Tải bản đầy đủ (.pdf) (297 trang)

So Sánh Mô Típ Sinh Đẻ Thần Kỳ Trong Truyện Cổ Trung Quốc Và Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.04 MB, 297 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

VƯƠNG ĐẠI LIÊN

SO SÁNH MÔ TÍP SINH ĐẺ THẦN KỲ TRONG TRUYỆN CỔ
TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

VƯƠNG ĐẠI LIÊN

SO SÁNH MÔ TÍP SINH ĐẺ THẦN KỲ TRONG TRUYỆN CỔ
TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62220125

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PSG.TS. Trần Lê Bảo
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà


Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của luận án "So sánh mô típ sinh đẻ thần kỳ trong
truyện cổ Trung Quốc và Việt Nam" là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Lê Bảo và PGS. TS. Nguyễn Thị
Bích Hà.
Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được
ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận án của mình.

Tác giả

Vương Đại Liên


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Lê Bảo và PGS.TS.
Nguyễn Thị Bích Hà - hai thầy cô đáng kính đã luôn chỉ bảo tận tình, cung cấp những
định hướng chuyên môn và cho tôi những gợi ý hết sức hữu ích để phát triển nội dung
luận án. Nhờ sự hỗ trợ và khích lệ thường xuyên của thầy cô, tôi mới có thể thực hiện
được luận án này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với các thầy cô giảng dạy tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học hỏi thêm kiến thức và
phương pháp để nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trân quý thuộc các trường

đại học, viện nghiên cứu, viện khoa học… đã cho tôi những góp ý giá trị, chia sẻ cho
tôi những thông tin quý báu đối với luận án. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân
thành tới TS. Trần Thị Thu Hương đã cho tôi nhiều ý kiến để hoàn thiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên,
khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày......... tháng........năm 2019
Tác giả

Vương Đại Liên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 5
I. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 5
II. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 6
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 7
IV. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8
V. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 9
VI. Cấu trúc luận án ................................................................................................. 9
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................... 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 10
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu mô típ sinh đẻ thần kỳ ở Trung Quốc ............................ 10
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu mô típ sinh đẻ thần kỳ ở Việt Nam ................................ 15
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu so sánh mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc và Việt
Nam .......................................................................................................................... 21
1.2. Một số khái niệm liên quan đến luận án ....................................................... 22
1.2.1. Truyện cổ ....................................................................................................... 22

1.2.2. Thần thoại....................................................................................................... 24
1.2.3. Truyền thuyết ................................................................................................. 26
1.2.4. Truyện cổ tích ................................................................................................ 27
1.2.5. Sinh đẻ thần kỳ ............................................................................................... 28
1.2.6. Mô típ sinh đẻ thần kỳ.................................................................................... 35
1.3. Cơ sở lý luận của luận án ............................................................................... 37
1.3.1. Lý thuyết típ và mô típ ................................................................................... 37
1.3.2. Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa ......................................................... 39
1.3.3. Lý thuyết so sánh văn hóa, so sánh loại hình ................................................. 44
1.3.3.1. So sánh văn hóa ........................................................................................... 44
1


1.3.3.2. So sánh loại hình ......................................................................................... 46
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 49
Chƣơng 2: KHẢO SÁT MÔ TÍP SINH ĐẺ THẦN KỲ TRONG TRUYỆN
CỔ TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM ................................................................... 50
2.1. Mục tiêu khảo sát và cách thức khảo sát ...................................................... 50
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................................... 50
2.1.2. Cách thức khảo sát ......................................................................................... 50
2.2. Khảo sát mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc ................... 49
2.2.1. Phạm vi khảo sát ............................................................................................ 49
2.2.2. Nội dung khảo sát........................................................................................... 52
2.2.3. Kết quả khảo sát, phân loại ............................................................................ 52
2.3. Khảo sát mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Việt Nam ....................... 64
2.3.1. Phạm vi khảo sát ............................................................................................ 64
2.3.2. Nội dung khảo sát........................................................................................... 64
2.3.3. Kết quả khảo sát, phân loại ............................................................................ 65
2.4. Nhận xét chung về kết quả khảo sát .............................................................. 75
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 79

Chƣơng 3: SỰ TƢƠNG ĐỒNG CỦA MÔ TÍP SINH ĐẺ THẦN KỲ
TRONG TRUYỆN CỔ TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM ................................. 80
3.1. Những yếu tố tƣơng đồng trong mô típ sinh đẻ thần kỳ ............................. 80
3.1.1. Phương thức mộng triệu phổ biến hơn phương thức khác ............................. 80
3.1.2. Thần có tần số xuất hiện cao nhất .................................................................. 82
3.1.3. Thời gian mang thai dài hơn bình thường ...................................................... 85
3.1.4. Trứng xuất hiện nhiều lần .............................................................................. 87
3.1.5. Tương đồng về đặc điểm của những nhân vật ............................................... 90
3.2. Những tín ngƣỡng dân gian tƣơng đồng trong mô típ sinh đẻ thần kỳ ..... 93
3.2.1. Vạn vật hữu linh ............................................................................................. 93
2


3.2.2. Tín ngưỡng phồn thực .................................................................................... 98
3.2.3. Sùng bái nhật nguyệt tinh tú và thiên tượng .................................................. 105
3.2.4. Sùng bái totem, sùng bái con rồng ................................................................. 110
3.2.5. Sùng bái thủy tổ, sùng bái tổ tiên và sùng bái anh hùng ................................ 116
3.3. Mô típ sinh đẻ thần kỳ cùng thể hiện quá trình phát triển của nhân loại . 119
3.3.1. Từ xã hội mẫu hệ đến xã hội phụ hệ .............................................................. 119
3.3.2. Lịch sử hóa thần thoại và thần thoại hóa lịch sử ............................................ 123
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................... 126
Chƣơng 4. SỰ KHÁC BIỆT CỦA MÔ TÍP SINH ĐẺ THẦN KỲ TRONG
TRUYỆN CỔ TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM ................................................. 127
4.1. Một số yếu tố khác biệt trong mô típ sinh đẻ thần kỳ ................................. 127
4.1.1. Khác biệt về sự xuất hiện của những loại động vật ....................................... 127
4.1.2. Khác biệt về sự xuất hiện của những loại thực vật ........................................ 132
4.1.3. “Khí” xuất hiện nhiều lần trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc.. ... 134
4.1.4. Một bọc nhiều con xuất hiện nhiều lần trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của
Việt Nam.. ................................................................................................................ 136
4.2. Mô típ sinh đẻ thần kỳ thể hiện sự khác biệt về một số tƣ tƣởng, quan

niệm.. ....................................................................................................................... 139
4.2.1. Tư tưởng “âm dương” thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung
Quốc.. ....................................................................................................................... 139
4.2.2. Quan niệm “ngũ hành tương sinh tương khắc” thể hiện trong mô típ sinh
đẻ thần kỳ của Trung Quốc.. .................................................................................... 142
4.2.3. Quan niệm “ở hiền gặp lành” thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của
Việt Nam... ............................................................................................................... 146
4.2.4 Quan niệm “đi chùa cầu tự” thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Việt
Nam.. ........................................................................................................................ 148
4.3. Mô típ sinh đẻ thần kỳ thể hiện sự khác biệt về lịch sử văn hóa ................ 151
3


