ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN LONG
Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số
vấn đề lý luận và thực tiễn
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT QUỐC TẾ
HÀ NỘI, 2003
i
MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục các hộp, biểu iv
Ký hiệu chữ viết tắt v
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
4. Giới hạn của đề tài 3
5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4
7. Kết cấu của đề tài 5
PHẦN THỨ HAI
CHƢƠNG 1
KHÁI NIỆM VỀ KHỦNG BỐ VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG
KHỦNG BỐ
1.1. Tổng quan về khủng bố 6
1.1.1. Khái niệm khủng bố 6
1.1.1.1. Định nghĩa 6
1.1.1.2. Đặc điểm 22
1.1.1.3. Phân loại 26
1.1.2. Lược sử khủng bố 27
1.1.2.1. Giai đoạn trước thập niên 1960 17
1.1.2.2. Giai đoạn từ thập niên 1960 đến năm 2001 28
1.1.2.3. Giai đoạn sau năm 2001 29
1.2. Lịch sử lập pháp quốc tế về chống khủng bố 30
1.2.1. Khái niệm luật pháp quốc tế về chống khủng bố 30
1.2.1.1. Định nghĩa 30
1.2.1.2. Lịch sử hình thành 31
ii
1.2.1.3. Nguồn 33
1.3. Kết chƣơng 33
CHƢƠNG 2
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ
2.1. Các nguyên tắc cơ bản 35
2.1.1. Các nguyên tắc chung 36
2.1.1.1. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia 36
2.1.1.2. Nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực trong quan hệ
quốc tế 39
2.1.1.3. Nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế 41
2.1.1.4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác 43
2.1.1.5. Nguyên tắc tận tâm thực hiện nghĩa vụ theo luật quốc tế 46
2.1.1.6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết 47
2.1.1.7. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau 47
2.1.2. Các nguyên tắc đặc thù 48
2.1.2.1. Pháp luật chống khủng bố và các biện pháp chống khủng bố không được
phép vi phạm hay hạn chế các quyền con người cơ bản 48
2.1.2.2. Mọi hành vi khủng bố quốc tế cần phải được ngăn chặn và bị trừng trị,
không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác chống khủng bố
(nguyên tắc trừng trị hoặc dẫn độ) 49
2.2. Các quy định pháp luật quốc tế về phòng ngừa khủng bố 51
2.2.1. Khái quát 51
2.2.2. Các biện pháp và hoạt động phòng ngừa khủng bố quốc tế theo pháp luật
quốc tế 52
2.2.2.1. Trao đổi thông tin 52
2.2.2.2. Biện pháp hành chính và hình sự 52
2.3. Các quy định pháp luật quốc tế về trừng trị khủng bố 56
2.3.1. Khái quát 56
2.3.2. Các quy định PLQT về những hành vi bị coi là khủng bố quốc tế 56
iii
2.3.2. Quy định trong PLQT về hợp tác giữa các QG để trừng trị khủng bố 59
2.3.2.1. Xác lập và thực thi quyền tài phán 59
2.3.2.2. Hỗ trợ trong các hoạt động, thủ tục để trừng trị khủng bố quốc tế 61
2.4. Thực tiễn thực thi pháp luật quốc tế về chống khủng bố 64
2.4.1. Ký kết 65
2.4.2. Thực hiện 66
2.4.2.1. Việc ban hành, sửa đổi các quy định pháp luật trong nước 67
2.4.2.2. Việc đảm bảo thực hiện 68
2.5. Khuynh hƣớng phát triển của pháp luật quốc tế về chống khủng bố sau
ngày 11/9/2001 69
2.6. Kết chƣơng 73
CHƢƠNG 3
VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ
3.1. Việt Nam thực hiện pháp luật quốc tế về chống khủng bố 74
3.1.1. Việc tham gia các điều ước quốc tế về chống khủng bố 75
3.1.1.1. Tham gia các điều ước 75
3.1.1.2. Chuẩn bị tham gia các điều ước 76
3.1.2. Việc thực thi các cam kết quốc tế 77
3.1.2.1. Khái niệm pháp lý về khủng bố 77
3.1.2.2. Các quy định về ngăn ngừa khủng bố 80
3.1.2.3. Các quy định về trừng trị các hành vi khủng bố 89
3.1.3. Hƣớng hoàn thiện khung pháp luật trong nƣớc về chống khủng bố
quốc tế trong tình hình mới 93
3.2. Kết chƣơng 94
PHẦN BA: KẾT LUẬN 95
Phụ lục Dự thảo Công ƣớc toàn diện về chống khủng bố quốc tế 99
Danh mục Tài liệu tham khảo 114
DANH MỤC CÁC HỘP, BIỂU
iv
HỘP
Hộp 1: Một số định nghĩa về khủng bố 12
Hộp 2: Các điều ước quốc tế về chống khủng bố và các nước ký kết 68
Hộp 3: Tội khủng bố và các tội phạm có liên quan 83
Hộp 4: Các điều ước song phương về tương trợ tư pháp hình sự mà Việt Nam đã
ký kết 93
BIỂU
Biểu 1: Số lượng các vụ không tặc từ năm 1975 - 2000 29
Biểu 2: Tổng số các vụ khủng bố quốc tế từ năm 1981 – 2001 30
Biểu 3: Số vụ khủng bố quốc tế theo vùng từ năm 1995 -2000 32
v
KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
Bộ luật Hình sự
BLTTHS
Bộ luật Tố tụng Hình sự
CƯ
Công ước
Đ
điều
HĐBA
Hội đồng bảo an
k.
Khoản
LHQ
Liên hợp quốc
ND
Nhân dân
PLQT
pháp luật quốc tế
QS
Quân sự
TA
Toà án
TC
Tối cao
VKS
Viện kiểm sát
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khủng bố quốc tế từ lâu đã được xem là nguy cơ đối với an ninh đối nội và đối
ngoại của mọi quốc gia. Các vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và cuộc chiến toàn diện
chống khủng bố của Mỹ đã khiến cho vấn đề khủng bố trở thành một trong những
mối quan tâm hàng đầu của công chúng hiện nay.
Đối với cộng đồng quốc tế, khủng bố quốc tế thực sự là mối đe doạ an ninh chính
trị và kinh tế toàn cầu. Với mỗi quốc gia, khủng bố là mối hiểm hoạ đối với an
ninh chính trị-kinh tế-xã hội. Chống khủng bố quốc tế là công việc đòi hỏi phải có
sự phối hợp giữa các quốc gia và sử dụng nhiều phương thức tổng hợp. Một trong
những phương tiện hiệu quả chống khủng bố là pháp luật. Chính vì vậy, ngay từ
những năm 60, những công ước quốc tế đầu tiên về chống các hành vi khủng bố
máy bay, bắt cóc v.v. đã được các quốc gia ký kết. Cho đến nay, đã có khoảng 12
điều ước quốc tế phổ cập, 7 điều ước quốc tế khu vực và hàng chục điều ước quốc
tế song phương về hợp tác chống khủng bố. Sau sự kiện 11/9 một số điều ước
quốc tế khác đang được Liên hợp quốc soạn thảo.
