Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tội hiếp dâm trẻ em và đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.64 MB, 83 trang )


BỘ GIÁO DỤC ■ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHAP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TỘI HIẾP DÂM TRÉ EM VÀ oátl TRANH PHÒNG CHốNQ
TỘI PHỢM NÀY TRÊN Địfl BÀN TÍNH BÌNH ĐỊNH
(2/ưưỷêtt ttẹãn/i : L u ậ t h ìn h s ự
'M i 4Ấ

5.05.14

THU VÍỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TRƯỮN6ĐẠI HQC LUẬT HÀ HỘi
PHCIKHlỌCCy ..

.

P.T.S NGUYỄN VĂN HIỆN

Hà Nội, năm 1999


LỜI CAM ĐOAN

ản luận án này được hoàn thành trên cơ sỏ nghiên cứu, tham


khảo các tài liệu và các bài viết của một số tác giả trên sách
báo, đồng thời được sự hướng dẫn nhiệt tinh, có khoa học của P.T.S
Nguyễn Văn Hiện, cùng vói những ỷ kiến trao đéi, đóng góp của bạn
bè đồng nghiệp.

Tôi cam đoan luận án này không sao chép lại từ

một công trình, đề tài nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo dược
ghi cụ thể ỏ phần mục lục và các quan điểm, tài liệu được trích dẫn
đều nêu rõ ràng, cụ th ế .

ẹ ià ỉ
ễX uăn jV a,m


MỤC LỤC
Trang
PHAN

P I ĩẦn

mở đầu

01

nội dung

07

CHƯƠNG 1

TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM

1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của Luật hình sự Việt Nam trong việc quy
định tội hiép dâm trẻ em .

07

1.2. Khái niệm .

12

1.3. Các dấu hiệu pháp lý .

12

1.3.1. Khách thể .

12

1.3.2. Mặt khách quan .

14

1.3.3. Chủ thể .

20

1.3.4. Mặt chủ quan .

23


1.4. Những tình tiết định khung táng nặng .

26

1.4.1. Những tình tiết định khung tăng nặng theo khoản 2 Điều 112a

26

1.4.2 Những tình tiết dịnh khung tăng nặng theo khoản 3 Điều

112a

32

1.4.3. Những tình tiết định khung tăng nặng theo khoản 4 Điều

112a

30

CHƯƠNG 2

41

1TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHẮN VÀ ĐlỀu KIỆN PHẠM TỘI HEẾp d â m t r ẻ e m
2.1. Khái quát về tình hình phạm tội hiépdâm trẻ em .

41


2.1.1. v ề só lượng .

41

2 . 1.2 . về phương pháp vả tính chất phạm tội .

43

2.1.3. về nhân thân ngưòi phạm tội .

45


2.2. Nguyên nhân và diều kiện phạm tội hiếp dâm trẻ em .

46

2.2.1. về kinh tể,' văn hóa - xẫ hội
* .



2 .2 .2 . về công tác giáo dục .

47
50

2.2.3. về công tác xây dựng luật, áp dụng luật vả công tác tuyên truyền,
phể biến, giáo dục pháp lu ậ t.


52

2.3. Dự báo tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em ở tỉnh Bình Định trong
thời gian tới .

54

58

CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ c u ộ c ĐAU t r a n h

ph ò ng

CHỐNG TỘI PHẠM HIEP ĐẢM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Các biện pháp về kinh tế - xà h ộ i.
3.2. Các biện pháp về giáo dục và bổ trợ cho công tác giáo dục

59
.

60

3.3. Các biện pháp trong hoạt động xây dựng và áp dụng luật, tăng cường
hiệu quả hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng .

63

3.3.1. Xây dựng vả áp dụng lu ậ t.


63

3.3.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan tiến hành tótụng .

69

PHAN k ê t l u ậ n

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO

73

77


PHẦN MỠ ĐẦU
1. TÍNH CẦP THIẾT Củ a

đ ể tài

Dưới ché độ Xã hội Chủ nghĩa con người được bảo vệ vả phát triển toàn
điện về thể chất và ừí tuệ. Đặc biệt lả đối với ngưởi chưa thành niên, vì họ là
đối tượng còn non nđt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc vả bảo vệ đặc
biệt. Tại phiên họp thứ 14 - Quốc hội khóa X, nhiểu ý kiến nhất trí về mặt
hình sự Nhà nước ta cần có chính sách đặc biệt bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của ngưởi chưa thành niên và nghiêm trị các hành vi phạm tội đối
vđi ngưỏi chưa thành niên. Điều này phủ hợp vỏi tinh thần ưu tiên bảo vệ đặc
biệt trẻ em được qui định trong Hiến pháp 1992 và Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, góp phần thực hiện tốt hơn nừa Công ước Quốc tế về bảo vệ

