Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.81 MB, 149 trang )


BỘ G IÁ O D Ụ C V À Đ A O TẠ O

BÔ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐAI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOANG MINH THÁI

HOAN THIẸN PHAP LUẬT
VỀ BẢO H ộ QUYỂN TÁC GIẢ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận Nhà nước và pháp quyền
Mã số: 5.05.01

LUẬN VÃN THẠC sĩ LUẬT HOC
Người hướng dần khoa học: PGS. TS. LÊ M INH TÀM

HÀ NỘI NĂM 2001


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ BẢO Hộ QUYỂN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM

6



Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả

6

11.

11.1. Quyền tác giả

Ị,

11.2. Bảo hộ quyền tác giả
12.

9
A

Sự hình thành và phát triển hệ thống pháp luật
bảo hộ quyền tác giả

10
12

12.1. Trước khi có các Công ước quốc tế

12

12.2. Một số Công ước quốc tế về quyền tác giả

16


12.3. Sự hình thành và phát triển hệ thống pháp luật bảo hộ quyền tác
giả ở Việt Nam

29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠiNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ QUYỂN TÁC GIẢ

Ở VIỆT NAM
21.

Thực trạng pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động
văn hoá-thôttg tin

40
40

2.1.1. Trong ỉữih vực xuất bản

40

21 .2 . Trong lĩnh vực báo chí

43

2.1.3. Trong lĩnh vực điện ảnh

47

2ch4. Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình


51

22»

Nguyên nhân cơ bản của những vi phạm quyền tác giả
trong hoạt động văn hoá-thông tin

54

22-1. Nhận thức và tri thức về quyền tác giả trong cộng đồng nói
chung, trong các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên
quan nói riêng chưa đầy đú, đặc biệt là ý thức chấp hành các
quy định pháp luật về quyền tác giả chưa cao.

54

22„2o Kinh tế thị trường với u ặ t trái của nó đã thúc đẩy một số tổ
chức, cá nhân chạy thed lợi nhuận đơn thuần, bất chấp pháp
luật, đạo đức kinh doanh, hành nghề.

56


2.2.3. Các quy định của pháp luật quyền tác giả còn chưa đầy đủ và
đổng bộ.
2.2A. Hệ thống các cơ quan thực thi quyền tác giả còn ít kinh nghiệm,
thiếu sự phối hợp. Hoạt động kiểm tra, xử lý chưa thường
xuyên, không nghiêm. Chưa hình thành được hệ thống quản lý
tập thể quyền tác giả.

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HỘ QUYỂN TÁC GIẢ
ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG
Cơ BAN
3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp iý về bảo hộ quyển tác giả
3.2= Hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước
về quyền tác giả
3.3. Thực hiện đúng các Hỉệp định song phương đã ký, chuẩn bị
gia nhập Công ước Berne
3.4. Tiến hành nghiên cứu về tổ chức quản Lý tập thê quyền tác giả
3.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật, đồng thời áp dụng những biện pháp xử lý nghièm đối
với các hành: vi vi phạm pháp luật quyền tác giả
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU

lo

Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói

riêng đang được thế giới coi trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó
có bảo hộ quyền tác giả thực sự đã trở thành một hoạt động có tầm quan trọng
trong bối cảnh hoà nhập rộng rãi về kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ,
vân hoá, nghệ thuật của các quốc gia trong thế giới đang chuyển dần sang nền
kinh tế tri thức.
Tuy là lĩnh vực còn mới mẻ đối với Việt Nam, quyền tác giả và bảo hộ
quyển tác giả cũng đã được ghi nhận tại Điều 60 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã

hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học,
kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản m ấ t,
sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá
khác. Nhà nước bảo hộ quyên tác giả, quyên sở hữu công nghiệp
Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ
8 đã thông qua Bộ Luật Dân sự trong đó Chương I, Phần thứ sáu quy định về
quyền tác giả, đánh dấu một bước mới trong quá trình phát triển hệ thống
pháp luật bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam. Tiếp đó, Chính phủ ban hành
Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996 và Nghị định 60/CP ngày 6/6/1997 hướng
dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật Dân sự.
Các quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật Dân sự đã phát huy tác dụng
tích cực trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả, khuyến khích việc sáng tạo ra
các giá tn văn học, nghệ thuật và khoa học phục vụ nhu cầu xã hội. Giới sáng
tạo đã có phương tiện pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Các


-

2

-

cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan tư pháp đã có công cụ phấD luật để giữ gìn
trật tự xã hội, nhằm “tóm tốt công tác bảo hộ quyền tác giả” theo đúng tinh
thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá v i n của Đảng Cộng sản Việt Nam về
việc phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong
xã hội bắt đầu đã có một cách nhìn nghiêm túc và khoa học hơn về quyền tác
giả và bảo hộ quyền tác giả, cả từ phía các tác giả, cơ quan bảo hộ quyền tác
giả cũng như từ phía các công dân. Các tác giả đã ý thức được việc tự bảo vệ
bằng cách đăng ký xin bảo hộ tại cơ quan bản quyền tác giả. Nhiều hành vi vi

