Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân, thực trạng và phương pháp đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.01 MB, 106 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ ĩ ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HẢ NỘI

ĐỖ HUY TRUNG

PH Á P LU ẬT
0

VỂ D O A N H N G H IỆ P T ư NM ẢN

O l ự c T llẠ N G VÀ PIKl/ONG Ill/ớ r v o n ổ i m é ề
CHUYÊN NGẢN 1I : LUẬT KÍNH ĨẼ

——


——





MÃ S ố :505 .15

LUẬN ÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC









NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA Il()(

PI-IÓ TIẾN SỸ : HOÀNG THẾ LIÊN

THU* VÍ ỄM
rRƯƠNG ĐẠI riOC: ị/
^■CĩlG oĩ U

HÀ NỘI - 1997

»*n I

ỸV


M Ụ C LUC
Lời mỏ' đầu

Tran ơ
1

Chương l
Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp tư nhân
5

1.1.
Khái niệm, đặc trưns, phạm vi hoạt động của DNTN
5
1.1.1
"■ Khái niệm doanh nghiệp tư nhân
5
1.1.2
Đặc trưna của doanh nghiệD tư nhân
6
1.1.3
Phạm vi hoat độnơ của doanh nshiệp tư nhân
12
1.2
Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức và hoạt động của 14
doanh nghiệp tư nhân
1.2.1
Nguvên tắc tự do kinh doanh trons khuôn khổ pháp luật
14
1.2.2
Nguyên tắc bảo đảm sự quản lý của nhà nước
17
1.2.3
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp tư 18
nhân với các doanh nshiệp khác
1.2.4
'•iNguvên tẩc DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản 21
của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
1.3
Quá trình hình thành và phát triển của DNTN ở Việt nam
24

Chương 2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.2.1
2.1.2.2
2.1.2.3
2.1.3
2.1.3.1
2.1.3.2
2.1.3.3
2.1.3.4
2.1.3.5
2.1.3.6
2.1.4
2.1.4.1
2 .1.4.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4

Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và tổ chức
hoạt động của doanh nghiệp tư nhân ở nước ta
Thực trạng pháp luật của doanh nghiệp tư nhân ở nước ta
Các qui định về quvền sớ hữu tư nhân
Các qui định về thành lập và đăns kv kinh doanh của
doanh nghiệp tư nhân
Điều kiện thành lập doanh nshiệp tư nhân

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhàn
Đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Các qui đinh về các quyền của ĐNTN trong quá trình sản
xuất kinh doanh
Trons lĩnh vực kế hoạch
Trong lĩnh vực tài chính tín dạns;
Trong lĩnh vực lao độns tiền lương
Trong lĩnh vực mua- bán vật tư. tiêu thụ sản phẩm
Trong lĩnh vực hợp đồnc kinh tế
Trona lĩnh vực liên doanh liên kết
Các qui định về .giải thể, phá sản doanh nghiệp tư nhân
Giải thể doanh nghiệp tư nhân
Phá sàn doanh nghiệp tư nhân
Tnực trạng tổ chức và hoạt động của doanh ndiiệD tư nhiìn
Một số số liệu về doanh nshiệp tư nhàn ở nước ta
v ể thực trạng người lao độn 2 trong doanh nghiệp tư nhân
Vé thực trạns chủ doanh nghiệp tư nhàn
Những khó khán mà doanh nshiệp tư nhân mác phải

29
31
31
34
35
44
47
51
51
52
53

54
54
55
57
58
60
62
63
66
66
67


Về thực trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
Những bất hợp lý được rút ra từ việc nchiên cứu thực trạnc
tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân
CÒ11 có bất họp lý trong qui định điều kiện chủ thể khi
thành lập doanh nghiệp tư nhân
Qui định mức vốn tối thiểu của doanh nghiệp quá thấp so
với thực tế hiện nay
Qui định về thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký
kinh doanh là quá rườm rà
Chính sách của nhà nước đối với doanh nehiệp tư nhân
chưa thật sự bình đẳng
Sự quản lý của Nhà nước đối với doanh nshiệp tư nhân
vừa rất chặt lại vừa lỏng lẻo
Các biện pháp bảo hộ của nhà nước đối với sản xuất trong
nước còn kém hiệu quả
Một số kiến nghị góp phần đổi mới và hoàn thiện pháp luật
về doanh nghiệp tư nhân

Các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về DNTN
Các kiến nshị về điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Phải sửa đổi, bổ xung vốn pháp định cho phù hợp với yêu
cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh
Cần qui định rõ ngành nghề nào phải có chứng chỉ hành
nghề mới được phép thành lập doanh nghiêp tu nhân
Sửa đổi điều kiện nhân thân khi thành lập doanh nghiệp tư
nhân
Sưả đổi lại thủ tục, trình tự xin phép thành lập doanh
nghiệp tư nhân và đăng ký kinh doanh
Một số kiến nghị về ban hành chính sách hỗ trợ và đổi mới
quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân
Ban hành các chính sách của nhà nước để hỗ trợ các
doanh nghiệp tư nhân
Cần phải giảm bớt đầu mối giám sát của cơ quan nhà nước
đối với doanh nghiệp tư nhân
Kết luận
Tài liệu tham khảo

