Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Cơ cấu quản lý công ty và việc hoàn thiện các qui định pháp luật hiện hành về cơ cấu quản lý công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.51 MB, 120 trang )


BỘ G IÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘTƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI
HÀ NỘI
• HOC LUẬT


LÊ BÁ THỊNH
/

c ơ CẤU QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VÀ VIỆC
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH VỂ c ơ CÂU QUẢN LÝ
CÔNG TY

LUẬN ÁN T H Ạ C SỸ LU ẬT H Ọ C

trường

I.UÁT

ma

'-iỌi I

ỊTHƯVÍỆN GLAO VI EN I
s ô V k


L Á

30

HÀ NỘI - 1997


B Ộ G IÁ O D Ụ C V À Đ À O TẠ O

BỘ T ưP H Á P

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ BÁ THỊNH

C ơ CẤU QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VÀ VIỆC
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH VỀ c ơ CÂU QUẢN LÝ
CÔNG TY

C H U Y Ê N N G À N H : L U Ậ T K IN H T Ế
M Ã SỐ

: 50515

LU Ậ N Á N T H Ạ C SỸ L U Ậ T H Ọ C
NGƯỜI HƯỚNG D Ẫ N K H O A HỌC:
P T S . N G U Y Ễ N B ÍC H V Â N

HÀ NỘI - 1997



MỤC LỰC

TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU
I

NHŨNG ĐẶC ĐIỂM c ơ BẢN CỦA CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY

6

Những đặc điểm chung về công ty
Đặc điểm cơ bản của các loại hình công ty phổ biến
trên thế giới
1.2.1 Công ty đối nhân
1.2.2 Công ty đối vốn

6

CHƯƠNG

1.1
1.2

II

CHƯƠNG

2.1

2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5

CHƯƠNG ra

M ô HÌNH C ơ CẤU QUẢN LÝ CÔNG TY PHÔ BIẾN TRÊN THẾ

GIỚI

27

M ô hình cơ cấu quản lý không tách khỏi cổ đông
M ô hình cơ cấu quản lý tách khỏi cổ đông
Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn
Cơ cấu tổ chức,quản lý công ty cổ phần
Quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ
Vai trò người lao động trong việc tham gia quản lý
công ty
V ấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số và chống sự lạm
quyển của hội đồng quản trị

27
29
29
31
55


THỰC TRẠNG T ổ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY ở VIỆT NAM

63

TỔ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn không quá 11 thành
viên
3.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 12 thành viên trở lên
3.2 TỔ chức quản lý công ty cổ phần
3.2.1 N hững quy định của luật công ty hiện hànhvề tổ
chức quản ỉý công ty cổ phần
3.2.2 Những quy định trong điều lệ của công ty cổ phần về
tổ chức quản lý công ty

3.1
3.1.1

CHƯƠNG

IV

4.1
4.2

8
9
17

56

59

63
63
65
68
69
75

M Ộ T SỐ QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC
HOÀN THIỆN NHŨNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỂ c ơ
CẤU QUẢN LÝ CÔNG TY ở VIỆT NAM

85

Những yếu tố ánh hưởng đến việc xây dim g các mô
hình cơ cấu quản lý công ty
Phương pháp điều chỉnh về tổ chức quản lý công ty

85


4.3
4.3.1
4.3.2

4.4
4.4.1
4.4.2
4.4.3

4.4.4

4.4.5

Một số quan điểm lý luận về việc xây dựng và hoàn
thiện cơ cấu quản lý công ty
Về sự phân bổ thẩm quyền giữa các cơ quan trong
công ty
Cần có sự phân biệt về thẩm quyền của các cơ quan
quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ
phần
Một số kiến nghị cụ thể về việc hoàn thiện những
quy đinh của pháp luật về cơ cấu quản lý cồng ty
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
Đối với công ty cổ phần
Cần bổ sung thêm loại hình công ty hợp danh trong
luật công ty
Vấn đề vai trò người ỉao động trong việc tham gia
quản lý công ty
Vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số và chống sự lạm
quyền của người quản lý công ty

PHẦiN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU

T ính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới và phát triển kinh tế

của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển hướng và đổi mới sâu sắc. Từ
một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,quan liêu bao cấp chuyển sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng XHCN.
Sự đổi mới và chuyển hướng trong quan điểm của Đảng, Nhà nước đối
với nền kinh tế đã tác động lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất
nước. Nhũng sự đổi mới đó không chỉ thể hiện trong cơ sở hạ tầng (quan hệ
sản xuất) mà nó còn dẫn đến sự thay đổi ở các bộ phận của kiến trúc thượng
tầng, đặc biệt là ở các chủ trương chính sách và pháp luật của nhà nước, trong
đó có pháp luât kinh tế. Trong những năm qua nhiều văn bản pháp luât kinh tế
đã được ban hành nhằm thể chế hoá đưòng lối của Đảng, Nhà nước, biến
những quan điểm đường lối của Đảng thành những quy định của pháp luật để
áp dụng trong đời sống kinh tế xă hội. Trong bối cảnh đó, ngày 21/12/1990
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua luật công ty.
Luật công ty ra đời đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển của một
loại hình doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đó là công ty. Sau khi luật công
ty ra đời, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản để hướng dẫn và cụ
thể hoá quy định của luật công ty nhằm tạo điều kiện cho những luật này đi

vào cuộc sống. Sau gần. 7 năm áp dụng và thi hành luật công ty cùng các văn
bàn hướng dẫn đã cho thấy rõ tác dụng tích cực của hệ thống pháp luật về công
ty đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.