4.3.1. Văn hóa đế vương, văn hóa phụ quyền thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần
kỳ của Trung Quốc.. ................................................................................................. 151
4.3.1.1. Những người thống trị trong lịch sử Trung Quốc sinh ra đều bằng
phương thức sinh đẻ thần kỳ, hình thành một hệ thống hoàn chỉnh.. ...................... 151
4.3.1.2. Tư tưởng “quân quyền thần thụ” thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ
của Trung Quốc.. ...................................................................................................... 153
4.3.1.3. Mặt trời tượng trưng cho vương quyền trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của
Trung Quốc.. ............................................................................................................ 155
4.3.1.4. Phụ quyền thể hiện tuyệt đối trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung
Quốc.. ....................................................................................................................... 157
4.3.2. Văn hóa làng xã, giao lưu và tiếp biến văn hóa thể hiện trong mô típ sinh
đẻ thần kỳ của Việt Nam .......................................................................................... 159
4.3.2.1. Dấu ấn văn hóa làng xã thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Việt
Nam.. ........................................................................................................................ 159
4.3.2.2. Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ
của Việt Nam.. .......................................................................................................... 162
Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................... 166

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ................................................................................................................ 171
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 172
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 191

4


MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Mô típ sinh đẻ thần kỳ là một mô típ xuất hiện phổ biến trên thế giới. Trong
Thánh Kinh của Thiên Chúa giáo có ghi, người cứu khổ cứu nạn Jesus, là do người
mẹ thánh mẫu Mary tiếp nhận ý chí của thượng đế mà sinh ra, bản thân thánh mẫu
sau khi sinh Jesus, vẫn là trinh nữ chưa chồng. Trong thần thoại Hy Lạp, thần thống
trị thế giới folvkuiya Attis do thần nữ Nana ăn hạnh nhân sinh ra, thần Ares do Hera
ngửi mùi hoa thơm sinh ra. Trong sử thi của Phần Lan “Kalevala”, anh hùng
Vainamoinen là do mẹ cảm ứng gió và sóng sinh ra. Trong truyện cổ Trung Quốc,
thủy tổ của Thương, Khiết là do mẹ ăn phải trứng yến sinh ra, Hậu Tắc do mẹ giẫm
vào vết chân lạ sinh ra, Lưu Bang thì do mẹ giao hợp với con giao long sinh ra...
Trong truyện cổ Việt Nam, Thánh Gióng do người mẹ giẫm phải vết chân lạ sinh ra,
Sọ Dừa do mẹ uống nước đựng trong sọ dừa sinh ra, Trần Hà Trần Giới thì do
người mẹ bị giao long cuốn sinh ra...
Ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, mô típ sinh đẻ thần kỳ là một mô típ
xuất hiện nhiều, nhưng những chuyên luận nghiên cứu về mô típ sinh đẻ thần kỳ
chưa thật sự tương xứng với số lượng truyện, bài luận nghiên cứu so sánh về sinh đẻ
thần kỳ của hai nước lại càng ít thấy, đây vẫn là một khu vườn bỏ hoang của giới
nghiên cứu. Tuy nhiên, từ trước đến giờ, mô típ sinh đẻ thần kỳ là một mô típ quen
thuộc được nhiều học giả, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam quan
tâm. Nhưng do điều kiện ngôn ngữ và một số nguyên nhân khác, nên việc nghiên

cứu của các học giả thường chỉ giới hạn việc khảo sát tác phẩm trong nước. Cũng
có một số bài so sánh về văn hóa, văn học của Trung Quốc và Việt Nam có đề cập
đến mô típ sinh đẻ thần kỳ, nhưng nghiên cứu chưa hình thành một hệ thống. Do đó,
việc tiến hành nghiên cứu so sánh mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ của Trung
Quốc và Việt Nam một cách hệ thống, chi tiết là thực sự cần thiết.
Theo xu thế phát triển của thế giới, sự giao lưu và hợp tác giữa các nước là
một xu hướng tất yếu. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng, có lịch sử

5


giao lưu từ lâu. Những năm gần đây, Trung Quốc và Việt Nam hợp tác trong nhiều
lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa… nên việc tìm hiểu lẫn nhau trở thành một
nhu cầu tất yếu. Truyện cổ là truyện đời xưa, thể hiện văn hóa, tư tưởng của một
dân tộc, một quốc gia. Nghiên cứu về truyện cổ hai nước từ góc độ nguồn gốc
nghiên cứu lịch sử giao lưu của hai nước và văn hóa của hai nước, chúng tôi nhận
thấy mô típ sinh đẻ thần kỳ là một mô típ xuất hiện trong truyện cổ với tần số cao.
Từ những điểm tương đồng của mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ có thể nhận
thấy nhân dân hai nước có những cảm nhận tương đồng đối với một vấn đề nào đó,
cũng có thể nhìn ra mối liên hệ nội tại của văn hóa hai nước. Từ những điểm khác
biệt, có thể suy đoán về sự khác nhau do điều kiện địa lý, môi trường tự nhiên, tâm
lý văn hóa dân tộc và nhu cầu thẩm mỹ của nhân dân hai nước. Để có thể học tập và
mở rộng hợp tác, gắn chặt mối quan hệ của các quốc gia thì chúng ta nhất thiết phải
có những nghiên cứu cụ thể và sâu sắc về xã hội, đặc biệt là văn hóa.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “So sánh mô típ sinh
đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc và Việt Nam”.
II. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
- Từ việc tìm hiểu mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc và Việt
Nam, thấy được sự tương đồng và sự khác biệt trong truyện cổ, văn học dân gian và

văn hóa của hai nước.
- Tăng cường hiểu biết về quy luật giao lưu và tiếp biến văn hóa của Trung
Quốc và Việt Nam, đồng thời thấy được sự độc lập, tính sáng tạo trong việc xây
dựng nền văn học dân gian, văn hóa dân gian của hai nước.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ cơ
bản như sau:
- Sưu tập các truyện có mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc
và Việt Nam.

6


- Khảo sát và phân loại những truyện đã sưu tập được. Lập ra bảng khảo sát
để so sánh và đối chiếu.
- Tìm ra sự tương đồng và dị biệt của mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ
Trung Quốc và Việt Nam.
- Phân tích nguyên nhân tạo ra sự tương đồng và sự khác biệt trong mô típ
sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc và Việt Nam.
III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc
và Việt Nam. Truyện cổ ở đây gồm thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích của hai
nước, chủ yếu của dân tộc Hán của Trung Quốc và dân tộc Kinh của Việt Nam.
Nhưng cũng không loại trừ một số truyện cổ của một số dân tộc khác cũng được lựa
chọn vào để làm đối tượng nghiên cứu so sánh.
2. Phạm vi nghiên cứu
2.1. Phạm vi tài liệu của Trung Quốc gồm bốn phần
1. Những truyện sinh đẻ thần kỳ trong Vĩ Thư (Vĩ Thư là tên gọi của một
loạt sách lưu hành ở Tây Hán và Đông Hán mang màu sắc kỳ dị).

