Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đức trị và pháp trị quá trình hình thành, phát triển và sự kết hợp đức trị và pháp trị trong pháp luật phong kiến đại việt thế kỷ XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.86 MB, 107 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯPHÁP

TRUỒNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VÚ THi NGÃ

ĐỨC TRỊ VÀ PHÁP TRỊ-QUÁ TRINH HÌNH THÀNH,
PHÁT TRỈÉN VÀ SỤ KẾT HỢP ĐỨC TRỊ VÀ PHÁP
TRỊ TRONG PIIÁP LUẬT PHONG KIẾN ĐẠI VIỆT
THẾ KỶ XV

Ll)ẬN ÁN i HẠC' SỸ LUẬT HỌC

HÀ NOI ỉ 2000


BÔ GIÁO DỤC V À ĐÀO TẠO

BÔ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ NGA

ĐỨC TRỊ VÀ PHÁP TRỊ-QƯÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN VÀ Sự KẾT HỢP ĐỨC TRỊ VÀ PHÁP
TRỊ TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN ĐẠI VIỆT
THẾ KỶ XV
Chuyên ngành: Lý luận lịch sử


Mã số: 50501

LUẬN ÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC








NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. Lê M inh Tâm

jm r VIỆN
TRƯỜNG DAỈHOGLUẢT HÀtói
PHC.NG

HÀ NỘI- 2000

ộ c G V.

A (Ò ỹ


L u ậ n á n t h ạ c s ỹ l uậ t h ọ c

V ũ Thị N g a


LỜI CẢM ƠN

£7ồi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Minh Tâm_người
hướng dẫn khoa học luận án và khoa Sau đại học trường Đại học
Luật Hà Nội cùng các Thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đã giúp
tôi hoàn thành bản luận án này.

Vũ Thị Nga

1


Luậ n án t h ạ c s ỹ l u ậ t học

V ũ Thị N g a

MỤC

LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

Chưome 1 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIẺN c ủ a

3

10

ĐUỜNG LỐI ĐÚC TRỊ VÀ PHÁP TRỊ

I. Quá trình hình thành và phát triển của đường lối đức trị
II. Quá trình hình thành và phát triển của đường lối pháp trị

10
21

III. Xu hướng kết hợp Đức trị và Pháp trị trong đường lối cai
tộ của các quốc gia phong kiến

Chương 2 : s ự KẾT HỢP GIỮA ĐÚC TRỊ VÀ PHÁP TRỊ TRONG

31

41

PHÁP LUẬT PHONG KIẼN ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XV
1. Pháp luật quy định nghĩa vụ sửa đức, tu thân của nhà vua

41

và các quan
2. Pháp luật thể chế hoá lễ để cai trị và giáo hoá dân chúng

50

3. Pháp luật quy định về miễn hình, giảm hình và chuộc hình

74

bằng tiễn

4. Pháp luật quy định mức hình phạt và các hình thức áp dụng

77

hình phạt đã man tàn bạo để đảm bảo lễ nghi và các chuẩn
mực đạo đức Nho giáo
5. Pháp luật quy định mở rộng phạm vi truy cứu trách nhiệm

83

hình sự và áp dụng hình phạt
KẾT LUẬN

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

103

2


V Ũ Th i N g a

Lu ậ n án t hạc s ỹ l uật họ c

PHẨN MỞ ĐẤU

ỉ . Tính cấp thiết của để tài
Đức trị và Pháp trị là hai đường lối về cai trị xuất hiện ở Trung Quốc

vào thời kỳ Xuân Thu- Chiên Quốc và đã tồn tai trong suốt hơn hai mươi thế
kỷ. Đức trị là học thuyết về cai trị của phái Nho gia, Pháp trị là học thuyết về
cai írị của phái Pháp gia. v ề cơ bản, Nho gia chủ trương dùng đức đổ cai trị;
Pháp gia chủ trương dùng pháp luật để cai trị. Đây là hai đường lối cai trị liêu
biểu của phương Đông và có ảnh hưởng đến nhiều nước.
Việt Nam, do bị chinh phục và chịu ách cai trị, đổng hoá của phong kiến
Trung Quốc hơn 1000 năm kể từ khi mới lâp nước nên cũng sớm chịu ánh
hưởng sâu sắc của vãn minh chính trị - pháp lý Trung Quốc. Bắt tay vào xây
dựng nhà nước độc lập tự chủ saư đêm trường nô lệ, giai cấp thống trị ở Việt
Nam buộc phải tìm cho mình những lý thuyết và kinh nghiệm về tổ chức, quản
lý nhà nước, quản lý xã hội, phương thức cai trị dân chúng. Như Các Mác dã
tìmg nói: "Con người làm ra lịch sử của chính mình, nhưng không phải làm
theo ý muốn tuỳ tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là
trong những điều kiện trực tiếp có trước mắt, đã cho sẵn và do quá khứ để lại
"(1) ... Vì vậy, như một tát yếu lịch sử, những học thuyết về tổ chức nhà nước,
về phương thức cai trị truyền thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc đã
được giai cấp thống trị Việl Nam tiếp thu.
Vận dụng một cách có chọn lọc các lý thuyết và phương pháp Cíii trị cló,
khai thác và phát huy những yếu tố truyền thống trị nước của dân tộc, giai cấp
pkorg kiến Việt Nam cùng vó'ị nhân dân Việt nam qua nhiều thế hộ đã xây

(l) rj.i/:ác,Ph.Ảng ghen, tuyển lập, tập II, N X B sự Ihại, Hà nội 1 9 8 1,tr 386

3


Vũ Thi N g a

Luậ n á n t hạc s ỹ l u ậ t h ọ c


dựng một quốc gia hùng mạnh ờ phương Nam với một nến văn hiến lâu đời,
một truyền thống văn hoá chính trị- pháp lý rực rỡ mà kết tinh là bộ Quốc triều
hình ỉuật thời Lê. Những giá trị văn hoá pháp lý truyền thống ấy đã góp phần
tạo nên nguồn sức mạnh quật khởi của đân tộc Việt Nam trong lịch sử giữ
nước và đựng nước. Tư tưởng đức trị và pháp trị đã ảnh hưởng sâu sắc đến lịch
sử hình thành và phát triển của hặ thống pháp luật phong kiến nói riêng và chế
độ phong kiến Việt Nam nói chung. Đó là điếu mà nhiều nhà nghiên cứu trong
nước đều thừa nhận(l). Thâm chí có tác giả còn cho rằng "Lịch sử Nhà nước
phong kiến Việt Nam, có thể nói cũng là lịch sử giáng co giữa hai trường phái
Đốc trị và Pháp trị"í2). Vì vậy, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của
Đức trị, Pháp trị và xu hướng kết hợp đức với pháp thành đường lối cai trị
truyền thống trong quá trình phát triển của lịch sử dan tộc là một vấn đề cần
thiết.

