Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Thẩm quyền của toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.47 MB, 80 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
_______ __________ _____

NGUYỄN VĂN TIẾN

THẨM QUYỂN CỦA TOÀ ÁN
CẤP PHÚC THẨM TRONG
TỐ TỤNG HÌNH s ự
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 5.05.14

LUẬN
ÁN THẠC
SỸ LUẬT
HỌC





Người hướng dẫn
PTS. Nguyễn Văn Hiện

Hà Nội -1998



MỤC LỤC

Trang
Phần mở đầu

1

CHUƠNG I
NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM q u y ên
CỦA TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM TRONG Tố TỤNG HÌNH s ự
1.1 Khái niệm thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm
trong tố tụng hình sự.
l.l.lK h á i niệm chung về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm
trong tố tụng hình sự.
1.1.2. Khái niệm thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong
tố tụng hình sự.
1.2.Các căn cứ xác đinh thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm
trong tố tụng hình sự.
1.2.1. Căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự
1.2.2. Căn cứ vào sự phân đinh các chức năng cơ bản trong
tố tụng
1.2.3. Căn cứ vào tính chât, nhiệm vụ của Toà án cấp phúc
thẩm trong tố tụng hình sự
1.2.4. Căn cứ vào kháng cáo, kháng nghị
1.3. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật
tố tụng hình nước ta về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trước
khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự

6
6

9
11
11
13
14
15

16

CIIƯƠNG II
NỘI DUNG THẨM QUYEN của TOÀ á n cấp ph ú c t h a m th eo
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SựVỆT NAM
2.1.Thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm về áp dụng biên
pháp ngăn chăn
X2TPhạm vi xét xử phúc thẩm và phạm vi chứng minh
2.2.1. Phạm vi xét xử phúc thẩm
2.2.2. Phạm vi chứng minh
2.3. Quvền hạn của Toà án cấp phúc thẩm

21
24
24
28
32


2.3.1. Giải quyết việc rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên
toà phúc thẩm
2.3.2. Bác kháng cáo, kháng nghị
2.3.3. Sửa bản án sơ thẩm

2.3.4. Huỷ án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại
2.3.5. Huỷ án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
2.4. Phúc thẩm những quyết đinh của Toà án cấp sơ thẩm

33
35
39
44
50
52

CHUƠNGIII
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VLÚNG MẮC TRONG THỤC TIẼN ph ú c t h a m
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIÊN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁPLUẬT Tố
TỤNG HÌNH Sự VỀ THAM q u y ê n c ủ a TOÀ á n cấp p h ú c t h a m

3.1. Một số vấn đề vướng mắc trong thực tiễn phúc thẩm
hiện nay
3.1.1. Việc nhân thức và áp dụng quy đinh của Bộ luật tố
tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm
3.1.2. Việc áp dụng quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng
hình sự
3.1.3. Về việc nhận thức và áp dụng quy đinh" không làm
xấu hơn tình trạng của bị cáo"
3.1.4. Về nhận thức và áp dụng các quy đinh của Bộ luật
tố tụng hình sự về quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm
3.2.
Một số kiến nghị hoàn thiện các quy đinh pháp luật
tố tụng hình sự về thẩm quyền của Toà án cấpphúc thẩm
Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

55
56
57
59
63
67
71
74


PHẦN MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu đề tài.
Phúc thẩm là một giai đoạn của tố tụng hình sự và là một trong những
hình thức giám đốc tra xét xử chủ yếu của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp
dưới, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án (quyết đinh)
chưa có hiệu lực pháp luật có kháng cáo, kháng nghị nhằm khắc phục kịp thời
các vi phạm pháp luật của Toà án cấp dưới/Đ ể bảo đảm cho Toà án cấp phúc
thẩm hoàn thành được nhiệm vụ nói trên, pháp luật tố tụng hình sự đã giành
cho nó một thẩm quyền - các quyền hạn nhất đinh trong việc xem xét và quyết
định các vấn đề cụ thể về vụ án. Việc nhận thức và áp dụng đúng đắn, chính
xác các qui định của pháp luật về các quyền hạn này của Toà án cấp phúc
thẩm là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động xét xử phúc
thẩm của Toà án, tăng cường pháp chế XHCN, kịp thời bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng và chống tội phạm đạt hiệu
quả.
ơ nước ta, các qui đinh về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong
tố tụng hình sự được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển

của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng. Việc
ban hành Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta đánh dấu m ột bước phát
triển mới của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Sau gần 10 năm áp dụng
các qui định của Bộ ỉuật tố tụng hình sự cho thấy bên cạnh những kết quả đạt
được trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự nói chung và phúc thẩm nói
riêng còn nhiều vấn đề vướng mắc làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả
của hoạt động xét xử các vụ án hình sự, không kịp thời bảo vệ các quyền và
lợi ích của Nhà nước, xã hội và của công dân, không đáp ứng yêu cầu đấu
tranh phòng và chống tội phạm, xây dựng Nhà nước pháp quyền và qúa trình

1


dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự thực đinh và thực tiễn
áp dụng nó nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn trên cơ sở đó
hoàn thiện các qui định của Bộ luật tố tụng hình sự là một vấn đề cấp bách của
khoa học luật tố tụng hình sự, là một nội dung quan trọng của công cuộc cải
cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ v i n của
Đảng Cộng sản Việt nam đã khẳng định; "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ
thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp, bảo đảm cho mọi vi phạm bị xử lý....củng cố, kiện toàn bộ máy
các cơ quan tư pháp. Phân định lại thẩm quyền của Toà án nhân dân" (35,132)
Thực hiện chủ trương nói trên của Đảng ta, hiện nay chúng ta đang tiến
hành dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi nhằm khắc phục những vấn đề
vướng mắc trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, hoàn
thiện pháp luật tố tụng hình sự trong đó có các qui định về thẩm quyền của
Toà án cấp phúc thẩm.

Thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự là một vấn
đề phức tạp và có nội dung rộng của khoa học luật tố tụng hình sự nước ta
nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống. Trong
sách báo pháp lý đã có một số tác giả viết về vấn đề này, nhưng mới chỉ đề
cập đến từng khía cạnh riêng biệt m à chưa được đi sâu vào các nội dung của
nó một cách đầy đủ. Trong thực tiễn phúc thẩm các vụ án hình sự, các Toà án
thường rất lúng túng và vướng mắc trong việc áp dụng các qui định của Bộ
luật tố tụng hình sự về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm khi bác kháng
cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa và huỷ bản án sơ thẩm để
điều tra lại hay xét xử lại, huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Nguyên nhân
của tình hình trên trước hết do các qui đinh của Bộ luật tố tụng hình sự về
thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm không rõ ràng, cụ thể; m ặt khác các
văn bản hướng dẫn áp dụng các qui định của Bộ luật tố tụng hình sự của cơ

2


quan có thẩm quyền không kịp thời, đầy đủ và cụ thể thậm chí có nhiều điểm
mâu thuẫn với Bộ luật tố tụng hình sự. Điều đó dãn đến việc nhận thức không
đúng đắn, chính xác các qui định đó về phía những người áp dụng. Bởi vậy
việc nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm
nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, nâng cao hiệu quả hoạt động phúc
thẩm của Toà án là một yêu cầu cấp bách, khách quan trong giai đoạn hiện
nay.

2- Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích các qui đinh của pháp luật nước ta trước khi ban
hành Bộ luật tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩm
quyền của Toà án cấp phúc thẩm và thực tiễn phúc thẩm các vụ án hình sự
trong những năm gần đây, luận án đặt ra mục đích nghiên cứu đầy đủ và có hệ

thống về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự, tìm ra
những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó đề xuất
phướng hướng và biện pháp cần thiết về sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện các
qui dịnh của pháp luật về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng
hình sự.

3- Phạm vi nghiên cứu.
Thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm là một vấn đề phức tạp, có nhiều
nội dung liên quan đến nhiều chế định khác của luật tố tụng hình sự. Bởi vậy,
trong phạm vi của một luận án cao học này không thể xem xét và giải quyết
toàn bộ mọi vấn đề mà chỉ dừng lại nghiên cứu nội dung của các qui phạm
pháp luật về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự.

4- Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu trên, tác giả tập trang vào việc giải
quyết các nhiệm vụ sau đây:

3


- Làm sáng tỏ các căn cứ xác định thẩm quyền của Toà án cấp phúc
thẩm.
- Phân tích các căn cứ xác đinh thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm.
- Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm.
- Làm rõ các qui định của Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử,
phạm vi xét xử và quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm.
- Phân tích những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các qui đinh của Bộ
luật tố tụng hình sự về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm. Trên cơ sở đó,
tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp khắc phục các vướng mắc và

hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự của nước ta về chế đinh này.

5- Cơ sở phương pháp luận và phướng pháp nghiên cứu đề tài.
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là triết học Mác- Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí M inh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về cải cách tổ chức và hoạt
động của các cơ quan tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào thực tiễn xét xử phúc thẩm
các vụ án hình sự của Toà án nhân dân Tối cao và Toà án quân sự Trung ương
trong những năm gần đây, có tham khảo pháp luật tố tụng hình sự của một số
nước về vấn đề này.
Phương pháp nghiên cứu đề tài của tác giả là đi từ cái chung đến cái
riêng, cái cụ thể, có sử dụng các phướng pháp như: phương pháp so sánh,
phương pháp tổng hợp- phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê,
phương pháp hệ thống.....

6- Kết quả nghiên cứu và cái mới của luận án.
Kết quả của luận án được thể hiện ở việc nghiên cứu toàn diện, có hệ
thống các nội dung của đề tài, đưa ra được khái niệm đầy đủ về thẩm quyền
của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở đó phân tích bản

4


chất, vai trò và ý nghĩa pháp lý, các căn cứ xác định thẩm quyền của Toà án
cấp phúc thẩm. Trên cơ sở lý luận, tác giả đã liên hệ với thực tiễn phúc thẩm
các vụ án hình sự và đề xuất một số kiến nghị sửa đổi bổ sung nhằm hoàn
thiện các qui đinh của pháp luật tố tụng hình sự nước ta vể thẩm quyền của
Toà án cấp phúc thẩm. Với kết quả khiêm tốn đã đạt được, luận án này có thể
được sử dụng cho việc tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố

tụng hình sự. Nó còn có thể dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu trong học
tập, giảng dạy và thực tiễn phúc thẩm các vụ án hình sự của Toà án cấp phúc
thẩm.

7-

Cơ cấu của luận án.

Cơ cấu của luận án được quyết đinh bỏi phạm vi và mục đích nghiên cứu
nêu trên của đề tài và bao gồm:
- Phần mở đầu
- Ba chương
- Phần kết luận.

5


CHƯƠNG I
NHŨNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ THAM q u y ể n
CỦA TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM.