phạm quyền tác giả trong các lĩnh vực quản lỷ Nhà nước của ngành văn hoáthông tin đã bị phát hiện và xử lý.
Trong quan hệ quốc tế thuộc lĩnh vực này, Việt Nam đã ký với Hoa Kỳ
Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả ngày 27/6/1997, có hiệu lực ngày
23/12/1998 và ký với Thuỵ Sĩ Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ ngày
7/7/1999, có hiệu lực từ ngày 8/6/2000.
Tuy nhiên, việc Việt Nam chưa tham gia các Công ước, Hiẹp ước, Hiệp
định quốc tế trong lĩnh vực này, đặc biệt là Công ước Beme bảo hộ tác phẩm
văn học và nghệ thuật, đã bắt đầu gây những bất cập trong các quan.hệ quyền
tác giả và bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài, khi V iệt Nam khẳng
định ý thức ĨĨ1Ở cửa, dần dần hội nhập vào mọi mặt đời sống của cộng đồng
quốc tế. Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam đã bộc lộ những
khiếm khuyết, tồn tại đòi hỏi phải giải quyết. N hiều hành vi vi phạm ngày
càng tỏ ra trắng trợn, tinh vi và phức tạp, diễn ra trên nhiều lĩnh vực, từ xuất
bản, báo chí, sản xuất các chương trình băng., đĩa âm nhạc, sàn khấu, điện ảnh
đến mỹ thuật và các hoạt động văn hoá, nghệ thuật khác, xâm hại nghiêm
trọng tới quyền của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, làm thiệt hại tới việc đầu
tư sáng tạo, gây bất bình trong dư luận xã hội.


-

3

-

Trong thời điểm hiện nay, với nhiệm vụ trung tâm là công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương “từng bước phát triển
kinh t ế tri thứ c”.' Vì vậy, càng cần thiết “thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở
hữu trí tuệ”,2trong đó có quyền tác giả.
Trong điều kiện trên, việc nghiên cứu đề tài “H oàn thiện pháp luật về

bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay” sẽ góp phần làm phong phú hơn
về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn việc bảo hộ quyền tác giả ở Việt
Nam.

2o Tinh hình nghiên cứu đề tài
Vì là lĩnh vực còn mới mẻ, quyền tác giả còn ít được nghiên cứu ở Việt
Nam. Cho đến nay, mới chỉ có rất ít công trình nghiên cứu, trong đó đáng chú
ý là luận án của Tiến sĩ luật học Lê Xuân Thảo đề cập chủ yếu tới cơ chế điều
chỉnh của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam, còn việc tìm hiểu chuyên về quyền tác giả chủ yếu mới chỉ dừng
lại ở các hội thảo quốc gia và quốc tế do Cục Bản quyền tác giả tổ chức.
Cũng có nhiều bài viết trên báo chí, đặc biột trong thời gian gần đây, khi
vấn đề này đang trở nên nóng bỏng ở V iệt N am r chủ yếu xoay quanh quyền
tác giả qua một số vụ kiện, hoặc quyền tác giả đối với từng lĩnh vực nhất định
của hoạt động thuộc ngành văn hoá-thông tin.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng một cách có hệ thống
về quyền tác giả trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt là về việc hoàn thiện

1 Văn kiện Đợi hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội,
2001. Tr. 91.
2 Sách đã dẩn, Tr. 118.


pháp luật về bảo hộ quyền tác giả Việt Nam không chỉ theo hướng sửa chữa
cíc khiếm khuyết tổn tại mà còn để dần dần hoà nhập với pháp luật khu vực
và thế giới.

3 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
a M ục tiêu: Luận văn này làm sáng tỏ cơ sở lý luận và phản ánh thực trạng
của việc bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra

phương hướng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả
theo hướng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong nước, đồng thời chuẩn bị cho
việc Việt Nam gia nhập các Cồng ước quốc tế trong lĩnh vực này, hoà nhập
vào đời sống quốc tế.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm
vụ sau:
1. Phân tích cơ sở lý luận, sự hình thành và phát triển pháp luật quyền tác
giả trên thế giới và ở Việt Nam;
2. Phân tích thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong một số lĩnh
vực quan trọng của hoạt động văn hoá-thông tin của Việt Nam, chỉ ra
những tồn tại chủ yếu và những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại
đó;
3. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm
hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay.
c. Phạm vi nghiên cứu: Bảo hộ quyền tác giả có phạm vi rộng lớn. Luận văn
này chủ yếu nghiên cứu thực trạng pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong
một số lĩnh vực quan trọng của hoạt động văn hoá-thông tin ở Việt Nam, từ
đó nghiên cứu việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong giai


-

5

-

đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang tích cực hoà nhập về mọi mặt vào đời
sống của khu vực và của quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác - Lê-nin,

luận văn đặc biệt coi trọng việc sử dụng những phương pháp cụ thể như phân
tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn.

5. Những đóng góp mới của luận văn
-

Luận văn là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối có hệ
thống về pháp luật bảo hộ quyền tác giả;

-

Luận văn đã đề xuất những kiến nghị về phương hướng và giải pháp cơ bản
nhằm hoàn thiộn pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong quá trình hoà nhập
quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
-

Luận văn góp phần làm sáng tỏ về phương diện lýluận khái niệm quyền
tác giả và bảo hộ quyền tác giả.

-

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy
về Nhà nước và pháp luật, về quản lý Nhà nước, về tiếp tục hoàn thiện pháp
luật bảo hộ quyền tác giả, nhất là trong một số lĩnh vực chủ yếu của ngành
văn hoá-thông tin.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,

luận văn gồm 3 chương.


CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ BẢO HỘ QUYỂN TÁC GIẢ
Ở V Ệ T NAM


1.1.

Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả
Trước khi tìm hiểu khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả, cần

đề cập đôi nét về sở hữu trí tuệ.
Vai trò và ý nghĩa của hoạt động sáng tạo trí tuệ đối với sự phát triển khoa
học, công nghệ, kinh tế, văn hoá, xã hội đã được nhận thức rõ, thống nhất. Tay
nhiên, trong thực tế, khi điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan tới các
sản phẩm sáng tạo trí tuệ, người ta lại có những cách ứng xử khác nhau, tuỳ
theo các Nhà nước và các hệ thống pháp luật.
Cách ứng xử thứ nhất coi các sản phẩm t á tuệ cũng như các sản ohẩm lao
động khác. Người sáng tạo ra các sản phẩm đó có quyền tư hữu trí tuệ được
Nhà nước bảo hộ. Đa số các nước công nghiệp phát triển có cách ứng xử này.
Cách ứng xử thứ hai coi các sản phẩm trí tuệ là thuộc toàn xã hội, và
không thừa nhận quyền tư hữu trí tuệ. Người sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ
có giá trị được Nhà nước khen thưởng hoặc ghi nhận.
Cách ứng xử thứ ba là không phủ nhận quyền tư hữu trí tuệ, nhưng cũng
không công khai thừa nhận quyền đó, nhất là đối với các sản phẩm được sáng
tạo ở nước ngoài nhưng lại đang có giá trị đối với kinh tế trong nước. Cách
ứng xử này thường thấy ở các nước chậm phát triển.



Trong xu thế hoà nhập quốc tế về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế, đang rất
mạnh mẽ và rõ rệt trong thập kỷ qua, nhiều nước đã từ bỏ việc phủ nhận
quvền tư hữu trí tuệ. Nhiều nước đã chấp nhận quyền tư hữu trí tuệ. Kết quả là
nhiều nước đã ban hành hoặc sửa đổi hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ theo
hướng thừa nhận quyền sở hữu đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
nhãn hiệu hàng hoá cũng như thừa nhận quyền tác giả, đồng thời bảo đảm các
điều kiện pháp lý để thực thi các quyền đó; và sở hữu trí tuệ đã trở thành một
trong những nội dung quan trọng trong hoạt động thương mại và giao dịch
quốc tế. Ý nghĩa, vai trò của sở hữu trí tuệ được khẳng định mạnh mẽ nhất
bằng các quy định về vấn đề này trong Hiệp định chung về thương mại và thuế
quan (GATT) được 117 nước ký kết ngày 25/12/1994. Thoả thuận về các khía
cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Trade-Related Aspects
o f Intellectual Property Rights, viết tắt là TRIPs) đã quy định các tiêu chuẩn
tối thiểu về bảo hộ sở hữu trí tuệ mà bất kỳ nước thành viên nào của GATT
cũng phải đạt được, trong đó có các điều khoản về nhãn hiệu, tên thương mại,
bí mật thương mại và bản quyền tác giả. TRIPs đòi hỏi các nước thành viên
phải tuân thủ các nguyên tắc của Công ước Beme về bảo hộ các tác phẩm văn
học và nghẹ thuật, Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, người ghi âm,
tổ chức phát sóng, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
Như vậy, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã trở thành điều kiện bắt buộc đối với
các quốc gia muốn tham gia hoạt động thương mại và giao dịch quốc tế. Và
vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật vé sở hữu trí tuệ nói chung và về quyền
tác giả nói riêng, đã trở thành một nhu cầu thực tế cấp bách của một quốc gia
trước khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam cũng không
thể đứng ngoài quỹ đạo đó.


-


8

-

Những sản phẩm do trí tuệ của con người tạo ra thông qua hoạt động sáng
tạo được thừa nhận là tài sản và được gọi là tài sản trí tuệ. sở hữu các tài sản
trí tuệ thường được gọi tắt là sở hữu trí tuệ. Khác với các loại tài sản vật chất,
tài sản trí tuệ là loại tài sản đặc biệt, vô hình, nhưng đôi khi lại có giá tặ rất to
lớn. Sở hữu trí tuệ là loại hình sở hữu liên quan đến những thông tin có thể kết
hợp chặt chẽ với nhau trong những vật thể hữu hình xuất hiện trong cùng một
thời gian với số lượng bản sao không giới hạn ở những địa điểm khác nhau
trên thế giới. Quyền sở hữu ở đây không phải là quyền sở hữu các bản sao mà
là những thông tin chứa đựng ở bên trong chúng.
Sở hữu trí tuệ có hai nhánh là “sở hữu công nghiệp” và “bản quyền tác
giả”. Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký tại
Stockholm ngày 14/7/1967 quy định sở hữu trí tuộ bao gồm những quyền liên
quan tới: các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; thực hiện việc biểu
diễn nghệ thuật, phát thanh, ghi âm; các sáng chế trong mọi lĩnh vực đời sống
con người; các phát minh khoa học; nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ,
tên thương mại và các chỉ dẫn; bảo hộ chống canh tranh không lành mạnh; và
tất cả những quyền khác bắt nguồn từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực
công nghiệp, khoa học, văn hoá hay nghệ thuật.
Như vậy, các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học thuộc lĩnh vực bản
quyền tác giả của sở hữu trí tuệ, còn thực hiện việc biểu diễn nghệ thuật, phát
thanh, ghi âm thường được gọi là “quyền kề cận” nảy sinh từ bản quyền tác
giả và có liên quan trực tiếp với quyền tác giả. Đây là vấn đề nằm trong khuôn
khổ của bản luận văn này.



