Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Trọng tài phi chính phủ cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.82 MB, 82 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỈ■ THUẬN


ĐỀ TÀI
TRỌNG TÀI PHI CHÍNH PHỦ -

co QUAN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ Ỏ VIỆT NAM


LUẬN ÁN THẠC SỶ LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

. M ã s ố : 50515

* Người hướng dẫn :
- Phó tiến sỹ luật học ^Đ ưđnụ ^Đ ànụ '3ÙUÂ
- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự kinh tế - Bộ Tư pháp

- Hà Nội 1996 -


.Yin chân ửiành cảm



ơn thầy

Dương Đảng Huệ - Phó tiến sỹ - Phó Vụ
trưởng Vụ Pháp luật kinh tế - Dàn sự Bộ
Tư pháp - Người đã trực tiếp giúp đỡ.
hướng dẫn tói hoàn thành bản luận án
này.
X'm cảm ơn các thầy cò giáo, gia
đình và bạn bè đồng nghiệp đã động
viên, giúp đờ tôi rất nhiều trong cống
việc./.

Hà Nội, ngày
tháng 8 nàm 1996
NGƯÒI THỰC HIỆN

Q tọ n ụ ền ^7h i ^Thu íìn


3

MUC LUC

LÒI NÓI ĐẦU

Trang 04

NHỮNG HÌNH THỨC GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP KINH TẾ


Trang ỉ ỉ

1
2

Tranh chấp kinh tế

Trang 11

Các hình thức giải quyết

Trang 13

3

Trọng tài - Hình thức giải quyết tranh chấp

Trang 18

CHƯONGI

phổ biến nhất
CHƯONGII

Mô HÌNH TỔ CHỨC VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG c o BẢN

Trang 25

CỦA TRỌNGTÀI KINH TẾPHI CHÍNH PHỦ
1

2
CHƯONG III
1


Mô hình tổ chức

Trang 25

Đặc trưng

Trang 30

CÁC CO QUAN TÀI PHÁN TRỌNG TÀI Ỏ VIỆTNAM
Trọng tài kinh tế Nhà nước

Trang 36
Trang 36

Hội đồng Trọng tài Ngoại thương và Hội

Trang 42

đồng Trọng tài Hàng hải.
3

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Trahg 51


4

Các Trung tâm Trọng tài kinh tế theo Nghị
định 116/CP.

Trang 59

KẾTLUẬN

Trang 68


LỜI NỐI ĐẤU
TĨNH CẤP THIẾT CỦA Đ Ì TÀI NGHIÊN cứu

Q uá trình thực hiộn đường lối đổi mới trong những nãm qua
đã tạo ra những chuyển biến căn bản, tích cực trong nền kinh tế nước
ta. Cùng với sự khởi xướng và hình thành của thị trường hàng hóa
nói chung, cơ chế thị trường hình thành đã có tác động thúc đẩy giao
lưu hàng hóa giữa các khu vực kinh tế và các vùng lãnh thổ. Các
quan hệ kinh tế cũng từng bước chuyển mình trong cơ chế kinh tế
mới, ngày càng đa dạng phong phú, phức tạp và năng động hơn.
Trong quan hệ quốc tế, cùng với việc Mỳ thiết lập quan hệ ngoại
giao đầy đủ với Việt Nam, Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của ASEAN... ngày càng có nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân nước
ngoài có quan hộ làm ăn buôn bán với Việt Nam.
Trong bối cảnh quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế diễn ra
hết sức sôi động và phức tạp như vậy, ưanh chấp kinh tế là một vấn
đề khó có thể tránh khỏi và nó cần phải được quan tâm giải quyết
thỏa đáng, kịp thời. Việc giải quyết một cách hiệu quả các tranh chấp

kinh tế không chỉ giảm bớt những tổn thất về kinh tế, đảm bảo sự
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế mà còn kích thích hoạt động
sản xuất, kinh doanh, kích thích đầu tư trong nước cũng như đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam.
Do đó. hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp hiện nav
cũng phải được tổ chức đa dạng, phù hợp với tính chất đặc thù của
kinh tế thị trường là : linh hoạt, mềm dẻo. Nhận thức được tầm quan
ưọng của vấn đề, ở Việt Nam. theo Luật sửa đổi bổ suns một số điều
của Luật tổ chức tòa án nhản dân, từ ngày 1/7/1994 thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp kinh tế được chuyển sang Tòa kinh tế Tòa án
nhân dân. Mặc dù Tòa kinh tế ra đời có một ý nghĩa rất lớn tron?


5
việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, nhưng trong mói trường xã
hội tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tranh chấp kinh tế ngày càng
gia tảng thì việc chỉ có Tòa án kinh tế là chưa đủ.
Để đáp ứng nhu cầu của các nhà kinh doanh, căn cứ vào tình
hình kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ngày 28/4/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết đinh số
204/TTg về tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, đồng thời
ngày 5/9/1994 Chính phủ lại ban hành Nghị đinh 116/CP về tổ chức
hoạt động của Trọng tài kinh tế.
Việc thừa nhận sự ra đời và phát triển của cơ quan tài phán
Trọng tài sẽ góp phần làm phong phú, đa dạng hệ thống các cơ quan
giải quyết tranh chấp ờ nước ta, tạo điều kiện để các nhà kinh doanh
có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp với sờ thích
của họ và yêu cầu của sản xuất, kinh doanh.
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, Trọng tài kinh tế đã ra
đời và có một bề dày hoạt động rất nhiều năm. Riêng với Việt Nam

chúng ta, đây lại là vấn đề còn mới mẻ, kinh nghiệm thực tiễn rất
hạn chế. Ngay cả với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam dù đã
tồn tại hơn 30 nãm cũng không phải là đã hoàn thiện. Có thể coi
Nghị định 116/CP như là một bước "thử nghiệm" để tiến tới việc .
hoàn thiện một loại hình tài phán mới ưong kinh doanh ờ Việt Nam Tài phán Trọng tài.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn Trọng tài nói chung, về giá trị và vai trò của tài phán Trọng tài
nói riêng trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế trong nền kinh
tế thị trường đang ưở thành một đòi hỏi có tính thời sự. Vấn đề đặt ra
là. về mặt pháp lý phải nhận thức cho đúne bản chất của các quan hệ
kinh tế ưong nền kinh tế thị trường, xác đinh rõ vị ư í khóng thể
thiếu được của Trọng tài kinh tế phi chính phủ trong hệ thống các cơ