2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đế Đức trị và Pháp trị trong lịch sử chế độ phong kiến Việt nam nói
chung và lịch sử pháp luật Việt nam nói riêng chưa được nghiên cứu một cách
cơ bản, đầy đủ và hệ thống. Vấn để đó chỉ được để cập đến như một khía cạnh
nhỏ của các công trình nghiên cữu về lịch sử tư tưởng Việt Nam của giáo sư

(l) X in xem : V ũ Văn M ẫu, Pháp luẠt diễn giảng, Sài gòn 1975
- N g u yễn Đ ă n g Thục, Lịch sử tư tưởng Viẹt nam, N X B thành p hố IIỔ Chí minh 1992
- Phan Đ ại D oãn , M ộ t s ố vấn đổ vé quan c h ế Triều N gu yỗn , N X B Thuận lioá 1997
- N g u y ễ n Tài Thư, N h o học và N h o học ở V iệl nam, N X B khoa học xã hội Hù nội 1997
<2) Lỗ Q uang Thưởng, tìm hiểu vồ m ối quan hộ giữa dạo đức truyền ihôYig và pháp luậl. Xã
hội vè pháp luậl N X B chính trị q uốc gia, Hà nội 1994, trang 186

4



L u ậ n á n t hạ c s ỹ l u ậ t học

V ũ Thi N g a

Trần Văn Giầu, của Phó giáo sư Nguyễn Tài Thư; của các công trình nghiên
cứu về lịch sử pháp luật Việt Nam của giáo sư Vũ Văn Mẫu ( c ổ luật Việt
Nam thông khảo; Pháp luật điễn giảng, cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn
giảng, Sài gòn 1975) và của một số đề tài khoa học cấp nhà nước như đề tài:
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật ( đề tài KX-0213); Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật ( đề
tài KX-07-17). Ngay trong công trình nghiôn CỨL1 về Lịch sử các định chế
chính trị và pháp quyền Việt Nam của hai luật gia Phan Đăng Thanh và
Trương Thị Hoà ( Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995), vân đề Đức
trị và Pháp trị cũng chỉ được đề cập đến một cách sơ lược trong phần phụ lục.
Theo Giáo sư Vũ Khiêu, vấn đề Đức trị và Pháp trị trong lịch sử chế độ phong
kiến Việt nam "là một đề tài lớn cần được nghiên cứu sâu sắc(l). Trong tình
hình đó, với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề thuộc đề
tài lớn đó, tôi mạnh đạn chọn "Đức trị và Pháp trị - Quá trình hình thành, phát
triển và sự kết hợp Đức trị và Pháp trị trong pháp luật phong kiến Đại Việt thế
kỷ XV" làm đề tài luận án thạc sỹ của mình.

3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
Mục đích của luận án
Thông qua việc nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và nội dung
cơ bản của hai đường lối đức trị, pháp trị và sự thể hiện các yếu tố đức trị và
pháp trị trong pháp luật phong kiến Đại Việt thế kỷ XV để bước đẩu luận
chứng về xu hướng kết hợp Đức trị và Pháp trị thành đường lối cai trị của các

(l) V ũ K hiêu, xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, dồ tài K X -0 7 -1 7 , Hà nội 1995,
Irang 110


5


Lu ậ n án thạc s ỹ l uật h ọc

V ũ T h ị Nga

quốc gia phong kiến nói chung, và của nhà nước phong kiến Đại Việl Ihời kỳ
Lê sơ thế kỷ XV nói riêng, góp phần tạo cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu, kế
thừa và phát triển những yếu tố hợp lý của xu hướng này trong giai đoạn hiện
nay.
Nhiệm vụ của luận án
- Trình bày một cách có hệ thống và có tính khái quát hoá về quá trình
hình thành, phát triển và những nội đung cơ bản của hai đường lối Đức í rị và
Pháp trị.
- Phân tích những điểm, (yếu tố) hợp lý và bất hợp lý của mỗi đường lối
cai trị đó để đưa ra những luận chứng ban đầu về nguyên nhân dẫn đến xu
hướng kết hợp Đức trị và Pháp trị thành đường lối cai trị của các quốc gia
phong kiến ở Trung Quốc và Việt Nam.
- Phân tích sự kết hợp các yếu tố của Đức trị và Pháp tri Irong pháp luẠl
phong kiến Đại Việt thế kỷ XV để thấy được sự ảnh hưởng của Đức trị và Pháp
trị trong việc hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật ở nước ta thời kỳ
Lê sơ, đổng thỡi chỉ ra những nét riêng của hệ thống pháp luật đó so với hệ
thống pháp luật phong kiến Trung Quốc.
- Rút ra những kết luận ban đầu về nhũng giá trị tích cực cần phát huy
và những hạn chế cẩn loại bỏ của đường lối đúc trị và pháp trị truyền thống, để
tiếp tục nghiên cứu kế thừa và phát triển những gia trị đích thực của chúng
trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ỏ' nước ta trong giai
đoạn hiện nay.


Gi,ới hạn nghiên cứu của luận án:

6


Vũ T hi N g a

Luậ n án thạc s ỹ l uật học

Đức !.rị và Pháp trị là những đề tài lớn và rất phức tạp, trong khuôn khổ
một luân án Thạc sỹ luật học, luận án chỉ tập trung nghiên cứu quá trình hình
thành, phát triển và nội dung cơ bản của đường lối đức trịvàpháp trị, khái luận
về xu hướng kết hợp Đức và Pháp trị thành đường lối caitrị truyềnthống của
Iihà nước phong kiến ở Trung Quốc và Việt Nam thời kỳ Trung cổ và phân tích
sự íhể hiện các yếu tố Đức trị và Pháp trị trong hệ thống pháp luật phong kiến
Lê sơ thế kỷ XV.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luân án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư
tưởng HỒ Chí Minh về nhà nưóc và pháp luật. Đồng thời luận án sử dụng các
phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để giải quyết
các vãn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Đường lối Đức trị và Pháp trị đã hình thành và tổn tại hơn hai mươi thế
kỷ qua và có ảnh hưởng rất lớn đến việc xãy đựng và triển của pháp luât, tổ
chức và thực thi quyền lực nhà nước, đuy trì và bảo đảm trật tự xã hội ở nhiều
CU1ỐC gia, đặc biệt là Trung quốc và Việt Nam thời kỳ phong kiến. Và, ngay cả
írong xã hội hiện đại chúng vẫn còn có những ảnh hưởng sâu sắc. Tuy nhiên ở

r*ước ta, nhất là trong khoa học pháp lý việc nghiôn cứu cơ bản vồ Đức trị và
Pháp trị hầu như chưa được tiến hành, vì vậy với tư cách là một luân án Thạc
sỹ luật học đầu tiên tiếp cận và giải quyết một số vấn đề về Đức trị và Pháp trị
ỏ' góc độ là những đường lối cai trị sẽ có ý nghĩa góp một phần nhỏ vào việc

