Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đổi mới và hoàn thiện trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế trong điều kiện mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.26 MB, 94 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ ĐỨC VINH

ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIÊM VẬT CHẤT
DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH TẾ TRONG Đ lỂ u KIẸN MỚI

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số
: 5.05.15

LUẬN ÁN THẠC SỶ LUẬT HỌC

NGUỜI HUỐNG DẪN KHOA HỌC: PTS HOÀNG THẾ LIÊN

trư ơ n g

đ h

lu ã t

ha

T H Ư V ệ GIÁO V!Ê;i
sô -ũ k LA


55

Hà nội 1997




MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu

1

Chương l:M ột số vấn đề lý luận về chế độ trách nhiệm vật chất
do vi phạm hợp đồng kinh tế.
1.1.

6

Khái niệm trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế

6

1.1.1. Trách nhiệm theo nghĩa chung

6

1.1.2. Trách nhiệm pháp lý

7


1.1.3.

9

1.2.

Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế
Vai trò của chế độ trách nhiệm vật chất do vi phạm HĐKT

11

1.2.1. Vai trò bảo đảm pháp chế XHCN trong sản xuất kinh doanh

12

1.2.2. Vai trò bảo đảm lợi ích của các bên tham gia ký kết HĐKT

14

1.3.

So sánh trách nhiệm vật chất do vi phạm HĐKT với trách nhiệm
dân sự và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại

1.3.1. So sánh trách nhiệm vật chất do vi phạm HĐKT vói TNDS

16
16


1.3.2. So sánh trách nhiệm vật chất do vi phạm HĐKT với trách nhiệm
do vi phạm hợp đồng thương mại
1.3.3. Một số kết luận

21
26

Chương 2: Thực trạng về chế độ trách nhiệm vật chất do vi phạm
hợp đồng kinh tế theo pháp luật nước ta
2.1.

Khái quát về lịch sử và phát triển của chế định trách nhiệm
vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế ở nước ta

2.2.

30

30

Cơ sở phát sinh chế độ trách nhiệm vật chất do vi phạm
hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành của nước ta

35

2.2.1. Có sự vi phạm hợp đồng kinh tế

35

2.2.2. Có thiệt hại tài sản xảy ra cho bên bị vi phạm


39

2.2.3.Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại thực tế

42


2.2.4. Có lỗi của bên vi phạm

45

2.3.Các hình thức trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế 49
2.3.1. Phạt hợp đồng

49

2.3.2. Bồi thường thiệt hại

53

2.3.3. Biện pháp thực hiện thực sự hợp đồng

58

2.4.

Căn cứ miễn thức trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng
kinh tế


61

2.4.1. Trường hợp bất khả kháng

62

2.4.2. Trường hợp thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước

67

2.4.3. Việc vi phạm hợp đồng kinh tế của một bên là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến sự vi phạm hợp đồng của bên kia

68

2.4.4. Người thứ 3 vi phạm hợp đồng với bên vi phạm HĐKT
mà người thứ 3 đó lại rơi vào tình trạng bấtkhả kháng

69

Chương 3: Một số giải pháp góp phần đổi mới và hoàn thiộn chế
độ trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế
3.1.

74

Những khó khăn và thách thức mới đặt ra

74


3.2. Phương hướng đổi mới và giải pháp cụ thể

78

Kết luận

86

Tài liệu tham khảo

88


Phần mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp tồn tại và phát
triển trong một thời gian dài của giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Mọi hoạt động của các đơn vị kinh tế ở giai đoạn đó nhất nhất phải
tuân theo kế hoạch, chỉ tiêu màNhà nước đã ấn định. Có nghĩa là các đơn
vị tham gia vào nển kinh tế có vai trò hết sức thụ động. Hợp đồng kinh tế ra
đời là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế, nhưng trên thực tế nó đã trở
thành một công cụ pháp lý chủ yếu trong tay nhà nước để quản lý nền kinh
tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là, hợp đồng kinh tế được coi như một
công cụ hữu hiộu trong xây dựng, thực hiện và đánh giá viộc hoàn thành
hay không hoàn thành kế hoạch mà nhà nước đã giao cho mỗi một đơn vị
kinh tế. Do nhà nước đã quá nhấn mạnh yếu tố tổ chức kế hoạch trong hợp
đồng kinh tế như vậy nên đã làm cho hợp đồng kinh tế bị biến dạng và trở
thành công cụ chủ yếu trong Nhà nước thực hiên sự can thiêp vào hoạt
động sản xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI Đảng cộng sản Việt nam