68
71
71
74
74
76
81

87
87
87

87
89
91
91
93
93
96

10


LỜI MỞ ĐẦU
1- Lý do lua chon đề tài , pham vi nghiên cứu:
Hiến pháp năm 1992 là đạo luật cơ bán của Nhà nước đã ghi nhận
chủ trương phái triển nền kinh tế nhiều thành phần, xác nhận lõ quyền tự
đo kinh doanh của công dân. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng làm căn cứ
ban hành các văn bản pháp luật cụ thể với từng loại hình doanh nghiệp,
cũng như các văn bản khác có liên quan,tạo môi trường pháp lý bảo đám
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp .
Luật doanh nghiệp tư nhân được Quốc hội ban hành ngày 21/12/1990,
có hiệu lực từ ngày 15/4 / 1991 đã xác nhận địa vị pháp lý của loại hình
doanh nghiệp lư nhân, thể hiện công dân được quyền tự do kinh doanh
trong liền kinh tế thị trường. Chính phủ và các Bộ liên quan đã ban hành
các văn bán hướng dãn thực hiện chi tiết. Ngoài ra, Nhà nước LŨng ban
hành hệ thống văn bản pháp luật khác như: Luật dân sự, luật đâì đai, luật
lổ chức hoại dộng toà án, các luật thuế, luạl.pliá sản doanh nghiệp, pháp
lệnh hợp đồng kinh tế, pháp lệnli kế loán thống kê, vv... để báo đảm cho
các doanh nghiệp thực hiện các quyền - nghĩa vụ có liên quan trong suốt
quá trình hoạt động kinh doanh.
Sự hìnli thành và phát triển của doanh nghiệp lư nhan (DNTN)

trong thời gian qua đã khẳng định đường lối của Đảng

la là đúng đắn.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho đến ngày 30-5-1997, sau
hơn 6 năm thực hiện luật doanh nghiệp tư nhân cả nước la đã có 22.000
DNTN được thành lập với tổng số vốn đầu tư là hơn 4.000tỷ đồn ự chiếm
4,1% tổng số vốn đáu tư của các loại hình doanh nghiệp trong nước, dóng
góp phần dáng kể cho ngân sách. Doanh nụhiệp tư nhân đã lliu hút hơn
235.000 neirời lao dộng, c.iái quyết một phần nạn Ihất nghiệp dam bảo llật
1.


tự an toàn xã hội, cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần vào
thắng lợi chung nền kinh tế của đất nước. Bên cạnh những thành quả cơ
bản tích cực nêu trên, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp tư nhân
cũng bộc lộ những mặt còn tồn tại như : kinh doanh khi chưa có đăng ký
chiếm 37 %, vi phạm chê' độ thuế 30%, kinh doanh trái chức năng 45 %, vi
phạm chế độ kế toán thống kê ... hoặc trong quá trình quản lý của cơ quan
Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp cũng có những tồn tại gây
phiền hà cho doanh nghiệp tư nhân, những tồn tại nêu trên do nhiều
nguyên nhân, do chủ quan của các chủ doanh nghiệp, chủ quan của các cán
bộ cơ quan quản lý Nhà nước .
Yêu cầu đặt ra là phải có sự Iighiên cứu, tổng kết quá trình hình
thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân, dể từ đó có biện pháp khắc
phục những hạn chế nêu trên. Đó là lý CỈO tác giả luận án lựa chọn đề tài:
“ Pháp luật về doanh nghiệp tu nhân - Thục trạng và phương hướng
r 'M lllói .
2- Phương uliái) nghiên cứu:
Pháp luật về cloanh nghiệp tư nhân trong nền kinh lê' llìị trường là

một đề tài dược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở các góc độ
khác nhau, như : “ Giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ giữa sự quản lv của
Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

“ Vai trò của pluip luật kinh tế” của

phó Tiến sỹ Hoàng Thế Liên; “ Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân”
của phó Giáo sư, phó Tiến sỹ Lê Hồng Hạnh và Thạc sỹ Nguyễn Viết Tý,
“ Báo cáo kết quả điều tra doanh nghiệp tư nhân” của Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương kết quả nghiên cứu đã đóng góp nhiều cho việc
xây dựng - sửa đổi - thực hiện pháp luật về doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên sự nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước chưa tập
trung, chưa đề cập đến những vấn dề mà trong lliực liễn đòi hỏi cán phải
2


xử lý cụ thể cho phù hợp với diễn biến của cuộc sống, khắc phục việc tồn
tại mà trong quá trình xây clựng pháp luật chưa lường hết được. Hơn nữa
nền kinh tế nước ta vận động liên tục, làm nảy sinh nhiều vấn đề mói cần
phải điều chỉnh.
Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi phải sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau, trong đó việc đầu tiên là phaỉ thu thập các văn bản pháp
luật liên quan đến đề tài, các tài liệu , số liệu thống kê các ý kiến đánh giá
của các cơ quan chuyên môn, so sánh với thực tiễn của các doanh nghiệp
tư nhân trên một số lĩnh vực. Qua đó chúng tôi muốn khảng định những
mặt đã đạt được và tìm ra những vấn đề còn tồn tại những đòi hỏi của thực
tiễn trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức và hoại
động của doanh nghiệp tư nhân.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi luôn bám sát và dựa liên nền
tảng nghiên cứu chung, vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật

lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, kế thừa các thành tựu khoa học đã đạt
đư'v".
3- Bỏ

CỊỊC

của

lu ân án:

Để đạt được mục tiêu và yêu cầu trên, luận án có cơ cấu như sau:
Chương I: “ Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp tư nhân”: Bao
gồm những nội dung cơ bản về khái niệm các đặc trưng của doanh nghiệp
tư nhân, những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của doanh
nghiệp tư nhân và quá trình hình thành và phát triển của doanh rghiệp lư
nhân.
Chương II : Tác giả đi sâu phân tích thực trạng về lổ chức và hoạt
dộng của doanh nghiệp lư nhân ở nước ta. Trong chương này gồm các nội
dung chủ yếu: Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện
3


nay và thực trạng tổ chức hoạt động của doanh nghiệp tư nhân ,tù' đó rút
ra những tồn tại của thực trạng trên.
Chương III: Tác giả đề xuất một số kiến nghị góp phần khắc phục,
hạn chế các tồn tại để việc thực hiện pháp luật doanh nghiệp tư nhân được
hoàn thiện hơn.
4Nét mới của luân án : Luận án là một trong những công trình
được nghiên cứu một cách khá toàn diện và sâu sắc : “ Pháp luật về doanh
nghiệp tư nhân - thực trạng và phương hướng đổi mới”. Theo một trình tự

