Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 64 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA - GIẦY







BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



Tên đề tài:

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nh

m nâng cao
chất lượng sản phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu
cá sấu trong nước”




Chủ nhiệm đề tài: KS. Lê Văn Kha




7669


04/02/2010

Hà Nội, 12/2009
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng đặt hàng thực hiện nhiệm vụ
khoa học công nghệ mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009.

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cơ sở pháp lý, xuất xứ và sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN I. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.2.1. Cấu tạo da cá sấu 5
1.2.1.1 Đặc điểm cấu tạo ngoài 5
1.2.1.2. Đặc điểm cấu tạo trong của da cá sấu 7
1.2.1.3. Cấu trúc sợi colagen của da cá sấu 11
1.2.1.4. Thành phần hóa học của da cá sấu 12
1.2.1.5. Sự phát triển của da cá sấu 13
1.3. Các phương pháp thuộc da cá sấu 15
1.3.1. Phương pháp thuộc thảo mộc 15
1.3.2. Phương pháp thuộc Crôm 16
1.4. Tiêu chí phân loại da cá sấu thuộc 17

PHẦN II. THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN
2.1. Địa điểm thực hiện, thiết bị, nguyên liệu, hoá chất sử dụng 20
2.1.1. Địa điểm 20
2.1.2. Thiết bị sử dụng 20
2.1.3. Nguyên liệu, hóa chấ
t sử dụng 20
2.2. Trình tự tiến hành và các giải pháp công nghệ 20
2.2.1. Các bước tiến hành 20
2.2.2. Các giải pháp công nghệ 21
2.2.2.1. Công đoạn hồi tươi 23
2.2.2.2. Công đoạn tẩy lông – ngâm vôi 24
2.2.2.3. Công đoạn tẩy vôi - làm mềm da 26
2.2.2.4. Công đoạn Thuộc 28
2.2.2.5. Công đoạn hoàn thành ướt 30
2.2.2.6. Công đo
ạn hoàn thành khô 33
2.2.3. Công nghệ thuộc và hoàn thiện da cá sấu nhỏ làm sản phẩm nhồi bông 37

PHẦN III. TỔNG QUÁT HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quát hóa 42
3.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu 46
3.2.1. Tính khoa học 46
3.2.2. Về chất lượng 46
3.2.3. Về kinh tế 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC






DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT Họ và tên
Học hàm,
Học vị
Cơ quan công tác
1 Lê Văn Kha
Kỹ sư hóa,
Nghiên cứu viên chính
Viện NCDG
2 Nguyễn Hữu Dương
Kỹ sư hóa,
Nghiên cứu viên
Viện NCDG
















DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang

Hình 1: Đặc điểm của vẩy tại các vị trí khác nhau 6

Hình 2: Thiết diện da cá sấu 7

Hình 3: Thiết diện lớp biểu bì da cá sấu 8

Hình 4: Cấu trúc mô học của da cá sấu 9

Hình 5: Cấu trúc bó sợi colagen phần da nhóm A 11

Hình 6: Cấu trúc sợi colagen ở phần da nhóm B 12

Hình 7: Hình dạng của tấm da cá sấu thuộc phần bụng còn
nguyên vẹn
17

Hình 8: Hình dạng của tấm da cá sấu thuộc thu phần lưng còn
nguyên vẹn
18

Hình 9: Sơ đồ các công đoạn chính của công nghệ thuộc và hoàn
thiện da cá sấu
22

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Trang

Bảng 1: Độ dày trung bình của da cá sấu giai đoạn mới nở và một năm
tuổi
14

Bảng 2: Độ dày trung bình của da cá sấu giai đoạn 2 và 3 năm tuổi 15

Bảng 3: Quy trình công đoạn hồi tươi (quy trình 1) 23

Bảng 4: Quy trình công đoạn hồi tươi (quy trình 2) 24

Bảng 5: Quy trình công đoạn tẩy lông - ngâm vôi (quy trình 3) 25

Bảng 6: Quy trình công đoạn tẩy lông - ngâm vôi (quy trình 4) 26

Bảng 7: Quy trình công đoạ
n tẩy vôi, làm mềm (quy trình 5) 27

Bảng 8: Quy trình công đoạn tẩy vôi, làm mềm (quy trình 6) 28

Bảng 9: Quy trình công đoạn thuộc (quy trình 7) 28

Bảng 10: Quy trình công đoạn thuộc (quy trình 8) 29

Bảng 11: Quy trình công đoạn hoàn thành ướt (quy trình 9) 31

Bảng 12: Quy trình công nghệ phần hoàn thành ướt (quy trình 10) 32

Bảng 13: Quy trình công nghệ trau chuốt da thuộc cá sấu (quy trình 11) 35


Bảng 14: Quy trình công nghệ trau chuốt da thuộc cá sấu (quy trình 12) 36

Bảng 15: Quy trình công nghệ trau chuốt da thuộc cá sấu (quy trình 13) 37

Bảng 16: Quy trình công nghệ thuộc và hoàn thiện da cá sấu nhỏ làm
s
ản phẩm nhồi bông (quy trình 14)
39

Bảng 17: Quy trình công nghệ thuộc và hoàn thiện da cá sấu nhỏ giữ
nguyên vẩy làm sản phẩm nhồi bông (quy trình 15):
41

