Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.97 MB, 104 trang )

B ộ GIÁO DỤC TÀ ©ÀO

i

BỘ T ư PHÁP

ẠO

T8ƯƠNG BẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

D IN H H O À I NAM

ĩ HU

. r ĨNIH

rụ c

GlẢỉ QUYET

,ViMH r t ỉ Hực
Ti ẺN ÁP DỤNG VA
ĩ
*

'"N G

hoan

THIẸr


Ĩ H Ạ C S Y L U Ậ T HỌC

liA-NỌr 19


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐINH HOÀI NAM

Đ ề tài. PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC vụ ÁN KINH TẾ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN






LUẬN ÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC









CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
M Ã SỐ : 5 0 5 1 5

Người hướng dẫn: PTS. Luật học. Nguyễn Văn Dũng

j

THU' VIÊN

~|

TRƯỜNG -ĐẠI HỌC L Ỉ iA L t ì À i Ạ
! S

HÀ NỘI 1999

!

m

ũ

!


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của phó tiến sỹ luật học
Nguyễn Văn Dũng - người hướng dẫn khoa học của đề tài luận án; cảm ơn sự
quan tâm giúp đỡ của Trường đại học Luật Hà Nội, đặc biệt khoa sau đại học; Bộ
tư pháp; Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

đã cung cấp thông tin, tài liệu quan trọng cho luận án; cảm ơn Trường đại học
Kinh tế quốc dân, đặc biệt là Bộ môn Luật kinh tế đã tạo điểu kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành bản luận án này.

Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 1999
Tác giả
m

/

_

_• 2

ĐINH HOÀI NAM


MỤC LỤC
LỜI NÓI Đ Ầ U .................................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP KINH TẾ VÀ THÚ TỤC ................... 4

V ỉ J . Khái niệm chung về tranh chấp kinh tế và giải quyết ............................................ 4
ỉ .1.1 Khái niệm tranh chấp kinh t ế ..............................................................................4
1.1 2 Đặc điểm tranh chấp kinh t ế .............................................................................. 8
1 1 3 Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường.................. 9
2 Sự cần thiết thành lập Tòa án kinh t ế ................................................................... 11
1 2.1 Sự cần thiết thành lập Tòa kinh t ế ......................................................................11
1 2 2 Sự cần thiết phải ban hành thủ tục .....................................................................15
ỉ 3 Các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
kinh t ế ...............................................................................................................17

f 1.4 Sự khác nhau giữa tô' tụng kinh tê'và các tố tụng khúc ...........................................19
1.4.1 Sự khác biệt giữa tố tụng kinh tế và tô' tụng trọng tài kinh t ế ............................... 19
1.42 Tố tụng kinh tế và tố tụng dân s ự ....................................................................... 22
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN á p

d ụ n g ph á p l ệ n h ....... ................................................... 31

2 i Thực tiễn giải quyết các vụ án kinh t ế ................................................................... 31
2.11 Tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế của Trọng tài kinh tế trong 3 năm
1991 - 1993 ...................................... .......................................................................31
2.1 2 Tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án nhân dân ...........................32
2 2 Những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng Pháp lệnh thủ tục......................................36
^2 2.1 Những vướng mắc về thẩm quyền của Tòa án ................................................... 37
2 2 2 Về hội đồng xét xử ............................................................................................ 44
2 2 3 Về người tham gia tố tụng................................................................................ 45
2 2.4 Khởi kiện, thụ lý vụ án .....................................................................................53
2 2 5 Vấn đề hòa giải ................................................................................................ 65
CHƯƠNG 3: HƯỚNG HOÀN THIỆN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
CÁC VỤ ÁN KINH T Ế ................................................................................70
3.1 Sửa đổi, bổ sung một sô'điều trong Pháp lệnh....................................................... 7(9
)C 31.1 Thẩm quyền của Tòa án ....................................................................................7/
3.12 Vấn dề Ún phí khi đình chỉ giải quyết vụ Ún ....................................................... 77


3.1 3 Khởi kiện và thụ lý vụ Ún .................................................................................. 77
3.1.4 Hòa giải ........................................................................................................... 81
3.1 5 Đình chỉ giải quyết vụ án .................................................................................. 82
3.1.6 Hội đồng xét xử sơ thẩm ................................................................................... 84
3.1.7 Hoãn phiên tòa ................................................................................................ 84
3.1 8 Giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dãn tối cao ..................................... 85

3.1 9 Bổ sung thủ tục rút gọn .....................................................................................86
3 2 Sủa đổi bổ sung những văn bản có liên quan đến thủ tục giải quyết vụ Ún kinh t ế ............. 87
3 3 Đưa thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế vào chung Bộ luật tô' tụng dân sự ........... 91
Kết luận ................................................................................................................... 95
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................98


M tì Qlóa rĐcẦai
1. T ính cấp th iế t củ a để tài
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 Đảng và Nhà nước ta
thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế theo hưóng xóa bỏ cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia vào hoạt động kinh tế của nhiều
thành phần kinh tế khác nhau làm cho quan hệ kinh tế trở nên sống động, đa
dạng, phong phú hơn. Từ đó các tranh chấp phát sinh trong đời sống kinh tế trở
nên đa dạng về chủng loại, phức tạp về nội dung, gay gắt về tính tính chất. Để
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có cơ chế có thể giải
quyết tranh chấp kinh tế một cách nhanh chóng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phát triển lành mạnh, tạo niềm tin cho
cá nhân và tổ chức để họ có thể yên tâm đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, Nhà nước quyết định thành lập Tòa kinh tế - một tòa
chuyên trách thuộc hộ thống Tòa án nhân dân có chức năng giải quyết các vụ án
kinh tế và giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Để Tòa án thực
hiện được chức năng xét xử vụ án kinh tế cần có thủ tục tố tụng riêng phù hợp
với tính chất, đặc điểm và yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh tế. Vì vậy
ngày 16/3/1994 u ỷ ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế.
Sau 5 năm kể từ khi được thành lập các Tòa kinh tế đã áp dụng Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế để giải quyết các tranh chấp kinh tế, hoạt