Việt Nam là một thành viên của cộng đồng quốc tế và không nằm ngoài mối đe
doạ tiềm tàng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế
i
. Việc tham gia hợp tác cùng cộng
đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh chung là cần thiết cho sự ổn định bền vững của
nước nhà. Nhận thức được điều đó, chúng ta đã tham gia 6 công ước quan trọng
và 2 Nghị định thư.
Việc tiếp tục tham gia vào các điều ước khác đang là một đòi hỏi cấp bách và việc
tham gia các điều ước quốc tế này cũng là một cơ sở để tiếp tục tiến trình hội nhập
quốc tế và hoàn thiện pháp luật trong nước bảo đảm chống khủng bố hiệu quả.
Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương chỉ thị cho các
i
Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và Malaisia đã từng bị đặt bom
2
bộ ngành khẩn trương nghiên cứu và trình Chủ tịch nước về việc tham gia các
điều ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam chưa tham gia. Tuy nhiên, hiện
nay, chúng ta còn thiếu thông tin về mảng pháp luật quốc tế quan trọng này. Các
bài viết, nghiên cứu về Luật Quốc tế chống khủng bố rất hiếm nếu như không
muốn nói là không có. Tình trạng thiếu thông tin toàn diện về pháp luật quốc tế về
chống khủng bố là phổ biến cả trong giới quan chức lẫn giới nghiên cứu và cả xã
hội nói chung. Tình trạng này làm cho việc nghiên cứu Luật quốc tế về chống
khủng bố trở thành một nhu cầu cấp thiết hiện nay ở Việt Nam.
Việc Mỹ dùng tên lửa hành trình bắn vào Xu-đăng và Áp-ga-nít-tan với cớ trả đũa
các vụ đánh bom khủng bố Đại sứ quán Mỹ
i
và tàu chiến Mỹ
ii
và đặc biệt là việc
Mỹ tấn công Áp-ga-nít-tan, việc Thủ tướng Australia tuyên bố dành quyền đánh
phủ đầu và Mỹ đưa ra học thuyết về quyền đơn phương hành động đánh phủ
đầu, ngăn chặn từ xa [21, 2] đang đặt chúng ta trước nhiều câu hỏi cả về lý luận và
thực tiễn: liệu pháp luật quốc tế về chống khủng bố có quy định nào cho phép tấn
công một quốc gia có chủ quyền với cái cớ chống khủng bố? Liệu chống khủng bố
có vượt trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia, một trong những nguyên tắc cơ bản
nhất của pháp luật quốc tế? Việc Mỹ áp dụng Luật quốc tế
iii
nói chung và pháp
luật quốc tế về chống khủng bố nói riêng đã đúng chưa, họ có lạm dụng pháp luật
quốc tế về chống khủng bố để phục vụ cho các mục đích chính trị không? Đâu là
pháp luật quốc tế chân chính chống khủng bố và đâu là sự lạm dụng pháp luật
quốc tế về chống khủng bố? Các câu hỏi này có thể được giải đáp phần nào qua
việc nghiên cứu một cách khoa học các quy định của pháp luật quốc tế về chống
khủng bố. Đây là một lý do để đề tài này được thực hiện.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, như ở phần một đã nêu, các nghiên cứu chuyên khảo về pháp luật
i
Đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania bị đánh bom vào năm 1998.
ii
Tàu khu trục USS Cole bị đánh bom tại hải cảng Yêmen năm 2000.
iii
Khi tiến công Áp-ga-nít-tan, Mỹ đã viện dẫn điều 51 Hiến chương LHQ về quyền tự vệ chính đáng.
3
quốc tế chống khủng bố khá hiếm. Mới chỉ có một số nghiên cứu ban đầu về các
công ước chống khủng bố trong lĩnh vực hàng không, luật hình sự quốc tế, một số
bài viết hội thảo về khủng bố v.v Hiện vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ ở cấp
độ một luận văn về khung pháp luật quốc tế về chống khủng bố, các nội dung của
các điều ước quốc tế, pháp luật trong nước về chống khủng bố quốc tế v.v.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích: trên cơ sở làm sáng tỏ những nội dung của luật quốc tế về chống khủng
bố, một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng trong những năm qua, đề tài
hướng tới mục tiêu lấp phần nào khoảng trống nghiên cứu, lỗ hổng thông tin về
lĩnh vực này ở Việt Nam, giải quyết một số câu hỏi về lý luận và thực tiễn trong
việc sử dụng pháp luật quốc tế về chống khủng bố trong tình hình hiện nay và qua
đó, góp phần nào đó trong việc hình thành một chính sách và thái độ khoa học
khách quan trong hoạt động hợp tác chống khủng bố quốc tế, với pháp luật quốc tế
về chống khủng bố cho nước ta.
Nhiệm vụ: Đề tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau:
+ Hiện trạng khung pháp luật quốc tế về chống khủng bố, nội dung các điều ước
quốc tế chủ yếu về chống khủng bố: những ưu điểm và những thiếu sót.
+ Phương hướng phát triển của luật quốc tế về chống khủng bố trong tình
hình mới, đặc biệt xoay quanh nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong hoạt
động chống khủng bố
+ Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam: Xây dựng, tham gia và thực thi các
điều ước quốc tế về chống khủng bố, hoàn thiện khung pháp luật trong
nước về chống khủng bố.
