Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.11 KB, 17 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU
Bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống
nhất không phân chia, nhưng có phân công rành mạch giữa ba quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Trong đó, tòa án là biểu hiện tập trung của quyền tư pháp, nơi đó phản
ánh một cách đầy đủ và sâu sắc nhất bản chất nền công lý của chế độ Nhà nước Việt
Nam. Để đảm bảo sự thận trọng trong việc xét xử và theo thông lệ chung của các quốc
gia trên thế giới, Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) Việt Nam đã quy định nguyên tắc
hai cấp xét xử. Theo đó, bản án, quyết định của tòa án sơ thẩm không có hiệu lực ngay
mà có thể được kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại ở tòa án phúc thẩm. Bản án, quyết
định của tòa án phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên án. Vì thế em đã chọn đề tài:
“ Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm, thực
tiễn thi hành và hướng hoàn thiện” để nghiên cứu sau khi hoàn thành chương trình học
luật tố tụng Hình sự.
NỘI DUNG
1. Lý luận chung về thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm.
1.1 Xét xử phúc thẩm và cấp xét xử phúc thẩm,
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án đã được xét xử tại
Tòa án cấp sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định
của pháp luật tố tụng khi xét xử Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết vụ án theo nội
dung kháng cáo, kháng nghị, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tòa án
cấp phúc thẩm ra quyết định.
Cấp XXPT là hình thức tố tụng để xét xử lại vụ án hình sự mà bản án, quyết định
của cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật, bản án, quyết
định của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay.
Sinh viên: Trần Thị Trang – KT32G057 Page 1
BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.2 Thẩm quyền của tòa án.
Việc nghiên cứu để đưa ra khái niệm chính xác về thẩm quyền của tòa án có ý


nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phân định quyền hạn trong bộ máy nhà nước nói
chung và ngành tòa án nói riêng. Trước khi đưa ra được thẩm quyền của tòa án, ta phải
biết thẩm quyền nghĩa là gì. Theo định nghĩa của từ điển Luật học thì “thẩm quyền”
được hiểu là “tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hoạt động, quyết định của các cơ quan, tổ
chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định”. Khái niệm này gồm hai
nội dung chính là quyền hoạt động và quyền quyết định. Trong đó, quyền hoạt động là
quyền được làm những công việc nhất định, còn quyền quyết định là quyền hạn giải
quyết công việc đó trong phạm vi luật cho phép.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tòa án, cùng với việc ra bản án hoặc quyết
định để giải quyết những vấn đề về nội dung vụ án, tòa án còn có quyền ra quyết định
đảm bảo cho việc xét xử. Ngoài thẩm quyền ra quyết định giải quyết những vấn đề về
nội dung vụ án hoặc đảm bảo cho việc xét xử, khi xét xử tòa án còn có quyền ra quyết
định khởi tố vụ án, ra quyết định xử lý hành chính…Vì thế ta có thể đưa ra khái niệm
thẩm quyền của tòa án như sau: “Thẩm quyền của tòa án là tổng thể các quyền mà pháp
luật quy định cho tòa án trong việc xét xử và quyết định về những vụ án theo các quy
định của pháp luật”
1.3 Tính chất của xét xử phúc thẩm.
Tính chất của phúc thẩm có liên quan chặt chẽ tới thẩm quyền của tòa án cấp
phúc thẩm. Để làm rõ thẩm quyền cảu tòa án cấp phúc thẩm cần nhận thức đúng về tính
chất của phúc thẩm. Theo Điều 230 – BLTTHS năm 2003 quy định tính chất của xét xử
phúc thẩm như sau: “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại vụ án
hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có
hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”.
Theo đó, tính chất của xét xử phúc thẩm là xét xử lại toàn bộ hay một phần của
vụ án mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn
Sinh viên: Trần Thị Trang – KT32G057 Page 2
BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
pháp luật quy định, chứ không phải chỉ xét lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật.
1.4 Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm.