1.1. Khái niệm Thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm
trong tô tụng hình sự.

1.1.1. Khái niệm chung về thẩm quyền của Toà án trong tố tụng hình
sự.
Về mặt lí luận quyền lực Nhà nước của bất kỳ quốc gia nào cũng đều bao
gồm ba loại quyền năng: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
Các quyền năng này được thực hiện thông qua bộ máy Nhà nước bao gồm các
loai cơ quan Nhà nước khác nhau. Mỗi cơ quan Nhà nước tham gia vào việc

thực hiện quyền lực Nhà nước ở những phạm vi và mức độ rất khác nhau. Tuỳ
thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và cách thức tổ chức Nhà nước ở
mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử, việc tổ chức thực hiện quyền lực
Nhà nước của các quốc gia không giống nhau nhưng đều được tiến hành theo
một trong hai nguyên tắc cơ bản sau đây: tập quyền hoặc phân quyền.
ở các nước theo nguyên tắc phân quyền (còn gọi là tam quyền phân lập),
quyền lực Nhà nước được phân thành ba quyền năng độc lập: quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp, Mỗi loại quyền năng này được giao cho
một loại cơ quan Nhà nước thực hiện: quyền lập pháp thuộc về Nghị viện
(Quốc hội), quyền hành pháp thuộc về Chính phủ và quyền tư pháp thuộc về
Toà án. Sự phân quyền này nhằm mục đích để các cơ quan Nhà nước kiểm tra
giám sát và chế ước lẫn nhau, chống lại sự lạm dụng quyền lực. Ph.Anghen đã
khẳng định rằng, phân quyền xét cho cùng không phải là cái gì khác mà là sự

6


phân cấp lao độngđược áp dụng trong cơ chế Nhà nước nhằm một mục đích
đơn giản là kiểm tra hoạt động của các cơ quan.(24,203)
Ở các nước theo nguyên tắc tập quyền,quyền lực Nhà nước không bị
phân thành các quyển năng độc lập, mà được tập trung thống nhất trong tay
một cơ quan Nhà nước, thậm trí trong tay của một cá nhân (Hoàng đế, Vua,
Quốc vương.-). Khi xây dựng học thuyết về Nhà nước kiểu mới - Nhà nước
XHCN, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lê nin đã kế thừa và phát triển các
hạt nhân hợp lý của các nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước nói trên và
trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn xây dựng Nhà nước vô sản để đề ra
các luận điểm khoa học về tổ chức quyền lực Nhà nước của giai cấp vô sản.
Các luận điểm này là cơ sở của một nguyên tắc mới về tổ chức quyền lực Nhà
nước. Các nước XHCN nói chung và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
đều được tổ chức theo nguyên tắc này. Tại Điều 2 Hiến pháp 1992 của nước ta

ghi nhận: “Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân
và vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân...”.
ở nước ta Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất do nhân dân
trực tiếp bầu ra và trao cho quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên một mình Quốc
hội không thể trực tiếp thực hiện được toàn bộ quyền lực Nhà nước mà phải uỷ
quyền cho các cơ quan Nhà nước khác thực hiện một phần quyền lực Nhà
nước: quyền hành pháp, quyền tư pháp. Quốc hội trực tiếp thực hiện quyền lập
pháp và quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà
nước. Quyến hành pháp được giao cho chính phủ và các cơ quan trực thuộc.
Quyền tư pháp (hay chức năng tư pháp) theo nghĩa rộng bao gồm cả công tác
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bổ trợ tư pháp được giao cho các cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Toà án... thực hiện.-Trong đó “ Toà án là nơi thể hiện
tâp trung nhất của quyền tư pháp - nơi mà kết quả của hoạt động điều tra,
cồng tố, bào chữa... được kiểm tra, xem xét một cách công khai thông qua thủ
tục tố tụng do luật định để đưa ta những phán quyết cuối cùng nang tính chất
quyền lực Nhà nước, nơi phản ánh một cách đầu đủ và sâu sắc nhất nền công

7


lý của xã hội ta...”(2°’ 1}' Bởi vậy quyền tư pháp còn được hiểu theo nghĩa hẹp
chỉ bao gồm quyền xét xử của Toà án.
Xét xử các vụ án nói chung, và các vụ án hình sự nói riêng là chức năng
đặc thù của Toà án và chỉ có thể do Toà án thực hiện. Chức năng này của Toà
án được Hiến pháp 1992 của nước ta ghi nhận: “Toà án nhân dân Tối cao, các
Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật
định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” (Điều
127); “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản
án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 72).
Để bảo đảm cho Toà án có thể thực hiện được chức năng xét xử, Nhà

nước đã giành cho Toà án những quyền hạn nhất định. Đó là những khả năng quyền năng pháp lý mà pháp luật cho phép Toà án được xem xét và quyết đinh
về các vụ án trong một giới hạn, phạm vi nhất định. Phạm vi - giới hạn hoạt
động của Toà án và các quyền năng pháp lý của Toà án có mối liên quan chặt
chẽ với nhau và tạo thành thẩm quyền của Toà án. Thẩm quyền này của Toà
án được xác định rõ ràng, đầy đủ và cụ thể trong pháp luật, một mặt để bảo
đảm cho các Toà án hoàn thành được nhiêm vụ của mình, mặt khác để hạn
chế sự lạm dụng và tuỳ tiện khi áp dụng.
Các Toà án đều thực hiện chức năng xét xử, nhưng mỗi cấp Toà án tham
gia vào việc thực hiện chức năng này ở những mức độ, phạm vi khác nhau.
Bởi vậy mỗi cấp Toà án được pháp luật giành cho các quyền hạn hay thẩm
quyền khác nhau trong việc xét xử các vụ án. Theo cấp xét xử, thẩm quyền
của Toà án được phân thành thẩm quyền của Toà án cấp sơ thẩm, thẩm quyền
của Toà án cấp phúc thẩm, thẩm quyền của Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc
tái thẩm. Theo tính chất của các vụ án, thẩm quyền của Toà án được phân
thành thẩm quyền về hình sự, thẩm quyền về dân sự, về kinh tế, lao động và
hành chính. Thẩm quyền của Toà án bao gồm: thẩm quyền xét xử, phạm vi giới hạn xét xử và quyền hạn quyết đinh của Toà án.