để xướng. Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-91989. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã thể chế hoá được những tư tưởng lón
về đổi mới quản lý kinh tế của Đảng, trả lại giá trị đích thực cho hợp đồng
kinh tế với tư cách là sự thống nhất ý chí của các bên. Pháp lệnh hợp đổng
kinh tế và các văn bản pháp luật kèm theo là cơ sở pháp lý quan ữọng điều
chỉnh các quan hộ hợp đổng kinh tế trong cơ chế mói.
Hợp đồng kinh tế được ký kết là sự ghi nhận về quyền và nghĩa vụ
mà các bên đã thoả thuận với nhau, là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện
những điều đã cam kết, để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra
tính hợp pháp của mỗi quan hệ kinh tế và giải quyết các tranh chấp, xử lý
các vi phạm nếu có. Các bên ký kết hợp đồng kinh tế có quyến và nghĩa vụ


tương xứng nhau trong việc trao đổi hàng hoá, thực hiện dịch vụ và thanh
toán. Một trong những nguyên tắc của ký kết hợp đồng kinh tế là: Trực tiếp
chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật.
Thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết là nghĩa vụ của các đơn vị kinh
tế. Pháp luật hợp đồng kinh tế đã qui định rõ nghĩa vụ của các bên trong
việc thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng kinh tế. Nếu một bên có
hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên kia thì bên gây thiệt hại phải gánh
chịu những hậu quả vật chất bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra.
Việc gánh chịu này phải tuân theo các qui định của pháp luật về hợp đồng
kinh tế.
Việc qui định chế độ trách nhiệm vật chất trong hợp đồng kinh tế có
ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm ổn định các quan hệ hợp đồng kinh tế,
bảo đảm trật tự trong quản lý kinh tế, khôi phục lợi ích của bên bị vi phạm,
giáo dục ý thức pháp luật và phòng ngừa các vi phạm pháp luật về hợp
đồng kinh tế.
Tuy nhiên, do pháp lệnh hợp đồng kinh tê ra đời trước hiến pháp
1992, khi mà nền kinh tế nước ta chưa thực sự chuyển sang cơ chế thị
trường, vậy nên pháp lệnh hợp đồng kinh tế nói chung và các qui định về

trách nhiệm vật chất chưa phản ánh đầy đủ tính chất đa dạng, phức tạp và
sinh động của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, yêu cầu khách quan đặt ra là
phải sửa đổi pháp lệnh hợp đồng kinh tế, trong đó cần quan tâm đúng mức
đến việc sửa đổi chế định về trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng
kinh tế.
Với yêu cầu như vậy, cần có sự nghiên cứu thấu đáo, toàn diện và có
hệ thống về chế định trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế.


Tình hình nghiên cứu:
Trong sách báo pháp lý nước ta, đặc biệt là trong các tạp chí chuyên
ngành đã có nhiều bài viết về chế độ trách nhiệm vật chất đối với việc vi
phạm hợp đồng kinh tế. Trong đó đáng chú ý là các bài:" Chế độ trách
nhiệm tài sản đối với những vi phạm hợp đồng kinh tế" và :"Đổi mới chế
độ trách nhiệm vật chất đối với những vi phạm hợp đổng kinh tế" của PTS
Hoàng Thế Liên, bài:" v ề trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh
tế và xử lý hợp đồng vô hiệu" của PTS Trần Đình Hảo trên tạp chí Nhà
nước và pháp luật, cuốn sách:" Hợp đồng kinh tế và vấn đề giải quyết tranh
chấp kinh tế ở nước ta hiện nay" của các tác giả Hoàng Thế Liên, Phạm
Hựu Nghị, Trần Hữu Huỳnh...
Các tác giả đi trước đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề liên quan
đến chế độ trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế dưới các góc
độ khác nhau. Tuy nhiên phải nói rằng, các công trình đó còn tản mạn,
thiếu tính toàn diện.
Vì vậy, nhiệm vụ của luận án ià, trên cơ sở kê thừa những thành tựu
đã có, tiếp tục nghiên cứu chế độ trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp
đồng kinh tế một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống hơn. Với mục tiêu
là góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện chế
định trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế, luận án không
những sẽ làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan, đánh giá thực trạng của

chế độ trách nhiệm vật chất, mà còn nghiên cứu những yêu cầu mới đặt ra
đối với chế định trách nhiệm vật chất.
Mục đích và nhiệm vụ.
Trên cơ sở các quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và
thực tiễn áp dụng pháp lệnh hợp đồng kinh tế trong thời gian qua, tác giả
đặt ra cho mình mục đích nhận thức toàn diện về trách nhiệm vật chất của
bên vi phạm hợp đồng kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường. Từ đó có


những kiến nghị cần thiết đối với việc hoàn thiện các qui định về trách
nhiệm vật chất trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Để đạt được mục đích trên tác giả cần tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
-Nghiên cứu một số vấn đè lý luận liên quan đến chế độ trách nhiệm
vật chất.
-Nghiên cứu cơ sở phát sinh trách nhiệm vật chất của bên vi phạm
hợp đồng kinh tế .
-Nghiên cứu các hình thức trách nhiệm vật chất.
-Đánh giá thực trạng của chế độ trách nhiệm vật chất.
-Nghiên cứu mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng

Phương pháp nghiên cứu.
Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối quan điểm tưởng của Đảng
cộng sản Việt nam. Các vấn đề dược phân tích theo quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, và duy vật lịch sử. Nghĩa là các sự vật, các điều
khoản có mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau , tác động qua lại và bổ xung cho
nhau, và chúng được đặt trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định .
Là đề tài nghiên cứu thuộc khoa học pháp lý, nên luận án được xây
dựng còn dựa trên các phương pháp: phân tích, quy nạp, so sánh, hệ thống
hoá, xã hội học, diễn giải các quy định của pháp luật, đối chiếu, so sánh

với thực tế để rút ra những kết luận cần thiết.
Cơ cấu của luận án.
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, cơ cấu của
luận án gồm : Phần mở đầu , Ba chương và Kết luận .
Phần mở đầu : Trình bày tính cấp thiết của đề t à i , mục đích, nhiệm
vụ , phương pháp nghiên cứu .


Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về chế độ trách nhiệm vật chất do
vi phạm hợp đồng kinh tế
Chương 2 : Thực trạng về chế độ trách nhiệm vật chất do vi phạm
hợp đổng kinh tế theo pháp luật của nước ta.
Chương 3 : Một số giải pháp góp phần đổi mới và hoàn thiện chế độ
trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế.
Phần kết luận: Hệ thống lại một số vấn đề đã nghiên cứu.


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM VẬT CHAT
DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH TẾ.

1.1 Khái niệm trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế .
Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế có những đặc
điểm chung của trách nhiệm pháp lý, xuất hiện trên cơ sở có sự vi phạm
nghĩa vụ của một bên trong quan hệ nghĩa vụ. Để hiểu rõ hơn trách nhiệm
vật chất do vi phạm hợp đổng kinh tế, trước hết chúng ta cần tìm hiểu một
số khái niệm có liên quan như trách nhiệm theo nghĩa chung và trách
nhiệm pháp lý.


1.1.1.Trách nhiệm theo nghĩa chung
Trong đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh tồn tại rất nhiều các mối
quan hệ: quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa cá nhân với các tổ
chức, quan hệ giữa các tổ chức với nhau. Các mối quan hệ này rất đa dạng,
trong đó các chủ thể có những trách nhiệm nhất định nào đó đối với
nhau.Trách nhiệm đó còn được gọi là bổn phận, là nghĩa vụ của bên này
đối với bên kia.
Thuật ngữ " Nghĩa vụ " được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Nghĩa vụ trong đời sống hàng ngày là những hành vi mà một người
phải thực hiện vì lợi ích của ngưòi khác.Việc thực hiện hay không thực
hiện hành vi đó không cần có sự bảo đảm của Nhà nước bằng pháp luật.
Nhưng khi các loại nghĩa vụ đó được các qui phạm pháp luật điều chỉnh thì
chúng trở thành nghĩa vụ bắt buộc-nghĩa vụ pháp lý.
Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật kinh tế là một bộ phận không tách
rời của nội dung quan hệ pháp luật, có nghĩa là những hành vi mà chủ thể


của một quan hệ pháp luật nhất định bắt buộc phải thực hiện và việc thực
hiện đó được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Trong pháp luật kinh tế, nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật, trong đó
các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ pháp lý. Bên có nghĩa vụ bắt buộc
phải thực hiện một số hành vi nhất định vì lợi ích của bên kia như: chuyển
giao tài sản, thực hiện một công việc, một dịch vụ...Bên có quyền được
phép yêu cầu bên kia thực hiện các hành vi vì lợi ích của mình trên cơ sở
đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nghĩa vụ này là trách nhiệm của các bên tham gia quan hộ
pháp luật. Theo nghĩa này, trách nhiệm được hiểu theo nghĩa chung, và chỉ
khi có sự vi phạm trách nhiệm này mới làm phát sinh một loại trách nhiệm
đặc biệt: trách nhiệm pháp lý.


1.1.2. Trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ phải gánh chịu những tước đoạt
mang tính chất nhân thân hay tài sản tương ứng với những hành vi vi phạm
pháp luật gây ra, phù hợp với chế tài của qui phạm pháp luật.
Theo S.S.Alêcseev thì

Trách nhiệm pháp lý gắn liền với vi phạm

pháp luật, dẫn đến việc áp dụng những nghĩa vụ mới đối với vi phạm -trừng
phạt, tước đoạt một số quyền khác, bắt thực hiện những nghĩa vụ bổ xung"1
Trách nhiệm pháp lý được thể hiện thông qua chế tài của quy phạm
pháp luật và gắn liền với sự cưỡng chế của Nhà nước, thể hiện sự phê phán
của Nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật và với bản thân người vi
phạm. Hơn nữa trách nhiệm pháp lý như là hậu quả của việc không thi
hành hoặc thi hành không đúng những quy định của pháp luật, thể hiện
trong việc áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với hành vi vi phạm, bắt