động của Tòa án đã thu được những thành tích nhất định. Tuy nhiên số lượng vụ
án kinh tế đã được Tòa án thụ lý, giải quyết còn quá ít so với Trọng tài kinh tê
Nhà nước trước đây, điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải kể
đến thủ tục tô tụng kinh tế. Thủ tục tố tụng kinh tế được quy định trong Pháp


lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Những quy định của pháp luật về tố tụng kinh tế còn có nhiều điểm chưa phù
hợp, chưa rõ ràng dẫn tới việc áp dụng trên thực tiễn gặp phải không ít khó khăn
vướng mắc, vi phạm pháp luật. Do đó chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế
thị trường.
Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện tố tụng kinh
tế ở nước ta nhằm phát huy được vai trò, hiệu quả hoạt động của Tòa án trong
việc giải quyết vụ án kinh tế. Đây là đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế thị trường,
vấn đề đặt ra cho chúng ta phải giải quyết và cũng chính là lý do khiến tồi chọn
đề tài “ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ kinh tế, thực tiễn áp dụng và hướng
hoàn thiện” làm đề tài luận án tốt nghiệp cao học luật.
2. T ình h ìn h n g h iên cứu
Những vấn đề về tố tụng kinh tế đã được nhiều luật gia nghiên cứu từ các
khía cạnh khác nhau trong các công trình đã được công bố, đã góp phần làm rõ
nhận thức vể tố tụng kinh tế, song nó chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.
Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu tố tụng kinh tế là điều hết sức cần thiết, đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu để đưa ra một Bộ
luật tố tụng dân sự nhằm quy định thủ tục chung để giải quyết các vụ án dân sự,
kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Dù được quy định chung trong Bộ luật
tố tụng dân sự đi chăng nữa thì tố tụng kinh tế‘cũng cần phải cố những khác biệt
nhất định do tính chất, đặc điểm và yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh tế quyết
định.
3. M ục đích n g h iên cứu
Thứ nhất, phân tích thủ tục giải quyết vụ án kinh tế hiện hành, xác định

vai trò vị trí của nó trong hệ thống pháp luật tố tụng nước ta, qua đó so sánh đối
chiếu với thủ tục giải quyết vụ án dân sự nhằm tìm ra những nét chung, những đặc
điểm riêng của thủ tục tố tụng kinh tế.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích quá trình áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế trong những năm qua để phát hiện những điểm chưa phù


hợp, những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xét xử
các vụ án kinh tế, trên cơ sở đó bước đầu đưa ra hướng hoàn thiện tố tụng kinh
tế.
4. Đ ốì tư ợng và phạm vi n g h iên cứu
Toàn bộ thủ tục giải quyết vụ án kinh tế là một vấn để rất rộng, liên quan
đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Luận án này không có tham vọng giải
quyết tất cả mọi vấn đề mà chỉ tập trung phân tích những vấn đề cơ bản về tố
tụng kinh tế được quy định trong pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng nó để từ
đó đề xuất những biện pháp mang tính chất định hướng cho việc hoàn thiện thủ
tục giải quyết vụ án kinh tế.
5. P hư ơng pháp n g h iên cứu
Để nghiên cứu vấn đề được lựa chọn, tác giả luận án đã sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh để phân tích,
đánh giá quá trình phát triển của các vấn đề nhằm thông qua đó làm sáng tỏ
những khía cạnh lý luận cũng như thực tiễn của tố tụng kinh tế. Cách tiếp cận
vấn đề của luận án là đi từ lý luận đến thực tiễn rồi từ thực tiễn áp dụng trở về lý
luận, thông qua đó đề xuất những kiến giải nhằm hoàn thiện thủ tục giải quyết
vụ án kinh tế.
6. N ội d u n g cơ bản củ a lu ận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, 3 chường và phần kết luận :
C hương 1: N hữ ng vấn đề lý lu ận v ề tran h chấp k in h t ế và
th ủ tụ c g iả i q u yết tran h chấp k in h tế.
Chương 2: Thực tiễn áp d ụ n g Pháp lện h thủ tụ c giải q uyết

cá c vụ án k in h t ế và n hữ ng vướng m ắc cần được k h ắc phục.
Chương 3: H oàn th iện th ủ tu c giải q u yết các vụ án k in h tế.


