Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.18 MB, 198 trang )


BỎ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÒ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI KIẾN QUỐC

CÁC BIỆN
■ PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG,* CHỐNG
TỘI VI PHẠM QUY DỊNH VỀ DIẾU KHiỂN PHƯƠNG TIỆN
B







GIAO THỐNG ĐƯỜNG BỘ ở HÀ NỘI




Chuyên ngành : Luật hình sự, luật tố tụng hình sự
M ã số

: 5.05.14

f



£^ 5'

i TH ưVIỆN GIÁO V ltH


LUÂN ÁN TIẾN s ỉ LƯÂT HOC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa
2. TS. Trần Đình Nhã

HÀ NỘI - 2001


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các sô' liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai
công b ố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bùi Kiến Quốc


NHỮNG T ừ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1. ATGT


: An toàn giao thông

2. ATGTĐB

: An toàn giao thông đường bộ

3. ATGTVT

: An toàn giao thông vận tải

4. BLHS

: Bộ luật hình sự

5. CiTP

: Cấu thành tội phạm

6. CAND

: Công an nhân dân

7. CHND ■

: Cộng hòa nhân dân

8. CHLB

: Cộng hòa liên bang


9. CATP

: Công an thành phố

10.GTVT

: Giao thông vận tải

ll.N xb

: Nhà xuất bản

12.QHNQ

: Quan hộ nhân quả

13.TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

14.TTHS

: Tố tụng hình sự

15.TTATGT

: Trật tự an toàn giao thông

16.TAND


: Tòa án nhân dân

17.TNGT

: Tai nạn giao thông

18.TSCD

: Tài sản cồng dân

19.XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

20.UBND

: ủ y ban nhàn dân

21.VKSNDTC

: Viên kiểm sát nhân dân tối cao


M Ụ C LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

5


Chương 1: TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỂ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG

10

TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG LUẬT HÌNH

Sự VIỆT NAM

1. 1.

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

10

đường bộ trong luật hình sự Việt Nam trưỡc Mĩi có Bộ luật
ninh sự năm 1985

1.2 .

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

18

đường bộ trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
1.3.

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

21


đường bộ trong Bộ luật hình sự năm 1999
1.4

Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về điều khiển

24

phương tiện giao thông đường bộ
• 1.5.

Một số nhận xét về quy đinh của pháp luật cũng như giải thích

46

pháp luật liên quan đến tội vi phạm quy đinh về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ
Chương 2: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỂU KIỆN CỦA TỘI
VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỂ ĐIỂU KHlỂN

54

ph ư ơng

TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HÀ NỘI

2 . 1.

Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện


54

giao thông đường bộ ở Hà Nội
2 .2 .

Nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều

83

khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội
2.3

Dự báo về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội

128


Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI VI
PHẠM QUY ĐỊNH VỂ ĐIỂU KHIỂN

134

ph ươ ng tiện

GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HÀ NỘI

3.1.

Các biện pháp về chính sách, pháp luật


136

3.2.

Các biện pháp liên quan đến trách nhiệm và hoạt động của

144

các cơ quan quản lý và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong
đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ
3.3.

Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an

163

toàn giao thông vận tải
3.4. Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ đua xe trái phép

168

3.5. Biện pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thồng đường bộ

171

3.6.

175


Biện pháp quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ
KẾT LUẬN

184

NHỦNG CỒNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG Bổ CÓ LIÊN

187

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

188

PHỤ LỤC

194


5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, nền kinh tế
của nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN, đã
và đang đem lại sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. ở Thủ đô Hà
Nội, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng có nhiều biến đổi

quan trọng, trong đó giao thông vận tải phát triển manh mẽ, đã góp phần
tích cực trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển hoạt động giao thông vận tải thì
tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ và tình hình tai nạn giao thông đường bộ nói chung, trong mấy năm gần
đây, tãng rất nhanh, đã gây ra những hậu quả đặc biêt nẹhiêm trọng về
người và tài sản, đồng thời gây ách tắc rất lớn cho hoạt động giao lưu hàng
hóa và sự đi lại của nhân dân. Theo thống kê của Bộ Y tế, ở Việt Nam trong
những năm gần đây, số người chết do tai nạn giao thông trung bình hàng
năm khoảng 6.000 người, cao gần gấp đôi số người chết về bệnh tim mạch
là bệnh có số người chết cao nhất trong các loại bệnh, đó là chưa kể tới số
người bị thương khoảng 22.000 người. Theo báo cáo của Bộ Giao thông
Vận tải gửi Thủ tướng Chính phủ năm 1999, thiệt hại về kinh tế do tai nạn
giao thông gây ra hàng năm ước tính khoảng 1,5% GDP toàn quốc, ở Hà
Nội, số người chết do tai nạn giao thông đường bộ trung bình hàng năm
khoảng 300 người, số người bị thương khoảng 3.000 người và thiệt hại về
kinh tế cũng rất lớn.