8


Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm chung về thẩm quyền của Toà
án như sau: Thẩm quyền của Toà án là toàn bộ các quyền hạn mà pháp
luật dành cho Toà án trong việc xem xét và quyết định về các vụ án theo
các qui định của pháp luật.

1.1.2.

Khái niệm thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong tố

tụng hình sự.

Thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm là một vấn đề lớn, có nội dung
phức tạp, có liên quan đến nhiều chế đinh quan trọng khác của tố tụng hình
sự. Tuy nhiên trong khoa học luật tố tụng hình sự vấn đề này chưa được quan
tâm nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Trong sách báo Pháp lý của
nước ta đã có một số bài viết vể vấn đề này nhưng thường mới chỉ đề cập đến
một số khía cạnh, nội dung riêng biệt của khái niệm thẩm quyền của Toà án
cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự. Bởi vậy đến nay vẫn chưa có m ột khái
niệm phản ánh đầy đủ các nội dung, khía cạnh của thẩm quyền Toà án cấp
phúc thẩm trong tố tụng hình sự.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng, thẩm quyền của Toà án nói
chung và thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự nói
riêng, là một thể thống nhất bao gồm hai mặt có liên quan một cách biện
chứng với nhau, đó là thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội
dung(25,10)' Thẩm quyền về mặt hình thức của Toà án cấp phúc thẩm xác đinh
các vụ án hình sự, các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm nào thuộc
thẩm quyền xem xét của Toà án cấp phúc thẩm và giới hạn - phạm vi, mức độ
xem xét của Toà án cấp phúc thẩm đối với các vụ án đó. Hay nói cách khác,
thẩm quyền về mặt hình thức xác đinh Toà án cấp phúc thẩm có quyền xem
xét cái gì, ở mức độ, giới hạn nào? Còn thẩm quyền về mặt nội dung của Toà
án cấp phúc thẩm xác định các quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong việc
quyết định các vấn đề cụ thể về các vụ án khi xem xét chúng, tức là xác định
Toà án cấp phúc thẩm được làm những gì, trong những điều kiện nào đối với
các vụ án đã xem xét.

9


Thẩm quyền về hình thức (thẩm quyền xem xét) của Toà án cấp phúc
thẩm được thể hiện ở thẩm quyền xét xử phúc thẩm và phạm vi xét xử phúc
thẩm. Còn thẩm quyền về nội dung của Toà án cấp phúc thẩm được thể hiện ở

các quyền hạn quyết đinh về các vấn đề cụ thể đối với các vụ án. Thẩm quyền
về hình thức của Toà án cấp phúc thẩm là cơ sở để xác đinh thẩm quyền về
nội dung của nó. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì thẩm quyền của Toà
án cấp phúc thẩm sẽ trở nên vô nghĩa bởi vì Toà án chỉ chó thể ra các quyết
định về vụ án sau khi đã xem xét và ngược lại, việc xem xét vụ án chỉ có ý
nghĩa khi có những quyết định cụ thể về vụ án đó. Mặt khác, khi xem xét các
vụ án hình sự, Toà án cấp phúc thẩm còn phải căn cứ vào các qui định của
pháp luật hình sự, dân sự, lao động... để ra các quyết định cụ thể về vụ án.
Điều đó có nghĩa là các quyết định của Toà án cấp phúc thẩm về vụ án hình sự
không những phải dựa vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, mà còn
phải căn cứ vào các quy đinh của pháp luật hình sự, dân sự, lao động... Bởi vì
khi xét xử các vụ án hình sự, đổng thời với việc giải quyết các quan hệ pháp
luật hình sự, Toà án cấp phúc thẩm còn giải quyết cả các quan hệ pháp luật
khác phát sinh từ vụ án. Thí dụ, khi xét xử vụ án giết người, ngoài việc quyết
đinh về tội danh, điều luật áp dụng và hình phạt đối với bị cáo, Toà án còn giải
quyết cả vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Từ phân tích trên, có thể rút ra khái niệm thẩm quyền của Toà án cấp
phúc thẩm trong tố tụng hình sự như sau:
Thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sụ là toàn
bộ các quyền hạn mà pháp luật dành cho Toà án cấp phúc thẩm trong
việc xem xét và quyết định các vấn đề cụ thể về các vụ án hình sự đã được
các toà án cấp dưới trực tiếp xét xử sơ thẩm, nhưng bản án (quyết định)
chưa có hiệu lực pháp luật do bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Căn cứ vào khái niệm trên thấy rằng, thẩm quyền của Toà án cấp phúc
thẩm bao gồm thẩm quyền xét xử phúc thẩm, phạm vi xét xử phúc thẩm và
các quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm mà chúng tôi sẽ đề cập ở chương n .

10



Việc xác định và qui định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng trong pháp luật tố
tụng hình sự về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm có một ý nghĩa vô cùng
quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nó giúp cho các Toà án cấp phúc
thẩm nhận thức và thực hiện đúng đắn, đầy đủ, chính xác các quyền hạn của
mình trong việc xem xét và quyết định về các vụ án hình sự, đổng thời phát
huy được tính chủ động, tích cực trong việc phát hiện và khắc phục kịp thời
các sai lầm về xét xử của các Toà án cấp sơ thẩm, bảo vệ có hiệu quả các
quyền và lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân.
Việc qui định đầy đủ và chính xác thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm
trong tố tụng hình sự còn là điều kiện bảo đảm cho các bị cáo có thể thực hiện
được quyền bào chữa để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngăn
chặn được sự tuỳ tiện hoặc lạm quyền của các Toà án nói chung và Toà án cấp
phúc thẩm nói riêng, bảo đảm tính hợp pháp và có căn cứ của các bản án,
quyết định của Toà án cấp sơ thẩm trước khi được đưa ra thi hành. Nhờ đó mà
nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Toà án, đồng thời góp phần tích cực
vào việc đấu tranh phòng và chống tội phạm có hiệu quả.