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ TRANH CHÂP KINH
TÊ VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ
1.1 K hái n iệm ch u n g vể tranh chấp k in h t ế và giải quyết
tra n h ch â p k in h t ế
1.1.1 Khái niệm tranh chấp kinh tê
Trong bất kỳ một xã hội nào, hoạt động kinh tế luôn là hoạt động nền
tảng quyết định sự tồn tại của xã hội. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh
tế, sự phân công lao động xã hội, quan hộ kinh tế ngày càng phong phú, đa dạng
và phức tạp hơn. Thực hiện chức năng, vai trò kinh tế của mình, Nhà nước dùng
pháp luật để điểu chỉnh các quan hệ kinh tế nhằm đảm bảo một môi trường pháp
lý lành mạnh cho hoạt động kinh tế phát triển và nếu có tranh chấp nảy sinh sẽ
được giải quyết một cách nhanh gọn, đơn giản và hiệu quả nhất.
Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 Đảng và Nhà nước
thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế hàng
hoá nhiểu thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi
về cơ cấu chủ thể và về tính chất, các quan hộ kinh tế trở nên sống động, đa
dạng về chủng loại, phức tạp về nội dung.
Quan hệ kinh tế được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghiã rộng
thì quan hệ kinh tế là quan hệ xã hội về lĩnh vực kinh tế, nó bao gồm nhiều loại
quan hệ như quan hệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, lao động, quản lý sử
dụng đất đai, trong hoạt động kinh doanh.... Theo nghĩa hẹp thì quan hệ kinh tế
đó là các quan hệ phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể kinh
doanh. Cũng từ đây quan niệm về tranh chấp kinh tế cũng được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau.



ơ Việt Nam, khái niệm tranh chấp kinh tế chưa được các nhà luật học
quan tâm một cách thích đáng, đúng mức. Do vậy trong tài liệu khoa học pháp
lý, trong thực tiễn, chúng ta thường gặp nhiều tên gọi khác nhau để chỉ các tranh
chấp loại này như: Tranh chấp kinh tế, tranh chấp trong kinh doanh, tranh chấp
hợp đổng kinh tế, tranh chấp thương mại...và nhiều khái niệm về tranh chấp đã
được nêu ra.
Có quan điểm cho rằng tranh chấp kinh tế là những tranh chấp phát sinh
trực tiếp từ những hoạt động kinh doanh.
Quan điểm khác lại coi tranh chấp kinh tế là tranh chấp phát sinh từ quan
hệ kinh tế theo nghĩa rộng.
Quan điểm thứ ba lại cho rằng tranh chấp trong kinh doanh là mâu thuẫn
hay xung đột vể quyền và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp với tư
cách là chủ thể kinh doanh.
Theo quan điểm thứ tư thì tranh chấp kinh tế được hiểu là những mâu
thuẫn hay xung đột vể quyền và nghĩa vụ, lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi
tham gia quan hệ kinh tế...
Để có thể đi đến khái niệm tranh chấp kinh tế cần phải tìm hiểu những
tranh chấp mà pháp luật nước ta quy định là tranh chấp kinh tế.
* Tranh chấp kinh tế trong cơ chế k ế hoạch hoá tập trung
Như chúng ta đều biết, từ đầu những năm 1960 đất nước ta bước vào thời
kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế được định hướng phát triển
với hai thành phần kinh tế chủ yếu: Quốc doanh và tập thể. Nền kinh tế được kế
hoạch hoá tập trung cao độ và hợp đổng kinh tế là công cụ thực hiện, cụ thể
hoá, chi tiết hoá kế hoạch. Các đơn vị kinh tế ký hợp đồng để thực hiện kế
hoạch của Nhà nước, thiết lập mối quan hộ kinh tế thông qua hợp đồng theo kế
hoạch đã được định sẵn từ Trung ương cho đến tận cơ sở. Do vậy, ...cũng chỉ có
tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết hợp đổng và thực hiện hợp đổng. Cả



thời kỳ dài này, quan niệm tranh chấp kinh tế được đồng nghĩa với tranh chấp
hợp đổng kinh tế (bao gồm tranh chấp khi ký kết hợp đổng kinh tế - còn gọi là
tranh chấp tiền hợp đồng, những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện
hợp đồng kinh tế).
Cũng xuất phát từ đây, ở hầu hết các nước XHCN lúc đó đều giao cho cơ
quan Trọng tài kinh tế (cơ quan thuộc hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước
với các tên gọi khác nhau) giải quyết các tranh chấp loại này...
* Tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, hoạt động kinh tế
trở nên sống động, đa dạng và phức tạp. Tranh chấp cũng không còn bó hẹp
trong các tranh chấp về ký kết, về thực hiện và vi phạm hợp đồng kinh tế nữa.
Những nguyên nhân và biểu hiện phát sinh tranh chấp và các loại tranh chấp
kinh tế cũng đa dạng phong phú hơn, tính chất quyết liệt hơn. Ngoài những
tranh chấp truyền thống của cơ chế cũ, còn có các tranh chấp khác phát sinh
trong nển kinh tế thị trường. Tranh chấp kinh tế phổ biến có thể kể đến là:
-Tranh chấp về hợp đồng kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh,
-Tranh chấp phát sinh trong nội bộ cồng ty, giữa công ty vói các thành
viên góp vốn, giữa các thành viên góp vốn với nhau liên quan đến việc thành
lập, hoạt động và giải thể công ty;
-Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán chứng khoán, mua bán cổ
phiếu, trái phiếu, thương phiếu;
-Các tranh chấp liên quan đến giải quyết phá sản doanh nghiệp;
-Các tranh chấp khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh như cạnh
tranh khổng lành mạnh, độc quyền, xâm phạm uy tín kinh doanh...
Thực tiễn pháp luật nước ta mới chỉ liệt kê những tranh chấp kinh tế thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án và của Trọng tài kinh tế như:



"1- Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,
pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh;
2- Cách tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các
thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể
công ty;
3- Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu;
4- Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật. "(')
Từ sự phân tích trên có thể thấy mỗi cơ chế kinh tế khác nhau pháp luật
lại có quy định về tranh chấp kinh tế khác nhau, vì vậy cũng khó có thể đưa ra
được một khái niệm thật chính xác. Theo chúng tôi khái niệm tranh chấp kinh tế
phải bao hàm được những tranh chấp hiện đang được pháp luật nước ta quy định
là tranh chấp kinh tế và những tranh chấp khác trong tương lai cũng có thể được
coi là tranh chấp kinh tế. Có thể đưa ra một định nghĩa về tranh chấp kinh tế như
sau:
Tranh chấp kinh tế được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ kinh tế.
Cần phải phân biệt tranh chấp kinh tế với vi phạm pháp luật kinh tế. Vi
phạm pháp luật kinh tế là hành vi của cá nhân, tổ chức đã vi phạm những quy
định của pháp luật về kinh tế. Còn tranh chấp Kinh tế chỉ là tranh chấp vế quyền,
nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ kinh tế. Vi phạm pháp luật kinh tế rất rộng
dưới nhiều hình thức khác nhau, vi phạm pháp luật kinh tế có thể là lý do dẫn tới
tranh chấp kinh tế, song không phải vi phạm nào cũng dẫn tới tranh chấp kinh tế
mà có những tranh chấp kinh tế phát sinh không phải do vi phạm pháp luật kinh
tế mà do những lý do khác nhau, như cách hiểu khác nhau về quyền, nghĩa vụ
trong một quan hệ kinh tế ... cũng có thể dẫn tới mâu thuẫn, bất đồng giữa các
bên.

1Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994



1.1.2 Đặc điểm tranh chấp kinh tê
Tranh chấp kinh tế có những đặc trưng riêng biệt khác với các tranh chấp
khác như tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động...sự khác biệt đó được quy định
bởi các đặc điểm sau:
Thứ nhất, tranh chấp kinh tế là những tranh chấp phát sinh trong quá trình
kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa dạng,
phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Khoản 2 Điều 3 của Luật doanh
nghiệp ngày 12/6/99 đã định nghĩa như sau "kinh doanh là việc thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời".
Trong nền kinh tế thị trường khái niệm kinh doanh không chỉ là hoạt động
buôn bán kiếm lời như cách hiểu trước đây mà nó được hiểu theo đúng bản chất
pháp lý của nó, kinh doanh là việc thực hiện một hoặc nhiều hoạt động trên thị
trường của các chủ thể kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong quá
trình kinh doanh đó không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, những mâu thuẫn
bất đồng đó chính là những tranh chấp kinh tế.
Thứ hai, chủ thể tranh chấp thường là các nhà kinh doanh được Nhà nước
thừa nhận quyền kinh doanh.
Chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Nhà nước cho phép
nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh vì vậy hàng loạt
các văn bản pháp luật của Nhà nước đã được sửa đổi, ban hành nhằm tạo môi
trường pháp lý cho các chủ thể kinh doanh tổn tại và phát triển như Hiến pháp,
Luật, các văn bản dưới luật.Tham gia vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường không chỉ có các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể mà còn có
nhiều chủ thể khác được pháp luật cho phép như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiêm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,



cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh...Những tranh chấp phát sinh từ hoạt
động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh đó được coi là những tranh chấp
kinh tế và phải được giải quyết thoả đáng bằng những quy định của pháp luật.

Thứ ba, tranh chấp kinh tế đa dạng, phức tạp từ tranh chấp này có thể dẫn
đến tranh chấp khác.
Hoạt động kinh doanh đa dạng phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, do đó các tranh chấp phát sinh từ hoạt
động kinh doanh cũng rất đa dạng về chủng loại, phức tạp về nội dung và gay
gắt về tính chất. Hơn nữa kinh doanh là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục
trong một chu trình khép kín bao gồm nhiều hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, vì từ tranh chấp, vi phạm này có thể dẫn tới tranh chấp, vi phạm khác.
Thứ tư, tranh chấp kinh tế thường là những tranh chấp có giá trị lớn cho
nên hậu quả của nó tác động mạnh tói đời sống kinh tế xã hội.
Khác với các tranh chấp khác, tranh chấp kinh tế là tranh chấp phát sinh
trong quá trình đầu tư vốn, tài sản để nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho nên giá trị
tranh chấp thường lớn ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các bên
tranh chấp đổng thời nó cũng ảnh hưởng đến các chủ thể kinh doanh khác có
liên quan như là một phản ứng dây chuyền.

1.1.3
thị trường.

Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh tế trong nền kinh tê

Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
khác nhau, các quan hệ kinh tế đã trở nên đa dạng, phức tạp. Từ đó các tranh
chấp kinh tế cũng đa dạng phức tạp và gay gắt. Vì vậy việc giải quyết tranh chấp
kinh tế phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thứ nhất, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.



Một trong các quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh được pháp
luật bảo hộ là quyền tự do lựa chọn bạn hàng trong kinh doanh và khi có tranh
chấp phát sinh thì các chủ thể được tự do lựa chọn cách giải quyết cho phù hợp
với mục đích nguyện vọng của mình.
Trong mỗi hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế phải đảm bảo cho các
bên có quyền tự do quyết định những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh
chấp nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp phải đảm bảo nhanh, hạn chế tối đa sự
gián đoạn trong hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh diễn ra theo một chu trình khép kín cho nên bất cứ
một trục trặc, tranh chấp nào nếu không được giải quyết nhanh chóng kịp thời
đều ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, kéo theo sự vi phạm khác, ảnh hưởng
đến sự tồn tại, phát triển hay phá sản của chủ thể kinh doanh, do đó yêu cầu của
việc giải quyết tranh chấp kinh tế phải nhanh, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của
nó đối với nền kinh tế.
Thứ ba, tranh chấp kinh tế phải được giải quyết dứt điểm, đạt hiệu quả thi
hành cao.
Tranh chấp kinh tế rất phức tạp, liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của
các nhà kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Trong trường
hợp họ không thể tự giải quyết được những mâu thuẫn, bất đồng để có thể kinh
doanh bình thường thì tính chất tranh chấp đã trở nên gay gắt, phức tạp, do vậy
cần phải được giải quyết một cách dứt điểm, chính xác và được bảo đảm thi
hành cao nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà kinh doanh đang
bị tranh chấp hay vi phạm.
Thứ tư, bảo đảm bí mật trong kinh doanh.
Trong kinh doanh các chủ thể tự quyết định hoạt động kinh doanh của
mình sao có hiệu quả nhất, mỗi chủ thể kinh doanh thường có những bí quyết để
đi đến thành công trong hoạt động kinh doanh, vì vậy họ không muốn để người