6
quan tài phán kinh tế, từ đó có căn cứ để tiếp tục hoàn thiện pháp
luật về trọng tài nhàm phát huy tính ưu việt của thể chế ưọng tài
trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế.
TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu

Tài phán ưọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp kinh
tế rất phổ biến tại hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường. Trước
đây, những khía cạnh lý luận và thực tiễn về ữọng tài đã được giới
khoa học pháp lý và những người trực tiếp làm công tác quản lý kinh
tế hoặc tham gia các hoạt động kinh tế tiến hành nghiên cứu dưới
những góc độ và mức độ khác nhau. Nhiều công trình nghiên cứu đã
được công bố như : Vai trò của hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế
trong cơ chế quản lý mới (tạp chí hợp đồng và trọng tài kinh tế số
1/1986); Đổi mới công tác hợp đồng kinh tế và ữọng tài kinh tế (tạp
chí k ế hoạch hóa, số 3/1989); Hợp đồng kinh tế và vấn đề giải quyết

tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay (Hoàng Thế Liên, Phạm Hữu
Nghị. Trần Hữu Huỳnh - NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993);
Chuyên đề " Trọng tài phi chính phủ ở một số nước (Viện Khoa học.
Pháp lý Bộ Tư pháp)...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Trọng tài mặc dù
khống nhiêu nhưng đã góp phần làm sáng tỏ những nhận thức về
trọng tài kinh tế. Nhiều bài viết đã lưu ý khai thác những khía cạnh
nổi trội của tài phán ưọng tài so với kiện tụng tại tòa án.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên
cứu có hệ thống và toàn diện về tài phán trọng tài nói chung và các
cơ quan tài phán trọng tài của Việt Nam. Tất nhiên, việc xày dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường thị trường ở nước ta mới được tiến
hành không làu, việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý của nền kinh
tế thị trường trong đó có vấn đề trọng tài phi chính phủ dưcmg như
mới bắt đầu là điều hiển nhiên.


7
MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu

Cãn cứ vào những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước,
vào những phương hướng chủ yếu hình thành và phát triển nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở những kết
quả nghiên cứu từ trước đến nay và nhất là xuất phát từ chuyển biến
quan ưọng của quá trình đổi mới và yêu cầu hoàn thiện các cơ quan
tài phán trong kinh doanh, mục đích của luận án là khẳng định vai
trò không thể thiếu được của tài phán trọng tài trong điều kiện nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó phân tích và
đưa ra những kiến nghị cần thiết để hoàn thiện pháp luật về ưọng tài
- vốn đang rất thiếu và rất yếu, nhàm góp phần giải quyết nhanh

chóng kịp thời các tranh chấp kinh tế, bảo vệ lợi ích của các nhà
kinh doanh, các tổ chức kinh tế.
Trong khuôn khổ một luận án Thạc sỹ Luật học, tác giả luận
án cố gáng trình bày những vấn đề chung nhất về trọng tài, đặc trưng
của Trọng tài phi chính phù và thực tiễn hoạt động ưọng tài ỏ Việt
Nam ưong thời gian qua.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu TRONG LUẬN ÁN

Luận án nghiên cứu vấn đề "Trọng tài phi chính phủ - cơ quan
giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam" dựa ưên cơ sở vận dụng
những quan điểm cơ bản của Đảng trong sự nghiệp đổi mới kinh tế
và pháp luật nước ta, ưên cơ sờ những chính sách kinh tế lớn của
Nhà nước để quản lý điều chỉnh nền kinh tế thị trường. Tác giả của
luận án đi từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về
trọng tài để phân tích thức Ưạng của trọng tài kinh tế Nhà nước từ
nầm 1994 ườ về trước, rút ra những yêu cầu cần thiết của sự ra đời
một loại hình tài phán mới ưong kinh doanh. Dưới góc độ của khoa
học pháp lý, luận án vận dụng các phương pháp luận của khoa học
lịch sử. khoa học kinh tế, triết học... để nehiên cứu vấn đề trọng tài


8
phi chính phủ, đặc biệt chú ý phương pháp phân tích tổng hợp, đối
chiếu so sánh và phương pháp hệ thống, gắn quá trình nghiên cứu
với thực tiễn trọng tài trong điều kiện nền kinh tế cũ tập trung, bao
cấp và thực tiễn của những năm đổi mới, khẳng định xu hướng phát
ưiển của thể chế ưọng tài và đề xuất những phương hướng hoàn
thiện pháp luật về ưọng tài ở Việt Nam.
CÁI MÓI CỦA LUẬN ÁN.


