BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÝ THỊ THUÝ HOA
PHÁP LUẬT
■ VÊ LAO ĐỘNG
■ NỮ
MỘT SÔ VẤN DÊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
■
■
■
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TÊ
MÃ SỔ
: 50515
LUẬN
ÁN THẠC
SỸ LUẬT
HỌC
■
■
m
m
( ìlụ ư ồ i lu íổ n tị d ấ n Ultúu hiỌ4t\ T.s ĐÔ THỊ HẰNG
Mre. i......
TH H
15&U
!>.<*/
HÀ NỘI - NĂM 2001
' ■ •..... . .
'*
5 k-u: - ♦5
'
•*
ltq 5
- "1
!“
r■ £
lự
Q ỗ ì sein trẻLti tvẹu ạ cám ott ^7ìên sĩị rf)ú
£7h •ị ^ ù ầ tỉíỊ - r ĩr tttìtitt
(D 1ạ i 1h ọ e Ẩ íitủ• t Dũíi
7
Q ĨẠ
• i. @Jắm ơti 3C lioa (Tảú ỉạ• o AUII đ ạ• i lio• e,'
CÁC, tliíìíỊ a à tỊÌttó , ỂÓỂ b ạ n đ ề n ụ . k l ỉ ú á lừ t
(Túti ạ tiíịltiv p íTã tâ n tìn h giúp. ỉtõ lò i húătt
th à n h háu lí ttịí t (in ítíìi/.
TÁC GIẢ
Lý Thị Thuý Hoa
ỴsẨ.
L&.
X/\Ằ^Ậ ị^ỷ^Xcỳy. c&l*. cÀ*6- /ỈAỈ4*ỷ XôÁ’. Q.&C <ịò' £á£
íhx&c ÁẪfr> tíc c , ịẬ ử i^ ỷ ị*£uề/ị* fâ . 604*^ (fấ.
\CĩX <ỹi*A ì ^ùìa
Lc*&ị\ 6 ị\ Lạ . ^/ìAvp^ỳ %Ạ-
dhxt- tì*'\»fo íbt&c CC4*£ kề' tw4~ỳ ỉf£t kỳ CCA^
^Cv^yẬ-
ỊậẬac •
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lý Thị Thuý Hoa
BẰNG CÁC CHỪ VIST TẮT
1. CHXHCNVN: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. ILO: Tổ chức lao động quốc tế
3. UNIDO: Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc
4. ISIC: Phân loại công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế
5. PLLĐ: Pháp luật lao động
6. BLLĐ: Bộ luật lao động
7. LĐTB&XH: Lao động Thương binh và Xã hội
8. QHLĐ: Quan hệ lao động
9. HĐLĐ: Hợp đồng lao động
10. BHXH: Bảo hiểm xã hội
11. XHCN: Xã hội chủ nghĩa
12. TNHH: Trách nhiêm hữu han
MUC
LUC
%
*
Lời nói đầu
Trang
Chương I: Khái quát chung về lao động nữ và sụ điều chỉnh
của pháp luật
1
1.1 Khái niệm về lao động nữ
1
1.2 Tính đặc thù của lao động nữ
5
1.3 Vị trí, vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội
9
1.4 Sự cần thiết phải có thêm những quy phạm pháp luật riêng với
lao động nữ
14
1.5 Lược sử phát triển của pháp luật về lao động nữ
17
Chương II: Thực trạng pháp luật về lao
21
động nữ
2.1 Các quy định trong lĩnh vực việc làm
21
2.2 Các quy định trong lĩnh vực tuyển dụng lao động, hợp đồng
lao động, tiền lương, tiền công lao động
30
2.3 Các quy định trong lĩnh vực học nghề, đàotạo nghề
35
2.4 Các quy định trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động
39
2.5 Các quy định trong lĩnh vực BHXH
44
2.5.1 C hế độ trợ cấp
khi con ốm đau
45
2.5.2 C hế độ trợ cấp
thai sản
46
2.5.3 C hế độ trợ cấp
hưu trí
48
2.6 Các quy định trong lĩnh vực xử lý vi phạm pháp luật lao động
52
Chương III: Thực trạng thực hiện pháp luật về lao động nữ Một sô phương hướng cơ bản nhằm góp phần hoàn thiện và
bảo đảm thực hiện chê độ đối với lao động nữ.
3.1 Thực trạng thực hiện pháp luật về lao động nữ và nguyên nhân
của những tồn tại
3.2 Một số phương hướng cơ bản nhằm góp phần hoàn thiện và
bảo đảm thực hiện pháp luật về lao động nữ
3.2.1 Sửa đổi, bổ sung ban hành mới một số pháp luật liên quan
3.2.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt trong
việc thực hiện pháp luật lao động nói chung, thực hiện pháp luật
về lao động nữ nói riêng
3.2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền p h ổ biến các quy định của
pháp luật nói chung và các quy định pháp luật về lao động nữ nói
riêng.