1.2.Các căn cứ xác định thẩm quyền của Toà án cấp phúc
thẩm trong tô tụng hình sự.
Thẩm quyến của Toà án trong tố tụng hình sự nói chung và thẩm quyền
của Toà án cấp phúc thẩm nói riêng được xác định dựa trên nhiều căn cứ khác
nhau. Có thể phân các căn cứ này thành hai nhóm: các căn cứ chung và các
căn cứ nói riêng.
Các căn cứ chung được dùng để xác định thẩm quyền của các cấp Toà
án(sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm) trong việc xem xét và
quyết định về các vụ án hình sự. Các căn cứ này bao gồm:
- Các ngyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.
- Sự phân định các chức Iiăng cơ bản trong tố tụng hình sự giữa các chủ
thể tham gia vào các quan hệ tố tụng hình sự.


11


Các căn cứ riêng được dùng kết hợp với các căn cứ chung để xác đinh
thẩm quyền của mỗi cấp Toà án, trong đó có Toà án cấp phúc thẩm trong việc
xem xét và quyết định về các vụ án hình sự. Chúng xác định sự đặc thù của
thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự. Thuộc loại này
có các căn cứ sau đây:
- Tính chât, nhiệm vụ của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự.
- Kháng nghị của Viện kiểm sát, kháng cáo của các chủ thể có quyền
kháng cáo đối với các bản án(quyết đinh) chưa có hiệu lực pháp luật.

1.2.1.Căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của tô tụng hình sự:
Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là một căn cứ chung rất quan
trọng để xác định thẩm quyền của Toà án nói chung và thẩm quyền của Toà
án cấp phúc thẩm trong tố tung hình sự nói riêng. Các nguyên tắc này liên hệ
chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất và là cơ sở để xây dựng
toàn bộ các chế đinh của pháp luật tố tụng hình sự, trong đó có chế đinh về
thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm.
Trong các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, các nguyên tắc: bảo
đảm pháp chế XHCN, tôn trọng và bảo vệ các quyền lợi cơ bản của công dân,
không ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp
luật của Toà án, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, Toà án xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có một vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc xác đinh thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm. Việc qui định các
quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm trong việc xem xét và quỹết định về vụ
án hình sự phải bảo đảm cho các nguyên tắc của tố tụng hình sự được tuân thủ
một cách nghiêm chỉnh trong hoạt động xét xử phúc thẩm của Toà án.
Trong số các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự thì bị can, bị
cáo là chủ thể luôn luôn ở địa vị pháp lý bất lợi nhất và có số phận phụ thuộc

vào sự phán quyết của Toà án. Chính vì vậy pháp luật tố tụng hình sự đã qui
định các điều kiện cần thiết bảo đảm cho bị can, bị cáo có thể thực hiện được
việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án. Nguyên tắc


bảo đảm quyền bào chữa của của bị cáo được thể hiện trong giai đoạn xét xử
phúc thẩm ở quyền kháng cáo của bị cáo đối. với bản án (quyết đinh) sơ thẩm.
Nó không chỉ thể hiện bản chất nhân đạo và dân chủ của tố tụng hình sự, mà
còn là phương tiện hữu hiệu để bị cáo có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Xuất
phát từ tinh thần đó, pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã qui định thẩm quyền
của Toà án cấp phúc thẩm theo hướng hạn chế các quyền hạn của Toà án mà
chúng có thể làm cho tình trạng của bị cáo xấu đi.
Khi xét xử Toà án có quyền độc lập, nhưng quyền hạn này của Toà án
nói chung và của Toà án cấp phúc thẩm nói riêng bị hạn chế bởi các qui đinh
của pháp luật: “Tuân theo pháp luật”. Đây là hai yếu tố, hai mặt thống nhất
không thể tách rời nhau của một nguyên tắc: “Toà án xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật” bảo đảm cho Toà án thực hiện có hiệu quả chức năng của
mình trong tố tụng hình sự: xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Các nguyên tắc khác nhau của tố tụng hình sự cũng là các căn cứ để xác
định thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm ở những mức độ khác nhau.

1.2.2.

Căn cứ vào sự phân định các chức năng cơ bản trong Tố tụng

hình sự
Trong tố tụng hình sự luôn tổn tại ba chức năng cơ bản: buộc tội, bào
chữa và xét xử, trong đó chức năng xét xử các vụ án nói chung và các vụ án
hình sự nói riêng chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất là Toà án. Đây là nguyên
tắc hiến định được ghi nhận tại Điều 127 Hiến pháp nước ta. Chức năng xét xử

của Toà án là căn cứ để xác định nhiệm vụ, quyền hạn - thẩm quyền của Toà
án nói chung và của Toà án cấp phúc thẩm nói riêng trong việc xem xét và
quyết định về các vụ án hình sự. Chức năng này của Toà án xác đinh các
quyền hạn - thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm để bảo đảm cho nó thực
hiện được nhiệm vụ của mình là kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của các
bản án (quyết định) của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Gúrc
năng xét xử không cho phép Toà án nói chung và Toà án cấp phúc thẩm nói
riêng thực hiện các quyền hạn thuộc về chức năng buộc tội hay chức năng bào

\

13


chữa. Bởi vì vai trò của Toà án trong tố tụng hình sự là người trọng tài đứng
giữa bên buộc tội và bên bào chữa để phân xử. Một khi Toằ án đứng về phía
buộc tội hay bên bào chữa thì sẽ phá vỡ sự bình đẳng giữa hai bên tham gia
tranh tụng và không thể đạt được mục đích của tố tụng hình sự là xác định sự
thật khách quan về vụ án.(28,20)

1.2.3.