Tuy nhiên thực tiễn cũng cho thấy, luật công ty lần đầu tiên được xây
dựng trong bối cảnh ta chưa có kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ, trong một nền
kinh tế mới bắt đầu chuyển đổi cho nên các văn bản pháp luật về công ty nói
chung và luật công ty nói riêng đã bộc lộ một số khuyết điểm, một số quy định
của luật đã tỏ ra không phù hợp. Đặc biệt là những quy định liên quan đến cơ
cấu và cơ chế quản lý công ty vừa thiếu, chưa cụ thể và cứng nhắc. Điều đó,

một m ặt dẫn đến việc thi hành luật không thống nhất trong phạm vi cả nước,
vừa không tạo được khuôn khổ pháp lý linh hoạt phù hợp với công ty có quy
mô khác nhau. Những quy định như thế về cơ cấu quản lý công ty có thể
không phù hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi, với hầu hết các doanh nghiệp
vừa mới thành lạp.
Trước yêu cầu đó, đòi hỏi pháp luật về công ty hiện hành cẩn phải được
nhanh chóng bổ sung sửa đổi và hoàn thiện những quy định về cơ cấu quản lý
công ty, để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của các nhà quán lý, đẩu tư
trong nền kinh tế đất nước đang từng ngày từng giờ đổi mới và phát triển.
T ìn h hình nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Cơ cấu quản lý công ty và việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về
cơ cấu quản lý công ty là vấn đề mới, có phạm vi hẹp và rất chuyên sâu, đòi
hỏi'phải có sự nghiên cứu toàn diện và sâu sắc. Có lẽ vì thế mà cho tới nay
chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về lĩnh vực này. Lác đác có
một số cuốn sách, tạp chí hoặc một số luận án đề cập đến trong phạm vi hẹp
như: Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động công ty cổ phần; tổ chức và
quản trị công ty; một số vấn đề hoàn thiện pháp luật hiện hành về công ty; địa

vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn, và một số bài, tạp chí khác có liên
quan đến tổ chức quản lý công ty.


Luận án này không có mục đích nghiên cứu tổng quát và toàn diện đối
với những quy định của pháp luật hiện hành về công ty, mà đi sâu nghiên cứu
về những đặc trưng cơ bản và các mô hình tổ chức quản lý của các loại hình

công ty phổ biến trên thế giới;phân tích đánh giá những ưu, nhược điểm của
những quy đinh của luật công ty hiện hành về cơ cấu quản lý công ty, từ đó
tim ra những khiếm khuyết, thiếu sót, hoặc những quy đinh chưa phù hợp của
luật trên cơ sở đó kiến nghị phương hướng và biện pháp khắc phục.

Tuy nhiên, do tính chất chuyên sâu của đề tài luận án không có tham
vọng nghiên cứu và giải quyết đầy đủ, cụ thể tất cả những vấn đề hiện nay
đang đặt ra trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về công ty, mà chỉ
giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, xử lý những nội dung, có tính thời sự tương
ứng nổi cộm về cơ cấu quản lý công ty cần phải được giải quyết sớm.
M ục đích nghiên cứu.'.
Q ua nghiên cứu đề tài ”cơ cấu quản lý công ty và việc hoàn thiện
các quy đinh của pháp luật hiện hành về cơ cấu quán lý công ty ” chúng
tỏi m uốn góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc bổ sung và hoàn
thiện cơ cấu quản lý công ty, tạo cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư trong
tổ chức quản lý và điều hành công ty theo cơ chế thị trường ở V iệt nam .
Chúng tôi m ong m uốn kết quả của luận án sẽ được sử dụng khi sửa đổi,
bổ sung luật công ty trong thời gian tới. N goài ra chúng tôi hy vọng rằng
các vấn đề nêu trong luận án có thể được sử dụng như tài liệu khoa học
cho những ai m uốn tìm hiểu về cơ cấu quản lý công ty trên thế giới và ở
V iệt nam .

3


Phưoĩig pháp nghiên cứu:
Để đạt mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án đã vận dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp
phan tích và tổng hợp,phương pháp đối chiếu,so sánh, khái quát hoá, phương
pháp kết hợp logíc và lịch sử trong quá trình phân tích và luận giải các vấn đề
nêu ra.
Những đóng góp mới của luận án í
Có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và
tổng quát các vấn đề có liên quan đến cơ cấu quản lý công ty của một số nước
trên thế giới và của Việt nam. Cụ thể những vấn đề sau đây có thể được xem là

những đóng góp mới của luận án:
- Luận án đề cập đến những đặc điểm cơ bản của các loại hình công ty
phố biến trên thế giới.
- Luận án phân tích và so sánh các mô hình cơ cấu quản lý công ty phổ
biến trên thế giới theo hai hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và Châu Âu lục địa.
- Luận án phân tích, đánh giá những ưu, nhược điểm của những quy định
của luật công ty hiện hànhvề tổ chức quản lý công ty kết hợp với sự so sánh vể

những quy định này trong điều lệ của một số công ty.
- Luận án đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các mô
hình cơ cấu quản lý công ty và phương pháp điều chỉnh về tổ chức quản lý
công ty . Trên cơ sở đó luận án đưa ra m ột số quan điểm lý luận và kiến nghị
về xây dưng và hoàn thiện những quy định của pháp luật về cơ cấu quản lý
công ty bao gồm:

4


Quan điểm về sự phân bô’ thẩm quyển giữa các cơ quan trong công ty và
sự phân biệt về thẩm quyền của các cơ quan

quản lý trong công ty trách

nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Luận án cũng đã kiến nghị cụ thể về việc
hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiện hữu hạn và công ty cổ
phẩn và bổ sung thêm loại hình công ty hợp danh vào hệ thống các doanh
nghiệp Việt nam . Nơoài ra luận án còn kiến nghị về sự tham gia của người lao
động trong tổ chức quản lý công ty và một số cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số
trước sự lạm quyền của những người quản lý hoặc cổ đông nắm quyền kiểm
soát còng ty.

Tuy nhiên, với sự hạn chế về khả năng và kiến thức, với sự eo hẹp về tài
liệu và thời gian, luận án không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất
mong được sự góp ý của thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.


CHƯƠNG I
NHŨNG ĐẶC ĐIỂM c ơ BẢN CỦA CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY
1.1. Những đặc điểm chung vê' công ty:
Công ty có thể được hiểu trên nhiều nghĩa xét theo từng khía cạnh khác
nhau, ở góc độ pháp lý, công ty được hiểu là sự liên kết của nhiều nơười để
tiến hành một công việc nào đó nhằm mục đích kiếm lời.
Trong khoa học pháp lý, các luật gia trên thế giới đã có rất nhiều định
nghĩa về công ty.
Theo KƯBLER và SIMON: “Khái niệm về công ty được hiểu là sự liên
kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng nhiều sự kiện pháp lý,
nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được một mục tiêu chung nào đó”^1'1
Bộ luật dân sự của cộng hoà Pháp định nghĩa: “Công ty là một hợp đổng
thòng qua đó hai hay nhiều người thoả thuân với nhau sử dụng tài sản hay khả
năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu đựơc qua
hoạt động đó”(2)
Luật công ty Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam định nghĩa: “Công ty
trách nhiệm hĩm hạn và Công ty cổ phần, gọi chung là công ty, là doanh
nghiệp trong đó các thành viên đều góp vốn cùng chia nhau lợi nhuận, cũng

(1) F.KUBLER_;.SIM ON- M ấy vấn đề pháp luật kinh tế CHLB Đức.
NXB Pháp lý -1992, Trang 29.
(2) M .CoZiAn _A .V iạndier -Tổ chức công ty (Tập I).Viên nshiên cứu
khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp -1989, Trang 7.

6



chịu lỗ tương ứng phần vốn góp, và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”*'1'*'
Như vậy Công ty được định nghĩa theo nhiều dạng khác nhau nhưng nó
có m ột số đặc điểm cơ bản chung nhất đó là:
- Đặc điểm thứ nhất:
Công ty phải do hai chủ thể trở lên góp vốn thành lập. Như vậy công ty
phải do nhiều người hay ít nhất là 2 người góp vốn vào để thành lập. Đây là
quan niệm truyền thống từ trước đến nay về công ty. Do khái niệm công ty
chứa đụng yếu tố liên kết mà muốn liên kết được thì phải có nhiều người. Như
vậy sẽ không có sự liên kết nếu chỉ có một chủ thể góp vốn để thành lập. Chủ
thể ở đây được hiểu là thể nhân hay pháp nhân. Công ty có thể là sự liên kết
giữa hai hay nhiều thể nhân với nhau, hoặc giữa thể nhân với pháp nhân, hoặc

giữa các pháp nhân với nhau.
Tuy Ìihiên, đặc điểm này ngày nay đã không còn tồn tại nguyên vẹn và
thống nhất trong hoạt động công ty của nhiều nước. Rất nhiều nước thuộc các
hệ thống luật khác nhau, tuy xuất phát từ những lý do lịch sử, xã hội riêng,
song ngày nay đều không còn giữ khái niệm truyền thống về việc công ty phải
có ít nhất hai thành viên.
-Đặc điểm thứ hai:
Các thành viên bỏ ra một tài sản của mình góp vào công ty (gọi là góp
vốn) Tài sản ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó có thể là của cải như tiền,
vàng, nhà cửa, ruộng đất, nhưng cũng có thể là công sức hay các giá trị tinh
thần như uy tín kinh doanh, quyền sở hữu công nghiệp...