từ khi thành lập , đến quá trình hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh
nghiệp .
Với những phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh, liệt kê, phân
tích, dựa trên quan điểm duy vật biện chứng làm rõ các vấn đề pháp lý nảy
sinh, kiến nghị các biện pháp Ihực hiện pháp luật hiện hành, các kiến nghị
có tính khả thi.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả luận án đã có cố gắng trình bầy
một số vấn đề cơ bản trên. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khách quan, chủ
quan nên kết quả nghiên cứu chắc còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong
nhận dược nhiều ý kiến của các thầy, cô và các bạn.
Nhân dịp này tác giả luận án xin được bẩy tỏlòng cámOÌ1 sâu sắc
Ban giám hiệu, khoa cao học, các thầy, cô giáo trường Đại học Luật Hà
Nội, Vụ Doanh nghiệp Bộ Kế hoạch đầu tư, Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc,
Vụ ỉ Viện KSND tối cao, Cục Quản lý thị trường Bộ Thương mại đã giảng
dạy bồi dưỡng kiến thức cơ bản, tạo điều kiện thuận ]ựi dể chúng tôi dạt
được kết quả ngày hôm nay.
Tác giả xin được trân trọng cám ơn Phó Tiến sỹ Hoàng Thế Liên,
Viện Irưởng Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, người đã trực
tiếp hướng dãn và tận tình chỉ bảo chúng tôi khắc phục thiếu sót để hoàn
thành bản luận án này.

4


CIIƯƠNC; M Ộ T:
MỘT SỐ VẤN ĐỂ M LUẬN
VỂ DOANH NGHIỆP T ư NHÂN.

1.1- Khái niêm - đăc trmm- ụhain vi hoat tlôiiạ của doanh
nghỉẽp tu níiân :

1.1.1 Kỉiái niêm doanh nghịê]) lư nhím :
Doanh nghiệp tu’ nhan là một (rong nhiều tluiậ[ ngữ mới trong (loi
sống kinh tế nước la như lliị trường chứng khoán, cổ dỏng, cổ |)h;in... I.ịcl)
sử các hục ỉluiyết về kinh tế da ghi nhộn sự lìm kiếm niộl kliái niỌm lum
quát được các mặt hoạt động của một lổ chức chuyên về kinh tloíiiih . ( 'ííc
thuật ngữ cổng ly, xí nghiệp, (loanh nghiệp tlã dược (ìặt lên biìn các n 1!n
làm luột và cơ quan lập pháp dể lựa chọn. Đây là một loại liình tlo;niỉi
nghiệp mới Irong liền kinh tế nước ta. Ban tliAn Ihuột nmì “ Doíinh ngliiỌp
lư nhân” cũng mới được sử dụng 1rì11 (líiu liên (rong Luậl DoíiuIi nghiệp 111
nhân ngày 21 lliáng 12 Ităni 1990.
Như chúng la đã biết, chủ trương đổi mới của Đaiiỉĩ là mo' (luừno.
cho kinh lế lư nhân pliát triển. Văn bản pháp qui đầu tiên diều chỉnh ván đc
này có thể kể đến Nghị định 27 của Hội dồng Bộ (mỏng ngày 9 IhiíuiỊ
năm 1988 vế chính sáclì đối với kinh lế cá (hể, kinh tế tư (loíiĩih, s;’m xuíií
công nghiệp, clịcli vụ công nghiệp, xây dựng vận Ỉ;ỉi. Ti ốp (ló !;ì mn( loíii
các văn bản của các bộ, ngành dược qui định (rong lừng lĩnh vực kinh lố cụ
thể. Cơ sở dể phân định các lĩnh vực chủ yếu dựa vào plníơtm iliữc lổ chức
hoạt động và quan lý kinh doanh , tư liệu san xuâì , vốn góp lluiộc sỏ' liíí'1
một chủ hay do nhiều (iiànli viên clỏnu góp. Nhưng trôn (hực lè cluin.L’. Ui co
thể thấy (rong các văn bản đó phân định các loại hình kinh lố còn (Ị1 KÌ nlò'


nliạl, mang lính chất phiến diện và lAl sơ sài. Mặt khác. Ngliị (lịnh 1ĩ (in
đưa ra khái niệm mới nhung lại chưa có sự giai (hích chính lluíc b;mg Vílii
bản pháp luật. Ví dụ như thế nào là công ty tư doanh, lổ hợp lu' doanh...
Như vộy vồ mặt nào đó I1 Ó dã làm phức Lạp lioá hệ thống các kliííi
niệm pháp lý dùng trong kinh doanh. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi pli;’ti
có một hệ thống các khái niệm pháp lý rõ ràng, chặt chẽ và chính xác. Nêu
như một khái niệm, một mô hình tổ chức dược đưa ra mà không kèm llieo
một nội dung pháp lý rõ ràng thì có (hể dễ dẫn đến hậu quá bâì lợi cho các

nhà kinh doanh, tạo kẽ hở cho tư nhân có điều kiện lập nên những lổ chức
trá hình làm lũng đoạn nền kinh tế.
Từ thực tế đó luật doanh nghiệp tư nhAn ban hành ngày 21/12/1990
đã khắc phục các kẽ Ỉ1 Ở như trên, khẳng định một mô hình tổ chức kinh
doanh mới, Điều 2 luât Doanh nghiêp tư nhân đã đưa ra dinh nghía ;
“Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh có mức vốn không llìẩp
hưu vốn pháp định, do một cá nhím làm chủ và lự chịu trách nhiệm liằnụ
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt dộng của doanh nghiệp ”.Kh;íi niệm
doanh nghiệp tư nhân được nêu lên trong một điều luật, với những đặc
trưng hiện có, phân biệt một cách rõ ràng với các loại hình doanh nghiệp
khác.
1.1.2 Đăc trung của doanh nghiệp tu nhân

a- D oanh HghịẾE tu nhân là môi đơn vi kinh doanh :
Kinh doanh llieo đoạn 2 diều 2 luậl Doanh nghiệp tư nliAn



“ Việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá Irìnli dầu
tư từ sản xuAÌ (lếu tiêu thụ sản pliíini hoặc (hực Iiiện dịch
trường nhằm mục đích sinh lợi” .