1.1.1. Quyền tác giả
Hầu hết các nước châu Âu đều gọi các quyền liên quan đến những sáng
tạo nghệ thuật như thơ ca, tiểu thuyết, bài viết, bản nhạc, bức tranh, các tác
phẩm sân khấu, điện ảnh, kiến trúc... là quyền tác giả (Droits d ’auteur trong
tiếng Pháp) còn người Anh thì gọi là bản quyền (Copyright). Để thống nhất,
xin phép được gọi là quyền tác giả.
Đối với các sáng tạo văn học, nghệ thuật, thuật ngữ “quyền tác giả” thể
hiện quyền chủ yếu của tác giả. Đó là quyền sao chụp, nhân bản tác phẩm của
mình. Nói cách khác, việc sao chụp, nhân bản một tác phẩm văn học, nghệ
thuật chỉ có thể được thực hiện bởi tác giả hoặc bởi một người khác được tác
giả cho phép. Hành động sao chụp, nhân bản chính là việc tạo ra các bản sao
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, như một cuốn sách, một bức tranh, một bức
ảnh hay một cuốn phim, cuốn băng. Ngoài ra, thuật ngữ này còn dùng để nói
tới chính tác giả, người đã sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và được
gọi là tác giả của tác phẩm. Pháp luật các nước đều thừa nhận tác giả có những
quyền đặc biệt nhất đinh đối với sáng tạo của mình như quyền cấm người khác
sửa đổi, cải biên tác phẩm của mình.
Bộ Luật Dân sự Việt Nam 1995 dành Chương I Phần thứ sáu cho quyền
sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, trong đó có thể thấy rõ các quy định
về tác giả, quyền tác giả.
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm (Điều
745, BLDS), vậy phải là thể nhân, tức là cá nhân (hay các cá nhân). Pháp nhân
hoặc các tổ chức xã hội không thể là tác giả, vì không thể có hoạt động trí tuệ
sáng tạo. Cá nhân đó phải trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Có nghĩa là chỉ có
những ai tham gia vào quá trình -tạo ra tác phẩm với lao động sáng tạo của
mình mới có thể được coi là tác giả. Còn chỉ đóng góp sức lao động, giúp việc,


-


10

-

tham gia ý kiến, cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo thì không được
công nhận là tác giả.
Quyền của tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả
đối với tác phẩm do minh sáng tạo (Điều 750, BLDS).
Quyền nhàn thân bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên
thật hoặc bút danh trên tác phẩm; quyền nêu tên thật hoặc bút danh khi tác
phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng; quyền công bố, phổ biến hoặc cho
người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; quyền cho hoặc không cho
người khác sử dụng tác phẩm của mình; quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm,
cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm (Điều
751.1. BLDS).
Quyền tài sản bao gồm: quyền được hưởng nhuận bút; quyền được hưởng
thù lao khi tác phẩm được sử dụng; quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc
cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng
bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh,
dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê; quyền nhận giải thưởng đối
với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà
nước bảo hộ (Điều 751.2. BLDS).
Nhìn chung, các quyền nhân thân không thể được chuyển giao, trong khi
các quyền tài sản có thể được chuyển giao tự do bằng hợp đồng. Tuy nhiên, sẽ
là vô ích nếu các quyền của tác giả cho dù được đề cao tới đâu mà không được
đảm bảo thực hiện bằng hệ thống pháp luật và các phương tiện pháp luật khác.

1.1.2. Bảo hộ quyền tác giả
Bảo hộ quyền tác giả là việc Nhà nước, thông qua hệ thống pháp luật của
mình, xác lập quyền của chủ thể đối với đối tượng quyền tác giả tương ứng và



-11

-

bảo vệ quyền đó chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của phía thứ ba. Pháp luật
quyền tác giả của các nước nói chung đều luôn coi trọng vấn đề bảo hộ quyền
tác giả trước mọi vi phạm có thể xảy ra.
Bộ Luật Dân sự Việt Nam 1995, ở Điều 759 đã quy định rõ : “Tác giả,
chủ sớ hữu tác phẩm khi bị người khác xâm phạm quyền tác giả, quyền của
chủ sở hữu tác phẩm, có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người đó phải chấm dứt hành vi xâm
phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại”.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ về các loại hình tác phẩm được
bảo hộ: tác phẩm viết; các bài giảng, bài phát biểu; tác phẩm sân khấu và
các loại hình nghệ thuật khác; tác phẩm điện ảnh, vidéo; tác phẩm phát
thanh, truyền hình; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm kiến
trúc; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; công trình
khoa học, sách giáo khoa, giáo trình; các bức hoạ đồ, bản vẽ, sơ đổ, bản đồ
có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm dịch,
phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển;
phần mềm máy tính; tác phẩm khác do pháp luật quy định. Tác phẩm được
bảo hộ phải là bản gốc (Điều 747.1 và 2. BLDS). Đó là: tác phẩm của tác
giả là công dân Việt Nam; tác phẩm thuộc sở hữu của công dân, pháp nhân,
tổ chức Việt Nam; tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài
được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam; tác phẩm
của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài lần đầu tiên được công bố,
phổ biến tại Việt Nam; tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước
ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã

ký kết hoặc tham gia (Thông tư số 27/2001 ngày 10/5/2001 của Bộ Văn
hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996,


-

12

-

Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Q iính phủ hướng dẫn thi hành một
số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật Dân sự).