7


Luận án t hạ c s ỹ l uật học

Vũ Thi Ngơ

tạo ra cơ sở để tiếp tục nghiên cứu vé Đức trị và Pháp trị một cách cơ han hơn,
toàn diện hơn trong các đề tài nghiên cứu có quy mô lớn hơn.
Việc nghiên cứu quá trình hình thành phát triển và những nội dung cơ
bản của đường lối đức trị và pháp trị cũng như những lý đo dẫn đến xu hướng
kết hợp đức trị với pháp trị thành đường lối cai trị phổ biến trong các quốc gia
phong kiến, đù còn ở mức độ nhất định, cũng có ý nghĩa giúp cho chúng ta có
được sự nhện thức rõ hơn về nguồn gốc, những yếu tố hợp lý, tích cực cũng
như những hạn chế tiêu cực của mỗi đường lối đó, để từ đó liên hộ và vân dụng
vào quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy về nhà nước và pháp luật cũng
như vào việc nghiên cứu và giải quyết một số vấn đồ thực tiễn của đời sống
pháp luật hiện nay.
Với viộc nghiên cứu để đưa ra những luân chứng ban đầu vé sự Ihể hiện
các yếu tố của Đức trị và Pháp trị trong pháp luật phong kiến Đại Việt, thời kỳ
Lê sơ thế kỷ XV, Luận án góp phần làm sáng tỏ sự chịu ảnh hưởng cũng như
những nét riêng mang tính truyền thống pháp lý Việt Nam của pháp luạt Lê sơ.
Điều đó có ý nghĩa nhất định về lý luận và thực tiễn, nhất là trong giai đoạn
hiện nay khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy m«ạnh xây dụng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng và phát triển nén văn

hoá ( trong đó có văn hoá pháp luật) tiên tiên đậm đà bản sắc dân tộc, khẳng
định" Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với dời sống và hoạt động xã
hội trên mọi phương diện chính kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương,., biến
thành nguồn lực nội sinh quan tiọng nhất của phát triển"(,).

(,) Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH TW khoá VIII, NX B CTQG, Hà Nội 1998,

8


L u ậ n án t hạc s ỹ l uật họ c

Vũ Thị Nị>a

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng danh mục tài liệu tham khảo, luân án
gồm hai chương.
Chương I: Quá trình hình thành, phát triển và nội dung của đường lổi
đức trị và pháp trị.
Chương II: Đường lối cai trị kết hợp Đức và Pháp trong pháp luật phong
kiến Đại Việt thế kỷ XV.
Trong quá trình làm luận án, mặc dù đã có sự cố gắng lớn, song bản
luận án không thể tránh khỏi những điểm hạn chế, thiếu sót nhất định, tối rất
mong có được sự chỉ bảo của các tháy cô và đổng nghiệp đỏ tiếp tục nghiên
cứu có kết quả tốt hơn.

9


Luận ân thạc s ỹ l uật học


Vũ Thi N ỵ a

Chưong 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THANH VÀ PHÁT TRIEN
CỦA ĐƯỜNG LỐI ĐỨC TRỊ VÀ PHÁP TRỊ
I.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRlỂN

của

ĐUỜNCÌ LÔÌ

ĐÚC TRỊ

í. Chủ trương đức trị của Khổng tử (551 TCN-479TCN) - ("() sở của
dưừng lõi đức trị
Đến cuối thời Xuân thu ( 770-403) hệ thống tổ chức chính trị xã hội cũn
nhà Tây Chu xây dựng trên chế độ phân phong, chế độ tông pháp và chính
sách cai trị lễ kết hợp với hình đã bị suy yếu. Trật tự đẳng cấp xã hội Iheo danh
phận được qui định bằng lễ của nhà Tây Chu bị rối loạn; các chư hầu xAm lấn
và thôn tính nhau, thậm chi có chư hổu lấn cá đất của thiên lử nhà Chu. Mâu
thuẫn giai cấp giữa nông dân và các lãnh chúa phong kiến ngày càng phát
Í.iíển, địa vị của các lãnh chúa lớn ngày càng suy yếu. Trong lình hình đó,
Khổng tử, xuất phát từ quyền lợi và địa vị của một chúa phong kiến bị sa SIÍ1
đã suy nghĩ và hệ thống hoá các quan điểm triết học, đạo đức. chính Irị của
người Trung Quốc đã có từ trước thành mộl học thuyết chính trị mà xuất phát
điểm !à đạo Nhân vói mục đích dùng học thuyết đó để ổn định Lình hình chính
t.;:ị '■xã hội, thiết lộp lại chế độ chính trị - xã hội như thời Tcìy Chu. Ỏng cho

rằng trời sinh ra người và phú cho người cái đức lớn của trời đất là sự sinh; đạo
người phải theo đạo trời. "Đạo trời có bốn đức là nguyên, hanh, lợi, trinh; đạo
7 3 UCÌ

bởi đó mà có bốn đức là: nhân, nghía, lễ, trí. Nguyên tức là nhân đứng

cẩu các

điều thiện; hanh lức ỉà !ễ, hội hợp các cái đẹp; lợị tức lò nghĩa, định rõ

10


Luậ n án t hạc s ỹ l uật hực

Vũ Thi Nmi

các phận cho điểu hoà; trình tức ià trí, giữ vững cai chính để làm gốc cho mọi
sự... Vậy nhân là đầu các điều thiện, chủ bồi dưỡng sự sinh eủa trời đất "(l)
Coii người noi theo đạo Nhãn thì vạn vật phát triển, xã hội bình yên.
Cũng theo ông trật tự xã hội sở đĩ rối loạn là do người quân tử ( bậc
thương trí- người cai trị người) đã xa rời đạo Nhăn; kẻ tiểu nhăn ( kẻ hạ ngu người bị người cai trị) đã bỏ mất đạo Nhân. Cả hai hạng người này đều bị chìm
đắm vào viộc tranh giành vật dục mà quên đi thiên lý khiến xã hội rối loạn. Từ
đó ông đưa ra chủ trương dùng Đức để cai trị với những nội dung chủ yếu sau:
- Người trị dân phải có đức; phải sửa mình làm tấm gương