(1)

Đ iều 2: L u ật cô n g ty năm 1990


7


- Đặc điểm thứ ba:
Các thành viên liên kết vói nhau để thành lập công ty với mục đích kiếm
lời. Nghĩa là mục đích của việc thành lập công ty là để kinh doanh kiếm lời
chia nhau. Chứ không phải là sự liên kết giữa các thành viên để nhằm thành
lập m ột tổ chức, không có mục đích kinh doanh kiếm lời như: Hội từ thiện, các
hội đoàn chuyên nghiệp. Những sự liên kết không nhằm mục đích kinh doanh,
người ta thường gọi là hiệp hội chứ không gọi là công ty và hoạt động theo quy
chế về hiệp hội chứ không phải luật công ty.
1.2. Đặc điểm cơ bản của các ỉoại hình công ty p h ổ biến trên th ế giói.
Trải qua bao nhiêu năm tồn tài và phát triển trên thế giới đã từng xuất
hiện nhiều loại hình công ty khác nhau, có nhiều loại vẫn tồn tại và có xu
hướng phát triển nhưng cũng có những loại hình không còn phát triển nữa và
có xu hướng mất dần.
Nhưng việc nghiẻn cứu và phân loại các loại hình thức công ty có ý nghĩa
rất quan trọng trong thực tế. Vì một doanh nghiệp hoặc một chủ đầu tư khi có
ý định làm ăn hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó, đầu tiên, họ cần tìm
hiểu đối tác của họ là loại hình công ty nào và hình thái tổ chức ra sao. Đó là
công ty trách nhiêm hữu hạn, công ty cổ phần hay là một doanh nghiệp tư
nhân. Bởi vì mỗi loại hình thái tổ chức doanh nghiệp nhất định, pháp luật quy
định cho nó quy chế pháp lý riêng biệt. Như hình thức huy động vốn, quy mô
hoạt động, cơ chế quản lý và chế độ chịu trách nhiệm đối với tài sản... Ngoài
ra nó còn hết sức cần thiết đối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước

trong hoạt động quản lý của mình.

8



-

Trong khoa học pháp lý người ta đã có nhiều cách phân loại công ty, tuỳ

từng mục đích khác nhau người ta phân loại công ty theo từng tiên chí khác
nhau. Trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, căn cứ vào tính chất hành vi
giao kết, người ta chia công ty làm hai loại: Công ty dân sự và Công ty thương
mại (hay còn gọi là công ty kinh doanh), căn cứ vào quốc tịch của công ty mà
người ta phân biệt một công ty của nước này hay một công ty của nước khác.
Căn cứ vào tính chất liên kết và chế độ trách nhiệm của các thành viên
công ty, người ta phân ra thành công ty đối nhân và công ty đối vốn... Tuy có
nhiều cách phân loại công ty như đã nêu trên nhưng trong thực tiễn pháp lý,
cách phân loại dựa vào tính chât liên kết và chế độ trách nhiệm của thành viên

công ty là cách phân loại chủ yếu và có ý nghĩa quan trọng nhất.
Theo tiêu chí trên mà người ta phân biệt các loại hình công ty sau đây.
1.2.1 Công ty đối nhản.
Công ty đối nhân là công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt
chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia. Công ty đối nhân
là công ty của những người quen thân nhau biết rõ về nhau, tâm đầu ý hợp. ở
loại công ty này khi thành lập điều đầu tiên và cơ bản người ta quan tâm đến là
yếu tố nhân thãn của người tham gia chứ không quan tâm nhiều đến yếu tố góp
vốn. Những người này đồng tâm lập hội là vì họ biết rõ tính tình nhau, biết rõ
ưu thế cá nhân, khả năng làm việc, khả năng tài chính của nhau và do đó mới
có thể tin cậy lẫn nhau để cùng thành lập một công ty.
Công ty đối nhân có những đặc điểm cơ bản sau:
-


Ổ loại hình công ty này không có sự tách bạch về tài sản cá nhân của

các thành viên công ty với tài sản của công ty. Dù tài sản của cá nhản có được
đựa vào kinh doanh hay không thì khi xảy ra vấn đề chịu trách nhiệm tài sản,

9


thành viên công ty cũng phải bảo đảm trách nhiệm ấy bằng toàn bộ tài sản
thuộc sở hữu của mình bao gồm cả tài sản mang ra để kinh doanh ở công ty
lãn tài sản của cá nhân mình.
- Trong công ty đối nhân các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn
đối với mọi khoản nợ của công ty hay ít nhất phải có một thành viên chịu trách
nhiêm vô hạn về cac khoản nợ này. Điều đó có nghĩa là khi xảy ra vấn đề chịu
trách nhiệm tài sản, chủ nợ có quyền đòi một trong các thành viên phải trả
hoàn toàn món nợ. Thành viên này phải thi hành nghĩa vụ trả nợ không chỉ
bằng tài sản của công ty mà còn bằng cả tài sản của cá nhân mình. Sau khi
hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thành viên này có quyền đòi lại các thành viên khác
phải trả nợ cho mình theo từng phần của họ như điều lệ công ty quy định.
- Vì trong các công ty đối nhân không có sự tách biệt tài sản giữa cá nhân
và công ty, tất cả các thành viên công ty đều có tư cách thương gia độc lập nên

mỗi thành viên đều có quyền đại diện cho công ty. Điều này dẫn đến hệ quả là
trong công ty đối nhân tổn tại bộ máy quản lý phi tập trung, dân chủ cho mọi
thành viên.
Công ty đối nhân có hai dạng cơ bản sau đây:
* C ông ty hợp danh
Công ty hợp doanh là loại hình công ty trong đó các thành viên cùng nhau
tiến hành hoạt động thương mại dưói một hãng chung và cùng liên đới chịu
trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh là loại

hình đặc trưng của công ty đối nhân. Công ty hợp danh đã xuất hiện từ rất lâu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các công ty ra đời sớm nhất trên thế giới là
nhũng công ty được tổ chức theo mô hình công ty hợp danh.

