Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.72 MB, 90 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ QUANG THÁI

BẢO ĐẢM QUYỂN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO
TRONG TỐ TỤNG
HÌNH s ự• VIẸT
NAM.



LUẬN ÁN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

Hà nội - 1998


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ QUANG THÁI

BẢO ĐẢM QUYỂN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO
TRONG TỐ TỤNG HÌNH s ự VIỆT NAM.








Chuyên ngành: Tội phạm học - Luật hình sự - LuậtTỐ tụng hình sự
Mã so:
50514

LUẬN ÁN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

NGUỜI HUỚNG DẪN KHOA HỌC:

PTS LUẬT: PHAM HồNG HẢI

Hà nội - 1998


MỤC LỤC

Trang 1

Lời nói đầu
Chương 1: Khái niệm quyền bào chữa trong TTHS

5

1-1: Quyền bào chữa - một quyền cơ bản của công dân


5

1- 2 : Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong TTHS

8

1-2-1: Địa vị pháp lý của bị can bị cáo trong TTHS

8

1-2-2: Khái niệm quyền bào chữa của bị can, bị cáotrong TTHS

11

l-2-3:Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự
/
l-2-4:Môí' quan hệ giữa quyền bào chữa với các quyền khác

14

của bị can bị cáotrong TTHS

18

1-3 : Quá trình hình thành và phá triển chế đinh bào chữa
trong luật TTHS

19

Chương 2: Nguyên tắc Bảo đảm quyền bào chữa

của bị can, bị cáo trong TTHS

27

2- 1: Khái niệm bảo đảm quyền bào chữa trong TTHS

27

2- 2 Bảo đảm quyền bào chữa của bị can bị cáo là nguyên tắc
cơ bản của luật TTHS

29

2 - 3: Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa
của bị can, bị cáo với các nguyên tắc TT khác
2- 4 : Bảo đảm quyền bảo chữa trong các giai đoạn của TTHS

31
37'

2-4-1: Bảo đảm của các cơ quan tiến hành và những
người tiên hành TTHS

37

2-4-2: Bảo đảm bằng các hoạt động bào chữa

45

2-4-2-1 :BỊ can, bị cáo tự bào chữa


45

2-4-2-2: Hoạt động bào chữa của người bào chữa trong TTHS

48


Trang
Chương 3: Hoàn thiện chế đinh bào chữa trong TTHS

59

3 - 1: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa
của bị can, bị cáo theo quy đinh của BLTTHS
3-2: Tăng cường cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo

59
68

Kết luận

81

Danh mục tài liệu tham khảo

84


LỜI NÓI ĐẦU

1 - TÍNH CẤP THỊẾT CỦA ĐỀ TÀI
" Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự
( TTHS ) được bảo đảm

Đó là sự ghi nhận của Hiến pháp 1992. Tại Điều

132 của Hiến pháp còn làm rõ nội dung quyền bào chữa: " Bị cáo có thể tự
bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. TỔ chức luật sư được thành lập để
giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp phấp của mình,
góp phần bảo vệ pháp chếXHCN " .
Cụ thểhoá quy định trên của Hiến pháp, Điều 12 BLTTHS quy định: Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm cho bị
can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.
Từ đó cố thể nói: Nhà nước ta rất quan tâm tới quyền bào chữa của bị
can, bị cáo, có cơ chế bảo đảm cho quyền đó trở thành hiện thực. Sự bảo đảm
đó có tính nguyên tắc và nó đã trở thành quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong
toàn bộ hoạt động TTHS . Trước hết là đối với cơ quan tiến hành và những
người tiến hành TTHS.
Trong sự đổi mới chung của đất nước theo hướng xây dựng Nhà nước
pháp quyền, phát triển nền dân chủ, tăng cường pháp chếXHCN, hoạt động
TTHS đã cố những bước tiến rõ rệt trong việc xử lý kiên quyết, triệt đ ể mọi
hành vi phạm tội, đồng thời bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân
Tuy vậy sau gần 10 năm thực hiện BLTTHS , trong điều kiện công cuộc
đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, phấp luật TTHS và thực tiễn ấp
dụng BLTTHS đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó phải kể tới vấn đề
thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo chưa được bảo
đảm đúng đắn, đầy đủ và có hiệu quả. Điều đố là một trong những nguyên
nhân cơ bản;dẫn



-

2

-

tới sự oan, sai trong việc sử lý vụ án hình sự, làm tổn hại tới quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân
Nhưng như thế nào là Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
một cách đúng đắn, đầy đủ, có hiệu quả. Cơ chế đảm bảo quyền bào
chữa:Đảm bảo bằng cái gì và như thế nào, trách nhiệm pháp lý phát sinh khi
sự bảo đảm đố bị vi phạm ra sao, chúng tôi thấy cần chọn đề tài " Bảo đảm
quyền bào chữa của bị can, bị cáo " làm luận án Cao học, với mong muốn
góp phần vào việc bổ xung, sửa đổi một số quy phạm của pháp luật ĨTHS theo
hướng đầy đủ, chính xác, đồng bộ, đảm bảo tính khả thi trên thực tế quyền
bào chữa của bị can, bị cáo.
2 - TÌNH HÌNH NGHIÊN