Có thể nói đày là cóng trình nghiên cứu một cách có hộ thống
nhất và tập trung nhất về tài phán trọng tài nói chung và tài phán
trọng tài ở Việt Nam nói riêng. Việc nghiên cứu được thực hiện theo
hướng đẩy sâu và phát triển thêm những vấn đề mà các nghiên cứu
trước đây chưa giải quyết triệt để, đồng thời đưa ra những khẳng
định thể hiện quan điểm của tác giả về nhũng nội dung đó. Cụ thể
là : Trên cơ sở phân tích những đặc trưng cơ bản của thể chế ừọng
tài, tác giả luận án rút ra bản chất hai mặt của thể chế trọng tài. Thứ
n h ấ t: ưọng tài được bát nguồn từ sự thỏa thuận và thứ h a i : trọng tài
là cơ quan xét xử. Cũng từ việc phân tích một cách hệ thống các cơ
quan tài phán ưpng tài của Viột Nam từ trước đến nay, tác giả luận
án khẳng định tính chất, cơ cấu, thẩm quyền và ưình tợ hoạt động
của
của
của
của

cơ quan tài phán trọng tài như thế nào là phụ thuộc vào tính chất
ừanh chấp kinh tế và suy cho cùng là phụ thuộc vào tính chất
nền kinh tế ưong từng giai đoạn lịch sử. Hướng nghiên cứu mới
luận án không chỉ được thể hiện trong việc ưình bày một cách

có hệ thống các vấn đề cơ bản của ừọng tài nói chung trong đó có
Trọng tài Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau, mà còn thể hiện ưong
việc đề xuất một số giải pháp nhàm đổi mới và hoàn thiện pháp luật
về ưọng tài, góp phần hoàn thiện một hình thức tài phán mới ưong
kinh doanh ở Việt Nam - hình thức tài phán trọng tài.
Những nội dung trên của luận án được thể hiện qua 3 chương
và phần kết luận.



9
Chương I ; Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế. Ngoài
việc phân biệt tranh chấp dân sự với tranh chấp kinh tế, nội dung
chủ yếu của chương này đề cấp đến 4 hình thức cơ bản thường được
sử dụng để giải quyết các tranh chấp kinh tế. Đó là : thương lượng,
hòa giải, tòa án, trọng tài.
Từ việc phân tích các đặc trưng cơ bản của mỗi hình thức trên,
tác giả rút ra những ưu điểm, hạn chế của từng hình thức giải quyết
ưanh chấp kinh tế. Đặc biệt với 2 hình thức là tòa án và trọng tài. Từ
đó, tính ưu việt của thể chế trọng tài được làm rõ. Cụ thể, giải quyết
tranh chấp bàng hình thức ưọng tài nhanh chóng hơn, ít tính hình
thức, đảm bảo yếu tố bí mật... Bên canh đó, tác giả cũng đề cập đến
điểm hạn chế lớn nhất của tài phán trọng tài - đó là hiệu lực của
phán quyết ưọng tài khi bên thua kiện khóng tự nguyện thi hành.
Chươne I I : Mô hình tổ chức và những đặc trưng cơ bản của
Trọng tài kinh tế phi chính phủ.
Trong chương này, tác giả đã càn cứ vào thực tiễn trọng tài
của nhiều nước trên thế giới để rút ra 2 mó hình tổ chức trọng tài phổ
biến hiện nay. Đó là trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc. Mậc
dù các tổ chức ưọng tài phi chính phủ ra đời ở các thời điểm khác
nhau, có các tên gọi khác nhau, nhưng các đặc trưng cơ bản nhất của
ừọng tài kinh tế phi chính phủ đã được tác giả phân tích một cách
ngốn gọn, cụ thể.
Chươns I I I : Cơ quan tài phán trọng tài ở Việt Nam.
Tác giả lần lượt đề cập từ ưọng tài kinh tế Nhà nước, Hội đồng
ưọng tài Ngoại thương, Hội đồng trọng tài Hàng hải, Trung tâm
ưọng tài quốc tế Việt Nam đến Trung tâm ưọng tài theo Nghị định
116/CP. Việc đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của mỗi tổ
chức ưọng tài được tác ẹiả nghiên cứu càn cứ vào bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ khác nhau. Nghiên cứu các cơ



10
quan tài phán trọng tài ờ Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương
lai, tác giả luận án theo sát các văn bản pháp luật có liên quan như
Nghị định 116/CP, Thông tư 02/PLDS-KT. Từ đó rút ra những điểm
đặc thù của các Trung tâm trọng tài kinh tế theo Nghị đinh 116/CP,
so với ưọng tài kinh tế Nhà nước - một sản phẩm khỏng chỉ riêng có
ở Vỉệt Nam mà còn tồn tại ờ hầu hết các quốc gia Xã hội chù nghĩa
trước đây. Tác già cũng nêu lên được một số điểm khác nhau giữa tố
tụng trọng tài Việt Nam và tố tụng trọng tài các nước khác.
Phàn kết luân :
Qua việc nghiên cứu đề tài : "Trọng tài phi chính phủ - cơ
quan giải quyết tranh chấp kinh tế”, tác giả luận án khẳng định việc
đa dạng hóa các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam
là một vấn đề tất yếu và mang tính thời sự. Hình thức tài phán trọng
tài ờ Việt Nam trong thời gian tới sẽ nhận được sự quan tâm thích
đáng của giới kinh doanh. Việc Việt Nam gia nhập công ước Niu
Yooc năm 1958 và ban hành Pháp lệnh về công nhận và thi hành tại
Việt Nam các quyết định của ưọng tài nước ngoài là một bước đi cụ
thể trong quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với cộng đồng khu
vực và thế giới. Tác giả luận án cũng mạnh dạn nêu lên một số suy
nghĩ, kiến nghị của bản thân liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật
về ừọng tài ở Việt Nam nhàm mục đích sừa đổi những nội dung chưa
phù hợp của pháp luật hiện hành, kiện toàn bộ máy và hoạt động của
Trung tâm ừọng tài kinh tế Việt Nam. làm tăng tính chấp hấp dẫn và
uy tín của Trung tàm Trọng tài Quốc tế Việt Nam - cơ quan tài phán
trọng tài duv nhất ở Việt Nam hiện nay
////■