vậy, việc nghiên cứu đề tài "Các biện pháp đấu tranh phòng,

chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ ở Hà Nội’' mang tính cấp thiết, không những về mặt lý Ịuận mà còn là


6

một đòi hỏi thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả cuộc dấu tranh phòng, chống

loại tội này ở Thủ đỏ Hà Nội, góp phần phục vụ thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Tinh hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, tác giả Nguyễn Văn Hạnh đã có luận văn thạc
sĩ luật học với đề tài: "Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận
tải và đấu tranh phòng, chống tội vi phạm các quy định về an toàn giao
thông vận tải trong quân đội"; tác giả Phan Huy Thái đã có luận văn thạc sĩ
về đề tài: "Điều tra các vụ án vi phạm các quy định về an toàn giao thông
vận tải đường bộ trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và các giải pháp hoàn
thiện"; tác giả Ngô Huy Ngọc đã có luận vãn thạc sĩ về đề tài: "Những biện
pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
tại thành phố Hà Nội"...
Tuy nhiên, các tác giả nói trên chỉ đề câp đến một số khía cạnh của
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Hiện nay, ở nước ta chưa có
một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, toàn diện về
tình hình, nguyên nhân và điều kiện cũng như các giải pháp đấu tranh
phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ ở Thủ đô Hà Nội. Vì vậy luận án này không trùng lặp với bất kỳ
một công trình nào khác ở Việt Nam
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
ỉuận án
a) Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình
hình, nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội, để đề ra hệ thống các
giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội này.

\

b) Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án đề ra các nhiệm vụ cụ
thể cần giải quyết sau đây:



7

- Phàn tích làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quv định vể
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam,
thực tiễn áp dụng pháp luật về tội này;
- Phân tích làm rõ tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong 10 năm
(1990-1999) ở Hà Nội; dự báo tình hình loại tội này trong những năm tới;
- Đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy đinh về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội trong những năm tới.
c) Đối tượng nghiên cứu của luận án là tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ, tình hình, nguyên nhân và điều
kiện, cũng như các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này.
d) Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tội vi phạm quy
định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ dưới hai góc độ: pháp
lý hình sự và tội phạm học ở Thủ đô Hà Nội, trong 10 năm (1990-1999).
4. Cơ sở lý ỉuận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và
pháp luật; những thành tựu của các khoa học: triết học, tội phạm học, luật
hình sự, tâm lý xã hội, xã hội học... Cơ sở thực tiễn của luận án là các bản
án, quyết đinh hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ ở Hà Nội, các thống kê về vụ việc, về biện pháp xử lý
loại tội này... Ngoài ra, luận án còn dựa trên kết quả phân tích các chính
sách của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn
thống nhất áp dụng pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, các tài liệu tổng kết về
công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này ở trong và ngoài nước.

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duv vật lịch sử, luận án đã sử dụng các phương pháp lịch sử,


8

lôgic, phàn tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, xã hội học, khoa học dự báo
để hoàn thành các nhiệm vụ mà luận án đã đặt ra.
5. Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý hình
sự của Việt Nam ở cấp độ luận án tiến sĩ, nghiên cứu toàn diện, có hệ thống
tội vi phạm quv định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ
đô Hà Nội. Trong luận án này, lần đầu tiên đã:
1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt
Nam; làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội này.
2. Đã đánh giá được tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà
Nội, từ năm 1990 đến năm 1999; đồng thời nêu ra những mặt được, mặt chưa
được trong đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong thời gian qua và dự báo
diễn biến của tình hình tội phạm này trong thời gian tới ở Thủ đô Hà Nội.
3. Đã nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự quy định về tội này của
của Việt Nam với pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, đã rút ra
được một số giá trị hợp lý trong viộc lập pháp hình sự.
4. Đã kiến nghị được hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống
tội vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà
Nội một cách toàn diện, đồng bộ và có hiệu quả.
Trong đó, nổi bật nhất là những đóng góp về sửa đổi, bổ sung nhằm
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông vận
tải đường bộ: Đề xuất bổ sung thêm vào luật giao thông đường bộ một số

loại hành vi nguy hiểm cho an toàn giao thông đường bộ trực tiếp liên quan
tới tội phạm này; đề xuất thêm 4 hình phạt bổ sung mới vào khoản 5 Điều 202
BLHS năm 1999: đề xuất việc sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính


9

theo hướng tãng thẩm quyển xứ phat cho lực lượniỊ trực tiếp và thường
xuyên xử lý vi phạm để kịp thời xử lý nhanh chóng, tại chỗ các vi phạm vừa
và nhỏ; đề xuất bổ sung thêm hai hình thức phạt bổ sung mới và nhiều mức
phạt tiền trong Nghị định 39/CP của Chính phủ nhằm làm giảm khoảng
cách giữa các mức phạt tiền, làm cho hình thức phạt và mức phạt phù hợp
với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm đồng thời phòng ngừa sự lạm
dụng của cán bộ thừa hành công vụ.
6. Ỷ nghĩa ỉý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là cồng trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa
có ý nghĩa về mật thực tiễn. Những kết luận về tình hình, nguyên nhàn, điều
kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ và kiến nghị của tác giả trong luận án về các giải pháp đồng bộ đấu
tranh phòng, chống loại tội này không những phục vụ thiết thực cho công
tác đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ, phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ, hạn chế
thiệt hại của tai nạn, mà còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung cũng như đào tạo,
bổi dưỡng cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 178 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 3 chương, 14 mục.



10

Chương 1
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỂ ĐlỂư KHIỂN

ph ư ơ n g t iệ n

GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM

1.1. TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỂ ĐlỂU KHlỂN

p h ư ơ n g t iệ n g ia o

THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM TRƯỚC KHI CÓ
BỘ LUẬT HÌNH Sự NĂM 1985

1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945
Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, kể từ thời nhà Lý (thế kỷ
thứ XI), kinh tế - xã hội Việt Nam đã phát triển khá manh, đặc biệt là ở các
đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Hội An và một số đô thị khác. Đi đôi với sự
phát triển của nền kinh tế, giao thông cũng phát triển theo để đáp ứng yêu
cầu về vận chuyển giao lưu hàng hóa và sự đi lại của nhân dân. Tham gia
giao thông lúc bấy giờ chủ yếu là ngựa, xe ngựa và khách bộ hành. Hoạt
động giao thông ngày càng phát triển, bao giờ cũng gắn liền với tai nạn giao
thông do các hành vi không tuân thủ các quy tắc về ATGTVT. Nhà nước
phong kiến Việt Nam thời đó đã nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành
vi vi phạm các quy tắc về ATGTVT đường bộ và đã quy định thành tội
phạm và hình phạt trong các đạo luật của mình như Bộ hình thư nhà Lý
(năm 1042), Bộ hình thư mới của nhà Trần (năm 1244), Quốc triều hình
luật (Bộ luật Hồng Đức) của nhà Lê (thế kỷ thứ XV) và Bộ Hoàng Việt luật

lệ (Bộ luật Gia Long) của nhà Nguyễn (thế kỷ thứ XIX). Rất tiếc một số
đạo luật thành vãn đó do chiến tranh và thời sian tàn phá nên hiện nay
không còn lưu lại được, đã hạn chế rất nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử
hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về tội này.
Bộ luật Hồng Đức của nhà Lê, tai Điều 553, chương Tạp luật quy
định rõ:


11

Người nào vô cớ mà phóng ngựa chạy trong phố phường,
đường ngõ trong Kinh thành, hay là trong đám đông người thì xử
phạt 60 trượng. Nếu vì thế mà làm bị thương hay chết người thì
xử tội nhẹ hơn tội đánh bị thương hay đánh chết người một bậc;
làm bị thương hay chết các súc vật thì phải đền số tiền theo sự
mất giá (ví như con vật đáng mười phần nay làm chết giá chỉ còn
hai phần thì phải đền giá tám phần); làm bị thương hay chết người
thì xử theo tội vì lầm lỡ để xảy ra. Nếu vì ngựa sợ hãi lồng lên,
không thể ghìm được để xảy ra việc làm bị thương, làm chết
người thì được xử giảm nhẹ hơn tội lầm lỡ hai bậc [39, tr. 196].
Tiếp theo Bộ luật Hồng Đức, Bộ Hoàng Việt luật lệ quy định tội vi
phạm quy đinh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 15 xa mã sát thương nhân (xe và ngựa làm bị thương, chết người):
Phàm vô cớ cho xe, ngựa chạy nhanh tha hồ nơi tiệm
buôn, phố chợ. Nhân đó làm người ta bị thương thì giảm một bậc
theo thường nhân đánh lộn có thương tích. Nếu nhân đó chết
người, phạt 100 trượng, lưu 3.000 dặm.
ở thôn quê, nếu vô cớ quất ngựa chạy lung tung nơi đồng
vắng khổng người, nhân đó làm bị thương người ta thấy không
đến đỗi chết thì không nói: nếu làm chết người thì phạt 100 trượng,
xử như vừa nói, cấp cho người ta 10 lạng bạc lo chôn cất. Nếu vì