khác biết. Khi mà hoạt động kinh doanh được coi là hợp pháp thì quyền giữ bí


mật trong hoạt động kinh doanh cũng phải được pháp luật bảo hộ. Do đó việc
giải quyết tranh chấp phải tính đến nguyện vọng chính đáng đó của người kinh
doanh.
Thứ năm, giải quyết tranh chấp kinh tế với chi phí ít nhất cả về thời gian
và tiền của.
Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể tham gia kinh doanh đều nhằm
mục tiêu lợi nhuận, khi phát sinh tranh chấp họ cũng lựa chọn phương án giải
quyết ít tốn kém thời gian và tiền bạc nhất. Các cơ quan giải quyết tranh chấp
phải tính đến yêu cầu này để quy định cho phù hợp, đặc biệt là cơ quan Nhà
nước vì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh là nghĩa vụ của
Nhà nước để tạo niềm tin cho người kinh doanh, tạo cho họ yên tâm đầu tư vào
kinh doanh.
1.2

S ự c ầ n t h i ế t t h à n h lậ p T o à á n k in h t ế v à th ủ tụ c t ố tụ n g

c ủ a c á c T o à á n k in h t ế
1.2.1 S ự cần thiết thành lập Toà kỉnh tế
Việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án ở nước ta qua hai giai đoạn
sau:
Giai đoan thứ nhất: Trước năm 1960, các tranh chấp kinh ở nước ta được
giải quyết bằng 2 cách:
"a. Nếu là tranh chấp giữa tư doanh với nhau, giữa tư doanh với quốc
doanh hay hợp tác xã thì đưa ra cơ quan đăng ký hay thị thực hợp đồng giải
quyết. Nếu xét thấy cần đề nghị truy tố trước Toà án nhân dân, cơ quan đăng ký
sẽ đứng ra khởi tố trước Toà án nhân dân nơi sở tại.
b. Nếu có tranh chấp giữa các tổ chức hợp tác xã hay tổ chức quốc doanh

với nhau thì đưa lên cơ quan cấp trên hoặc hội nghị liên tịch các cơ quan cấp
trên giải quyết" (2) .
2 Đ iều 20 Đ iều lệ tạm thời số 735-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20-4-1956 về hợp đồng
kinh doanh


Hình thức này chỉ tổn tại đến tháng 1-1960, khi Nhà nước quyết định thay
thế bằng hình thức giải quyết mới - Hội đổng trọng tài.
Trọng tài kinh tế ra đời và phát triển thành một hộ thống cơ quan Nhà
nước được tổ chức từ trung ương đến điạ phương bao gồm Trọng tài kinh tế Nhà
nước, Trọng tài kinh tế cấp tỉnh và Trọng tài kinh tế cấp huyện. Với tư cách là cơ
quan thuộc hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, Trọng tài kinh tế có chức năng
chính là quản lý công tác hợp đồng kinh tế, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh
tế và xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế. Hình thức giải quyết tanh chấp kinh tế này
tổn tại đến 30/6/1994.
Giai đoan thứ hai: Từ ngày 1/7/1994 đến nay.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi
về tính chất và về cơ cấu chủ thể, tranh chấp kinh tế phát sinh trong nền kinh tế
thị trường cũng có tính chất, đặc điểm và yêu cầu giải quyết khác với cơ chế kế
hoạch hoá tập trung. Xuất phát từ tính chất, đặc điểm và yêu cầu giải quyết
tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường thì việc giao cho Toà án giải
quyết tranh chấp kinh tế là điều cần thiết để đáp ứng được yêu cầu giải quyết
tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường như đã nêu trên. Việc giải quyết
tranh chấp tại Toà án có những ưu điểm saú đây:
Thứ nhất, hệ thống Toà án vói tư cácỊi là cơ quan xét xử đại diện cho
quyền lực tư pháp, hoạt động độc lập với các cơ quan Nhà nước khác cho nên
phán quyết của Toà án không chịu sự ràng buộc, chi phối của các cá nhân, tổ
chức khác;
Thứ hai, Các tranh chấp kinh tế có thể được giải quyết một cách chính
xác, dứt điểm, hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra.

Thứ ba, Phán quyết của Toà án có hiệu lực thi hành cao, có cơ chế đảm
bảo thi hành một cách triệt để...