quyền trẻ em mà Nhà nước ta đà tham gia. Đồng thời, góp phần giải quyết
một vắn đề bức xúc hiện nay là sự gia tăng đáng lo ngại của các tội xâm phạm
đói với trẻ em .
Luật hình sự Việt Nam ngày càng phát triển và trỏ thành công cụ sắc
bén góp phần to lđn vào việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, đanh dự
và sự phát triển lành mạnh của trẻ em, đồng thởi giừ vững trật tự, kỷ cương,
nền tảng đạo đức xã hội. Tuy nhiên, trong thôi gian qua công tác đấu tranh
phòng chóng các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhãn phẩm, danh dự
vả sự phát triển lảnh mạnh của trẻ em - đặc biệt là tội " Hiếp dâm trẻ em "
trên phạm vi cá nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng vẫn
cỏn nhiều vẩn đề cần phải đặt ra để nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn điện và
nghiêm túc .

1


Lá một tỉnh ldn nằm ổ khu vực duyên hải miền Trung, Bình Định có
diện tích là 6.076 Km2, dân sổ trên 1.500.000 người, với 1 1 huyện, thành phó,
bao gồm nhiều vùng như đồng băng, miền núi, trung đu và vùng ven biển.
Bình Định có đường quốc lộ chạy qua, có nhà ga, bến cảng

có nền kinh tế

đa đạng bao gồm công, nông, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Chính vị trí
địa lí và thành phần kinh tể, đân cư phức tạp vả đa đạng, cùng với sự phát
triển tiển bộ ngày cảng cao của khoa học kỹ thuật, nền kinh tể vận hành theo
cơ chế thị trường mà bên cạnh những mặt tích cực cũng đã bộc lộ những mặt
trái của nó. Những đặc điểm này đâ tác động lớn đến tình hình tội phạm xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, đanh dự và sự phát triển lành
mạnh ciía trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Định .

Trong những năm qua, tội phạm hiếp dâm trẻ em có xu hưdng tăng,
giảm bất Ổn định về số lượng ; nguyên nhân, thủ đoạn, phương pháp phạm tội
ngày càng đa dạng và phủc tạp ; đối tượng phạm tội cũng rất đa dạng, chúng
không chỉ lả thanh niên mả gồm cả nhừng ngưôi chưa thành niên hay những
người đã giả (trên 70 tuổi), gồm cả những người chưa có vợ lẫn nhừng kẻ đã
có vỢ con - đặc biệt lả kẻ phạm tội có dòng máu trực hệ đối với nạn nhân, đó
chính là trưông hợp cha hiếp con gái. Đây chính là sự báo động về hiện tượng
sa sút nghiêm ữọng vể đạo đức, luân thường đạo lý. Phim ảnh, sách báo đồi
trụy tràn lan khó kiểm soát đã tác động rất lđn đển hành vi phạm tội của thanh
thiếu niên, nhất là đối vđi ngưỏi chưa thành niên, bỏi chúng phạm tội khi bản
năng tình dục bị kích động mạnh, có khi chỉ là do bột phát nhưng cũng có khi
là do auá trình tiêm nhiễm lâu dải. Vì hám tiền, nhiều kẻ không đếm xỉa đến
tác hại việc làm của mình, đằ kinh doanh phim ảnh, sách báo có nội dung xắu,


họ đã gián tiếp làm phát sinh tội phạm. Nhiều ngưòi vì bươn chải kiếm tiền đà
không quan tâm chăm sóc con cái, tạo cơ hội cho kẻ phạm tội thực hiện hành
vi phạm tội, có khi con nhỏ đã bị hiếp dâm nhiều lần nhưng cha mẹ vẫn không
phát hiện được .

Tội phạm hiếp dâm trẻ em tuy chỉ chiếm phần nhỏ so vổi các loại tội
phạm khác đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và ỏ Việt Nam
nói chung, nhưng lại là ỉoại tội phạm rất nguy hiểm. Nó không những xâm
phạm đến các quyền của trẻ em được pháp luật hình sự bảo vệ mả còn ảnh
hưỏng rất xấu đến tình hỉnh trật tự, an toàn xã hội, nền tảng đạo dức của đân
tộc, gây sự căm phẫn rất lớn ừong nhân dân .
Dưới góc độ xã hội và pháp luật, vấn đề nảy cần được xem xét một
cách đầy đủ, toàn điện và nghiêm túc để tìm ra những giải pháp hữu hiệu góp
phần hạ thấp tỉ lệ tội phạm này. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi việc
bảo vệ trẻ em không chỉ lả mói quan tám của một cơ quan pháp luật, của