1 S .S .A Iéceev :L í luận ch u n g về pháp luật xã hội chủ nghĩa . Xuất bản lần thứ 2 -S V ẻD L O V S K 1964


thực hiện những quy định của pháp luật và buộc khôi phục quyền bị vi
phạm.
Quan niện này có từ rất lâu trong khoa học pháp lý, nó bị ảnh hưởng
bởi luật hình sự, một ngành luật phát triển từ rất sớm ( từ thời c ổ La mã ).
Những hình phạt cổ điển được áp dụng đối với những hành vi trộm cắp,
giết người...được nâng lên thành khái niệm hình sự.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, các quan hệ xã hội mới cũng hình
thành và phát triển, như quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ
kinh tế...đã đòi hỏi khoa học pháp lý phải điều chỉnh và đáp ứng kịp thời,
do đó xuất hiện nhiều ngành luật mới như : Luật hành chính, luật lao động,

luật kinh tế ...Lúc này trách nhiệm pháp lý được mỗi ngành luật đưa ra
thành đối tượng nghiên cứu riêng.
Quan niệm trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ phải gánh chịu những
tước đoạt mang tính chất nhân thân hay tài sản tương ứng với hành vi vi
phạm pháp luật theo qui định của pháp luật có ý nghiã rất lớn trong việc
ngăn ngừa nhửng vi phạm tương tự sè xảy ra, giáo dục, phòng ngừa người
vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật lao
động, trách nhiệm đó gọi là " trách nhiệm đối với hành vi đã xảy ra
Trong thực tế hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật lập pháp, do
vai trò tác động của pháp luật ngày càng tăng, nó không còn đóng khung ở
chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội, mà pháp luật còn có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển của xã hội theo những quy luật khách quan. Đối với các
quan hệ trách nhiệm cũng vậy, pháp luật không chỉ dừng lại ở việc hoàn
thiện các chế tài xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, mà còn có tác
động đến việc hình thành ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên ưong xã
hội thông qua những quy định trách nhiệm thực hiện một nhiệm vụ nào đó
như là trách nhiệm đối với Tổ quốc, trách nhiệm đối với tổ chức ( hoặc
ngược lại ), trách nhiệm đối với một nhiệm vụ cụ thể trong các quan hệ


quản lý giữa cơ quan Nhà nước với công nhân viên chức, với người lao
động. Ở dạng này, người ta thường thấy có cách quy định như:" Các cơ
quan Nhà nước có trách nhiệm..." hoặc là" Công dân Việt nam có trách
nhiệm...". Điều này phản ánh một thực tế là pháp luật đòi hỏi mỗi công dân
không chỉ chịu trách nhiệm pháp lý đối với những vi phạm pháp luật do
mình gây ra mà cốn phải có trách nhiệm đối với công việc hiện tại, với kết
quả công việc trong tương lai, đó là: trách nhiệm xã hội tích cực, nó phù
hợp giữa hoạt động cá nhân với nghĩa vụ xã hội, là thái độ tự giác của cá
nhân đối với việc thi hành các nghĩa vụ của mình trước xã hội, tức là quá
trình thực hiện mối liên hệ giữa cá nhân với xã hội. Hiến pháp năm 1992

của nước ta có quy định loại trách nhiệm như vậy tại các điều 8, 11, 12, 22,
97, 98, 100, 115, 116. Ví dụ điều 22 quy định như sau:" Các cơ sở sản xuất
kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp
pháp được Nhà nước bảo hộ".
Đây chính là những quy định pháp luật về trách nhiệm của cá nhân,
của cơ quan Nhà nước ở dạng trách nhiệm xã hội tích cực. Dạng trách
nhiệm pháp lý này và trách nhiệm pháp lý do vi phạm pháp luật là hai mặt
của một hiện tượng.

1.1.3.Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế được quy định trong các
văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Điều 4 pháp lệnh hợp đồng kinh tế
cho thấy: nếu ký kết hợp đồng kinh tế là quyền của các đơn vị kinh tế, thì
thực hiện họp đồng kinh tế đã ký kết là nghĩa vụ của đơn vị kinh tế. Nói
cách khác khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, thì một mặt nó lập tức trở
thành bắt buộc đối với các bên tham gia hợp đồng, mặt khác nó được pháp
luật bảo đảm thi hành, nếu bên nào vi phạm các điều đã cam kết, gây thiệt


hại cho bên kia thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy
định của pháp luật, theo những quy định khác do các bên thoả thuận trong
hofp đồng. Trách nhiệm này phát sinh kể từ khi có sự vi phạm hợp đồng.
Trước đây, khi nền kinh tế nước ta trong cơ chế bao cấp, có quan
điểm cho rằng:" Trách nhiệm vật chất trong hợp đồng kinh èế là những hậu
quả pháp lý về tài sản, phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng
kinh tế do lỗi của một tổ chức xã hội chủ nghĩa...Trách nhiệm này biểu
hiện thái độ phê phán của Nhà nước đối với hành vi xử sự có lỗi của bên vi
phạm và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước."1
Quan điểm này cho rằng, sự biểu thị thái độ phê phán của Nhà nước

thể hiện qua hình thức phạt vi phạm hợp đồng kinh tế cho nên hình thức
phạt vi phạm hợp đồng không thuộc phạm vi trách nhiệm vật chất bởi vì
tiền phạt phải nộp vào ngân sách Nhà nước, phạt cả khi hợp đồng chưa
được ký kết nếu có hành vi vi phạm ( như trì hoãn, từ chối ký k ế t) và phạt
cả khi hợp đổng đã ký kết không đúng thời gian, không đủ số lượng và
không đúng chất lượng.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi sang cơ chế mới -cơ chế
thị trường.Tham gia vào quan hệ kinh tế không chỉ có một thành phần kinh
tế như trước mà còn nhiều thành phần khác nữa.Vì vậy trách nhiệm vật
chất trong hợp đồng kinh tế được quan niệm rằng:
Về mặt khách quan, trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng
kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ
xã hội giữa các chủ thể của hợp đồng kinh tế phát sinh do vi phạm chế độ
hợp đồng kinh tế ( theo nghĩa này, người ta còn gọi là chế định trách nhiệm
vật chất trong pháp luật hợp đồng kinh t ế ). Nội dung của trách nhiệm vật