Song tổ chức và hoạt động của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp
kinh tế cần phải được tiến hành như thế nào cho phù hợp với các yêu cầu đặt ra.
Trước khi Nhà nước quyết định thành lập Toà kinh tế là một toà chuyên trách
của Toà án nhân dân như hiện nay, đã có một số mô hình tổ chức Toà án kinh tế
đã được nêu ra như:
Mô hình thứ nhất cho rằng cần tổ chức Toà án kinh tế thành tòa chuyên
trách thuộc Toà án nhân dân.( đề án do Bộ tư pháp nêu ra)(3)
Mô hình này đảm bảo sự gọn nhẹ của bộ máy cơ quan tư pháp, đặt việc
thành lập Toà án kinh tế ngay trong điều kiện đổi mới tổ chức và hoạt động của
hệ thống Toà án nhân dân.
Mô hình thứ hai cho rằng cần tổ chức Toà án kinh tế độc lập, song song
tồn tại với Toà án nhân dân.( phương án này do Trọng tài kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh nêu ra)(4)
Theo mô hình này thì việc lập Toà án kinh tế sẽ được tiến hành bằng cách
chuyển hộ thống Trọng tài kinh tế hiện tại thành Toà án kinh tế. Tức là sẽ có
Toà án kinh tế tối cao, Toà án kinh tế tỉnh và Toà án kinh tế huyện. Cách tổ
chức này có ưu điểm không gây nên sự xáo trộn song nó lại làm cho bộ máy tư
pháp cồng kềnh, có hai hộ thống Toà án khác nhau, hơn nữa sau này khi giao
thêm cho Toà án chức năng khác: như xét xử \ỌL án hành chính, lao động lại phải
thành lập các Toà án hành chính, lao động độc lập thì bộ máy lại càng thêm
cồng kềnh và rất dễ xảy ra sự tranh chấp về thẩm quyền.
Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng cần thành lập Toà án kinh tế nằm trong
hệ thống Toà án nhân dân dưới dạng một hệ thống Toà án có vị trí độc lập tương
đối với Toà án nhân dân về mặt tổ chức giống như Toà án quân sự. Toà án kinh
tế được thành lập trên cơ sở bộ khung của Trọng tài kinh tế nghĩa là có Toà án
3 Đ ề án tổ Toà án kinh tế Việt Nam,Bộ tư pháp tháng 9/1991, trang 6

4 Xem " Toà án thương mại" đề tài nằm trong khuôn khổ chương trình" Đ ổi mới quản lý Nhà
nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" tháng 11/1990.


kinh tế cấp cao ở trung ương, Toà án kinh tế cấp tỉnh, Toà án kinh tế cấp khu
vực.
Sau khi thảo luận, lấy ý kiến sâu rộng thì Nhà nước đã quyết định chọn
mô hình thứ nhất. Đó là thành lập Toà kinh tế là một toà chuyên trách của Toà
án nhân dân.
Cơ sở để xây dựng mô hình này là:
Đảm bảo nguyên tắc hiến định: Điều 134 Hiến pháp 1992 đã quy định “
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam “ . Đây là một nguyên tắc đã được khẳng định trong tất cả
các bản Hiến pháp của nước ta (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992).
Đảm bảo nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước gọn nhẹ không bị xáo trộn
nhiều về tổ chức và không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và thẩm
quyển.
Đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của việc giải quyết tranh chấp kinh tế, vì
thành lập thêm một toà chuyên trách thuộc Toà án nhân dân sẽ không mất nhiều
thời gian để tổ chức và xây dựng cơ sở vật chất như là thành lập thêm một hệ
thống Toà án kinh tế độc lập. Hơn nữa Trọng tài kinh tế đã có hơn 30 năm họat
động do đó đã có một đội ngũ trọng tài viên, cán bộ có đủ trình độ, kinh nghiệm
để tuyển chọn bổ nhiệm làm thẩm phán và có thể thực hiện nhiệm vụ xét xử
được ngay, cũng như trực tiếp làm chuyên viên pháp lý tại các Toà kinh tế.
Đảm bảo yêu cầu hạn chế làm xáo trộn những vãn bản đã ban hành mà
chỉ cần bổ sung một số vấn đề có liên quan đến Toà kinh t ế ....
Theo mô hình này thì Toà kinh tế được thành lập ở Toà án nhân dân tối
cao và Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tính chất
là các toà chuyên trách. Đối với Toà án nhân dân cấp Huyện (Quận, Thị xã,
Thành phố thuộc tỉnh) không có các toà chuyên trách mà chỉ có những thẩm

phán được phân công xét xử án kinh tế khi cần thiết.


Ngày 29 tháng 12 năm 1993, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ Tư đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật tổ chức Toà án nhân dân, luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm
1994. Phần sửa đổi bổ sung này chủ yếu là các điều liên quan đến việc thành
lập, tổ chức và thẩm quyền của Toà kinh tế. Tiếp theo đó năm 1995, Quốc hội
đã quyết định thành lập Toà hành chính và Toà lao động. Hai toà chuyên trách
này được tổ chức tương tự như Toà kinh tế.
1.2.2
kinh tế.

S ự cần thiết phải ban hành thủ tục riêng để giải quyết các vụ án

Sau khi quyết định lựa chọn phương án thành lập Toà kinh tế thuộc hệ
thống Toà án nhân dân như đã trình bày trên đây, vấn đề tiếp theo được đặt ra là:
Toà kinh tế sẽ hoạt động theo thủ tục tố tụng nào? áp dụng về trình tự thủ tục
giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp, luật hợp đồng kinh
tế - được ban hành kèm theo Nghị định 70/ HĐBT ngày 25 /3/1991 của Hội
đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) - Tố tụng của các cơ quan Trọng tài kinh tế
trứơc đây hay Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã được Hội đồng
Nhà nước thông qua ngày 29/11/1989. Những cuộc tranh luận khoa học đã nổ
ra, tuy không căng thẳng, quyết liệt như khi đặt vấn đề thành lập hay không
thành lập Toà kinh tế và nếu thành lập thì theo mô hình nào, nhưng cũng tốn
*

không ít thời gian và sức lực.
Có quan điểm cho rằng nên áp dụng thủ tục tố tụng trọng tài với những
sửa đổi, bổ sung cần thiết cho thích hợp.