Bảng 18: Quy trình công công nghệ phần chuẩn bị thuộc và thuộc (quy
trình 16)
43

Bảng 19: Quy trình công nghệ thuộc lại (quy trình 17) 45

Bảng 20: Quy trình công nghệ trau chuốt da thuộc cá sấu (quy trình 18) 46

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải Giải thích
β - keratin Beta – keratin Thành phần tạo lớp sừng cứng
α - keratin Anpha – keratin Thành phần tạo lớp sừng mềm
C Corneous layer Lớp vẩy sừng
E Epidermis Biểu bì
DE Dermis Lớp bì

C.niloticus Crocodylus niloticus Cá sấu sông Nil
C.porosus Crocodylus porosus Cá sấu nước lợ (Cá sấu hoa cà)
be Beta-keratin packets/bundles; các bó sợi β-keratin
me Melanosomes hạt hắc tố
n Nucleus nhân tế bào
kDa Kilo Dalton Đơn vị khối lượng nguyên tử
tương đương khối lượng 1 nguyên
tử hydro hoặc 1/12 nguyên tử
cácbon
1 kDa = 1.66053886 x 10
-24
kg
pseudosatratified transitional
or pre-corneous
Lớp chuyển tiếp hay lớp sừng non
suprabasal cell layer Lớp gai
basal cell layer Lớp nền
Osteoderm “Xương da”

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài
Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước.
2. Nội dung đề tài
Nội dung của đề tài gồm 3 phần:
Phần mở đầu
Phần I: Tổng quan
Phần II: Thực nghiệm và biện luận
Phần III. Tổng quát hóa và đánh giá kết quả nghiên cứu

Kết luận và khuyế
n nghị.
Trong phần tổng quan, Đề tài đã cung cấp tương đối đầy đủ các thông tin ít
được công bố trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam về tình hình nghiên cứu trong
và ngoài nước; đặc điểm cấu tạo da cá sấu; các tiêu chí phân loại da cá sấu
thuộc; phân tích, đánh giá các phương pháp thuộc da cá sấu.
Trong phần thực nghiệm và biện luận, Đề tài đã lưu ý đến những điểm khác
biệt, đặ
c trưng của loại da đặc chủng này nhằm đưa ra các giải pháp công nghệ
liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình làm thực nghiệm và hoàn
thiện công nghệ như: tác động cơ học, pH, nhiệt độ, thời gian, hàm lượng hoá
chất, chủng loại hoá chất trong khi thuộc, thuộc lại, ăn dầu, trau chuốt; xác lập
được công nghệ thuộc phù hợp đáp ứng được một số chỉ tiêu kỹ thuậ
t như: độ
dày, độ mềm mại và xốp của da hoàn thành, độ bền xé rách, độ giãn dài, độ
đồng đều về mầu sắc, chịu ma sát của màng trau chuốt, đảm bảo duy trì và nâng
cao tính tự nhiên của mặt cật. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã tập trung
nghiên cứu sâu các công đoạn của công nghệ thuộc phù hợp với cấu tạo đặc thù
của loại da nguyên liệu này khác biệt so với các lo
ại da nguyên liệu truyền thống
khác như da trâu, da bò v.v
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN - 1- Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và
khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước” KS. Lê Văn Kha
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Cơ sở pháp lý, xuất xứ và sự cần thiết của đề tài
- Cơ sở pháp lý:
Đề tài “Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất

lượng sản phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
được tiến hành theo hợp đồng nghiên cứu khoa học số 167.09.RD/HĐ-KHCN
giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Da - Giầy ngày 19 tháng 3 năm
2009.
- Xuất xứ
và sự cần thiết của đề tài:
Những năm gần đây việc chăn nuôi và chế biến da cá sấu ngày càng phát
triển mạnh ở nước ta. Ngoài việc nuôi cá sấu để lấy thịt, trứng các cơ sở chăn
nuôi cá sấu đang dành sự quan tâm ngày càng lớn tới việc thuộc loại da đặc
chủng này do giá trị kinh tế rất cao của nó. Đã có một số cơ sở bước đầ
u sản
xuất da cá sấu, tuy nhiên do chưa có sự nghiên cứu bài bản nên chất lượng da cá
sấu thành phẩm còn kém, chưa có sức hấp dẫn trên thị trường. Từ đòi hỏi thực tế
của các cơ sở chăn nuôi cá sấu, của Viện cũng như của ngành cần phải nghiên
cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng cho loại da này
càng sớm càng tốt đáp ứng yêu cầu ngày càng khắ
t khe của thị trường trong và
ngoài nước.
Vì những lý do trên Viện nghiên cứu Da-Giầy đã chủ động đề xuất đề tài:
“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá s
ấu trong nước.
Sản xuất mặt hàng da thuộc cá sấu có chất lượng cao từ nguồn nguyên
liệu trong nước để làm các mặt hàng thời trang xuất khẩu nhằm mục tiêu nâng
cao đời sống nông thôn và thu ngoại tệ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là da cá sấu và Quy trình công nghệ
thuộc và hoàn thiện da thuộc cá sấu từ nguồn nguyên liệu trong nước.
- Phạ
m vi nghiên cứu:
Nghiên cứu ở quy mô Xưởng thực nghiệm thuộc da, Viện Nghiên cứu Da
–Giầy.
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-2
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung thực hiện các nội dung chính sau:
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài;
- Trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia trong ngành và với các doanh
nghiệp khác;
- Xây dựng quy trình công nghệ thuộc và hoàn thiện da cá sấu;
- Thí nghiệm xác định thông số kỹ thuật tối ưu;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm và hiệu quả của đề tài;
- Chào mẫu, lấy ý kiến khách hàng.
- Phương pháp nghiên cứu:
K
ết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực hành, phân tích đánh giá kết quả qua
từng thí nghiệm, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật trong quá trình thực hiện
nhằm tìm ra quy trình công nghệ tối ưu.
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản

phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-3
PHẦN I. TỔNG QUAN

1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Khoảng 10 năm lại đây, trong nước cũng đã phát triển mạnh mẽ phong
trào nuôi cá sấu theo mô hình trang trại và hộ gia đình nhất là ở miền nam Việt
nam. Hiện tại, một số cơ sở đã có chứng chỉ CITES của tổ chức Bảo vệ động vật
hoang dã, tạo điều kiện xuất khẩu các sản ph
ẩm từ cá sấu nuôi.
Bên cạnh nguồn lợi kinh tế mang lại từ việc chăn nuôi lấy thịt, trứng, nhu
cầu thuộc và chế biến da cá sấu đang ngày càng được quan tâm chú ý nhằm sản
xuất các mặt hàng cao cấp xuất khẩu đang được ưa chuộng sử dụng mang lại giá
trị gia tăng cao.
Hiện tại, ở Việt Nam mới có 02 nhà máy thuộc da cá sấu có quy mô lớn
tại Công ty Tồn Phát và Hoa Cà ở Tp. Hồ Chí Minh, trong đó Công ty Tồ
n Phát
đã đầu tư nhập thiết bị và công nghệ từ Ý với kinh phí lớn nên đã có những
thành công nhất định.
Viện Nghiên cứu Da - Giầy trong những năm gần đây đã tiến hành nghiên
cứu công nghệ và thiết bị sản xuất da thuộc cá sấu. Song thành công này mới chỉ
là bước đầu, thiết bị máy móc chưa đầy đủ, chủng loại sản phẩm còn hạn chế, da
thuộc còn hơ
i cứng, đặc biệt phần trau chuốt còn chưa đạt yêu cầu:
- Năm 2005, công trình khoa học ”Nghiên cứu công nghệ thuộc và trau
chuốt da cá sấu, đà điểu, da trăn để làm các mặt hàng da cao cấp phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu” của tác giả Hoàng Mạnh Hùng đã chế tạo được
thiết bị chuyên dụng - thùng quay lắc và xây dựng được quy trình công nghệ

thuộc, thuộc lại và trau chuốt da cá sấu làm thắt lư
ng nhưng chất lượng chưa đáp
ứng được yêu cầu của thị trường.
- Năm 2006, công trình khoa học ”Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy
đánh mặt trái cho các loại da đặc chủng” của tác giả Nguyễn Mạnh Khôi đã chế
tạo thành công thiết bị đánh mặt trái có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết
độ đồng đều về độ dày cho tấm da.
- Năm 2007, sản phẩm củ
a công trình khoa học ”Nghiên cứu thiết kế, chế
tạo máy đánh bạc nhạc cho da cá sấu Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Khôi
có tác dụng loại bỏ lớp bạc nhạc, thịt dưới da, giúp cho hóa chất thuộc xuyên tốt
vào da.
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-4
- Năm 2008, công trình khoa học ”Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi và
chế biến các sản phẩm từ da cá sấu, đà điểu và đề xuất mô hình khai thác tối ưu
nguồn cá sấu và đà điểu trong nước.” của tác giả Nguyễn Hữu Cung đưa ra định
hướng quy hoạch chính xác việc mua da nguyên liệu và địa điểm xây dựng các
cơ sở thuộc da với công suất thích hợp.
Nhìn chung, sản phẩm da thuộ
c cá sấu của Việt Nam vẫn chưa thể so sánh
được với sản phẩm của các nước trong khu vực và thế giới do trong nước chưa
có công nghệ thuộc và trau chuốt hoàn hảo. Các sản phẩm da (chiếm 80% giá trị
của con cá sấu) chủ yếu được xuất khẩu ở dạng da nguyên liệu.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Sản xuất da cá sấu thuộc làm các mặt hàng thời trang cao cấp đang là một

ngành công nghiệp lớ
n và phát triển tại nhiều nơi trên thế giới do sức hấp dẫn
trên thị trường.
Một số nước đã có công nghệ thuộc và trau chuốt hoàn thiện mặt hàng
này như Ý, Cộng hoà Séc, CHLB Đức, Hàn Quốc, Thái Lan Sản phẩm da cá
sấu thuộc của họ đạt tới trình độ tinh xảo, có giá bán rất cao trên thị trường. Đi
kèm công nghệ là các thiết bị chuyên ngành, phù hợp với yêu cầu nghiên cứu và
sản xuất. Tuy nhiên, các tài li
ệu nghiên cứu về cấu tạo, thành phần hóa học của
da, về công nghệ thuộc và hoàn thiện da cá sấu của họ không được công bố.
Tại một số nước ở châu phi có sản lượng khai thác cá sấu nuôi trở thành
nguồn nguyên liệu lớn như: Kenia (60.000-80.000 con/năm), Nam Phi (55.000
con/năm), Zambia (30.000 con/năm) (Số liệu thống kê năm 2002) [10] cũng đã
có công nghệ sản xuất da cá sấu nhưng chưa hoàn thiện. Quá trình sản xuất s

dụng những loại thảo mộc sẵn có tại vùng miền, thiết bị thơ sơ, thủ công, tốn
nhiều thời gian, năng suất thấp. Da thành phẩm dày, đanh chắc, màu xám hoặc
tối mầu, khó đáp ứng được các yêu cầu về thời trang ngày càng khắt khe trên thị
trường.


Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-5
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài
1.2.1. Cấu tạo da cá sấu
1.2.1.1 Đặc điểm cấu tạo ngoài

Khác với các loài động vật khác, toàn bộ cơ thể lớp động vật bò sát nói
chung và loài cá sấu nói riêng được bao phủ bởi lớp vẩy dày, thô cứng và khô do
có ít tuyến da. Hình dạng, kích thước, độ dày và sự sắp xếp của các vảy là khác
nhau tùy thuộc vào loài và vị trí trên cơ thể, song về cơ bản chúng có các đặc
đi
ểm như sau: các vẩy phần đầu, cổ có kích thước nhỏ, sắp xếp không theo quy
luật về hình dạng và thưa. Các vẩy bụng phẳng có dạng hình chữ nhật sắp xếp
cân đối theo hàng ngang chạy dọc từ cổ đến đuôi (khoảng 27-37 hàng). Các vẩy
sống lưng lớn có hình chữ nhật, nhô cao, nằm theo các hàng song song từ cổ đến
đuôi. Vẩy hai bên sườn và ở chi tròn, nhỏ [12]. So với phần da lưng và hai bên
sườ
n, các phần da phía mặt bụng mềm và mỏng hơn [5]. Ở loài cá sấu Xiêm
sống ở vùng nước ngọt bên trong nội địa (ở sông Cửu Long, đầm hồ phía nam
Cambuchia) có kích thước tương đối nhỏ, con lớn nhất dài khoảng 3m, màu xám
và không có vệt đen, đầu ngắn và rộng, có vảy chẩm ở phía trên cổ, vảy lưng
tròn, cao và sắc cạnh, vảy ở gáy to, có vảy hông, vảy ở hai bên cổ hình tròn. Cá
sấu hoa cà sống ở vùng nướ
c mặn, vùng duyên hải và ven biển của sông Cửu
Long và Đồng Nai có kích thước lớn dài đến 8,5m. Vảy màu vàng và màu đen
xen lẫn nhau, có 2 gờ chạy từ mũi đến mắt, đầu dài và thon, không có vảy chẩm,
vảy ở gáy nhỏ, không có vảy hông, vảy ở hai bên cổ hình vuông [13].
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-6


Hình 1: Đặc điểm của vẩy tại các vị trí khác nhau [12]

D-Vẩy sống lưng hình chữ nhật hoặc hình vuông bị hoá xương nặng.
LC- Vẩy vùng hai bên thân đuôi hình chữ nhật, bị hoá xương, một phía vẩy tròn.
N-Vẩy cổ tròn.
SC- Vẩy mặt dưới của đuôi hình vuông
V-Vẩy bụng hình vuông
L- Vẩy ở nửa trên của chân hình thoi.
F1-Vẩy bên thân được xắp xếp thành các hàng đồng đều.
F2-Các vẩy sắp x
ếp tự do ở vùng da có nếp gấp.

D
L
C

SC
N
V
F1
F2
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-7
1.2.1.2 Đặc điểm cấu tạo trong của da cá sấu


























Hình 2: Thiết diện da cá sấu [2]

1. Lớp biểu bì;
2. Lớp bì;
3. Khớp nối linh động;
4. Sắc tố melanin;
5. Xương bì;
6. Vảy sừng.



Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-8


Hình 3: Thiết diện lớp biểu bì da cá sấu [4]
Hinge region: Khớp nối linh động
Dermis: Lớp bì
Corneous layer: Lớp sừng
Basal layer: Lớp nền
Suprabasal layer: Lớp gai
Transitional: Lớp chuyển tiếp

Da cá sấu được cấu tạo từ hai phần chính là: lớp biểu bì và lớp bì [11].
Lớp biểu bì: rất phát triển, có lớp ngoài cùng hóa sừng dày tạo thành vảy
sừng xếp kề bên nhau, chỉ có phần gốc liền với nhau [2]. Độ dày lớp biể
u bì tăng
theo độ tuổi của da do sự dày lên của lớp sừng. Lớp biểu bì ở vẩy ngoài được
cấu tạo từ các tế bào sừng β, có độ dày trung bình khoảng 0.2mm được chia
thành các lớp theo mức độ sừng hóa khác nhau, cụ thể như sau [4]:
- Lớp vẩy sừng (corneous layer): là lớp ngoài cùng của biểu bì được cấu
tạo bằng chất sừng phát sinh từ biểu bì hay các tấm xương bì, được gắn vào các
phi
ến xương, phát triển riêng biệt và ghép lên nhau thành bộ giáp cứng [2].
Trong quá trình phát triển, lớp vẩy sừng không bị thay thế như một số loài bò sát
hay lưỡng cư mà cứ từ từ dày lên. Trong lớp vẩy có chứa các tế bào sừng tương

