cơ chế kế hoạch
hóa tập trung và cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa); so sánh tổ chức và quản lý các hợp tác xã ỏ'
Việt Nam với các nước trên thế giới và khu vực trong khuôn khổ pháp lý;
qua đó nhìn nhận, đánh giá một cách có hệ thống và sâu sắc về những cái
được và chưa được những vấn đề về tổ chức và quản lý các họp tác xã để đề
xuất một số nguyên lý và giải pháp trong vấn đề này.

5. Những đóng góp mói của luận án
Đây là cổng trình nghiên cứu đầu tiên trong chuyên ngành Luật Kinh
tế Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống chế định tổ chức
và quản lý các hợp tác xã cũng như thực tiễn triển khai thi hành Luật Họp
tác xã (1996). Từ đó, tác giả luận án đã đưa ra những cơ sỏ' lý luận, cơ sở pháp
lý về đổi mới tổ chức và quản lý các họp tác xã và đề xuất những khuyến
nghị nhầm tiếp tục hoàn thiện chế định này. Trong luận án này, lần đầu tiên:


12

- Khẳng định những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin có liên
quan trực tiếp đến phạm vi nghiên cứu của luận án;
- Hệ thống hóa những chỉ thị, nghị quvết của Đảng Cộng sản Việt
Nam về tổ chức và quản lý các hợp tác xã; làm sáng tỏ quá trình đổi mới tư
duv lý luận của Đảng về vấn đề này trong những năm qua;
- Hệ thống hóa những văn bản quv phạm pháp luật của Nhà nước về
tổ chức và quản lý các hợp tác xã; khẳng định vai trò quan trọng của quản
lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với các hợp tác xã nói riêng trong cơ chế kinh tế thị
trường hiện nay ở Việt Nam;
- So sánh, phán tích chế định về tổ chức và quản lý các hợp tác xã ở
Việt Nam theo Luật Họp tác xã (1996) với Luật Hợp tác xã một số nước
trên thế giới để từ đó lý giải nhữns điểm giống và khác nhau trong chế định
này của Việt Nam và các nước; tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm
của các nước trong vấn đề này;
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc đổi
mới tổ chức và quản ]ý các hợp tác xã đồng thời đưa ra các khuyến nghị
nhằm tiếp tục hoàn thiện chế định này của Luật Hợp tác xã (1996).
6. Ý n gh ĩa lý luận và thực tiễn của luận án


*

Vê lý luận: Luận án là công trình nghiên cún lý luận đầu tiên đề

cập đến việc làm sáng tỏ một cách toàn diện và có hệ thống chế định tổ
chức và quản lý các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (1996). Những đóng
góp mới về mặt khoa học đã được nêu trên, trong quá trình viết luận án, tác
giả đã công bố kết quả nghiên cứu trong các tạp chí chuyên ngành (Những
điều cân bàn thêm khi sử dụng thuật ngữ "Kinh tế hợp tác" - Tạp chí Dán
chủ và Pháp luật - Cơ quan của Bộ Tư pháp - số 5/ 2000; Xã viên hợp tác x ã
và chê độ bảo hiểm x ã hội - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật - Trung tâm
Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - số 6 (146) - 2000; T ổ chức lại, giải


13

hẻ, phá sản hợp tác x ã - M ột s ố vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện Luật Hợp
ác x ã năm 1996 - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Cơ quan của Bộ Tư
oháp - số 10/ 2000; Một s ố vấn đề về hợp tác x ã cổ phần ở Việt Nam hiện
nay - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Cơ quan của Bộ Tư pháp - số 3/2001...).
*

V ề thực tiễn: Luận án góp phần vào việc đánh giá, tổng kết tình

hình thực hiện pháp luật về hợp tác xã trong 4 năm qua; nêu lên những tồn
tại, vướng mắc về mặt tổ chức và quản lý hợp tác xã; qua đó đề xuất các
khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp tác xã ở Việt Nam
hiện nay.
Ngoài ra, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong

công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở giáo dục đào tạo,
tậc đại học về chuyên ngành Luật Kinh tế và các Viện nghiên cứu về khoa
học pháp lý.
7. Bỏ cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
luc, luận án gồm 165 trang với 3 chương, 8 tiết.