Nếu áp dụng tố tụng trọng tài cho tố tụng kinh tế sẽ có những điểm thuận
lợi như:
-Trọng tài kinh tế ở nước ta đã tồn tại được hơn 30 năm có chức năng giải
quyết các tranh chấp kinh tế và các nhà kinh doanh cũng đã quen với việc giải
quyết theo thủ tục tố tụng này;
- Tố tụng trọng tấimang nặng tính thoả thuận, hoà giải có thể phù hợp với


sự mong muốn của các nhà kinh doanh;
-Không phải tốn nhiều công sức, tiền của cho việc ban hành một thủ tục
mới mà chỉ cần sửa đổi những điểm không phù hợp và bổ sung một số điểm cho
phù hợp...
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì có không ít những hạn chế dẫn tới
không thể áp dụng tố tụng trọng tài cho tố tụng kinh tế được vì những lý do sau:
Thứ nhất: Tính chất đặc điểm của tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị
trường khác với tranh chấp kinh tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung như đã
được trình bày phần trên.
Thứ hai'. Yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị
trường khác với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Thứ ba: Tính chất hoạt động của hai cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế
khác nhau, Trọng tài kinh tế (Nhà nước) thuộc hộ thống cơ quan quản lý Nhà
nước còn Toà kinh tế thuộc hệ thống cơ quan xét xử.,.
Có quan điểm khác lại cho rằng nên áp dụng tố tụng dân sự để giải quyết
tranh chấp kinh tế vì tranh chấp kinh tế chẳng qua là một dạng của tranh chấp
dân sự. Chúng tôi không tán thành quan điểm này vì lý do sau:
Thứ nhất: Không thể đồng nhất tranh chấp dân sự với tranh chấp kinh tế
được, tranh chấp dân sự phát sinh trong đời sống xã hội với những tính chất và
những đặc trưng riêng không giống những tính chất, đặc điểm của tranh chấp
kinh tế như đã trình bày ở phần trên.
Thứ hai: Yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh tế, dân sự khác nhau.

Thứ ba: Cơ quan giải quyết tranh chấp khác nhau, tranh chấp kinh tế được
giải quyết tại Toà kinh tế còn tranh chấp dân sự được Toà dân sự giải quyết.
Thứ tư: Thủ tục tố tụng dân sự được quy định dựa trên tính chất đặc điểm
và yêu cầu giải quyết các vụ án dân sự nên không thể áp dụng cho vụ án kinh tê


được.
Cuối cùng quan điểm về một thủ tục riêng cho việc giải quyết vụ án kinh
tế đã giành được sự ủng hộ và chúng tôi cũng cho rằng cần phải có một thủ tục
riêng do chính tính chất, đặc điểm và yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh tế trong
nền kinh tế thị trường quyết định.
Tại kỳ họp thứ Tư Quốc hội khoá IX cùng với việc thông qua Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Quốc hội cũng đã quyết
định phải ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, tạo cơ sở
pháp luật cho các Toà kinh tế đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 1994 và
quyết định giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội khẩn trương ban hành Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
Bộ tư pháp cùng với các;cơ quan hữu quan khác được giao nhiệm vụ soạn
thảo dự án Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Việc nghiên cứu và
xây dựng dự án Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế được đặt ra ngay
trong quá trình chuẩn bị dự án về tổ chức Toà án kinh tế. Ban soạn thảo Luật Tổ
chức Toà án kinh tế đã chuẩn bị Dự thảo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế và đã nhiều lần xin ý kiến đóng góp của các cơ quan ban ngành, các
chuyên gia cùng với dự án tổ chức Toà án kinh tế. Ngày 16 tháng 3 năm 1994
Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế, Pháp lệnh có hiệu lực pháp luật từ ngày 1 tháng 7 năm 1994.
1.3

Các n g u y ên tắc cơ bản được gh i n hận tron g Pháp lện h


th ủ tụ c g iả i q u y ết cá c vụ án k in h tế.
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế bao gồm 13 Chương 90
điều và được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Nguyên
tắc này đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân. Đây là một trong những
quyền cơ bản đã được Hiến pháp 1992 ghi nhận. Theo nguyên tắc này, các chủ


thể có quyền quyết định việc giải quyết tranh chấp phát sinh như: Quyền khởi
kiện hoặc không khởi kiện, quyền thay đổi yêu cầu, quyền hoà giải..
Thứ hai: Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thừa nhận sự bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế khi tham gia vào hoạt động kinh doanh. Các chủ thể
kinh doanh không kể thuộc thành phần kinh tế nào đều có quyền bình đẳng
trước pháp luật, họ đều được hưởng những quyền và làm nghĩa vụ pháp lý như
nhau khi tham gia vào các quan hệ pháp luật kinh tế nói chung, quan hệ pháp
luật tố tụng kinh tế nói riêng.
Thứ ba: Nguyên tắc xét xử công khai.
Xét xử công khai là một nguyên tắc hiến định đối với hoạt động xét xử
của Toà án (Điều 131 Hiến pháp 1992). Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng
trong việc răn đe và giáo dục ý thức pháp luật, nhưng trong trường hợp cần thiết
cần xét xử kín để giữ bí mật của Nhà nước hoặc bí mật của đương sự theo yêu
cầu chính đáng của họ. Nguyên tắc này được Pháp lộnh ghi nhận hoàn toàn phù
hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Thứ tư: Nguyên tắc hoà giải.
Giải quyết tranh chấp kinh tế là giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên, giúp các tìên phân định quyền và nghĩa vụ
đang tranh chấp. Do đó trong thủ tục giải quyết tranh chấp cần phải có thủ tục
hoà giải giữa các bên dưới sự hướng dẫn của Toà án để các bên có thể tự tháo gỡ
được những mâu thuẫn, bất đồng mà mối quan hệ giữa các bên không bị sứt mẻ.