3.2.4 Xây dựng, tuyên truyền ỷ thức về bình đẳng Giới trong xã hội
nói chung
l è i J ĩé 3
--- o ỉ Ạ bo ---
1. Tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu đê tài
Danh ngôn cổ Trung Quốc có câu: "Phụ nữ đỡ nửa bầu trời". Sự đúc kết
đó đã nói lên vị trí, vai trò của người phụ nữ nói chung và lao động nữ nói
riêng trong xã hội. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Phuriê - nhà xã hội học
không tưởng của Pháp, thế kỷ XIX nhận định: "Mức độ giải phóng phụ nữ là
thước đo trình độ của xã hội văn minh và tiến bộ của nhân loại". Cuộc đấu
tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ đã và đang diễn ra trên toàn cầu, mà không còn
là vấn đề riêng của mỗi quốc gia. Tại Hội nghị Thế giới lần thứ IV về phụ nữ ờ
Bắc Kinh (tháng 5/1995), ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã tuyên bố:
"Chúng ta tự hào mà tuyên bố với thế giới rằng: Tăng cường quyền lực cho
phụ nữ là tăng cường quyền lực cho nhân loại". Tuy nhiên, trong báo cáo
"Cuộc cách mạng vì sự bình đẳng" năm 1995, của tổ chức UNDP có nhận
định: Những thành quả đạt được trong thời gian qua mới chỉ là kết quả ban
đầu, hiện chưa một xã hội nào trên thế giới mang lại cho phụ nữ sự bình đẳng
hoàn toàn với nam giới.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở Châu Á sớm công nhận và
cụ thể hóa một cách chính thức các quyền cơ bản của phụ nữ. Bác Hồ kính
yêu của chúng ta đã từng nói: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ
cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ
Cùng với cha, anh,
chồng, con mình phụ nữ Việt Nam bằng trí tuệ và sức lực của bản thân, góp
phần không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Đồng thời, họ cũng nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước và
Bác Hồ kính yêu. Sự quan tâm đó thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng,
các nghị quyết, chỉ thị và pháp luật của nhà nước. Thể hiện rõ nhất và có ý
nghĩa chính trị cho lớn là Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, tại Điều 9 quy định: "Đàn bà ngang quyền với đàn
ông về mọi phương diện". Quan điểm này được duy trì và phát triển đầy đủ
hơn qua các Hiến pháp 1959, 1980 và mới nhất là Hiến pháp 1992, tại Điều 63
có quy định: "Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình".
Hiện nay, nền kinh tế đang được chuyển đổi một cách mạnh mẽ cùng
với những cơ chế quản lý mới. Những ưu điểm của nó đã tạo nhiều cơ hội cho
phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng phát huy cao độ khả năng của
mình. Đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với người lao động
nữ trong vấn đề việc làm, tiền lương, điều kiện lao động và việc thực hiện
chức năng thiên bẩm của mình là sinh đẻ và nuôi con. Nhằm tạo điều kiện cho
lao động nữ và bảo vệ họ trước những đặc thù riêng về cơ thể, tâm sinh lý, sức
khoẻ... PLLĐ đã có những quan tâm đặc biệt. BLLĐ đã dành 1 chương riêng
(chương X), với 10 điều quy định về lao động nữ. Trong đó, ghi nhận những
quyền mà lao động nữ được ưu tiên, bảo đảm lợi ích cơ bản của lao động nữ
trong mối quan hệ lao động. Sau hơn 6 năm thực hiện BLLĐ, người lao động
nữ được tạo cơ hội và điều kiện về nhiều mặt. Và trên thực tế đã phát huy có
hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà giữa cuộc sống lao động và
cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực và những thành tựu
đã đạt được, xung quanh nội dung này còn nhiều vấn đề đang đặt ra, cần được
quan tâm giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề:
"Pháp luật về lao động nữ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" làm đề tài cho
luận án Thạc sỹ luật học của mình, với mong muốn góp phần vào quá trình
nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện PLLĐ nói chung và PLLĐ đối với lao
động nữ nói riêng.
Có thể nói rằng, các vấn đề về phụ nữ nói chung và lao động nữ nói
riêng cũng được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, nhưng ở góc độ hoàn
toàn khác. Chẳng hạn như một số nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về lao
động nữ, của Ban nữ công Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chỉ thiên về
nghiên cứu vấn đề bình đẳng của phụ nữ nói chung, hay xem xét vấn đề trên
một số khía cạnh riêng rẽ hoặc chung chung như: Lao động nữ trong công
nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới; Phụ nữ tư pháp - Đặc thù nghề nghiệp; Phụ
nữ trong lãnh đạo và quản lý... Đề tài "Pháp luật về lao động nữ - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn" mà chúng tôi nghiên cứu, sẽ đưa ra một cách nhìn và
góc độ nghiên cứu riêng về lao động nữ. Đó là việc nghiên cứu một cách có hệ
thống các quy định pháp luật về người lao động là nữ trong mối quan hệ lao
động làm công ăn lương, với tư cách là một loại lao động đặc thù ở nước ta.
2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Pháp luật về lao động nữ là một lĩnh vực rộng và phức tạp. Trong khuôn
khổ một bản luận án, chúng tôi không có tham vọng giải quyết toàn bộ và trọn
vẹn các vấn đề pháp lý về lao động nữ nói chung, mà chỉ đặt phạm vi nghiên
cứu ở một số vấn đề cơ bản về lao động nữ, chủ yếu là các chế độ được phản
ánh trong những quy định riêng của BLLĐ đối với lao động nữ (chương X BLLĐ) và trong các văn bản dưới luật có liên quan. Những vấn đề khác được
pháp luật quy định chung đối với mọi người lao động mà không phân biệt là
lao động nữ hay lao động nam, tức là những vấn đề không mang tính đặc thù
đối với lao động nữ chỉ được luận án đề cập ở mức độ phù hợp nhất định.