cứu ĐỀ TÀI LUÂN ÁN

Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo dưới góc độ là một nguyên
tắc cơ bản của TTHS , đã cố nhiều công trình nghiên cứu và được đề cập tới
trong các đề tài như " Bàn thêm vê quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong
TTHS " , " Địư vị pháp lý của người bào chữa trong TTHS Việt Nam ẳ' của PTS
Phạm Hồng Hải ; " Địa vị của bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam " của
Ngô Văn Tiến; " Người bào chữa trong TTHS " của Vũ Văn Thìn .v.v... Nghiên
cứu về nội dung của Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo
có công trình của tác giả Vũ Văn Thiết
Tuy nhiên dưới gốc độ Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo như

là một cơ ch ế bảo đảm cho quyền đó trở thành " thực quyền " đòi hỏi phải
nghiên cứu đề tài này một cách có hệ thống và đầy đủ. trên cơ sở đó đề xuất
những giải phấp hữu ích góp phần vào việc sữa đổi, bổ sung và hoàn thiện
BLTTHS
3 - PHAM VI VÀ MUC ĐÍCH NGHIÊN

cứu ĐỀ TÀI:

Việc nghiên cứu đề tài " Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
nhằm làm rõ cơ sở pháp lý và các bộ phận cấu thành của cơ chế bảo đảm


-

cho quyền hào chữa của bị can, bị

3

CÁO

-

được thực hiện có hiệu quả trong thực

tiễn của TTHS
Đê đạt được mục đích trên việc nghiên cứu phải giải quyết ba vấn đề cơ
bản: - Làm rõ cơ sỏ pháp lý của việc Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị
cáo.
- Những nội dung, yêu cầu của Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa
của bị can, bị cáo đối với các chủ thể hoạt động TTHS theo quy định của

BLTTHS.
- Chỉ ra những hạn chế bất cập trong thực tiễn Bảo đảm quyền bào
chữa của bị can, bị cáo đồng thời đề xuất các ý kiến góp phần hoàn thiện các
chế định vê Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
4 -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI

Luận án được trình bày trên cơ sỏ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin
về Quyền con người, những quan điểm đổi mới của Đảng về dân chủ hoá
trong hoạt động TTHS
Đ ể giải quyết những vấn đê nêu trên chúng tôi dựa vào phương pháp
luận Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử cùng với các phương pháp khoa học
cụ thể: Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và lô gíc đ ể làm sáng tỏ nội
dung đề tài nghiên cứu.
5 - C ÁI M Ớ I CỦA LU ÂN Á N :
Trong luận án này chúng tôi đã cố gắng làm rõ thêm một bước cơ sở lý
luận của thực tiễn của quyền bào chữa của bị can, bị cáo, làm tiền đề
cho việc nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống nội dung của nguyên tắc
và các bộ phận cấu thành của cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của bị
can, bị cáo. Đó là phương tiện cơ bản đ ể quyền bào chữa trong TTHS trở
thành thực quyền - một biểu hiện sinh động của quyền con người trong Nhà
nước ta.


-

4

-

6 - Ý NGHĨA CỦA LUÀN ÁN

Trong sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta do ữảng khởi xướng và lãnh
đạo, việc nghiên cứu đề tài " Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo "
có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần đổi mới tư duy pháp lý trong lĩnh vực
hoạt động TTHS theo hướng dân chủ, tiến bộ và nhân đạo hơn
Nâng cao nhận thức về vai trò và vị trí của bị can, bị cáo với tư cách
là chủ thể của TTHS có quyền bình đẳng trước phấp luật, Quyền được đòi hỏi
ở các chủ thể khác bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
- Bản luận án còn có ỷ nghĩa thực tiễn quan trọng là góp phần tăng
cương hiệu quả thực tế của cơ chế Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị
cáo, qua đố bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ
- Với những đề nghị và giải pháp trong luận án, hy vọng sẽ góp phần
vào việc hoàn thiện các chế định liên quan đến vấn đề bảo đảm quyền bào
chữa của bị can, bị cáo.
- Ngoài ra luận án có thể là một tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu
và hoạt động thực tiễn của các ngành, cấc cơ quan bảo vệ pháp luật
7 - C ơ CẤU CỦA LUÂN Ấ N
Bản luận ấn bao gồm lời nối đầu, 3 chương gồm 9 mục, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo
Bản luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình có
hiệu quả của PTS Phạm Hồng Hải và các thầy lớp Cao học Luật khoá III tại
Hà nội
Tôi xin chân thành cám ơn và rất mong được sự đóng góp ý kiêh của
Hội đồng Khoa học.


-5 cH ƯƠNG 1

KHÁI N Ệ M QUYỀN BÀO CHỮA TRONG T ố TỤNG HÌNH s ự
1-1: Quyền bào chữa - Một quyền cơ bản của công dân.
Lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài ngưcd là lịch sử đấu tranh vì

sự tiến bộ xã hội vì quyền con người.
Chính vì vậy mà bản tuyên ngôn nhân quyền 1776 của Mỹ ghi nhận : "
Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyển
không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc

Các quyền cơ bản đó là quyền tự

nhiẽn của con người.
Trong xã hội công dân, những quyền đó được Nhà nước thừa nhận và
bảo hộ ở các mức độ khác nhau tuỳ theo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
khác nhau ở mỗi nước và trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Việc bảo
đảm các quyền cơ bản công dân ở nước ta hiện nay được đặt trong mối quan
hệ gắn bó mật thiết với nghĩa vụ công dân hướng tói sự bảo đảm lợi ích của
toàn xã hội.
Điều 51 Hiến pháp 1992 ghi nhận: " Quyền của công dân không tách rời
nghĩa vụ công dân
Nhà nước bảo đảm các quyền công dân, công dân phải làm tròn nghĩa
vụ của mình đối vói Nhà nước và xã hội.
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng pháp luật trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, có quyền yẽu cầu mọi công dân tôn trọng,
chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy
đủ đúng đắn quyền và nghĩa vụ cồng dân. Những hành vi vi phạm pháp luật do
không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc sử dụng quyền không
đúng đắn, lạm quyền của công dân sẽ gây ra hoặc đe


doạ gây ra những thiệt hại cho người khác, cho Nhà nước và cho xã hội đều
phải được phát hiện và xử lý kịp thời.
Việc phát hiện và xử lý những vi phạm nói trên do các cơ quan Nhà

nước và những người có thẩm quyền thực hiện theo quy đinh của pháp luật sẽ
dẫn tới sự quy kết về trách nhiệm pháp lý đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật. Các chế tài do luật quy đinh có thể được áp dụng đối với ngưòti có
hành vi đó là: Chế tài kỷ luật, chế tài hành chính, chế tại dân sự hoặc chế tài
hình sự tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp
luật. Nó thể hiện sự phản ứng cần thiết của Nhà nước ở các mực độ khác nhau
đối với hành vi vi phạm pháp luật và đối vói ngưòd có hành vi ấy.
Nhà nước với tư cách là một tổ chức chính trị, lãnh đạo xã hội luôn luôn
tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Nhà nước không cho phép bất cứ cá
nhân nào, tổ chức nào vì quyền lợi của mình mà xâm hại quyền lợi người
khác, tước bỏ những quyền cơ bản của con người một cách vô căn cứ.
Việc xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật đòi hỏi: Một mặt phải triệt để,
nhanh chóng, kịp thòi, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần có
hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật.
Mặt khác xử lý phải khách quan, vô tư trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan,
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Một trong những đảm bảo quan trọng là Nhà nước thừa nhận và đảm
bảo quyền bào chữa của công dân khi có sự quy kết lỗi của họ từ phía các cơ
quan Nhà nước là những người có thẩm quyền. Bởi lẽ sự thật khách quan được
xác đinh phải dựa trên cơ sở có sự cọ sát giữa những ý kiến khác nhau về vụ
việc bao gồm những ý kiến cổ tính quy kết, buộc lỗi của các cơ quan Nhà
nước và những người có thẩm quyền xử lý và ý kiến có tính bào chữa của
người bị quy kết. Họ có thể bằng cách sử dụng quyền khiếu nại, đưa ra


-

7

-


các bằng chứng, chứng minh rằng họ không có lỗi, hoặc có lỗi nhưng chưa tóti
mức phải bị cơ quan Nhà nước và cá nhân có thẩm quyền quy kết.
Chẳng hạn: - Khi một công dân bị quy kết là có lỗi, vi phạm kỷ luật lao
động, bị buộc thôi việc. Họ có quyền khiếu nại đưa ra các bằng chứng, chứng
minh rằng họ có lỗi nhưng chưa đến mức phải buộc thôi việc.
- Một bị đơn dân sự có quyền đưa ra các lý lẽ, chứng minh cho mình là
không có lỗi trong một hợp đồng dân sự và không phải chịu trách nhiệm dân
sự.
- Một người bị phạt hành chính vì lý do trốn thuế. Sự thực họ không trốn
thuế. Việc xử phạt hành chính là không hợp pháp. Họ có quyền viết đơn khiếu
nại và tố cáo hành vi sai trái của cán bộ thuế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của mình đồng thời đấu tranh chống những hành vi sai trái, làm
lành manh hoá các quy an hệ xã hội.
- Một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, với tư cách bị can, bị cáo.
Họ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa đưa ra những chứng


cứ, lý lẽ chông lại sự buộc tội thiếu căn cứ hoặc chứng minh cho sự giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự của mình .
Như vây bào chữa theo nghĩa chung nhất là hành vi của một người đưa ra
các bằng chứng, lý lẽ chứng minh cho sự không có lỗi hoặc có lỗi, nhưng nhẹ
hơn so với lỗi bị quy kết của các cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền
đối với chính mình ( tự bào chữa) hoặc của người khác ( trường hợp bào chữa
cho người khác ). Quyền bào chữa thuộc về ngưòi bị coi là có lỗi bao gồm cả
lỗi hành chính, lỗi kỷ luật, lỗi dân sự, lỗi hình sự [1] . Quyền bào chữa của
công dân trở thành một bộ phận của các quyền cơ bản công dân là phương
tiện cơ bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi bị quy kết có
sự vi phạm pháp lu ậ t.
Quyền bào chữa nói trên được bảo đảm bằng các cách thức , phương

tiện và biện pháp khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và mục tiêu của các
[1] Phạm H ồng Hải Tạp chí T A N D số 9- 1991- trang 13