14

Chương 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÔI MỚI
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ

1.1. HỢP TÁC XÃ - SẢN PHẨM TÁT YẾU KHÁCH QUAN CỦA NEN
SẢN XUẤT HÀNG HÓA - NHŨNG ĐẶC ĐIỂM VỀ T ổ CHỨC, QUẢN LÝ HỢP
TÁC XÃ TRONG C ơ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1. Tính tất yếu khách quan của sự hợp tác trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh
Hoạt động sản xuất là đặc trưng riêng có của con người và xã hội
loài người. Do bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
nên hoạt động sản xuất của con người mang tính xã hội. Những cuộc phân
công lao động xã hội trong lịch sử có một ý nghĩa quan trọng trong tiến
trình phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Nó
không những tạo tiền đề cho quá trình chuyên môn hóa cao độ mà đồng
thời còn làm xuất hiện nhu cầu liên kết, họp tác giữa những người lao động
với nhau trong hoạt động sản xuất, v ề vấn đề này Mác đã khẳng định:
Người ta khóng thể sản xuất được nếu không kết họp với
nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi

hoạt độns; với nhau. Muốn sản xuất được người ta phải có nhũng
mối liên hệ và quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trong phạm vi
những mối liên hệ và quan hệ đó thì mới có sự tác độn 2 của họ
vào giói tự nhiên, tức là sản xuất [44, tr. 552].
Quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất đã làm xuất hiện các
ngành nghề, tăng cường nhu cầu trao đổi, mua bán sản phẩm và tạo tiền đề
cho sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa. Sự hợp tác trong quá trình sản xuất
tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh. Theo Luật


15

Doanh nehiệp (1999): "Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất
cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ san phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" (khoản 2,
Điều 3). Với nội hàm rộng lớn này, có thể khẳng định rằng: quá trình kinh
doanh bao gồm hàng loạt các mối quan hệ đan xen, chằng chịt; từng khâu,
từng công đoạn của quá trinh kinh doanh có quan hệ nhân quả, quyết định
lẫn nhau bởi thị trường là thống nhất và kinh doanh là một chu trình mở. Do
đó, sự hợp tác trong quá trình kinh doanh là một nhu cầu tự thân.
Nhu' vậy, sự hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là một tất
yếu khách quan và là một trong những hình thức biểu hiện của quan hệ sản
xuất. Nó được thiết lập trong mọi phương thức sản xuất của xã hội loài
người. Do tác động của nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan, các
quan hệ hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh được thiết lập dưới
nhiều hình thức khác nhau về tính chất, mức độ và nội dung.
Mục tiêu đơn giản nhất và khái quát nhất của sư hợp tác trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh là: sự phối hợp với nhau nhằm đạt một hiệu quả
kinh tế cao hơn là không hợp tác. Hiệu quả kinh tế này quyết định nội dung,
cách thức và mức độ của sự họp tác. Nó có thể được diễn ra trong một hoặc

nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh và xét đến cùng thì bản
chất của mọi sự hợp tác này được dựa trên hai yếu tố: tiền vốn hoặc con
người. Từ đó mà hình thành các cấp độ khác nhau về mục tiêu của sự họp
tác, như: hợp tác để đủ sống, họp tác để làm giàu, họp tác để cạnh tranh và
hợp tác để độc quyền. Tương ứng với các mục tiêu đó, trên thực tế đã xuất
hiện các hình thức cụ thể của sự hợp tác như: tổ họp tác, các nhóm kinh
doanh, các họp tác xã và các loại hình công ly (công ty đối nhân hoặc công
ty đối vốn).
Không chỉ trong nền sản xuất tự cấp, tự túc hay sản xuất hàng hóa
giản đơn mà ngay cả trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng như trên