Mục đích mà chúng tôi đặt ra là làm sáng tỏ một cách có hệ thống
những quy định riêng của pháp luật lao động về lao động nữ, vể những chính
sách, chế độ đối với loại lao động đặc thù này. Đồng thời, cũng đề cập thực
trạng việc thực hiện các quy định hiện hành, các chính sách đối với lao động
nữ. Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và đề xuất cụ
thể, hy vọng có thể bước đầu góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật lao
động nói chung và pháp luật về lao động nữ nói riêng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã dặt ra như trên, nhiệm vụ mà bản luận án cần
giải quyết là những vấn đề sau:
Thứ nhất, đề cập một số vấn đề chung về lao động nữ Việt Nam, trong
đó đưa ra khái niệm về lao động nữ, tính đặc thù của lao động nữ, vị trí vai trò
của lao động nữ trong xã hội, trong cuộc sống lao động và cuộc sống gia
đình...
Thứ hai, phân tích mục đích và ý nghĩa của các quy định riêng về lao
động nữ, làm sáng tỏ nội dung các quy định liên quan của BLLĐ, các văn bản
dưới luật về lao động nữ.
Thứ ba, phân tích đánh giá thực trạng thực hiện các chế độ đối với lao
động nữ, những kết quả đã đạt được và những bất cập, hạn chế cần khắc phục.
Thứ tư, đưa ra một số đế xuất nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt hơn các
quy định pháp luật về chế độ, chính sách đối với lao động nữ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà luận án đặt ra,
chúng tôi dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lê nin
cũng như quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về
quyền, lợi ích của người lao động nữ.
Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp... nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn để làm
sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu.
5. Những đóng góp chính của luận án
Có thể nói luận án là một trong số rất ít những công trình chuyên khảo
nghiên cứu một cách tương đối toàn diện pháp luật về lao động nữ. Chúng tôi
hy vọng có thể đóng góp phần nào vào công cuộc nghiên cứu pháp luật lao
động nói chung và pháp luật lao động về lao động nữ nói riêng. Cụ thể:
M ột là, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về lao động nữ như khái niệm
lao động nữ, tính đặc thù của lao động nữ, vai trò của lao động nữ trong lao
động, trong xã hội và trong gia đình...
Hai là, hệ thống hóa các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh các
vấn đề riêng đối với lao động nữ với các nội dung cụ thể, như chế độ đối với
lao động nữ trong lĩnh vực: Việc làm, tuyển dụng lao động, hợp đồng lao
động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội...
Ba là, đối chiếu các quy định của pháp luật lao động về lao động nữ với
việc thực hiện trong thực tiễn, từ đó tìm ra những mặt được và chưa được của
bản thân các quy định và quá trình áp dụng.
Bốn là, đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật lao động về
các chế độ chính sách cho lao động nữ, đồng thời hoàn thiện các cơ chế bảo
đảm thực hiện tốt các quy định pháp luật về lao động nữ.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về lao động nữ và sự điều chỉnh của pháp
luật.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về lao động nữ.
Chương 3: Thực trạng thực hiện pháp luật về lao động nữ - Một số
phương hướng cơ bản nhằm góp phần hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chế độ
đối với lao động nữ.
Cũng cần nói thêm rằng, đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi quá trình
nghiên cứu công phu và toàn diện. Với kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều,
lại bị hạn chế bởi thời gian nên bản luận án chắc chắn không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết cả về lý luận và thực tiễn. Với tinh thần thực sự cầu thị,
chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, trao đổi và góp ý của thầy cô giáo
và các bạn để bản luận án đạt chất lượng khoa học cao hơn.
Hà Nội, tháng 8 năm 2001
Người thực hiện
LÝ THỊ THUÝ HOA
"Phốp luật vổ lao dộng nữ - Một số vấn đ é về \ỷ luận và thực tiễn"
Trang 1
CHƯƠNG í
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NỮ
VÀ S ự ĐIỂU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
1 .1
K H Á I N IỆ M L A O Đ Ộ N G N Ữ
T rong toàn bộ lực lượng lao động xã hội, lao động nữ là lực
lượng vô cùng quan trọng và chiếm tỷ trọng trên 50%. Họ tham gia
vào m ọi lĩnh vực, trong mọi quá trình sản xuất xã hội. Đặc b iệ t trong
lĩnh vực giáo dục, y tế, công n ghiệp chế biến, dịch vụ... lao động nữ
là lực lượng chiếm ưu t h ế và góp phần quan trọng tạo ra của cải, vật
chất cho xã hội.
X uất phát từ vai trò to lớn và tính đặc thù của lao động nữ,
p háp luật lao động đã có nhiều quy định quan trọng điều ch ỉn h loại
hình lao động này. Đặc biệt, BLLĐ (được thông qua ngày 23 /6 /1 9 9 4
tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá IX và có hiệu lực thi hành từ
0 1 /1 /1 9 9 5 ) đã dành hẳn m ột chương (chương X), gồm 10 điều quy
định riêng về lao động nữ như m ột loại lao động đặc thù bên cạnh
các loại hình lao động đặc thù khác. Tuy nhiên, trong khi một số
loại lao động đặc thù khác đã được pháp luật lao động định nghĩa cụ
thể, ví dụ: BLLĐ định nghĩa người lao động cao tuổi là người lao
động nam trên 60 tuổi và nữ trên 55 tuổi (Điều 123 - BLLĐ); hoặc
người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tu ổi (Điều
1 1 9 - BLLĐ); người lao động tàn tật là người mà khả năn g lao động
bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật được hội đồng y kh o a xác
|Cưậrt án '311Ịạc s g |Citật ÍỊỌC
'(HI
"Phốp luật vể lao động nữ - Một số vấn đ ể vổ lỷ luận vồ thực tiễn"
Trang 2
nhận... thì khái niệm về người lao động nữ lại không được đề cập.
