Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Một số vấn đề pháp lý về giám sát thanh tra thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.95 MB, 96 trang )


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

B ộ TưPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

................. -— oòo

-..............

NGUYỄN QUANG VIỆT

MỘT s ố VÂN ĐỂ PHÁP LÝ VỂ GIÁM SÁT, THANH TRA
THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Liỉật kinh tế
Mã số: 50515

LUẦM
ẢM THAC
SỸ LUẬT
S-IOC
*
*
*
»

NGƯỜI HƯỚNG D Ẫ N K H O A HỌC:

TS. Phạm Hữu Nghị



— ■ ' 1

Hà Nội - 2000

-|— 11

_

TMii V ì S m
TRƯÈỈG RỊi íiỌỊ; I.ạ[" l ã , Oi

i;


Mực LỤC
LỜI NÓI ĐẨU

3

CHƯƠNG 1: NHŨNG VÂN ĐỂ CHUNG VỂ GIÁM SÁT, THANH TRA THỊ
TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN

12

1.1 Về các khái niệm

12

1.1.1 Thị trường chứng khoán, đặc điểm của thị trường chứng khoán

và sự cần thiết của việc giám sát, thanh tra thị trường chứng khoán
12
1.1.2 Khái niệm giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng
khoán
22
1.1.3 Khái niệm thanh tra hoạt động chứng khoán và thị trường chứng
khoán
34
1.2 Mối quan Iiệ giữa giám sát và thanh tra

42

1.3 Mô hình giáni sát, thanh tra chúìig khoán, thị trường chứng
khoán của một số nước
44
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỬA PHÁP LUẬT VỂ GIẢM SÁT, THANH TRA
THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN
50

2.1 Khái quát về sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động giám sát,
thanh tra TTCK
50
2.1.1 Kliái niệm về điều chỉnh pháp luộl đối với hoạt dộng giám sát,
thanh tra 1TCK
50
2.1.2Vai trò của hoạt động giám sát, thanh tra thị trường chứng khoán 54

1



2.2 Nội dung của pháp luật về giám sát, thanh tra TTCK

57

2.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động giám sát, thanh tra TTCK

57

2.2.2 Quy định về lổ chức hoạt động giám sát, thanh tra

59

2.2.3 Quy định thẩm quyền nội dung của hoạt động giám sát, thanh tra 62
2.2.4 Quy định trình tự giám sát, thanh tra; hậu quả pháp lý của hoạt động
giám sát, thanh tra
67
2.3 Các quy định khác có liên quan

75

CHƯƠNG 3: XÂY DỤNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỂ GIÁM SÁT,

78

THANH TRA TTCK VIỆTNAM

3.1 Căn cứ để xây dựng và hoàn thiện

78


3.1.1 Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra trong điều kiện mới

78

3.1.2 Thực trạng của pháp luật vể thanh tra, giám sát

80

3.2 Phương hướng và giải pháp xây dựng hoàn thiện

86

Kết luận

90

Danh mục tài liệu tham khảo

92

2


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã ghi nhận: “ Nhà nước phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phẩn theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ

sở hữu tập thể là nền tảng” ( Điều 15)
Trên cơ sở đó trong những năm qua cơ chế thị trường đã và đang trở thành
CƯ chế vận hành của nền kinh tế nước ta. Nhà inrớc đã tích luỹ được kinh

nghiệm bước đầu về quản lý một nền kinh tế như vậy thông qua chức năng
tạo môi tnrờng, định hướng kiểm tra để điều tiết các hoạt động trong nền
kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, những yếu tố then chốt của nền kinh tế thị trường vẫn chưa
phát triển đầy đủ. Các yếu tố đó là: Thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị
trường sức lao động chưa phát triển đồng bộ.
Cùng với việc xây dựng cơ chế thị trường, việc tiến hành công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ mà Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ VIII đã dề ra. Công nghiệp hoá chính là quá trình chuyển
đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao dộng
thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với
công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất
lao động xã hội cao.
Vì vậy để thực hiện dược những nhiệm vụ trên bên cạnh những yếu tố về
con người, về điều kiện kinh tế - xã hội, thì yếu tố quan trọng hàng đầu là
vốn. Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đòi hỏi phải có một lượng vốn
rất lớn. Để công nghiệp hoá phải có hạ tẩng cơ sở kinh tế và xã hội hiện đại.
3


Vốn để đầu tư xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay, giao thông
liên lạc, điện nước; vốn để phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực; vốn để đầu tư cơ sở sản xuất, kinh doanh, mua sắm máy móc, thiết bị,
nhà xưởng, công nghệ hiện đại...