10


Đặc điểm quan trọng nhất của công ty hợp danh là trách nhiệm vô hạn và
liên đới của các thành viên đối với mọi khoản nợ của công ty. Do tính chất liên
đới chịu trách nhiệm vô hạn, các thành viên của công ty phải thật sự biết rõ về
nhân thân của nhau, tin tưởng nhau “sống chết có nhau”.
Các nhà kinh doanh ưa thích loại hình công ty hợp danh hơn là đơn độc
tiến hành hoạt động kinh doanh theo kiểu cá nhân kinh doanh vì họ muốn có
một vài người quen cùng làm ăn với nhau trên cơ sở bình đẳng và không phải
một mình lo lắng chịu trách nhiệm như trong doanh nghiệp tư nhân (cá nhân
kinh doanh). Với mô hình một công ty hợp danh, các nhà kinh doanh sẽ có
được một công ty có cơ cấu đơn giản, chế độ thuế khoá bình thường, có lợi thế
hơn so với kinh doanh cá thể.
Công ty hợp danh có những đặc tính sau:
-

Mỗi thành viên trong công ty hợp danh đều có phần của mình trong

công ty (phần lợi). Phần của mỗi người tương ứng với phần vốn của họ góp vào
công ty. Vốn góp của các thành viên có thể là tài sản, tiền hoặc hiện vật hoặc
phấn góp chỉ là uy tín kinh doanh. Nếu một người góp vốn bằng uy tín kinh
doanh hay bằng các giá trị tinh thần khác thì phần vốn góp này phải được trị

giá ra bằng một phần (phần lợi) tương ứng. Trong công ty hợp danh phần vốn
góp có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau và có đặc tính là không được tự

do chuyển nhượng cũng như không được thừa kế dưới bất kỳ hình thức nào.
Ngay cả trong trường hợp một thành viên chết phần vốn góp của người này với
tư cách là thành viên công ty cũng không thể được chuyển cho người đựơc
thừa kế để người này trở thành thành viên công ty một cách đương nhiên.
Trong trường hợp này, cônơ ty hợp danh hoặc là thanh toán phần vốn góp của
ns;ơời đã chết cho người thừa kế hoặc là giải tán công ty.


- Trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công
ty và tài sản cá nhân, sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với khối tài sản chung
sang tài sản riêng là rất đơn giản và nói chung là khó kiểm soát. Tuy vậy phần
lớn các công ty hợp danh vẫn có sự tách riêng giữa tài sản mà thành viên đưa
vào hoạt động của công ty và những tài sản khác của thành viên không đưa vào
hoạt động (ví dụ như nhà cửa, đồ dùng cá nhân, các tài sản khác v.v...) Song
đấy chỉ là sự tách bạch riêng tương đối mang tính chất quy ước nội bộ giữa các
thành viên mà không có ý nghĩa đối với người thứ ba. Tuy nhiên ngày nay một
số nước có xu hưóng lập luận để tách bạch một cách tương đối giữa tài sản đưa
vào kinh doanh và tài sản của thành viên, áp dụng cả trong quan hệ chịu trách
nhiệm với người thứ ba. Có nghĩa là tuy thành viên công ty đối nhân chịu trách
nhiệm trực tiếp và vô hạn, song chủ nợ không thể đòi bất kỳ tài sản nào của
thành viên là con nợ mà trước hết tài sản được đưa vào kinh doanh sẽ được đưa
ra trả nợ trước, sau đó nếu không đủ mới có quyền cưỡng chế các tài sản khác.
- Công ty hợp danh phải hoạt động dưới một hãng chung và việc đặt tên
công ty phải theo nguyên tắc do luật đinh. Hợp danh có nghĩa là kinh doanh
dưới một tên chung cho nên tên của công ty phải mang tên của ít nhất một
hoặc tất cả các thành viên kèm theo các chữ “và công ty”. Điều này có ý nghĩa
ở chỗ nó làm cho người khác chỉ cần đọc tên cồng ty thôi là biết được hiện thời
trong công ty có những ai là thành viên, ai là người chịu trách nhiệm trong
quan hệ đối ngoại...
- Trong công ty hợp danh, tất cả những thành viên đều có tư cánh thương

gia. Điều đó có nghĩa là nếu muốn trở thành thành viên của một công ty hợp
danh thì phải có năng lực cần thiết mà pháp luật quy định để hành nghề kinh
doanh. Vì mỗi thành viên đương nhiên cũng bị tuyên bố phá sản. Vì mỗi thành
viên đều phải chịu trách nhiệm liên đới vô giới hạn về công việc của công ty.

