Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Logistic và những vấn đề liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.27 KB, 10 trang )

Logistic là gì?
Điều 233 Luật thương mại nói rằng:
“Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu
kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù
lao.”
Theo Hiệp Hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council
of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), định nghĩa khá đầy
đủ về thuật ngữ này như sau:
“Quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc
hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng
hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi
tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoạt động quản trị Logistics
cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu,
kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới Logistics,
quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ
ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao
gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ
khách hàng. Quản trị logisics là chưc năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa
tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp các hoạt động logistics
với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính,
công nghệ thông tin. ”
Theo Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ (LAC – The US. Logistics
Adminitration Council): “ Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và
kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng
hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên
quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa
mãn yêu cầu của người tiêu dùng. ”
Hiểu một cách ngắn gọn:


Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng dịch
chuyển hàng hóa hay thông tin liên quan đến nguyên vật liệu (đầu vào)
và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Nói
cách khác, Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất
đến tay người tiêu dùng bao gồm các hoạt động như chuẩn bị hàng hóa,
sắp xếp, đóng gói, ghi ký mã hiệu, bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng
hóa, giao hàng và những dịch vụ liên quan đến hàng hóa.

Lịch sử logistics ?
Trong các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã, những
chiến binh có chức danh "Logistikas" được giao nhiệm vụ chu cấp và


phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sĩ hành
quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc này có ý nghĩa
sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ
nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối
phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này
được vận dụng trong các phương pháp quản lý Logistics.
Những tướng quân làm về quân nhu như trong Tam quốc diễn nghĩa cũng
thực hiện vai trò tương tự với logistikas.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác logistics chính là một trong
những yếu tố then chốn dẫn đến chiến thắng vĩ đại. Nhà báo Pháp Giuyn
Roa khẳng định: "Không phải viện trợ của Trung Quốc đã đánh bại tướng
Navarre mà chính là những chiếc xe đạp Peugeot thồ 200, 300 kg hàng và
đẩy bằng sức người, những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay
dưới đất trải tấm nilông. Cái đã đánh bại tướng Navarre không phải bởi các
phương tiện mà là sự thông minh và ý chí của đối phương..."
Thuật ngữ logistics trong tiếng Anh từ chữ Hy Lạp logistikos. Theo định
nghĩa của Oxford thì logistics trong tiếng Anh được hiểu là một nhánh của

khoa học quân sự liên quan đến việc tiến hành, duy trì và vận chuyển
phương tiện thiết bị và nhân sự.
Hiệu quả của hoạt động Logistics là yếu tố có tác động rất lớn đến thành
bại trên chiến trường, cũng vậy hiệu quả của Logistics trong kinh doanh
ngày nay cũng ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Khái
niệm logistics liên quan đến kinh doanh bắt nguồn từ những năm 1950.
Điều này chủ yếu là do sự gia tăng trong việc cung cấp, vận chuyển trong
một thế giới toàn cầu hóa đòi hỏi phải có những nhà chuyên gia trong lĩnh
vực này.

Phân loại Logistics?
Điều 4, Nghị định 170/2007/NĐ-CP có quy định rõ về cách phân biêt dịch
vụ logistic: Dịch vụ Logisticstheo quy định tại Điều 233 Luật Thương
mại được phân loại như sau:
1. Các dịch vụ Logistics chủ yếu, bao gồm:
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp
container;
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh
doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục
hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và
quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa
trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách


hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái
phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
2. Các dịch vụ Logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:
a) Dịch vụ vận tải hàng hải;

b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
c) Dịch vụ vận tải hàng không;
d) Dịch vụ vận tải đường sắt;
đ) Dịch vụ vận tải đường bộ.
e) Dịch vụ vận tải đường ống.
3. Các dịch vụ Logistics liên quan khác, bao gồm:
a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
b) Dịch vụ bưu chính;
c) Dịch vụ thương mại bán buôn;
d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng
lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao
hàng;
đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Phân loại Logistics theo quá trình
Logistics đầu vào (Inbound Logistics): gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ
các nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo
các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và
chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Dòng dịch chuyển này cần được
giám sát nghiêm ngặt để việc sản xuất diễn ra thuận lợi với mức chi phí
thấp nhất, ít rủi ro nhất và hiểu quả nhất.
Logistics đầu ra (Outbound Logistics): gồm các hoạt động như kho bãi, lưu
trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận (nhà bán buôn, nhà bán lẻ, khách
hàng,…) sao cho tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí nhằm tạo ra
thành phẩm với giá rẻ, đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu của khách
hàng, và đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Logistics ngược (Reverse Logistics): gồm các hoạt động của quá trình thu
hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm nhằm mục đích xử lý hoặc tái chế.

Logistics là học gì?

Đối với các trường dạy các ngành Logistics theo hướng chuyên môn hoá,
chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, học viên được học chuyên sâu về
cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa
với nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và
đường biển.




×