Đảng và Nhà nước mà còn ỉà của cộng đổng Quóc tể .
Vi những lẽ trên, việc nghiên cứu để tài " Tội hiếp dâm trê em và đẩu

tranh phòng chổng tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Định " là một yêu
cấu vừa có tính cấp bách, vừa có tính thiết thực, ỉâu d à i.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u
Cho đến nay, tội hiểp dâm (bao gồm cả tội hiếp dâm trẻ em) rất ít được
đề cập, nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống. Trong các sách
báo pháp lý, các bài viết vể tội phạm này chưa nhiều. Các sách Bình luận
khoa hoc Bô luât hình sư cũng chỉ phân tích khái quát về các vếu tố cấu thành
tội phạm hoặc phân biệt tội hiếp dâm vđi các tội phạm khác xâm phạm đến

3


tình dục. Các bài viết ừên Tạp chi Tòa án và Tạp chí Kiểm sát chủ yếu là
ừanh luận đổi vói từng vụ án hiếp dâm cụ thể (định tội, định khung...). Các
bài viết trên sách báo pháp lý đi vào nghiên cứu, phân tích khái quát về khía
cạnh hình sự, những nguyên nhân, điều kiện, phương pháp phạm t ộ i ... hoặc đi
vào lĩnh vực tuyên truyền nhằm răn de, giáo dục mang tính chẩt phòng ngừa
chung. Cũng chưa có đề tài hay cuộc hội thảo nào thực sự đề cập đến tội phạm
hiếp dâm nói chung và tội phạm hiếp dâm trẻ em nói riêng một cách đẩy đủ,
toàn diện, có hệ thống .
Đấu tranh phòng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em là nhiệm vụ vừa cấp
bách thiết thực, vừa có tính lâu dài để bảo vệ các quyền của trẻ em được pháp
luật hình sự bảo hộ. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ
quan chức năng, từ việc nghiên củu lý luận, giải thích luật, hướng đẫn áp đụng
lu ậ t... đến việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự để nó ngày càng hoàn thiện,
đáp ứng được thực tiễn đời sổng xã hội. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh các

chính sách kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo đục... củng đóng vai trò lớn đối vỏi
vấn đề đấu tranh phòng chóng tội phạm này .
Trong phạm vi bản luận án này, chúng tôi không có tham vọng giải
quyết một cách triệt để trên phương diện rộng tất cả những vấn đề nêu trên mà
chỉ đặt ra và giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, đồng thời đưa ra
một số giải pháp nhằm đấu tranh phòng chóng có hiệu quả tội phạm hiếp đâm
trẻ em .

3.

MỤC ĐÍCH, NHIỆM v ụ VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u CỦA

LUẬN ÁN
Trên cơ sỏ phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm trẻ em trong
luật hình sự Việt Nam . đánh giả tình hình phạm t ộ i , phân tích nhừng nguyên

4


nhân và điều kiện phạm tội, dự báo tình hình phạm tội trong thòi gian tới. Từ
đó đũa ra nhũng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuộc dấu tranh phòng
chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Định .

Do đó, nhiệm vụ chỉnh của luận án này là :
1. Phăn tích các đấu hiệu pháp lý của tội hiếp đâm trẻ em trong luật
hình sự Việt Nam .
2. Đảnh giá khái quát lình hình phạm tội của tội hiếp dăm trẻ em trên
đia bàn lỉnh Bình Định trong những năm qua .
3. Phân tích nguyền nhân và điều kiện phạm lộ i.
4. Dự báo tình hình phạm tội của tội phạm này trên địa bàn trong địa

bàn tỉnh Bình Định trong thời gian ló i.
5. Đưa ra những giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh
phòng chông tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Định .
Trên cơ sỏ mục đích và nhiệm vụ của luận án, chúng tôi đặt ra phạm vi

nghiên cứu là :
- Các quy định của pháp luật hình sự về tội hiểp dâm trẻ em từ năm
1945 đến nay .
- Số liệu, nghiên cứu, đánh giá của các bản báo cáo, thống kê, tổng họp
vầ tội phạm này từ năm 1992 đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Định .

4. Đ IỂM M ớ i v à ý n g h ĩ a c ủ a l u ậ n á n
- Trên cơ sỏ phân tích các dấu hiệu pháp lý để làm sáng tỏ hơn về mặt
1} luận, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc của Điều 112a Bộ luật hình sự khi

h dụng vào thực tiễn.
- Khái quát có hệ thống tình hình, nguyên nhân, điều kiện phạm tội của
tci phạm hiếp dâm trẻ em, đùa ra những kiến nghị cho giải pháp nâng cao

5


hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh
Bình Định .
-

Chúng tôi hy vọng luận án này sẽ là tài liệu tham khảo cho hoạt động

thực tiễn củng như trong nghiên cứu, giảng dạy chuyên đề về tội phạm xâm
phạm đến nhân phẩm, danh dự và sự phát triển lành mạnh của trẻ em nói

*

chung củng như tội phạm hiếp dâm trẻ em nói riêng .

5. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Luận án được nghiên cứu trên cơ sỏ lý luận Chủ nghĩa Mác LêNin và
các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nưỏc về đấu tranh
phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con n g ư ỏ i.
Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sổ phương
pháp luận của chủ nghĩa đay vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để
đánh giá thực trạng và nguyên nhân phạm tội của tội hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn tỉnh Bình Định ; két hợp phương pháp hệ thống với phương phảp logic
lịch sử và phương pháp so sánh nhằm phân tĩch các dấu hiệu pháp lý của tội
hiếp dâm trẻ em. Từ đó đề ra các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm
này .

6. Cơ CẤU CỦA LUẬN ÁN
*

Luận án gồm phần mỏ đầu, phần nội dung chính và phần kết luận. Các
chương cụ thể trong phần nội dung chính là :
♦ Chương 1 : Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam .
♦ Chưomg 2 : Tình hình, nguyên nhân và diều kiện phạm tội của tội
hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tính Bình Định .
♦ Chươtig 3 : Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh
phòng chóng tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Định .

6



PHầN NỘI DUNG
CH Ư Ơ N G l

TỘI HlỂP Dâm t r ẻ em t r o n g


1.1.

l u ậ• t

h ì n h s ự VIỆT NAM




Sd lược lịch sử phát triển của lu ật hình sự V iệt Nam

trong việc qui định tội hiếp dâm trẻ em
Ngày 02/9/1945 Hồ Chủ Tịch đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh
nưổc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay thời kỳ đầu này, Nhà nước ta chưa
thể xây dựng lập thỏi hệ thóng pháp luật hoàn chỉnh, do đó trong một só lĩnh
vực đã phải tạm thời sử dụng một số qui định của pháp luật Phong kién không
trái vdi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có những qui
định về tội phạm hiếp dâm nói chung và hiếp dâm trẻ em nói riêng .
Trong kháng chién chóng thực dân Pháp, các Tòa án vẫn xử theo luật
hình cũ (được tạm thời giừ lại). Từ năm 1955, khi toàn bộ các luật cũ không
còn được áp dụng nừa thì các Tòa án xử theo án lệ, theo đưởng lối, chính sách
của Đảng vá Nhà nước .
Năm 1960, Tòa án Nhân dân Tối cao ra chỉ thị số 1024 ngày 15/6/1960
hướng dẫn xử lý tội phạm hiếp dâm nhằm khắc phục khuynh hưởng coi nhẹ

tính chất nghiêm trọng của tội phạm này, nhát là khuynh hướng coi nhẹ tội
hiếp dâm trẻ em. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn này vẫn chưa được đầy đủ
toàn diện .
Trên cơ sđ các kinh nghiêm rút ra từ thực tiễn xét xử, năm 1967 Tòa
án Nhân dân Tối cao đã thông qua bản tổng kết và hướng đẫn đường ỉổi xét
xủ tội hiểp dâm trẻ em và các tội phạm khác xâm phạm về mặt tình dục

7


(sổ 329 - HS2 ngày 11/5/1967), trong đó đề cập một cách toàn diện 4 hình
thức phạm tội :
Hiếp đâm .
- Cưởng đâm .
- Giao cấu với người dưới 16 tu ổ i.
- Đâm ô (trái với ý muốn và không có giao c ấ u ).
Văn bản này đã chính thức thay thế Chỉ thị só 1024 ngày 15/6/1960 vả
các đoạn trong báo cáo tổng kết hàng năm từ năm 1961 đến 1966 về vấn đề
này. v ề hình phạt, ổ đoạn 1 của tội hiếp dâm có khung từ hai năm đến năm
năm tù, ỏ đoạn 2 qui định hiếp dâm trẻ em từ đủ 14 tuổi tròn trỏ xuống có
khung hình phạt nghiêm khắc hơn : từ ba năm đến tám nãm tù. Trong trưòng
hợp đặc biệt nghiêm trọng, mức hình phạt có thể xử đén hai mươi năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình. Văn bản này đã được sử đụng đén khi Bộ luật hình
sự 1985 ra đời và có hiệu lực .
Vì vậy, có thể khẩng định trưổc khi Bộ luật hình sự ra đời thì qui định
về tội hiếp đâm (bao gồm cả tội hiếp đâm trẻ em) mới chỉ có trên văn bản
dưới luật. Do đó, giá trị pháp lý của các văn bản này chưa cao, qui định còn
chưa cụ thể, rổ ràng dẫn đến việc áp dụng ít thống nhất, xét xử gặp nhiều
vướng mắc, làm ảnh hưỏng đến chất lượng xét xử cũng như hiệu quả của cuộc
đáu tranh phòng chống tội phạm này .