công vụ khẩn cấp, cho ngựa phi nhanh, làm bị thương người thì
xử tội sai lầm, y theo luật chuộc đền cho nạn nhân [70, tr. 717].
Trong thời kỳ Pháp thuộc, nước ta bị chia làm ba miền: Nam kỳ,
Trung kỳ và Bắc kỳ. Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được xét xử theo pháp luật của
Pháp. Còn ở Bắc kỳ và Trung kỳ, tội này được xử theo pháp luật của nhà
Nguyễn. Hoàng Việt hình luật của nhà Nguyễn quy định tội vi phạm quy


12

định về điều khiển phương tiện giao thòng đường bộ tại Chương x>

(II,

Vi cảnh, Tiết III - Thuộc về đường sá, sông ngòi, ao giếng:
Người nào kéo xe ngồi, xe chở hàng hóa, ngưừi đánh các
thứ xe và người dắt lừa, ngựa, trâu bò không tuàn lệ định, không
chịu đứng luôn bên canh xe, ngựa và con vật khác của nó để có thể
dắt giữ xe và súc vật ấy; không chịu đi về một bên đường, khi gặp
xe khác, không chịu tránh ra bên cạnh và khi xe khác đến gần không
chịu nhường đường cho xe kia ít ra là một nửa đường [32, tr. 517].
Về tội vi cảnh, Điều 418 sửa đổi Dụ số 37 ngày 30/5/1945 quy định:
"Can vào tội phạm này thời chiểu theo thể lệ đã định mà phạt bạc từ 6 đổng
đến 60 đồng và phạt giam từ 1 ngày đến 10 ngày" [32, tr. 513].
1.1.2.

Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước

khi có Bộ luật hình sự năm 1985

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan chế độ thực
dân phong kiến và các thiết chế pháp luật của nó; đồng thời thiết lập nên
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở
Đông Nam á cùng với hệ thống pháp luật mới bao gồm Hiến pháp và các
đạo luật, sắc lệnh, nghị đinh, thông tư hướng dẫn thi hành thuộc các ngành
luật hình sự, hành chính, dân sự...
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ nằm trong hệ thống luật hình sự Việt Nam được quy định muộn hơn
nhiều so với các loại tội khác. Thật vậy, ngay sau khi giành được chính
quyền về tay nhân dân, Nhà nước ta đã ban hành ngay các văn bản pháp
luật hình sự quy định các tội chống chính quvền dân chủ nhân dân như tội
âm mưu lật đổ chính quyền, tội gián điệp, tội bạo loạn, tội hoạt động phỉ...
trong Sắc lệnh số 21 ngày 14 tháng 2 năm 1946. Như vậy, các tội chống lại
chính quyền dân chủ nhân dân ra đời rất sớm, gắn liền với sự xuất hiện của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngược lại, tội vi phạm quy định về


13

điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có lịch sử ra đời muộn hơn.
Quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ là quy phạm viện dẫn, nên tội này chỉ ra đời khi
có các quy định về ATGTVT đường bộ tức là khi có luật về giao thông
đường bộ. Sau khi giành được chính quyền năm 1945, thì cuối năm 1946,
thực dân Pháp đã quay lại tái chiếm Hà Nội và một số thành phố, thị xã.
Các cơ quan nhà nước của ta phải rút lên căn cứ Việt Bắc, tiếp tục cuộc
kháng chiến chống Pháp. Do đó, suốt 10 năm (1945-1954), Nhà nước ta
chưa có hộ thống pháp luật bảo đảm ATGTVT. Vì vậy, không có cơ sở để
hình thành quy phạm pháp luật về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ. Trong thời kỳ này, ở ba miền Trung, Nam,