12


Do đó, mặc dù cồng ty là một tổ chức biệt lập, trách nhiệm bản thân của mỗi
thành viên khi công ty ngừng trả nợ tức là công ty đã bị phá sản thì cũng kéo
theo luôn sự phá sản của các thành viên.
Trong công ty hợp danh, tất cả các thành viên đều phải chịu trách nhiệm
bản thân, liên đới và vố hạn về mọi khoản nợ của công ty. Tất cả mọi thành
viên của công ty đều phải chịu trách nhiệm như vậy với tư cách hội viên,
không cần phải là tên mình có ghi trong bảng hiệu của công ty hay lchông.
Trách nhiệm vô hạn và liên đới của các thành viên trong công ty hợp danh
là một đặc điểm rất quan trọng và là một lý do thiết yếu khiến cho các đối tác

thích làm ăn hơn với loại công ty này. Bời vì trong quan hệ làm ăn với công ty
hợp danh, các đối tác được quyền bảo đảm chẳng những trên tài sản của công
ty mà còn cả trên tài sản riêng của mỗi thành viên.
Việc các thành viên trong công ty hợp danh phải liên đới chịu trách
nhiêm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty được thể hiện ở những đặc trưng
sau:
+ Các thành viên chịu trách nhiêm một cách trực tiếp cơ bản vì chủ nợ có
quyển đòi bất kỳ ai với toàn bộ số tiền nợ. v ề nguyên tắc, ngay khi một thành
viên chưa được hưởng một chút lợi nhuận nào thì vẫn phải chịu trách nhiệm.
Vì vậy khả năng rủi ro và nguy hiểm đối với từng thành viên rất lớn. Nếu công
ty thua lỗ thì họ rất rễ bị khánh kiệt gia sản.
+ Trách nhiệm này không thể bị giới hạn với bất kỳ thành viên nào. Nếu

họ có thoả thuận khác thì lập tức công ty sẽ chuyển sang loại hình công ty hợp
vốn đơn giản.
Tuy nhiên lợi thế của công ty hợp danh là khá năng dễ dàng được ngân
hàng cho vay vốn hoặc hoãn nợ, bởi tính chịu trách nhiệm vô hạn là sự đảm

Á


bảo an toàn. Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao nên việc tổ chức,
điều hành trong công ty hợp danh không nhất thiết phải tuân theo những quy
định nghiêm ngặt của pháp luật như các loại hình công ty khác pháp luật giành
quyền rộng rãi cho các thành viên thoả thuận về những quy định này. Quy
định ràng buộc duy nhất mà pháp luật đòi hỏi chính là tính chịu trách nhiệm vô
hạn .
* Công ty hợp vốn đơn giản
Công ty hợp vốn đơn giản là loại công ty có ít nhất một thành viên chịu
trách nhiệm vô hạn (thành viên nhận vốn), còn những thành viên khác chỉ chịu
trách nhiêm hữu hạn trong số vốn góp vào công ty (thành viên góp vốn).
Công ty hợp vốn đơn giản về cơ bản giống công ty hợp danh, điểm khác
nhau cơ bản là công ty hợp vốn đơn giản có hai loại thành viên có quy chế

pháp lý khác nhau đó là:
- Thành viên nhận vốn là người quản lý và sử dụng vốn, người trực tiếp
điều hành cổng ty. Các thành viên này có trách nhiệm và nghĩa vụ như các
thành viên trong công ty hợp danh, nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm vô hạn
về mọi khoản nợ của công ty.
Thành viên nhận vốn có trách nhiệm cao hơn thành viên góp vốn nên
đương nhiên họ có quyền lớn hơn thành viên góp vốn.
Họ có quyền lấy tên mình đặt tên cho công ty, có quyền quản lý công ty,
quyền đại diện cho công ty trong quan hệ đối ngoại.

- Thành viên góp vốn là người bỏ vốn ra cho công ty kinh doanh- Thành
viên góp vốn không được ghi tên công khai trong danh bạ thương mại mà tên
của họ chỉ có trong hợp đồng thành lập công ty. Thành viên góp vốn tuy là một
thành viên của công ty nhưng họ không có tư cách thương gia. Hành vi bỏ vốn

14


vào công ty của người này là hành vi thương mại nhưng chính bản thân người
này lại không phải là một thương gia. So với thành viên nhận vốn, thành viên
góp vốn có trách nhiệm ít hơn, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hĩru hạn về mọi
khoán nợ của công ty tương ứng với phần vốn góp của mình.
Trong việc điều hành, quản lý công ty, thành viên góp vốn chỉ có quyền
trong quan hệ nội bộ công ty, không được đại diện công ty trong quan hệ đối
ngoại.
ơ công ty hợp vốn đơn giản, trên nguyên tắc, nếu thành viên góp vốn chết
thì công ty phải giải tán. Tuy nhiên trên thực tế khi xảy ra trường họp này phần
vốn của thành viên góp vốn có thể được chuyển giao cho ngưòi thừa kế và
người thừa kế có thể trực tiếp trở thành thành viên góp vốn trong công ty.
Đối với công ty hợp vốn đơn giản, tài sản do thành viên góp vốn vào công
ty thường phải là tién mặt. Họ cũng có thể góp vốn bằng hiện vật nhưng không
thể góp vốn bằng các giá trị tinh thần như công lao, uy tín kinh doanh...
* C ác hợp danh (p artn ersh ip ) theo hệ thông pháp luật Anh- Mỹ
Theo điều 6 luật hợp danh thống nhất (Ưniform Partnership Act) của Hoa
kỳ: “Hợp danh là sự liên kết của h,ai hay nhiều chủ sở hữu nhằm tiến hành kinh
doanh thu lợi nhuận”.
Hợp danh có những đặc trưng sau đây:
- Các thành viên của hợp danh chịu trách nhiệmvô hạn đối với các nghĩa
vụ của hợp danh.
- Các thành viên của hợp danh vừa là chủ sở hữu vừa là người quản lý

điều hành hoạt động của hợp danh. Trong hợp danh không có bộ máy quản lý
chuyên biệt.