Đến nãm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên được ra đời và có hiệu lực
từ ngày 01/01/1986 đã khẩng định sự phát triển về chất của công tác lập
pháp trong lĩnh vực hình sự. Tội hiếp đâm (bao gồm cả tội hiếp đâm trẻ em)
đă được qui định tương đối đầy đủ , rỏ ràng . Tại Điều 112 Bộ luật hình sự qui


định về tội hiếp đâm bao gồm 4 khoản :
1/- Người náo đùng vù lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu với ngưòi khác
irâi y muổn của họ thi bị phại ru tu mọt nam aển nãm năm .
Phạm tội hiếp đâm người chưa thành niên từ 13 tuổi trỏ lên hoặc
người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chừa bệnh thì bị
phạt từ hai năm đến bảy năm .
2/- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
năm năm đến mười lăm năm .
a. Hiếp dâm có tổ chức hoặc nhiều người hiếp một ngư ời,
b. Hiếp nhiều người hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn
nhân ,
c. Tái phạm nguy hiểm ,
3/- Phạm tội lảm nạn nhân chét, tự sát hoặc trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình .

4/- Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội
hiếp dâm và người phạm tội bị phạt theo các khoản 2 và 3 điều này .
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/8/1991 đã
tăng khung hình phạt tại khoản 4 Điều 112:
"Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội hiếp
đâm


Vcà

ngưòi phạm tội bị phcỊt tủ từ 7 năm đén 15 năm .

Phạm tội thuộc một trong các trướng hợp quy định ỏ khoản 2 và khoản
3 điều náy, thì bị phạt tù từ 12 nàm đến 20 nãin, tù chung thân hoặc tử hình"

9


Như vậy, đển khi Bộ luật hình sự ra đòi thì lội hiếp đâm trẻ em vẫn nằm
trong điều luật qui định về tội hiếp dâm. McỊc dù, theo Bộ luật hình sự hiện
hành (đă được sửa đổi, bổ sung) thì hành vi

hiếpđâm

được quiđịnh thànhmột

tội riêng với mức hình phạt nghiêm khắc nhùng tình hình phạm tội hiép dâm
nói chung vả hiếp dâm trẻ em nói riêng không nhừng không giảm đi mà còn
có xu hướng gia tăng một cách đáng lo ngại.. Để nghiêm trị đói vdi tội phạm
hiếp dâm trẻ em, bảo đảm răn đe, ngăn chặn loại tội phạm này, Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội Nước Cộng hòa Xà
hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 đã tách đoạn 2 khoản 1 và
khoản 4 của Điều 112 thành một tội riêng, được qui định tại Điều 112a "Tội

hiếp dăm trẻ em" với mức hình phạt rất nghiêm khắc :
1/- Ngưđi nào hiếp đâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt
tủ từ bảy năm đén mưỏi lăm năm .
2/- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ

mười lăm năm đến hai mươi năm :

a. Có tính chấí loạn luân ;
b. Làm nạn nhân có thai ;
c. Gây tổn hại nặng cho sức khỏe nạn nhân ;
d. Đổi với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc,
giáo đục, chữa bệnh ;
đ. Tái phạm nguv hiểm .
3/- Phạm tội thuộc một trong các trưởng hộp sau đây thì bị phạt tù
rhnnơ

bo&c từ

'

a. Có tô chức ;

10


b. Nhiều người hiếp một người;
c. Phạm tội nhiều lần ;
d. Gây tôn hại rất nặng cho sức khỏe của nạn nhân .
4 / - Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội
hiếp dâm và người phạm tộì bị phạt tủ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Việc qui định hành vi hiếp đâm trẻ em thành một tội riêng trong Bộ luật
hình sự lả việc làm cần thiết và cấp bách để xử lý nghiêm đối vổi loại tội
phạm này. Trẻn cơ sổ qui định riêng nhú vậy, nhà làm luật có điều kiện cụ thể
hóa đưồng lối xử lý đối vđi hành vi phạm tội này cho phù hợp với tình hình và

đáp ứng yêu cầu đẩu tranh phòng chống tội phạm hiếp đâm trẻ em .
Sau khi Điều 112a được bổ sung, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm
Sát Nhân đân Tối cao, Bộ Nội vụ đâ ra Thông tư Liên tịch số 01/1998
ngày 02/01/1998 "Hướng dẫn áp dụng một số qui định của Luật sửa đổi, bổ

sung một sô điều của Bộ luật hình sự " trong đó có phần hưổng đẫn áp dựng
Điều 112a .
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng Điều 112a cho thấy vẫn còn một số hạn
chế, vướng mắc nhất định, đòi hỏi cần phải nghiên cứu để hoàn thiện hơn, góp
phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiếp đâm trẻ
em trong phạm vi cả nưổc nói chung và tại địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng.
Vì vậy, trong mục 3 và mục 4 của Chương 1 luận án này, trên cơ sổ phân tích
các dấu hiệu pháp lý hình sự và một số tình tiết định khung tăng nặng của
Điều 112a để thấy rõ những hạn chế, vũổns mắc của điều luật. Từ đó, chúng
tôi đề xuất hướng giải quyết những vudng mắc này ỏ chương 3 .