đối mỏng và dẹt. Các tế bào riêng lẻ của lớp vẩy ở các vùng da bụng và cổ
thường chỉ tạo lớp vảy sừng mỏng trong khi tại các vùng da lưng có rất nhiều tế
bào lớp sừng và chúng liên kết với nhau tạo thành các tấm xương (lớp sừng bị
hóa xương nặng). Độ dày lớp vẩy có thể thay đổi tùy theo vị trí [4].
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-9
- Lớp tiền sừng hay lớp chuyển tiếp (pseudosatratified transitional or pre-
corneous): bao gồm 1-2 lớp tế bào sừng non hình đĩa, hơi dẹt [4].
- Lớp gai (suprabasal cell layer): được cấu tạo từ 3-6 lớp tế bào dẹt mỏng
[4], liên kết với nhau bằng hình thức “khớp mộng” [11]. Đây là những tế bào
trưởng thành của biểu bì quyết định sự hình thành lớp vẩy sừng ngoài cùng.
Lớp biểu bì trong vùng khớp nối giữa các vẩy có thành phần và các lớ
p
khác với các vẩy phía ngoài, bao gồm các lớp: lớp sừng, lớp gai và lớp đáy
(basal layer) [4]. Lớp tế bào đáy (basal layer): là lớp sâu nhất bao gồm 1 lớp tế
bào hình khối đa giác. Đây được coi là lớp mầm của lớp biểu bì [4]. Nhờ quá
trình phân bào hình thành các tế bào mới trải qua các giai đoạn phát triển khác
nhau từ lớp gai đến lớp vẩy sừng.
Hình 4: Cấu trúc mô học của da cá sấu [5]
Hình A-Chiều mũi tên chỉ lớ
p chuyển tiếp trong biểu bì của vẩy bụng của
loài C.porosus. Tầng sừng ngoài cùng của lớp vẩy sừng (đầu mũi tên) gọi là lớp
phụ hay lớp bong vẩy, sẽ bị bong ra và được thay thế bởi lớp tế bào sừng mới
bên trong.
Hình B- Vùng khớp nối giữa các vẩy. Chiều mũi tên chỉ sự chuyển trạng
thái từ lớp tế bào sừng dầy thành lớp tế bào sừng mỏ

ng hơn ở vẩy bụng của loài
C.porosus
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-10
Ghi chú: C: lớp sừng, DE: lớp bì, E: lớp biểu bì, H: vùng khớp nối giữa
các vẩy.
Lớp sừng sẽ mỏng dần trong vùng khớp nối (hình 4B) và rất dày ở khoảng
giữa của vẩy đuôi (100µm).
Lớp vẩy sừng ở các vẩy lưng dày trung bình khoảng 0.3-0.6µm và thành
phần chủ yếu là β-keratin (chất sừng cứng) [4].
Lớp bì: Chứa các mô liên kết, bao gồm các lớp: chân bì (lớp nhú và lớp
lưới) và hạ bì (hay còn g
ọi là lớp mỡ dưới da) [11].
Lớp nhú: tiếp giáp với lớp biểu bì, được cấu tạo bởi các bó sợi mịn và
được kết chặt với nhau tạo nên bề mặt da nhẵn, phẳng. Lớp nhú không tạo nên
độ bền cơ học cho da thuộc và chỉ tạo nên tính tự nhiên và nét hoa văn đặc
trưng. Lớp nhú được tạo bởi các sợi song song, không có các sợi đan xen chính
vì vậy mà độ bền cơ học c
ủa da kém, dễ bị phá hủy trong môi trường kiềm và
axít nếu ngâm lâu.
Lớp lưới: có độ dày lớn hơn, các bó sợi đan kết chặt với nhau và chủ yếu
ở vị trí nằm ngang (hình 6).
Ở mỗi một vẩy lưng chứa một tấm xương được gọi là osteoderm ” xương
da” có thành phần chính là CaCO
3
nằm ngay dưới lớp biểu bì, được phân tách

với các tấm xương khác [11].




Tấm xương ở các loài cá sấu được cấu tạo từ các mô liên kết của chân bì.
Bắt nguồn từ các lớp dưới và lớp giữa của chân bì phát triển ra ngoại biên [11].
Osterderm ở loài cá sấu có các vòng tăng trưởng hàng năm cho biết độ tuổi của
chúng. Osterderm có mặt chủ yếu ở các vẩy lưng và một số ít ở phần bụ
ng.
Trong công nghệ thuộc da, cần phải loại bỏ osterderm càng nhiều càng tốt nhằm
tạo độ mềm mại cho da thành phẩm, song lưu ý nếu quá trình nạo sâu sẽ làm cho
khớp nối giữa các vẩy mỏng, yếu, dễ rách ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Tấm xương
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-11
1.2.1.3. Cấu trúc sợi colagen của da cá sấu
Trong lớp bì sự sắp xếp các sợi colagen là khác nhau theo vị trí trên cơ thể
được mô tả theo các kiểu cấu trúc sau:
Cấu trúc bó sợi colagen phần da nhóm A:
bao gồm các phần da vùng
dưới bụng, hai bên thân và đuôi [6].