Song chúng ta có thể hiểu khái niệm về người lao động nữ trong ý
nghĩa của pháp luật lao động như sau:
Lao động nữ là người lao động mà về mặt giới tính được xác
định là phụ nữ.
Từ khái niệ m chung nêu trên có thể rút ra hai yếu tố cơ bản
sau đây:
T h ứ n h ấ t, lao động nữ là người lao động theo quy đ ịn h của
ph áp luật lao động.
Theo Điều 6 - BLLĐ, người lao động phải là người ít n h ấ t đủ
15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
M uố n trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, cô n g dân
hoặc cá nhân phải thoả mãn những điều kiện nhất định do p h á p luật
quy định. Đó là, họ phải có năng lực pháp luật lao động và n ăng lực
hàn h vi lao động. Trong đó, năng lực pháp luật lao động là k h ả năng
của công dân (cá nhân) mà pháp luật quy định cho họ có q u y ề n được
làm việc, quyền được trả công và có thể thực hiện những n g h ĩa vụ
của người lao động. Năng lực hành vi lao động của công dân là khả
năng bằng chính hành vi của bản thân họ trực tiếp tham gia vào một
quan hệ pháp luật lao động, để gánh vác những nghĩa vụ, thực hiện
những quyền và hưởng quyền lợi của người lao động. N ăng lực hành
vi lao động được thể hiện trên hai yếu tố có tính chất điều kiện, đó
là thể lực (điều kiện có sức khoẻ bình thường, có thể thực h iệ n được
một công việc nhất định) và trí lực (khả năng nhận thức đối với hành
vi lao động mà họ thực hiện và đối với mục đích công việc họ làm).
Như vậy, theo pháp luật lao động Việt Nam người lao động nữ
nhìn chung cũng phải là người ít nhất đủ 15 tuổi, có k h ả năng lao
động, có giao kết hợp đồng lao động. Đó là những điều kiện bảo
ĩlư ậ n án
|ạc sg |Qưật ÍỊỌC
ĩ[Ií|ị
"Pháp luật vé lao dộng nữ - Một số vấn đ ổ vể lý luận vồ thực tiễn"
Trang 3
đảm khả năng thực tế của lao động nữ khi tham gia vào các q u a n hệ
lao động.
Người lao động theo pháp luật lao động ngoài ra còn có thể là
người dưới 15 tuổi, có khả năng lao động. Những người này có thể
tham gia quan hệ lao động trong những ngành nghề, công việc mà
Nhà nước cho phép như diễn viễn múa, hát, xiếc, sân k h ấu , điện
ảnh... Các nghề truyền thống như vẽ tranh sơn mài, chấm men gốm,
thủ
công
mỹ
nghệ,
vận
động
viên
năng
khiếu...
(Thông
tư
2 1 /1999/T T - LĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội). Tuy nhiê n, khi nhận trẻ em vào làm các n g h ề và
công việc như trên phải bảo đảm các điều kiện: đạt độ tuổi từ đủ 12
tuổi trở lên (nếu tham gia biểu diễn nghệ thuật phải đủ 8 tuổi trở
lên). Đ ồng thời, phải có đủ sức khoẻ phù hợp với công việc, có giấy
cam kết và đồng ý theo dõi của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp
pháp; có sơ yếu lý lịch; thời gian làm việc không được qu á 4
giờ/ngày hoặc 24 giờ/tuần; phải bảo đảm thời gian học văn hoá và có
hợp đồng lao động. Như vậy, quan hệ pháp luật đối với chủ thể này
chỉ được hình thành hạn ch ế trong một số trường hợp, trong p h ạ m vi
pháp luật cho phép và nhất thiết phải được cha mẹ hoặc người giám
hộ hợp pháp của người lao động đồng ý bằng văn bản (Điều 120 BLLĐ).
Tương tự, pháp luật cũng quy định một số trường hợp bị hạn
c h ế năng lực pháp luật, như bị pháp luật hoặc cơ quan N hà nước có
thẩm quyền cấm đảm nhận một số chức vụ, hay cấm làm m ộ t số
nghề nhất định. Khi đó mặc dù họ có khả năng, có năng lực hành vi
lao động đầy đủ nhưng cũng không được tham gia quan hệ lao động
trong phạm vi mà pháp luật cấm. Ví dụ: Những người nhiễm
H IV/A IDS không được làm một số nghề, công việc như các dịch vụ
|Cưậtt án
sg ^Cưật ÍỊỌC
"Phốp luật vổ lao dộng nữ - Một số vấn d ể vổ lỷ luận và thực tiễn"
Trang 4
y tế (ngoại khoa, sản khoa, mắt, răng hàm mặt...); có tiếp xúc trực
tiếp với máu và dịch sinh học của bệnh nhân; trực tiếp sản xuất
vắcxin, sản phẩm miễn dịch, huyết thanh... Các dịch vụ sinh hoạt:
cắt, sấy, uốn tóc, gội đầu, sơn sửa móng tay, chân...Trực tiếp phục
vụ bu ồ n g , phòng trong khách sạn, vũ nữ, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ
ở các trường học và các cơ sở dịch vụ (Thông tư liên tịch số
2 5 /1 9 9 9 /T T L T
- BLĐTBXH
- BYT,
ngày
14/10/1999
củ a
Bộ
L Đ TB & X H , Bộ Y tế).