4. Giới hạn của đề tài
Trong phạm vi một luận văn thạc sỹ và tình hình nghiên cứu vấn đề tại Việt Nam,
đề tài tập trung vào nghiên cứu những nội dung pháp lý cơ bản nhất của pháp luật
4
quốc tế về chống khủng bố (khung pháp luật về chống khủng bố trong đó tập
trung vào các điều ước quốc tế phổ cập; thực trạng tình hình thực thi các điều ước
v.v. và có sự liên hệ với tình hình ở Việt Nam). Hướng phát triển của pháp luật
quốc tế về chống khủng bố trong mối tương quan với nguyên tắc chủ quyền quốc
gia cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Những vấn đề về chính trị - xã hội liên quan đến khủng bố, những công cụ chống
khủng bố khác, mối quan hệ giữa khủng bố và các tội phạm quốc tế, vấn đề tư
pháp hình sự quốc tế v.v. không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: các quy phạm pháp luật quốc tế về chống khủng bố, tập
trung chủ yếu trong các điều ước quốc tế chống khủng bố, là đối tượng nghiên cứu
chính. Bên cạnh đó, để bổ trợ cho việc nghiên cứu các quy phạm nêu trên, nhiều
quy định khác của pháp luật quốc tế có liên quan và pháp luật chống khủng bố của
một số quốc gia cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: Phù hợp với giới hạn và đối tượng nghiên cứ nêu trên,
phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là các phương pháp phân tích-
tổng hợp, so sánh v.v. trong đó, phương pháp phân tích quy phạm là cơ bản. Nền
tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật
là kim chỉ nam trong đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài là một nghiên cứu bước đầu về một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tư liệu cho việc tham khảo khoa học trong
nghiên cứu Luật Quốc tế nói chung và pháp luật quốc tế về chống khủng bố nói
riêng. Một số câu hỏi thực tiễn và lý luận về pháp luật quốc tế về chống khủng bố
cũng được đề cập trong đề tài. Đề tài cũng gợi mở những vấn đề lý luận cần tiếp
tục nghiên cứu và đi sâu thêm. Riêng về thực tiễn, đề tài sẽ đóng góp phần nào
5
trong việc thúc đẩy tiến trình Việt Nam tiếp tục tham gia vào các điều ước quốc tế
về chống khủng bố, hình thành thái độ khoa học khách quan đối với hoạt động
khủng bố và chống khủng bố, hoạch định và hoàn thiện pháp luật trong nước về
chống khủng bố v.v.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn có cấu trúc gồm ba phần. Phần thứ nhất tình bày những nội dung cơ bản
về tính cấp thiết, mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài. Phần thứ
hai trình bày những nội dung chính của đề tài gồm ba chương:
- Chương I: Trình bày những vấn đề chung mang tính tổng quan về khủng
bố quốc tế và pháp luật quốc tế về chống khủng bố: khái niệm, lịch sử
hình thành v.v.
- Chương II: Hệ thống hoá các quy định cụ thể của pháp luật quốc tế về
chống khủng bố trong tập quán pháp, trong các điều ước quốc tế. Nghiên
cứu nội dung khung pháp luật quốc tế về chống khủng bố, thực tiễn áp
dụng chúng, những thành tựu và khiếm khuyết có thể có, hướng phát triển
v.v. Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung như vậy, đề tài đi sâu phân
tích tính pháp lý của các vấn đề thực tiễn hiện nay như hành động khủng
bố ngày 11/9/2001, các hành động trả đũa, cuộc chiến chống khủng bố
của Mỹ v.v.
- Chương III: Tìm hiểu quá trình Việt Nam tham gia và thực thi các điều
ước quốc tế về chống khủng bố và thái độ của ta trước các vấn đề lý luận
và thực tiễn pháp lý về khủng bố quốc tế và chống khủng bố quốc tế.
Phần thứ ba là kết luận.
6
PHẦN THỨ HAI
CHƢƠNG 1
KHÁI NIỆM VỀ KHỦNG BỐ VÀ
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ
1.1. Tổng quan về khủng bố
1.1.1. Khái niệm khủng bố
1.1.1.1. Định nghĩa
Đi đến một định nghĩa chung về khủng bố đã, đang và vẫn là một vấn đề lý luận
và thực tiễn đối với tất cả các quốc gia và các dân tộc từ khi có khủng bố đến nay.
Vụ khủng bố 11/9 chỉ xới lại một vấn đề tưởng chừng như đã bị chìm đi trong cơn
lốc toàn cầu hoá kinh tế. Khi vụ khủng bố này xảy ra, người Mỹ và nhân loại đã
bừng tỉnh khi nhận ra cùng với toàn cầu hoá về kinh tế, bạo lực (trong đó có
khủng bố) cũng được toàn cầu hoá.
Hiện có tới 12 điều ước phổ cập và 7 điều ước khu vực trực tiếp liên quan đến
khủng bố nhưng không có văn kiện nào đưa ra được một định nghĩa thống nhất về
khủng bố. Việc cộng đồng quốc tế chưa thể đi đến một điều ước quốc tế toàn diện
về chống khủng bố một mặt phản ánh sự khó khăn của việc định nghĩa nhưng mặt
khác quan trọng hơn, phản ánh nhu cầu cần phải có một định nghĩa thống nhất để
chống khủng bố có hiệu quả hơn.
Tất cả mọi người đều biết là có khủng bố, những ít ai có thể đi đến thống nhất nó
là cái gì. Bộ sách mới đây viết về những nỗ lực của LHQ và các tổ chức quốc tế
khác gồm tới 3 tập, 1866 trang, nhưng vẫn không đi đến một kết luận chắc chắn
nào [33, 1]. Và người Mỹ nói "không có một định nghĩa nào về khủng bố được
thừa nhận rộng rãi" [42, 13].
Nhìn chung các học giả nghiên cứu về định nghĩa khủng bố chia ra thành hai
khuynh hướng: khuynh hướng không cần định nghĩa và khuynh hướng định nghĩa
theo mục đích.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng không bao giờ người ta đạt được một
7
định nghĩa khách quan và được quốc tế chấp nhận về khủng bố; là khủng bố đối
với một người nhưng là chiến sỹ đấu tranh vì tự do với một người khác. Việc sử
dụng từ khủng bố có chủ ý chính trị nhằm biến kẻ thù, địch thủ của mình thành
những kẻ bất lương đã được người ta sử dụng rộng rãi. "Gán cho phe đối lập hay
địch thủ là khủng bố là một tiểu xảo đã được thử nghiệm để biến họ thành những
kẻ bất hợp pháp hoặc thành những con quỷ" [22, 13] Với những người theo trường
phái này, vấn đề ai là khủng bố hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của
người sử dụng. Trong mọi trường hợp, một quan điểm như vậy hoàn toàn không
cần thiết đối với cuộc tấn công chống khủng bố quốc tế. Theo quan điểm của
trường phái này, chỉ cần những cái gì nhìn trông giống như khủng bố, nghe thấy
giống như khủng bố và hành động giống như khủng bố thì là khủng bố.
Xét về bản chất, quan điểm này không đóng góp gì cho việc tìm hiểu một vấn đề
vốn đã rất khó. Và việc họ phân chia khủng bố thành khủng bố xấu và xấu hơn,
khủng bố trong nước và khủng bố quốc tế, khủng bố có thể khoan dung và khủng
bố không thể khoan dung cũng vậy. Tất cả sự phân chia này đều phản ánh quan
điểm chủ quan của người phân chia và chỉ thuần tuý là sự phân chia chủ quan
không giúp gì cho chúng ta trong việc xác định đâu là khủng bố thật sự.
Đồng thời, cũng có những người khác cho rằng cần phái có một định nghĩa về
khủng bố, nhưng định nghĩa đó phải phục vụ cho mục đích chính trị của riêng họ.