loại hoạt động tố tụng: Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính
và Tố tụng kỷ luật. Do đó khái niệm về quyền bào chữa trong mỗi loại hoạt
động tố tụng cũng có nội dung riêng biệt. Nhận thức đầy đủ, đúng dắn về
quyền bào chữa nói chung và quyền bào chữa trong tố tụng hình sự nói riêng
có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn làm tiền đề
cho việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự .
Đây là một trong những điều kiện làm cho tố tụng hình sự đạt được kết quả
cao : Phát hiện chính xác nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành
vi phạm tội , không để lọt tội phạm . không làm oan người vô tội (Điều 1
BLTTHS) .
1-2 Khái niệm quyền bào chữa của bị can bị cáo trong tô tụng hình sự :
1-2-1: Địa vị pháp lý của bị can bị cáo trong tô' tụng hình s ự :
TỐ tụng hình sự là một quá trình bào gồm một loạt các hoạt động của
các cơ quan tiến hành tố tụng ( Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát , Toà án ) ,
những người tiến hành tố tụng ( điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội
thẩm nhân dân, thư ký phiên toà ) và những người tham gia tố tụng ( bị can, bị
cáo, người bào chữa .v.v...). Kể cả những cá nhân, cơ quan Nhà nước khác và
tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự theo quy định của
LTTHS
Những hoạt động trên là một quá trình liến tục , theo một trình tự nhất
đinh, do các cơ quan có thẩm quyển tiến hành căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn theo luật đinh để thực hiện những yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra
trong từng giai đoạn tố tụng cụ thể : Khởi tố - Điều tra; Truy tố, Xét xử và thi
hành bản án hình sự
Phù hợp với các giai đoạn tố tụng nêu trên là các cơ quan chức năng: Cơ
quan điều tra cơ quan Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, nhân danh

Nhà nước và thực hiện quyến lực Nhà nước giao cho trong việc đánh


giá xem xét và giải quyết vụ án hình sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của Nhà
nước và của xã hội, mặt khác phải đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân
Từ sự xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của các hoạt động trong TTHS^CÓ
thể khẳng định rằng: Mọi sự nỗ lực của các cơ quan và những người tiến
hành tố tụng hình sự cũng như những người tham gia TTHS điều hướng tới
mục đích: Xác định chân lý khách quan của vụ án
Để đạt được mục tiêu trên, hoạt động của các cơ quan tiến hành TT
không thể tách rời sự tham gia của bị can, bị cáo, người bào chữa , người bị
hại v.v... trong quá trình tố tụng. Vai trò và địa vị pháp lý của những người
tiến hành tố tụng và những người tham gia TTHS có khác nhau, ở từng giai
đoạn khác nhau. Họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác nhau nhưng điều đi
đến một kết quả chung thống nhất trong hoạt động tố tụng là: Xác đinh sự thật
khách quan làm cơ sở cho Toà án vận dụng pháp luật hình sự nhằm giải quyết
đúng đắn vụ án
Sự thống nhất đó là kết quả đấu tranh của hai mặt đối lập: Thực hiện
chức năng buộc tội và chức năng gỡ tội của một bên là đại diện cho Nhà nước
: Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và phía bên kia ( Gỡ tội ) là bị can, bị cáo,
người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa của bị can, bị cáo.
Trong hoạt động TTHS , ba chức năng buộc tội , gỡ tội và xét xử phải
được thực hiện đầy đủ. Nếu chỉ thiên về buộc tội có thể dẫn tới việc làm oan







m/







người vô tội hoặc làm tăng nặng trách nhiệm hình sự dẫn tới sự vi phạm quyền
và lợi ích hợp pháp của họ. Ngược lại chi thiên về gỡ tội mà thiếu tính nghiêm
minh của pháp luật sẽ dẫn tới việc bỏ lọt tội, vi phạm pháp chế XHCN. Nếu
chức năng xét xử không được thực hiện tốt thì dù ở giai đoạn điều tra, truy tố
hoặc chức năng bào chữa có tốt đến mấy cũng sẽ làm cho mục đích của TTHS
không đạt được


-

10

-

Trong ba chức năng trên thì chức năng buộc tội và chức năng bào chữa
luôn luôn tồn tại song song một cách khách quan trong tất cả các giai đoạn
của TTHS theo từng cấp độ khác nhau, có đinh hướng và có sự tác động qua
lại lẫn nhau, tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiên chức năng xét xử và
cuối cùng là đáp ứng được yêu cầu, mục đích của TTHS.
Khẳng định được sự tồn tại khách quan của chức năng gỡ tội ( bào
chữa) trong tố tụng hình sự là cơ sở để xác định vị trí pháp lý của bị can, bị
cáo trong TTHS.




Khoản 1 Điều 34 BLTTHS quy đinh: "bị can là ngưòd đã bị khởi tố về
hình sự bị cáo là người đã bị Toà án đưa ra xét xử".
Việc buộc tội và truy cứu trách nhiệm hình sự vód tư cách là bị can, bị
cáo đối với một người, do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo một
trình tự, thủ tục do luật định dựa trên những chứng cứ cần thiết. Tuy nhiên
Điều 10 BLTTHS khẳng định rõ: " Không ai có thể bị coi là có tội và phải
chịu hình phạt nếu chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
Như vậy bị can, bị cáo đều là người bị buộc t ộ i , nhưng chưa được coi là
người có tội theo nghĩa đầy đủ của từ đó. Điều này cần có sự nhận thức đúng
đắn trước hết là ở những cơ quan và những người tiến hành tố tụng
Để đạt được mục đích của hoạt động tố tụng nêu trên, LTTHS cho phép
áp dụng các biện pháp tố tụng cần thiết để đảm bảo và nâng cao hiệu quả
trong hoạt động điểu tra , truy tố, xét xử
Những biên pháp này sẽ dẫn tới một hệ quả là : Bị can, bị cáo phải chịu
sự cưỡng chế cần thiết, phải thực hiện những nghĩa vụ cần thiết xuất phát từ
lợi ích và mục tiêu của hoạt động tố tụng.
Sự buộc tội của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị can, bị cáo có
thể dẫn tói việc tước đi hay hạn chế một số quyền tự do thân thể, các quyền về
con người khác của bị can, bị cáo. Song đó không phải là trách