Hơn nữa nếu hoà giải thành thì vụ án đã được giải quyết một cách nhanh chóng
nhất và việc thi hành phán quyết đó cũng thuận lợi các bên sẽ tự giác thi hành
những gì họ đã thoả thuận.
Thứ năm: Nguyên tắc giải quyết vụ án kinh tế nhanh chóng kịp thời.


Xuất phát từ yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị
trường là phải giải quyết nhanh chóng kịp thời để không làm gián đoạn quá
trình kinh doanh của các chủ thể. Vì vậy Pháp lệnh đã quy định thời hạn, thời
hiệu cụ thể cho từng giai đoạn tố tụng để có thể vừa đảm bảo được nguyên tắc
trên và đảm bảo đủ thời gian để các bên tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng
kinh tế thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
1.4 S ự k h ác nhau giữa tố tụ n g k in h t ế v à các tố tụ n g khác
Xuất phát từ mục đích và yêu cầu giải quyết các loại vụ án khác nhau nên
thủ tục để giải quyết các vụ án đó cũng phải khác nhau. Nước ta, Toà án là cơ
quan có thẩm quyển xét xử nhiều loại vụ án như: hình sự, dân sự, kinh tế, hành
chính...mỗi loại vụ án có một thủ tục tố tụng riêng để Toà án giải quyết, tuy
nhiên thủ tục giải quyết vụ án dân sự có nhiều điểm tương đồng với thủ tục giải
quyết vụ kinh tế hơn. Vì vậy chúng tôi chỉ phân tích những điểm khác nhau căn
bản giữa thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết vụ án kinh tế, sự
khác nhau giữa thủ tục giải quyết vụ án kinh tế và thủ tục giải quyết tranh chấp
kinh tế tại Trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây.
1.4.1 S ự khác biệt giữa tố tụng kinh tế và tố tụng trọng tài kỉnh tế.
Trọng tài kinh tế là 1 tổ chức được thành lập theo quy định tại Nghị định
20/TTg ngày 14/1/1960 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng đến ngày 23/2/1962
Hội đồng Chính phủ mới có Nghị định số 29/CP ban hành Điều lệ tạm thời quy
định những nguyên tắc xử lý trong việc chấp hành chế độ Hợp đồng kinh tế .
Ngày 15/5/1963, Hội đổng chính phủ có nghị định 65/CP ban hành Điều lộ tạm
thời về việc xử lý các vụ vi phạm chế độ hợp đồng mua bán hàng hoá trong
nước. Ngày 10/1/1990 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài

kinh tế quy định tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế. Thực hiện Pháp
lệnh trọng tài ngày 25/3/1991 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã thông
qua Nghị định 70/HĐBT ban hành Điều lệ về trình tự, thủ tục giải quyết các
tranh chấp hợp đổng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế. Điều 1


của Điều lệ ghi nhận " Quy định trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
kinh tế và xử lý vi phạm hợp đổng kinh tế của các cơ quan Trọng tài kinh tế (gọi
tắt là tố tụng Trọng tài)". Sau đây gọi tắt là điều lệ về tố tụng trọng tài.
Điều lệ này có hiệu lực đến ngày 30/6/1994, tố tụng trọng tài được thay
thế bằng tố tụng kinh tế, khi Nhà nước giải thể Trọng tài kinh tế thành lập Toà
kinh tế và ban hành thủ tục tố tụng kinh tế cho Toà kinh tế hoạt động. Hai thủ
tục tố tụng này có những điểm khác biệt nhất định là do tính chất, đặc điểm và
yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường khác
với tranh chấp kinh tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tính chất hoạt động
của hai cơ quan giải quyết tranh chấp khác nhau.
Thứ nhất, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ghi nhận nguyên
tắc tự định đoạt của đương sự, coi việc khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình là quyền của các đương sự chứ không phải là
nghĩa vụ của họ, tự họ quyết định có khởi kiện hay không. Do vậy các cơ quan,
tổ chức hữu quan, u ỷ ban nhân dân, cơ quan tư pháp không có quyền yêu cầu
Toà án hoặc Toà án tự mình kiểm tra kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế trái
pháp luật. Trong khi đó các cơ quan Trọng tài kinh tế Nhà nước có quyền này
điều đó phần nào hạn chế, ngăn ngừa được những vi phạm trong thực tiễn
Thứ hai, xung quanh vai trò của Viện kịểm sát nổ ra không ít cuộc tranh
luận. Tố tụng trọng tài không quy định sự tham gia của Viện kiểm sát. Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế cuối cùng ghi nhận vai trò của Viện
kiểm sát là “ kiểm sát việc tuân theo phát luật trong quá tình giải quyết các vụ
án kinh tế” (Điều 11). Có nơi, có lúc họ được xem là người tham gia tố tụng,
nhưng có vụ án họ với tư cách là người tiến hành tố tụng. Một trong những

nguyên nhân làm tố tụng kinh tế thường bị vi phạm thời hạn, thời gian giải
quyết vụ án bị kéo dài và giải quyết không kịp thời là do sự tham gia của Viện
kiểm sát, sự phối kết hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát không chuẩn xác, không
đúng quy định.


×