Các quốc gia bảo trợ các nhóm vũ trang đang cố gắng thuyết phục cộng đồng quốc
tế đưa ra định nghĩa theo hướng loại bỏ những nhóm cụ thể mà họ bảo trợ ra khỏi
phạm vi định nghĩa và như vậy sẽ miễn trách nhiệm cho họ trong việc ủng hộ cho
khủng bố. Các quốc gia như Mỹ, Anh, Sirya, Lybia và Iran đang vận động cho
một định nghĩa theo đó, "những chiến sĩ đấu tranh cho tự do" sẽ được phép toàn
quyền hành động để thực hiện bất kỳ hình thức tấn công nào họ muốn bởi vì
người ta có thể theo đuổi một mục tiêu chính nghĩa bằng bất kỳ phương tiện gì.
Sau đây một số định nghĩa về khủng bố của một số nước và của giới học giả sẽ
được đưa ra phân tích để minh chứng.
Định nghĩa của Anh và Liên minh châu Âu
8
Luật Tái bảo hiểm 1993 của Anh định nghĩa: "khủng bố là bất kỳ hành vi nào do
bất kỳ ai thực hiện nhân danh hay có liên quan tới bất kỳ tổ chức nào với các hoạt
động nhằm lật đổ hoặc gây ảnh hưởng với chính quyền de jure (hợp pháp) hay de
facto (thực tế) bằng cách sử dụng vũ lực hay bạo lực" [17, 1]. Tiếp theo, Luật
chống khủng bố năm 2000 của Anh định nghĩa khủng bố "là việc sử dụng hay đe
doạ sử dụng: (a) bạo lực nhằm vào con người hay gây thiệt hại nghiêm trọng đối
với tài sản hay gây nguy hiểm đối với tính mạng của người khác ngoài người thực
hiện hành động đó hay gây nguy hại đối với sức khoẻ hay an toàn của công chúng
hoặc một bộ phận công chúng hay nhằm gây trở ngại hoặc phá huỷ hệ thống điện;
và (b) sử dụng hoặc đe doạ sử dụng nhằm gây ảnh hưởng với một chính quyền
hay để hăm doạ công chúng hoặc một bộ phận công chúng; và (c) sử dụng hoặc đe
doạ sử dụng nhằm mục đích thúc đẩy mục tiêu tư tưởng hay tôn giáo hay chính
trị" [17, 1]. [36, 10].
Điều 2 Sắc lệnh số 3365 năm 2001 của Anh định nghĩa khủng bố là việc tấn công
hoặc đe doạ tấn công nhằm gây ảnh hưởng tới chính quyền hoặc đe doạ công
chúng hoặc một bộ phận công chúng nhằm hướng vì những lý do tôn giáo, chính
trị hoặc lý tưởng. Những cuộc tấn công như vậy bị coi là khủng bố nếu là gây ra
bạo lực nghiêm trọng đối với một người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đối với
tài sản hoặc gây nguy hiểm cho sinh mạng người khác, gây ra mối nguy hiểm lớn
đối với sức khoẻ, an toàn của công chúng hoặc một bộ phận công chúng hoặc
nhằm gây trở ngại lớn hoặc gây sự cố cắt đứt hệ thống điện [37, 3] .
Định nghĩa luôn đi kèm với một danh sách các tổ chức khủng bố được cập nhật
thường xuyên bằng các đạo luật.
Hiện danh dách của Anh có 21 nhóm tổ chức khủng bố quốc tế. Thành viên của
các tổ chức này là bất hợp pháp theo luật Anh. Trong đó có 6 nhóm hồi giáo, 4
nhóm chống Israel, 8 nhóm ly khai và 3 nhóm đối lập. Danh sách này bao gồm cả
Hizbullah, một chính đảng hợp pháp ở Li Băng, có đảng viên được bầu vào Quốc
hội Li Băng.
Nhìn vào danh mục các tổ chức ly khai trong danh sách của người Anh, Đảng
9
Công nhân người Cuốc hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ bị nêu tên nhưng Đảng KDP (hay
PUK là các tổ chức của người Cuốc hoạt động ở Irắc) lại không bị nêu tên. Trong
số các nhóm đối lập, Đảng Nhân dân Mujahedeen Iran có tên trong khi Đảng
Nhân dân Mujahedeen ở Irắc lại không có tên. Trên thực tế, đảng này còn được
nhận tài trợ của Mỹ [33; 3].
Việc ban hành những danh sách như vậy ít nhất cũng làm nổi bật lên sự không
bình thường và không nhất quán ẩn sau các đạo luật chống khủng bố của Anh. Nó
cũng làm người ta nghĩ tới một định nghĩa đơn giản hơn và có lẽ thành thực hơn:
khủng bố là bạo lực do những kẻ nước Anh không tán thành thực hiện. Định nghĩa
và sự giải thích, áp dụng nó phản ánh bản chất chính sách hai tiêu chuẩn của của
người Anh. Định nghĩa và sự giải thích áp dụng tính thiếu tính khách quan như
vậy không mang tính khoa học và không đóng góp được gì nhiều cho công cuộc
chống khủng bố trên toàn thế giới, ngược lại nó còn có thể gây những tác động trái
ngược làm tình hình khủng bố thêm phức tạp và trầm trọng.
Một định nghĩa có tính chất khách quan hơn một chút được các doanh nghiệp bảo
hiểm Anh đưa ra trong điều khoản loại trừ bảo hiểm khủng bố NMA2920: "
v.v.các hành vi - không chỉ giới hạn trong việc sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực
- của bất kỳ các nhân, hay các nhóm thực hiện đơn lẻ hay nhân danh hoặc có liên
hệ với bất kỳ tổ chức hay chính quyền nào, được thực hiện vì các mục đích chính
trị, tôn giáo, ý thức hệ hay những mục đích tương tự với ý đồ gây ảnh hưởng tới
bất kỳ chính phủ hay đặt công chúng hoặc một bộ phận công chúng vào tình trạng
hoảng sợ" [17, 1].
Định nghĩa do các Bộ trưởng tư pháp Liên minh châu Âu đưa ra tháng 12/2001 đã
mô tả khủng bố là các hành vi "nhằm gây mất ổn định hoặc phá hoại nền tảng xã
hội, kinh tế, hiến pháp hay chính trị cơ bản của quốc gia" [32] Định nghĩa này rõ
ràng là quá đơn giản và khó có thể được chấp nhận rộng rãi vì nó chứa đựng nhiều
khả năng đánh đồng chiến tranh du kích với khủng bố. Ngay cả một số thành viên
Liên minh châu Âu cũng chưa hoàn toàn nhất trí với điều này.
Định nghĩa của Mỹ
10
Với lập luận “không có định nghĩa khủng bố nào nhận được sự thừa nhận rộng
rãi” [22, xvi], Bộ Ngoại giao Mỹ đã lấy định nghĩa trong Mục 22 Bộ luật Liên
bang đoạn 2656f(d) về khủng bố như sau: "là hành vi bạo lực có chủ ý và mục
đích chính trị nhằm vào các mục tiêu không tham chiến
do một nhóm vô chính
phủ/tiểu quốc gia hoặc các tổ chức bí mật tiến hành và luôn nhằm mục đích gây
ảnh hưởng tới những người chứng kiến" "khủng bố quốc tế là khủng bố nhằm vào
công dân hoặc lãnh thổ từ hai quốc gia trở lên". Nhóm khủng bố được định nghĩa
là nhóm thực hiện hoặc có những nhóm nhỏ quan trọng thực hiện hành động
khủng bố” [22, xvi], [42, 12].