Thông thường các nước dang phát triển đi vào công nghiệp hoá đều phải

khai thác hai nguồn vốn: vốn trong nước và vốn nước ngoài. Chúng ta đã xác
định vốn nước ngoài là quan trọng nhưng vốn trong nước vãn đóng vai trò
quyết định. Tuy vậy hiện nay nguồn vốn trong nước trên thị trường thông qua
các tổ chức tài chính trung gian của nước ta chủ yếu là ngắn hạn. Điều này đã
gây rất nhiều khó khăn cho các tổ chức kinh tế trong chiến lược đầu tư sản
xuất kinh doanh, nhất là vói những dự án lớn có thể đáp ứng được yêu cổu về
việc công nghiệp hoá đất nước.

Do đó việc tìm ra các cơ chế chính sách để huy động vốn dài hạn từ mọi
nguồn tích luỹ là vô cùng quan trọng. Cơ chế chính sách thích hợp sẽ biến
những nguồn tích luỹ nhỏ những khoản để dành trong dân cư để tái sản xuất,
cơ chế đó cũng để tích tụ tập trung những nguồn tích luỹ nhỏ, phân tán thành
khoản vốn lớn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Để thiết lập cơ chế này Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã đề ra là:
Xây dựng thị trường vốn, thu hút các nguồn vốn để cho vay đầu tư phát triển;
chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bưóc xây dựng thị trường chứng
khoán phù hợp điều kiện Việt Nam và định hướng phát triển đất nước.
Thị trường chứng khoán với vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức
năng luân chuyển vốn trung và dài hạn sẽ đáp ứng được yêu cầu đề ra và việc
thiết lập nó là một tất yếu khách quan.
4


Tuy nhiên chúng ta biết rằng hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động
của thị trường chứng khoán có mối liên hệ mật thiết với nhau. Kinh tế phát
triển thì thị trường chứng khoán lên giá và ngưực lại khi kinh tế sa sút thì thị
trường chứng khoán xuống giá. Thị trường chứng khòán hoạt động sôi nổi lạc
quan thì thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế. ở các nước bị khủng hoảng, thị
trường chứng khoán nào hoạt động có hiệu quả hơn và được giám sát, thanh

tra chặt chẽ hơn thì có thể giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng và tạo
điều kiện dễ dàng thực hiện các biện pháp đối phó với khủng hoảng hơn.
Trong nền kinh tế thị trường khủng hoảng kinh tế nói chung là không thể
tránh được vì kinh tế hoạt động theo chu kỳ kinh doanh, có chu kỳ phát triển
thì cũng có chu kỳ suy thoái. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm mức độ
của cuộc khủng hoảng. Nếu thị trường chứng khoán khủng hoảng, nếu ngân
hàng khủng hoảng thì càng làm gay gắt, trám trọng thêm khủng hoảng kinh
tế.

Ngày nay để đảm bảo an toàn cho sự phát triển kinh tế, an toàn cho

hoạt động thị trường chứng khoán, đảm bảo cho thị trường hoạt động tốt,
công khai, công bằng, bảo vệ được nhà đầu tư và thực hiện được mục tiêu
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra thì
điều kiện tiên quyết, quan trọng hàng đầu là phải tăng cường hoạt động thanh
tra, giám sát về lĩnh vực này.

Vì vậy cùng với yêu cầu cấp bách về viộc nhanh chóng xây dựng thị
trường chứng khoán để đáp ứng nhu cầu vốn cho công nghiệp hoá và hiện đại
hoá đất nước trong thời kỳ quá độ, thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán cũng là một đòi hỏi
có tính tất yếu khách quan. Do đó trong điều kiện hiện nay việc nghiên cứu
những vấn đề pháp lý về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán là rất cần
thiết cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn.
5


2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới hoạt động giám sát, thanh tra được nghiên cứu và thực hiện
theo những mô hình khác nhau, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền

tệ khu vực Châu Á diễn ra năm 1997 nhiều nước đã có những cải cách lớn về
hoạt động này.
Các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản thành lập Uỷ ban giám sát tài chính
là cơ quan được đặt dưới quyền của Thủ tướng nhưng