Bắc, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
vẫn được vận dụng luật của chế độ cũ để xét xử.
Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, các cơ quan nhà
nước đầu não đã về Hà Nội và Nhà nước ta tiến hành xây dựng hàng loạt
các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý xã hội, trong đó có các vãn bản
pháp luật bảo đảm ATGTVT đường bộ. Ngày 3/10/1955, Luật đi đường bộ
mới được ra đời kèm theo Nghị định số 348/NĐ của Bộ Giao thông Bưu
điện. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta về ATGTVT, tạo cơ
sở pháp lý cho sự hình thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ. Tiếp theo Nghị định 348 nói trên, hàng loạt các văn
bản pháp lý khác về ATGTVT đã ra đời như: Nghị định số 139/NĐ ngày
19/12/1956; Nghị định số 44/NĐ ngày 27/45/1958 của Bộ Giao thông Bưu
điện; Nghị định Liên bộ Giao thông Bưu điện - Công an số 09/NĐLB ngày
7/3/1956 ban hành thể lệ tạm thời về vận tải đường bộ; Nghị định số 10
ngày 11/1/1968 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về kỷ luật ATGTVT
trong thời chiến; Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 về tăng cường bảo
đảm trật tự ATGTVT đường bộ và trật tự đô thị và đến nay là Nghị định số


14

36/CP ngày 10-7-2001 về bảo đảm trật tự an toàn giao thòng đường bộ và
trật tự an toàn giao thông đô thị. Đáng chú ý là ngày 6-6-2001, Quốc hội đã
thông qua Luật giao thông đường bộ đầu tiên của Việt Nam. Luật này bắt
đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2002.
Các văn bản chuyên ngành nói trên đã tạo cơ sở pháp lý cho sự hình
thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự quy định tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Vãn bản pháp luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta quy định tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là Thông tư

số 442/TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ. Điểm 4 của Thông
tư nói trên quy định: "Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà làm
người khác bị thương sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Nếu gây tai nạn
làm chết người thì có thể bị phạt tù đến 10 năm" [3, tr. 135]. Qua nghiên
cứu Thông tư này, thấy rõ những nội dung chủ yếu sau đây:
- Chỉ những vi phạm các quy đinh về ATGTVT đường bộ gây
thương tích, gây chết người mới bị coi là tội phạm và bị xử phạt. Nếu chi
gây thiệt hại thuần túy về vật chất không bị coi là tội phạm và không bị xử
lý về hình sự.
- Điều luật này quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ với hai khung hình phạt khác nhau.
+ Khung 1: Phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm (CTTP cơ bản) được áp
dụng cho trường hợp chỉ gây thương tích.
+ Khung 2: Phạt tù đến 10 năm (CTTP tăng nặng) được áp dụng cho
trường hợp gày chết người.
Sau hơn 1 năm thực hiện Thông tư 442/TTg, ngày 29/6/1956, theo
đề nghị của Ban Nội chính Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thòng tư
số 556/TTg bổ khuyết điểm 4 của Thông tư này. Điểm 4 của Thông tư 556
quy định:


15

Không cẩn thận hay khòng theo Luat đi đường mà làm
người khác bị thương thì sẽ phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Nếu
gây tai nạn làm chết người thì có thể bị phạt tù đến 10 năm.
Trong trường hợp gây tai nạn lớn làm chết nhiều người và gây
thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân thì có thể bị phạt đến tù
chung thân hay tử hình [3, tr. 135].
Trước ngày giải phóng miền Nam, tội vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ đều được điều ưa, truy tố, xét xử
theo Thông tư 442/TTg và Thông tư 556/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Qua xem xét quy đinh nói trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:
1. Việc xây dựng pháp luật hình sự quy đinh tội này thời đó còn nhiều
hạn chế, thể hiện ở chỗ: Trật tự ban hành các loại văn bản cũng như nội dung
của văn bản không đúng thẩm quyền (Thông tư của Thủ tưáng Chính phủ ban
hành những nội dung đáng lẽ phải do luật quy định; Bộ trưởng ban hành
Nghị định...); điều luật quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ còn đơn giản, chưa thể hiện sự phân hóa cao trách
nhiệm hình sự (chỉ có 2 khung hình phạt và khoảng cách giữa mức tối thiểu
và mức tối đa của các khung hình phạt quá xa nhau; các tình tiết định khung
tăng nặng còn bó hẹp trong giới hạn mức độ hậu quả, mà không có các loại
tình tiết khác như tình tiết phạm tội trong tình trạng say rượu, gây tai nạn rồi
bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn...
nên không đáp ứng được tính đa dạng, phức tạp của hành vi phạm tội).
2. Việc ban hành Thông tư số 556/TTg ngày 29/6/1955 bổ sung cho
Thồng tư 442/TTg ngày 29/6/1956 có hạn chế lớn về mặt lập pháp và không
có hiệu quả. Nội dung của Thông tư này chỉ là sự bổ sung hình phạt tù
chung thân và hình phạt tử hình cho tội sã phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ, ngoài ra không có nội dung nào khác.
Trong Thông tư này, các nhà lập pháp đã quá nhấn mạnh tới mặt khách