Hình 5: Cấu trúc bó sợi colagen phần da nhóm A [6]
Liền kề lớp ngoại bì là một số bó sợi mỏng chạy song song. Theo độ dày của lớp

bì, các bó sợi sơ cấp được sắp xếp theo phương ngang và các bó sợi thứ cấp nằm
trực giao giữa hai bó sợi sơ cấp [6]. Sự sắp xếp các bó sợi ở da cá sấu khác hoàn
toàn so với da trâu, da bò Ở các loài này, một lớp rất mỏng trên cùng của lớp
cật các bó sợi ch
ạy song song nhau, theo chiều dày lớp da các bó sợi đan xen,
quấn vào nhau hướng từ lớp lưới đến lớp nhú.
Cấu trúc sợi colagen ở phần da nhóm B
: bao gồm các phần da vùng
đầu, cổ, chân.
Bó sợi sơ cấp
Bó sợi thứ cấp
Lớp sừng già

Lớp biểu bì
Lớp bì
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-12

Hình 6: Cấu trúc sợi colagen ở phần da nhóm B
Các sợi colagen chạy theo các cặp bó sợi trực giao liên tục. Trong mặt
phẳng đứng có các bó sơ cấp chạy theo hướng nằm ngang. Giữa hai lớp bó sợi
sơ cấp là lớp bó sợi thứ cấp được sắp xếp trực giao với nhau. Số lớp và bề rộng
của nó thay đổi theo độ tuổi của da. Bề rộng của lớp lớn nhất tạ
i trung bì và hạ
bì và nhỏ nhất tại ngoại bì. Ở cá sấu 3 năm tuổi, số lớp sơ cấp là 14-15. Các bó
sợi colagen trong các lớp sơ cấp có bề dày thay đổi từ 2-70µm.

1.2.1.4. Thành phần hóa học của da cá sấu
Thành phần hóa học của da cá sấu bao gồm: Nước, protit (protein), các
chất béo và một số muối khoáng. Trong các chất trên, quan trọng nhất trong việc
sản xuất da thuộc là protit, đây là thành phần chính tạo nên sợi colagen và
keratin (chất sừ
ng).
- Thành phần keratin (chất sừng) trong lớp biểu bì da cá sấu:
Lớp biểu bì của da cá sấu chứa lớp sừng được tạo thành do sự tích tụ các
tế bào α-keratin và β-keratin [5]. Các α-keratin axit và trung tính có khối lượng
phân tử khoảng 40-66 kDa (Kilo Dalton - Đơn vị khối lượng nguyên tử tương
đương khối lượng 1 nguyên tử hydro hoặc 1/12 nguyên tử cácbon, 1 kDa =
1.66053886 x 10
-24
kg) và các α-keratin thông thường như: loricrin (70, 66,
55kDa), sciellin (66, 55–57 kDa), và filaggrin (67, 55 kDa) tham gia việc tạo
thành các màng tế bào sừng ở lớp biểu bì đặc biệt là ở trong vùng khớp nối. Các
α-keratin tạo lớp sừng mềm [4, 5]. Thành phần α-keratin có mặt trong lớp đáy và
Bó sợi sơ cấp
Bó sợi thứ cấp
Lớp sừng già

Lớp biểu bì
Lớp bì
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-13
lớp gai còn thành phần β-keratin kiềm có khối lượng phân tử 18-20kDa có mặt

trong lớp gai, lớp tiền sừng (pre-corneous) và lớp sừng (corneous). Các tế bào β-
keratin tạo lớp sừng cứng có tác dụng chống lại sự mất nước của cơ thể [5].
Các tế bào keratin axit – trung tính tương tác với các β – keratin kiềm tại
liên kết tĩnh điện tạo thành chất sừng [5].
Các β –keratin trung tính và axit có khối lượng phân tử 13-19kDa có chứa
m
ột lượng lớn glycine, proline và serine. Trong vùng khớp nối, các lớp tế bào α-
keratin có chứa các thể túi [5].
Như vậy, ngoài phần lớn α-keratin trung tính và axit, biểu bì cá sấu còn
chứa 4-6 loại β-keratin kiềm và 2-4 loại β-keratin trung tính và axit [5].
- Thành phần Protein liên kết:
Các protein như loricrin, sciellin và filaggrin là thành phần cấu tạo nên
màng tế bào sừng trong các lớp tế bào sừng. Các protein này có mặt trong lớp
sừng non (lớp tiền sừng) và lớp sừng của lớp biểu bì của vùng khớ
p nối. Trong
vùng này không có hoặc có ít β – keratin, chủ yếu là các tế bào sừng α-keratin
[4, 5].
Trong lớp vẩy sừng, tỉ lệ chất sừng thay đổi từ 31-62% tùy theo độ tuổi
[6].
1.2.1.5. Sự phát triển của da cá sấu
- Giai đoạn dưới 1 năm tuổi:
Ở giai đoạn mới nở, ít có sự khác nhau về độ dầy trung bình của da tại các
vị trí khác nhau. Chiều dày lớp biểu bì và lớp bì chiếm tỉ lệ
tương ứng là 17% và
83% so với chiều dày tổng cộng của da. Thành phần keratin trong biểu bì từ 31-
34% [6].
Giai đoạn một năm tuổi, độ dày trung bình của da khác nhau đáng kể tại
các vị trí khác nhau. Lớp biểu bì mỏng hơn, chiếm 9.3% so với chiều dày tổng
cộng của da, tuy nhiên, chiều dày lớp biểu bì của da vùng bụng và các vùng còn
lại có thể chiếm tỉ lệ giới hạn tương ứng là 50% và 20% chiều dày của da. L