11Ó thực

hiện các chức

năng độc lập với Thủ tướng và các cơ quan khác của Chính phủ. Theo hệ
thống này inọi tổ chức tài chính như: Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo
hiểm...đều chịu sự giám sát của một cơ quan duy nhất là Ưỷ ban giám sát tài
chính.
Các nước như Trung Quốc, Thái Lan thì cơ quan quản lý về chứng khoán
và thị trường chứng khoán thực hiện luôn chức năng giám sát, thanh tra. Hoạt
động này được thực hiện dựa trên sự phân công, phối hợp giữa các đơn vị
quản lý chuyên môn như: quản lý phát hành, quản lý kinh doanh, quản lý
trung tâm giao dịch chứng khoán, thanh tra...
Tại Việt Nam pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói
chung và về giám sát, thanh tra nói riêng đang bước đáu được xây dựng và
ngày càng thu hút được sự quan tAm đông đảo của công chúng và các nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên đây là lĩnh vực mới nên các công trình nghiên cứu về
hoạt động giám sát, thanh tra chưa nhiều và cũng không đề cập một cách độc
lộp mà chỉ được thể hiện một phẩn nhỏ qua các tài liệu, các bài viết về lliị
trường tài chính nói chung. Tác giả Nguyễn Đình Tài trong cuốn sách “ Sự
hình thành và phát triển thị trường tài chính của nền kinh tế chuyển đối Việt
Nam” cổ dề cập một phẩn đến lioạt dộng giám sát thị Irường và coi hoạt động
này là nhằm bảo vệ quyền lợi cho người đầu tư, ngăn ngừa buôn bán chứng
khoán không công bằng và gian lạn. Trong cuốn “ Thị trường chứng khoán”



của PGS. TS. Lê Văn Tư và Lê Tùng Vấln chỉ nêu clìức năng thanh tra, giám
sát chủ yếu do u ỷ ban Chứng khoán Nhà nước đảm nhận nhằm đảm bảo cho
thị trường ổn định, lành inạnlì Irong quan hệ mua bán, hạn chế thấp nhất rủi
ro cho nhà đầu tư. Ngoài ra các tác giả có sơ bộ đề cập đến yêu cầu giám sát
đối với công ty chứng khoán.
Như vậy trên thực tế cho đến nay vãn chưa có một công trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về cơ sử lý luận, đặc điểm, nội
dung của pháp luật về giám sát, thanh tra chứng khoán và thị trường chứng
khoán cũng như nhu cầu phương hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật này.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về việc xAy
dựng thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và qua thực
tiễn xây dựng khung pháp lý cho hoạt động của thị trường, mục đích của luận
án là góp phần làm sáng tỏ cơ sở ỉý luận và thực tiễn cho việc hình thành,
phát triển và hoàn thiện pháp luật về thanh tra, giám sát hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam.

Để thực hiện mục đích nêu trên nhiệm vụ của luận án là:
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về thanh tra, giám sát nói chung của nước ta và
các nước trên thế giới; Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng
khoán của các nước trên thế giới.

-

Phân tích làm sáng tỏ các quan điểm tiếp cận khi xây pháp luật về thanh

tra, giám sát chứng khoán và thị trường chung khoán và những nội dung
chủ yếu của pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán của
Việt Nam.
7


-

Trình bày nội dung của pháp luật về giám sát, thanh tra thị trường chứng
khoán trong giai đoạn hiện nay.

-

Làm sáng tỏ nhu cầu và phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về
giám sát, thanh tra nói chung và pháp luật về thanh tra, giám sát thị
trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.

4. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán là một lĩnh vực hoàn
toàn mới, đặc biệt trong hoại động giám sát, thanh tra lại có những đặc thù
riêng mà hệ thống pháp luật về thanh tra, giám sát nói chung chưa đề cập
đến. Vì vậy Luận án chỉ tâp trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn cấp bách cho việc xây cỉựng hệ thống pháp luật về thanh tra, giám sát
chứng khoán hiện nay, đề cập một số vướng mắc khi xíly dựng hệ thống pháp
luật này và đưa ra một số giải pháp cho các bước tiếp theo để góp phần đảm
bảo an toàn cho hoạt động của thị trường chứng khoán.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà

nước vể việc xây dụng thị trường vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị
trường có định hướng của Nhà nước và nhu cẩu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước trong thời kỳ quá độ.

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu mà luận án sử dụng vì:
-

Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán là một lĩnh vực hoàn
toàn mới trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, việc xây dựng pháp luật

8


về lĩnh vực này chỉ có thể dựa trên cơ sở tham khảo pháp luật của các
nước trên thế giới và thực trạng xã hội của Việt Nam.
-

Dùng phương pháp so sánh cho phép chúng ta có điều kiện tiếp cân pháp
luật của các nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

-

Phương pháp so sánh cho phép khái quát được những nội dung căn bản
của pháp luật về lĩnh vực này qua thực tiễn áp dụng của nước ngoài. Từ
đó cho phép chúng ta có điều kiện chọn lựa và xây dựng một hệ thống
pháp luật về chứng khoán vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và vừa phù
hợp với điều kiện của Việt Nam.

Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như:
Phương pháp biện chứng được sử dụng trong luận án để nhìn nhận đánh

giá khả năng xây dựng pháp luật về giám sát, thanh tra chứng khoán và thị
trường chứng khoán, nhũng hạn chế và xu hướng phát triển của nó trong
tương lai khi nền kinh tế có những chuyển biến tích cực.

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để làm rõ:
Cơ sở lý luận để xây dựng pháp luật về thanh tra, giám sát chứng khoán và thị
trường chứng khoán. Thực trạng của việc xây dựng pháp luật về thanh tra,
giám sát ( dựa trên cơ sở tham khảo pháp luật của các nước trên thế giới và
thực tế pháp luật về thanh tra, giám sát nói chung của Việt Nam) . Nhu cầu
xây dựng nó trong thực tế hiện nay.

6. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận, luận án là công trình nghiên cứu đề cập đến một lĩnh vực
mới trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Việc phân tích làm sáng íỏ lĩnh
vực Iiày có ý nghĩa lớn, nổ cho Ihấy vai trò rất quan trọng của pháp luật về
9


giám sát, thanh tra hoạt động chứng khoán trong nền kinh tế thị trường cũng
như trong việc đảm bảo độ an toàn của nền kinh tế quốc dân.

Về thực tiễn trên CƯ sở tham khảo các nước và thực trạng pháp luật về
giám sát, thanh tra nói chung của Việt Nam, Luận án nêu nên thực trạng xây
dựng pháp luật về lĩnh vực này và đưa ra các giải pháp, kiến nghị trong hoạt
động xây dựng pháp luật ở các giai đoạn tiếp theo của hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán.

7. Bố cục của luận án
Bố cục của luận án được xác định bởi mục đích và các nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài. Ngoài Lòi Iiói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,

luận án có 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề chung về giám sát, thanh tra thị trường chứng
khoán.
Chương 2 Nội dung của pháp luật về giám sát, thanh tra thị trường chứng
khoán.
Chương 3 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật vể giám sát, thanh tra thị
trường chứng khoán Việt Nam.

Giám sát, thanh tra thị trường chứng khoán còn là vấn đề mới mẻ trong
pháp luật Việt Nam. Để nghiên cứu đề tài này tôi đã được sự giúp đỡ, động
viên kịp thời của các thầy, cô giáo. Ngay từ giai đoạn chuẩn bị đề cương đề
tài cho đến khi hoàn thành bản luận án này, tôi cũng đã được chỉ bảo rất tận
tình của các thầy, cô. Tuy nhiên do đây là lĩnh vực mới, tài liệu trong nước
rất hiếm và ngay cả tài liệu nước ngoài cũng hạn chế, thòi gian lại hạn hẹp
nên mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc nghiên cứu đề tài này song chắc


chắn luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhân được
những đóng góp chân thành của các tháy, cô giáo.
Tôi chân thành cám

ƠI1

các tliầy, cô

đã

giúp tôi hoàn thành bản Luận án

này. Đặc biệt là thầy Phạm Hữu Nghị và thầy Lê Hổng Hạnh là những thầy

đã giúp đỡ tôi rất nhiều ngay từ những ngày đổu khi tôi có ý tưởng nghiên
cứu đề tài này.

11


CHƯƠNG 1:
NHŨNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ GIÁM SÁT, THANH TRA
THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN

1.1 VỂ CÁC KHÁI NIỆM

1.1.1 Thị trường chứng khoán, đặc điểm của thị trường
chứng khoán và sự cần thiết của việc giám sát, thanh tra thị
trường chúng khoán

a. Khái niệm thị trường chứng khoán
Để làm rõ khái niệm về thị trường chứng khoán trước hết chúng ta cần
tìm hiểu chứng khoán là gì ?
Có tác giả cho rằng: Chứng khoán còn được gọilà chứng thư ( Tiếng Anh
stocks) là một giá trị động sản biểu hiện quyển của các hội

viên hay của

những người cho vay dài hạn. Chứng khoán có đặc tính là có thể chuyển
nhượng trên thị trường chứng khoán, nghĩa là người có chứng khoán có
quyền bán lại cho người có tiền muốn mua.
Có hai loại giá trị động sản chính:
CỔ phiếu còn được gọi là giá trị động sản có lợi tức biến đổi.
Trái phiếu còn được gọi là giá trị động sản có lợi tức cố định.


Theo Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Nhật Bản thì
Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ sau đây:
-

Chứng khoán Chính phủ.
12


-

Trái phiếu địa phương.

-

Trái phiếu do pháp nhân phát hành llieo quy định của các luật riêng.

-

Trái phiếu công ty.

-

Giấy chứng nhận ctđu tư cổ phiếu không có lãi cố định do các pháp nhân
được thành lập theo cách riêng phát hành.