đ cỊO

đức cho


dân chúng nói theo; phải cai trị dân bằng đức. Ông từng nói "Tòng sự chính
trị- tức làm việc trị đAn- không có gì là khó, nêu biếl giữ cho ihân mình đoan
chính... nếu không giữ mình cho đoan chính thì không làm sao sửa người khác
cho đoan chính được "(2) . "Làm chính tri mà dùng đức ( để cảm hoá dân) thì
như sao Bắc Đẩu ở một noi, mà các ngôi sao khác hương về cả ^
- Phải giáo hoá dân, đưa dAn trở về với con đường ngay thảng bằng lẽ và
nhạc.
- Khi đã giáo hoá mà có người còn không theo, vẫn làm điều trái ngược
mới dùng đến hình phạt, việc dùng hình cũng phải có hạn đệ
Khổng tử rất coi trọng lễ, ông cho rằng lỗ là hình thức biểu hiện Irât lư
dựa irên cơ sở của đức, là phương pháp để giáo hoá dân chúng. Theo ông: "cai
trị, dân bằng chính lệnh, đưa đãn vào khuôn phép bằng hình phạt, người díìn sợ

(1) Ti'Ền Trong Kim, N h o giáo, quyổn Ihượng, Bộ G iáo dục, Trung lAm học liệu xuấl bản,
Ỉ 9 7 l , trang 44.
(2) Luận ngữ, Bài XII. I
iV Lu?r. ngữ, bài XII, l

I


Luậ n án t hạc s ỹ l uật h ọc

Vũ Thị N iịơ

mà tránh điều tội lỗi nhưng trờ nên vô sỉ. Dẫn dắt dân bẳng đức độ, đưa đfln
vào khuôn phép bằng lễ, người dân sẽ biết xấu hổ mà không làm bậy và lai
còn có chí vươn lẽn đẽn chỗ hoàn thiện"(1) . Đổng thời với việc đề cao đức trị,
ông còn đề xướng các chủ trương cử trực ( tiến cử, cất nhắc người ngay thảng,
tôn hiền ( tôn trọng người có đức độ) và nhiệm năng, coi đó là nhũng chủ

trương phải được thi hành một cách đồng thời mới có thể thực hiện được đức
trị. Chủ trương đức trị của Khổng Tử là sự khởi đàu, đặt nền móng cho việc
hình thành, phát triển và hoàn thiện đường lối đức trị mang nét độc đáo phương
Đông. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng chủ trương đức trị của Khổng tử đã
hàm chứa những hạt nhân có giá trị nhân bản rất lớn.

2.

Bước phát trién mới của chủ trưong đức trị với đóng góp tủa

Tăng Tử, Tử Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử
^

Sau khi Khổng tử mất, một học trò của ông là Tăng Tử ( Tăng Sâm) đã

giải thích một cách có hệ thống chủ trương Đức trị vào "ba đức" và "tám mục"
trong sách Đại học. "Cái đạo của bộc Đại học là ở sự làm cho sáng cái đức
sáng, ở sự thân yêu người, ỏ' sự đến chí thiện mới thôi... Đời xưa người muốn
làm sáng cái đức sáng ở thiên hạ, thì trước phải trị nước mình, ngưỡi muốn trị
nước mình, thì trước phải tề nhà mình; người muốn tề nhà mình thì trước phải
sửa thân mình; người muốn sửa thân mình thì trước hết phải chính cái tâm của
mình; người muốn chính cái íâm của mình, thì trước hết phải làm cho tinh
thành cối ý của mình, người muốn làm cho tinh thành cái ý của mình, thì Inrớc
bêt phải biết đẽn chỗ cùng cực. Biết đến chỗ cùng cực là ở sự suốt tới chồ uyên
ihârn của sư v ật

(l) Àirnanaeh những nẻn văn minh thế giới, N X B V H T T UN 1996, Ir 1396

12



Lu ậ n ân thạc s ỹ l uậí học

Vũ Thị N ịịơ

Suốt tới chỗ uyên thâm của sự vật, thì sau mới biết đến chỗ cùng cực;
biết đến chỗ cùng cực, thì sau cái ý mới tinh thành; cái ý đã tinh thành thì sau
cái tâm mới chính, cái tâm đã chính, thì sau cái thân mới tu; cái thân dã tu, thì
sau nhà mới tề; nhà đã tề, thì sau nước mới trị; nước đã trị, thì sau thiện hạ mới
bình. Từ đấng thiên tử cho đến kẻ thứ nhan, ai cũng phải lấy sự sửa mình làm
gốc"(1)' Như vậy, Tăng Tử đã chỉ ra đạo của bậc thánh nhân (người trị dân) là
phải trau dổi đức nhãn ( làm sáng cái đức sáng của mình); phải trị dân bằng
đức nhân ( thương yêu dân, đổi mới cho dân); việc trau dổi đức, việc đổi mới
cho đân phải đạt đến đạo trung hoà, chí thiện/không thiên lệch như "làm vua
/

thì ngừng ở đạo nhân; làm bề tôi thì ngừng ở chỗ kính cẩn; làm con thì ngừng
ở đạo hiẽu, làm cha thì ngừng ở lòng từ; giao du với mọi người trong nước thì
ngừng ở đạo tín"(2)
Trong tám mục: Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, lề gia, trị
quốc, bình thiên hạ, ông đã sắp xếp nhận thức luân, đạo đức luận, chính trị
luận thành một hệ thống chặt chẽ không thể tách rời để đi đến khẳng định cái
gốc của đạo trị nước là sửa mình, tu thãn; sửa mình, tu thân để trị nước. Chính
ở đây, Tăng Tử đã vạch ra công thức của chủ trương Đức trị là tu, tề, trị, bình.
Khi trình bầy ba đức, tám mục trong sách Đại học, Tăng Tữ đã vạch ra phương
pháp tu thân nhằm đạt tới đức của người trị dân.
V

Tiếp tục phát triển chủ trương Đức trị, trong Trung Dung Tử Tư đã chỉ


rõ đạo của bậc thánh nhAn căn bản ở trời. Đạo trời là trung hoà "trung hoà là
cồ' tính hình tự nhiên của trời đất". Đạo người là trung dung. "Trung là giữa,

(l) ” rẩn Trọng Kim, N h o giáo, quyòn Ihượng SĐD, trang 173, 174
(2> /À'-,.., ;hií; trích Ihco Lã Trấn Vũ; Lịch sử tư urởng chính Irị trung quốc, NXR ST, I l;ì nội
19 í ắ ị irarĩg 114.