-

11

-


nhiệm pháp lý phát sinh từ sự vi phạm pháp luật của họ, đó là những giải pháp
tình thế phục vụ cho mục đích tố tụng hình sự
Bị can, bị cáo trước hết họ là những công dân đang thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình ở địa vị pháp lý mổti do BLTTHS quy đinh: Họ có quyền
đòi hỏi ỏ các cơ quan Nhà nước tôn trọng các quyền và lợi ích hợ pháp của họ
1-2-2: Khái niệm Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong TTHS.
Từ quan điểm coi bị can, bị cáo là người công dân đang có vị trí pháp lý
là chủ thể của TTHS, sau khi có các quyết đinh khởi tố bị can hoặc có quyết
đinh đưa vụ án ra xét xử của toà án, họ chưa được coi là có tội. Nên pháp luật
TTHS đảm bảo cho họ quyền được chứng minh là mình vô tội hoặc làm giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được xác đinh là
quyền tố tụng xuất hiện trên cơ sở thực hiện một trong những chức năng cơ
bản của TTHS : Chức năng bào chữa ( Gỡ tộ i) đó là một phương tiện đảm bảo
quyền cơ bản của công dân không bị hạn chế một cách bất hợp pháp bởi cá
nhân hoặc tổ chức nào. Như vậy quyền bào chữa của bị can, bị cáo là những
khả năng mà luật pháp cho phép thực hiện các hành vi tố tụng , hướng tới sự
chứng minh cho sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình
chống lại sự buộc tội hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự một cách thiếu căn
cứ.
Mặt khác quyền bào chữa của bị can, bị cáo cũng đòi hỏi từ các cơ quan
tiến hành tố tụng cũng phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên cơ
sở tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.
Như vậy quyền bào chữa của bị can, bị cáo luôn gắn liền với trách
nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc bảo đảm cho quyền đó được thực
hiện trên thực tế, bỏi lẽ quyền đó mới chỉ là khả năng được hưởng của các chủ
thể với tư cách bị can, bị cáo được pháp luật ghi nhận.


-


12

-

Việc làm sáng tỏ khái niệm quyền bào chữa trong TTHS hiện nay, trong
điều kiện đổi mới toàn diện của đất nước và trong xu thế mở rộng quyền dân
chủ của công dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền, tăng cường pháp chế
XHCN là vấn đề cấp thiết nhằm hoàn thiện hơn nữa chế đinh Bảo đảm quyền
bào chữa của bị can, bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đây là một trong những vấn đề về nhân quyền mà Nhà nước ta quan tâm. /
Trong TTHS chức năng buộc tội được thể hiện ở nhiều cấp độ khác
nhau. Có thể phân chia sự buộc tội đó thành bốn cấp độ: Buộc tội bằng quyết
định tạm giữ của cơ quan điều tra; Quyết định khởi tố bị can; quyết định đưa
ra truy tố bằng Bản cáo trạng và bản án buộc tội của Toà án [2]
Nhưng ở đâu và khi nào có sự buộc tội thì ở đó có sự bào chữa. Nếu
thiếu sự bào chữa sẽ không có tranh tụng. Nếu không có sự tranh tụng sẽ khó
có thể giải quyết vụ án hình sự được khách quan toàn diện, xét xử đúng người
đúng tội, đúng pháp luật. Vì vậy chức năng bào chữa luôn tồn tại song song
vód chức năng buộc tội. Đây là phương thức cơ bản để xác định sự thật khách
quan của vụ án.
Xác đinh đúng thời điểm xuất hiện chức năng buộc tội cũng tức là xác

/
đinh thòi điếm phát sinh chưcg năng bào chữa.
Có quan điểm cho rằng: Chức năng buộc tội xuất hiện từ khi khởi tố vụ
án và cho rằng: " Trong TTHS , bị can, người bị tình nghi cũng như những
công dân tham gia tố tụng với tư cách khác, kể cả người bị hại cần được bảo
vệ lợi ích khỏi sự xâm hại có thể xảy ra*[3]. Bởi vì TTHS bắt đầu từ thời điểm
có quyết đinh khởi tố vụ án của cơ quan có thẩm quyền, xác nhận sự tồn tại
của quan hệ pháp luật hình sự do có sự kiện phạm tội.

Nhưng sự buộc tội phải có đối tượng cụ thể, tức là buộc tội đối vód ai,
phạm tội gì, vi phạm điều luật nào, thuộc khoản nào của Bộ luật hình sự. Một
người chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi họ vi phạm một
[2] Phạm Hồng Hải - SĐD trang 14
[3] Ki cova.E.Ph: * Quyền bào chữa và bảo vệ lọi ích trong TTHS xô Viết
tập chí luật học số 2- 1983 - trang 87


-

13

-

điều luật đã được Bộ luật hình sự quy định. Từ đó có thể nói chức năng buộc
tội được phát sinh từ khi có quyết định khởi tố bị can và từ giai đoạn điều tra
vụ án.
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận quyền bào chữa của người bị tạm
giữ, vì ngay sau khi có quyết định tạm giữ của cơ quan điều tra, người bị tạm
giữ đã có quyền đưa ra chứng cứ, chứng minh rằng họ không có lỗi hình sự
hoặc có lỗi nhưng chưa t<5i mức bị cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ.
Tương tự như vậy khi bị toà án kết án, dù bản án đã có hiệu lực pháp
luật, người bị kết án vẫn có quyền làm đơn khiếu nại đến người có thẩm
quyền kháng nghị theo luật định để yêu cầu giải quyết vụ án theo hưáng xác
đinh vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ.
Như vậy quyền bào chữa trong TTHS thuộc về người bị buộc tội theo
bốn cấp độ khác nhau trong các giai đoạn của TTHS: Người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo, ngưòi bị kết án những người đó có địa vị pháp lý khác nhau, phù hợp
với từng giai đoạn khác nhau của TTHS. Vì vậy luật TTHS bảo đảm cho họ sử
dụng những phương tiện , cách thức khác nhau khi thực hiện quyền bào chữa.