15


- Hợp danh không có tư cách pháp nhân, các giao kết thương mại của
pháp nhân do chính các thành viên của nó tiến hành. Bất cứ hành vi của thành
viên nào nếu được thực hiện nhân danh hợp danh và trong phạm vi hoạt động
của hợp danh đều có giá trị ràng buộc đối với hợp danh đó cũng như đối với
các thành viên của nó.
- Địa vị pháp lỷ của hợp danh được xác định chủ yếu bởi thoả thuận hợp
danh. Pháp luật Hoa kỳ không có những đòi hỏi chặt chẽ đối với hợp danh như
đ ố i với các loại công ty. Luật hợp danh chỉ điều chỉnh những điểm mà thoả
thuận hợp danh có thể không đề cập tới.
- Tài sản của hợp danh và bản thân hợp danh là sở hữu chung theo phần
của các thành viên. Theo luật của Hoa kỳ thì sự rút lui của một thành viên là
điều kiện chấm dứt sự tổn tại của một hợp danh. Thành viên rút lui có thể yêu
cầu chấm dứt hợp danhvà thanh lý tài sản.
- Tài sản của hợp danh không được biểu hiện dưới hình thức các cổ phiếu
và phần vốn góp không thể mua bán được như là cổ phần của các công ty. Hợp
danh hạn chế việc chuyển giao cổ phần cho người thứ ba.
Hợp danh có hai hình thức là hợp danh thông thường và hợp danh hữu
hạn. Hợp danh thông thường là những hợp danh mang các đặc trưng của công
ty hợp danh vừa phân tích ở trên. Hợp danh hữu hạn là hợp danh trong đó có ít
nhất hai thành viên thông thường (thành viên chịu trách nhiệm vô hạn) và ít
nhất một thành viên có trách nhiêm hữu hạn. Địa vị pháp lý của các thành viên
trong hợp danh hữu hạn về cơ bản giống quy định đối với thành viên của các
hợp danh thồng thường, Điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại họp danh này
chính là sự tồn tại của loại thành viên có trách nhiệm hữu hạn. Các thành viên

có trách nhiệm hữu hạn chỉ góp vốn vào trong hợp danh nhưng không tham gia

hoặt động kinh doanh hay quản trị hoạt động đó.

16


Các thành viên này chỉ chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của hợp
danh trong phạm vi phần vốn góp của mình chứ không chịu trách nhiệm vô
hạn như các thành viên thông thường.
Như vậy hợp danh thông thường theo luật Hoa kỳ (hay theo hệ thống án
lệ nói chung) có những đặc tnmg cơ bản giống với loại hình công ty hợp
danh trong hệ thống pháp luật lục địa, còn hợp danh hữu hạn thì giống với hình

thức công ty hợp vốn đơn giản.
1.2.2. Công ty đối vốn.
Về mặt lịch sử, các công ty đối vốn ra đời sau các công ty đối nhân, ỏ
các nước Châu Âu lục địa như Đức chẳng hạn nếu như hình thức công ty đối
nhân là kết quả của hoạt động thực tiễn, pháp luật về công ty đối nhân do đó
cũng là sự phán ánh các mối quan hệ đã phát triển trên thực tiễn thì công tv đối
vốn là sán phẩm của pháp luật, tức là do hình dung của nhà làm luật đưa ra các
quy định về hình thức công ty này. Một phần vì những lý do đó, các chế định
pháp luật về công ty đối vốn khá hoàn chỉnh và chi tiết. Công ty đối vốn khác
với công ty đối nhân ở €hỗ công ty đối vốn khi thành lập không quan tâm đến
nhân thân người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn của họ.
Đặc điểm quan trọng của công ty đối vốn đó là có sự tách bạch giữa tài
san của công ty và tài sản của cá nhân, luật các nước gọi là nguyên tắc phân
tách tài sản, công ty đối vốn có tư cách pháp nhân độc lập, còn các thành viên
cùa công ty chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi
phần vốn mà họ góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn).

Do việc thành lập công ty chỉ dựa trên yếu tố vốn góp do đó thành viên
ciia công ty đối vốn thường rất đông, cả người không hiểu biết về kinh doanh
cũng có thể tham gia vào công ty. Công ty phải đóng thuế cho nhà nước vói tư