13


VÍI Thi Ng a

L u ậ n án thạc s ỹ l uậ t học

không lệch về bên nào, dung là thường, nghĩa là dùng đạo trung làm dạo
thường... chỉ có thánh nhân mới theo được mà thôi, vì theo đạo ấy cốt phải có
ba cái đạt đức là trí, nhân và dũng. Trí là để biết rõ các sự lý, nhân là để hiểu
điểu lành mà làm, đũng là để có cái khí cường kiện mà theo làm điểu lành cho
đến cùng"(1) ' Đạo trời còn là thành, học cho đến bậc thành là đạo người. Vì
vậy người quân tử lấy đạo thành làm quí, phải cô gắng hết sức đạt đến bậc chí
thành. Muốn vậy phải học cho rộng, nghĩ ngợi cho sãu, xét hỏi cho kỹ dốc
lòng làm điểu thiện cho đến cùng. Làm được như vãy là đạt đến bậc chi thành
tức là bậc thánh, có thể biết rõ được cái tính của trời, của người, của vạn vạt.
Đạo của bậc thánh nhãn cao diệu như vậy nên người quân tử học đạo ấy để
"hành vi có thể đời đời làm khuôn phép cho thiên hạ, nói năng có thể đời đời
làm mực thước cho thiên hạ, người ở xa trông mong, người ở gần không bao
giờ chán"(2) ' Như vậy theo Tử Tư, người trị đân phải có đức sánh ngang với
trời đất, hết sức theo đạo nhãn để cho thiên hạ được bình trị.
^Xì


M ạnh Tử ( 372-289 TCN) tiếp tục tuyên truyền cho

Thòi chiẽn quốc, tình hình chính trị đầy biến động,

các

chủtrương Đứctri.
nưóc chư hầuđánh

nhau liên miên, khốc liệt để tranh giành quyền lực, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Trước tình hình đó, Mạnh Tử, xuất phát từ thuyết tính thiện đã cụ thể hoá chủ
trương đức trị của Khổng Tử. Ông cho rằng việc chính trị phải lấy lìhAn nghĩa
íàĩĩì gốc, /lấ y nhân nghĩa mà nói, thì người làm tôi đem lòng nhân nghĩa mà
thò1 VU33 người làm con đem lòng nhăn nghĩa mà thờ cha, người làm em đem
ỉèng nhân nghĩa mà thờ anh. Vua tôi, cha con, anh em, đều bỏ lợi, chỉ đem
lòng nhân nghĩa mà tiếp đãi nhau, như thế mà không trị được thiên hạ, là chưa

(,) Trần Trọng K im , nho giáo, quyổn íhượng, S Đ Đ Iraug 179
l2) 7;ẩn Trọng Kim, N h o giáo, quyổn thượng sđtl, li ang 182

14


L u ậ n án t hạ c s ỹ l uật học

Vũ Thi Nf>a

Cồ vậy(l) ' Nền chính trị như vẠy được gọi là Vương đạo. Vương đao là dùng
nhân nghĩa để cai trị, "thi hành nhân chính mà cai trị thiên hạ thì chẳng ai có
thể chống nổi . Nền chính trị Vương đạo lẩy nhân nghĩa làm gốc có nội dung

cụ thể là:
- Phải "dạy dỗ "dãn đạo làm người, cha con phải thương yêu nhau, vợ
chổng phải kính nể nhau, lớn bé phải có thứ bậc trên dưới, bè bạn phải giữ tín
với nhau"' Tức là phải giáo dục tam cương ngũ thường, trói buộc dân chúng
vào những giáo điều luân lý của chế độ tông pháp.
- Phải bổi dưỡng dân, làm cho dân "hằng sản", giảm thuế má, khuyên
khích sản xuất nông nghiệp phát triển, bảo đảm cho dân có mức sinh hoạt
vật chất tối thiểu. Đồng

thời với nền chính trị Vương đạo, ông còn chù

trương một "nền chính trị của các bậc hiền tài. Theo ông, người cai trị thiên hạ
mà "không tin người hiền thì nước trống không" nên làm vua phải sử dụng
người có đức, có tài mà không căn cứ vào nguồn gốc quí tộc hay bình dân.
V

Vào cuối thời Chiến quốc, Tuân Tử - một bậc đại Nho đã tiếp tục phát

triển chủ trương đức trị. v ề chủ trương cai trị, ông văn tiếp tục đề cao vương
đạo- tức là vẫn lấy nhân nghĩa làm gốc của đạo trị nước. Ông đã nói "Quân giả
là cái nguồn của đân, cái nguồn trong thì dòng nước trong, nguồn đục thì dòng
nước đục. Cho nên người có xã tắc, không yêu dân(2) , không làm lợi cho dan
mà cần dân thân yêu mình thì không thể được vậy.... Muốn cho dan yêu mình
thí phải có nhân có nghĩa, "hết nhân với thiên hạ, hết nghĩa với thiên hạ(3) .
Nhưng khác với Khổng-Mạnh, ông cho răng bản tính con người là ác nên ông

(1) Mạnh Tử , liiclì Lhco TỉÀn Trọng Kim, nho giáo, sđđ, liani; J.\{)
(2)(,) Tuân Tử, Irích theo Tríìn Trọng Kim, s đ đ, quycn Ihượng, li.2 8 9 ,2 9 0

15



L u ậ n án t hạc s ỹ l uật hoc

Vũ Thi N íịci

hết sức chú trọng đến việc giáo hoá dân bằng lỗ để dân có thể hoá lính ác
Lhàiìh tính íhiện và dùng lễ để chính danh. Ông nói "Người sinh ra là có lòng
muốn, muốn mà khống được thì không thể tìm, tìm mà không có chừng mực
giới hạn, thì không thể không tranh. Tranh thì loạn, loạn thì khốn cùng. Tiên
vương ghét cái loạn, cho nên chế lễ nghĩa để phân ra trật tự, dể nuôi cái muốn
của người ta, cấp cái tìm của người ta, khiên cái muốn không đến cùng kiệt các
vật, các vật không làm cùng kiệt cái muốn; các vật vói cái muốn phù trì lẫn
nhau mà sinh trưởng, ấy là cái sơ khởi của lễ"... "Lễ có 3 cái gốc: trời đất là
gốc sự sinh, tổ tiên là gốc chủng loại, vua là thđy là cái gốc sự trị... Ba điều ấy
mà thiẽu đi một thì người ta không yên được. Cho nên tiên thờ trời, dưới (hờ
đất, tôn tổ tiên, trọng vua và thổy, ấy là ba gốc của lễ vạy"(IJ . Từ đó ông cho
rằng lễ là đầu mối của sự trị hay loạn của một quốc gia. Do đó người trị dân
phải đặt ra lễ nghĩa và dùng lễ nghĩa giáo hoá dân: "Lễ là cái cùng cực của sự
trị và sự biền biệt, cái gốc của sự làm cho nước mạnh, cái đạo của sự uy hành,
cái cốt yêu của công danh. Bậc vương bậc công theo đó mà được thiên hạ,
không theo đó thì làm hỏng xã tắc. Cho nên... đùng lễ thì việc gì cũng thi hành
được, không đùng lễ thì việc gì cũng bỏ cả"(2) . Theo Tuân Tử, đặt ra lễ để
phân biệt rõ trật tư, xác định rõ giới hạn, ngăn cấm lòng muốn của mọi người
nên trong quan điểm trọng lễ của ông, ông nhấn mạnh đến danh phạn, danh
nào phận ãy. Như vây, chủ trương đức trị của Tuân tử rất chú ưọng đến việc
dùng lễ nghĩa để tu thân, chính danh phận và giáo hoá dân, cai trị dân. Điểu đó
đương nhiên dẫn đẽn hệ quả là phải dùng hình phạt để ngăn cấm,