2. Những mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện kể về các vua chúa của các
triều đại phong kiến Trung Quốc trong Sử Ký, Hán Thư, Hậu Hán Thư...
3. Những truyện có mô típ sinh đẻ thần kỳ trong cuốn sách “Vân Cấp Thất
Thiêm” và sách “Trung Quốc dân gian chu thần”.
4. Những truyện có mô típ sinh đẻ thần kỳ trong 10 cuốn sách của Tổng tập
truyện dân gian Trung Quốc.
2.2. Phạm vi tài liệu của Việt Nam
Các truyện dân gian Việt Nam gần như được sưu tập vào bộ sách Tổng tập
văn học dân gian Việt Nam do viện Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn, do nhà
xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản. Vì vậy, chúng tôi khảo sát dựa trên tài liệu:

7


1. Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số, tập 3, Thần thoại.
2. Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 4, tập 5. Truyền thuyết dân
gian người Việt.
3. Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 6, Truyện cổ tích thần kỳ.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi thực hiện luận án, người viết đã sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu dưới đây:
1. Phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu thứ cấp
Đầu tiên, tác giả sẽ thống kê số lượng truyện có mô típ sinh đẻ thần kỳ trong
những tài liệu ở trên của Trung Quốc và Việt Nam và phân loại theo phương thức
cảm ứng. Sau đó tác giả thống kê những vật cụ thể xuất hiện trong mô típ sinh đẻ
thần kỳ và phân loại theo tính chất của vật cảm ứng cụ thể là động vật, thực vật,
những vật thể trong tự nhiên, những vật dụng trong cuộc sống và thần. Cuối cùng,
tác giả thống kê tần số xuất hiện của từng loại vật cụ thể xuất hiện trong mô típ sinh
đẻ thần kỳ.
2. Phƣơng pháp so sánh loại hình

Phương pháp so sánh là phương pháp quan trọng trong luận án, như tiêu đề
của luận án là so sánh mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc và Việt
Nam, nên luận án sẽ dựa vào những mô típ tương đồng về sự sinh đẻ thần kỳ của
hai nước, từ đó so sánh sự tương đồng và sự khác biệt.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ngữ văn dân gian
Trên cơ sở phân tích tư liệu, chúng tôi sẽ phân tích, tổng hợp và tìm hiểu nội
dung, ý nghĩa, vai trò của những mô típ này trong truyện cổ dân gian hai nước và
tìm nguyên nhân tạo ra sự tương đồng cũng như sự khác biệt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành
Nghiên cứu văn học dân gian nói chung cũng như mô típ nói riêng, phải vận
dụng đến những phương pháp liên ngành như văn hóa học, lịch sử học, dân tộc học,
xã hội học, phiên dịch học...

8


V. Đóng góp của luận án
Hệ thống được những truyện có mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung
Quốc và Việt Nam, phân loại theo một số tiêu chí nhất định. So sánh mô típ sinh đẻ
thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc và Việt Nam một cách hệ thống, tìm hiểu về
những điểm tương đồng và những điểm khác biệt của chúng để rút ra những kết
luận khoa học. Từ đó, có một tầm nhìn tổng quan về mô típ sinh đẻ thần kỳ của
Trung Quốc và Việt Nam. Trong phụ lục sẽ thống kê mô típ sinh đẻ thần kỳ của
Trung Quốc và Việt Nam, dịch phần tiếng Trung sang tiếng Việt và lập bảng phụ
lục để cung cấp một nguồn tài liệu cho những người nghiên cứu văn học dân gian
hai nước nói riêng và nghiên cứu văn hóa, văn học của hai nước nói chung.
Phân tích sự tương đồng và sự khác biệt của truyện cổ hai nước, tức là từ
nguồn gốc phân tích sự giống nhau và khác nhau về tư tưởng, ý thức, văn hóa... của
hai dân tộc. Tìm hiểu về mô típ sinh đẻ thần kỳ hai nước có thể hiểu thêm một số
vấn đề văn hóa, văn học của hai dân tộc. Trong bối cảnh giao lưu giữa Trung Quốc

và Việt Nam ngày càng tăng cường, tìm hiểu văn hóa hai nước trở thành vấn đề tất
yếu thì biết được quá khứ, mới có thể khai thác tương lai một cách tốt nhất.
VI. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận án được triển khai trên
4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận liên
quan đến luận án
Chương 2: Khảo sát mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc và
Việt Nam
Chương 3: Sự tương đồng của mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung
Quốc và Việt Nam
Chương 4: Sự khác biệt của mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung
Quốc và Việt Nam

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mô típ sinh đẻ thần kỳ là một mô típ phổ biến trên thế giới. Nền văn học
Trung Quốc sở hữu số lượng lớn các truyện có mô típ sinh đẻ thần kỳ. Các nhà
nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu và cho xuất bản một số chuyên luận về vấn đề
này. Việt Nam cũng có nhiều truyện xuất hiện mô típ sinh đẻ thần kỳ, nhưng những
chuyên luận nghiên cứu về mô típ sinh đẻ thần kỳ số lượng còn hạn chế. Không chỉ
ở Trung Quốc và Việt Nam mà trên thế giới, sinh đẻ thần kỳ cũng trở thành một mô
típ quen thuộc với những người nghiên cứu Folklore.
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu mô típ sinh đẻ thần kỳ ở Trung Quốc
Thế kỷ XX, thần thoại học Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Mô típ sinh

đẻ thần kỳ cũng được nghiên cứu như một loại thần thoại. Học giả Trung Quốc đã
sử dụng thuật ngữ “thần thoại cảm sinh (感生神话)” để chỉ loại truyện này. Thần
thoại - vốn chỉ một thể loại của văn học dân gian, nhưng ở đây, ý nghĩa của từ thần
thoại được hiểu là những truyện sinh đẻ thần kỳ. Từ cảm ứng trong cụm từ cảm sinh
- cảm ứng sinh đẻ không chỉ đơn thuần chỉ cảm ứng thiên nhiên, mà còn có thể từ
động vật, thực vật, những vật dụng trong cuộc sống... Hứa Thận (许慎) đời Đông
Hán trong cuốn Ngũ Kinh Dị Nghĩa ( 五经异义 ) dẫn “Xuân Thu Công Dương
Truyện (春秋公羊传)” đã nói rằng: “Thần Nhân đều không có bố, cảm ứng thiên
mà sinh ra”.
Về bản chất, sinh đẻ thần kỳ thuộc một loại thần thoại. Do tình trạng hôn
nhân tạp hôn cộng với trình độ hiểu biết còn thấp kém, người nguyên thủy không
hiểu và không thể lý giải được nguyên nhân khoa học của hiện tượng sinh đẻ nên đã
dùng nhiều cách khác nhau để giải thích. Họ cho rằng việc sinh đẻ có được là do
người phụ nữ ăn phải trứng yến mang thai, hoặc là do người phụ nữ giẫm vào vết
chân khổng lồ mang thai, hoặc mơ thấy rồng mang thai... Về sau người ta sử dụng