1.2.

Sự hình thành và phát triển hệ thống pháp luật bảo hộ
quyền tác giả

1.2.1. Trước khi có các Công ước quốc tế
Trước khi tìm hiểu về các Công ước quốc tế về quyền tác giả, xin giới
thiệu đôi nét về quyền tác giả theo truyền thống La-tinh và truyền thống
Anglo-Saxon.
Theo các tài liệu lịch sử, quyền tác giả ra đời từ cuối thế kỷ XV, khi con
người viết chữ lên các vật liệu thô sơ như lá cây, da thú, mảnh tre, sau đó là
khắc chữ lên gỗ, nhưng với số lượng bản in ra chưa nhiều. Chỉ khi bắt đầu có
máy in, các tác phẩm mới được in ra dễ dàng và với số lượng nhiều bản in. Và
các chủ nhà in bên cạnh việc đầu tư tài chính để mua máy móc, còn phải cố
giành cho được độc quyền, không cho các chủ in khác in tác phẩm đó. Vì thế
việc bảo hộ đặc quyền của các chủ nhà in được đặt ra trước tiên. Đạo luật đầu
tiên về bản quyền là Đạo luật của Nữ hoàng Anne {Statute o f Anne) năm 1709

ở AnhTđược thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà in và người bán
sách và chỉ áp dụng cho sách. Lời nói đầu của Đạo luật nêu rõ : “Xét rằng các
nhà in, người bán sách và những người khác gần đảy thường xuyên tự do in
ấn, in lại và xuất bản... sách và các tác phẩm viết khác, không có sự đồng ý
của tác giả hoặc chủ sở hữu, gây thiệt hại lớn cho họ, và thường có đưa đến sự
phá sản của họ và gia đình họ...”. Đạo luật đầu tiên này thừa nhận tác giả có
một số quyền, với điều kiện tác giả phải đăng ký tác phẩm và tên tác giả, phải
nộp lưu chiểu 9 bản tác phẩm cho các trường đại học và thư viện. Vào năm
1734, bản quyền tác giả của Anh quốc được mở rộng cho các tác phẩm chạm


-

13

-

khắc qua Luật Bản quyền tác phẩm chạm khắc (Engraving Copyright A ct) và
100 năm sau ngày sách lần đầu tiên được bảo hộ, vào năm 1814, việc bảo hộ
bản quyền được ghi nhận đối với các tác phẩm điêu khắc với sự ra đời của
Luật Bản quyền tác phẩm điêu khắc (Sculpture Copyright Act). Vào năm
1833, lần đầu tiên các tác phẩm kịch và âm nhạc được bảo hộ. Và vào năm
1862, lần đầu tiên tranh hoạ, bản vẽ và ảnh được bảo hộ qua Luật Bản quyền
mỹ thuật (Fine Arĩs Copyright Act).
Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 (Mục 8, Điều I) cho phép Quốc hội có
quyền “đẩy mạnh tiến bộ khoa học và nghệ thuật có ích, bằng cách bảo đảm,
trong một thời gian hạn định cho các tác giả và người sáng chế độc quyền về
những bản viết và phát minh của họ”. Trước đó, vào năm 1770, Đạo luật liên
bang đầu tiên của Hoa Kỳ về quyền tác giả đã được ban hành, đòi hỏi tác giả
phải thực hiện một số thủ tục như đăng ký, nộp lưu chiểu. Các tác phẩm viết

được bảo hộ trong thời hạn là 14 năm và có thể được gia hạn nếu tác giả còn
sống khi thời hạn iần thứ nhất đã hết.
ở Pháp, thời kỳ Cách mạng, người ta đã công bố hai văn bản về quyền
tác giả. Đó là hai Nghị định được ban hành năm 1791 và 1793, một Nghị định
quy định việc thực hiện quyền tác giả, với thời hạn suốt cuộc đời của tác giả
và 5 năm tiếp theo sau khi tác giả chết; một Nghị định đã thiết lập quyền tái
bản mà các tác giả được hưởng suốt đời, được kéo dài 10 năm tiếp theo kể từ
sau khi tác giả chết.
Tác giả ở các nước theo truyền thống La-tinh được hưởng một sự bảo hộ
lâu hơn đồng nghiệp của mình ở các nước theo truyền thống Anglo-Saxon.
Hơn thế nữa, tác giả còn được thừa nhận là người chủ tài sản trên tác phẩm
của mình, mà không phải thực hiện bất cứ một thủ tục nào.


-

Vào cuối thế kỷ

14

-

xvm, quyền tác giả bắt đầu được coi không chỉ là quyền

về tài sản mà còn là quyền về nhân cách. Tác phẩm không còn là một thứ
hàng hoá bình thường nữa, nó còn là nhân cách của tác giả. Ý tưởng này đã có
ảnh hưởng sâu sắc đến các bộ luật về quyền tác giả ở Tây Âu sau này và là
nguồn gốc của quyền tinh thẩn của tác giả.
Mối quan hệ giữa tác giả, người truyền bá và công chúng cũng được xử lý
theo cách khác nhau theo từng quan niệm. Quan niệm La-tinh ưu tiên hàng