THƯVIỆN GIÁO ViỂN
S O ẼK

3 0


cách là một chủ thể chịu thuế độc lập (thuế công ty), các thành viên phải đóng

thuế thu nhập. Số lượng thành viên của công ty đối vốn khá đông, quy chế thay
đổi thành viên khá dễ dàng nên để đảm bảo an toàn cho cổ đông của công ty,
pháp luật đã quy định cho nó những quy chế rất chặt chẽ. Các công ty đối vốn
thòng thường chia làm hai loại, đó là công ty trách nhiệm hĩai hạn và công ty
cổ phần. Hai loại công ty này tổn tại phổ biến ở Châu Âu lục địa và có qui chế
pháp lý khá khác nhau tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công chúng phân biệt rõ
ràng từng loại tránh được nhầm lẫn, nhưng đổng thời nó cũng có nhược điểm
là không thuận lợi khi cần thay đổi hình thức công ty.
Hệ thống pháp luật Anh và Mỹ chỉ có một loại công ty đối vốn, ở Anh
gọi là Company, ở Mỹ gọi là Corporation, trong đó chia làm hai loại:
Công ty kín (Close Corporation) và công ty mở (Public Corporation).
Công ty mở của Mỹ gần giống như công ty cổ phần trong hệ thống Châu Âu
lục địa. Loại công ty nàv được phép phát hành cổ phiếu rộng rãi trong công
chúng. Còn các còng ty kín thì phần nào có quy chế pháp lý gần giông công ty
trách nhiệm hữu hạn, nó không được phép phát hành cổ phiếu. Không cho
phép chuyển nhượng cổ phần cho người thứ ba, hoặc nếu có thì cũng theo '
những điều kiện nhất định.
Các công ty đối vốn có rất nhiều ưu điểm so với công ty đối nhân, được

người kinh doanh ưa chuộng vì chế độ trách nhiệm hữu hạn. Chế độ đó tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư sẩn sàng đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro lớn,
đồng thời nó cũng tạo cho họ có khả năng phân tán vốn đầu tư vào nhiều cơ sở
kinh doanh khác nhau, giúp cho thị trường vốn ra đời và phát triển.
Bên cạnh đó công ty đối vốn cũng có những hạn chế nhất định. Do chỉ
chịu trách nhiệm hữu hạn nên khách hàng của công ty đối vốn dễ gặp rủi ro
lớn khi làm ăn vớí loại công ty này. Mặt khác vì chỉ quan tâm đến vốn góp nên

18


số lượng thành viên của loại công ty này rất đông. Điều đó có thể dẫn đến sự
phân hoá các nhóm quyền lợi trong công ty, gây nên sự bất bình đẳng giữa các
cố đông (cổ đông thiểu số). Cũng vì số lượng thành viên rất đông mà việc quản
lý cônơ ty rất phức tạp, đòi hỏi pháp luật phải có quy chế thật chặt chẽ và
những người tham gia quản lý, điều hành công ty phải có kinh nghiệm chuyên
m ổii.

* Công ty cổ phần.
Các công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra đời vào khoáng thế kỷ 17.
Khi quá trình tập trung tư bản đã phát triển ỏ mức độ cao và nhất là sau khi có
sự bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp đã đem đến sự hình thành
các loại còng ty cổ phần. Cho đến giữa thế kỷ 19, công ty cổ phần đã phát triển
mạnh mẽ và rộng khắp trên các nước tư bản nhờ sự phát triển của nền đại công
nghiệp cơ kjhí và sự phát triển rộng rãi của chế độ tín dụng.
Từ góc độ pháp lý có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của công ty
cổ phán như sau:
- Công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, đây là
loại hình công ty có tính tổ chức cao hoàn thiện về vốn hoạt động m ang tính xã


hội hoá cao.
- Công ty cổ phần chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng tài sản
riêng của công ty. Điều đó có nghĩa là công ty chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty bằng tài sản của chính công ty, các thành viên của công
ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn
họ "đã góp vào công ty.
- Trong quá trình hoạt động công ty cổ phần được phát hành các loại
chúng khoán với thị trường để công khai huy động vốn trong công chúng. Do

19


đó sư ra đời của công ty cổ phần gắn liền với sự ra đời của thị trường chứng
khoán.
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện dễ dàng thông qua
hành vi bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Công ty cổ phần eó số lượng thành viên rất đông, có công ty có tới hàng
vạn cổ đông ở hầu khắp thế giới, vì vậy nó có khả năng huy động vốn rộng rãi
nhất trong công chúng để đầu tư vào lĩnh vực khác nhau, nhất là trong công
nghiệp.
Trên cơ sở xem xét những đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần cho thấy:
Bên cạnh những ưu điểm như tính hoàn thiện về vốn, trình độ tổ chức và hoạt
động mang tính xã hội hoá cao, khả năng phát triển và mở rộng các quan hệ
liên kết tư bản. Người ta không thể không nhận thấy những hạn chế của công
ty cổ phẩn. Đó là do có chế độ trách nhiệm hữu hạn và sự tham gia đông đảo
của công chúng vào hoạt động của công ty, các chủ nợ của công ty dễ có khả

năng gặp rủi

1'0


hớn nhiều so với chế độ trách nhiệm vô hạn trong công ty đối

nhân. Ngoài ra, do số lượng thành viên có khi rất lớn và mọi tầng lớp xã hội
đều có thể dễ dàng trở thành thành viên của công ty nên rất dễ tạo nên sự phân
chia quyển lực trong các nhóm cổ đông. Do đó để đảm bảo an toàn về mặt
pháp lý cho những người có vốn tham gia vào công ty cổ phần và bảo vệ lợi
ích không chi cho tất cả các thành viên công ty mà cho cả phía đối tác. Pháp
luật phải có những quy định chặt chẽ đối với vấn đề thành lập, tổ chức, điều
hành và kiểm soát công ty.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Khác với tất cả các loại hình công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn là sản
phẩm của các nhà làm luật là kết qúa của hoạt động lập pháp. Trong khi các

20


×