N goài ra, người lao động nữ còn có thể là người nước ngoài,
làm việc thường xuyên trong các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
V iệt N am hoặc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước n g o ài tại
V iệt Nam. Đương nhiên để có thể tham gia Q H LĐ tại V iệt Nam họ
phải có đủ các điều kiện nhất định, như độ tuổi (đủ 18 tuổi trở lên);
Về trình độ chuyên môn tay nghề (phải phù hợp với yêu cầu công
việc) đó là những công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, hoặc
những công việc điều hành sản xuất mà lao động Việt Nam chưa đáp
ứng được; Về yếu tố chính trị (không có tiền án, tiền sự về tội xâm
phạm an ninh Quốc gia theo quy định của pháp luật V iệ t Nam;
K hông có tiền án, tiền sự về tội hình sự khác hoặc đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt chưa được xóa án
theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài) và
phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền củ a N hà nước
Việt
Nam
cấp
(Nghị
định
58/CP ngày
3/10/1996,
Nghị
định
169/1999/N Đ - CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ).
T h ứ h a i, lao động nữ là người lao động có giới tính nữ. Theo
khoa học sinh học đơn thuần, đàn ông - đàn bà chỉ là sự khác biệt
giữa giố ng đực và giống cái. Chúng ta cũng không thể xác đ ịn h được
khái niệm thế nào là đàn bà, nếu tách ròi khỏi khái niệm người đàn
ICuậtt án
sỵ 'ỴlVLỈỊt ÍỊ0C
'®ÍỊt
"Phốp luật về lao dộng nữ - Một số vấn d ề vổ Ịý luận và thực tiễn"
Trang 5
ông, hai khái niệm này luôn phụ thuộc vào nhau sâu sắc. Giới tính
(sex) là khái niệm dùng để chỉ những biểu hiện của sự khác nhau về
những thành tố sinh học của đàn ông, đàn bà. Còn Giới ( g en d er) là
mối quan hệ phức tạp về tâm sinh lý, xã hội và gia đình, những
c huẩ n mực trong thái độ và hành vi ứng xử của mỗi giới đối với gia
đình, xã hội và ngược lại của xã hội đối với mỗi giới. Phụ nữ - với
nhữ ng đặc trưng đặc biệt về giới tính, đó là chủ thể của sự kết hợp
giữa lao động sản xuất ra của cải vật chất và lao động tái sản xuất
sức lao động cho xã hội. Bên cạnh chức năng lao động thì lao động
nữ còn phải đảm nhận thiên chức cao quý là làm mẹ, chỉ có người
phụ nữ mới có thể mang thai, sinh đẻ và cho con bú.
T ó m lại, người lao động nữ theo pháp luật lao động là người
lao động có giới tính là nữ, ít nhất đủ 15 tuổi có khả năng lao động
và có giao kết HĐLĐ (nghĩa là có năng lực pháp luật lao động và
năn g lực hành vi lao động). Trong một số trường hợp, họ có thể là
người có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động
hạn chế. Ngoài ra, lao động nữ còn có thể là người phụ nữ nước
ngoài, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật V iệt Nam.
1.2
T ÍN H Đ Ặ C TH Ủ C Ủ A LAO Đ Ộ N G N Ữ
N g h iên cứu tính đặc thù của lao động nữ nhằm phát hiện những
đặc điể m riêng của người lao động là nữ so với người lao động là
nam , từ đó có chính sách và hướng điều chỉnh bằng pháp luật cho
phù hợp. Trong quan hệ lao động, lao động nam và lao động nữ có
các đặc điể m về tâm sinh lý và thể lực rất khác nhau. T h ô n g thường,
xét về thể lực thì nữ giới thường yếu hơn nam giới, nhưng bù lại họ
có đức tính kiên trì, chịu khó... nên thường thích hợp với các ngành
jũnận árt '®tỊạc s g IHuật ÍỊỌC
"Pháp luật vể lao dộng nữ - Một số vấn đổ vổ lỷ luận và thực tiễn"
Trang 6
ng h ề cần sự kiên trì, khéo léo. Lao động nữ có sự phát triển về thể
chất, tinh thần cùng với các nhu cầu làm việc, nghỉ ngơi, các c h ế độ
vể bảo hộ, bảo hiểm... cũng rất khác nam giới, hay nói c á ch khác
đ ồng hồ sinh học của nam và nữ là rất khác nhau.
Ngoài ra, trên thực tế và theo truyền thống ở nước ta thì ngoài
chức năng sinh con, trách nhiệm thực hiện các công việc gia đình,
chăm sóc con cái... thường là do người phụ nữ đảm nhiệm và phần
lớn họ nhận được rất ít sự chia sẻ và giúp đỡ từ phía người chổng.