16

thế giới luôn tồn tại nhũng quan hệ hợp tác giản đơn, theo vụ việc dưới các
hình thức: tổ hợp tác, tổ đổi công, tổ vần công v.v... Kiểu hợp tác này theo
pháp luật Việt Nam thường là khônạ có tư cách pháp nhân, được điều chỉnh
theo Bộ luật Dân sự. Theo đó, các tổ hợp tác được hình thành rrên cơ sỏ' hợp
đồng hợp tác, có chứng thực của Ưy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; có
từ 3 người trỏ' lên, cùng góp tài sản, công sức để thực hiện các công việc
nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm dân sự, là chủ thể của
các quan hệ dân sự theo nội dung và thời hạn của họp đồng hợp tác.
Sự hợp tác này là tiền đề dẫn đến việc thành lập các công ty đối
nhân. Thành viên của các công ty này là những người quen biết, tin cậy
lẫn nhau như anh em, họ hàng, bạn bè thân thiết. Đặc điểm của công ty
đối nhân là: không có tư cách pháp nhân, không có sự tách bạch về tài sản
cá nhân thành viên công ty với tài sản của cổng ty, các thành viên liên đới
chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty (công ty họp
danh) hoặc ít nhất có một thành viên (thành viên nhận vốn) chịu trách
nhiệm vô hạn (công ty họp vốn đơn giản), ơ nước ta trước đây, theo Nghị

định 66 - HĐBT ngày 2/3/1992, kiểu công ty này được gọi là nhóm kinh
doanh. Theo Luật Doanh nghiệp (1999) đây là các công ty hợp danh - một
loại công ty đối nhân điển hình.
Trong nền kinh tế thị trường, để các giao lưu dân sự - kinh tế được
thiết lập một cách an toàn và ổn định, các chủ thể kinh tế thường tiến tới
thiết lập quan hệ họp tác một cách chặt chẽ, có tổ chức dưới hình thức các
công ty đối vốn. Các công ty đối vốn có đặc điểm cơ bản là có tư cách pháp
nhân, chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của công ty, các thành viên của
công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp. Công ty cổ phần
là loại công tv đối vốn điển hình.
Với ưu điểm nổi bật là khả năng tập trung vốn để mỏ' rộng quy
mô kinh doanh tạo thế đứng vững trên thị trường và phân tán rủi ro trong

k.


17

nền kinh tế thị trường, các công ty đã đáp ứng dược yêu cầu của nhiều
nhà kinh doanh cũng như những người có vốn nhưng không có khả năng
kinh doanh. Các công ty (công ty thương mại) là sự liên kết của hai hay
nhiều người (hoặc tổ chức) góp vốn thành lập để kinh doanh với mục đích
kiếm lời.
Họp tác xã là một kiểu hợp tác, liên kết khác của những người lao
động tự nguyện góp vốn, góp sức nhằm phát huy sức mạnh của tập thể, giúp
nhau thực hiện một cách có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ. Đây vừa là một tổ chức kinh tế, vừa là một tổ chức xã hội.
Nó được thành lập nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích của
người lao động; đồng thời nó là một hiệp hội của những người cùng nghề
nghiệp, cùng cảnh ngộ liên kết lại để giúp đỡ nhau.

Họp tác trong hoạt dộng sản xuất, kinh doanh là một quy luật, là
một phương thức làm ăn. Nó đối lập với kiểu làm ăn cá thể, riêng lẻ mà
biểu hiện cụ thể là nó tạo lập nên một tài sản chung để duy trì hoat đông
sản xuất, kinh doanh của tổ chức đó. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin thì, quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng nó được hình thành
một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan. Mác viết:
"Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan
hệ nhất định, tất yếu không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan
hệ sản xuất. Những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất
định của lực lượng sản xuất vật chất của họ" [46, tr. 14].
Hợp tác xã là sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa đã phát triển đến
một trình độ nhất định trên cơ sở phân công lao động xã hội phát triển và
chuyên môn hóa sản xuất. Trong đó đại bộ phận hoặc toàn bộ sản phẩm đều
trở thành hàng hóa đem trao đổi trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng. Theo đà phát triển của kinh tế hàng hóa, quy mô sản xuất
ngày càng mở rộng, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao thì quá