Căn cứ vào tính chất, nhiệm vụ của Toà án cấp phúc thẩm

trong tố tụng hình sự.
Tính chất của phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét lại những
bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp bị kháng cáo, kháng
nghị. Nhiệm vụ cụ thể của Toà án cấp phúc thẩm là thẩm tra lại tính chất hợp
pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thông qua việc xét xử lại vụ
án về nội dung. Do vậy, có thể nói phúc thẩm cũng là một trong những hình

thức của hoạt động giám đốc xét xử của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp
dưới, nhằm kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của các bản án (quyết đinh)
chưa có hiệu lực pháp luật. Để thực hiện được chức năng này, Toà án cấp phúc
thẩm không chỉ có nhiệm vụ khắc phục kịp thời các sai sót về xét xử của Toà
án cấp sơ thẩm đã được phát hiện trong kháng cáo, kháng nghị mà còn phải tự
mình phát hiện các sai sót của cấp sơ thẩm để kịp thời khắc phục chúng. Việc
xác định thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự phải
xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Toà án cấp phúc thẩm nhằm bảo đảm
cho nó hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả.
Chính vì vậy m à pháp luật tố tụng hình sự của nước ta qui đinh chỉ có Toà án
cấp trên trực tiếp mới có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối vói các bản án
(quyết đinh) chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới khi có kháng cáo,
kháng nghị. Toà án cấp trên không phải là trực tiếp thì không có thẩm quyền
này. Việc qui đinh các quyền hạn cụ thể của Toà án cấp phúc thẩm trong việc
xem xét và quyết định về các vụ án phải bảo đảm cho nó có thể thực hiện
được chức năngvà nhiệm vụ nói trên, nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời

14


các vi phạm pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm, bảo vệ có hiệu quả các quyền,
lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân.

1.2.4. Căn cứ vào kháng cáo, kháng nghị.
Kháng cáo của người bị hại, bị cáo và những người tham gia tố tụng
khác, kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp đối với
bản án (quyết đinh) chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm không
chỉ là căn cứ làm phát sinh giai đoạn xét xử mới - xét xử phúc thẩm, mà còn
xác định phạm vi hoạt động của các chủ thể nói chung và phạm vi xét xử
phúc thẩm của Toà án nói riêng ở giai đoạn tố tụng này. Việc kháng cáo,

kháng nghị đối với toàn bộ hoặc từng phần bản án chưa có hiệu lực pháp luật,
cũng như việc rút hay bổ sung kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể có
quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm đều trực tiếp ảnh hưởng đến các
quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm trong việc xem xét và quyết đinh các
vấn đề cụ thể về vụ án. Toà án cấp phúc thẩm chỉ có quyền xét lại những bản
án (quyết định) sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật khi có kháng cáo, kháng
nghị (Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự ), xem xét nội dung kháng cáo, kháng
nghị và khi cần thiết mới xem xét các phần khác của bản án không bị kháng
cáo, kháng nghị (Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự). Trong trường hợp rút toàn
bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà thì việc xét xử phúc thẩm phải được
đình chỉ (Điều 212). Quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm trong việc xem xét
và quyết định về vụ án sẽ không bị hạn chế bởi nội dung của kháng cáo,
kháng nghị, nếu điều đó không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.

15


1.3.

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp

iuật Tô tụng hình sự nước ta về thẩm quyền của Toà án cấp
phúc thẩm trước khi ban hành Bộ luật tô tụng hình sự.
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật nước ta về thẩm quyền
của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự luôn gắn liền với sự hình
thành và phát triển của hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật tố
tụng hình sự nói riêng.
Các qui định đầu tiên của pháp luật nước ta về thẩm quyền của Toà án
cấp phúc thẩm nói chung và phúc thẩm hình sự nói riêng được ghi nhận tại
Sắc lệnh số 13/SL ngày 23/1/1946 về tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm

phán, Hiến pháp 1946 và Nghị đinh số 44/DB ngày 12/4/1947 của Bộ Tư
pháp. Theo sắc lệnh số 13/SL, hệ thống Toà án nhân dân nước ta bao gồm:
Ban Tư pháp xã, Toà án sơ Gấp (ở các quận, huyện), Toà án đệ nhị cấp (ở các
tỉnh và tương đương) và Toà án thượng thẩm (ở Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ),
các cấp Toà án này có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp trong nhân dân, xét
xử các việc về dân sự, thương sự, tiểu hình và đại hình.(12’67"68)
Theo Hiến pháp 1946 Hệ thống cơ quan tư pháp ở nước ta bao gồm Toà
án nhân dân tối cao, các Toà án thượng thẩm, các Toà án đệ nhị cấp và sơ cấp
(Điều 63). Tuy nhiên, do cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ác
liệt trên phạm vi cả nước nên từ tháng 12-1946 các Toà thượng thẩm đã phải
tạm ngừng hoạt động. Để phù hợp vói điều kiện mới, ngày 12/4/1947 Bộ
trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị đinh số 44/DB ngày 12/4/1947 thiết lập
ở mỗi khu hay trong nhiều khu một Hội đồng phúc án thay thế Toà thượng
thẩm để xét lại trong quản hạt những việc thuộc thẩm quyền Toà thượng Thẩm
(Điểu 2).(13' 149-150)
Các quy định trong các văn bản pháp luật nêu trên mới chỉ quy định rất
sơ bộ về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm nói chung và của Toà án phúc
thẩm hình sự nói riêng. Tuy nhiên, những quy định này là cơ sở để hình thành