Do vậy, thời gian làm việc thực tế của lao động nữ thường cao hơn
n h iề u thòi gian làm việc của nam giới. Đồng thời, chính những công
việc gia đình mất rất nhiều thời gian nhưng lại không có thu n hập và
giảm đi cơ hội học tập, thăng tiến đã làm cho lao động nữ cà n g lún
sâu vào vị trí thứ yếu trong gia đình (do thu nhập thấp hơn người
c h ồ n g ) và nơi làm việc. Dẫn đến sự bất bình đẳng giữa lao động nữ
và lao động nam ngày càng lớn hơn. Để bù đắp lại những công việc
mà phụ nữ thường phải đảm nhiệm trong gia đình, PLLĐ nước ta đã
có những quy định ưu đãi được áp dụng riêng cho lao động nữ: Chế
độ làm việc linh hoạt, nghỉ chăm sóc con ốm, ch ế độ thai sản...
n h ằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động nữ. Có thể
nói, những quy định áp dụng cho lao động nữ đã thừa n h ậ n vai trò
kép của người lao động nữ, vừa phải tham gia lao động, làm việc vừa
phải đảm nhận vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình.
Quá trình chuyển đổi từ cơ c h ế kế hoạch hóa tập tru n g sang cơ
c h ế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và việc khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển đã tạo ra sự ch uyể n biến đầy
n ăng động, tích cực trong xã hội. Sự chuyển đổi cơ c h ế với việc phát
triển nền kinh tế thị trường cũng có những tác động nhiều mặt đến
người lao động nữ ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những th ành tựu
|Quậrt án "Qlíiạc SỆ ^Quật ÍỊỌC
'QIIrỊĨ
pĩoa
"Phốp luật vể lao động nữ - Một số vấn d ề vể lý luận và thực tiễn"
Trang 7
to lớn đã đạt được thì không ít mâu thuẫn và nhiều vấn đề xã hội đã
xuất hiện, tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Người
lao động nữ cũng không nằm ngoài những tác động đó.
Tình hình cung lao động lớn hơn so với cầu, tình trạn g thiếu
việc làm và không có thu nhập ổn định như một đặc điểm c ủ a nền
kinh tế thị trường đang trở thành một vấn đề lớn đối với xã hội nói
chung, cũng như mỗi thành viên của nó. Tuy nhiên, mức độ gay gắt
của vấn đề này đối với cư dân thuộc các nhóm tuổi, giới tính, nghề
n g h iệ p và địa bàn cư trú khác nhau là hoàn toàn không g iố n g nhau.
Cơ c h ế thị trường đã tác động nặng nề hơn đến tình trạng th iế u việc
làm và không ổn định về đời sống của người phụ nữ. T ro n g khi đó,
n hiều lao động nữ đang làm việc nhưng do sức khỏe, do chức năng
tái sản xuất và gánh nặng gia đình, do trình độ năng lực k h ô n g đáp
ứng được yêu cầu mới nên đang chịu sự sắp xếp lại, đưa ra k h ỏ i dây
c h u y ề n sản xuất chính, hoặc phân công công việc không phù hợp với
c h u y ê n môn. Trước áp lực của tình trạng thiếu việc làm, n h iề u lao
động nữ đã tình nguyện làm những công việc nặng nhọc với hệ số
lương thấp, thậm chí cả những công việc, ngành nghề th u ộ c danh
mục cấm sử dụng lao động nữ theo Thông tư liên bộ số 03/T T L B
ngày 2 8/1/1994 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, do các ngành nghề phi nông nghiệp và dịc h vụ ở
nông thôn chưa phát triển, nên tình trạng dư thừa lao đ ộ n g và lao
động có thu nhập thấp còn là vấn đề lớn đặc biệt đối với phụ nữ.
Ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 1,5 triệu người bước vào độ
tuổi lao động, trong đó người tìm được việc làm trong khu vực nhà
nước là không đáng kể, số lượng thu hút vào khu vực n g o à i quốc
doanh đã có tăng những cũng không nhiều. Do vậy, s ố người tìm
việc làm vẫn chiếm tỷ lệ cao và đã trở thành một vấn đề xã hội lớn
|Cưận án ® ỉjạx SỆ ICưật ÍJỌC
"Pháp luật về lao động nữ - Một số vấn d ề vé lỷ luận và thực tiễn"
Trang 8
đối với người lao động nói chung và người lao động nữ nói riêng.
Trên thực tế, sức ép thất nghiệp đối với nữ giới lớn hơn nh iề u so với
nam giới.
Những tác động nhiều mặt của sự chuyển đổi cơ c h ế đối với
người phụ nữ, với tư cách là người lao động và người mẹ đ ang đặt ra
m ột vấn đề hết sức nghiêm túc. Đó là phải chăng cơ ch ế thị trường
đang hạn chế cơ hội đóng góp của phụ nữ vào hoạt động và c ô n g tác
xã hội? Dưới tác động của cơ ch ế mới, một số nhận thức và cách
n g h ĩ m ang tính hình thức, nặng nề cơ cấu như trước đây đã dần được
khắc phục. Tuy nhiên, không thể không nhận thấy sự phổ b iế n của
thái cực ngược lại trong nhận thức của một số cán bộ (cả nam và nữ)
về việc đánh giá và sử dụng cán bộ nữ nói riêng và lao đ ộng nữ nói
chu ng. Những nhận thức thường được đưa ra trên cơ sở p h â n tích
tính k h á c h quan của yêu cầu hiệu quả kinh tế, nhấn m ạnh tầ m quan
tr ọng của sự tăng trưởng và đặc biệt là đề cao chức năng th iê n bẩm
của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Mục đích cuối cùng để biện
luận cho một sự phân công lao động "hợp lý" đó, là phụ nữ n ê n làm
việc n h à và chăm lo cho gia đình, còn nam giới sẽ gán h vác công
việc xã hội. Ở các mức độ khác nhau, nhận thức này đang cản trở
việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với lao động nữ, cũ n g như
hạn c h ế sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động xã hội.