18

trình sán xuất ncàv càng liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau một cách hữu cơ. Nó
làm nảy sinh yêu cầu hợp tác lao động và cung ứng dịch vụ các loại và tạo
tiền đề

cho sự ra đời và phát triển của hợp tác xã.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của phong

tác xã

trào hựp


trên thẻ giới - Các mô hình họp tác xã
Lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện

của một hình thức tổ chức trong hoạt động sản xuất vào cuối thế kỷ XIX tại
nước Anh. Đó là họp tác xã tiêu dùng của 28 người thợ dệt ở thị trấn
Rochdale được thành lập vào năm 1844. Mục tiêu của họ là nhằm mua được
hàng hóa rẻ hơn và có chất lượng tốt hơn so với hàng hóa của các cửa hiệu
tư nhân, thi hành các biện pháp để nâng cao lợi ích vật chất, cải thiện địa vị
của xã viên và đòi sống gia đình của họ. "Hội của những người khởi xướng
về sự công bằng ở Rochdale" còn đề ra một loạt nguyên tắc và phương pháp
kinh doanh của hợp tác xã.
Tác dụng thực tế của họp tác xã tiêu dùng Rochdale đã thúc đẩy sự
ra đời của hàng loạt hợp tác xã tiêu dùng ở nước Anh. Đến đầu thập kỷ 60
của thế kỷ XIX, ở nước Anh đã có 460 hợp tác xã tiêu dùng với 100.000 xã
viên. Tiếp sau đó phong trào hợp tác xã đã lan rộng sang các nước châu Âu
và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở Pháp, Đức, Hà Lan và Đan Mạch. Vì sao
phong trào hợp tác xã lại xuất phát từ nước Anh và phát triển mạnh mẽ
trước hết ỏ' những nước này?
Từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII đã diễn ra thời kỳ quá độ
từ Chủ nghĩa phong kiến sang Chủ nghĩa tư bản. Đó chính là giai đoạn
chuyển nền kinh tế hàng hóa giản đơn sang nền kinh tế thị trường. Nhiệm
vạ của giai đoạn này là tích lũy những tiền đề cần thiết cho sự ra đời và phát
triển của kinh tế thị trường. Việc tích lữv nguyên thủy của tư bản gắn liền
với việc phát triển thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương đóng vai trò
quan trọng trong việc làm giàu của giai cấp tư sản ỏ' một loạt các nước Tây


19

Au, đặc biệt là nước Anh và Hà Lan. Tiếp đó. việc hình thành thị trường sức

lao động cũng được diễn ra song song với việc hình thành thị trường vốn.
Chú nghĩa tư bản không nhữne chỉ phát triển trong thương nghiệp mà còn
mạnh dần sang cả lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, đã diễn ra sự tước đoạt
ruộnc đất của nông dân, vô sản hóa nông dân. hình thành thị trường sức lao
động đônc đảo. giúp cho sự phát triển của các doanh nghiệp tổ chức theo
kiểu kinh tế thị trườn 2;. "Lịch sử ghi nhận rằng: nước nào diễn ra cách mạng
về ruộng đất sớm và triệt để thì ở đó kinh tế thị trường sẽ phát triển sớm và
mạnh mẽ" [30. tr. 21]. Ngay từ thế kỷ XV nước Anh đã đẩy mạnh chính
sách trọng thương buôn bán, cướp bóc thuộc địa, giải phóng nông dân khỏi
xiềng xích phong kiến, thực hiện chế độ kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư
bản chủ nghĩa.
Với vị trí là một cường quốc công nghiệp, nước Anh là nơi diễn ra
một cách điển hình nhất, tập trung nhất quá trình hình thành và phái triển
nền kinh tế thị trường. Cùng với những ưu việt, những thắng lợi thu được,
nước Anh cũng là nơi diễn ra sự bần cùng hóa người lao động, vô sản hóa
nông dân một cách gay gắt nhất. Nó đưa người sản xuất nhỏ vào bước
đường cùng. Song, với sự phát triển rộng rãi của các hình thức thị trường nó
cũng đồng thời mở ra cho họ một khả năng to lớn và phù hợp với nguyên
vọng của họ, đó là: họp tác với nhau trong sản xuất và kinh doanh nhằm đạt
được một hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo nên một sức mạnh để cạnh tranh
nhằm tồn tại và phát triển trong cơ chế đào thải khốc liệt của kinh tế thị
trường. Sự họp tác của những người lao động đã hình thành nên các hợp tác
xã ở Anh và lần lượt ở các nước khác khi nền kinh tế thị trường đã phát
triển ở một mức độ nhất định.
Vào cuối thế kỷ XIX, khi phong trào hợp tác xã ờ nhiều nước đã
phát triển mạnh mẽ về số lượng và hình thành liên hiệp hợp tác xã ở từng
quốc gia thì mối eiao lưu quốc tế của phong trào hợp tác xã cũng ngày