1 Phan V ãn Tãn-T uân thủ pháp luật hợp đ ồ n g kinh tế trong kinh tế xã hội chủ nghĩa .N X B Pháp lý 1982
trang 148.


chất thể hiện ỏ' hậu quả vật chất bất lợi mà pháp luật quy định cho bên vi
phạm phải gánh chịu.
Về mặt chủ quan, trách nhiệm vật chất được hiểu là sự gánh chịu hậu
quả vật chất bất lợi của bên có hành vi vi phạm họp đồng kinh tế (Ví dụ: trả
tiền phạt, tiền bổi thường thiệt hại, các chi phí ngăn chặn, khắc phục vi
phạm)2. Quan điểm này cho rằng phạt vi phạm hợp đồng là hình thức trách
nhiệm vật chất.
Điểm khác cơ bản so với quy định pháp luật trước đây là tiền phạt vi
phạm họp đồng được nộp cho bên bị vi phạm. Vì vậy, phạt hợp đồng cũng
có thể được coi là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm Trách nhiệm
vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế như sau: Trách nhiệm vật chất trong
hợp đồng kinh tế là tổng hợp những quy phạm pháp luật, điều chỉnh nhóm
quan hệ xã hội giữa cẳc chủ thể của hợp đồng kinh tế phát sinh do vi phạm
họp đồng kinh tế, biểu thị thái độ của Nhà nước đối với bên vi phạm và hậu
quả vật chất bất lợi mà bên vi phạm phải gánh chịu dưới hai hình thức: phạt
hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Những quy phạm này được đảm bảo bằng
sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

1.2 Vai trò của chê độ trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh
tế.
Với tính chất là một chế định pháp luật, hợp đồng kinh tế có vai trò
hết sức quan trọng trong quản lý nền kinh tế quốc dân, là công cụ pháp lý
quan trọng cửa Nhà nước trong xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa. Họp đồng kinh tế góp phần quan trọng trong việc củng cố chế
độ hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lý kinh tế, làm cho lợi ích

2 G iáo trình Luật kinh tế -Trường Đ ại học Luật Hà n ội năm 1 9 9 4 Trang 366.


của các đơn vị kinh tế phù hợp với lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân,
gắn liền công tác quản lý của Nhà nước với sự tự chịu trách nhiệm của các
đơn vị kinh tế. Hợp đồng kinh tế xác lập và gắn liền mối quan hệ hợp tác
giữa các đơn vị kinh tế, tạo nên sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các thành
phần kinh tế, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên tham gia ký kết, giúp các
bên xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt nhất kế hoạch của mình với hiệu
quả kinh tế cao nhất. Dưới đây chúng ta xem xét vai trò của chế độ trách
nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế.

1.2.1 .Vai trò bảo đảm pháp c h ế xã hội chủ nghĩa trong sản xuất

kinh doanh
Như đã phân tích ở trên, cũng giống như trách nhiệm pháp lý, trách
nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế được thể hiện thông qua chế
tài của quy phạm pháp luật kinh tế.
Xét về bản chất, chế tài là biện pháp tác động của Nhà nước mang
tính cưỡng chế Nhà nước và sự bảo đảm của Nhà nước cho pháp luật được
thực hiện. Việc áp dụng chế tài nhằm ba mục đích:
-Khôi phục tình trạng pháp ỉý ban đầu đã bị vi phạm, bảo vệ lợi ích
hợp pháp của bên bi vi phạm.
-Tác động răn đe, làm cho người có hành vi vi phạm pháp luật trong
tương lai sẽ tôn trọng pháp luật.
-Ngăn ngừa và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật.
Chế tài được phân loại theo tính chất của các biện pháp chế tài và
các cơ quan áp dụng nó, mỗi ngành luật có một biện pháp chế tài riêng.
Chế tài luật kinh tế là công cụ cưỡng chế kinh tế được ghi nhận trong
các văn bản pháp luật đối với bên vi phạm nghĩa vụ kinh tế, nhằm xoá bỏ
những thiệt hại cho bên bị vi phạm, và qua đó có tác dụng giáo dục đối vói
bên vi phạm. Chế tài kinh tế bao gồm chế tài tài sản và chế tài nghiệp vụ:


-Chế tài tài sản là biện pháp pháp lý để thực hiện chế độ trách nhiệm
vật chất, là một bộ phận của quy phạm pháp luật kinh tế quy định những
hậu quả xấu về mặt tài sản ( phạt và bồi thường thiệt hại) cho bên vi phạm
nghĩa vụ kinh tế.
-Chế tài nghiệp vụ là những biện pháp lý mà bên bị vi phạm trực tiếp
áp dụng đối với bên vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi của mình mà không
cần phải có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền bằng cách đòi hỏi bên
vi phạm phải thi hành một số yêu cầu thích đáng của mình.Ví dụ điều 31
pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định:"... Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu
giảm giá hoặc sửa chữa trước khi nhận." hay như điều 32 pháp lệnh quy