11
CH U O N G I :
CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ

1! Tranh chấp kinh tế :
Qthxmg mâu thuẫn giữa người với người do những nguyên
nhân khách quan hoặc chủ quan là một hiện tương rất phổ biến trong
đời sống kinh tế, xã hội ờ bất kỳ một quốc gia nào. Dưới góc độ
pháp lý tranh chấp nói chung được hiểu là những tranh chấp về
quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên ưong một quan hệ xã hội nhất
định được pháp luật điều chỉnh.
Có nhiều loại tranh chấp khác nhau nảy sinh, nhưng nhìn
chung, ta có thể phân thành 2 loại tranh chấp sãu đây :
- Tranh chấp dân sự : Là những ưanh chấp nảy sinh từ các
quan hệ pháp luật dân sự. Đặc thù của loại tranh chấp này là mang
tính tài sản hoặc nhân thân phi tài sản và việc giải quyết chúng tuân
theo qui trình tố tụng dàn sự.
- Tranh chấp kinh tế : Là những ưanh chấp phức tạp nảy sinh
trong quá trình .hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế cũ,
ưanh chấp kinh tế chỉ được hiểu một cách hạn hẹp là những tranh •
chấp liên quan đến hợp đồng kinh tế.
Việt nam đã thực hiện một cuộc chuyển đổi vĩ đại - chuyển
sang nền kinh tế thị trường mở cửa. quan hệ hàng hóa phát triển, thị
trường được mở rộng... Tranh chấp kinh tế không chỉ được hiểu một
cách đơn giản, hạn chế như trước đày nữa .
Quan hộ kinh tế chủ yếu là những quan hệ mang tính tài sản,
do đó bản chất của loại tranh chấp này cũng mang tính chất tài sản ngoài ra còn có những tranh chấp kinh tế phát sinh từ những quan hệ
không mang tính tài sản như tranh chấp liên quan đến bảo hộ nhãn



12
hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tranh chấp liên quan hoạt
động quản lý kinh tế...
Pháp luật của một số nước như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên
bang Đức... đều có những qui định chỉ rõ những tranh chấp nào là
tranh chấp kinh tế.
Nhìn chung, sự qui đinh những ưanh chấp kinh tế đều xuất
phát từ bản chất của hoạt động kinh tế - đó là những hoạt động sản
xuất kinh doanh không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng
mà còn nhàm mục đích mưu cầu lợi nhuận.
Vê hình thức, tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh tế thông
thường đều mang tính tài sản. Để phân biệt chúng, cần phải dựa vào
bản chấp pháp lý của mỗi loại ưanh chấp.
Đối với ưanh chấp kinh tế, bản chất pháp lý của nó thể hiện
dưới các khía canh chủ vếu sau đây :


Tranh chấp kinh tế phát sinh ưong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.



Chủ thể chủ yếu của ưanh chấp kinh tế là các nhà kinh doanh.



Do quan hệ kinh tế phức tạp, đa dạng nên tranh chấp kinh tế
thường mang tính phản ứng dây chuyền. Từ tranh chấp này sinh ở
khâu này cũng có thể là nguyên nhàn nảy sinh tranh chấp ở khâu
khác.




Tranh chấp kinh tế thường có giá trị tài sản lớn cho nên hậu quả
của ưanh chấp có thể có tác động mạnh tới các hoạt động kinh tế
và đời sống xã hội.
Đối với ưanh chấp dân sự. bản chất pháp lý của nó được thể

hiện :


Lình vực phát sữih tranh chấp chỉ ừong lĩnh vực sinh hoạt, tiêu
dùng.


13


Chù thể của tranh chấp rất rộng (pháp nhân, thể nhân, các đoàn
thể...).



Giá trị của ưanh chấp không lớn như trong lĩnh vực kinh tế.



Hậu quả của ừanh chấp chỉ tác động trực tiếp đến cá nhân chủ
thể.
Rõ ràng, đây là hai loại tranh chấp khác nhau, cần phải phân


biệt rõ để áp dụng các cơ chế giải quyết cho phù hợp nhàm khôi
phục quyền lợi của bên bị hại, khác phục hậu quả của hành vi vi
phạm. Về thẩm quyền giải, quyết theo luật Việt Nam, nếu ưanh chấp
dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án dân sự thì tranh chấp kinh tế
thuộc thẩm quyền của Tòa kinh tế, Trọng tài kinh tế.
Về thủ tục, ưanh chấp dân sự được giải quyết theo ưình tự
được quy định ưong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
còn tranh chấp kinh tế được giải quyết theo trình tự được quy định
trong Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế hoặc theo các quy tác tố
tụng của cơ quan Trọng tài Phi Chính phủ...
2) Các hình thức giải quyết tranh chấp kỉnh tế .
Trong hoạt động sản xuất kinh dõanh, các ưanh chấp phát sinh
giữa các nhà thương gia là điều khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, việc
giải quyết nhanh chóng, hợp tình hợp lý các tranh chấp này không
chỉ là một nhu cầu khách quan mà còn là một yếu tố có tác dụng
thúc đẩy sản xuất phát ưiển.
Vì kinh doanh là việc của các nhà kinh doanh, do đó việc giải
quyết tranh chấp trước hết thuộc nhiệm vụ của họ. Tuy nhiên, không
phải bao giờ các nhà kinh doanh cũng tự mình giải quyết được các
mâu thuẫn về lợi ích. Vì vậy việc can thiệp của nhà nước vào lĩnh
vực này là rất cần thiết.