10


những mô típ này trong truyền thuyết, truyện cổ tích, sử thi... nhưng nguồn gốc của
những mô típ này vẫn thuộc phạm trù của thần thoại.
Về cơ bản, thuật ngữ “thần thoại cảm sinh” của Trung Quốc tương đương với
khái niệm mô típ sinh đẻ thần kỳ của Việt Nam. Nó được dùng để chỉ một người
(thường là những nhân vật trong thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích...) ra đời
một cách kỳ lạ, khác thường, có thể do người mẹ ăn, uống phải vật lạ, tiếp xúc với
vật lạ, nằm mơ... thụ thai sinh ra; cũng có thể chỉ hiện tượng lúc nhân vật ra đời có
yếu tố dị thường, hào quang chiếu vào phòng, mùi thơm khắp nhà...
Trong bộ sách tổng tập thi ca sớm nhất của Trung Quốc - Kinh Thi (诗经) đã
có ghi chép về thần thoại cảm sinh, tức là mô típ sinh đẻ thần kỳ. “Thương tụng,
Huyền điểu (商颂玄鸟)” ghi chép về sự ra đời thần kỳ của tổ tiên Thương Khiết

(商契). “Đại nhã, Sinh dân (大雅生民)” ghi chép về sự ra đời thần kỳ của tổ tiên
Chu Hậu Tắc. Mặc dù chỉ là mấy câu chưa đủ độ hoàn chỉnh, nhưng nó là sử liệu
quý để các nhà nghiên cứu có cơ sở dữ liệu tìm hiểu về mô típ này. Trong “Hỏi trời
(Thiên vấn 天问)” của bộ Sở Từ (楚辞) cũng có nói đến thần thoại cảm sinh. Sử Ký
(史记) cũng ghi chép nhiều về thần thoại cảm sinh như sự ra đời của Lưu Bang (刘
邦), sự ra đời thần kỳ của tổ tiên Tần Đại Nghiệp (秦大业)… Có thể thấy rằng, ở
Trung Quốc, nhiều vị vua, hoàng đế xưa được sinh ra một cách khác thường và hiện
tượng này đã được ghi chép vào các sách cổ khác nhau.
Nghiên cứu về thần thoại cảm sinh cũng đã đạt được những thành quả nhất
định. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc chủ yếu có bốn quan điểm về nguyên nhân
xuất hiện thần thoại cảm sinh. Thứ nhất là thuyết sùng bái Totem. Đây là quan điểm
được đưa ra sớm nhất. Những người đại diện cho thuyết này chủ yếu có Tôn Tác
Vân (孙作云), Viên Kha (袁珂)… Thứ hai là thuyết sùng bái phồn thực. Trong bài
văn “Thử bàn về thần thoại cảm sinh có nguồn gốc từ sùng bái sinh nở (试论感生

神话源于生殖崇拜)” (1994), Vương Phượng Xuân (王凤春) và Vương Hạo (王浩)
cho rằng trong thần thoại cảm sinh của các dân tộc, người nguyên thủy không
những không nhận thức được yếu tố người cha trong việc sinh đẻ mà thậm chí còn

11


không biết liên hệ trực tiếp hai vấn đề giao hợp nam nữ và thụ thai, do đó sinh ra
sùng bái Totem và sùng bái tổ tiên. Nhưng nhìn từ góc độ văn tự học, khảo cổ học,
xã hội học, tư duy thần thoại học, thái độ sùng bái này có nguồn gốc từ sùng bái
sinh nở. Thứ ba là thuyết sùng bái tự nhiên. Trong bài luận “Bước đầu tìm hiểu
nguồn gốc của thần thoại cảm sinh Trung Quốc (中国感生神话起源初探 1998)”,
Mông Phi (蒙飞) đã chỉ ra thần thoại cảm sinh xuất hiện ở thời đại quần hôn, người
nguyên thủy cho rằng nguyên nhân thụ thai là do thiên nhân cảm ứng. Thứ tư là
thuyết thần hóa tổ tiên. Đây là quan điểm chủ lưu của những năm gần đây cho rằng

thần thoại cảm sinh của Trung Quốc đều xuất hiện ở “thời đại văn minh”, mục đích
của nó là thần hóa tổ tiên, thánh nhân, để lấy niềm tin của dân chúng. Nhiều người
còn gọi loại này là thần thoại cảm sinh chính trị, chủ yếu tập trung vào thời đại
Mười sáu nước (十六国时期). Những bài nghiên cứu tiêu biểu phải kể đến “Thần
thoại cảm sinh chính trị của thời kỳ Mười sáu nước và dung hợp dân tộc (十六国时

期政治感生神话与民族融合 2007)” của Hồ Tường Cầm (胡祥琴), “Khảo luận
hiện tượng dựa vào nguồn gốc tổ tiên thời kỳ Bắc triều Mười sáu nước (十六国北

朝时期祖源攀附现象考论 2014)” của Trương Quân (张军), “Khám phá phân tích
thần thoại cảm sinh chính trị đế vương thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều (魏晋南北

朝时期帝王政治感生神话探析 2014)” của Lương Lực (梁力)...
Ngoài những bài viết tìm hiểu nguyên nhân của thần thoại cảm sinh ra, cũng
có những bài viết tìm hiểu thần thoại cảm sinh các dân tộc thiểu số của Trung Quốc.
Tiêu biểu có bài nghiên cứu của Vương Hiến Chiêu (王宪昭) “Khám phá phân tích
thần thoại cảm sinh của các dân tộc thiểu số Trung Quốc (中国少数民族感生神话

探析 2008)” chỉ ra thần thoại cảm sinh là một loại thần thoại quan trọng của thần
thoại các dân tộc thiểu số, chủ yếu phản ánh nguồn gốc của loài người. Có người từ
góc độ giới tính tìm hiểu thần thoại cảm sinh. Ví dụ bài “Từ góc độ giới tính xem
xét thần thoại cảm sinh của sự ra đời thủy tổ (从性别角度看始祖诞生感生神话
2004)” phân tích nội hàm của thần thoại cảm sinh của Trung Quốc và sử thi của