-

Giấy chứng nhận cổ phiếu và giấy chứng nhận hoặc văn bản chứng tỏ
quyền được ưu tiên mua trước.


-

Giấy chứng nhộn người được uỷ quyển nhận hoa lợi về các tín thác đầu tư
chứng khoán hoặc các tín thác cho vay.

-

Hối phiếu nhận nợ do một pháp nhân phát hành nhằm phát triển vốn cần
thiết cho việc kinh doanh theo quy định tại một thông tư của Bộ Tài
chính.

- Giấy chứng nhận hoặc văn bản do Chính phủ hoặc pháp nhân nước ngoài
cấp mà các giấy tờ này có các tính chất như các giấy tờ nêu tại các điểm
trước.
- Giấy chứng nhận hoặc văn bản được phát hành thông qua một pháp nhân
nước ngoài có quyền được hưởng hoa lợi đối với một tín thác về yêu cầu
vay vốn hoặc một quyền tương tự mà các quyền này được chuyển nhượng
thông qua việc uỷ quyền của một kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng
hoặc của bất kỳ một thương gia nào khác kinh doanh việc cho vay lãi
(Việc uỷ quyền này được quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính).
-

Giấy chứng nhận hoặc văn bản, ngoài các giấy tờ đã nêu tại các điểm
trước, theo quy định tại Iiglụ định của Chính phủ; Các giấy tờ này được
xem như là cần thiết để bảo vệ lợi ích công cộng hoặc bảo vệ người đáu
tư về khả năng sử dụng vốn và các vấn đề khác liên quan.

Tại điều 2 Nghị định số 48/1998/ NĐ-CP của Chính phủ có quy định:
13



Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và
lụi ích hụp pháp của người sở hữu chứng khoán (lối với tài sản hoặc vốn rủa
tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm: c ổ phiếu; Trái phiếu; Chứng chỉ
quỹ đầu tư; Các loại chứng khoán khác.

Qua tìm hiểu khái niệm về chứng khoán chúng tạ có cơ sở để nghiên cứu
về thị trường chứng khoán. Thị trường theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất
bản Khoa học xã hội có nghĩa là: nơi tiêu thụ hàng hoá, nơi diễn ra quan hệ
trao đổi hàng hoá giữa các thương nhân, các tập doàn (l)

Thị trường chứng khoán tiếng la tinh là Bursa, nghĩa là cái ví đựng tiền,
còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán, là một thị trường có tổ chức và hoạt
động có điều khiển ( The stock exchange) Theo cliĩr Hán là chứng khoán giao
dịch sở, sở !à nơi chốn, giao dịch là mua bán đổi chác.

Thị trường chứng khoán được định nghĩa theo Longman Dictionary of
Business English, 1985 như sau: Một thị tnrờng có tổ chức là nơi các chứng
khoán được mua bán tuân theo những quy tắc đã được ấn định.

Thị trường chứng khoán đã có một lịch sử rất lâu dài trước đây 24 thế kỷ
tại La Mã, các nhà buôn đã họp nhau lại để thương thảo mua bán. Tại Bỉ và
Hà Lan các thị trường đã hoạt động nhộn nhịp vào cuối thời trung cổ. Có thị
trường xuất hiện cách đây vài trăm năm như: Anh năm 1773; Mỹ 1792; Pháp
1801; Nhật 1878...


14



Tóm lại thị trường chứng khoán ị securities market) chính là nơi trao đổi,
mua bán các loại chứng khoán dài hạn, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng
chỉ quỹ dầu tư và các loại chứnq khoán khác.

Cơ cấu của thị trường chứng khoán có thể được xét dưới nhiều góc độ
khác nhau:

- Xét về phương diện pháp lý thị trường có thể chia làm hai loại:
Thị trường chứng khoán chính thức ( Thị trường chứng khoán tập
trung) là thị trường hoạt động theo đúng quy định của pháp luật là nơi mua
bán các loại chứng khoán đã được đăng kỷ niêm yết.
Thị trường chứng khoán phi chính thức ( Thị trường chứng khoán
phi tập trung - OTC ) là thị trường mua bán chứng khoán bên ngoài sở giao
dịch, không có địa điểm tập trung.

- Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán, thị trường chứng khoán gồm
2 bộ phận cấu thành:
Thị trường sơ cấp còn gọi là thị trường cấp I hay thị trưòng phát
hành, chỉ nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán những chứng khoán mới
phát hành lần đầu.
Thị trường thứ cấp còn gọi là thị trường cấp II hay thị trường lưu
thông, đó là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát
hành qua thị trường sơ cấp.