Định nghĩa về khủng bố này của Mỹ thay đổi hẳn nguyên nghĩa của từ này vốn
được đưa ra trong Từ điển tiếng Anh Oxford là "cai trị bằng sự hăm doạ". Ngày
nay, người ta luôn nói đến sự đe doạ từ các chính quyền. Hơn nữa nó còn chứa
đựng nhiều khiếm khuyết và một mưu đồ chính trị. Khiếm khuyết lớn nhất là nó
chỉ định nghĩa khủng bố là các nhóm và loại hẳn việc khủng bố do cá nhân đơn lẻ
tiến hành. Mưu đồ chính trị lớn nhất là nó mở rộng phạm vi khái niệm khủng bố
tới mức tối đa, bao trùm lên cả các hoạt động chiến tranh du kích. Khi đưa ra định
nghĩa khủng bố là các hành vi bạo lực có chủ ý nhằm vào các mục tiêu không
tham chiến (non-combatant), chính phủ Mỹ đã gộp cả các hành vi tấn công vào
các quan chức quân sự và an ninh ngoài thời gian thực hiện công vụ, các mục tiêu
phục vụ cho quân đội nhưng hiện trong trạng thái không trực tiếp phục vụ cho
quân đội là khủng bố. Và người Mỹ nêu ví dụ là vụ tấn công vào tàu quân sự USS
Cole tại cảng Aden, Yemen được coi là một vụ khủng bố cho dù tàu này là tàu
quân sự. [22, xvi]
Định nghĩa kiểu người Mỹ này không có tác dụng thực tế vì nó coi các cuộc tấn
công vào mục tiêu, nhân viên quân sự nhưng không tham chiến là khủng bố.
Chúng ta thông cảm với khuynh hướng tự nhiên của những người dễ bị tổn hại do
Tài liệu chú giải “không tham chiến bao gồm dân thường, quân nhân không có vũ trang và/hoặc không
phải là đang làm nhiệm vụ khi xảy ra sự kiện khủng bố” [22, xvi]. Trong Chủ nghĩa khủng bố: Đánh giá
mối đe doạ, biện pháp và chính sách đối phó, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 11/2001 từ "non-
combatant" được người ta dịch là "dân sự". Cách dịch này chưa phản ánh chính xác được nội dung của từ
đó. Chúng tôi dịch là "không tham chiến" để thể hiện đúng với ý đồ của nguyên bản.
11
khủng bố, đã thông qua một định nghĩa rộng như vậy. Nhưng các tổ chức đấu
tranh giải phóng và những người bảo trợ họ có thể tuyên bố một cách đúng đắn
rằng họ không thể chỉ tấn công những nhân viên quân sự có vũ trang và sẵn sàng
tấn công. Nếu họ phải theo những tiêu chuẩn như vậy, họ sẽ bị mất đi yếu tố bất
ngờ và sẽ nhanh chóng bị đánh bại. Khi mở rộng định nghĩa khủng bố không chỉ
bao gồm các cuộc tấn công có chủ ý nhằm vào các mục tiêu dân sự, thực chất Mỹ
đã đưa ra tiêu chuẩn cường quyền về cuộc "đánh nhau quân tử" giữa quân đội
quốc gia và du kích, giữa quân đội xâm lược và lực lượng kháng chiến. Đây là
điều mà nhân loại tiến bộ không thể chấp nhận được. Ngay cả một số học giả Mỹ
cũng không đồng ý với định nghĩa kiểu này (xin xem Hộp 1). Định nghĩa này
cũng phản ánh bản chất hai mặt trong chính sách kiểu Mỹ về khủng bố. Chúng ta
vẫn còn nhớ "tháng Hai 2000, 119 thành viên quốc gia không liên kết hậu thuẫn
cho một hội nghị quốc tế mới để chống chủ nghĩa khủng bố. Mỹ từ chối, cho nó
chẳng có "lợi ích thực tiễn" v.v. [65, 25] chỉ vì hội nghị này có khả năng sẽ bàn
đến việc phân biệt giữa chiến đấu giải phóng và khủng bố, phân biệt giữa chủ
nghĩa khủng bố nhà nước, xâm lược, can thiệp vũ trang v.v. với tự vệ chính đáng,
và quan trọng hơn hội nghị có thể bàn đến các vụ không kích của Mỹ, Anh vào
Irắc từ sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, của NATO vào Nam Tư và của
Israel vào người Palestin. Và chẳng bao lâu sau, vụ 11/9 xảy đến. Chúng ta và
nhân loại tiến bộ không đồng tình với cuộc tấn công đó nhưng nhận thức rõ ràng
được rằng, đó là kết quả tất yếu của một chính sách cường quyền hai mặt của
chính Mỹ, cường quốc số một nhưng không phải là duy nhất sau thời chiến tranh
lạnh.
Định nghĩa của giới học giả
Nhiều học giả khắp thế giới cũng có nhiều trăn trở với vấn đề định nghĩa khủng bố
và đã đưa ra nhiều định nghĩa khoa học về khủng bố.
Al-Tawhid, một học giả Hồi giáo đã định nghĩa "Khủng bố là hành động được
thực hiện nhằm đạt được mục tiêu vô nhân đạo và đồi bại, đe doạ an ninh dưới bất
12
kỳ hình thức nào, xâm phạm các quyền được loài người và tôn giáo công nhận".
[3, 7] Trong định nghĩa này, ông sử dụng từ "loài người" thay cho từ "quốc tế" với
mục đích đạt được sự đồng thuận, chính thức hơn, và để nhấn mạnh tính chất
chung của loài người trong định nghĩa; tính từ "đồi bại" được bổ sung cho mục
tiêu vô nhân đạo, nghĩa là, việc lây lan sự đồi bại trên trái đất và bao hàm yêu cầu
ngăn ngừa những mục tiêu như vậy; nhiều loại khủng bố khác nhau được thể hiện
trong đoạn "an ninh dưới bất kỳ hình thức nào"; hai tiêu chuẩn tôn giáo và loài
người được ông đề cập đến. Tiêu chuẩn tôn giáo thể hiện sự kiên định với tín
ngưỡng của đạo Hồi và tiêu chuẩn loài người thể hiện sự phổ quát hoá tiêu chuẩn.
Ông này cũng lưu ý là một chiến dịch ác liệt không phải là một tiêu chuẩn để đánh
giá nó là một hành động khủng bố.