11


1.2. Khái niệm tội hiếp dâm trẻ em
Tội hiếp dâm theo Điều I 12 Bộ luật hình sự được hiểu lá " Ngưởi nào
dùng vù lực hoặc thủ đoạn khác giao cẩu trái ý muốn của người khác là phạm

tội hiếp đâm" .
Tội hiếp dâm trẻ em được tách ra từ tội hiếp dâm đo đó các nhà xây
dựng luật khi quy định tội hiếp dâm trẻ em đã không nhắc lại các đấu hiệu
trên mả chỉ quy định thêm dấu hiệu "trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi" và
"mọi trưởng hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi" .
Như vậy , tội hiếp dâm trẻ em có thể khái niệm như sau : " Người
nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cẩu trái ý muón của trẻ em tử đủ 13

tuổi đến dưới 16 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em vả mọi trường hợp giao cấu
với trẻ em dưới 13 tuổi đều lả phạm tội hiếp dâm trẻ em" .

1.3. Cấc dấu hỉêu pháp lý
1.3.1. Khách thể
*■ Khách thể trực tiểp của tội phạm là những quan hệ xã hội cụ thể bị
một loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại được luật hlnh sự bảo vệ. Quan
điểm thống nhất từ trước đén nay trong các văn bản, sách báo pháp lý thì
khách thể trực tiếp của tội hiếp dâm theo Điều 112 lả quyền bất khả xâm
phạm về tỉnh đục, nhân phẩm, danh dự của con ngưỏi, trong nhiều trưỏng hợp
hành vi hiếp đâm còn gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân và
ảnh hưỏng đến trật tự an ninh xã hội. Đổi với tội hiếp dâm trẻ em theo Điều
112 a thì khách thể trực tiếp cũng là nhữno quan hệ xã hội được luật hình sự

bảo vệ như ở tội hiếp dânỊ ngoè i "í hành ’■'? hiếp đốm trẻ em còn xâm hẹi đểr:
sự phát triển bình thưởng của trẻ em , có khi còn gây ảnh hưổng xẩu đén hạnh
T't

12


phúc gia đình của trẻ em trong tương lai [ 6 ].
Chế độ ta luôn tạo điều kiện và đảm bảo cho mọi nguôi được bảo vệ,
tôn trọng về mặt nhân phẩm và đanh dự. Nhân phẩm lá phẩm chất và giá trị
của con ngưòi, còn danh dự chính là sự coi trọng của dư luận dựa trên giá trị

tinh thần, đạo đức tốt dẹp [ 20 ] .
Quyền được bảo vệ và tôn trọng tình đục thể hiện ỏ chỗ ngưởi phụ nừ
có quyền tự dịnh đoạt vấn đề tình dục theo tình yêu và danh dự của mình,


không ai cò quyền cưổng ép. Trẻ em ỏ bất kỹ tuổi nào, dù vấn đề tình đục
chua phát triển đầy đủ nhưng các em có quyền được bảo vệ và tôn trọng, bảo
toàn danh dự về mặt tình dục .

Sức khỏe của con ngưởi là tình trạng thoải mái của con người về các
mặt thể lực, tinh thần và xã hội [20 ]. So vói hành vi phạm tội hiếp dâm theo
Điều 112 thì hành vi hiếp dâm trẻ em dễ gây tổn hại sức khỏe của trẻ em hơn
vì thể trạng các em còn non nớt, yếu đuối. Trê em là đối tượng đặc biệt cần
được bảo vệ, mọi hành vi phạm tội xâm hại đến quyền của trẻ em phải bị một
hình phạt nghiêm khắc hơn. c ỏ thể thấy, so với các tội phạm khác có cùng
hậu quả là "Tổn hại nặng cho sức khỏe nạn nhân", thi mức hình phạt ỏ tội
hiếp dâm trẻ em cao hơn :
- ở điểm e, khoản 2 Điều 112 (Hiếp dâm) có khung hỉnh phạt là
tủ từ bảy năm dến mưòi lăm năm .
- ở diểm h, khoản 2 Điều 185m (Cưổng bức, lôi kéo ngưòi khác
sử dụng trái phép chắt ma túy) có khung hình phạt là tù từ bảy năm dến miiỏi
lăm năm
- Trong khi đó, ỏ điểm c, khoản 2 Điểm 112a ( Hiếp dâm trẻ em )