Tòa án có quyền quyết định các vấn đề cụ thể của vụ án sau khi đã xem xét toàn
bộ vụ án. Theo những phân tích ở trên, thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm là toàn bộ
các quyền hạn mà pháp luật dành cho tòa án cấp phúc thẩm trong việc xem xét và quyết
định các vấn đề cụ thể về các vụ án hình sự đã được các tòa án cấp dưới trực tiếp xét xử
sơ thẩm, nhưng bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật do bị kháng cáo,
kháng nghị. Trong đó, thẩm quyền về hình thức của tòa án cấp phúc thẩm được thể hiện
ở thẩm quyền xét xử phúc thẩm và phạm vi xét xử phúc thẩm. Còn thẩm quyền về nội
dung của tòa án cấp phúc thẩm được thể hiện ở quyền quyết định của tòa án cấp phúc
thẩm.
Như vậy thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm gồm thẩm quyền xét xử phúc
thẩm, phạm vi xét xử phúc thẩm và thẩm quyền quyết định của tòa án cấp phúc thẩm.
2. Quy định của pháp luật về thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm.
2.1 Thẩm quyền xét xử của tòa án cấp phúc thẩm.
Về thẩm quyền xét xử phúc thẩm, theo Điều 20, Điều 28 Luật tổ chức tòa án
nhân dân năm 2002, Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự năm 2002, Bộ luật Tố tụng Hình
sự năm 2003 thì thẩm quyền xét xử phúc thẩm được quy định cho những tòa án sau:
+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xét xử
phúc thẩm các vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa
án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị. Về
hình sự, thẩm quyền xét xử phúc thẩm được giao cho tòa chuyên trách hình sự của tòa
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Sinh viên: Trần Thị Trang – KT32G057 Page 3
BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
+ Tòa án cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ án mà bản án,
quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo,
kháng nghị.
+ Các tòa phúc thẩm TANDTC có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ án mà
bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương bị kháng cáo, kháng nghị. Hiện nay, ở nước ta có ba tòa phúc
thẩm thuộc tòa án nhân dân tối cáo đặt trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí

Minh.
+ Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ án, quyết
định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo,
kháng nghị.
2.2Phạm vi xét xử phúc thẩm.
Phạm vi xét xử có thể được hiểu là giới hạn mà pháp luật cho phép tòa án cấp
phúc thẩm được xem xét và quyết định khi xét xử phúc thẩm. Nếu quyết định những
vấn đề vượt ra ngoài giới hạn này thì được coi là trái pháp luật. Phạm vi xét xử phúc
thẩm là một thành tố tạo nên thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm. Việc Bộ luật tố
tụng Hình sự quy định phạm vi xét xử phúc thẩm có ý nghĩa sau:
Một là, để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà vẫn bảo đảm
pháp chế.
Hai là, làm cho việc xét xử phúc thẩm không quá nặng nề dẫn đến hệ quả có
người cho rằng xét xử phúc thẩm là xét xử vụ án lần hai.
Vì những lý do đó, BLTTHS quy đinh phạm vi xét xử phúc thẩm tại Điều 241
như sau: “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy
cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo,
kháng nghị của bản án”. Như vậy, tòa án cấp phúc thẩm chỉ xử lại toàn bộ vụ án nếu có
yêu cầu xét xử lại tòan bộ bản án, về nguyên tắc Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét
lại phần bản án không có kháng cáo, kháng nghị. Bởi vì, phần đó của bản án đã có hiệu
Sinh viên: Trần Thị Trang – KT32G057 Page 4
BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
lực pháp luật và những người liên quan trong vụ án đã bằng lòng với phần đó, VKS các
cấp qua công tác kiểm sát tư pháp không có kháng nghị. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền
lợi của bị cáo có kháng cáo, kháng nghị và cho cả bị cáo không kháng cáo, hay không
liên quan đến kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể xem xét phần khác của bản
án không bị kháng cáo,kháng nghị.
2.3Thẩm quyền quyết định của tòa án cấp phúc thẩm.
Thẩm quyền quyết định của tòa án cấp phúc thẩm dường như là phần xương sống
trong toàn bộ thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm. Nếu như không phải là người