12


Phần Lan Kalevala. Tác giả Khương Uẩn Hà (姜韫霞) đã chỉ ra một số thần thoại
cảm sinh mặc dù có dấu tích của chế độ thị tộc mẫu hệ, nhưng nhìn từ tổng thể nó
thuộc về thế hệ thần thoại phụ quyền. Bề ngoài là tôn sùng nữ thủy tổ, tôn sùng mẫu

tính, nhưng bản chất là phục vụ cho tư tưởng phụ quyền và nam quyền. Những tác
phẩm này chỉ từ thiên chức sinh đẻ khẳng định phụ nữ, coi phụ nữ là công cụ sinh
đẻ mà thôi. Bài “Nguyên mẫu hình tượng nữ tính trong thần thoại cảm sinh các dân
tộc thiểu số và giải thích nó từ góc độ nhân loại học nữ tính (少数民族感生神话女

性形象原型及其女性人类学阐释 2009)” của Trác Mã (卓玛) cho rằng trong thần
thoại cảm sinh của các dân tộc thiểu số, bất cứ thần hay là người, hình tượng phụ nữ
đều liên quan đến sinh đẻ. Mẫu thần nhờ có vai trò sinh nở vạn vật mà được ca tụng
và tán thưởng, do năng lực sinh nở nên được làm mẹ của người anh hùng. Người
nguyên thủy chỉ nhìn thấy khả năng sinh đẻ của người phụ nữ, do vậy nhiều người
phụ nữ tự mình vật hóa mình, dần dần mất ý thức chủ thể.
Một số bài nghiên cứu tập trung phân tích thần thoại cảm sinh thông qua một
số văn bản tác phẩm cụ thể. “Bàn về thần thoại cảm sinh trong Sử Ký (论《史记》

中的感生神话 2012)” của Dương Hiển (杨显) chỉ ra rằng Sử Ký có nhiều thần
thoại cảm sinh của đế vương. Tư Mã Thiên (司马迁) ghi chép lại thần thoại cảm
sinh, một mặt nói rõ suy ngẫm của ông đối với nguồn gốc dân tộc, mặt khác nói rõ
vai trò của một sử quan, phải ghi chép những thần thoại cảm sinh từ ngày xưa đã có
ở dân gian và những thần thoại cảm sinh xuất hiện ở thời Hán. “Giải mã thần thoại
cảm sinh trong Kinh Thi (《诗经》中感生神话的解读 2014)” của Mai Tiệp (梅婕)
chỉ ra cảm ứng thụ thai là phương thức giáng sinh của thủy tổ Thương Chu, theo
Kinh Thi lưu truyền, những phương thức giáng sinh trở thành nguyên mẫu của đời
sau. “Bàn về thần thoại cảm sinh trong hai lăm bộ sử (论二十五史中的感生神话
2014)” của Điền Văn Tú (田文秀) phân loại thần thoại cảm sinh trong hai lăm bộ sử
thành bốn loại: cảm sinh do tiếp xúc vật lạ, cảm sinh do nuốt vật lạ, cảm sinh do
nhìn thấy vật lạ, cảm sinh do nằm mơ.

13



Một số bài tập trung phân tích một truyện thần thoại cảm sinh cụ thể. Bài
“Bàn về sự ra đời của Hoàng đế Hiên Viên và nội hàm lịch sử của nó (论轩辕黄帝

的出生及其历史内涵 1994)” của Đoàn Bảo Lâm (段宝林) bàn về sự ra đời thần
kỳ của Hoàng đế Hiên Viên: Hoàng đế Hiên Viên là anh em của Ngọc Hoàng, thấy
người dân chịu khổ, quyết tâm xuống trần gian giúp dân, đầu thai vào một người
phụ nữ đang hái rau trên đồi tên Phú Bảo. Bài “Khảo sát thần thoại cảm sinh Hậu
Tắc (后稷感生神话考 2006)” của Dương Kiến Quân (杨建军) khảo sát từ ngữ ghi
chép về sự sinh đẻ thần kỳ của Hậu Tắc trong sách Kinh Thi phần “Đại nhã, Sinh
dân (大雅生民)” và trong “Sử Ký, bản kỷ nhà Chu (史记周本纪)” và nhận định
hai bài trong Kinh Thi và trong Sử Ký tuy có khác nhau nhưng bài trong Sử Ký là dị
bản của bài trong Kinh Thi. Trong bài “Thuyết mới về Khương Nguyên giẫm vào vết
chân khồng lồ (姜源“履巨人迹”新说 2014)”, Vương Hướng Huy (王向辉) đã khái
quát những quan điểm chủ yếu về vết chân khổng lồ đang tranh luận trong giới
nghiên cứu, cuối cùng chỉ ra vết chân khổng lồ là chỉ con cú mèo. Doãn Thừa (尹承)
trong bài “Mấy biểu trưng về thần thoại ra đời của Tống Thái Tổ (宋太祖诞生神话

表微 2015)” khái quát năm tình tiết sinh đẻ thần kỳ của Tống Thái Tổ bao gồm mẹ
mơ thấy mặt trời vào bụng, thần quang chiếu vào phòng, thân thể được màu vàng
kim che phủ, nhau thai hình hoa sen, hương thơm lạ thường và phân tích những
nguyên nhân của những tình tiết này.
Nhìn chung, giới nghiên cứu Trung Quốc đã có khá nhiều bài nghiên cứu về
thần thoại cảm sinh, nhưng phần lớn chỉ nghiên cứu một hoặc vài thần thoại cảm
sinh, hoặc chỉ nghiên cứu thần thoại cảm sinh trong một số sách cổ nhất định, chưa
có công trình nghiên cứu nào thống kê tất cả các thần thoại cảm sinh ở Trung Quốc
và so sánh đối chiếu những thần thoại cảm sinh ấy. Hơn nữa, khái niệm “thần thoại
cảm sinh” của Trung Quốc chủ yếu chỉ những người con gái chưa chồng do ăn,
uống phải dị vật, tiếp xúc dị vật, cảm ứng rồng, cảm ứng thiên tượng dị thường thụ
thai sinh con. Ở đây, vai trò người bố thường không được nhắc đến. Những truyện
này xuất hiện khá sớm và phản ánh bóng dáng của xã hội mẫu hệ, thời điểm con