16


và từng bước phát triển, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền
của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự ở nước ta sau này.
Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc, theo Nghị định số 300/TTg ngày
14/8/1959 của Thủ tướng chính phủ, các Toà án phúc thẩm khu đã sát nhập
thành Toà án nhân dân phúc thẩm tại Hà Nội, Toà án nhân dân phúc thẩm Hải
Phòng và Toà án nhân dân phúc thẩm Vinh có nhiệm vụ xử lại các án bị
kháng cáo của Toà án nhân dân thành phố và tỉnh (Điều 4) (21, 5)' Sau khi các
Toà án nhân dân tách ra khỏi Bộ Tư pháp, theo Nghị định số 381/TTg ngày

20-10-1959 của Thủ tướng chính phủ, Toà án nhân dân Tối cao có nhiệm vụ
xét xử phúc thẩm, chung thẩm những vụ án do Toà án cấp dưới xét xử trong
các trường hợp có kháng nghị của cơ quan công tố.(21,5"6)
Năm 1960 Luật tổ chức Toà án nhân dân được ban hành trên cơ sở Hiến
pháp 1959, là văn bản luật đầu tiên của nước ta quy đinh tương đối đầy đủ và
cụ thể về các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, phân đinh thẩm quyền và
nhiệm vụ của các Toà án nhân dân. Tại Điều 9 của Luật này quy định: “Toà
án nhân dân thực hành chế độ hai cấp xét xử” . Toà án nhân dân tối cao và Toà
án lữ)ân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phúc thẩm những bản án, quyết định của
Toà án nhân dân cấp dưới bị chống án hoặc bị kháng nghị (Điều 19 và Điều
21). Trong Pháp lệnh ngày 23-3-1961 quy định cụ thể về tổ chức của Toà án
nhân dân Tối cao và tổ chức của các Toà án nhân dân địa phương cũng có một
số quy đinh về thẩm quyền phúc thẩm của Toà hình sự, Toà phúc thẩm của
Toà án nhân dân Tối cao (Điều 3,4), của Toà án nhân dân thành phố và tỉnh
trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương (Điều 9)(21a,51~54)'
Tuy nhiên, các quy định trong hai văn bản này mới chỉ đề cập một cách chung
nhất, chủ yếu về thẩm quyền xét xử phúc thẩm cả về dân sự và hình sự, mà
chưa xác đinh rõ phạm vi xét xử phúc thẩm và các quyền hạn của Toà án cấp
phúc thẩm nói chung và của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự nói
neng.
Các quy định của pháp luật về xét xử phúc thẩm nói chung và thẩm
quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự nói riêng được thể hiện
I



S»hồNG ..

.


-1

■’ :

7"

""



17


tập trung và tương đối rõ nét nhất trong Thông tư số 03/NCPL ngày 19/5/1967
và Thông tư số 19/TATC ngày 12/10/1974 của Toà án nhân dân Tối cao.
Thông tư số 03/NCPL ngày 19/5/1967 là văn bản pháp luật đầu tiên
hướng dẫn có hệ thống về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự. Theo Thông tư
này thì Toà án cấp phúc thẩm có nhiệm vụ xét xử đối với toàn bộ vụ án hình
sự, kể cả đối với các bị cáo không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo,
kháng nghị. Điều đó có nghĩa là phạm vi xét xử phúc thẩm được quy định rất
rộng, không phụ thuộc vào nội dung của kháng cáo, kháng nghị. Việc cho
phép Toà án cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ vụ án tạo điều kiện thuận lợi
cho Toà án cấp phúc thẩm phát huy tính tích cực, chủ động để kịp thời phát
hiện và khắc phục những sai sót về xét xử của Toà án cấp sơ thẩm trong việc
xác đinh tội danh, áp dụng điều luật và hình phạt. Toà án cấp phúc thẩm có
quyền đinh tội danh nặng hơn, tăng mức hình phạt cho tương xứng với hành vi
phạm tội, kể cả trong trường hợp không có kháng cáo hoặc không có kháng
nghị theo hướng đó.
Sau 7 năm áp dụng Thông tư số 03/NCPL trong thực tiễn phúc thẩm hình
sự cho thấy việc quy định cho Toà án cấp phúc thẩm một phạm vi xét xử và

các quyền hạn quá rộng như trên đã bảo đảm cho hoạt động xét xử các vụ án
hình sự chính xác, không oan, không bỏ lọt tội phạm, kịp thời khắc phục
những sai sót về xét xử của Toà án cấp dưới, bảo vệ có hiệu quả hơn các
quyền và lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân... Bên cạnh đó nó
làm cho hoạt động xét xử phúc thẩm trở nên nặng nề, quá tải; việc thi hành
phần bản án đã có hiệu lực pháp luật chậm, không bảo đảm được các quyền
của những người tham gia tố tụng, nhất là việc bảo đảm quyền bào chữa của
, •

,

bị cáo.

( 17,206 - 207 )

Để khắc phục các thiếu sót nói trên, ngày 02/10/1974 Toà án nhân dân
Tối cao đã ban hành Thông tư số 19/TATC thay thế cho Thông tư số 03/NCPL
hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự với những quy định tương đối
đầy đủ và hợp lý hon về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm. Theo Thông
tư này Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại các vụ án đã được xét xử sơ thẩm mà