đầu cho việc bảo hộ tác giả. Còn quan niêm Anglo-Saxon lại ít nhiều thiên về
lợi ích của người truyền bá và công chúng, tuy cũng cùng chia xẻ với quan
niệm La-tinh về quyền của tác giả. Thật khó trả lời cho câu hỏi bảo hộ cho ai
và cho cái gì, vì lẽ để tác phẩm của mình tới được công chúng, tác giả cần
phải trông cậy vào những người trung gian: nhà biên kịch phải trông cậy vào
diễn viên để đưa lên sân khấu; nhạc sĩ phải dựa vào ca sĩ, nhạc công để thể
hiện tác phẩm của mình trước người nghe. Việc ghi âm, phát thanh, truyền
hình đưa tác phẩm đến với công chúng tới những vùng xa xôi, và công chúng
biết đến tác giả qua hệ thống này. Những nhân vật trung gian này đến lượt
mình cũng đòi hỏi cũng phải được sự bảo hộ, vì lẽ tác phẩm không thể đến với
công chúng được nếu không có sự tham gia của họ. Các nước theo truyền
thống La-tinh quy định tác giả và chỉ tác giả mới được hưởng sự bảo hộ quyền
tác giả cho tác phẩm sáng tạo của mình. Còn các nhân vật trung gian đưa tác
phẩm tới công chúng cũng được bảo hộ, nhưng không phải là bảo hộ về quyền
tác giả, mà bảo hộ về quyền kề cận. Các nước theo truyền thống AngloSaxon
lại bảo hộ những người truyền bá tác phẩm bằng quyền tác giả. Bản ghi âm
được coi là tác phẩm và nhà công nghiệp đĩa hát được bảo hộ như tác giả ở
Hoa Kỳ, quốc gia phát triển mạnh nền công nghiệp đĩa hát.


-

15

-

Một vấn đề nữa cũng được hai hệ thống pháp luật này xử lý khác nhau, đó
là việc quyền tác giả phát sinh khi nào. Theo hệ thống La-tinh, quyền tác giả
phát sinh từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm, không cần phải đợi đến lúc công
bố, phổ biến tác phẩm mới được bảo hộ. Còn hệ thống Anglo-Saxon, để

khuyến khích tác giả công bố tác phẩm của mình, lại chỉ bảo hộ tác phẩm khi
đã được xuất bản. Hoặc trong trường hợp chưa xuất bản, tác giả phải đăng ký
và nộp lưu chiểu mới được bảo hộ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, quan điểm
này đã dần dần mất đi.
Đối với việc người sáng tạo tác phẩm thực hiện theo khuôn khổ đặt hàng
của một tổ chức hay một cơ quan Nhà nước thì quyền tác giả thuộc về ai,
người sáng tạo hay người đặt hàng ? ở các nước theo truyền thống La-tinh,
quyền đó thuộc về người sáng tạo, nhưng việc chuyển giao quyền vật chất cho
tổ chức đặt hàng hay giao nhiệm vụ cũng được chấp nhận vì tổ chức này có
quyền công bố, phổ biến tác phẩm. Trong khi đó, các nước có truyền thống
Anglo-Saxon lại coi trọng vai trò phổ biến tác phẩm của tổ chức đặt hàng, cho
rằng quyền tác giả đối với những tác phẩm như thế phải trao cho người phổ
biến, chứ không phải cho tác giả sáng tạo. Chẳng hạn, đối với tác phẩm điện
ảnh, người sản xuất không có vai trò sáng tạo ra bộ phún, nhưng họ lại là chủ
đầu tư tiền; không có tiền của họ phim không thể được sản xuất. Họ đầu từ để
sau sẽ thu lợi nhuận khi chiếu bộ phim ra công chúng. Quyền bảo hộ về tài
sản của tác giả được ghi nhận trong các nước theo truyền thống La-tinh.
Người sản xuất ở các nước theo truyền thống Anglo-Saxon lại được hưởng
quyền tác giả.
Sở dĩ có sự khác nhau như thế giữa các nước chính là vì mỗi nước có luật
pháp riêng về quyền tác giả, tuỳ theo tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội của nước đó. Trong tình hình giao lưu quốc tế được mở rộng như hiên nay,


luật quyền tác giả quốc gia có hiệu lực trong nước, trong khi tác phẩm văn
học, nghệ thuật, bằng nhiều con đường và dưới nhiều hình thức, đã vượt qua
giới hạn quốc gia. Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải thoả thuận với nhau,
trước hết ở cấp độ song phương, sau đó ở cấp độ khu vực rồi ở cấp độ quốc tế
bằng các Hiệp định về quyền tác giả.


2.2.2. M ột sô'Công ước quốc tế về quyền tác giả
a. Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
Công ước Beme được ký kết tại Beme (Thuỵ Sĩ) vào năm 1886, được sửa
đổi tại Paris năm 1896 và tại Berlin năm 1908, hoàn thiện tại Beme năm 1914,
sửa đổi tại Rome năm 1928, tại Bruxelles năm 1948, tại Stockholm năm 1967,
tại Paris năm 1971, và được bổ sung sửa đổi lần mới nhất vào năm 1979. Để
mở cho tất cả các nước, Công ước đặt ra ba nguyên tắc cơ bản:
-

Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ
các quốc gia thành viên của Công ước tương tự như bảo hộ tác phẩm của
công dân chính quốc gia mình;