20


càníi cán thiết. Do đó, ncày 19 tháng 8 năm 1895 Đại hội thành lập Liên
minh hợp tác xã quốc tế đã được triệu tập lại London (Anh) với sự tham
cia của các hợp tác xã cấp quốc gia của 10 nước ỏ' châu Âu, cháu Á và
cháu Đại dương. Tại Đại hội này, Liên minh các hợp tác xã quốc tế
(ICA) đã được thành lập và thông qua Điều lệ với 12 khoản. Vào năm
1896, lá cờ màu cẩu vồng đã trở thành biểu tượng của phong trào họp tác
xã quốc tế.
Trải qua hơn 150 năm phát triển, đến nay tổ chức kinh tế hợp tác xã
đã tồn tại rộng khắp các nước, bao gồm cả các nước phát triển và các nước
đang phát triển. Họp tác xã đã trở thành một hình thức kinh tế mang tính
chất quần chúng phổ biến nhất trên thế giới với tổng số gần 700 triệu người
(trong đó châu Á có tới trên 400 triệu người) của 82 quốc gia.
Lịch sử hình thành và phát triển của phong trào hợp tác xã hơn 150
năm qua trên thế giới đã cho thấy đặc điểm nổi bật là: mô hình họp tác xã hợp tác hóa ở các nước có nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa từ giữa
thế kỷ XIX phát triển liên tục cho đến nay và đi vào ổn định, ở trên 100
nước với gần 700 triệu thành viên. Còn mô hình họp tác xã - tập thể hóa ở
các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thuộc hệ thống xã hội chủ
nghĩa trước đây, bao gồm 13 nước với hơn 200 triệu thành viên, xuất hiện từ
đầu những năm 30 và phát triển đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Các
họp tác xã theo mô hình này đã trải qua nhũng bước thăng trầm, không ổn
định dẫn đến khủng hoảng, tan rã hàng loạt và chuyển đổi thành những tổ
chức kinh tế khác nhau. Đó chính là hai mô hình hợp tác xã, hai kiểu quan
hệ hợp tác khác nhau về bản chất: hợp tác xã thiết lập trên

CO'

sở quan hệ

hợp tác hóa và họp tác xã thiết lập trên cơ sở tập thể hóa ruộne đất và tư liệu

sản xuất. Qua nghiên cứu các mặt nội dung của quan hệ sản xuất và các
mối liên quan đến hợp tác xã, có thể nêu lên một số đặc điểm khác nhau cơ
bản của hai mô hình họp tác xã này như sau:


21

MÔ HÌNH

MỎ HÌNH

HỢP TÁC XÃ - TẬP THỂ HOA

HỢP TÁC XÃ - HỢP TÁC HOA

1. Môi trường tồn tại

- Là sản phẩm của cơ chế kế hoạch

- Là sản phẩm của các nước phát

hóa tập trung thuộc các nước xã

triển theo cơ chế kinh tế thị

hội chủ nghĩa.

trường.
2. Vị trí của các loại hình họp tác xã


- Các hợp tác xã sản xuất tập - Các hợp tác xã dịch vụ phát triển
trung chiếm đa số, các hợp tác

mạnh mẽ. Một số nước (Pháp,

xã mua bán, tín dụng giữ vị trí

Mỹ) cũns; có loại hình hợp tác xã

khiêm tốn.

sản xuất nông nghiệp nhưng số
lượng không nhiều, quy mô nhỏ.