14
Chính sự nỗ lực của bản thân các nhà kinh doanh và của Nhà
nước đã sáng tạo ra các hình thức giải quyết tranh chấp cơ bản sau
đây :
- Thương lượng.
- Hòa giải.

HP V

/

- lò a án.
- Trọng tài.
Thương lươns : là hình thức tự giải quyết tranh chấp phổ biến
nhất. Đặc điểm cơ bản của hình thức eiải quyết ưanh chấp này là các
bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết các bất đồng mà
không hề có sự tham gia của bất cứ một bên thứ ba nào.
Ị Việc giải quyết ưanh chấp bằng cách gạt bỏ các bất đồng
thóng qua thương lượng là một hình thức rất phổ biến được giới kinh
doanh cùa nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia Á Đông sử dụng.
Thương lượng thành công hay thất bại chù yếu phụ thuộc vào thiện
chí của các bên tranh chấp. So với tranh tụng tại tòa án hay trọng tài,
hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng ít tốn kém hơn và
mức độ phương hại đến các quan hệ kinh doanh cũng là thấp hơn rất
nhiều. Kết quả đạt được của trình tự này không phải là phán quvết
qua xét xử mà chỉ là giải pháp được hình thành từ quá ưình đàm
phán, trao đổi giữa các bên. Trong quá trinh này, các nhà kinh doanh
hiểu rõ hơn ai hết các quyền lợi cơ bản của mình, những bế tắc nảy
sinh từ những bất đồng... chính vì vậy, họ có thể thỏa thuận, nhất ư í
được với nhau các giải pháp mà các luật sư hay những người xét xử
không thể đưa ra được.
Hình thức thương lượng khôn 2, đòi hỏi sự can thiệp hành chính
của bất cứ một thiết chế nào.
Ngoài những ưu điểm cơ bản trên đây, hình thức giải quyết
txanh chấp kinh tế thông qua thương lượng cũng có một số điểm hạn



15
chế nhất định. Cụ thể, do sự thành công hay thất bại của việc thương
lượng chủ yếu phụ thuộc vào thái độ thiện chí của các bên tranh
chấp nên chỉ cần một trong các bên tranh chấp thiếu thiện chí thì quá
trình thương lượng có thể bị kéo dài, thậm chí đi đến chỗ b ế tắc buộc
các bên phải tìm kiếm hình thức giải quyết ưanh chấp khác. Hơn
nữa, do đây là một thủ tục tư nhân cho nên các giải pháp đạt được
ưong quá trình thương lượng chỉ được đảm bảo bàng chính lợi ích
của các bên ưanh chấp chứ không phải bàng một "thiết chế" nào của
nhà nước vì vậy tính "khả thi" của những kết quả ưong quá trình
thương lượng cũng bị đe dọa.
Hòa siải : Đây cũng là một trong những hình thức giải quvết
tranh chấp nói chung và tranh chấp kinh tế nói riêng. Đặc trưng cơ
bản của phương thức này là ở chỗ :
- Các bên tranh chấp chỉ định một bên thứ ba để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đàm phán.
- Bên thứ ba không có quyền quyết định ưanh chấp.
- Một khi các bên đạt được sự nhất ừ í Ưong việc giải quvết
tranh chấp thì sự nhất trí đó phải được thể hiện bàng vãn bản, văn
bản này có giá trị pháp lý bắt buộc.
Hình thức hòa giải khác với với giải quyết bàng Tòa án hay
Trọng tài ở chỗ bên thứ ba khóng có quyền đưa ra một quyết định
ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì, vai trò của bên thứ ba chỉ là
giúp đỡ, thúc đẩv các bên qua việc lắng nehe, gợi ý, thuyết phục các
bên để họ đi đến thỏa thuận. Thực chất, bên thứ ba là người hỗ trợ
cho các cuôc thương lượng mà các bên có thể tiến hành trực tiếp.
Việc hòa eiải có thành công hav khỏng là do kết hợp 2 yếu tố
chủ chốt trong bất kv một cuộc thương lượng nào : sự trao đổi thông
tin và sự tin cậy lẫn nhau. Vì vậy bên thứ ba phải là người mà các



16
bên ưanh chấp đủ tin cậy để có thể trao đổi những lập trường riêng
tư, đích thực của họ trong vụ tranh chấp.
Rõ ràng nếu một người nám được các sự kiện đồng thời lại
biết được những chi tiết riêng tư Ưong lập trường của cả hai bên thì
họ có thể tháo gỡ được những ba-ri-e, hàn gán được những khác biệt
giữa các bên theo cách thức mà những bên ưanh chấp do chỉ biết
được lập trường của riêng bản thân không thể nào làm được. Do đặc
thù của hình thức hòa giải nên có những trường hợp, việc áp dụng
hình thức này là ít thích hợp. Ví dụ khi các bên không muốn tìm một
giải pháp thỏa hiệp.
Trong quá trình hòa giải mỗi bên có quyền tước đi vai trò của
bên thứ 3 (người hòa giải) thậm chí hủy bỏ việc hòa giải ở bất cứ
thời điểm nào, đây cũng chính là điểm hạn chế của hình thức ẹiải
quyết tranh chấp bàng hòa giải. Điều này khống thể có trong hình
thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hay Tòa án.
Tòa án : Đây là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài
phán của nhà nước (Tòa án) thực hiện.
Hình thức này được sử dụng khi các hình thức giải quyết tranh
chấp như thươrig lượng, hòa giải không đem lại kết quả và các bên
cũng khóng có thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại ưọng
tài.
ở các nước thực hiện nền kinh tế thị trường, bên cạnh các tổ
chức Trọng tài thương mại phi chính phủ còn có Tòa án thương mại
hoặc Tòa án thường có chức nàng giải quvết các ưanh chấp thương
mại. Có nước như Mỹ, Nhật... siao thẩm quvền giải quyết ưanh chấp
thươnẹ mại cho Tòa án thường, có nước lại thành lập Tòa án thương
mại với tư cách là một tòa chuyên trách trons hệ thống các cơ quan
tư pháp. Tòa kinh tế của Việt Nam hiện nay theo mồ hình này. Ở