13


là tù từ mưởi lăm năm đển hai mươi nãm .
* Đối tượng bị xâm hại ỏ tội hiếp dâm trẻ em lả đổi tượng đặc biệt :
trẻ em

dưới 16 tuổi. Tội hiếp dâm trẻ em là một

trong sốít tội phạm trong Bộ


luật hình sự đề cập dển tình trạng của đối tượng : hành vi giao cấu của người

phạm tội là trải ỷ muốn của đói tượng. Khác với tội cưởng dâm người chưa
thành niên (Điều 113a) thì nạn nhân miễn cưỡng giao cấu, ồ tội giao cấu với
trẻ em (Điều 114) thì nạn nhân đổng ỷ giao cấu .
Theo hướng dẫn của Thông tư Liên tịch sổ 01/1998 ngày 02/01/1998
của Tòa án Nhân dân Tổi cao, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ nội
7

vụ

thì

cần

*

*



xử phạt người phạm tội mức án càng nghiêm khắc nếu độ tuổi của

người bị hại càng nhỏ .

1.3.2. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoái của tội phạm bao gồm
những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm :
hành vi, hậu quả nguy hỉểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giừa hành vi và
hậu quả đó, và một số dấu hiệu khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương

tiện phạm tội...

*• vể hành v i :
Hành vi phạm tội hiép dâm trẻ em thể hiện dưới đạng hành động phạm
tội. Người phạm tội đủng vủ lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái ỷ muốn của
trẻ em .
Dùng vũ lực được hiểu là dùng bạo lực thể chát. Thông thưồng đó Jả
dùng tav đẩv nan nhân ngã đánh tát.

dế dè ben sư kháne cư của nạn nhân.

Đe đánh giá thế nào là có bạo lực về thể chất thưởng thì căn cứ một cách đúng

14


đắn vào cả thái độ của nạn nhân trước, trong và sau khi bị hiếp như : vật lộn ,
xô đẩy, đánh lại, kêu khóc ...
Thủ đoạn khác mà ngũòi phạm tội dùng để thực hiện hành vi giao cấu
có thể là đe dọa dùng vủ lực, uy hiếp tinh thẩn làm nạn nhân khiếp sợ, lợi
dụng trí óc non ndt của nạn nhân để đụ dỗ và thực hiện hành vi giao cấu hoặc
lợi dụng hoàn cảnh không thể tự vệ được của trẻ em để thực hiện hành vi giao
cấu... Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng hành vi uy hiếp tinh thấn có
thể khổng bằng lỏi nói mà thông qua uy quyền, bản chất hung dữ của người
phạm tội đối vổi nạn nhân làm nạn nhân vì quá khiểp sợ mà không có thái dộ
phản kháng gì khi ngưdi phạm tội có hành vi giao cấu [13].
*

V í d ụ : Lợi đụng vợ đi vắng, xung quanh nhà vắng vẻ, B đã không


nói năng gì mà bồng cháu Y vào buồng (cháu Y là con gái của B đang ngồi
chdi), đặt cháu Y lên giường và thực hiện hành vi giao cấu. Cháu Y không
phản ứng gì, chỉ đãy dụa khi đau .
ở vụ án nảy, cháu Y mới hơn 13 tuổi, còn bản thân B là người cha rất
hung đữ, thường xuyên đánh đập vợ con rất tàn ác nên các con rẩt sợ B. Chính
B biết rõ uy quyền của mìnhvà sự khiếp sợ của các con đói với B, cho nên đà
lợi đụng điểm đó, cộng vổi sự lệ thuộc, non nổt của cháu Y để tiến hành giao

cấu mà không cần dùng đến lỏi đọa nạt. Do đó, dù cháu Y im lặng vả không
phản đói nhũng không thể coi đó là sự đồng ý giao cấu mà là giao cấu trái ý
muón đo bị uy hiểp tinh thần .
Thông thường, ỏ tội phạm hiểp dâm trẻ em thì kẻ phạm tội đùng sức
mạnh của mình để ôm, xô ngă để thực hiện hành vi giao cấu, nếu nạn nhân

chống đổ quyết liệt thì kẻ phạm tội đấm, tát, trói tay chân của nạn nhân để đễ

15


thực hiện hành vi giao cấu. Thủ đoạn kẻ phạm tội thường đủng là lợi dụng chỗ
Vcíng vẻ, đêm tổi để đe đọa giết lảm nạn nhân khiếp sợ, buộc lòng phải cho

ké phạm tộỉ thực hiện hảnh vi giao cáu. Kẻ phạm íội cỏn thưởng lợi đụng nạn

nhân ngủ say, đau ốm... để lén lứt thực hiện hành vi giao cấu .
Hành vi đủng vù lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn của trẻ
em là dấu hiệu bắt buộc dối vđi đối tượng là trẻ em từ đủ 13 tuổi đén dưới
16 tuổi. Riêng đối với trẻ em dưới 13 tuổi thì điều luật qui định mọi trường
hợp giao cấu vđi đối tượng này (có dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác hay
khỏng, có giao cẩu trái ý muốn của nạn nhân không) đều là phạm tội hiếp