1

.3. Q uan hệ sỏ hữu

- Tiến hành tập thể hóa ruộng đất - Không tiến hành tập thể hóa.
và các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Xã viên từ hữu sản trở thành
vô sản.

- Xã viên là chủ sở hữu các tư liệu
sản xuất và tư liệu lao động.

- Sở hữu cá nhân không được thừa nhận. - Sỏ' hữu cá nhân được thừa nhận.
4. Q u an hệ tổ chức, quản lý

- Tập thể Ban quản trị lãnh đạo - Là quan hệ chỉ huy, sự quyết

theo nguyên tắc: Tập thể lãnh

đoán của người đứng đầu hợp tác

đạo, cá nhân phụ trách. Vai trò

xã được coi trọng.

của cá nhân bị xem nhẹ.
- Xóa bỏ kinh tế hộ gia đình, tiến
hành sản xuất tập trung.

- Duy trì. hỗ trợ và phục vụ kinh tế
hô gia đình, không tiến hành sản
xuất tập trung.


22

- Quan hệ giữa xã viên và hợp tác - Quan hê ciưa xã viên và hơp tác
xã là quan hệ phụ thuộc. Xã viên

xã là quan hệ bình đắng, hợp tác

là người lao động hưởng thù lao

giữa hai chủ thể kinh tế. Xã viên

trong hợp tác xã.


là người làm chủ các tư liệu sản xuất.
5. Quan hệ phân phối

- Phân phối sản phẩm lao động - Tiến hành trả công iheo lao
mang nặng tính bình quân thông

động, theo mức độ sử dụng các

qua chế độ công điểm.

dịch vụ của họp tác xã, xã viên

được hưởng lợi nhuận trên vốn
góp6. Quan hệ giữa Nhà nước với hợp tác xã
- Là đơn vị kinh tế thực hiện kế - Nhà nước ban hành Luật về họp
hoạch do Nhà nước giao; nhận

tác xã để quản lý và khuyến

nguồn vốn và vật tư, thiết bị do

khích hợp tác xã phát triển.

Nhà nước cung cấp và bán sản
phẩm cho Nhà nước theo khối
lượng và giá cả do Nhà nước
quy định.

- Hợp tác xã là đơn vị kinh tế độc
lập, tự chủ trong kinh doanh và

hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về
kết quả kinh doanh của minh.

- Là đon vị xã hội được chính quyền - Họp tác xã không phải gánh vác
Trung ương và địa phương giao

các chính sách phúc lợi xã hội.

thực hiện các chính sách phúc lợi
xã hội đối vói cư dân địa phương.
7. Hiệu quả kinh t ế và sức sống

- Là một kiểu quan hệ hợp tác vô - Họp tác xã khỏng đối lập với kinh

1

chủ, không có động lực kinh tế,

tế cá thể mà phục vụ một cách có

bộc lộ nhiều bất cập dẫn đến

hiệu quả cho kinh tế hộ cia đình.

khủng hoảng, tan rã sau 50 năm

Đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển

tồn tai.


sau hơn 150 năm tồn tại.


23

1.1.3.

Họp tác xã íronịỉ co chẻ kinh té thị trường - những đặc

điểm về quan hệ tổ chức và quản lý

1.1.3.1. Vị trí, vai trò của họp tác xã trong cơ ché kinh té thị trường
Lịch sử phát triển kinh tế xã hội thế giói đã chứng minh rằng: sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường đã trải qua nhiều giai
đoan khác nhau, song về măt cơ cấu và tổ chức kinh tế thì tron 2; mỗi giai
đoạn đều tồn tại rõ nét ba khu vực khác nhau (sector) với vai trò, vị trí, quy
mô của mỗi khu vực được biến đổi theo sự phát triển ở mỗi giai đoạn:
Khu vực kinh tế tư nhân (private sector) hay nói cách khác là khu
vực mà các tư liệu sản xuất đổu thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Đây là khu
vực được nhà nước tư bản hết sức coi trọng và khuyến khích phát triển, bởi
vì nó là khu vục hoạt động rất năng động, thay đổi liên tục để đáp ứng sự
biến động của thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chèn ép lẫn nhau
theo nguyên tắc "cá lớn nuốt cá bé", tìm mọi thủ đoạn để tạo ra thặng dư
lớn và bóc lột sức lao động;
Khu vực kinh tế Nhà nước (State sector) là khu vực do Nhà nước trực
tiếp nắm quyền sỏ' hữu các tư liệu sản xuất của lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
đó là khu vực đầu tư lớn nhưng hoạt động về mặt kinh tế đơn thuần ít đem
lại hiệu quả, hoặc hiệu quả không cao trong khi tư nhân không đủ điều kiện
hoặc không muốn làm, song các lĩnh vực hoạt động đó lại là điều kiện
không thể thiếu vắng trong tổng thể hoạt độns, của nền kinh tế quốc dân;