16

quan của tội phạm (hậu quả), mà không chú ý tới lỗi vò ý của người phạm
tội. Cho nên, nhà làm luật đã quy định chế tài cho tội phạm này quá nghiêm
khắc, khồng phù hợp với bản chất của loại tội có lỗi vô ý và do đó không
phù hợp với cuộc sống thực tế. Ví dụ: Thông tư 556 quy định gây chết 1
người có thể bị phạt tù đến 10 năm (khung 2), gây chết nhiều người và gây

thiệt hại lớn về tài sản có thể phạt tù chung thân hoặc tử hình (khung 3).
Thực tiễn xét xử từ trước tới nay chưa có bị cáo nào bị phạt tù chung thân
hoặc tử hình về tội này. Những bị cáo làm chết 1 người thông thường bị xử
tù 3 năm hoặc nhẹ hơn, chưa có trường hợp nào xử phạt đến 10 năm. Điều
đó chứng tỏ luật pháp quá xa rời thực tiễn, cần phải được sửa đổi, bổ sung.
Sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất,
việc điều tra, truy tố, xét xử tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ vừa được áp dụng theo Thông tư 556 của Thủ tướng
Chính phủ, vừa được áp dụng theo sắc luật 03-SL/76 ngày 15/3/1976 của
Hội đồng Chính phủ cách mạng lảm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Điều 9 Sắc luật 03-S1/76 quy đinh nhóm tội xâm phạm đến trật tự công
cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân trong đó quy đinh "Tội vi
phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng với các khung hình phạt tù
từ 3 tháng đến 5 năm, ừurờng hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm. Trong
mọi trường hợp có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng Ngân hàng". Như yậy, tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong sắc
luật 03 có 2 khung hình phạt: Khung 1 có mức phạt từ 3 tháng đến 3 năm tù
giam (CTTP cơ bản); khung 2 có mức phạt tù đến 15 năm (CTTP tăng nặng).
So sánh quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ ưong Thông tư số 556/TTg với quy
phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trong sắc luật 03-SL/76 ta thấy có một số điểm đáng
chú ý như sau:


17

a. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trong sắc luật 03-SL/76 có căn cứ pháp lý cao hơn trong Thông tư
số 442/TTg cũng như Thông tư 556/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

b. Tuy nhiên, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trong sắc luật 03-SL/76 chỉ nêu tội danh và hình phạt tương
ứng, hoàn toàn không mô tả dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này. Mặt khác,
hình phạt cho tội này cũng là hình phạt chung cho một số tội cùng nhóm
mà không có sự phân biệt cụ thể cho từng tội nên dễ dẫn đến việc áp dụng
hình phạt tùy tiện, thiếu thống nhất. Ngược lại, trong Thông tư số 442/TTg
cũng như Thông tư 556/TTg của Thủ tướng Chính phủ có mô tả dấu hiệu
pháp lý đặc trưng của tội phạm và có hình phạt tương ứng kèm theo.
c. Trong sắc luật 03-SL/76 các hành vi vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại lớn về tài sản cũng bị
coi là tội phạm, trong khi đó Thông tư 442/TTg cũng như Thông tư
556/TTg lại khổng coi hành vi này là tội phạm. Vì thế, có thể coi sắc luật
03-SL/76 đã khắc phục được việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội của
Thông tư 442/TTg và Thông tư 556/TTg.
d. Quan điểm xử lý tội phạm trong Sắc luật 03-SL/76 đã có một
bước tiến đáng kể so với Thông tư 442/TTg và Thông tư 556/TTg:
- Sắc luật 03-SL/76 không quy định hình phạt tử hình và hình phạt
tù chung thân đối với loại tội này và giới hạn mức hình phạt tù tối đa là
15 năm. Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của tội phạm này là tội
vô ý và cũng phù hợp với thực tế áp dụng pháp luật từ trước tới nay.
- Ngoài hình phạt chính, sắc luật 03-SL/76 còn quy đinh hình phạt
bổ sung cho loại tội phạm này là phạt tiền đến 1000 đồng ngân hàng.
Tuy nhiên, ngoài những điểm tiến bộ so với Thông tư số 442/TTg và


18

phương tiện giao thông đường bộ trong sắc luật 03-SL/76 vẫn còn bộc lộ
một số hạn chế sau:
- Khung hình phạt ít (chỉ có 2 khung) không phù hợp với tính chất

phức tạp của tội phạm này.
- Khoảng cách giữa các mức hình phạt trong một khung quá xa (từ 3
tháng đến 5 năm, hoặc phạt tù đến 15 năm) rất dễ dẫn tới việc áp dụng tùy
tiện, thiếu thống nhất.
1.2.