- Xét theo phương thức giao dịch thị trường chứng khoán được chia làm
hai loại:

15



Scanned by CamScanner


chứng khoán, xét về bản chất, không chỉ phản ánh các quan hệ trao đổi mua
bán một số lượng nhất định các tư liệu sản xuất và các khoản vốn bằng tiền,
mà là các quyền sử hữu về tư liệu sản xuấl và

V Ố I1

bằng liền. Nói cách khác ,

thị trường chứng khoán là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản. Tư bản
hiện nay được lưu thông như một loại hàng hoá thông thường có giá trị và giá
trị sử dụng. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển cao của nền sản
xuất hàng hoá.

Xét về nội dung, thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong
của quá trình mua bán các chứng khoán. Thị trường chứng khoán là biểu hiện
bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không
tliể phân biệt, tách rời nhau mà nó là thống nhất và cùng phản ánh các quan
hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Vì vậy trên thực tế, người ta
hay nói đến thị trường chứng khoán- hình thức giao dịch vốn, mà ít nói đến
thị trường vốn- quan hệ mua bán, chuyển nhượng các giấy tờ có giá.

Do bản chất và đặc điểm nêu trên nên thị trường chứng khoán thể hiện
những mặt tích cực và tiêu cực của nó.

- M ặt tích cực

Thị trường chứng khoán khuyên khích dủn chúng tiết kiệm và thu hút mọi
nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư. Hoạt động của thị trường này sẽ thu hút
nguồn vốn lớn cho cả khu vực tư cũng như khu vực công. Nó sẽ mang lại
cho dân chúng những công cụ đáu tư mới đa dạng, phong phú, phù hợp với
từng loại đối tượng.
Thị trường chứng khoán- phương tiện huy động vốn. Trước đây, các đơn
vị kinh tế đều lệ thuộc vào ngân hàng để có vốn hoạt động. Ngày nay các


đơn vị kinh tế có thể huy động vốn trực tiếp từ các nguồn tiết kiệm bằng
cách phát hành cổ phiếu hay trái phiếu. Nguồn vốn huy động được đảm bảo
và được sử cỉụng lâu dài. Càng làm ăn có hiệu quả, cổ phiếu càng có giá trị
do thu được lợi tức cao. Đơn vị kinh tế không phải lo lắng về thòi gian hoàn
trả như đi vay ngân hàng và cũng không phải bận tâm vì giá trị cổ phần lên
xuống.
Thị trường chứng khoán là một công cụ giúp Nhà nước thực hiện chương
trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước phát hành trái phiếu thông qua thị
trường chứng khoán vay tiền của dân là biện pháp thường xuyên. Có thị
tnrờng chứng khoán tâp trung, có việc phát hành, có việc mua đi bán lại trái
phiếu theo đúng tính chất thị trường, thì việc phát hành trái phiếu của Nhà
nước sẽ rất tiện lợi.
Thị trường chứng khoán là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước
ngoài. Trong mỗi loại chứng khoán theo luật định sẽ có một phần được bán
cho người nước ngoài. Đó là sự khống chế và kiểm soát công ty có vốn đầu
tư nước ngoài.
Thị trường chứng khoán lưu động hoá mọi nguồn vốn trong nước. Các cổ
phiếu, trái phiếu tượng trưng cho một số vốn đầu tư được mua đi bán lại trên
thị trường chứng khoán như một thứ hàng hoá.
Thị trường chứng khoán là điều kiện tiền đề cho quá trình cổ phần hoá.
Thông qua thị trường chứng khoán Nhà nước có thể thực hiện được cổ phần

hoá đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Vì thị trường chứng khoán là nơi tập
trung toàn bộ quan hệ cung cầu về vốn, là nơi tập trung các nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán kích thích các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng
hơn. Nhờ thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp có thể đem bán, phát
hành các cổ phiếu, trái phiếu của họ. Sở giao địch chỉ chấp nhận các cổ
phiếu trái phiếu của công ty khi có đủ điều kiện nhất định.
18


Như vậy thị trường chứng khoán có vai trò rất tích cực trong việc huy
động vốn đầu tư. Hầu hết các quốc gia theo cơ chế thị trường đều có thị
trường chứng khoán, kể cả các quốc gia đang phát triển, đang chuyển đổi
nền kinh tế. Song nó chỉ thực sự phát huy khi hoạt động tốt và đảm bảo sự
lành mạnh cần thiết vì bên cạnh những mặt tích cực, thị trường chứng khoán
cũng có nhiều mặt tiêu cực cần phải phòng tránh để hạn chế thấp nhất những
rủi ro, tạo điều kiện cho nó phát huy hết vai trò của nó.