6

vụ Irôn lliị


Trong nền kinh tế kê hoạch lioá lnrớc dây kliíii niệm về kinlt (loanh,
hành vi k in h doanh không dưực dề cập đến, hoại động kin h lê CÚM c;k' xí


nghiệp bị chi phối hởi hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh. Việc (hanh loíín gi;í lii
sản phẩm bị cư cliế cấp phái, giao nộp làm sai lệch, việc sán xuâl Iinm
ngoài tác dộng của qui Iuậl giá trị, lợi 11 hLIậ11 không tlưựe coi là quan IIOMÍÌ.,
không là yếu tô kích thích sản xuất.
Thừa nhện kinh doanh là hợp pháp cũng chính là tliừa nhận lính
sinh lựi của hoạt động kinh doanh. Đây là CƯ sở clầu liên cho một loại CIÍC

qui định về sự bảo hộ của nhà nước đối với chủ chiu tư.
Doanh nghiệp lư nhan là đơn vị kinh (loanh. Điều dó niínm ý IH’IÙ;|
khẳng định kinh doanh là một hoạt động ngliề nghiệp, thường xuyên của
doanh nghiệp nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp là mộ!
thể thống nhai về mặt lổ chức, có cơ sơ vệt diAÌ kỹ thuật đííiìíi kr. vỏn
liếng, nhà xưởng lliiết bị, có trụ sử giao dịch dóng vai (rò Irimg lâm chỉ
huy, giám dốc diều hành có người làm CÔ11U. Tính (ổ chức c 11 ;I (lonnh
nghiệp tư nhân ở dây là tĩnh tổ chức hoạt dộng kinh (loanh diũ kliỏno
phải (ổ chức liên kốí hợp lác (lưới góc độ pháp lý.
b-Doanh Iiuhiẽp tu nhân cỏ múc VỐ11 khổng tliấp liơn vỏn Ịjjiá.Ị)
đỉnh :
Người Ĩ1UIỐ11 íliànli lộp doanh Iigliiệp 111 nhàn pluíi có mội số VÒM

nhất định. Số vốn này có thể là vàng, ngoại lệ, nhà xưởng máy móc lliiêl bi
nliưng đều phải qui ra thành tiền Việt Nam. Số vốn này khôna (lược (lìíìp
hơn vốn pháp (lịnh, là mức vốn tối thiểu phai có dể thành lập doanh Iigliiẹp
lư nhan pliù lìựp với từng ngành có nghề kinh (loíH)li. Diều nà)' có nuliì.i !ii
chủ doanh imhiệp !11' nhân pliải có số vốn biing hoặc lớn h
7


định.


Vốn pháp định của doanh nghiệp tư nhân trong từng ngành nghề

được ban hành kèm theo trong nghị định 211 - HĐBT ngày 23 tháng 7 năm
1991 của Hội đồng Bộ trưởng cụ thể hoá một số điều trong Luật Doanh
nghiệp tư nhân. Việc qui định mức vốn pháp định là một điều kiện cần
thiết để thành lập doanh nghiệp tư nhân. Pháp luật qui định chỉ những
người có đủ vốn pháp định mới được thành lập doanh nghiệp tư nhân nhằm
hạn chế những người không có vốn tham gia kinh doanh với mục đích lừa
đảo, chiếm đụng vốn. Nếu trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều
ngành nghề khác nhau thì mức vốn pháp định là tổng số vốn của các
ngành, nghề mà doanh nghiệp xin phép kinh doanh.
Trong quá tình hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể
tăng hoặc giảm vốn của mình nhưng không được giảm tới mức thấp hơn
vốn pháp định, Như vậy việc qui định mức vốn pháp định có ý nghĩa <để
phân biệt doanh nghiệp tư nhân với các cơ sở kinh doanh nhỏ hơn như hộ
gia đình, cá thể, tiểu chủ vv... vì những cơ sở kinh doanh nhỏ này không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp tư nhân tư nhân, đồng
thời giúp cho hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đối với các doanh nghiệp được dễ dàng hơn.
Qui định vốn pháp định trong Luật Doanh nghiệp tư nhân cũng là
một đặc điểm khác so với pháp luật các nước, ở nhiều nước người ta không
qui định vốn pháp định đối với các doanh nghiệp một chủ có trách nhiệm
vô hạn về các khoản I1Ợ bởi chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh

nghiệp và sự không tách bạch về tài sản giữa doanh nghiệp và chủ doanh
.nghiệp. Do vậy việc xác định vốn tối thiểu cho doanh nghiệp không CÒ1Ì
ý nghĩa như ìnộl đảm bảo bằng tài sản nữa. Ở nước ta khi nền kinh lếch ư a

ổn định thì việc qui định mức vốn pháp định là tiền dề pháp lý cần thiết


8


nhắc nhở công tlAn khi thực hiện quyền lự do kinh doanh phái suy lính kỹ
để chọn mô hình kinh doanh thích hợp, đổng thời đó cũng chính là tiền đề
đảm bảo an toàn cho các bạn hàng kinh doanh .
c- D o a n h Iig h ỉẽ u tư n liâ n do in ỏ t c á Iiỉiâ n là m c h u :

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân thuộc quyền sỏ' hữu của
một người, dó là chủ doanh nghiệp. Cá nhân này vừa là chủ sở hữu đồng
thời cũng là người quản lý, chịu trách nhiệm về hoạt dộng củíi (loanh
nghiệp. Doanh nghiệp tư nhan không hề có sự hùn vốn, không có sự liên
kết của nhiều thành viên như công ty nên tất cả các lài sản của doanh
nghiệp đều thuộc về một chủ duy nhất. Do tính chất một chủ nên doanh
nghyệp tư nhân không có sự phân chia quyền hành quản lý và plum chia
rủi ro với ai. Chủ doanh nghiệp không thể là một tổ chức, hay (lo một lổ
chức lập ra. Cá nhân làm chủ doanh nghiệp tư nhân trên cơ sở sở hữu lư
nhân, doanh nghiệp là khách lliể đặc biệt của quan hệ sở lũru. Nó không
chỉ bao gồm giá trị vật chất như vốn, tư liệu sản xuất Iĩià còn bao hàm cá
các giá trị khác nhu' uy tín chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, lên
gọi của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp làm giám đốc để
tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thuê người quan lý
điều hành. Người dược lliuê chí làm llieo sự uỷ quyền của chú doanh
nghiệp. Chủ doanh nghiệp vẫn phái chịu trách nhiệm chính vồ hoại dộng
kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu. Chủ doanh Iiehiệp

có quyển chiếm hữu, sử dụng, định đoạl lài sản thuộc sở liữu của mình
trong doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có quyền bán, cho 'huê một phán
hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp

có loàn quyền quyết định phương thức sản xuất kinh doanli.