14


người sinh ra “biết mẹ không biết bố”. Còn đến thời đã có nhà nước thì “thần thoại
cảm sinh” chủ yếu là thần thoại cảm sinh của các vua và một số người thân tín của
vua, thường liên quan đến chính trị nhà nước, nên đã có người gọi là thần thoại cảm
sinh chính trị (政治感生神话). Những truyện này thường xuất hiện trong truyền
thuyết, nên học giả Trung Quốc chủ yếu nghiên cứu thần thoại cảm sinh trong thần
thoại và truyền thuyết, còn những mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ tích thì ít
được đề cập đến.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu mô típ sinh đẻ thần kỳ ở Việt Nam
Ở Việt Nam thì không có thuật ngữ chuyên để chỉ những loại truyện này.
Người ta coi sinh đẻ thần kỳ là một mô típ mà không coi là một loại thần thoại riêng,
gọi nó là mô típ “sự ra đời thần kỳ”, “mô típ ra đời kỳ lạ”, “mô típ sinh nở thần
kỳ”… Nhìn chung những thuật ngữ đó đều có ý nghĩa gần giống nhau. Nếu nói học
giả Trung Quốc chủ yếu nghiên cứu thần thoại cảm sinh trong thần thoại và truyền
thuyết, thì ở Việt Nam, những mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ tích được
nghiên cứu nhiều, thậm chí có thể nói giới nghiên cứu Việt Nam chủ yếu tập trung
nghiên cứu mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyền thuyết và truyện cổ tích.
Những sách cổ ghi chép về sinh đẻ thần kỳ của Việt Nam có “Lĩnh Nam
Chích quái” tương truyền do Trần Thế Pháp viết, có lời nói đầu của Vũ Quỳnh và
Kiều Phú, sách “Việt Điện U Linh” do Lý Tế Xuyên viết... Những tác phẩm ghi
chép về mô típ sinh đẻ thần kỳ cũng có thể gọi là truyện sinh đẻ thần kỳ vì những
truyện này kết cấu hoàn chỉnh, đã độc lập thành truyện. Tác phẩm tiêu biểu phải kể
đến Truyện họ Hồng Bàng, Âu Cơ đẻ bọc trứng nở ra trăm con, Truyện Từ Đạo
Hạnh và Nguyễn Minh Không nói về sự ra đời thần kỳ của Lý Nhân Tông, Truyện
Man Nương nói về sư Già La Đồ Lê bước qua Man Nương, Man Nương mang thai
đẻ con. Việt Điện U Linh cũng có nhiều truyện kể về sự sinh đẻ thần kỳ như sự ra
đời thần kỳ của Trần Hưng Đạo…

Về mô típ sinh đẻ thần kỳ thì cũng có nhiều công trình nhắc tới, như công
trình“Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á”
(1998) của Nguyễn Bích Hà. Tác giả đã khái quát ra mười dạng sinh đẻ thần kỳ:

15


a. Đứa trẻ ra đời do thiên nhiên cảm ứng.
b. Đứa trẻ ra đời do người mẹ ăn hoặc uống phải dị vật.
c. Đứa trẻ ra đời do người mẹ uống nước đựng trong dị vật.
d. Đứa trẻ ra đời do người mẹ nằm mộng.
e. Đứa trẻ ra đời do người mẹ kết hợp với một con vật nào đó.
f. Đứa trẻ ra đời do người mẹ kết hợp với thần linh.
g. Đứa trẻ ra đời do người mẹ sinh ra bọc trứng hoặc một cục thịt.
h. Đứa trẻ ra đời từ một quả cây hoặc từ một cây tre, khúc gỗ…
i. Đứa trẻ ra đời là do được một lực lượng siêu nhiên đầu thai hoặc do thần
thánh mượn cửa để xuống trần gian.
j. Đứa trẻ ngay khi ra đời đã có dị tật hoặc là một con vật.
Những mô típ ra đời thần kỳ được khái quát ra trong cuốn sách này về cơ bản
là hoàn chỉnh, là một tài liệu quý báu cho người sau nghiên cứu về mô típ sinh đẻ
thần kỳ cũng như nghiên cứu về truyện kể dân gian.
Trong công trình: “Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam”
(1999) Nguyễn Thị Huế chỉ ra yếu tố làm nên nguồn gốc nhân vật xấu xí mà tài ba
là mô típ sinh đẻ thần kỳ. Tác giả còn khẳng định: “Khi hình thức hôn nhân cổ điển
là hình thức quần hôn của chế độ thị tộc còn đang tồn tại, người phụ nữ sinh con sẽ
nhận được sự chăm lo chung của cộng đồng huyết thống. Còn khi chế độ thị tộc
mẫu hệ với hình thức hôn nhân quần hôn tan rã thì cũng phát sinh sự tan rã của họ
hàng huyết thống nguyên thủy. Việc các bà mẹ sinh con không rõ nguồn gốc sẽ dẫn
đến việc đứa trẻ sẽ không còn nhận được sự quan tâm chung của cộng đồng nữa.
Không những như vậy mà những đứa con đấy còn bị cộng đồng xua đuổi và hắt hủi.

Với mô típ sinh đẻ thần kỳ, tác giả dân gian đã dùng tư duy thần thoại truyền thống
để “thần thánh hóa” nguồn gốc nhân vật để hé mở một tương lai tốt đẹp cho nhân
vật" [43, tr. 51].
Phần khái luận của cuốn sách “Tổng tập văn học dân gian của người Việt,
tập 4, truyền thuyết dân gian” (2004) do Kiều Thu Hoạch chủ biên, Trần Thị An,

16


Mai Ngọc Hồng cùng biên soạn đã chỉ ra mô típ sinh đẻ thần kỳ có hai dạng thức
thể hiện. Dạng thức thứ nhất là kể trực tiếp bà mẹ đi tắm bị giao long phủ quanh
người như truyện Trần Giới Trần Hà, cầu vồng sa xuống người bà mẹ như truyện
Năm anh em làng Na, sao chiếu thẳng xuống giường bà mẹ như Truyện hai ông gác
cổng, bà mẹ đi tắm gặp rồng quấn như truyện Thánh Linh Lang, bà mẹ giẫm dấu
chân hổ như Sự tích Cả Hai Cả Lợi… nhân đó thụ thai đẻ ra người anh hùng, những
người anh hùng này thường nằm trong một bọc thai chung. Dạng thức thứ hai là kể
việc thụ thai thông qua một giấc mơ của các bà mẹ. Các bà mẹ mơ thấy trăng sa vào
bụng như Truyện núi Vú Thúng, mơ nuốt hai quả trứng như truyện Cao Sơn Quý
Minh, mơ thấy viên ngọc năm sắc bị vỡ như Truyền thuyết Mai Thúc Loan, mơ thấy
tấm lụa đỏ choàng vào người như truyện Nhã Lang và đình Chu Quyến… Sau
những giấc mơ - điềm báo ấy là sự ra đời của những nhân vật phi thường. Tác giả
còn chỉ ra: “Các biểu hiện phong phú này chắc chắn có liên quan đến tín ngưỡng
vạn vật hữu linh thời cổ, không loại trừ sự ảnh hưởng của các tín ngưỡng nguyên
thủy khác và Phật giáo, Đạo giáo…” [110, tr. 44].
Trong cuốn sách “Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân
gian Việt Nam” (2014) của Trần Thị An, ở phần phụ lục, tác giả khái quát sự ra đời
thần kỳ của các nhân vật trong những truyền thuyết xuất hiện mô típ sinh đẻ thần kỳ.
Tác giả còn chỉ ra sự ra đời thần kỳ trong truyện cổ tích và truyền thuyết có sự khác
nhau: “Sự ra đời của truyện cổ tích bó hẹp trong phạm vi gia đình, là ao ước của
một gia đình, nhân vật ra đời thường mang đức tính tốt theo chuẩn mực đạo đức xã

hội mà gia đình mong muốn; trong khi đó, nhân vật truyền thuyết ra đời do mong
muốn của cộng đồng về người tài, họ phải có những phẩm chất cao cả để giải quyết
những vấn đề đang đặt ra cho cộng đồng đó” [1, tr. 113].
Trong bài viết “Sự ra đời thần kỳ của người anh hùng trong sử thi Khan - Ê
Đê” (2007), tác giả Phạm Đặng Xuân Hương đã nghiên cứu về sự ra đời thần kỳ
của người anh hùng với sự mang thai thần kỳ, sự sinh đẻ bất thường và lễ đặt tên
đầy khó khăn trong 9 bản sử thi Ê Đê. Trong đó, sự mang thai người anh hùng thần
kỳ được kể như sau: Người mẹ mang thai người anh hùng là do ăn hoặc uống phải