Hộp 1: Một số định nghĩa về khủng bố
Định nghĩa thông thường: khủng bố là bạo lực hoặc đe doạ sử dụng bạo lực
nhằm gây ra sự sợ hãi hoặc thay đổi.
Định nghĩa pháp lý: khủng bố là tội phạm hình sự vi phạm các đạo luật và
bị nhà nước trừng trị bằng hình phạt.
Định nghĩa phân tích: các yếu tố xã hội và chính trị ẩn đằng sau các hành vi
khủng bố.
Định nghĩa khủng bố được quốc gia bảo hộ: các nhóm khủng bố được các
quốc gia nhỏ và khối cộng sản sử dụng để tấn công vào các lợi ích của
phương Tây.
Định nghĩa khủng bố nhà nước: là sức mạnh nhà nước sử dụng để khủng bố
nhân dân phải khuất phục. [23, 1]
Khủng bố là sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực để đạt được sự thay đổi về
chính trị.
Brian
Jenkins
Khủng bố là sử dụng vũ lực bất hợp pháp nhằm vào những người dân vô tội
để nhằm đạt được những mục tiêu chính trị.
Walter Laqueur
Khủng bố là thực hiện hoặc đe doạ thực hiện một cách có chủ ý, có tính
toán và có hệ thống việc giết hoặc làm bị thương những người dân vô tội
nhằm tạo ra sự sợ hãi và kinh sợ để giành được những lợi ích chiến thuật
hay lợi ích chính trị và luôn nhằm gây ảnh hưởng đến công chúng chứng
kiến.
13
Jame M. Poland
Khủng bố là việc sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực đối với con người hoặc
tài sản nhằm đạt được các mục tiêu chính trị hay xã hội. Ý đồ của khủng bố
luôn là nhằm đe doạ và ép buộc chính quyền, các các nhân hoặc nhằm làm
thay đổi chính sách hay thái độ của các chủ thể đó.
Vice-President's Task Force, 1986
Khủng bố là việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp hoặc bạo lực nhằm vào con
người hoặc tài sản nhằm gây khiếp sợ hoặc ép buộc chính quyền, dân
thường hoặc một trong những mục đích đó để thúc đẩy những mục tiêu
chính trị hoặc xã hội.
Định nghĩa của FBI [32, 1]
Định nghĩa của ông chưa đủ để phân biệt đâu là khủng bố và đâu không phải là
khủng bố nên ông đã phải nêu ra một sự liệt kê các hành động không thuộc phạm
vi định nghĩa:
a. các hành vi của lực lượng kháng chiến quốc gia được thực hiện chống lại lực
lượng chiếm đóng, thực dân và phiến loạn cướp chính quyền.
b. sự kháng cự của dân chúng chống lại các phe cánh thiết lập sự thống trị bằng vũ
lực và vũ khí.
c. chống chế độ chuyên chế độc quyền và các hình thức chuyên chế khác, cũng
như những nỗ lực nhằm lật đổ chế độ đó.
d. kháng chiến chống phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và những cuộc tấn
công vào thành trì của phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử.
e. Trả đũa bất kỳ cuộc xâm lược nào nếu như không còn con đường nào khác.
Ông cũng đưa ra loạt danh sách các trường hợp thuộc phạm vi định nghĩa gồm:
a. hành vi cướp trên đất liền trên biển cũng như trên không;
b. mọi chiến dịch thực dân bao gồm chiến tranh và chiến dịch quân sự;
c. mọi hành độc tài chống lại nhân dân và mọi hình thức bảo vệ chế độ độc
tài, bất kể đến những ách áp đặt trên các dân tộc;
d. mọi biện pháp quân sự đi ngược lại nhân tính, chẳng hạn như việc sử dụng
vũ khí hoá học, bắn pháo vào các khu vực có cư dân sinh sống, phá nhà
dân, chiếm đóng những vị trí dân sự.
14
e. mọi hình thức làm ô nhiễm môi trường văn hoá, địa lý và thông tin. Trên
thực tế, khủng bố tri thức đang là loại khủng bố nguy hiểm nhất;
f. mọi biện pháp làm suy yếu gây tác động bất lợi cho điều kiện kinh tế quốc
tế hoặc quốc gia, tác động bất lợi tới người nghèo và túng quẫn, đào sâu hố
ngăn cách giữa các dân tộc bằng những rào cản kinh tế xã hội và trói buộc
các dân tộc bằng những món nợ quá đáng;
g. mọi hành vi lén lút nhằm cản trở con đường độc lập tự do của các quốc gia
và áp đặt những điều ước bất bình đẳng;
Cách định nghĩa này cũng mang nặng tính chủ quan và mang tính chính trị rõ nét.
Định nghĩa cũng mở rộng khái niệm khủng bố sang cả hành động xâm lược, thực
dân v.v. vốn từ lâu đã bị nhân loại coi là tội ác chiến tranh, tội xâm lược, tội diệt
chủng và tội ác chống loài người, những tội ác còn đáng lên án hơn cả khủng bố.
Từ góc độ pháp luật, việc gọi các tội ác này là khủng bố vô hình chung đã giảm
nhẹ tính chất nghiêm trọng của chúng.
Trong một nỗ lực mới nhất, ngày 02/4/2002, một hội nghị 57 quốc gia Tổ chức
Hội nghị Hồi giáo tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia cũng không đi đến được
thống nhất về một định nghĩa khủng bố nhưng họ tuyên bố không chấp nhận việc
coi cuộc kháng chiến của người Palestin là khủng bố [20].
Trong cuốn sách “Political terrorism” (Chủ nghĩa khủng bố chính trị) (1983),
Alex Schmid đã khảo hơn 100 học giả và chuyên gia trong lĩnh vực này để tìm
đến một định nghĩa về khủng bố. Phân tích của ông đã tìm ra 2 đặc trưng lớn của
định nghĩa: thứ nhất, một cá nhân bị khiếp sợ và thứ hai, nghĩa của hành vi khủng
bố xuất phát từ mục tiêu và nạn nhân của nó. Phân tích của ông đã đi đến kết luận
về những điểm chung trong hơn 100 định nghĩa được khảo. Các điểm chung đó là:
- Khủng bố là một khái niệm trừu tượng và không thực tế.
- Một định nghĩa duy nhất không thể phù hợp cho tất cả các tình huống sử
dụng của thuật ngữ này.
- Nhiều định nghĩa khác nhau có chung nhiều yếu tố.
- Nghĩa của khủng bố được xuất phát từ nạn nhân bị tấn công [22, 1].