9


Qua đặc trưng này chúng la thấy doanh nghiệp lư nhtin khác với
doanh nghiệp Nlià nước ở chỗ doanh nghiệp Nhà nước lliuộc sơ hữu của
Nhà nước do Nhà nước bỏ vốn ra thành lập và Nhà nước qui định cơ chế
quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước thực hiện quyền của chủ
sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước
chỉ có quyền quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp đúng pháp luật
về doanh nghiệp Nhà nước . Nhà nước phân công người của Nhà nước điều
hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm này cũng cho
phép chúng ta phân biệt doanh nghiệp tư nhân với công ty. Công ly là loại
hình doanh nghiệp do nhiều người góp vốn thành lập, nên Công ly thuộc
sở hữu của nhiều người, họ cùng nhau quản lý và cùng chịu trách nhiệm về
hoạt động của công ty.
d- Chủ doanh nghiệp tu nhân chiu trách nhiêm vô han về các
khoán no trong kỉnh doanh của doanh nghiệp:
Vé mặt pháp lý, đây là một đặc điểm rất quan trọng của (loanh
nghiệp tư nhân. Nó là hệ quả của đặc trưng trên, Iĩiột cá nhân làm chỏ
doanh nghiệp không chia sẻ quyền lực trong quá trình kinh doanh CŨ112,
như khi hưởng lợi nhuận. Vậy thì theo logíc người chủ đó phải gánh chịu
rỉu ro mội mình. Điều 20 Luật Doanh nghiệp qui định “Vốn CỈÀII lư và lài
sản kinh doanh phải được ghi chép vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp".
Nguời chủ doanh nghiệp có thể đầu tư một phần hoặc toàn bộ tài sản cùa
mình vào kinh doanh. Trong quan hệ giao kết với các bạn hàng, chú (loanh
nghiệp nhân danh doanh nghiệp nhưng cũng chính là nliAn danh bản (iiân
với tư cách là chủ thể kinh doanh.
Chế độ chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp lu' nhân


là chịu

trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình chứ không chỉ chịu trách

!()


nliiộm trong phạm vi số vốn đã bỏ ra kinh doanh. Điều này khẳng clịnli vai
trò là một chủ Ihể kinh doanh, độc lộp định thuộc về một cá nhân nên giúp cho doanh nghiệp ưu thố chiếm được
sự tin cậy dễ dàng để được vay các khoản tín dụng... đồng thời nó cung (lòi
hỏi sự nhanh nhạy chủ động, chóp thời cơ trong kinh doanh của người chủ
doanh nghiệp. Ở đây không có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp
tư nhân với tài sản của chủ doanh nghiệp. Mặt khác nó còn có ý nghĩa là
nếu chủ doanh nghiệp tư nhân không có khả năng thanh toán các khoản nọ
đến hạn bằng vốn kinh doanh thì llieo yêu cầu của các chủ nợ, toà án có
thể cho bán cả những tài sản mà chủ doanh nghiệp không dùng vào hoạt
động kinh doanh để trả nợ nếu giá trị tài sản của doanh nghiệp không đủ
để trả nợ.

Sở dĩ chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn vì doanh
nghiệp tư nhân là doanh nghiệp của một người. Doanh nghiệp lư nliAn
không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân không có tài SÍU1 l iêng
mà tài sản của doanh nghiệp là tài sản của chủ doanh nghiệp. Trong quá
trình hoạt động kinh doanh nếu làm ăn phát đạt thu nhiều lợi nhuận thì chủ
doanh nghiệp được hưởng toàn bộ lợi nhuận đó. Vậy, khi kinh cloanli thua
lỗ thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toan bộ lài san( !r;k:l)
nhiệm vô hạn). Các tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân thì bao giờ
cũng chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân.

Trong chế độ chịu trách nhiệm này người chủ kinh doanh cán lưu ý
một số đặc điểm sau:
-

Quan hộ giữa chủ doanh nghiệp và người được lluiê quản lý điều

hành được giải quyết trên cơ sử hợp dồng, là chế độ chịu trách nhiệm tlico

hợp đồng.


- Luật hôn nhím và gia đình qui định tại diều 14, 15 về lài san
chung của vợ, chồng, điều 16 về tài sản riêng của vợ, chồng. Sở hữu chung
ở đây là sở hữu chung hợp nhất. .Việc đưa khối tài sản chung của vợ chồng
vào kinh doanh phải được sự đổng ý của hai bên. Các giao dịch liên quan
đến khối tài sản này cũng phải được sự chấp thuận của vợ và chồng. Vì
vậy khi thanh toán các khoản nợ thì tài sản chung của vợ và chồng dược
coi là tài sản của chủ doanh nghiệp. Các tài sản riêng của vợ và chồng
không được đem ra thanh toán nợ.
1.1.3 Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp tu nhân:
Pháp luật qui định nguyên tắc tự do kinh doanh song không có
nghĩa là chủ doanh nghiệp được tự do kinh doanh bấl cứ ngành nghé, mịil
hàng nào. Do vậy việc qui định một phạm vi nhất định cho hoạt động sán
xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân là diều cẩn thiết (rong (tó phái
qui định rõ mặt hàng, lĩnh vực nào doanh nghiệp được phép sản xuất kinh
doanh, mặt hàng , lĩnh vực nào không được pỉiép, bị hạn chế hoặc được
khuyến khích sản xuất kinh doanh. Việc qui định rõ ràng như vậy sẽ tránh
được những vi phạm có thể xảy ra, vạch rõ giới hạnh doanh nghiệp dược
phép hoặc không được phép hoạt động, từ đó giúp chủ doanh nghiệp chủ


động và yên tâm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể luật qui định:
- Nhũng ngành nghề cấm kinh doanh ( ngành, lĩnh vực Nhà nước
độc quyền hay kinh doanh trái pháp luật) .
-

Bảy ngành có hạn chế về thủ tục (phải được Thủ tướng Chính phủ

cho phép ) như :
1- Sản xuất và lưu thông thuốc nổ, thuốc dộc, hoá cluìì dộc.