ớp
bì ở giai đoạn này hơi lớn hơn so với giai đoạn mới nở và chiếm 91% chiều dày
của da [6].
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-14
Bảng 1: Độ dày trung bình của da cá sấu giai đoạn mới nở và một năm tuổi
(cá sấu nhỏ)
Lớp
biểu bì
% so
với da
Lớp bì % so
với da
Lớp
Keratin
của biểu

%
Keratin
trong
lớp biểu

%
Keratin
trong da
Độ dày

da

A B A B A B A B A B A B A B A B
Giai
đoạn
mới nở
(Chiều
dài
l=0.3m)
28.3 24.7 16.9 16.9 139.9 131.3 83.1 83.3 9.8 7.8 34.4 31.3 5.9 5.3 168.1 156.0
Giai
đoạn 1
năm
tuổi
(Chiều
dài
l=0.7m)
41.4 30.1 9.4 9.2 418.7 331.4 90.6 90.8 18.7 10.7 44.2 35.3 4.0 3.3 460.1 361.5
Trong đó:
A: các phần da vùng dưới bụng, hai bên của thân và đuôi.
B: các phần da vùng đầu, cằm, cổ, chân.
Tỉ lệ keratin trong lớp biểu bì của nhóm B ít thay đổi hơn so với nhóm A.
Giai đoạn 2 – 3 năm tuổi:
Độ dày của da tăng theo độ tuổi, thay đổi đáng kể nhất ở giai đoạn 2-3
năm tuổi. Ở giai đoạn 2 năm tuổi, độ dày trung bình của da trong hai nhóm là
như nhau nhưng khác nhau nhiều ở 3 n
ăm tuổi. Ở giai đoạn 3 năm tuổi, độ dày
lớp biểu bì của vẩy da nhóm A gấp 3 lần độ dày lớp biểu bì của nhóm B, độ dày
lớp bì chiếm tỉ lệ 89% và 94% so với chiều dày da, độ dày lớp keratin chiếm
62% và 43% độ dầy của lớp biểu bì tương ứng với hai nhóm A và B.


Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-15
Bảng 2: Độ dày trung bình của da cá sấu giai đoạn 2 và 3 năm tuổi
Lớp
biểu bì
% so
với da
Lớp bì % so
với da
Lớp
Keratin
của biểu

%
Keratin
trong
lớp biểu

%
Keratin
trong da
Độ dày
da

A B A B A B A B A B A B A B A B

Giai
đoạn 2
năm
tuổi
(Chiều
dài
l=1.1m)
80.2 40.4 11.7 6.9 626.9 578.9 88.3 93.1 39.2 15.3 49.3 37.4 5.7 2.6 707 619.3
Giai
đoạn 3
năm
tuổi
(Chiều
dài
l=1.6m)
141.7 48.0 11.1 6.2 1106.9 817.1 88.9 93.8 89.9 20.6 61.7 43.0 7.0 2.3 1248.9 865.1
Trong đó:
A: các phần da vùng dưới bụng, hai bên của thân và đuôi.
B: các phần da vùng đầu, cằm, cổ, chân.
Đối với loài cá sấu có chiều dài nhỏ hơn 1.5m độ dày trung bình của lớp
bì chiếm 74.8% độ dày tổng cộng của da và ở các loài cá sấu lớn hơn tỉ lệ này là
89.5%. Độ dày của lớp keratin, lớp biểu bì và lớp bì tương ứng là: 31.7µm,
96.2µm, 902µm [6].
1.3. Các phương pháp thuộc da cá sấu
1.3.1. Phương pháp thuộc thảo mộc
Phươ
ng pháp thuộc thảo mộc cho da cá sấu ngày nay ít dùng, chỉ còn tồn
tại ở một số nước kém phát triển để sản xuất nhỏ. Phương pháp này thường sử
dụng các chất thuộc thảo mộc như Avaram, Wattle, Myrobalan.
Da sau khi được tẩy vôi được thuộc trong dung dịch tannin trích ly từ hỗn

hợp vỏ cây sonali và avaram với tỉ lệ bằng nhau. Con da đầu tiên được nhúng
trong dung dịch có nồng độ 3
o
Bkr khoảng một ngày. Nâng nồng độ của dung
dịch lên 5
o
Bkr và ngâm trong 4 ngày. Vào ngày thứ 6, da được nhấc ra và đặt
trong bể bể chứa tannin mới khoảng 7 ngày. Sau quá trình này, dung dịch thuộc
được chắt và thay bằng dung dịch mới, ngâm tiếp 7 ngày. Kết thúc công đoạn
thuộc, da được vớt ra, rửa sạch và thuộc lại bằng dung dịch myrobalan có nồng
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-16
độ khoảng 7
o
Bkr trong 3 ngày. Da sau đó được vớt ra, rửa, vắt mễ, phết dầu mè
hoặc dầu chân bò trên mặt cật rồi phơi khô. Da khô sẽ được bôi phết một lớp
dung dịch bao gồm lòng trắng trứng, sữa, nước lên trên mặt cật, phơi khô rồi
đánh bóng. Dung dịch này có khả năng chịu ma sát tốt và tạo độ bóng bề mặt
cao khi đánh bóng.
Nhìn chung da thuộc theo cách này cứng, da thuộc có mầu xám hoặc tối
mầu không đ
áp ứng được các yêu cầu về thời trang ngày càng khắt khe của thị
trường. Do vậy phương pháp thuộc thảo mộc không phù hợp cho loại da đặc
chủng này.
1.3.2. Phương pháp thuộc Crôm
Hiện nay, các nước có ngành công nghiệp sản xuất da cá sấu thuộc phát