17


dị vật, hoặc do có một con vật bay vào miệng của người mẹ, do thiên nhiên cảm
ứng, do tự nhiên mang thai người anh hùng và người anh hùng là con cháu của vị
thần. Trong bài luận “Yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết nhân vật của người Việt ở
Nam Trung Bộ” (2007), tác giả Nguyễn Định cho rằng trong số tác phẩm truyền
thuyết nhân vật người Việt ở Nam Trung Bộ mà tác giả tập hợp được chỉ có vua
Nam Chiếu do mẹ bị con rái lớn hãm hiếp mang thai sinh ra. Từ đấy, tác giả nhận
xét: “Trong truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ, mô típ sinh đẻ thần kỳ hầu
như ít khi được sử dụng ở truyền thuyết nhân vật. Đây không phải chỉ là đặc điểm
của truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ mà còn là đặc điểm của truyền thuyết
người Việt ở Nam Bộ và Thừa Thiên - Huế” [20, tr. 20]. Trong bài luận “Tìm hiểu
về mô típ sinh đẻ thần kỳ của kiểu truyện “người khỏe” trong kho tàng truyện cổ
Việt Nam” (2008), tác giả Nguyễn Thị Hoa Mai chỉ ra bốn kiểu ra đời thần kỳ của
những “người khỏe” là: kết quả của những hôn nhân kỳ lạ, do người mẹ kết hợp với
thần linh sinh ra, do được một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra, đứa trẻ sinh ra
đã dị dạng. Trong bài viết “Mô típ “người mang lốt cóc” trong truyện cổ tích từ góc
nhìn dân tộc học” (2015), tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan chỉ ra ba dạng thức của
người mang lốt được sinh ra là: do người mẹ (một bà goá hay một cô gái chưa
chồng) ăn, uống phải dị vật sinh ra; do người mẹ có quan hệ gián tiếp với thần linh

(đặt chân vào dấu chân lạ, hào quang chiếu rọi vào buồng ngủ) sinh ra; nhân vật
được sinh ra từ một giống thực vật (quả bí).
Ngoài những cuốn sách và những bài nghiên cứu ở trên, chúng tôi còn tìm
thấy một số luận văn và luận án có đề cập đến mô típ sinh đẻ thần kỳ. Dưới đây
chúng tôi liệt kê các công trình theo giai đoạn thời gian:
Từ năm 2000 đến 2009: Luận văn thạc sĩ “Truyền thuyết và lễ hội Linh Lang
vùng ven Hồ Tây - Hà Nội” (2004) của Hoa Hữu Vân chỉ ra sự sinh đẻ thần kỳ của
mẹ Linh Lang là do người mẹ nằm mơ và sự ra đời thần kỳ của Uy Linh Lang là do
người mẹ bị con giao long cuốn. Tác giả cho rằng sự ra đời thần kỳ do người mẹ
nằm mơ là bắt nguồn từ quan niệm linh hồn và thể xác của người nguyên thủy, còn
chi tiết bị giao long cuốn thì có liên quan đến “vua rắn” của Việt Nam. Trong luận

18


văn thạc sĩ “Truyền thuyết và Lễ hội về Hai Bà Trưng ở Hát Môn - Phúc Thọ - Hà
Tây” (2004), tác giả Nguyễn Thị Dung chỉ ra truyền thuyết về Hai Bà ở Hát Môn có
tình tiết mô típ sinh đẻ thần kỳ: bà Trần Thị Đoan (mẹ của Hai Bà) do nằm mơ mà
có mang, lúc sinh Hai Bà thì hương thơm sực nức, ánh sáng rực rỡ, ban ngày trời
đất bỗng tối tăm mù mịt như ban đêm. Trong luận văn thạc sĩ “Truyền thuyết và lễ
hội về Cao Lỗ ở xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” (2006), tác giả
Nguyễn Văn Triệu chỉ ra sự ra đời thần kỳ của Cao Lỗ là do người mẹ mơ thấy rồng
trắng quấn quanh giường rồi mang thai sinh ra. Sự ra đời thần kỳ này có cội nguồn
từ trong thần thoại cổ xưa, nhắc nhở những quan hệ lưỡng phân giữa “đất và nước”,
“núi và sông”... Luận án tiến sĩ “Mối quan hệ văn hóa Tày - Việt dưới góc độ thẩm
mỹ qua một số kiểu truyện dân gian cơ bản” (2008) của tác giả Hà Thị Thu Hương
phân loại các dạng thụ thai thần kỳ là do ăn uống phải vật lạ, tiếp xúc với vật lạ và
nằm mơ. Luận văn thạc sĩ “Truyền thuyết và lễ hội các làng La (Hà Nội)” của tác
giả Nguyễn Thị Nguyệt (2009) kể chuyện sinh đẻ thần kỳ của thành hoàng các làng
La Cả, La Dương, La Phù. Tác giả đã khái quát ba ý nghĩa của mô típ sinh đẻ thần

kỳ. Thứ nhất, xét về góc độ sáng tạo văn học nghệ thuật thì mô típ này nhằm tạo ra
các yếu tố thần kỳ để thu hút, hấp dẫn người đọc, người nghe. Thứ hai, xét ở góc độ
văn hóa tâm linh thì mô típ này nhằm linh thiêng hóa nhân vật được dân làng thờ
cúng (thành hoàng làng). Thứ ba, xét dưới góc độ nhận thức lịch sử thì mô típ này
phản ánh thái độ yêu mến, tôn vinh, đề cao của nhân dân với các thần linh.
Từ năm 2010 đến năm 2015: Trong luận văn thạc sĩ “Truyền thuyết về một số
danh nhân văn hóa thời trung đại trên đất Hải Dương” (2011), tác giả Nguyễn Thị
Quyên chỉ ra những danh nhân văn hóa thời trung đại trên đất Hải Dương mang sự
ra đời thần kỳ là Mạc Đĩnh Chi và Nguyễn Thị Duệ. Bố mẹ của Mạc Đĩnh Chi
ngoài 40 tuổi chưa có con. Khi đến đền Chử Đồng Tử ở Hưng Yên, một đêm người
vợ mơ thấy một vệt sáng quắc từ trời rơi xuống giữa nhà rồi hóa thành một con khỉ
chạy vào trong lòng, một thời gian sau sinh ra Mạc Đĩnh Chi. Còn Nguyễn Thị Duệ
là do bà thân mẫu nằm mộng thấy sao trên trời sa vào bụng, sau đó sinh ra bà. Trong
luận văn thạc sĩ “Khảo sát truyền thuyết và lễ hội Đinh Lê ở Ninh Bình” (2012) của