Trong cuốn sách mới đây "Inside terrorism" (Bên trong khủng bố) (1998), Bruce
15
Hoffman cho rằng khủng bố về cơ bản là bạo lực có ý thức, chuẩn bị sử dụng hoặc
sử dụng bạo lực để đạt mục đích của mình (trang 43). Ông cũng phân biệt khủng
bố với các loại tội phạm khác. “Chúng ta có thể đánh giá khủng bố là:
- bạo lực hoặc đe doạ sử dụng bạo lực
- với mục tiêu và động cơ chính trị
- được dàn dựng để đạt đến những tác động tâm lý sâu rộng không chỉ
đối với những nạn nhân trực tiếp của cuộc tấn công
- do một tổ chức với mạng lưới thống nhất điều khiển hoặc cấu trúc mạng
bí mật (thành viên không sử dụng đồng phục hay các dấu hiệu nhân
dạng) tiến hành; và được thực hiện bởi một nhóm phi quốc gia hoặc
một thực thể phi quốc gia.
[23, 1]
Định nghĩa này đã nêu được những tính chất cơ bản của khủng bố và cũng gần
tương tự với định nghĩa của Giám đốc Viện chính sách quốc tế về chống khủng
bố, chuyên gia nghiên cứu về khủng bố Boaz Ganor, “khủng bố là sự sử dụng có
chủ ý hay đe doạ sử dụng bạo lực chống lại thường dân hoặc những mục tiêu dân
sự nhằm đạt được mục đích chính trị” [8]
Định nghĩa của LHQ về khủng bố
Xét về mặt pháp lý, LHQ là cơ quan có khả năng đưa ra được một định nghĩa
khách quan về khủng bố hơn bất kỳ chủ thể nào khác. Nhưng Tổng thư ký LHQ
cũng đã phải thừa nhận việc đưa ra một định nghĩa về khủng bố là một trong
những vấn đề khó khăn nhất đối với tổ chức quốc tế này nhưng đó là một khó
khăn bắt buộc nó phải vượt qua. Trước khi nhận giải Nobel về hoà bình, Tổng thư
ký LHQ Kofi Annan đã nói "Tôi hiểu và công nhận cần phải có sự rõ ràng về mặt
pháp lý" [11, 1]. Thực tế, trong suốt hơn 30 năm qua, LHQ cũng đã có nhiều nỗ
lực để có được một định nghĩa chung về khủng bố nhưng cũng chưa mang lại kết
quả khả quan nào. Trong tất cả các văn kiện pháp lý hiện hành của mình, LHQ
chưa đưa ra được một định nghĩa về khủng bố do sự bất đồng chính trị giữa các
quốc gia về việc phân biệt giữa khủng bố và các phong trào giải phóng dân tộc.
Tuy nhiên, qua các văn kiện pháp luật quốc tế về khủng bố, ta có thể tìm thấy
những định nghĩa theo kiệu ngầm định hay định nghĩa thực tế (chúng ta sẽ quay
16
lại phân tích vấn đề này tại chương 2). Gần đây nhất, trong Báo cáo của Nhóm
hoạch định chính sách của Liên hợp quốc về khủng bố, Nhóm này đã đưa ra một
định nghĩa khá chung về khủng bố “khủng bố là thực hiện hoặc có ý đồ thực hiện
hành vi xâm phạm các nguyên tắc pháp luật, trật tự, quyền con người và nguyên
tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế vốn là nền tảng tạo lập lên thế giới"
[24, 4] Cách định nghĩa này xuất phát từ góc độ coi khủng bố là là mối hiểm hoạ
đe doạ tấn công vào các nguyên tắc nền tảng và sứ mệnh chính của Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, chính những người đưa ra định nghĩa này cũng công nhận là họ "không
cố gắng đi đến một định nghĩa toàn diện về khủng bố" [24, 5]
Qua những phân tích trên, ta thể nhận thấy một thực tế là: mặc dù đã có rất nhiều
hội nghị, nhiều nỗ lực nhằm định nghĩa khủng bố nhưng nói chung đều không
thành công vì những lý do sau:
- chưa căn cứ vào những đánh giá, quan điểm nhân loại phổ biến mà
thường trước tiên nhằm vào những lợi ích hẹp hòi;
- chưa xem xét tới môi trường làm phát sinh khủng bố cũng như động cơ
thực sự của khủng bố.
- chưa phân định rõ giữa các góc độ tiếp cận với khủng bố cụ thể. Từ
những góc độ tiếp cận khác nhau, cách hiểu khủng bố có thể rất khác
nhau. Việc tiếp cận khủng bố từ góc độ pháp luật quốc tế về chống
khủng bố đòi hỏi sự tách bạch với các góc tiếp cận khác, đặc biệt là với
chính trị.
- Sự giải thích các nội dung của định nghĩa rất khác nhau do sự khác
nhau về mục đích chính trị.
Các khuynh hướng nêu trên đều sai lầm và làm cho cuộc chiến chống khủng bố bố
không thể có hiệu quả. Một định nghĩa khách quan về khủng bố không những nằm
trong khả năng mà còn là cái không thể thiếu trong bất kỳ một nỗ lực nghiêm
chỉnh nào tấn công khủng bố. Không có một định nghĩa chung như vậy, người ta
sẽ không thể tiến hành phối hợp tấn công khủng bố quốc tế ở bất kỳ nơi nào một
cách thực sự. Không có một định nghĩa thống nhất người ta khó có thể xây dựng
17
được các điều luật về chống khủng bố. Vậy đâu là một định nghĩa pháp lý đúng
đắn, khách quan về khủng bố? Chắc chắn một định nghĩa khách quan về khủng bố
phải là một định nghĩa khoa học và độc lập với các định nghĩa của những người
liên quan đến khủng bố và cả những người liên quan đến chống khủng bố.
Chúng ta đi ngược thời gian về thời điểm lần đầu nhân loại sử dụng từ khủng bố.
Sự sử dụng từ "khủng bố" "kẻ khủng bố" được ghi nhận lại lần đầu tiên là vào
năm 1795, liên quan đến Chính quyền Terreur (giai đoạn cách mạng Pháp diễn ra
từ tháng 9/1793 đến tháng 7/1794). Để tấn công thù trong giặc ngoài, chính quyền
Pháp do Uỷ ban An ninh Công cộng lãnh đạo đã thiết lập một chế độ độc tài (rất
nhiều người đã bị toà án cách mạng kết án tử hình) và tiến hành các biện pháp
kinh tế hà khắc [39]. Tất nhiên, phái Gia-cô-banh, phái lãnh đạo chính quyền Pháp
lúc đó cũng là những nhà cách mạng nhưng họ lựa chọn một chính sách tàn bạo để
cai trị với các công cụ bắt giam, tra tấn, tịch thu tài sản, hành quyết v.v. để trấn áp
và kiểm soát xã hội. Và từ "terreur" (khủng bố) được người ta sử dụng để chỉ các
hoạt động bạo lực cách mạng nói chung. Việc sử dựng từ "kẻ khủng bố" theo
nghĩa là kẻ chống chính quyền chỉ được sử dụng từ năm 1878 -1881 bắt đầu từ
nước Nga Sa hoàng rồi lan ra châu Âu và Mỹ. Khái niệm này được người ta dùng
để chỉ những kẻ khủng bố chống chính quyền với triết lý và lý tưởng vô chính
phủ, phủ nhận nhà nước, các đạo luật do nhà nước ban hành và tài sản của công
dân. Các hành vi bạo lực hoặc đe doạ như ám sát nguyên thủ quốc gia, các bộ
trưởng hay các quan chức chính phủ khác và các nhân vật chính trị hay thương
nhân danh tiếng, đánh bom, phá hoại, cướp v.v. được các cá nhân, các nhóm sử
dụng để đạt đến mục đích chính trị bằng cách làm cho nhà nước và công chúng
hoảng loạn, khiếp đảm.