tr ừ n g


phạt

những người không chịu tuân theo giáo hoá lễ nghĩa. Quan điểm chính trị của

(1) Tuân Tử, trích theo Trđn Trọng Kim, quyổn Ihưựng s đ ti, lr.282, 283
(2) Tuân Tử-trích Iheo Trổn Trọng Kim, quyển Ihơợng s đ d, tr 28

16


L u â n á n thạc s ỹ luật h ọc

Vũ Thị Nịịa

Tuân £Ỉr tuy trọng lễ nghĩa nhưng do thuyết "tính ác" của ông đã đưa đến hệ
quả tự nhiên là trọng hình pháp. Điều đó giải thích vì sao mà Hàn Phi - Một
học trò của ông cũng xuất phát từ quan điểm "tính ác" đã rời bỏ phái Nho gia
bước sang phái Pháp gia.
Như vậy, vào thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc ỏ Trung quốc, Khổng Tử
và các môn đệ của đạo Nho đã chủ trương dùng Đức để cai trị nhằm ổn định
tình hình chính trị - xã hội, xây đựng củng cố một nhà nước tập quyền thống
nhất theo công thức tu, tề, trị, bình với những nội dung cơ bản sau:
-

Nhà Vua và giai cấp thống trị ( quân tử) phải tu thân, nêu một tấm

gương sáng về đạo đức cho dãn chúng noi theo, cần nhất là các đức ngay
thẳng, thương yêu dân, trọng lễ, thành tín. Người trị dân phải vừa có đức vừa
có tài

-

Trước hết phải giáo hoá dân theo đạo luân thường bàng lễ và nhạc. Lễ

là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của nhân, người có nhân phải biết giữ lễ.
Lễ theo nghĩa rộng bao gồm:
+ Nghi thức để thờ cúng trời đất, quỷ thẫn, tổ tiên
+ Phong tục tập quán trong dân ginn
+ Sự kỷ luật tinh thần của mỗi cá nhân; cách xử thế của mỗi cá nhân đẽ
bảo đảm được luân thường, phân biệt được trên dưới, làm tròn phận sự của
mình.
+ Lễ còn bao gổm cả quyền lực của nhà vua, pháp điên của nhà nước để
duy trì trât tự xã hội. Chính vì vây, sách Lễ ký đã ghi rõ tám quan trọng của lỗ:
"đao đức nhân nghĩa không lễ không thành; day bảó sửà đổi phong tục, không
lể không quyết; vua tôi, trên dưới, cha con anh em không lễ không định; thờ
thầy, không lễ không thân; xếp đãí thứ vị trong triều, cai trị quân lính, làm

17


Vũ Thị Nị!a

Luậ n án t hạc s ỹ l uậ t học

Ouan thi hành pháp lệnh, k h ôn g !ễ k h ô n g uy n g h iê m ; CÀU khấn t ế lư, cú n g cáp

quỷ thần, không lễ không thành kính "(1) . Lễ trở thành hình thức ràng buộc xử
sự của mỗi cá nhân. Giáo hoá dân bằng lễ có hiệu quả rất tích cực vì nó ngăn
cấrrì được việc chưa xảy ra.
- Muốn đân trọng lễ nghĩa "hằng tâm" thì phải chú ý bổi dưỡng sức dân

để dân "hằng sản" như giảm thuế má, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, bảo
đảm đời sống vật chất tối thiểu cho dân.
- Khi đã giáo hoá dân mà dân không theo mới dùng hình phạt. Việc
dùng hình vẫn theo hướng khoan giảm.

3.

Chủ trưưng đức trị trở thành điiỜDg lối cai trị chủ yếu của nhà

nước phong kiến Trung Quốc với sự đóng góp của Đổng Trọng Thư
Nhà Tây Hán thay thế nhà Tẩn, tiếp tục phát triển chế độ phong kiến tập
quyền ở Trung Quốc. Muốn vây, nhà Tây Hán phải củng cố sự thống nhất lãnh
thổ và thống nhâ't quyền lực nhà nước. Để đáp ứng hai yêu cầu trên, vấn đề đặt
ra là phải thu phục được nhân tam và thống nhất được tư tưởng. Người đã cung
cấp cho nhà Hán một ý thức hệ chính trị khá chạt chẽ một chủ trương cai trị
thu phục được nhân tâm là Đổng Trọng Thư.
Xuất phát từ lập trường thần học, ông đưa ra quan điểm "thiên nhan hợp
nhất". " Trời cũng là tằng tổ phụ của người. Do đấy nhân loại cũng bắt chước
giống với trời ở trên. Hình thể của người là hoá Thiên số mà nên, huyết khí
nghi lực của ngưòi là hoá Thiên chí làm đức nhân ái. Đức hạnh của người là
hoá Thiên lý thành ra chính nghĩa" (1). Theo Đổng Trọng Thư thì hình thể của

(1) T heo Trần Văn Giàu, Sự phái Iriổn của lư lưởng ở Viộí nam lữ Ihố kỷ X IX đốn cách
mạng tháng lám. Tạp I, N X R khoa hoc xã hội Hà nội 1973, Ir 270.