- M ặt tiêu cực
Yếu tố đầu cơ: Thực ra đây cũng là sự đầu tư. Họ có thể mua cổ phiếu
ngay với hy vọng là giá sẽ tăng trong tương lai sẽ thu hồi lợi nhuận trong
từng thương vụ. Yếu tố đầu cơ dễ gây ảnh hưởng dây chuyền làm cho cổ
phiếu có thể tăng giá giả tạo. Sự kiện này càng dễ xảy ra khi có nhiều người
cấu kết thực hiện. Việc làm này làm cho giá cổ phiếu có thể tăng giảm đột
biến. Nói chung, luật về chứng khoán không cấm đầu cơ, nhưng cấm sự câu
kết dưới mọi hình thức. Điều 73 Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán
và thị trường chứng khoán đã quy định “ T ổ chức, cá nhân không được trực
tiếp hoặc gián tiếp tiến hành các hoạt động sau đây: Thông đồng với nhau
thực hiện việc mua, bán một loại chứng khoán nhằm mục đích tạo ra cung,
cầu giả tạo”
Mua bán nội gián: Đó là do một cá nhân nào đó lợi dụng việc nắm được

những thông tin nội bộ của một đơn vị kinh tế để mua hoặc bán cổ phiếu của
đơn vị đó một cách không binh thường nhằm thu lợi cho mình ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu đó trên thị trường. Mua bán nội gián được xem như là phi đạo
đức về mặt thương mại và đi ngược lại nguyên tắc: mọi nhà đầu tư đều phải
có cơ hội như nhau. Nghị định 48/1998/ NĐ-CP đã quy định trong Điều 70
về cấm mua bán nội gián.
19


Mua bán cổ phiếu ngoài thị trường chứng khoán: Mọi sự mua bán bên
ngoài có khả năng tạo áp lực cho các nhà đầu tư khác, Sở giao dịch không thể
4iào biết được việc chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phiếu của một đơn vị nào
dó. Do đó hầu hết các thị trường đều quy định mỗi sự mua bán cổ phiếu đã
đăng ký với thị trường chứng khoán phải được thực hiện thông qua thị trường
chứng khoán.
Phao tin đồn không chính xác hay thông tin sai lệch về hoạt động của
một đơn vị kinh tế: Điều nay có thể gây ảnh hưởng xấu cho đơn vị kinh tế
hoặc người đầu tư, giá cổ phiếu sẽ không phản ánh đúng giá trị. Do đó một số
cá nhân có thể được hưởng lợi bất chính. Vì vậy đây là điều cấm kỵ của thị
trường chứng khoán mà thực tế Nghị định 48 cũng đã quy định trong Điều 71
về việc cấm thông tin sai sự thật.
Liên tục mua một loại cổ phiếu nào đó với giá cao hoặc liên tục bán với
giá thấp với mục tiêu làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu để đầu cơ: Hoạt động
thị trường chấp nhận có yếu tố đầu cơ, nhưng có nhũng yếu tố đầu cơ bị cấm.
Thị trường chứng khoán không chấp nhận mua bán liên tục một loại cổ phiếu
nào đó nhằm làm cho giá trị cổ phiếu đó tăng hay giảm để đầu cơ. Lịch sử
phát triển của Thị trường chứng khoán trên thế giới đã có “ ngày thứ Năm
đen tối” vào tháng 10- 1929 và “ ngày thứ Hai đen tối” vào tháng 10-1987 tại
New york rồi lan sang thị trường các nước Tây Âu. Gần đây là việc sụp đổ
của một ngân hàng Barings là một ví dụ điển hình.


Như vậy thị trường chứng khoán là yếu tố không thể thiếu được trong nền
kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực của nó, thị trường chứng
khoán cũng có những mặt tiêu cực mang đặc thù riêng. Để phát huy những
mặt tích cực trong hoạt động thị trường và hạn chế tối đa những tiêu cực thì

20


bên cạnh việc xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh, phải tăng cường hoạt
động giám sát, thanh tra của các cơ quan quản lý.

c. Sự cần thiết của việc giám sát, thanh tra thị trường chúng
khoán
Chúng ta biết rằng tất cả những mặt tiêu cực nêu trên của thị trường
chứng khoán có thể tạo ra giá cả giả tạo không phản ánh đúng giá trị của
chứng khoán. Điều đó đã gây ảnh hưởng đến sự an toàn trong hoạt động của
thị trường chứng khoán, đến quyền lợi của người đầu tư và các cá nhân, tổ
chức có liên quan cũng như tác động xấu cho nền kinh tế. Do vậy tăng cường
công tác thanh tra, giám sát sẽ góp phần hạn chế tối đa những tiêu cực này.