Cộng hòa Liên bang Đức. Tòa thương mại nằm trong hệ thống Tòa


17
án tư pháp - một tòa độc lập trong Tòa án bang. Tòa án thương mại
Đức xét xử các tranh chấp khi các bên đương sự là thương gia.
Trường hợp nếu một bên không phải là thương gia thì do Tòa dân sự
giải quyết. Về tố tụng, ờ Cộng hòa Liên bang Đức chỉ có một Bộ luật
tố tụng dân sự thốn? nhất áp dụng chung cho cả dân sợ và ứiương
mại.
ở Cộng hòa Pháp, Tòa thương mại xuất hiện rất sớm. Theo
quy định thì tòa thương mại Pháp là một tòa chuyên trách, chỉ xét xử
SO' thẩm. Điều đặc biệt các thẩm phán là các nhà thương gia làm việc
hoàn toàn tư nguyện, khỏng hườn£ lương.
Tổ chức, hoạt động của Tòa kinh tế Việt Nam nhìn chung được
xáy dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam ưong giai
úoạn đổi mới. Theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật tổ chức
Tòa án nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 6/1/1992 và bắt đầu có hiệu lực từ
1/7/1994, Tòa kinh tế được tổ chức thành các Tòa án chuyén ưách
của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa
án Nhản dân Tối cao. Còn Tòa án Nhân dàn huyện, quận, thị xã có
các thẩm phán chuyên trách về kinh tế có thẩm quyền xử sơ thẩm
những tranh chấp hợp đồng kinh tế có giá trị tranh chấp không lớn
(từ 50 triệu đồng trở xuống). Tố tụng kinh tế Việt Nam được xây
dựng Ưên những nguyên tác đã ưở thành thông lệ ưên thế giới như
nguyên tắc bảo đảm hai cấp xét xử, bình đẳng trước pháp luật, đương
sự tự chứng minh, các phán quyết được đảm bảo thực hiện bàng sức
mạnh cưỡng chế của nhà nước. Như vậy, Tòa kinh tế Việt Nam có
một số đặc trưng cơ bản sau :

Thứ n h ấ t: Tòa kinh tế không phải là một loại Tòa độc lập nàm
ngoài hệ thống Tòa an nhàn dán mà là một bộ phận, hợp thành của
tòa án nhản dàn. ở Việt Nam. chỉ có một hệ thống tòa án duy nhất là
Tòa án nhàn dàn. Các Tòa dân sự, Tòa hình sự, tòa kinh tế, Tòa lao
\


V

í




18
động, Tòa hành chính chỉ là những bộ phận cấu thành của Tòa án
nhân dân.
Thứ hai : Về mặt thẩm quyền, Tòa kinh tế có chức năng cơ bản
là giải quyết các tranh chấp kinh tế. Ngoài ra, Tòa kinh tế cũng là cơ
quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh
nghiệp ở Việt Nam.
Nói chung, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế bàng con
đường xét xử của tòa án thường rất chặt chẽ, đa phần là xét xử công
khai và lợi thế cơ bản của hình thức giải quyết này là hiệu lực của
các phán quyết do tòa án tuyên. Nhưng bên cạnh nhữnể lợi thế kể
trên, hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế tiiỏng qua xét xử của tòa
án cũng bộc lộ nhiều han ché. Cụ thể thù tục giải quyết chặt chè.
cứng nhác, thời gian xét xừ kéo dài, nguyên tắc xét xử cỏng khai...,
trong nhiều trường hợp khống phù hợp với tính chất của hoạt động
sản xuất, kinh doanh và tâm lý của ẹiới doanh nc;hiêp.

Trong tài :
Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp mà ở đó có
một bên thứ ba độc lập quyết định (phân xử) tranh chấp của các bên.
quyết định của Trọng tài là bát buộc và các bên chỉ có quvền kháng
cáo lẽn tòa án ưong những trường hợp rất hạn chế.
Thể chế trọng tài luôn thể hiện bản chất hai mặt : thỏa thuận
và tài phán. Do đó, nếu pháp luật quy đinh việc phải đưa các tranh
chấp, bất đồng ra ẹiải quyết tại trọng tài mà không phải do các bên
thỏa thuận thì tổ chức này không phải là một cơ quan trọng tài theo
đúng nehĩa. Chính bản chất hai mặt này cùa trọng tài làm nên sự
khác biệt của hình thức giải quyết tranh chấp bàng con đường trọng
tài so với các hình thức khác.
3) Trọng tài - hình thức giải quyết tranh chấp p h ổ biến nhất


19
Trong số các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế trên đây
thì Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất và
được ưa chuông nhất. Sở đì có được sự hấp dẫn này là vì Trọng tài có
những ưu thế mà các hình thức giải quyết ưanh chấp khác không thể
có được. Những ưu thế cơ bản đó là :
a)

Đảm bảo giải quyết nhanh chóng các tranh chấp : Hoạt

động sản xuất hàng hóa, cung cấp các dịch vụ.... của các nhà doanh
nghiệp là nhàm mục đích kiếm lời. Vì vậy, mục đích cuối cùng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của họ là thu được lợi nhuận càng
nhiều càng tốt. Cùng vói các đảm bảo khác, mục đích đó của họ chỉ
có ứiể đạt được khi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.