- Nguyên tắc đương nhiên bảo hộ là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kỳ thủ
tục hình thức nào như là thủ tục đăng ký, nộp lưu chiểu hoặc các thủ tục
tương tự;
- Nguyên tắc độc lập bảo hộ là việc hưởng và thực thi các quyền được cấp
theo Công ước là độc lập với những gì hiện được hưởng tại nước xuất xứ
tác phẩm.
Công ước Beme cũng gồm một loạt các quy định xác định sự bảo hộ tối
thiểu đối với các quyền và thời hạn bảo hộ:


v ề các tác phâm, sự bảo hộ bac gồm “mọi sản phẩm trong lĩnh vực văn
học, khoa học và nghệ thuật đươc định hình dưới một dạng vật chất nhát
định, khỏng phàn biệt hình thức và cách thức thể hiện”;
Về các quyền được bảo hộ, tuỳ thuộc vào các giới hạn, hạn chế và ngoai lệ
cụ thể đươc phép, các quyền sau đây phải đươc còng nhận là các quyền độc
quyển cho phép: quyền dịch thuật; quyền thực hiện phóng tác và chuyền
thể tác phẩm; quyền trình diễn còng cộng íác phẩm kịch, nhạc kịch và àrn

nhạc; quyền trần thuật công cộng tác phẩm văn học; quyển truyền thong
công cộng trình diễn các tác phẩm; quyền phát sóng (với khả năng là quốc
gia thành viên chỉ quy định quyền trả thù lao phù hợp thay vì quyền cho
phép); quvền làm bản sao bằng bất kỳ cách thức hoặc hình thức nào (với
khả năng là các quốc gia thành viên quy định, trong các trường hợp đặc
biệt cụ thể, cho phép làm bản sao mà không có sự cho phép với điều kiện là
việc làm bản sao đó không trái với sự khai thác bĩnh thường tác phẩm va
không phương hại bất hợp lý đến các lợi ích hợp pháp của tác giả, và với
khả năng là các quốc gia thành vièn quy định, đối với các bản ghi âm tác
phẩm âm nhạc, quyền nhận thù lao thoả đáng); quyền cho sử đun 2 tác
phẩm làm nền của tác phẩm nghe nhìn, và quyền làm bản sao, phân phối
và trình diễn công cộng hoặc truyền thông tới công chúng tác phẩm nghe
nhìn đó; các quyền tinh thần gồm: quyền đứng tên tác giả của tác phẩm và
quyền phản đối bất kỳ sự cắt xén, bóp méo hoặc sửa đổi khác tác phám,
hoặc các hành vi xúc phạm khác liên quan tới tác Dhẩm mà có thể phương
hại đến danh dự và uy túi của tác giả;
Về thời hạn bảo hộ: nguyên tắc chung là bảo hộ trong suốt khoảng thời
gian là ca cuộc đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Tuy nhiên,
có nhữne ngoại lệ như đối với các tác phẩm điên ảnh, ihời hạn bảo hô ià 50


-

18

-

năm tính từ khi tác phẩm được công bố hoặc từ khi tác phẩm được sáng tạo
nếu tác phẩm chưa được công bố. Đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
và các tác phẩm nhiếp ảnh, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 25 năm kể từ khi

tác phẩm được sáng tạo.
Công ước Beme cũng cho phép các quốc gia được coi là nước đang phár
triển được miễn khỏi các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu này đối với quyền dịch
thuật và quyền làm bản sao.
Liên hiệp Beme có một Đại hội đồng và Uỷ ban điều hành. Các quốc gia
thành viên của Liên hiệp đã tham gia vào các quy định quản lý và tài chính
của Luật Stockholm đều là thành viên của Đại hội đồng. Các thành viên của
Uỷ ban điều hành được bầu trong số các thành viên của Liên hiệp, ngoại trừ
Thuỵ Sĩ là thành viên đương nhiên. Việc lập chương trình và ngân sách hai
năm của Văn phòng quốc tế của Liên hiệp Beme là nhiệm vụ của Đại hội
đồng.
Tính đến 2/4/2001, có 148 quốc gia là thành viên của Công ước.

b. Công ước Rome
Công ước Rome, tên đầy đủ là Công ước bảo hộ người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng, được ký kết ngày 26/10/1961 tại Rome.
Công ước Rome để mở cho các nước là thành viên của Công ước Beme hoặc
Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC). Văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập
phải đươc nộp cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Các nước có thể đưa ra bảo
lưu về việc áp dụng một số quy định cụ thể của Công ước. Công ước Rome
bảo đảm sự bảo hộ đối với các tiết mục biểu diễn của người biểu diễn, các bản
ghi âm của các nhà sản xuất bản ghi. âm và các buổi phát sóng của các tổ chức
phát sóng.


-

-

19


-

Người biểu diễn (bao gồm các diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công, và
những người khác biểu diễn các tác phẩm văn học, nghệ thuật) được bảo hộ
chống lại các hành vi cụ thể mà không được sự đồng ý của họ. Đó là các
hành vi: phát sóng và truyền đạt tới công chúng tiết mục biểu diễn trực tiếp
của họ; định hình (ghi) các tiết mục biểu diễn trực tiếp của họ; sao chép
các bản định hình này nếu các bản định hình gốc đã được tạo ra không có
sự đồng ý của họ hoặc nếu việc sao chép này được thực hiện nhằm các mục
đích khác với các mục đích mà họ đã đồng ý;

-

Nhà sản xuất bản ghi âm được hưởng quyền cho phép hoặc ngăn cấm trực
tiếp hoặc gián tiếp việc sao chép các bản ghi âm của họ. Các bản ghi âm
được định nghĩa trong Công ước Rome là bất kỳ sự định hình (ghi) dành
riêng cho cơ quan thính giác của các âm thanh của tiết mục biểu diễn hoặc
cầc âm thanh khác nào. Khi các bản ghi ẳm được công bố nhằm mục đích
thương mại dẫn đến các sử dụng phái sinh (như phát sóng hoặc truyền đạt
tới công chúng bằng bất kỳ hình thức nào), một khoản thù lao tương xứng
phải được những người sử dụng thanh toán cho những người biểu diễn hoặc
cho những nhà sản xuất bản ghi âm, hoặc cho cả hai. Tuy nhiên, nước ký
kết Công ước được lựa chọn không áp dụng quy định này hoặc giới hạn
việc áp dụng quy định này.