12


2- Khai thác các loại khoáng san quý
3- Sau XLiât và cung ứng điện, nước có qui mô lớn
4- sản xuấl các phương tiện phát sóng Huyền tin, (lịch vụ bìm chính
viễn thông, truyền thanh, truyền hình, xuất bản.
5- Vện tải viễn (lương và vân tải hàng không.

6- Chuyên kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
7- Du lịch quốc tế.
Các ngành dược khuyên khích
1- Sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho sản xuất và đời sống, sản
xuất hàng xuất khẩu
+ Sản xuất

lương thực, thực phẩm trên những địa bàn được qui

hoạch làm hàng xuất khẩu.
+ Sản xuất


thay thế hàng nhập khẩu (kể cả thiết bị, máy móc,

nguyên vật liệu phụ, phụ tùng (hay thế).
+ Sản xuất hàng dệt, may mặc, da giày, thủ công mỹ nghệ dể xuất
khẩu.

+ Khai thác chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản xuất khẩu.
+ Sản xuất cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến Mông
lâm sản phẩm.
+ Sản xuất các loại hoá chất cơ bản, phân hoá học.
+ Trổng lừng và khai thác các vùng đất trống, dồi trọc, mặl IIước (lể

sản xuất nông nghiệp, lAin nghiệp và ngư nghiệp.
2- Sản xuất và sủa chữa các phưưng tiện vận tái và vận tíii:

13


+ Đổng mới phương tiện vân tải clHiycn dùng, (hiu máy, loa xc Ihíiy
thế phương tiện nhập khẩu.
+ Sửa chữa các phương tiện vận tải chuyên dùng.
+ Vận tải hàng hoá phục vụ các tỉnh miền núi, hải đảo
3-

XAy dựng kết cấu hạ tổng phục vụ chung cả nước hoặc trôn dịa

bàn lãnh thổ.
Các ngành nghề, lĩnh vực dược Nhà nước khuyến khích còn dược qui
định cụ thể trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước ngày 22 tháng 6

năm 1994.
1.2
Những nguyên tắc cơ bản
doanh nghiệp tu Iiliân

về tổ clníc

và hoat cỉỏng cun

Có thể thấy hoạt động chủ yếu của các cơ quan lập pháp Irong thời
gian qua là công tác xây dựng pháp luật được đẩy mạnh nhằm llìể chế hoá
các nghị quyết đại hội Đảng lán thứ VI, VII và VIII. Những.tư lương có
tính chất chỉ đạo chung nliất đã được khẳng định về mặt pháp lý, đáp ứng
yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật, phục vụ công cuộc đổi mới loàn
diện, trước hết là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế về cơ chế quản lý song
song với việc cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng một nhà nước pháp
quyền.
Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời cũng đã ghi nhận một số nguyên
tắc cơ bản

về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Những

nguyên tắc mang tính chất chi phối toàn bộ quá trình hoạt dộng của cloanli
nghiệp này không chỉ được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp tư nhâu mà
hơn thế nữa có nguyên tắc còn được ghi nhận cả trong Hiến pháp.
1.2.1Nguyên tắc tu do kinh doanh trong khuôn khổ plinp luât:
14


Đày là nguyên tắc đầu tiên được pháp luật nước ta ghi nhận chính

thức. Điều 57 Hiến pháp 1992 và trong luật doanh nghiệp tư nhím tại điều !

và diều 3 đều khẳng định nguyên lắc lự do kinh cloanli. Nguyên lắc này là
cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải phóng năng lực sản xuât, phát triển
các quan hệ kinh tế thị trường, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao
động và tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội... Việc thừa nhộn nguyên
tắc này là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường đa thành phần.
Nguyên tắc tự do kinh doanh là tư iưởng xuyên suốt nội dung của địa
vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân thể hiện trước hết ở một loạt các
quyền chủ thể Iihư quyền được thành lập doanh nghiệp, quyền lựa chọn
ngành nghề - qui mô kinh doanh, quyền chủ động điều hành các hoạt dộng
và đinh đoạt doanh nghiệp, quyền tự do hợp tác kinh doanh, quyền lự (lo
hựp tác kinh doanh, quyền tự do tích luỹ, quyền tự do liên kết ...
Chủ doanli nghiệp tư nhân có loàn quyền quyết định trong các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân mình. Tự do kinh doanh, không
có nghĩa là kinh doanh vô tổ chức mà phải tự do trong khuôn khổ luật
pháp. Với vai trò là trung tâm của xã hội, Nhà nước đứng ra lổ chức và
quản lý toàn bộ nền kinh tế. Pháp luậl tạo điều kiện cho mọi công dân
đượcc quyền tự do kinh doanh, nhưng phải đảm bảo 2 mục đích chính :

- Tự do kinh doanh phải đảm báo lựi ícli chung của Nhà IIƯỚC túc là
tuân theo những định hướng về xây dựng và phát triển kinlilố llico clịnh
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tự do kinh doanh khồnglàm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cùa
những người khác và cộng đổng. Nhà nước không cho phép việc lliực hiện