Song song tồn tại với hai khu vực kinh tế trên một lực lượng lớn dân
cư và người lao động cá lẻ vì nhiều lý do khách quan và chủ quan đã không
thể hoặc không đủ khả năng trực tiếp tham gia vào hai khu vực kinh tế này
mà họ tự tô chức kinh doanh dưới các hình thức kinh tê hộ ạia đình, cá thể
nhỏ lẻ để tự tồn tại tron 2 nền kinh tế thị trường đầy biến động. Thực tế quá
trình phát triển của nền kinh tế thị trường và Chủ nghĩa tư bản đã không tạo
được điều kiện để bảo vệ khu vực kinh tế dễ bị tổn thương này, họ luôn bị


24

các thế lực kinh tế tư nhân cạnh tranh, chèn ép trong các quan hệ trao đổi
Irên thương trường. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển được trong
nền kinh tế thị trường họ đã phải hợp nhau lại trên nguyên tắc hoàn toàn tự
nguyện, bình đảng và cùng có lợi để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau cùng sản
xuất, dịch vụ với các sản phẩm giá rẻ hơn, chất lượng phù hợp với nhu cầu
của họ và có thể bán được sản phẩm làm ra trên thị trường.
Hợp tác xã là một hình thức tổ chức sản xuất của quá trình họp tác
này. Lịch sử phát triển kinh tế, xã hội của nhiều nước ở các giai đoạn khác
nhau cho thấy: khu vực kinh tế hợp tác xã không phải là khu vực chính để
tạo ra tăng trưởng kinh tế mà là khu vực "phụ trợ", song khu vực này có vai
trò, vị trí quan trọng trong giải quyết việc làm đảm bảo đời sống cho đông
đảo người lao động (nhất là ở các nước đang phát triển), tạo sự ổn định xã
hội và môi trường thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia. Việc phân định thành 3 khu vực kinh tế như trên chủ yếu căn cứ
vào tính chất và đặc điểm của chúng (có phần dựa vào quan hệ sở hữu tư
liệu sản xuất), song 3 khu vực này quan hệ biện chứng với nhau trong tổng
thể nền kinh tế quốc dân.
Hợp tác xã trong cơ chế mới không những có sự thay đổi về vị trí,
thứ bậc trong nền kinh tế quốc dân mà theo đó, vai trò của nó cũng thay đổi

về chất, phù hợp với quy luật. Trong cơ chế cũ hợp tác xã tồn tại phổ biến
và chủ yếu dưới hình thức các xí nghiệp tập thể: tập thể hóa tu' liệu sản xuất,
tiến hành sản xuất tập trung (kể cả trong nông nghiệp), biến xã viên trong
hợp tác xã thành người lao động làm công. Xu thế hiện nay là: các họp tác
xã thực hiện chức năng dịch vụ, hỗ trợ cho kinh tế hộ là chính nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn cho kinh tế hộ. Từ chỗ phủ nhận hộ gia đình, các
hợp tác xã ở Việt Nam đang dần đi vào quỹ đạo mà Traianốp đã khẳng
định: "Hợp tác xã nông nghiệp là sự bổ sung cho kinh tế nông dân tự chú.
phục vụ cho nó. Vì thế, thiếu kinh tế hộ nông dân thì hợp tác xã sẽ không


×