-

Tổ chức phát sóng được hưởng quyền cho phép hoặc ngăn cấm các hành vi
cụ thể, như là phát lại buổi phát sóng của họ; định hình (ghi) buổi phát

sóng của họ; sao chép các bản định hình này; truyền đạt đến công chúng
các buổi phát sóng truyền hình nếu việc truyền đạt này được thực hiện tại
nơi để mở cho công*chúng tham dự bằng việc thanh toán phí vào cửa.
Công ước Rome cho phép những ngoại ỉệ trong pháp luật quốc gia đối với

các quyền nêu trên như là sử dụng cá nhân, sử dụng các trích đoạn ngắn trong


-20

-

việc đưa tin thời sự định hình ghi) thử của các tổ chức phát sóng bằng các
phương tiện tại các cơ sở của tổ chức họ và phục vụ cho việc phát sóng của
chính tổ chức họ, sử dụng chỉ nhăm mục đích giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa
học và trong các trường hợp khác ngoại trừ các giấy phép bắt buộc mà có thể
không phù hợp với Cồng ước Beme, trong đó pháp luật quốc gia có thể quy
định các ngoại lệ về quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
Ngoài ra, một khi người biểu diễn đã đồng ý đưa tiết mục biểu diễn của mình
vào một bản định hình nghe nhìn, các quy định vể quyền của người biểu diễn
trong trường hơp này sẽ không còn được tiếp tục áp dụng nữa.
Việc bảo hộ phải kéo dài ít nhất cho đến khi kết thúc thời hạn 20 năm tính
từ khi kết thúc năm mà: bản định hình đã được tạo ra, đối với bản ghi âm và
đối với các tiết muc biếu diễn được ghi ưong đó; tiết mục biểu diễn được thực
hiện,' đối với các tiết mục biểu diễn không được đưa vào trong bản ghi àm;
buổi phát sóng được thực hiện đối với các buổi phát sóng. Tuy vậy, đa số
pháp iuật quốc gia thường quy định thời hạn bảo hộ là 50 năm, ít nhất là đối
với bản ghi âm và đối với các tiết mục biếu diễn.
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đồng trách nhiệm quản lý Công
ước này cùng với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc

(UNESCO) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Các Tổ chức đồng quản lý
chỉ định Ban Thư ký của Uy ban Liên Chính phủ được thành lập theo Công
ước Rome gôm đại diện của 12 quốc gia ký kết. u ỷ ban Liên Chính phủ có
nhiệm vụ xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan đến Công ước. Công ước
Rome không quy định vè việc tạo ra một Liên hiệp hoặc một Quỹ tài chính
riêng.
Tính đến ngày 2/4/2001, Công ước Rome có 67 quốc gia thành viên.


-21

-

c. Công ước Geneve
Công ước Geneve, tên đầy đủ là Công ước bảo hộ nhà sản xuất chương
trình ghi âm chống lại việc sao chép không được phép các bản ghi ăm, được
làm tại Geneve ngày 29/10/1971. Công ước để mở cho bất kỳ thành viên nào
của Liên hợp quốc hoặc thành viên của bất kỳ tổ chức nào thuộc hệ thống các
tổ chức của Liên hợp quốc. Văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập
phải được nộp tới Tổng Thư ký của Liên hợp quốc. Công ước quy đinh nghĩa
vụ cho mỗi quốc gia thành viên về việc bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm
mang quốc tịch của các quốc gia thành viên khác chống lại việc làm bản sao
mà không được sự đồng ý của nhà sản xuất, chống lại việc nhập khẩu các bản
sao đó tại những nước mà việc làm bản sao hoặc nhập khẩu nhằm mục đích
phân phối công cộng, và chống lại việc phârí phối các bản sao này tới công
chúng. “Bản ghi âm” là các bản định hình (ghi) dành riêng cho cơ quan thính
giác, không phụ thuộc vào hĩnh thức của chúng (đĩa, băng hoặc các hình thức
khác).
Việc bảo hộ phải kéo dài ít nhất 20 năm kể từ khi đinh hình lần đầu hoặc
công bố lần đầu bản ghi âm. Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế

giới thực hiện chức năng thư ký của Công ước. Công ước không quy định việc
lập Liên hiệp, cơ quan điều hành và ngân sách.
Tính đến ngày 2/4/2001, Công aớc có 65 quốc gia [hành viên.

d. Công ước Bruxelles
Công ước Bruxelles, tên đầy đủ là Công ước liên quan đến việc phát các
tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh, được làm tại Bruxelles ngày
21/5/1974. Công ước mở rộng cho bất kỳ quốc gia nao là thành viên của Liên
hợp quốc hoặc là thành viên của bất kỳ tổ chức nào thuộc hệ thống các tổ chức


×