18


L u ậ n á n t hạc


.vỹ l uát học

Vũ Thị Nịịơ

người và mọi biểu hiện linh thán của người đều hoàn toàn phù hựp với bản thê
của írời, nói một cách khác, trời đã dựa theo cấu tạo của bản thân mình mà
sống tạo ra loài người. Trời đã sáng tạo ra loài người thì tổ chức xã hội loài
người cũng do trời sáng tạo hoàn toàn phù hợp với tổ chức cõi thán, đổng thời
trời cũng đặt ra cho xã hội cõi người một vị vua có quyền lực tối cao để " thay
trời hành đạo". Quyền lực của nhà vua là do "vua chịu mệnh giỡi, ấy là ý giời
cho vây". Chẳng những giải thích một cách thẩn bí vương quyền, Đổng Trọng
Thư còn thần bí hoá cả đạo trị nuớc của nhà vua và coi đó là phép trị nước tất
yếu. Ông cho rằng "bậc thánh nhan bắt chước theo giời mà đặt ra đạo"(l) . "Cái
nguồn lớn của đạo xuất phát từ giời, giời không thay đổi, đạo cũng không lliay
đổi"(2) . Ông đã đùng thuyết Âm Dương để giải thích đạo giời và di đến kết
luận: Vương đạo là dùng đức để trị dãn, giáo hoá dân "Cái to lớn của đạo giời
là ở Âm Dương, Dương là đức độ, âm là hình phạt, hình hạt chủ về việc
giết hại, đữc độ chủ về việc sinh sống... Do đó mà xét thì giời chú trọng về đức
độ, mà không chú trọng về hình phạt.. Người làm vua theo ý giời mà làm việc,
cho nên phải chú trọng vào đức giáo"(3ì . Từ chỗ thần bí hoá vương quyền,
Đổng Trọng Thư còn thần bí hoá cả vương đạo. Đồng thời, ông Lại quay vể với
cái gốc của đạo trị nước là tu thân, tu thổn để trị quốc, bình thiên hạ "nhà vua
phải chỉnh đốn lòng mình để chỉnh đốn Iriểu đình; chỉnh đốn triều đình để
chỉnh đốn trăm quan; chỉnh đốn trăm quan để chỉnh đốn muôn dân; chỉnh đốn
muôn dân để chỉnh đốn bốn phương; bốn phương được chỉnh đốn thì xa gần

(1) Đ ổ n g Trọng Thư, X uân Thư phần lộ, Irích theo N gưyỗn Đ ă n g Thục, Lịch sử triết học
phương Đ ô n g , tập 4, N X B Ihành phố H ổ Chí m inh, 1991 trang 50
<2) Đ ổ n g Trọng Thư, Thâm


XỔI

danh hiệu, trích llicn Lã Trấn Vũ sclci, tr.374

(3) Hán Thư, Trích theo Lã Trấn Vũ scld, Ir. 3 7 5 , 3 8 4 ,3 8 5 .

19


Luận án thạc s ỹ l uậ t họ c

Vũ Tiu Ng a

chẳng ai dám không một mực ngay thảng"(l) . Ngoài việc phải theo ý trời, dạo
trời, nhà vua " dưới có nhiệm vụ sáng tỏ giáo hoá đAn để hoàn thành cái tính.
(2) Theo Đổng Trọng Thư, tính người tuy có chất thiện nhưng chưa thể hoàn
toàn íhiện nên " lộp ra vua để làm cho thiên., thừa cái ý trời để làm nên lính
của dân, đây là trách nhiệm của nhà vua"f1ỉ .Làm cho dân thiện là đưa dân theo
đạo luân thường, để bề tôi trung với vua, con hiếu với cha, vợ thuận tùng
chổng; để dân cũng trau đổi năm đức nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Vương đạo, theo
Đổng Trọng Thư ngoài việc theo ý trời, giáo hoá đân còn phải "giữ pháp độ
cho ngay thẳng đáng nên, phân biệt thứ tự trên dưới để phòng ngừa duc
vọng"(4) . Việc dụng pháp là biện pháp thứ ba trong vương đạo và dụng pháp
phải "ngay thẳng đáng nên". Tựu chung lại, Đổng Trọng Thư vAn chủ trương
đùng Đức để trị dân, đó là Vương Đạo, dùng nhan nghĩa để giáo hoá dân chứ
không dùng lợi để sai khiến dân. Nhưng ông đã thán bí hoá vương đạo, biến MÓ
thành một đường lối cai trị tất nhiên.
Trong bài đối sách thứ nhất dăng lên vua Hán Vũ Đế, ông viết "Tôi
xem quãng trời đất và người quan hệ với nhau rất đáng sợ vây. Khi Quốc gia
sắp bị hư hỏng vể sự mất đạo, trời đem tai biến để trách bảo. Đã trách báo mà

người không biết tự xét, trời đem quái dị để làm cho sợ. Thế mà người VÃI1
không biết đổi, thì sự bại vong mới đên. Lấy đó mà xem, thì thây rõ lòng trời
đối với đấng nhân quân vẫn có lòng nhân ái, mà muốn trước ngăn sự loạn vậy
(5) Như vậy, từ quan điểm "thiên nhân hợp nhất" đến "thiên nhân tương cám",

(1) Hán Thư, trích Iheo Lã Trấn Vũ, stki, Irang 383
<2)Tiến Hán Thư, trích theo N gu y õn Đ ă n g M ạnh, sckl (rang 68,

lập IV

n) Đ ổ n g Trọng ihư, XuAn Thun pliíỉn lộ, trích ílico Nguyõn Đăng Thục, sikl, lộp 4, Ir. 67
(4)Tiổn Hán Thư, trích Ihco N gu yõn Đ ă n g Thục, silcl, lẠp IV, liíiiiị; 6 8 ,6 9
<5>Trích theo Tríia Trọng Kim, N h o giáo, Cịiiyổn li;i, sctil, Iniiig 18

20


ì ũ r i u Nx
Luận Ún thai: s ỹ ìiúĩt liọc

Đổng Trọng Thư chỉ ra lằng tròi chầng những dặt ra vua mà còn giiím sái chíìl
chẽ và buộc nhà vua phải thi hành thiôn đạo (ý tròi) , đổng thời dìmg lai hoạ (te
báo ngẩm cho vua biết những sai trái trong đạo trị nước an dfln. Nếu vua Ihi
hành thiên đạo thì vương quyén bền vững, ngược lại sẽ mA'l vương qiiyổn.
Chủ l rương Đức trị đã được thân bí hoa của Đổng Trọng Thư vừa góp
phán củng cố, thông nhA'í được vương quyổn, vừa lừa bịp, ru ngủ dược nồng
dồn, góp phổn xoa dịu mAu IhuÃn xã hội, thu phục clược nhAn lAm. Bới vẠy,
dưới đời vua Hán Vũ Đố, Nho giáo được dưa lôn vị trí quốc giáo; chủ trương
Đức trị cùa Nho giáo ựở thành đường lối chính trị chủ ycu của nhà TAy Hán viì

của nhà nước phons, kiến Trung quốc trong hơn hai thiên niên kỷ.