Q uá trình chuyển đổi và cạnh tranh ngày càng tăng củ a kinh tế
thị trường cũng có những tác động nhiều mặt và không nhỏ đến đời
sống gia đình. Một mặt, nhu cầu tự do hoá và tự khẳng định của mỗi
th à n h viên trong gia đình tăng lên, tính độc lập và năng động cá
nhân cũng phát triển. Mặt khác, đi liền với quá trình này là sự biến
đổi n han h chóng của các chuẩn mực và hệ giá trị xã hội, kh iế n cho
những bất đồng thường nhật vốn có giữa các thế hệ, giữa vợ chồng,
|ũ u ậ n án '2 Hjạc s ỵ 'ịũuật ÍỊ0C
ĨỈIíjị tEÍỊUg
"Pháp luật vổ lao động nữ - Một số vấn đổ về lỷ luận vả thực tiễn"
Trang 9
con cái... đang biến thành những mâu thuản gay gắt trong nhiều gia
đình. Nếu có nguy cơ đổ vỡ, những xung đột và xô xát trong gia
đình thì trước hết phụ nữ và trẻ em sẽ là người chịu thiệt thòi, hy
sinh hơn cả. Bởi trong gia đình vai trò của người phụ nữ quan trọng
hơn bao giờ hết.
1 .3
VỊ T R Í, V AI TRÒ CỦA PH Ụ N Ữ TRONG ĐỜI S ố N G XÃ HỘI
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: "Nói đến phụ nữ là nói
đến phân nửa xã hội, nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải
phó n g một nửa loài n g ư ờ i " ( l ) . Như vậy, phụ nữ nói chung và lao
động nữ nói riêng có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong đời
sống xã hội. Lực lượng lao động nữ là nguồn lực và tiềm năng to lớn
của đất nước. Phụ nữ Việt Nam với truyền thống yêu nước, lao động
cần cù, sáng tạo luôn giữ vai trò quan trọng trong lịch sử dựng nước,
giữ nước và xây dựng đất nước.
Khi nói đến phụ nữ người ta thường chú ý đến thiên chức làm
mẹ, làm vợ trong gia đình và do vậy họ thường được xem là "linh
hồn" của cuộc sống gia đình. Trong xã hội Việt Nam, gia đình là tế
bào, là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, trong đó
người phụ nữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Họ sinh con, nuôi con
và là người thầy đầu tiên dạy dỗ hình thành nhân cách của con cái,
những người mẹ bỏ con thường bị gia đình và xã hội lên án nghiêm
khắc.
Ngoài ra, điều mà lâu nay vẫn được xem là chức năng "đương
nhiên" của phụ nữ là làm các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình
ngoài chức năng lao động. Các công việc gia đình thường là những
công việc tốn nhiều thời gian, công sức và khó xác định được giá trị.
(1): Hồ C hí M inh toàn tập - NXB Chính trị Q uốc gia năm 1996. Tập 9 trang 523
^Qưậtt án 'OIÍỊạc sg
ÍỊỌC
^Qú ĨEíĩị
3ẩ0a
"Pháp luật về lao động nữ - Một số vấn đ ể vể lỷ luận vồ thực tiễn"
Trang 10
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khi phụ nữ phải lao động
bình quân 12 giờ/ngày thì nam giới chỉ làm việc 7 giờ /ngày. Trên
thực tế phụ nữ làm việc nhà gấp 2 lần nam giới, ngoài ra họ còn phải
hoàn thành các nghĩa vụ cộng đồng song ít khi nam giới cùng chia
sẻ, gánh vác với họ. Cũng chính nh ờ sự chịu khó, đảm đang này của
phụ nữ mà nam giới có thêm thòi gian và điều kiện để lao động sản
xuất tốt hơn. Hay nói cách khác, trong giá trị thực tế công lao động
c ủa nam giới có sự đóng góp đáng kể của phụ nữ.
N goài vị trí quan trọng trong gia đình, phụ nữ cũng có vai trò
to lớn trong lao động sản xuất. Trước đây do tập tục, quan niệm, thói
quen cùng tư tưởng "trọng nam k h in h nữ" trong xã hội nói chung,
nên ngưòi phụ nữ thường chỉ được giao những công việc có tính chất
nội trợ đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo, thủ công mà ít được tham gia
công việc có tính chất linh hoạt, áp dụng công nghệ, máy móc... Do
vậy, hầu như họ không phát huy được khả năng của mình.
Song ngày nay, vai trò của người phụ nữ ngày càng được thừa
n hận và được khẳng định trong mọi ngành nghề công tác. Trong thời
kỳ đổi mới và xây dựng đất nước, phụ nữ đã và đang được giải phóng
ng ày càng phát huy vai trò của m ìn h trong lao động sáng tạo, tham
gia p h á t triển kinh tế - xã hội của đất nước, cùng với nam giới góp
p hần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển ngày một cao hơn.