đồng vốn quay vòng càng nhanh... Nếu trong hoạt động của họ có
tranh chấp nảy sinh thì đươnẹ nhiên nhu cầu của các nhà kinh doanh
là tranh chấp đó dù xảy ra với ai, ỏ đâu và mức độ thế nào thì họ
cũns đều mong muốn nó phải được giải quyết một cách nhanh
chóng. Thủ tục tố tụng của tòa án là khó có thể thỏa mãn nhu cầu
này. Vì tố tụng tòa án vốn là một loại tố tụnẹ được đặc trưne bởi
nhiều cấp xét xử khác nhau : từ sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm đến
giám đốc thẩm. Trọns; tài với nguyên tác xét xử một lần đương nhiên
có khả nàng đáp ứng được nhu cầu có tính nghề nghiệp của các nhà
kinh doanh, nhất là đối với các vụ tranh chấp nhỏ nếu đưa ra eiải
quyết bằng hình thức tòa án với trình tự 3 cấp như vậy, chi phí cho
vấn đề kiện tụng đôi khi còn lớn hơn cả giá trị tài sản cùa vụ tranh
chấp. Lợi ích của trọng tài càng thể hiện rõ khi nó đứng ra giải quyết
các tranh chấp Ưong thươne mại quốc tế kể cả khi một trong các bên
ià một quốc gia.
Như chúng ta đều biết, đối với các tranh chấp tư nhân, không
có một cơ quan tài phán quốc tế nào giải quyết mà chỉ có các cơ
quan thuộc hệ thống tư pháp hay hành chính của các quốc eia đứng
ra giải quyết mà thói. Nhưng trong thươnẹ mại quốc tế. điều không


20
tránh khòi là các doanh nghiệp khỏng tin tưởng vào các Tòa án nước
ngoài, điều này hoàn toàn có thể hiểu đuợc. Bất chấp ưong thực tế,
tòa án quốc gia có thể thật sự cổng minh, độc lập nhưng các nhà
kinh doanh vẫn luón e ngại rằng thẩm phán nước ngoài sẽ ưu ái,
thiên vị cho phía nhà kinh doanh của nước họ, hầu như mọi doanh
nghiệp đều ngập ngừng khi phải kêu kiện hay bào chữa tại một quốc
gia xa xôi, trước những vị thẩm phán họ khống hề biết đến và với
những quy tắc tố tụng họ không quen thuộc. Hơn nữa, các phán

quyết được tuyên trong trường hợp có sự xung đột về thẩm quyền*
sè gặp khó khăn để được công nhận và thi hành tại nước khác. Như
vậy, sự "bùng nổ” của Trọng tài thương mại quốc tế là điều dễ hiểu
Trong trường hợp ưên, áp dụng hình thức giải quyết bằng
Trọng tài thường được các bên tranh chấp lựa chọn.
b)

Giải quyết tranh chấp bàng Trọng tài linh hoạt và ít tính

hình thức : Đặc trưng của hầu hết các hệ thống tòa án là ở các quy
tắc tố tụng chặt chẽ. Quá trình giải quyết ưanh chấp, bản thân tòa án
và các chủ thể tham gia tố tụng đều phải triệt để tuân thủ các quy tắc
này. Trong khi tố tụng tòa án thể hiện tính cứng nhắc, khuỏn mẫu thì
các nhà kinh doanh lại có một nhu cầu khác, họ muốn một thủ tục
đơn giản, gọn nhẹ để tham gia giải quyết tranh chấp một cách thuận
lợi, hiệu quả. Họ không muốn bị ràng buộc chi phối bàng những quy
tác cứng nhắc.
Trong tố tụng tòa án, các bên phải tranh luận trực tiếp, công
khai trước Hội đồng xét xừ. Còn tố tụng trọng tài cho phép các bên
có thể tranh luận trực tiếp hoặc bàng đệ trình các vãn bản, tài liệu.

*Xung đot về thẩm quyên là trường hợp cùng một vụ tranh chấp lại
thuộc thẩm quyên giải quyết của tòa án nhiều nước.


21
Chính sự linh hoạt này của tố tụng Trọng tài giúp cho các nhà
kinh doanh ừánh được các cuộc tranh luận kéo dài, mất thời gian,
cho phép giảm tối đa tình trạng gián đoạn trong hoạt động kinh
doanh của họ. Vì vậy, so với việc kiện tụng ra tòa án, giải quvết

tranh chấp bàng Trọng tài được họ ưa chuộng hơn.
c)

Tố tụng Trọng tài dân chủ hơn so với tố tụng của tòa án. Tố

tụng Trọng tài cho phép các bên có nhiều sự tự do hơn so với tố tụng
tòa án. Cụ thể, các nhà kinh doanh tự mình quyết định chọn đích
danh Trọng tài viên, chọn tổ chức Trọng tài đứng ra giải quyết tranh
chấp, ưong khi ở tố tụng tòa án, việc lựa chọn thẩm phán là điều các
bên tranh chấp không được phép. Đây là một cơ hội để cho các bên
lựa chọn người có kinh nghiệm, có uy tín để giải quyết thỏa đáng các
yêu cầu của họ. Bên cạnh đó, các bên còn có thể lựa chọn một địa
w





7

.

.

.

.