II. Q U Ả T R Ì N H I I Ì NI I T I Ỉ Ả N I I V Ả P I I Á T T R I Í i N C : Ủ A Đ U Ờ N í i l , ố l

PHÁP TRỊ
1. Chủ Irưong dề cao pháp luật của Quan Trọng và TỈr siỉn-sự khỏi
đầiì cửa đường lối pháp trị
Tư tưởng pháp trị xuất hiện ở Trung Quốc ứr rất sớm và cũng sớm dược
ỉVíộí số nước chư hầu sử dụng để cai trị đa't nước từ thời Xuftn Thu. Vào thòi
kỳ này, Trung Quốc chin ra hàng trâm nước, do đó các nước thường rấl
nhỏ bé. Giữa quí tộc và dftn lao động có quan hệ trực tiếp. Xã hội chia ra đẳng
cấp, trên dưới rõ ràng. Luật pháp chỉ áp dụng cho dân thường còn từ đại phu
trử lên nẽu có sai lâm chỉ dìing lễ khiển trách chứ không trừng phạt Iheo
nguyên tắc " hình không đốn bạc đại plui, lỗ không đốn thứ clAn". Viộc sử dụng
ỉuột pháp là quyền của quí tộc, dAn chí biết Luân theo. Cách cai trị đổ lất ycu
dẫn đến sự hủ bại của tầng lớp thống trị, dAn oán, nước suy. Trong lình hình
ấy, việc xây dựng nước gi ẩu, binh mạnh để (hôn tính các nước khác, đổ xưng

21


Vũ Thị NfỊ(i

Luận án t hạc s ỹ luật hoc

bá đf. trở thành yêu cầu và mục đích chính trị của nhiều quốc gia, nhiều nhà lư
Muốn nước giầu binh mạnh thì phải đề cao pháp luật, đề cao người sản
và chiến đấu, tước bớt đặc quyền của tầng lớp quí tộc, không chấp nhận
ÌT..Ộ1 1C'P người sử dụng pháp luât mà không bị pháp luật chi phối và Iĩiộl lớp
ng,ười luôn là đối tượng bị pháp luật hạn chế mà không được pháp luật bảo vệ.

Quản. Trọng, tướng quốc nước Tề dưới thời Tể Hoàn Công ( 682-645 TCN) người đầu tiên làm cho Vua Tề thành Bá chủ đã có tư iưởng đề cao pháp luật,
dùng nháp luật để trị nưóc. Ồng khẳng định "Pháp là cái qui tắc của thiên hạ.,
cho nên lấy pháp luật mà chu phạt thì dân có phải chết cũng không oán, lấy
pháp lượng công thì dân nhận thưởng không có chịu ơn công đức... cho nên
các quan cai trị sai khiến dân điều gì có pháp luât thì dân theo, không có pháp
luật íhì dân không theo nữa. Dân lấy pháp luật mà cùng với quan chống cự
nhau, người dưới với người trên lấy pháp luật mà cùng làm công việc. Cho kẻ
dối trá không được khinh chủ mình, kẻ ghen ghét không được dùng lòng giặc
cướp của mình, kẻ dèm pha nịnh hót không được thi hành xảo quyệt, ở ngoài
ngàn đăm không ai dám tự tiện làm điều phi pháp"(1).
Tiếp đó, đến thế kỷ

6

TCN, Tử Sản, một chính khách của nước Trịnh

đã làm ra hình luật và năm 513 TCN nước Trịnh đã đúc đỉnh đổng để khắc luật
hình. Những đại biểu đàu tiên của. phái Pháp trị như Quản Trọng, Tử Sán mới
chỉ chú trọng đến yếu tố pháp luật, chủ trương dùng pháp luât để cai trị đất
nước thay ỉễ nghĩa.

(1) Qu^n Tử, trích Iheo N g u y ễn Đ ăn g Thục, sđd lập 2, Irang 291

22


Vũ Thị N g a

Luận án thục s v luật hạ c


2.

Bước phât triển mói của chủ trương pháp trị với sự đóng góp của

£»# ptỉái pháp, thuật, thế qua ba đại diện điển hình Thận Đáo, Thưong
ìJỗBg và T h ân lĩấ t Hại
Đến thời Chiến Quốc, phái Pháp gia ngày càng phát triển và chia ra ba
nhóm: Nhóm chú trọng vào thế ( quyền thế, quyền lực, uy quyền) mà đại biểu
ỉà Thận Đáo; nhóm chú trọng đề cao pháp luật mà đại biểu là Thương Ưởng,
tướng quốc nước Tần đời vua Tán Hiếu Công và nhóm chú trọng đến thuât ca[
trị ríìà đại biểu là Thân Bất Hại.
Thân Bất Hại làm tướng quốc của nước Hàn dưới thời vua Hàn Chiêu
Hầu ( 351-337 TCN) trong 15 năm. Xuất phát từ lập trường của một địa chủ
mới kiêm thương nhân, khi tham chính, ông cực lực phản đối chế độ danh
phận đẳng cấp và cách cai trị chỉ dựa vào lễ. Ông ủng hộ chủ trương dùng pháp
để phủ uịiih lễ, dùng pháp để thay thế lễ. Ông cũng cho rằng pháp luật là úêu
chuẩn khách quan để bảo vệ trật tự xã hội, tiât tự hành chính nhà nước và trật
íự trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên "học thuyết của Thân tử... lấy việc hình
danh làm chủ(1) , tức là chú trọng và đề cao các thủ pháp cai trị. Ông cho rằng
"Tai, mắt, tâm và trí người ta không đủ để dựa vào... Vì vậy làm vua thiên hạ,
không thể không xét đên lẽ ấy.. Các bậc vua xưa kia, chỉ làm râ't ít, nhưng gợi
cho người ta làm thì nhiều. Gọi cho người ta làm đó là thuật của người làm
vua...Thuật íức là phải tùy tài mà giao chức, theo đanh vị mà đòi trách lây việc
thực, nắm quyền sinh sát, xét tài năng của cả quẩn thẩn đó là cái mà bậc dứng
đầu người ta phải nắm vậy... cai trị thì không được vượt các quan chức, tuy
biết mà không nói"(2) . Khi đưa ra nguyên tắc "xét công mà ban tước, tuỳ tài

(1) Từ Mã Thiỏn, s ử ký, tạp I, NXB văn học, HN 1988 tr. 3.15
(2) Trích theo Lã Trấn Vũ, s đ d, !.rang 177, 178


23


×