Xu hướng phụ nữ tham gia vào quá trình sản xuất ngày càng
tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong bước tiến quan trọng của
k h o a học công nghệ, người phụ nữ cũng nhạy bén, chịu khó học hỏi,
n h a n h chóng chuẩn bị cho m ình những yếu tố cần thiế t để hoà nhập
cùng sự đổi mới chung của đất nưóc. Tuy nhiên, họ vẫn chỉ tập trung
nhiều ở những lĩnh vực như các n gành dịch vụ: tài chính, ngân hàng,
thương mại, giáo dục, y tế... và những ngành "truyền thống" của phụ
Trong ngành công n g h iệ p phụ nữ làm việc chiếm tỷ trọng khá
cao: 55,1% . Xét một cách tổng quát trên bình diện chung của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân thì phụ nữ nước ta làm trong ngành công
|Q u ậ n á n ® i]ạr SŨ |Q ưật Í]ỌC
"Phốp luật v é lao dộng nữ - Một <50 vấn đổ vể lý luận vồ thực tiễn"
Trang 11
nghiệp cao hơn so với nhiều nước trên th ế giới. Tuy nhiên, nếu xem
xét cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp nước ta thì tỷ lệ
trên là tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm phát triển nền k in h tế
nói chung. Dựa trên phân loại công nghiệp theo tiêu chuẩn qu ố c tế
(Inte rna tiona l Standart Industrial Classification - ISIC) và được sự
trợ giúp củ a Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc
(UN IDO ), Tổng cục thống kê đã tiến hành thu nhập th ông tin theo
chuẩn mực quốc tế và đánh giá tình hình phân công lao độn g trong
ngành công nghiệp Việt Nam như biểu sau:
B iểu 1: TÌNH HÌNH PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG NỮ TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (1)
Ngành ISIC
c . Công n g h iệ p khai thác mỏ
T rong đó:
+, Khai thác than
+ , Khai thác dầu và khí
+ , Khai thác đá và khai thác mỏ
D. Công n g h iệ p c h ế biến
T rong đó:
+, Dệt
+ , Sản xuất trang phục
+ , Sản xuất các sản phẩm da
+ , Sản xuất k im loại
E. sản xuất và phân phối điện,
gas, nước
T O À N N G À N H C Ô N G N G H I ỆP
SỐ lao động bình quân (người)
Tổng số
Lao động
% nữ trong
nữ
T.s
115.418
36.801
31,88
57.656
17.528
39.738
895.703
14.707
3.677
18.278
522.401
25,55
20,98
4 6 ,0 0
5 8,32
94.318
139.243
171.591
25.729
7.841
65.348
113.475
136.378
6.728
2.290
69,28
81,49
79,48
26,15
29,21
1.018.96
2
561.492
55,10
Qua biểu trên cho thấy, trong ngành công n g h iệ p nặng như các
công việc khai thác đá và khai thác mỏ khác, tỷ lệ nữ ch iế m tới
4 6 % . Đây là điều cần nghiên cứu thay đổi cơ cấu cho hợp lý hơn, bởi
các hoạt độn g này rất nặng nhọc và môi trường lao đ ộn g k h ô n g phù
(1) Vàn đ ẻ việc làm và thu nhập của lao dộng nư trong ngành công nghiệp
PGS-TS Phạm N gọc K iểm - Tạp chí Lao động và xã hội Số tháng 3/2001
^Cuậrt á n tHÍỊạc s ỵ ^Huật ÍỊ0C
"Phốp luật vổ lao động nữ - Một số vấn đ ể về lỷ luận vồ thực tiễn"
Trang 12
hợp với sức khỏe chị em, phần lớn các công việc này diễn ra ngoài
tròi nắng, nóng, nhiều bụi...
Mặt khác, sự thu hút lao động chủ yếu tập trung vào công
n ghiệ p nhẹ, các ngành gia công c h ế biến, bởi tính chất lao động của
các ngành này là tương đối nhẹ nhàng, đòi hỏi tính kiên nhẫn, chịu
khó, phù hợp với lao động nữ.
R iêng 3 ngành sử dụng nhiều lao động nữ như: dệt chiếm gần
70%; sản xuất trang phục 81,5%, sản xuất các sản phẩm da là 79,5%
đã ch iế m tới 40% lực lượng lao động trong toàn ngành công nghiệp.
M ột số ngành có lao động nặng nhọc như sản xuất kim loại, các sản
phẩm từ kim loại, các sản phẩm từ kim loại thì tỷ lệ lao động nữ
thấp chỉ chiếm 26,15% ... (1)
T rong lĩnh vực y tế, phụ nữ chiếm 62,6%. Chị em luôn tích cực
tham gia vào các chương trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giữ vai
trò quan trọng trong khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho mọi
người. Ngoài ra, các chị còn đóng góp k hông nhỏ vào các chương
trình tiêm phòng, chương trình vi chất dinh dưỡng, chống
suy dinh
dưỡng ở bà mẹ và trẻ em, các chiến dịch chống sốt rét, loại trừ bệnh
phong ra khỏi cộng đồng và đặc biệt là trong chương trình k ế hoạch
hóa gia đình...
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo phụ nữ chiếm tới 66,6% và
như vậy họ đã có những đóng góp đáng kể vào việc đào tạo các thế
hệ tương lai phát triển toàn diện.
Trong lĩnh vực hoạt động kh o a học, công nghệ phụ nữ chiếm
38,9% và ngày càng tăng thêm cả về số lượng cũng như chất lượng.
N hiều công trình nghiên cứu của chị em đã được đánh giá cao và có
giá trị trên thực tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
(1) Vấn đề việc làm và thu nhập của lao động nữ trong ngành công nghiệp
PGS-TS Phạm N gọc Kiểm - Tạp ch í Lao động và xã hội Số tháng 3/2001
ĩũ u ậ n á n ỈEỈỊạc
|ũ u ậ i ỈỊỢC