nghiên cứu pháp luật, khi nhắc đến thẩm quyền của tòa án thì ta chỉ quan tâm đến phần
này, phần này trả lời cho ta câu hỏi, tòa án cấp phúc thẩm được quyết định những vấn
đề gì.
Thẩm quyền quyết định của tòa án cấp phúc thẩm được quy định tại Khoản 2
Điều 248 – BLTTHS. Theo đó, tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
“a, Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
b, Sửa bản án sơ thẩm;
c, Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d, Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án”.
2.3.1Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ
thẩm.
BLTTHS năm 2003 hiện nay không quy định cụ thể trường hợp nào thì Tòa án
cấp phúc thẩm không chấp nhân kháng cáo, kháng nghị, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Trên thực tế, các trường hợp tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng
nghị cũng không được xác định lý do cụ thể. Tuy nhiên, theo những quy định của bộ
luật tố tụng hình sự hiện nay, việc tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo,
kháng nghị được chia làm hai trường hợp chính đó là không chấp nhận về hình thức và
không chấp nhận về nội dung.
Sinh viên: Trần Thị Trang – KT32G057 Page 5
BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Thứ nhất, kháng cáo, kháng nghị không được chấp nhận về mặt hình thức thường
là kháng cáo, kháng nghị không đúng thẩm quyền, thủ tục, thời hạn do luật quy định.
Trong thực tế, trường hợp này thường xảy ra đối với kháng cáo, vì Viện kiểm sát kháng
nghị sai thẩm quyền hoặc quá thời hạn là rất ít xảy ra.
Thứ hai, kháng cáo, kháng nghị không được chấp nhận về mặt nội dung khi các
yêu cầu trong kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm đã
xét xử chính xác, khách quan không có lý do gì để làm thay đổi bản án hoặc quyết định
của tòa án.
Theo nguyên tắc thì tòa án cấp phúc thẩm khi đã không chấp nhận kháng cáo,
kháng nghị thì phải giữ nguyên bản án. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có trường hợp tòa

án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị nhưng không ra quyết định
giữ nguyên bản án sơ thẩm vì có lý do sửa hay hủy bản án này. Ví dụ, trong một vụ án
đồng phạm, hội đồng xét xử bác kháng nghị tăng nặng hình phạt đối với bị cáo A (tức là
A vẫn được giữ nguyên hình phạt như trong bản án của tòa sơ thẩm) nhưng lại giảm
hình phạt đối với bị cáo B không có kháng cáo. Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều
248 thì tòa án cấp phúc thẩm khi không chấp nhận kháng cáo kháng nghị thì phải quyết
định giữ nguyên bản án, nhưng theo quy định về phạm vi xét xử của tòa án cấp phúc
thẩm tại Điều 241 – BLTTHS thì tòa án cấp phúc thẩm có thể được xem xét các phần
khác không được kháng cáo kháng nghị của bản án. Vì thế, theo em, Tòa án cấp phúc
thẩm vẫn có quyền không chấp nhận kháng nghị, kháng cáo đồng thời vẫn có thể quyết
định sửa bản án, hủy bản án để điều tra lại hoặc hủy bản án và đình chỉ vụ án đối với
những phần khác của bản án không bị kháng nghị, kháng cáo nếu có căn cứ pháp luật.
2.3.2Sửa bản án sơ thẩm.
Sửa bản án sơ thẩm là việc tòa án cấp phúc thẩm làm thay đổi nội dung của bản
án sơ thẩm trong những trường hợp luật định. Theo quy định tại Điều 249 – BLTTHS
năm 2003 thì tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi hoặc
không có lợi cho bị cáo.
2.3.2.1 Sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo.
Sinh viên: Trần Thị Trang – KT32G057 Page 6

×