Chẳng hạn trong giai đoạn xét xử, bị cáo được thực hiện các quyền:
Được tranh luận, được nói lời nói sau cùng, được quyền kháng án bản án sơ
thẩm mà những người khác không có các quyền này.
Từ đó thể nói hiểu như thế nào là quyền bào chữa trong TTHS cho chính
xác, phải đặt trong mối quan hệ của các chủ thể ( Người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, người bị kết án ) với các cơ quan và những người tiến hành TTHS trong
các giai đoạn của TTHS cụ thể.
Tóm lại: Quyền bào chữa tồn tại ở tất cả các giai đoạn của TTHS.
Quyền bào chữa như một quyền năng tố tụng không thể thiếu được ở bất kỳ


-

14

-

cấp độ buộc tội nào của TTHS, nó thuộc về người bị tình nghi phạm tội, được
áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bị can, bị cáo, và người bị kết án.
Trong thực tế, không phải khi nào người bị buộc tội cũng có thể tự bào
chữa cho mình được.
Ví dụ : Ngưòti chưa thành niên phạm tội, người có nhược điểm về thể
chất hoặc tậm thần, người ít hiểu biết pháp luật.
Vì vậy để bảo đảm quyền lợi của họ khỏi bị xâm hại có thể từ phía các
cơ quan và người tiến hành tố tụng. Điều 12 BLTTHS quy định: " Bị can, bị
cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa
Như vậy quyền bào chữa bao hàm 2 bộ phận: Quyền tự bào chữa và
quyền nhờ người khác bào chữa. Hai quyền này không phủ đinh nhau. Quyền
tự bào chữa không làm mất đi ( triệt tiêu ) quyền được nhờ .người khác bào
chữa và ngược lại: Quyền nhờ người khác bào chữa cũng không làm mất đi

quyền tự bào chữa của người bị buộc tội.
Về hình thức biểu hiện các quyền bào chữa: Có thể bằng lời nói như
trình bầy các lý lẽ, đề xuất các chứng cứ tại phiên toà, trong khi tranh luận với
kiểm sát viên duy trì công tố ..v.v. Quyền bào chữa còn được thể hiện dưới
hình thức văn bản viết: Có thể là đơn yêu cầu, kháng cáo của bị cáo, bài bào
chữa của người bào chữa.
Trong trường hợp nhờ người khác bào chữa, mối quan hệ giữa người bào
chữa và người được bào chữa chỉ xuất hiện khi: Người bị buộc tội mời một
người làm người bào chữa và được cơ quan tiến hành TTHS chấp nhận hoặc
trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng cử người bào chữa cho người bị buộc tội
và được ngươi này đồng ý.
1-2 -3: Địa vị pháp lý của người bào chữa trong TTHS
Người bào chữa là người tham gia tố tụng theo yêu cầu của bị can, bị
cáo hoặc tham gia theo yêu cầu của Toà án trong một số trường hợp do luật
định. Hiến pháp 1992 quy định : " Quyền bào chữa của bị cáo được bảo


-

15

-

đảm...tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế XHCN.
Chế định người bào chữa còn được quy đinh tại các Điều 35; Điều 36;
Điều 37 của BLTTHS thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, phát huy dân chủ
XHCN của Nhà nước ta. Sự tham gia của người bào chữa là cần thiết và khách
quan không những giúp cho bị can, bị cáo thực hiện đầy đủ các quyền của họ
mà còn có phần đóng góp vào việc giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng tiến

hành tố tụng có hiệu quả theo đúng yêu cầu của LTTHS, góp phần đảm bảo
pháp chếXHCN.
Điều 35 BLTTHS quy định: ngưòti bào chữa có thể là luật sư, bào chữa
viên nhân dân, người đại diện của bị can, bị cáo. Địa vị pháp lý của họ được
xác đinh bỏi quyền và nghĩa vụ do BLTTHS quy định
Trong TTHS có nhiều người tham gia nhưng vị trí người bào chữa rất
quan trọng, nó làm cân bằng tính pháp lý trong quá trình tố tụng giữa một bên
có chức năng buộc tội là cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành
tố tụng và bên kia gồm bị can, bị cáo , người bào chữa thực hiện chức năng gỡ
tội ( bào chữa ) giúp Toà án ra bản án đúng người, đúng tội đúng pháp luật.
Theo quy định của Điều 35 của BLTTHS: có 3 loại người có thể tham
gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị buộc t ộ i . Đó là Luật sư
. người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân .
Thực tiễn thi hành luật TTHS những năm qua cho thấy các -Soàn luật sư
và luật sư tham gia hoạt động TTHS với vai trò là ngưcd bào chữa có tác dụng
to lớn và tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị
cáo, tuy nhiên lực lượng còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã
hội . Đây cũng là vấn đề quan tâm nhằm hoàn thiện chế đinh về người bào
chữa ở Nhà nước ta hiện nay .