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐlỂU KHĩỂN

p h ư ơ n g t iệ n g ia o

THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH s ự YIỆT NAM NĂM 1985

Tháng 6 năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam ra đời, được công bố bởi lệnh của Chủ tịch nước ngày
9/7/1985 và có hiệu lực thi hành thống nhất trong toàn quốc kể từ ngày 1
tháng 1 năm 1986. Trong Bộ luật này, tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiên giao thông đường bộ chưa có tên riêng, mà được quy định
chung trong tội vi phạm các quy định về ATGTVT. Quy phạm pháp luật
quy định tội vi phạm quy định về ATGTVT của BLHS năm 1985 (Điều 186,
Chương VIII - Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản
lý hành chính) có nội dung như sau:
1.

Người nào điều khiển phương tiện GTVT mà vi phạm các quy

định về ATGTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không gây thiệt
hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm:
a. Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vượt trái 'phép;

b. Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay
và độ cao quy định;
c. Vi phạm các quy định khác về ATGTVT.


19

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đâv thì bị phạt tù từ
3 năm đến 10 năm:
a. Điều khiển phương tiện ATGTVT mà không có bằng lái; trong
khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác;
b. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý
không cứu giúp người bị nạn.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm
đến 20 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị xử phạt cải
tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Dưới đây. tội vi phạm các quy đinh về ATGTVT (đường bộ) được
gọi thống nhất là tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ để tiện việc theo dõi.
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ được quy đinh tại điều 186 BLHS năm 1985 so với nội dung trong Điều 9
của Sắc luật 03-SL/76 đã có một bước tiến bộ rất lớn cả về nội dung và kỹ
thuật lập pháp. Cụ thể là:
- Tên của tội đã được xác đinh rõ là "Tội vi phạm các quy đinh về
ATGTVT gây hậu quả nghiêm trọng". Đây là điều mà các văn bản trước đó
đều chưa thể hiện được.
- Điều 186 BLHS năm 1985 không chỉ nêu tội danh mà đã mô tả các
dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cũng như quy định các khung hình

phạt tương ứng với các loại trường hợp phạm tội khác nhau, khắc phục được
hạn chế của sắc luật 03-SL/76 (chỉ nêu tội danh và hình phạt).
- Đường lối xử lý tội phạm theo Điều 186 BLHS năm 1985 cũng có
sự thay đổi so với sắc luật 03-SL/76, Thông tư 442/TTg và Thông tư


20

556/TTg. Cũng như sắc luật 03-SL/76, Điều 186 BLHS năm 1985 khỏns
quy định hình phạt tử hình và hình phạt tù chung thân, v ề hình phạt tù,
Điều 186 BLHS năm 1985 đã nâng mức phạt tù tối đa từ 15 năm lên 20 năm
cho phù hợp với các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của tội này.
- Các tình tiết đinh khung tăng nặng được quy định tại Điều 186 BLHS
năm 1985 cụ thể, đầy đủ và rõ ràng hơn.Tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên thực tế có nhiều tình tiết khách quan,
chủ quan rất khác nhau làm cho mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng
trường hợp phạm tội cũng rất khác nhau. Do đó, đòi hỏi phải có nhiều
khung hình phạt với những dấu hiệu định khung khác nhau, mới đáp ứng
được yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội này. Trong các văn bản trước
BLHS nãm 1985, các tình tiết định khung tăng nặng chỉ giới hạn ở mức độ
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và cũng chỉ có 2 khung
hình phạt khác nhau. Trong BLHS năm 1985, nhiều tình tiết định khung
tâng nặng khác đã được bổ sung và không phải chỉ có 2 khung hình phạt
khác nhau mà có tới 4 khung hình phạt khác nhau.
- Việc quy định hình phạt bổ sung trong BLHS năm 1985 cũng có
sự thay đổi: Hình phạt tiền được quy định trong sắc luật 03-SL/76 đã bị xóa
bỏ và thay vào đó là hình phạt cấm làm nghề lái xe hoặc lái xe từ 2 đến
5 năm (Điều 218, BLHS năm 1985 quy định có thể bị cấm... làm những
nghề hoặc công việc nhất định).
Sau hơn 10 năm thực hiện, BLHS năm 1985 nói chung cũng như

quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ (Điều 186 BLHS) đã phát huy tác dụng to lớn
trong việc đấu tranh phòng chống loại tội này. Tuy nhiên, quy định của
BLHS năm 1985 về tội vi phạm quy định về ATGTVT cũng bộc lộ nhiều
hạn chế. Trong đó nổi bạt là việc quy định cả bốn loại hành vi phạm tội