Trong tiếng Việt, từ khủng bố cũng xuất hiện tương đối muộn, nó chỉ xuất hiện
vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 gắn với chế độ Pháp thuộc và chế độ
Mỹ - Nguỵ. Các cuộc đàn áp và càn quét của chính quyền thực dân và Mỹ Nguỵ
nhằm hăm doạ nhân dân ta đã bị lên án và bị coi là "ruồng bố" "khủng bố cách
mạng".
18
Như vậy, ban đầu, từ khủng bố được nhân loại nói chung sử dụng để chỉ hành vi
đàn áp của chính quyền, của chế độ thực dân hay xâm lược. Sau này, người ta sử
dụng nó để chỉ cả các hành vi của các nhóm đối lập chống chính quyền.
Theo từ điển Webster's Collegiate Dictionary, khủng bố là "việc sử dụng các biện
pháp gây khiếp đảm để cai trị hoặc để chống lại sự cai trị" [69, 24]. Theo Từ điển
tiếng Việt, khủng bố là "dùng biện pháp tàn bạo làm cho khiếp sợ để hòng khuất
phục." [53] Các định nghĩa này đơn giản, khách quan nhưng lại quá rộng vì nó đã
định nghĩa toàn bộ những hành vi sử dụng bạo lực ngoài khuôn khổ pháp luật. Nó
đánh đồng tất cả những hành vi xâm lược, thực dân, sử dụng vũ lực cường quyền,
diệt chủng, tội ác chiến tranh, hành động bạo lực cực đoan v.v. trong khi đó, từ
góc độ pháp lý, các hành động này có mức độ khác nhau và cần được tách riêng
để phân biệt về mức độ nguy hiểm đối với nhân loại. Nếu coi hành vi diệt chủng,
xâm lược, tội ác chiến tranh là khủng bố, tức là chúng ta đã giảm nhẹ mức độ
nguy hiểm cho chúng. Các hành vi này cần phải bị lên án mạnh mẽ hơn cả khủng
bố vì nó vượt lên trên khủng bố về tính dã man, vô nhân đạo và mức độ nguy
hiểm. Cách hiểu khủng bố rộng như vậy có thể chấp nhận trong ngôn ngữ chính
trị, ngôn ngữ thường nhật nhưng không sử dụng được trong ngôn ngữ pháp lý, đặc
biệt là trong ngôn ngữ pháp luật quốc tế.
Để có một định nghĩa đúng và khách quan về khủng bố từ góc độ pháp lý ta có thể
căn cứ vào pháp luật quốc tế và các nguyên tắc quốc tế về cách ứng xử cho phép
trong tập quán chiến tranh giữa các quốc gia. Các quy định được đưa vào trong
các Công ước Hague và Geneva này lần lượt căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản là
các hành vi gây hại cố ý của các binh lính trong thời gian chiến tranh là cái ác
không tránh khỏi và do vậy có thể được phép, nhưng ngược lại, việc tấn công các
mục tiêu dân sự bị cấm chỉ hoàn toàn. Các Công ước này phân biệt giữa các binh
lính tấn công các kẻ thù với tội phạm chiến tranh là kẻ thực hiện những cuộc tấn
công vào các mục tiêu dân sự. Theo Điều 13 (2) Nghị định thư II (1977) về bảo vệ
nạn nhân trong các cuộc xung đột quân sự không mang tính quốc tế, bổ sung Công
ước Geneva thư tư (1949) về bảo vệ thường dân trong chiến tranh, "dân thường
19
như các cá nhân dân sự không phải là mục tiêu tấn công. Cấm các hành vi sử dụng
vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực với mục đích làm cho dân thường phải khiếp
hoảng.
Nguyên tắc pháp lý về tình trạng chiến tranh giữa hai quốc gia có thể được mở
rộng áp dụng không mấy khó khăn cho các cuộc xung đột giữa các tổ chức "vô
chính phủ", "ngoài vòng pháp luật" và một quốc gia. Sự giải thích mở rộng này sẽ
giúp phân biệt giữa chiến tranh du kích và khủng bố. Song song với sự phân biệt
giữa mục tiêu quân sự và dân sự trong chiến tranh, cách giải thích mở rộng sẽ chỉ
rõ việc sử dụng vũ lực có chủ ý chống lại quân đội và nhân viên an ninh nhằm đạt
đến các mục tiêu tôn giáo, tư tưởng và chính trị là "chiến tranh du kích". Trái lại,
khủng bố được định nghĩa là việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực có chủ ý
tấn công các mục tiêu dân sự nhằm đạt đến các mục tiêu tôn giáo, tư tưởng và
chính trị". Điểm quan trọng trong các định nghĩa này là sự phân biệt giữa mục tiêu
và phương thức để đạt mục tiêu. Mục đích của khủng bố và chiến tranh du kích có
thể rất giống nhau nhưng chúng khác nhau ở phương thức được sử dụng, hay cụ
thể hơn ở mục tiêu của các hoạt động. Mục tiêu của chiến tranh du kích là các mục
tiêu quân sự trong khi đó, mục tiêu có chủ ý của khủng bố là các mục tiêu dân sự.
Với khuynh hướng định nghĩa này, các tổ chức vũ trang chủ tâm tấn công các mục
tiêu dân sự không còn có thể tuyên bố chúng là "các chiến sỹ vì tự do" bởi vì
chúng chiến đấu cho giải phóng dân tộc hoặc những mục đích phù hợp nào đó
được nữa. Cho dù sự nghiệp của tổ chức là hợp pháp nhưng nếu một tổ chức tấn
công có chủ ý vào các mục tiêu dân sự thì nó là một tổ chức khủng bố. Không thể
khen thưởng hay miễn trách nhiệm cho các cuộc đấu tranh vì tự do của một dân
tộc nếu trong khi tiến hành đấu tranh, dân tộc đó lại phá hoại những quyền của
một dân tộc khác.
Khủng bố - các hành vi tấn công vào các mục tiêu dân sự - cần phải bị cấm hoàn
toàn, bất kể các mục đích của nó có hợp pháp hay là công lý hay không. Mục đích
không biện bạch được cho phương thức sử dụng để đạt đến mục đích. Bằng việc
thực hiện các cuộc tấn công khủng bố, những kẻ thực hiện đã biến mình trở thành