15


quyền tự do kinh cloanli của người này anh hưởng đến quyền lự do của

người khác.
Tự do kinh doanh ở đây là lự do Irong khuôn khổ Iiliâì tlịuli nhưng
việc Nhà nước dề ra những khuôn khổ ấy hoàn toàn không có nghĩa hạn
chế quyền lự do kinh doanh mà trái lại những khuôn khổ dỏ đã tạo nên
hành lang pháp ký an toàn cho các doanh nghiệp yên tâm hoại động kinh
doanh nhằm một mặt cụ thể lioá các điều kiện giúp người muốn kinh doanh
biết cách thức, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, kinh doanh hợp
pháp... Mặt khác đảm bảo sự bình đẳng trên thương trường của các chủ thể
tham gia kinh doanh. Nhà nước không giao bất cứ chỉ tiêu pháp lệnh nào,
hay chỉ đạo quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân thông qua các
mệnh lệnh hành chính trực tiếp. Thị trường là nơi đánh giá hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp .
Việc cho phép tự do kinh doanh chỉ là hình thức nếu không công
nhận sự tồn tại lâu dài của các chủ thể kinh doanh. Kinh doanh không thể
là ngày một, ngày hai mà đòi hỏi những khoảng thời gian nhấl định. Nếu
Nhà nước dề ta việc quốc hữu hoá các doanh nghiệp sau mộ( (hời gian nào
đó thì mặc dù trong khoảng thời

gian ấy có thể kinh doanh nhưng sẽ

không khuyến khích được hoạt động đó một cách có hiệu quả vì chính sức
ép tâm lý từ qui định quốc hữu lioá của Nhà nước. Và do vậy quyền lự do
kinh doanh cũng không đuợc thực hiện một cách triệt để.
Kinh doanh có mục đích quan trọng nhất là lợi nhuận. Tínlì sinh lợi
hợp pháp của doanh nghiệp không dược thừa nhận thì việc kinh doanh
không còn tồn tại theo đúng nghĩa của nó.

16



Hoạt động kinh doanh của tloanh nghiệp lư nhân luôn gíln với các
yếu tố tu’ liệu san xuất, vốn, nhan công... Nếu Nhà HƯỚC không thừa nhận
và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân vồ tư liệu sản xuất thì cũng không thực
hiện được quyển tự do kinh doanh. Luật doanh nghiệp lư nliân tin kịp lliời
ghi nhận vấn đề này tại điều 3 và diều 4 nhằm đáp ứng yêu CÀU llụrc hiện
quyền tự (lo kinh doanh nói trên.
Nguyên lắc lự do kinh doanh còn được thể hiện trong các qui định
bảo đảm pháp lý của nhà nước, tạo diều kiện cho chủ thể thực hiện các
quyền trên. Nó hao hàm các qui định lương ứng về quyền và nglũa vụ cùa
cơ quan, Nhà nước, nhân viên nhà nước, hạn chế đến mức tối (la việc sách
nhiễu phiền hàn, cản trở doanh nghiệp lư nhân trong hoạt động kinh (.loanh.
1.2.2 Nguyên tác báo đám su quan lý cùa nhà nuức :
Nguyên tắc này có mối liên hộ chặt chẽ với nguyên lắc tự do kinh
doanh . Tự (lo kinh doanh khống có nghĩa là kinh (loanh hỗn loạn, vô lổ
chức, chạy tlico lựi nhuận một cách mù quáng. Tự do kinh tloíinli (Vdây lfi
tự do kinh doanh theo qui định của pháp luậl( điều 57 Hiến plníp 1992),
không vi phạm điểu cấm của pháp luật. Các hoạt dộng kinh doanh llieo trội
tự chung, chịu sự diều chỉnh vĩ mô của Nlià nước, trong dó plìáp luậl là 1 1 1 0 1
trong những công cụ quan trọng nliất. Nhà nước bảo hộ quyền và Iig liia vụ
của doanh nghiệp, thừa nhận sự tồn tạo và địa vị bình đẳng củn doanh
nghiệp tư nliAn. Mặt kliác Nhà nước chú trọng và bảo 11111 quyền lực CÍIÍI
mình thông qua vấn đề cấp giấy phép thành lập. Nlià IILÍỚC có thể cho plióp
hoặc cấm (ư ĩìliân hoạt động kinh tế bằng việc cấp hoặc từ chối c;ì|i giAy
pliéo thành lập doanh nghiệp. Điều kiện của việc cấp giây hoặc lù cliỏi cíìp
giấy phép pliải được qui định rõ trong luật làm cơ sở cho công dân bao vệ

17


quyền kinh (loanh của mình, cũng như 11 ánh sự lạm dụng quyền hạn của cơ

quan, viên chức nhà nước.

Ngoài ra, sự quản lý của nhà nước còn được (lảm bảo

(hực hiện

thông qua hệ thống CƯ quan từ trung ưoìig đến địa pliưong. Chẳng liíin như

u ỷ ban 11 I1 A11 dAn có quyền, có trách nhiệm xem xét lliẩm dịnli hồ sơ xin
thành lập doanh nghiệp...
Pháp luật qui định quyền hạn, trách nhiệm cũng nhu' ranh giới hoại
động giữa các cơ quan tạo nên một cơ chế quán lý có hiệu qiiít, lạo được
lòng tin cho chủ thể kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà nước cung (lặl ra một cơ
chế bảo vệ chủ thể kinh doanh thông qua hệ thống cơ quan tài phán và hệ
thống các quyền khiếu nại, quyền khởi kiện của công dân. nhà 11 ƯỚC bao hộ
hoạt động kinh doanh hợp pháp, mọi hành vi vi phạm pháp luật phai (lược
sử lý nghiêm minh.
1.2.3
Nguyên tắc bình dáng trước pháp luật cua doanh nghíẻỊ) tn
nhân với các (loanh nghiệp khác
Với mục đích phát huy sức mạnh tổng hợp của inọi thành pliiìn kinh
tế, giải phóng các nguồn năng lực trong dân, một yêu cầu đặt ra là phải tôn
trọng sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp có hình thức sử hữu kliííc iìhmi
trên thương trường.
Điều 3 luật Doanh nghiệp tư nliíìn năm 1990 có quy định
“Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phái triển eủ;i (loiinh
nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của doỉuili nghiệp
tư nhân với các doanh nghiệp khác và tính sinh lơị hợp pháp của việc kinh
doanh”.


18


Vân dề xác định cụ thể thời hạn tổn lại của doanh nghiệp tư nhân là
việc làm hết sức phức tạp, I 1Ó phụ thuộc vào sự biến

động của CỊIIÍÍ trình

phát triển kin h tế sống dộng mà chúng la chưa 1hể liìnli (lung liếl (lược.

