Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Trọng tài thương mai – một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.86 KB, 17 trang )

Đề bài 08: Trọng tài thương mai – một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại.
MỤC LỤC
Lời mở đầu …………………………………………………………………………………...1
Nội dung ……………………………………………………………………………………...1
I – Khái quát về tranh chấp thương mại và các hình thức giải quyết tranh chấp
thương mại …………………………………………………………………………………...1
1. Tranh chấp thương mại …………………………………………………………….1
2. Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại …………………………………2
II – Trọng tài thương mại – một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại………….2
1. Khái niệm trọng tài thương mại…………………………………………………….2
2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại……………………………………………..2
3. Đặc trưng của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại………………...3
4. Các hình thức trọng tài thương mại………………………………………………..3
5. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại……………….5
6. Trình tự giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại………………………….8
7. Ưu điểm và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại ………………………………………………………………….12
III – Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay…………….13
1. Thực trạng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở nước ta
hiện nay……………………………………………………………………………..13
2. Một số phương hướng để phát triển hoạt động trọng tài trong giải quyết
tranh chấp thương mại ……………………………………………………………15
Kết luận ………………………………………………………………..…………………….16
Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………………………………16
1
Lời mở đầu
Trong quá trình các bên tiến hành hoạt động kinh doanh, thương mại không tránh khỏi
phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế phát triển,
hoạt động thương mại ngày càng đa dạng thì các tranh chấp về kinh doanh, thương mại cũng
phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp hơn. Để giải quyết các tranh chấp thương mại
các bên có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau trong đó có hình thức giải quyết tranh


chấp bằng trọng tài thương mại. So với các hình thức khác, trọng tài thương mại có những
đặc trưng riêng, ngày càng phát huy hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Đặc biệt khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO thì trọng tài thương mại là một phương thức
được các bên thường xuyên lựa chọn trong giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố
nước ngoài. Nhận thức rõ vai trò của trọng tài thương mại Quốc hội đã ban hành Luật trọng
tài thương mại 2010 thay thế cho Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Trong phạm vi bài tập
này, em xin được làm rõ một số vấn đề liên quan đến hình thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại.
Nội dung
I – Khái quát về tranh chấp thương mại và các hình thức giải quyết tranh chấp thương
mại.
1. Tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh là thuật ngữ quen thuộc trong đời
sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi và phổ
biến ở nước ta trong mấy năm gần đây cùng với sự nhường bước của khái niệm tranh chấp
kinh tế.
Có thể hiểu tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Như vậy
tranh chấp thương mại phải hội đủ các yếu tố sau đây:
- Thứ nhất, tranh chấp thương mại trước hết là những mâu thuẫn (bất đồng) về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể.
- Thứ hai, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Thứ ba, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân.
Có thể thấy rằng tranh chấp là hệ quả tất yếu trong hoạt động kinh doanh và nếu không
được giải quyết có thể dẫn đến sự mất ổn định trong xã hội. Chính vì vậy việc giải quyết tranh
chấp thương mại là một nhu cầu tất yếu trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
2
2. Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại.
Giải quyết tranh chấp thương mại có thể được hiểu là cách thức, phương pháp hay các
hoạt động để điều chỉnh những bất đồng, xung đột để khắc phục và loại trừ những mâu thuẫn

phát sinh nhằm bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tồn tại bốn phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại cơ bản, bao gồm:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Trọng tài thương mại;
- Tòa án.
Thương lượng, hòa giải và trọng tài thương mại là các phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước mà chủ yếu được giải quyết dựa trên
nền tảng ý chí tự định đoạt của các bên tranh chấp hoặc phán quyết của bên thức ba độc lập
(được các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo. Trong khi đó tòa án lại là phương
thức giải quyết tranh chấp thương mại mang ý chí quyền lực nhà nước được tòa án tiến hành
theo thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
II – Trọng tài thương mại – một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại.
1. Khái niệm trọng tài thương mại.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì “Trọng tài thương mại là
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của
Luật này”.
Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các
bên có thỏa thuận trọng tài. Tùy theo sự lựa chọn của các bên, việc giải quyết tranh chấp có
thể được tiến hành tại Hội đồng trọng tài do trung tâm trọng tài tổ chức hoặc tại Hội đồng
trọng tài do các bên thành lập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại.
Trọng tài thương mại được thành lập để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng
tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại
nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực.
Như vậy một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi
có các điều kiện sau:
- Thứ nhất, tranh chấp được gửi đến trọng tài thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài
được quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010, bao gồm:

3
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.
- Thứ hai, giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này có hiệu
lực.
3. Đặc trưng của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Thứ nhất, đây là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba –
Hội đồng trọng tài, làm trung gian giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh
chấp.
Thứ hai, trọng tài thương mại là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động theo Luật trọng
tài thương mại 2010.
Thứ ba, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là sự kết hợp giữa hai
yếu tố thỏa thuận và tài phán.
Thứ tư, thủ tục tố tụng trọng tài thương mại rất linh hoạt, phụ thuộc vào sự thỏa thuận
của các bên hơn so với tòa án.
Thứ năm, phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc thi
hành. Như vậy phán quyết của trọng tài không thể bị kháng cáo trước bất kỳ cơ quan, tổ chức
nào. Các bên chỉ có quyền yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài khi có những căn cứ hủy
phán quyết trọng tài (quy định tại Điều 68 Luật trọng tài thương mại). Trong trường hợp này
tòa án cũng không xem xét lại nội dung giải quyết của trọng tài mà chỉ hủy phán quyết của
trọng tài khi có sai xót về tố tụng.
Thứ sáu, có sự hỗ trợ từ tòa án trong việc bảo đảm thực thi các quyết định của trọng tài.
4. Các hình thức trọng tài thương mại.
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức là trọng tài vụ việc và trọng tài thường
trực.
a/Trọng tài vụ việc.
Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập
để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt sự tồn tại khi giải quyết
xong vụ tranh chấp.

Trọng tài vụ việc có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động
(tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.
4
- Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có
danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc chỉ định có thể là
người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài
nào.
- Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình. Quy tắc tố tụng để
giải quyết vụ tranh chấp do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc thỏa thuận lựa chọn bất
kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào (thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng
tài có uy tín ở trong nước và quốc tế).
So với trọng tài thường trực, trọng tài vụ việc có một số ưu thế sau:
- Có thể giải quyết nhanh chóng vụ tranh chấp và ít tốn kém, với việc lựa chọn hình thức
trọng tài này các bên sẽ không phải trả thêm các khoản chi phí hành chính cho các
trung tâm trọng tài.
- Quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự không bị giới hạn bởi danh sách
trọng tài viên sẵn có như hình thức trọng tài thường trực mà có thể lựa chọn bất kỳ
trọng tài viên nào trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài
nào.
- Các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết
tranh chấp giữa các bên. Trong khi đó ở hình thức trọng tài thường trực, các bên chủ
yếu bị ràng buộc bởi quy tắc tố tụng của chính trung tâm trọng tài mà các bên lựa chọn.
b/Trọng tài thường trực.
Trọng tài thường trực là phương thức trọng tài hoạt động thường xuyên, liên tục với
hình thức tổ chức, trụ sở ổn định, có danh sách trọng tài viên và quy tắc tố tụng cố định. Ở
Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Các trung
tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống
các cơ quan nhà nước. Các trung tâm trọng tài không phải được thành lập bởi nhà nước

và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước mà được thành lập theo sáng
kiến của các trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép,
hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải. Nó không nhân danh quyền lực nhà nước là
nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết. Tuy là tổ chức phi chính phủ nhưng các
trung tâm trọng tài luôn đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước.
- Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau. Giữa
các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới như hệ thống
5
các cơ quan tài phán nhà nước. Chính điều này đã dẫn đến sự đặc thù của tố tụng trọng
tài trong việc áp dụng nguyên tắc xét xử một lần.
- Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu tổ
chức chức của trung tâm trọng tài gồm ban điều hành và các trọng tài viên của trung
tâm.
- Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố
tụng riêng. Mỗi trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình tùy
thuộc vào khả năng của đội ngũ trọng tài viên và phải được ghi rõ trong điều lệ của
trung tâm trọng tài. Mỗi trung tâm trọng tài đều có những quy tắc tố tụng riêng và khi
giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy
tắc tố tụng này.
- Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài
viên của trung tâm. Mỗi trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về trọng tài viên
của trung tâm và các bên đương sự chỉ được lựa chọn trọng tài viên trong danh sách
trọng tài viên của trung tâm trọng tài.
So với trọng tài vụ việc, trọng tài thường trực có một số ưu điểm sau:
- Trọng tài thường trực tồn tại dưới dạng các trung tâm trọng tài do đó có tính ổn định
cao hơn so với trọng tài vụ việc.
- Trong các trung tâm trọng tài đều có danh sách trọng tài viên riêng, việc này tạo điều
kiện cho các bên đương sự dễ dàng lựa chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia hội
đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất giải quyết vụ tranh chấp. Bởi không phải
thương nhân nào cũng có những hiểu biết cần thiết về các trọng tài viên do đó trong

hình thức trọng tài vụ việc, nhiều đượng sự sẽ gặp khó khăn để có thể lựa chọn trọng
tài viên tham gia giải quyết tranh chấp
5. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài thương mại phải tuân
theo những nguyên tắc sau:
a/ Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ
tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Như vậy việc giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi phải có sự thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa
thuận trọng tài trước hoặc sau khi có tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài có thể có thể được xác
lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng
6

×