triển như Ý, Đức, Thái Lan, Hàn Quốc đang áp sử dụng phương pháp thuộc
Crôm. Việc sử dụng muối Crôm trong quá trình thuộc đã khắc phục được những
nhượ
c điểm của phương pháp thuộc thảo mộc.
Các công đoạn của phần chuẩn bị thuộc và thuộc cho da cá sấu giống như
các công đoạn thuộc Crôm cho các loại da khác nhưng cần lưu ý đến công đoạn
ngâm vôi và công đoạn làm mềm. Trong công đoạn ngâm vôi, cấu trúc da sẽ
trương nở, nếu thời gian ngâm vôi kéo dài thì cấu trúc của da sẽ bị phá hủy. Để
loại bỏ hoàn toàn lớ
p vẩy sừng cứng và mở hoàn toàn cấu trúc sợi colagen mà
vẫn đảm bảo được độ trương nở vừa phải cho da, trong công đoạn này nên kết
hợp sử dụng nước vôi mới và nước vôi cũ. Công đoạn làm mềm được thực hiện
bằng men có tác dụng hòa tan các sản phẩm protein không dạng sợi, colagen và
phần vẩy còn sót lại. Với da cá sấu thì công đoạn này cần theo dõi cẩn thận, nếu
thời gian làm mềm kéo dài, da sẽ mềm nhưng lớp cật trên bề mặt vẩy (đặc biệt ở
giữa mỗi vẩy) bị mất đi tạo sự không đồng đều về mầu sắc, độ bóng cho da
thành phẩm. Khuyết tật này được quan sát rõ ràng nhất sau quá trình hoàn thiện
sản phẩm và rất khó khắc phục. Công đoạn axít hóa ngoài nhiệm vụ điều chỉnh
pH còn có tác dụng loại bỏ b
ớt osterderm (thành phần chính là CaCO
3
) tích tụ
dưới da, điều này có tác dụng đáng kể trong việc giải quyết độ mềm cho da
thành phẩm.
Phần hoàn thành ướt là phần công nghệ quyết định đến các tính chất của
da thành phẩm như độ mềm, độ bai dãn, độ đàn hồi, độ xốp, độ bền xé
rách Trong phần thuộc lại cần lưu ý đến các công đoạn ăn dầu và nhuộm. Để
thực hi
ện công đoạn nhuộm đạt kết quả tốt, trong công nghệ nhuộm cần kết hợp
nhuộm xuyên và nhuộm bề mặt. Nhuộm xuyên tạo cho mặt cắt của da thành

phẩm không còn mầu của chất thuộc, nhuộm bề mặt sẽ tạo cho mặt da dễ đạt
Mã số: 167.09.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy

“Nghiên cứu công nghệ thuộc và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và khai thác tối ưu nguồn da nguyên liệu cá sấu trong nước”
KS. Lê Văn Kha
-17
mầu sắc của dung dịch trau chuốt, đồng thời cũng là điều kiện để tạo màng trau
chuốt mỏng, nâng cao giá trị cho da thành phẩm.
Phần hoàn thành khô phải làm nổi bật và nâng cao tính tự nhiên của da.
Phương pháp thực hiện là kết hợp đánh bóng và trau chuốt aniline.
Trên cơ sở những phân tích trên, đề tài lựa chọn công nghệ thuộc Crôm để
nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ nhằm đạt được các mục
tiêu
đã đề ra.
1.4. Tiêu chí phân loại da cá sấu thuộc
Hiện tại, trong nước chưa có các tiêu chuẩn chung áp dụng trong phân
loại chất lượng da cá sấu thuộc. Sau khi tham khảo các tài liệu đánh giá và phân
loại da thuộc cá sấu của một số công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
chăn nuôi, kinh doanh và chế biến loại da đặc chủng này như: Công ty TNHH
283, Hải Phòng; Công ty Khataco, Khánh Hòa. Đề tài đã đưa ra một số cơ sở
phân loại da cá sấu thuộc, c
ụ thể như sau:
• Theo hình dạng và kích cỡ tấm da: Một tấm da cá sấu thuộc đạt tiêu
chuẩn phải đầy đủ các đặc điểm sau:
- Tấm da phải còn nguyên vẹn vùng bụng (vùng 1), vùng đầu (vùng 2),
vùng đuôi (3); đủ 4 chân và đuôi (hình 7).
- Đối với tấm da cá sấu thuộc thu hồi phần bụng: phải còn đầy đủ hàng
vẩy mỗi bên, các vân ở phần bụng đều và đẹp.
- Đối vớ

i tấm da cá sấu thuộc thu hồi phần lưng: các hàng vẩy sừng đều
và đẹp, tấm chắn gáy không bị biến dạng.

Hình 7: Hình dạng của tấm da cá sấu thuộc phần bụng còn nguyên vẹn
Vùng quan trọng nhất là vùng 1, vùng 2 và vùng 3.

×