điểm thích hợp cho việc giải quvết ưanh chấp sao cho phù hợp,
thuận tiện với hoạt động kinh doanh của họ. Các cuộc họp và phiên

họp giải quyết lại có thể được tiến hành tại bất kỳ thời điểm nào chứ
khóng chỉ giới hạn trong giờ làm việc hành chính. Còn ờ tòa án, việc
giải quyết buộc phải tiến hành tại tòa theo một thời gian đã định sẵn
trong giờ hành chính... Như vậy, rõ ràng so với tố tụng tòa án, tố
tụng Trọng tài có nhiều ưu thế hơn.
Ngoài ra, khi nói đến giải quyết tranh chấp bàng Trọng tài phi
chính phù, không thể không đề cập đến việc đảm bảo tính bí mật cao
- một ưu thế nổi bật của tố tụng Trọng tài.
ở Tòa án, với nguyên tắc xét xử công khai đã không thể đáp
ứng được một đòi hỏi của cơ chế thị trường. Đó là sự bí mật của các
giao kết kinh tế. Khi thương trường chính là chiến trường thì trên
chiến tiường đó, các bí quyết, các thông tin, số liệu về chủng loại
hàng hóa, dây chuyền công nghệ.... nếu bị tiết lộ, doanh nghiệp đó
khó có thể giành được tháng lợi trên thị trường - chiến trường này.
Chính vì vậy, sự bảo vệ bí mật nghề nghiệp đã trở thành yêu cầu có


22
tính chất sống còn đối với các nhà kinh doanh. Tâm lý của họ là các
tranh chấp phát sinh cần phải được giải quyết một cách kín đáo,
khỏng Ồn ào. Chỉ có Trọng tài mới thỏa mãn được nhu cầu có tính
nghề nghiệp này của các nhà kinh doanh vì một trong những nguyên
tắc cơ bản của tố tụng trọng tài là xét xử bí mật. Các Trọng tài viên
không được quyền tiết lộ các vấn đề liên quan đến việc giải quyết
tranh chấp cho bên thứ ba biết nếu như chưa được các bên tranh chấp
chấp nhận.
Tóm lai : mỗi cơ quan, mỗi hình thức siải quyết các tranh
chấp kinh tế có những đặc điểm riêng, những ưu việt riêng mà các cơ
quan khác khóng thể có. Trọng tài là một ừong những cơ quan tài
phán để giải quyết các ưanh chấp kinh tế khi có yêu cầu của các

bén. Bên cạnh những ưu thế lớn như : giải quyết nhanh, thuận lợi các
tranh chấp, hạn chế đến mức tối đa sự gián đoạn cùa quá trình sản
xuất, kinh doanh, đảm bảo yếu tố bí mật trong kinh doanh, tố tụne
linh hoạt, mềm dẻo... giải quyết tranh chấp kinh tế bàn? Trọng tài
phi Chính phủ cũng có những điểm hạn chế nhất định. Cụ thể là tính
cưỡng chế của phán quyết Trọng tài, thông thường khi các bên thỏa
thuận đưa ưanh chấp ra Trọng tài giải quyết thì nói chung họ đều tự
nguyện thi hành những phán quyết này. Nhưng trên thực tế, cũng có
không ít những trường hợp đương sự khóng chịu thi hành phán quyết
Trọng tài. Trong khi đó, Trọng tài chi là một tổ chức xã hội, nghề
nghiệp, tổ chức phi chính phủ. Vì vậy nó không thể có một cơ quan
cường chế thi hành riêng. Về vấn đề này, rõ ràng tố tụng tòa án có ưu
thế hơn.
Để khắc phục hạn chế này, pháp luật của nhiều nước ưên thế
giới đã quy định cụ thể về thủ tục công nhận và thi hành phán quyết
của Trọng tài kinh tế phi chính phủ khi có yêu cầu của các bén
đương sự. Điểm chung ưong pháp luật của các nước là cơ quan có
thẩm quyền sè chỉ khước từ việc cóng nhận và thi hành các phán


23
quyết của Trọng tài trong một số trường hợp như : việc thành lập tòa
án trọng tài hoặc trình tự tố tụng Trọng tài không phù hợp với thỏa
thuận của các bên, đối tượng tranh chấp không thể được giải quyết
bàng tố tụng Trọng tài...
Trong phạm vi quan hệ quốc tế, các quốc gia đã ký kết với
nhau một số các điều ước quốc tế đa phương về vấn đề Trọng tài
kinh tế trong đó đáng chú ý nhất là Công ước Niu Yooc về công nhận
và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài (ngày
10/6/1958) Công ước này là cơ sở pháp lý để cho một phán quyết do

cơ quan Trọng tài phi Chính phù của một nước thành viên Công ước
tuyên sẽ được công nhận và cho thi hành tại một nước thành viên
khác. Hiện nay đa số các quốc gia trên thế ẹiới đã trỏ' thành thành
viên của Công ước 1958 trong đó có Việt nam*. Điều 3 Công ước
Niu Yooc quy định : "Mỗi quốc gia thành viên sẽ phải cống nhận các
quyết định của Trọng tài là bắt buộc (chung thẩm) và cưỡng chế thi
hành chúng theo quy tác tố tụns; của quốc gia nơi quyết định của
Trọng tài được thi hành"...
Rõ ràng, nhược điểm của việc thi hành những phán quyết
Trọng tài hoàn toàn có thể khác phục được bàng việc ban hành
những vãn bản pháp luật của nhà nước như luật trọng tài hay các
pháp lệnh về cóng nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài.
Một khung pháp luật đồng bộ, phù hợp được thể chế hóa ỏ những
mức độ và hình thức vãn bản khác nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi để
Trọng tài kinh tế phi Chính phủ phát huy được các ưu thế của mình

* M ột s ố quốc gia tuy chưa phải là thành viên của Công ước nói trên
nhưng trên thực tế củng dã vận dụng những điều khoản trong Cóng
ước về càn cứ, trình tự, thủ tục công nhận và thi hành các phán
quyết của trọng tài nước ngoài khi có yêu cầu công nhận và thi hành
phán quyết của trọng tài nước ngoài tại nước mình.


24
từ đó góp phần duy trì và tãng cường trật tự, kỷ cương đảm bảo cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách thuận
tiện, hiệu quà

*
*


*


×