Chức năng chính của công tác giám sát, thanh tra thị trường chứng khoán
là duy trì hoạt động thị trường luôn công bằng và có trật tự, bảo vệ thị trường
và các nhà đầu tư khỏi tác hại của các giao dịch không công bằng như Mua
bán nội gián, Lũng đoạn thị trường... Mục tiêu cơ bản của công tác này là
đảm bảo tính công bằng ở mức độ cao nhất. Vì vậy việc giám sát, thanh tra
không chỉ bó hẹp trong phạm vi hoạt động của thị trường giao dịch mà còn
bao gồm cả các lĩnh vực khác như:
Giám sát, thanh tra việc phát hành chứng khoán ra công chúng và niêm
yết. Hoạt động này nhằm mục đích chỉ đưa các cổ phiếu có đủ chất lượng vào

thị trường, đảm bảo cho sự an toàn của thị trường, bảo vệ nhà đầu tư.

Giám sát, thanh tra công ty chứng khoán. Hoạt động này tập trung chủ
yếu vào việc giám sát hoạt động an toàn của các công ty này: khi mức nợ của
công ty chứng khoán tăng lên, thì mức vốn cũng phải tăng tương ứng, để bảo
vệ khả năng thực hiện các cam kết của công ty. Hoạt động này còn nhằm
21


ngăn ngừa các giao dịch bị cấm đối với công ty chứng khoán như: Giao dịch
nội gián, lũng đoạn thị trường, thông tin sai sự th ậ t...

Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy họ rất coi trọng công tác
này. Nhiểu nước riêng số nhân viên làm công tác thanh tra, giám sát tại Sở
giao dịch đã khá đông như: Sở giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (AMEX) số
nhân viên làm thanh tra, giám sát chiếm 38% số nhan viên của Sở hay Sở
giao dịch chúng khoán TOKYO của Nhạt Bản tỷ lệ này là 22%...

Tóm lại một hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động có hiệu quả là một
trong nhũng điều kiện tiên quyết để duy trì công bằng và trật tự trên thị
trường, hạn chế tối đa những tiêu cực và phát huy những mặt tích cực vốn có
của thị trường chứng khoán. Mặt khác nó cũng góp phần củng cố tính minh
bạch và tăng lòng tin của công chúng vào thị trường.

1.1.2

Khái niệm giám sát hoạt động chứng khoán và thị

trường chứng khoán
Để tìm hiểu khái niệm này trước hết chúng ta cần nghiên cứu giám sát

là gì ?
Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội thì giám sát
được hiểu là: Trông nom xem làm có đúng hay không (2).
Hiện nay khái niệm này rất ít được sử dụng trong các văn bản pháp luật
của Việt Nam, ngoài một số văn bản quy định chức năng giám sát của Quốc
hội như Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 1992 thì hầu

<2) Từ điển tiếng V iệt, tập thể tác giả, NX B Khoa học xã hội, Hà nội - 1997, Tr 453

22


như chưa có văn bản pháp luật nào khác đề cộp đến khái niệm này. Ngay cả
Thanh tra Nhà nước khái niệm này cũng mới được đề cập đến trong các cuộc
hội thảo hay một số bài viết. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy hoạt động giám
sát sẽ giúp cơ quan quản lý có điều kiện nhận biết những quy định của pháp
luật và những quyết định của mình có đúng đắn và hiện thực không, để kịp
thời làm rõ trách nhiệm của các cơ quan và ngưòi được giao quyền. Mặt khác
thông qua hoạt động giám sát cũng kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật của các đơn vị chịu sự quản lý.

Như vậy giám sát là để chỉ các hoạt động theo dõi, xem xét và nhận định
về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc sai những điều đã quy
định. Từ sự phân tích chúng tôi có thể đưa ra định nghĩa:
Giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chúng khoán là việc theo dõi,
xem xét và nhận định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán, giao dịch
chứng khoán, kinh doanh chứng khoán, đăng kỷ, thanh toán bù trừ, lưu ký
chứng khoán và công b ố thông tin xem đã thực hiện đúng hoặc sai những
điều đã quy định.


a. Chủ thể tham gia quan hệ giám sát
Hoạt động giám sát luôn luôn gắn vói một chủ thể nhất định, tức là phải
trả lời được câu hỏi: cá nhân hoặc tổ chức nào có quyền thực hiện việc theo
dõi, xem xét và đưa ra những nhân định về một việc làm nào đó đã được thực
hiện đúng hoặc sai những điều đã quy định.

Hoạt động này cũng luôn luôn phải gắn với một đối tượng cụ thể, tức là
phải trả lời được câu hỏi: Giám sát ai, giám sát việc gì.
23


×