định:"...Bên bảo hành có nghĩa vụ phải sửa chữa những sai sót về chất
lượng", hay như quy định tại điều 33:" Khi một bên thực hiện hợp đồng
kinh tế chậm so với thời hạn ghi trong hợp đồng thì bên bị vi phạm có
quyền không nhận sản phẩm, hàng hoá dù đã hoàn thành". Việc áp dụng
chế tài nghiệp vụ có tác dụng ngăn ngừa những thiệt hại có thể xảy ra trong
tương lai chứ không có tác dụng khôi phục lợi ích cho bên bị vi phạm. Đó
là quyền của một bên đối với bên vi phạm.
Việc áp dụng trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đổng kinh tế là
trực tiếp trừng phạt về mặt tài sản đối với bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Điều này làm cho bên vi phạm thấy rõ tác hại của sự vi phạm và giúp cho
bên vi phạm xoá bỏ sự vi phạm với khả năng và trong phạm vi trách nhiệm
của mình, đồng thời giáo dục họ có thái độ nghiêm túc trong tương lai khi
tham gia vào quan hệ kinh tế nói riêng và quan hệ pháp luật nói chung.
Trách nhiệm vật chất trong luật kinh tế còn giáo dục, động viên các
bên tham gia quan hệ kinh tế hạn chế và xoá bỏ những vi phạm nghĩa vụ
tương tự trong tương lai, tránh ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế chung.
Bên cạnh tác dụng giáo dục, việc áp dụng chế độ trách nhiệm vật
chất trong luật kinh tế còn có tác dụng phòng ngừa , điều này thể hiện ở


chỗ nhờ có sức mạnh cưỡng chế của các chế tài vật chất được quy định
trong các văn bản pháp luật đối với các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng tạo
cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế có ý thức trong việc chấp
hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết.
Về nguyên tắc, cứ có hành vi vi phạm trong quan hệ hợp đồng kinh
tế là phải chịu trách nhiệm vật chất. Trách nhiệm vật chất ảnh hưởng trực
tiếp quyền lợi hạch toán của các bên tham gia hợp đồng kinh tế, ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả sản xuất, kinh doanh của nền kinh
tế...Việc áp dụng trách nhiệm vật chất thông qua các chế tài buộc các bên
tham gia quan hệ kinh tế phải cân nhắc, phải tính toán bằng cách nào và

với khả năng nào của mình thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng kinh tế đã ký
kết.
Như vậy, việc áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất có tác dụng nâng
cao ý thức trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế,
phát huy được tính chủ động, linh hoạt của các đơn vị kinh tế trong sản
xuất kinh doanh, nhàm bắt buộc và thúc đẩy các bên thực hiện đầy đủ,
nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình, thông qua đó ngăn ngừa được những
hiện tượng vi phạm tiếp theo, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội
nói chung và các quan hệ kinh tế nói riêng. Với các ý nghĩa đó, chế độ
trách nhiệm vật chất có vai trò to lớn trong việc bảo đảm pháp chế xã hội
chủ nghĩa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2.2 V a i trò bảo đảm lợi ích của các bên tham gia kỷ kết hợp
đồng kinh tế.
Trong quan hệ kinh tế, lợi ích vật chất của các bên được đặt lên hàng
đầu. Vì vậy, chế độ trách nhiệm vật chất được đặt ra thực chất là để bảo vệ
lợi ích vật chất đó trong trường hợp bị vi phạm.


Vai trò đảm bảo lợi ích của các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế
của chế độ trách nhiệm vật chất thể hiện ở chỗ khi một bên có hành vi vi
phạm hợp đồng thì phải nộp một khoản tiền phạt cho bên bị vi phạm theo
thoả thuận của các bên khi ký kết hợp đồng. Trong trường hợp có thiệt hai
thực tế xảy ra bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó
cho bên bị vi phạm. Như vậy, thông qua việc bồi thường thiệt hại thực tế
xảy ra mà quyền lợi về tài sản của bên bị vi phạm đưọc phục hồi, góp phần
củng cố chế độ hạch toán kinh doanh của các chủ thể tham gia quan hệ
kinh tế.
Việc pháp luật quy định phạt vi phạm hợp đồng, bổi thường thiệt hại,
các bên tham gia quan hệ hợp đồng có quyền từ chối không nhận và thanh

toán đối với những sản phẩm được giao không đồng bộ, không đúng kỳ
hạn, không đúng chất lượng cũng như quyền đòi bên vi phạm thực hiện
nghĩa vụ bảo hành ( sửa chữa lại các sản phẩm không đúng chất lượng và
chịu mọi phí tổn, hoặc thay thế bằng sản phẩm khác, hoặc giảm giá...) đều
là những biểu hiện cụ thể của hậu quả bất lợi cho bên có hành vi vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Các tác dụng nêu trên của trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng
kinh tế tạo thành một khối thống nhất, không thể tách rời nhau, tuy nhiên
trong các tác dụng đó thì tác dụng ngăn ngừa là quan trọng hơn cả, vì nó
thực hiện được mục đích của trách nhiệm vật chất là hạn chế những vi
phạm xảy ra. Mặt khác việc phục hồi lợi ích hạch toán kinh tế của bên bị vi
phạm đôi khi không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng thậm chí cả thiệt hại cho
nền kinh tế nói chung.
Quy định như vậy còn có tác dụng tích cực đối với việc hạch toán
của bên bị vi phạm và nhằm làm cho dự định của cả hai bên được tiếp tục
bảo đảm thực hiện.