-

16

-

Trong TTHS, hầu như quy đinh về sự tham gia của người đại diện hợp
pháp của bị can, bị cáo với vai trò là người bào chữa là không được áp dụng.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là cơ sở pháp lý đối với

người đại diện của bị can, bị cáo chưa được làm rõ trong luật TTHS. Mặt khác
trên thực tế các Đoàn bào chữa viên nhân dân không còn tồn tại . Bào chữa
viên nhân dân cũng không còn trở thành người bào chữa nữa .
Như vậy vai trò của người bào chữa trong thực tế chỉ được biểu hiện qua
hoạt động bào chữa của luật sư .
Để thực hiện quyền có người bào chữa, BLTTHS quy định : khi được bị
can lựa chọn làm người bào chữa, người bào chữa có quyền tham gia tố tụng
từ khi khởi tố bị can , trừ trường hợp đặc biệt do luật TTHS quy đinh, thì có
thể tham gia từ khi kết thúc điều tra.
Đây là một quy đinh mói so trước khi BLTTHS được ban hành , tuy
nhiên thòi điểm tham gia của người bào chữa từ khi khởi tố bị can cũng đã
được nêu lên trong " Đề án về quyền bào chữa của bị can" của Bộ Tư pháp
ngày 20-6 - 1956 " [4] nhưng chưa được áp dụng trong thòi kỳ đó . Vì vậy vấn
để này được quy định trở lại và đảm bảo thực hiện là một bước tiến bộ, phù
họp vối xu thế dân chủ và bảo đảm quyền con người trong TTHS [5] .
Nghiên cứu cơ chế pháp lý về ngưòti bào chữa trong TTHS cho thấy :
quyền và nghĩa vụ của người bào chữa luôn gắn liền vái quyền và nghĩa vụ
của bị can, bị cáo mà họ bào chữa. Khi tham gia tố tụng người bào chữa có
nhiệm vụ làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, đưa ra những chứng cứ, lý
lẽ để gỡ tội cho bị can, bị cáo mà không được làm xấu đi tình trạng pháp lý
của họ.
Mối quan hệ pháp lý giữa người bào chữa và bị can, bị cáo được thiết
lập trên cơ sở hợp đồng ( uỷ thác ) là chủ yếu, trừ một số trường hợp khác do
luật TTHS quy đinh sự tham gia của người bào chữa trong TTHS là bắt buộc.
Vì vậy có thể khẳng đinh : thực hiện công việc bào chữa cho ngưòti bị
[4] Hệ thống luật lệ về TTHS - TAND TC - H-1976 - trang 337
[5] Tội phạm học - luật Hình sự - luật TTHSVN- H - 1998 trang 338


-


17

-

buộc tội là trách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa . Trách nhiệm này tồn
tại trên cơ sở có sự thoả thuận giữa người bị buộc tội và người bào chữa.
Người bào chữa không được từ chối bào chữa nếu không có lý do chính đáng.
Trong trường hợp có lý do chính đáng , để từ chối bào chữa phải có sự thông
báo cho bị can, bị cáo được biết để họ có thể chủ động thực hiện quyền bào
chữa .
Như vậy thông qua hợp đồng dân s ự , người bào chữa cùng với bị can, bị
cáo hợp thành một bên tranh tụng, ở góc độ quan hệ này quyền và nghĩa vụ
của người bào chữa tương xứng với quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo.
Nghĩa vụ tham gia tố tụng của người bào chữa phát sinh trên cơ sở đảm bảo
lợi ích của bị can, bị cáo,và ngược lại quyền được thoả mãn lợi ích của người
bào chữa được đảm bảo nghĩa vụ tương ứng của bị can, bị cáo. Nội dung của
mối quan hệ đó tạo nên sự thống nhất giữa bị can, bị cáo, người bào chữa được
thể hiện dưới dạng: Bên gỡ tội ( Bào chữa )
Tuy vậy khi đã được luật TTHS thừa nhận là người tham gia vói tư cách
là người bào chữa thì những hành vi tố tụng của họ lại được các chế đinh của
pháp luật TTHS điều chỉnh, vừa thoả mãn đảm bảo lợi ích của Nhà nước lợi
ích của cộng đồng xã h ộ i, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can,
bị cáo. Vì vậy có thể nói địa vị pháp lý của người bào chữa vừa có tính thống
nhất vói địa vị của bị can, bị cáo trong quan hệ dân sự, vừa có tính độc lập khi
đồng thời tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS
Tính thống nhất được biểu hiện ở chỗ : Người bào chữa tham gia vào vụ
án dù ở dạng mời ( hợp đồng ) hoặc do cơ quan tiến hành tố tụng cử người bào
chữa thì vẫn phải có sự đồng ý của người bị buộc tội. Như vậy ý chí của bị
can, bị cáo là yếu tố quyết định có hay không có người bào chữa

Rõ ràng sự tồn tại địa vị pháp lý của người bào chữa gắn liền với sự tồn
tại địa vị pháp lý của bị can, bị cáo \ ' 1
vừa có sự độc lập tương đối.

'

v

'

" g nhất


-

18

-

Trong quan hệ pháp luật TTHS vcd tư cách là một chủ thể, người bào
chữa có quyền sử dụng tất cả các phương tiện, biện pháp do luật TTHS quy
định để thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích
cho họ. Đồng thời người bào chữa cũng phải thực hiện nghĩa vụ cvủa mình
góp phần giải quyết đúng đắn vụ án, thực hiện dân chủ XHCN , giáo dục công
dân, tôn trọng trật tự cuộc sống XHCN
1-2-4: Mối quan hệ giữa quyền bào chữa với cấc quyền khấc của bị
can, bị cáo trong TTHS:
Quyền bào chữa trong TTHS có mối liên hệ mật thiết vớ các quyền khác
như: Quyền được bảo vệ các quyến và lợi ích hợp pháp của công dân; Quyền
bào chữa trước toà án và quyền bào chữa nói chung.