19


Giang Thị Thu Phương, tác giả chỉ ra trong truyền thuyết Đinh Lê, sự ra đời của
Đinh Bộ Lĩnh là do bà Đàm Thị trong một giấc ngủ như bị thôi miên đã bị rái cá
hiếp, sau đó mang thai sinh ra Bộ Lĩnh. Còn nhận xét về dạng sinh đẻ thần kỳ thì tác
giả cũng nhận định là có hai dạng sinh đẻ thần kỳ như trong cuốn sách Tổng tập văn
học dân gian người Việt do Viện Khoa học Xã hội biên soạn. Hoàng Việt Hương
cũng cùng quan điểm này. Trong luận văn thạc sĩ “Khảo sát truyền thuyết và lễ hội
của các di tích Thăng Long Tứ Trấn” (2012), tác giả nói mô típ sinh đẻ thần kỳ có
hai biến dạng, dạng thứ nhất là bà mẹ thụ thai trực tiếp và dạng thứ hai là bà mẹ thụ
thai thông qua một giấc mơ. Luận văn thạc sĩ “Truyền thuyết anh hùng chống ngoại
xâm triều Trần” (2012), tác giả Hoàng Thị Lân chỉ ra sự ra đời thần kỳ của Trần
Hưng Đạo, Bảng Công, Đinh Công Tuấn, Quý Minh, Uy Linh Lang là những người
được mẹ thụ thai thông qua một giấc mơ. Hải Công, Nàng Ngọc là do mẹ bị rắn

trắng bao phủ thụ thai đẻ ra. Trần Nhật Duật sinh ra trên cơ thể có sự khác biệt…
Tác giả nói nguyên nhân của sự sinh đẻ thần kỳ là xuất phát từ quan niệm tín
ngưỡng của con người, con người luôn tin rằng có kiếp luân hồi, có kiếp sau, có sự
đầu thai. Và con người có niềm tin vào cái siêu nhiên. Hơn thế nữa, xuất phát từ tư
tưởng, tình cảm của nhân dân, cũng là trí tưởng tượng sáng tạo của nhân dân để tôn
vinh những người anh hùng của dân tộc, gắn vào họ sự cao quý, khác thường để thể
hiện lòng thành kính đối với họ, để cho họ bất tử và tồn tại muôn đời. Luận án tiến
sĩ “Khảo sát và nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ” (2012), tác giả Nguyễn
Thị Thanh Lưu đã khảo sát 144 truyện, trong đó có 35 truyện có mô típ sinh đẻ thần
kỳ như truyền thuyết Trưng Hưng công thần Đinh Bạt Tụy, sự tích đền Bạch Mã.
Tác giả còn chỉ ra: trong số 35 lần trình diện, các kịch bản của mô típ sinh đẻ thần
kỳ rất hiếm khi trùng lặp. Điều đó cho thấy sức sáng tạo dồi dào của dân gian. Đó là
một quá trình sáng tạo có ý thức nhằm khai thác tối đa vẻ đẹp của đối tượng theo
cách cảm nhận của dân gian, đồng thời mở ra một khoảng không rộng lớn để hình
tượng ấy lớn vụt lên về tầm vóc và có khả năng trường tồn vĩnh cửu. Luận văn thạc
sĩ “Khảo sát hiện tượng Từ Đạo Hạnh ở Hà Nội (Qua truyện kể và Lễ Hội)” (2012)
của tác giả Vũ Thị Huế chỉ ra sự sinh đẻ thần kỳ của Từ Đạo Hạnh là do người mẹ

20


nằm mộng thụ thai đẻ ra con. Trong luận văn thạc sĩ “Những yếu tố văn học dân
gian trong truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu” (2014) của Đỗ Thị Thúy, tác
giả chỉ ra trong 128 truyện mà tác giả tập hợp được thì truyện có mô típ sinh đẻ thần
kỳ là 5 truyện, trong đó có ba khía cạnh nhỏ là: sinh nở trăm trứng, nhân vật mang
hình hài quái dị và nhân vật được thụ thai nhờ thần. Luận văn thạc sĩ “Truyền thuyết
về Nữ thần và Thánh Mẫu ở Hà Nam” (2015) của tác giả Trần Thị Bổng khái quát
ba dạng mô típ sinh đẻ thần kỳ là nằm mộng sinh con, thời gian mang thai khác
thường và người mẹ đẻ bọc con...
Nhìn chung, mặc dù những chuyên luận chuyên nghiên cứu về mô típ sinh đẻ

thần kỳ ở Việt Nam còn chưa nhiều, nhưng trong những công trình có liên quan đến
mô típ sinh đẻ thần kỳ, các tác giả đều đã đề cập đến. Có thể nói, mô típ sinh đẻ
thần kỳ đã trở thành một mô típ quen thuộc đối với giới nghiên cứu.
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu so sánh mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc và
Việt Nam
Cho đến nay, chưa có chuyên luận nghiên cứu so sánh về mô típ sinh đẻ thần
kỳ của Trung Quốc và Việt Nam. Có một số bài văn có bàn về sinh đẻ thần kỳ hoặc
có nhắc một số truyện sinh đẻ thần kỳ. “Bàn về so sánh thần thoại và truyền thuyết
của Trung Quốc và Việt Nam (中越神话传说比较谈 1994)”, tác giả Mạnh Chiêu
Nghị (孟昭毅) đã lấy một số thần thoại và truyền thuyết tương tự của Trung Quốc
và Việt Nam tiến hành so sánh, như Thần Trụ trời của Việt Nam so sánh với Thần
thoại Bàn Cổ của Trung Quốc, Truyện Họ Hồng Bàng của Việt Nam và Truyện Lưu
Nghị của Trung Quốc, Truyện Kim quy của Việt Nam và Quy Hóa thành của Trung
Quốc, Đổng Thiên Vương của Việt Nam và Truyền thuyết Hậu Tắc (后稷传说) của
Trung Quốc. Quan điểm của tác giả là: những thần thoại và truyền thuyết của Việt
Nam hình thành dưới sự ảnh hưởng của những thần thoại và truyền thuyết tương tự
của Trung Quốc. Trong công trình “Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện
cổ Việt Nam và Đông Nam Á” (1998) của Nguyễn Bích Hà có nói đến truyện sinh
đẻ thần kỳ trong Tam quốc chí diễn nghĩa: khi A Đẩu ra đời, có một đám mây lành

21


×