1.3.So sánh trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tê với
trách nhiệm dân sự và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại.

1.3.ì .So sánh trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế
với trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự. Người vi
phạm pháp luật dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Có hai loại trách
nhiệm dân sự chủ yếu là: trách nhiệm dân sự theo giao dịch dân sự và trách
nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm dân sự theo giao dịch dân sự là trách nhiệm do vi phạm
nghĩa vụ dân sự: người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với
người có quyển, trừ trường hợp không thể thực hiện được nghĩa vụ do sự

kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi cuả người có quyền gây ra. Khi
người có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ dân sự, thì người có quyền được yêu
cầu bên vi phạm phải thực hiện đúng nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại phát
sinh do hành vi vi phạm gây ra.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một trong những loại
trách nhiệm pháp lý nên nó cũng mang những đặc điểm chung của trách
nhiệm pháp lý:
- Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước để thực hiện các quy
phạm pháp luật.
-Trách nhiệm được áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm
pháp luật.
- Áp dụng hình thức cưỡng chế của Nhà nước đối với những người vi
phạm pháp luật là cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý được thể hiện trong việc áp dụng hình thức
cưỡng chế của Nhà nước đối với ngươi vi phạm pháp luật, đem lại hậu quả


pháp lý không có lợi cho người đó. Nhà nước không áp dụng hình thức
cưỡng chế đối với tất cả những người vi phạm pháp luật mà phụ thuộc vào
mức độ vi phạm của từng người để dùng những hình thức tác động khác
nhau cho phù hợp. Người vi phạm pháp luật không nghiêm trọng, có thể
giáo dục được thì không cần áp dụng những hình thức cưỡng chế ngay. Tuỳ
theo điều kiện sinh hoạt, học tập, làm việc của từng người vi phạm mà có
thể dùng các biện pháp tác động vào tâm lý, đạo đức...của họ như phê bình,
góp ý, phân tích những hành vi sai trái để từ đó người vi phạm pháp luật có
thể tự mình sửa chữa những khuyết điểm đó.
Tuy nhiên trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng còn mang những
đặc điểm riêng của trách nhiệm dân sự :
- Trách nhiệm dân sự mang tính tài sản. Khi các bên gây thiệt hại

cho nhau trong hợp đồng, bên gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại đó
bằng tài sản của họ.
- Đó là trách nhiệm của người vi phạm đối với người bị vi phạm hay
trách nhiệm của người đỡ đầu đối với người thứ ba mà quyền lợi bị ngưòi
được đỡ đầu xâm phạm.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dựa trên cơ sở của việc tổn
tại sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Khi một trong các bên không
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và nếu có yêu cầu của bên kia, bên vi
phạm phải chịu sự cưỡng chế của Nhà nước. Ngoài ra, nếu do việc không
thực hiên, thực hiện không đúng hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia, thì
bên vi phạm còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra
cho bên kia.
Vậy: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là sự cưỡng chế của Nhà
nước buộc bên vi phạm phải tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng hoặc phải
bồi thường thiệt hại do hành vi không chấp hành hợp đồng mà gây thiệt hại
cho bên kia.


Việc áp dụng hình thức cưỡng chế của Nhà nước đối với những
người vi phạm họp đồng nhằm bảo vệ quan hệ xã hội do luật dân sự điều
chỉnh, thông qua đó khắc phục được những hậu quả xấu về mặt tài sản cho
người bị thiệt hại. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một phương
tiện pháp lý được sử dụng để bảo vệ quyền tài sản của công dân và các tổ
chức, nó góp phần củng cố kỷ luật hợp đồng, tăng cường phấp chế xã hội
chủ nghĩa.
Từ các phân tích trên ta thấy: nếu chủ thể của trách nhiệm vật chất
do vi phạm hợp đồng kinh tế là các cơ sở kinh doanh ( bao gồm pháp nhân
kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh ), thì chủ thể của quan hệ dân
sự được xác định rộng hơn, đó là bất kỳ công dân nào, tổ chức nào theo
quy định tại điều 16 Bộ luật dân sự. Như vậy, không phải bất cứ chủ thể

nào của pháp luật dân sự cũng có thể tham gia vào quan hệ pháp luật kinh
tế được, mà phải có đủ các điều kiện do pháp luật kinh tế quy định.
Bộ luật dân sự đưa ra một số hình thức trách nhiệm dân sự, và nội
dung cơ bản của các hình thức đó là:
-Trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều 310 Bộ luật dân sự phân biệt
bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần. Bộ luật
dân sự quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do
xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người
khác, ngoài việc phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công
khai. Do không thể tính được thiệt hại về tinh thần (bằng tiền), cho nên bộ
luật dân sự quy định chung là bồi thường một khoản tiền cho người bị hại.
Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu và quy định cụ thể trong các văn
bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự.
- Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật(điều 311)
- Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ phải làm một công việc
hoặc không được làm một công việc( điều 312).


- Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự(điều 313).
- Trách nhiệm do

chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân

sự(điều 314).
Như vậy, chúng ta thấy trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng
kinh tế có những điểm giống với trách nhiệm dân sự, đó là trách nhiệm
mang tính chất tài sản. Khi một bên gây thiệt hại cho bên kia trong quan hệ
hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại đó bằng tài sản của mình. Nhưng
cũng có những điểm khác nhau là: Pháp luật dân sự có quy định"người gây
thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức

khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt
hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một
khoản tiền cho người bị thiệt hại"( điều 310 Bộ luật dân sự ), còn trong
pháp luật kinh tế không có quy định như vậy. Nếu trong quan hệ kinh tế
trách nhiệm vật chất chí có thể phát sinh khi có sự vi phạm các nghĩa vụ
hợp đồng đã ký kết, thì trách nhiệm dân sự có thể phát sinh cả trong trường
hợp không có sự vi phạm hợp đồng, đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng( Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được
quy định tại chương V Bộ luật dân s ự ).
Cơ sở để xác định trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế
và trách nhiệm dân sự đều là:
- Thiệt hại thực tế xảy ra
- Hành vi trái pháp luật
- Lỗi của bên vi phạm.
- Và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
xảy ra.
Nếu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế được tiến hành
theo nguyên tắc" bổi thường toàn bộ" và không giới hạn bởi giá trị của hợp
đồng, thì bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ dân sự theo quy định tại


điều 610 Bộ luật dân sự là" thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp
thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường
bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi
thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác". Nhưng pháp luật dân
sự lại cho phép" người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu
do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và
lâu dài của mình"( điều 610 Bộ luật dân sự ). Đó là sự giống và khác nhau
trong việc quy định về mức bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự và
trong pháp luật kinh tế.

Căn cứ để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế và miễn
trách nhiệm dân sự có các điểm chung là khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do
lỗi của bên bị thiệt hại; và thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng.
Tuy nhiên ở đây có một điểm khác nhau là pháp luật kinh tế có quy định:
nếu một bên do thực hiện mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật ( điều 40 pháp lệnh hợp đồng kinh
tế ) mà vi phạm hợp đồng đã ký thì vẫn có thể được xét giảm hoặc miễn
hoàn toàn trách nhiệm tài sản, còn pháp luật dân sự thì không có quy định
như vậy.
Về nguyên tắc, trách nhiệm dân sự không phát sinh trong trường hợp
có sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, nếu
các bên có thoả thuận, hoặc pháp luật quy định, thì kể cả do sự kiện bất khả
kháng người có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự, như quy định
tại điểu 170 Bộ luật dân sự.
Nếu phạt vi phạm hợp đồng là hình thức trách nhiệm vật chất theo
quy định của pháp luật kinh tế, thì theo quy định của pháp luật dân sự thì
phạt hợp đồng lại là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
(điều 324 Bộ luật dân sự). Nội dung của phạt vi phạm hợp đồng dân sự là:
bên có nghĩa vụ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ


của mình thì phải nộp một khoản tiền cho bên có quyền. Mức phạt do các
bên thoả thuận hoặc được pháp luật quy định cụ thể. Điều 378 Bộ luật dân
sự hạn chể mức phạt cao nhất không quá 5% của giá trị phần nghĩa vụ bị vi
phạm, trong khi đó mức phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế theo quy định
tại điều 29 pháp lệnh hợp đồng kinh tế là từ 2% đến 12% giá trị phần hợp
đồng bị vi phạm. Theo điều 379 Bộ luật dân sự thì các bên có thể thoả
thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà
không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa
phải bồi thường thiệt hại; trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc

pháp luật có quy định về phạt vi phạm mà không thoả thuận trước hoặc
pháp luật không có quy định về bồi thường thiệt hại, thì bên vi phạm nghĩa
vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.
Các tranh chấp dân sự có thể được giải quyết bằng thương lượng, hoà
giải, hay bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoặc giải quyết tại Toà án
nhân dân. Còn các tranh chấp kinh tế được giải ưuyết bằng thương lượng,
hoà giải, hay thông qua trong tài kinh tế phi chính phủ, hoặc giải quyết bởi
toà kinh tế thuộc toà án nhân dân.
Như vậy trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế và trách
nhiệm dân sự giống nhau về bản chất, đó là trách nhiệm mang tính tài sản.
Còn sự khác nhau giữa chúng chỉ là các quy định cụ thể như đã phân tích ở
trên.

1.3.2 So sánh trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế
với trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế và tăng cường
công tác quản lý Nhà nước đối vơí hoạt động thương mại, tạo cơ sở pháp lý
phát triển mạnh mẽ thị trường hàng hoá và dịch vụ trên các vùng của đất


×