Luật Doanh nghiệp tư nhân thừa nhộn sự tồn tại líui dài của loại hình
doanh nghiệp tư nhân là thể hiện chính sácli cửi mở của Đảng và nhà nước
ta, khuyến khích tư nhân bỏ vốn ra kinh doanh, tạo tiền đề pháp lý ổn clịnli
chắc chắn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Viộc xác
định doanh nghiệp tư nhân với tư cách là đại diện cho một thành phẩn kinh
tế lại do chính vai trò. Vị trí của MÓ trong nền kinh tế hàng hoá quyết định.

Nguyên tắc bình đẳng trước hết có nghĩa là các doanh nghiệp được
bình dẳng về quyền và nghĩa vụ tnrớc pháp luật, không phân biệt chế độ sở
hữu ( Doanh nghiệp nhà nước tập thể hay tư nliAn), không phân biộl qui
mô thực lực lớn hay nhỏ, có tư cách pháp nliíìn hay không... Bình đẳng
ngay trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào
muốn được phép thành lập phải tuân llieo các qui định về trình tự, thủ tục
do luật qui định.
Bình đẳng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp quan hệ với nhau trên cơ sở tự nguyện của các bên, không bên nào
có quyền áp đặt, cưỡng ép bên kia theo ý chí chủ quan của mình. Hợp
đổng giữa các bên chính là cư sở pháp lý thắt chặt mối quan hệ dỏ. Do ban
chất của hợp dồng là sự thoa thuận của các bêu nên các quyền và niĩlũa vụ
phát sinh từ hợp đổng cũng hoàn toàn tự nguyện.

Sự bình đảng dó chứng minh rằng pháp luật kliôug tạo ra bai kỳ một
ưu thế tuyệt dối cho bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào. Tuy nhiên bình
dẳng ở dAy không chỉ bao hàm ý nghĩa bình dẳng quyền và nghĩa vụ. Đị;i

19


vị pháp lý là cơ sở dể các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh
tạo quyền và gánh chịu nghĩa vụ pliìi hợp vơí chức năng, mục (lích và kha
năng thực tế của từng doanh nghiệp. Thị trường luôn diên ra XII lliế cạnh
tranh, phân hoá các doanh nghiệp thành hai cực mạnh và yếu. Trong nền
kinh tế hàng hoá, cạnh tranh là một qui luật lất yếu, là dộng lực thúc đây
sản xuất phát triển. Doanh nghiệp nào sản xuất ra nhiều sản phẩm tốt, giá
rẻ... thì sẽ thu hút dược người tiêu dùng và do đó phát triển, tồn lại còn
doanh nghiệp kinh doanh kém sẽ bị loại bỏ. Quá trình cạnh tranh đó đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải cố gắng vươn lên, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
mới, các biện pháp quản lý hữu liiệu để tăng năng suất, thu lliêin lợi nhuệĩi.
VI vậy bình đẳng còn được hiểu là các doanh nghiệp có cơ hội ngang nhau
trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh, trong việc thiết lập các
quan hệ kinh tế.
Vì tính chất gay gắt của sự cạnh tranh trên thương trường đòi hỏi
pháp luật phải xác định được quyền bình đẳng của các doanh nghiệp trong
quan hệ với nhau và trong quan hệ với nhà nước. Đó là tiền đề cho sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Nếu như giữa các doanh nghiệp
không có quyền bình đẳng mà thay vào đó là chính sách phân biệt đối xử
của nhà nước thì sẽ dẫn đến tình trạng xoá bỏ cạnh tranh, suy giám sản
xuất, dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước... Bình đẳng còn tạo
cơ hội cho các chủ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với nhau để
tìm đến một mô hình tổ chức kinh doanh tối ưu, có hiệu quả.
Xuất phát từ quyền bình đẳng trong quan hệ mà bất cú' liên nào

trong hợp đổng đều có thể trở thành nguyên đơn hay bị đơn trước (oà án,
trọng tài để yêu cầu các cơ quan này bảo vệ lợi ícli hợp pháp trong Inrờng
hợp xảy ra tranh chấp.

20


Bình (línig liong việc lliực hiện Iig lũ a vụ dối với Iilià nước. Đặc biọi
là nghĩa vụ tluiế. Việc (lịnh ra các chính sách liu liên (lối với mọt sô lnrờniỉ,
hợp là nhằm phục vụ mục đích chung của phát triển kinh (ế. Do vậy không
có nghĩa là bất bình đẳng.
Trên thực tế, luỳ vào tìnli hình pluU tiiển của từng giai đoạn cụ (hố
mà nhà nước ban hành những chính sách ưu liên, ưu đãi dổi với những
doanh nghiệp ử những ngành nghề, địa bàn nhất định về vay vốn, vc thuế
áp dụng cho các doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp sau
xuất các mặt hàng cần thiết cho xã hội. Những qui dinh này xuất plìát từ
chức năng quản [ý kinh tế vĩ mô của nhà nước nhằm điều lioà hợp lý các
lợi ích

trong xã hội, tránh tình trạng phát triển kinli tê inất cân bằng.

Nhưng chính sách ưu tiên đó phải xuất

phát trên nền lảng của sự bình

đẳng.
Nguyôn lắc bình dẳng giữa các doanh nghiệp là mội nguyên tác quan
Irọng. Trước liết là bình dẳng giữa ciic doanh nghiệp llìiiộc moi llùmh pluln
kinh tế. Sau dỏ là sự bình dẳng vứi các doanh nghiệp cùng loại.
Luậl Doanh nghiệp tu' nhân đảin bảo cho quyền bình đẳng của các

(loanh nghiệp tư nhân và xác định tư cách bình đẳng của (loanh nghiệp ítr
nhân với các doanh nghiệp khác.
1.2.4
Nguyên tác doanh nghiệp tu nhân chiu trách nhiêm bằng
toàn bỏ tài san của mình về lĩioi hoat (tông của doanh nghiệp.
Một doanh ngliiệp trên thương trường phải chịu trách nhiệm bằng tài
sản về các hoạt động kinh doanh của mình vì mục liêu lợi nhuận. Nên
nguyên tắc doĩinh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàiI họ lài sản

21


×