Quyền được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp có nội dung rất rộng,
các quyền khác chỉ là phương tiện để đạt được mục đích là thực hiện quyền
đó.
Chẳng hạn quyền bào chữa trước toà án thuộc về không những của bị
cáo mà còn là quyền của bị đơn dân sự; người có lợi ích liên quan đến vụ án.
Họ thực hiện quyền bào chữa trước toà án cũng chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ có thể bị tổn hại từ phía nguyên đơn hoặc từ phía cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự, dân sự. Vì vậy không thể đồng nhất quyền bào chữa
trong TTHS vói quyền bào chữa trước Toà án.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, công dân còn sử dụng
quyền khiếu nại, tố cáo đối với các cơ quan, những người có thẩm quyền hoặc
viết đơn để nghị khởi tố vụ án hình sự ( Trong trường hợp luật hình sự quy
định ) hay khởi kiện dân sự lên Toà án dân sự. Các quyền này còn được gọi là
quyền được bảo vệ các quyền cơ bản công dân.
Trong trường hợp công dân bị các cơ quan Nhà nước, những người có
thẩm quyền quy kết lỗi: Có thể là lỗi hành chính, lỗi dân sự, lỗi hình sự


-

19

-

hoặc là bị kỷ luật, họ có quyền bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của họ ( Như phần đầu đã phân tích làm rõ ).
Như vậy quyền bào chữa trong TTHS cũng không thể đồng nhất với
quyền bào chữa theo nghĩa chung nhất được phát sinh trong các trường hợp
công dân bị quy kết lỗi, bất kể là loại lỗi gì theo quy địng của pháp luật.
Sự phân biệt trên đây và sự thừa nhận quyền bào chữa trong TTHS thuộc

bốn loại người bị buộc tội trong các giai đoạn khác nhau của TTHS có ý nghĩa
quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện chế định Bảo đảm quyền bào chữa
của bị can, bị cáo trong điều kiện dân chủ hoá mọi hoạt động của các cơ quan
Nhà nước hiện nay.
1-3 : $uá trình hình thành và phát triển chê định bào chữa trong
luật TTHS
Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo đòi hỏi trước hết cơ sở pháp
lý làm tiển đề cho mọi hoạt động TTHS . Sự đảm bảo đó điều phải được cụ thể
hoá bằng các quy định của pháp luật TTHS . Sự hoàn thiện các quy định của
pháp luật nói chung và về chế đinh Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị
cáo nói riêng là một quá trình. Quá trình phát triển đó phụ thuộc vào các điều
kiện Chính trị - Kinh tế - Xã hội và tình trạng lập pháp trong những thòi kỳ
lịch sử cụ thể của đất nước:
Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 năm 19945 đến trước khi BLTTHS ra
đời ( 1988)
Năm 1945, cách mạng thang 8 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân
chủ cộng hoà ra đòi. Ngay sau ngày thành lập chính quyền Nhà nước Dân chủ
nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm ngay đến việc xây
dựng và ban hành Hiến pháp - Đạo luật cơ bản làm cơ sở để xây dựng một hệ
thống pháp luật của Chính quyền mới


-

20

-

Ngày 24 tháng 11 năm 1946 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh số 13 SL về tổ
chức các ngạch quân sự có quy định : " Trong việc đại hình, nếu trước toà

thượng thẩm có một bị cáo không có ai bênh vực, ông Chánh án sẽ cử một luật
sư để bào chữa cho hắn
Cũng sắc lệnh 13 điều 46 còn quy đinh việc bào chữa của các luật sư :
" các luật sư có quyền biện hộ trước tất cả các toà án, trừ những toà án sơ cấp"

Sắc lệnh 144 - SL Ngày 22-12-1949 quy đinh theo hướng mở rộng
người tham gia bào chữa : " ... Trước toà án thường và toà án đặc biệt xử việc
tiểu hình , đại hình , trừ toà án binh tại mặt trận . Nguyên cáo bị cáo và bị can
có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Công dân
đó phải đực Chánh án thừa nhận
Về điều kiện để trở thành người bào chữa, Nghị đinh số 12/01/1950
của Bộ tư pháp quy định như sau: - Có quốc tịch Việt nam không phân biệt
đàn ông hay đàn bà

- ít nhất 21 tuổi

Lần đầu tiên quyền của người bào chữa trước khi xét xử và sau khi kết
thúc phiến toà được ghi nhận tại Bản đề án về quyền bào chữa của bị cáo được
hội nghị tư pháp thông qua ngày 20/06/1956. Theo Bản đề án ngưòi bào chữa
có thể bắt đầu công việc từ khi mở cuộc thẩm cứu, được xem và chép hồ sơ để
nghiên cứu, được theo dõi thẩm cứu, được có mặt vốd bị cáo khi hỏi cung,
được yêu cầu mời giám đinh hoặc người làm chứng mới, có lợi cho bị cáo,
được hỏi tất cả những người cung khai trước phiên toà sau khi xin phép Chánh
án. Ngưòi bào chữa có thể tiếp tục bênhvực cho bị cáo ở toà cấp trên
Tại bản Hiến pháp năm 1946 , quyền bào chữa của Bị cáo đã được ghi
nhận tại Điều 67 Hiến pháp: " Các phiên toà điều công khai, trừ những


×