21

trong bốn lĩnh vực ATGTVT (đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường
không) có đặc điểm kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn rất khác nhau vào
cùng một điều luật. Điều nàv đã hạn chế nhiều đến việc quy định cụ thể
hành vi phạm tội cũng như phân hóa trách nhiệm hình sự.
Qua 4 lần sửa đổi bổ sung BLHS năm 1985 vào các năm 1989,
1991, 1992 và 1997, nội dung của Điều 186 quy định về tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không có gì thay đổi,
mà chỉ có sự thay đổi về tên tội, từ tội vi phạm quy định về ATGTVT gây hậu
quả nghiêm trọng thành tội vi phạm quy đinh về ATGTVT. Việc bỏ cụm từ
"gây hậu quả nghiêm trọng" nhằm cho tên tội phù hợp với tất cả các trường hợp
bị coi là phạm tội này theo nội dung của điều luật (Khoản 4 Điều 186 quy đinh
trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng
là trường hợp phạm tội này. Đây là trường hợp phạm tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra hậu quả).
1.3.

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỂ ĐEÊU k h i ể n

p h ư ơ n g t iệ n g ia o

THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH s ự NĂM 1999


Trong BLHS năm 1999, tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 202 như sau:
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi
phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng
hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm:
a. Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b. Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;


22

c. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh ưách nhiệm hoặc cố ý
không cứu giúp người bị nạn;
d. Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều
khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ. Gây hậu quả rất nghiêm ừọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả
năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn
chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm cồng việc nhất định từ một đến năm năm.
So sánh quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy đinh về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202 BLHS năm 1999 với
quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm các quy định về ATGTVT trong
BLHS năm 1985, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất: Lần đầu tiên, tội này có tên gọi riêng, hoàn chỉnh, được
quy định tại một điều luật độc lập, làm cho tên tội phù hợp với nội dung của
hành vi phạm tội, bảo đảm tính chính xác cao, tránh sự nhầm lẫn giữa tội
này với tội khác.
Thứ hai: Tuy chủ thể của tội phạm của tội này trong cả hai bộ luật
hình sự nói trên không thay đổi, vẫn là người điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ nhưng cách thể hiện hành vi khách quan của BLHS năm
1999 chính xác và ngắn gọn hơn. Điều 202 BLHS năm 1999 đã giới hạn
hành vi khách quan của tội này chỉ là những vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ. Còn Điều 186, BLHS năm 1985


23

xác định hành vi khách quan của tội này là hành vi vi phạm các quv định về
ATGTVT. Mà phạm vi khái niệm vi phạm các quy định về ATGTVT thì rất
rộng, bao gồm cả hành vi điều khiển phương tiện giao thông và các hành vi
vi phạm khác (đào đường trái phép, lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lòng đường...),
làm cho người áp dụng pháp luật, đặc biệt là các tầng lớp dân cư khi nghe
tên tội khó hình dung ngay được các hành vi phạm tội.
Thứ ba: Với việc tách tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ thành một tội độc lập, BLHS năm 1999 có điều kiện cụ
thể hóa hơn các dấu hiệu của CTTP; bổ sung loại hình phạt và mức hình phạt
cho phù hợp với tính chất và mức độ của các trường hợp phạm tội. Cụ thể:
- BLHS năm 1985 quy định hành vi vi phạm các quy định về
ATGTVT gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác đã là hành vi phạm tội,
mà không xác định rõ mức độ nghiêm trọng của thiệt hại là thiếu chính xác.

Còn BLHS năm 1999 quy định chỉ những hành vi gây thiệt hại nghiêm
trọng đến sức khỏe của người khác mới là hành vi có dấu hiệu của tội phạm.
Quy định như vậy là đúng và chính xác. Nếu không xác định thiệt hại đến
mức độ nào mới là tội phạm thì có thể hình sự hóa các vi phạm hành chính.
- Cấu thành tội phạm tăng nặng đinh khung của tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được bổ sung thêm hai tình
tiết mới là:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có
thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Việc quy định bổ sung hai tình tiết tãng nặng định khung nói trên
nhằm tăng khả năng rãn đe những người điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc về ATGTVT đường bộ,
đặc biệt là hiệu lệnh của người chỉ huy, điều khiển, giữ gìn trật tự ATGTVT.


×