18


bản án chưa có hiệu lực pháp luật có kháng cáo hoặc kháng nghị, nhằm kiểm
tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của bản án sơ thẩm, tức là xét xử lại vụ án
về mặt nội dung. Trên cơ sở đánh giá lại các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và
xem xét các chứng cứ mói, Toà án cấp phúc thẩm có thể kết luận về vụ án
giống như cấp sơ thẩm. Vụ án được xét xử lại toàn bộ khi kháng cáo hoặc
kháng nghị đề cập đến toàn bộ bản án. Nếu kháng cáo hoặc kháng nghị có

phạm vi hạn chế thì Toà án cấp phúc thẩm chỉ xét xử đối với những người có
kháng cáo hay bị kháng cáo, kháng nghi. Tuy nhiên, khi xem xét nội dung của
kháng cáo, kháng nghị Toà án cấp phúc thẩm phải đặt nó trong toàn bộ vụ án.
Đối với các bị cáo không kháng cáo, cũng không bị kháng cáo, kháng
nghị, nếu thấy bản án sơ thẩm xử phạt bị cáo quá nhẹ thì Toà án cấp phúc
thẩm yêu cầu Viện kiểm sát kháng nghị. Nếu Viện kiểm sát không nhất trí
hoặc thời hạn kháng nghị đã hết thì chỉ có thể giải quyết theo trình tự giám
đốc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm không có quyền tự mình tăng mức án nhưng
lại có quyền huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại theo hướng nặng hơn. Trong
trường hợp có cộng phạm, nếu khi giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo không ở
diện kháng cáo, kháng nghị thì cấp phúc thẩm vẫn xét giảm.(17,207’229)
Như vậy so với các quy định tại Thông tư số 03/NCPL thì Thông tư số
19/TATC đã quy định chặt chẽ, đầy đủ và họp lý hơn về thẩm quyền của Toà
án cấp phúc thẩm. Theo Thông tư này, phạm vi xét xử phúc thẩm bị thu hẹp
lại và bị ràng buộc bởi nội dung của kháng cáo, kháng nghị. Quyền hạn của
Toà án cấp phúc thẩm trong việc cải, sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm theo hướng
tăng nặng bị han chế. Còn việc sửa hoặc huỷ án sơ thẩm theo hưởng có lợi cho
các bị cáo (kể cả các bị cáo không có kháng cáo, không bị kháng cáo hoặc
kháng nghị) thì quyền hạn của cấp phúc thẩm không bị hạn chế. Khi xem xét
nội dung kháng cáo, kháng nghị Toà án cấp phúc thẩm có các quyền hạn sau
đây:
- Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
- Sửa án sơ thẩm theo hướng nhẹ hon hoặc tuyên bố bị cáo vô tội kể cả
trong trường họp có kháng cáo hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát theo hướng

19


tăng nặng. Toà án cấp phúc thẩm chỉ có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng
tăng nặng khi có kháng cáo của người bị hại hoặc kháng nghị của Viện kiểm

sát theo hướng đó;
- Huỷ toàn bộ hoặc một phần bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử
lại vụ án;
- Đình chỉ vụ án;
- Sửa lại quyết định của án sơ thẩm về phần bồi thường thiệt hại; xử lý
vật chứng.
Thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự còn được
hướng dẫn và giải thích trong m ột số văn bản pháp luật khác như: Công văn số
1252/NCPL ngày 12/7/1974 của Toà án nhân dân Tối cao (17’230_231)’ trong kết
luận tại Hội nghị tổng kết ngành Toà án nhân dân năm 1975, 1977, sắc luật số
01/SL ngày 15/3/1976 của Hội đồng Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam
Việt Nam về tổ chức Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân(18)'
Tóm lại, trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự ở nước ta đã có nhiều
văn bản hướng dẫn, giải thích vể trinh tự tố tụng phúc thẩm hình sự và thẩm
quyền của Toà án cấp phúc thẩm. Mặc dù đây chưa phải là các văn bản quy
phạm pháp luật được Quốc hội thông qua nhưng chúng đã chứa đựng các quy
định tương đối cụ thể, đầy đủ và hợp lý về thẩm quyền của Toà án cấp phúc
thẩm, bảo đảm cho hoạt động xét xử phúc thẩm hoàn thành được chức năng,
nhiệm vụ của mình, kịp thời phát hiện và khắc phục các sai lầm về xét xử của
Toà án cấp dưới, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của Nhà nước, của
xã hội và của công dân.
Tuy có m ột số mặt hạn chế nhất định như đã đề cập ở trên, nhưng các
văn bản này đã góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình
sự ở nước ta, trong đó có chế định về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm
trong tố tụng hình sự.

20


CHƯƠNG II

NỘI DUNG THẨM QUYỂN c ủ a TOÀ á n c ấ p p h ú c t h a m
THEO PHÁP LUẬT T ố TỤNG HÌNH s ự VIỆT NAM

2.1.

Thẩm quyển của Toà án cấp phúc thẩm về áp dụng biện pháp

ngăn chặn.
Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn của Toà án cấp phúc
thẩm được quy định tại Điều 215a Bộ luật tố tụng hình sự như sau: “ Sau khi
nhận hồ sơ vụ án, Toà án cấp phúc thẩm có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ
bỏ biện pháp ngăn chặn.
Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy địrih ở Điều 215 Bộ luật
này.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà, thời hạn tạm
giam đã hết, nếu xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét
xử, thì Toà án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà."
Căn cứ vào nội dung qui định nêu trên có thể thấy rằng về thẩm quyền áp
dụng thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn của Toà án cấp phúc thẩm sau
khi thụ lý hồ sơ vụ án chưa được quy đinh rõ. Cho nên, trong thực tiễn đã có
nhiều ý kiến đặt ra là ai là người có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện
pháp ngăn chặn ở giai đoạn phúc thẩm. Trả lời cho vấn đề này cũng có nhiều
quan điểm khác nhau, tựu chung lại có ba loại quan điểm: Một là, Chánh án,
Phó chánh án Toà án nhân dân Tối cao, Toà án nhân dân tỉnh, Toà án quân sự
Trung ương và Toà án quân sự quân khu chủ tọa phiên toà có quyền áp dụng,
thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn ở cấp phúc thẩm.
Hai là, ngoài những người nêu trên thì Chánh toà, Phó chánh toà phúc
thẩm của Toà án nhân dân Tối cao cũng có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ
bỏ biện pháp ngăn chặn.


21


×