dâm trẻ em thuộc khoản 4 Điều 112a. Điều luật đã tách riêng khoản 4 quy
dịnh về trường hợp hiếp đâm trẻ em đưổi 13 tuổi, bỏi vì ỏ độ tuổi này các em
còn hét sức non nđt về thể chất vả tinh thần, chưa có khả năng biểu lộ ý chí
dúng đắn, dễ bị người khác lôi kéo, rủ rê, chưa nhận thức đẩy đủ, thậm chí còn
chưa nhận thức được vấn đề tình dục. Hơn nữa, do thể trạng sức khỏe yếu nên
dù muốn trẻ em cũng khó có thể tự vệ được. Do đó, đủ trẻ em đưới 13 tuổi
đồng ý giao cắu nhưng ngưòi có hành vi giao cắu vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội hiép dâm trẻ em .
Cò thể nói, hành vi khách quan của tội hiếp dâm trẻ em được thể hiện ỏ
nhiều dạng khác nhau nhưng kẻ phạm tội dều nhằm làm nạn nhân mất khả
năng chóng cự để thực hiện hành vi giao cẩu. Có nhiều tội phạm có cùng dấu
hiệu khách quan là "Hành vi giao cấu" nhưng lại khác nhau về cách thức
phương pháp để thực hiện hành vi giao cấu : dùng tiền, lợi ích vật chất để giao
cấu trong tội mua dâm ngưòi chưa thành niên (Điều 202a); lợi dụng người

bị lệ thuộc hoặc ngưòi đang trong tình trạng quẫn bách phải giao cấu trong tội

1G


cưởng đâm người chưa thành niên (Điều 113a)...
v ề mặt lý luận, đa số các quan điểm hiện nay đều cho rằng tội hiếp
dâm ưẻ em co cẩu ínann íội phạm mnn mue ma nann VI imacn quan của CỘI
hiếp dâm trẻ em bao gồm hai hành vi : hành vi thứ nhất là dùng vũ lực hoặc
thủ đoạn khác và hành vi thứ hai là giao cấu. Hành vi thứ nhất là tiền đề để
thực hiện hành vi thủ hai. Nếu kẻ phạm tội chỉ mới thực hiện hành vi thứ nhất
(dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác) mà chưa thực hiện được hành vi thứ hai
(giao cấu) do nguyên nhân khách quan (nạn nhân chóng cự được, bị ngưòi
khác phát giác...) thì phải chịu ừách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm ưẻ em ỏ
giai đoạn phạm tội chưa đạt [9 ; 14]. Nếu kẻ phạm tội không thực hiện hành vi

giao cấu đo ý định chủ quan thì không phạm tội hiếp dâm trẻ em mà có thể
phạm tội theo điều luật khác (kẻ phạm tội dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác
nhưng không thực hiện hành vi giao cấu mà chỉ có hành vi sò, bóp... vào
nhừng bộ phận kích dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em có hành vi tương tự đối
với ngưòi phạm tội nhằm thỏa mãn dục vọng thì trong trưởng hợp này kẻ
phạm tội sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội đâm ô vđi trẻ em theo Điều 202b).

* vể hậu quả :
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những
quan hệ xà hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Hậu quá của tội hiếp dâm
trẻ em được biểu hiện đưổi dạng thiệt hại về tinh thần và thể c h ấ t.
Thiệt hại về tinh thần là nhân phẩm, danh dự của nạn nhân bị xúc
phạm, chà đạp. Nạn nhân luôn bị măc cảm về việc bị hiếp dâm, mặc cảm này
có thể sê theo đuổi, ám ánh nạn nhân suốt nhừng tháng ngày còn lại.

THƯ v i ệ n ”
T R ư A Ĩ G ũ ẠI h ọ c LUẶỊ
PHCMG-ĐỎOGV /

3 ỏ
17


Hành vi giao cấu có thể làm sưng tấy bộ phận sinh đục hoặc có thể làm
rách màng trinh của nạn nhân. Đối với các nước Á Đông nói chung và đặc
biêt là ỏ Việt Nam thì sự "ừinh trắng" đối với nhiều người có ý nghĩa rất lổn
trong hạnh phúc gia đình. Nhiều người, nhiều gia đình có định kiến xấu đói
vổi người con gái chưa chồng không còn trinh. Việc nạn nhân là trẻ em bị
hiếp đâm vả bị rách màng trinh không chỉ ảnh hưỏng đến sức khỏe mà còn
ảnh hưỏng xấu đến hạnh phúc gia đình của trẻ em trong tương lai. Do đó, cần

phải coi hành vi hiếp dâm làm trẻ em bị rách màng trinh (mất trinh) là gây hậu
quả lớn hơn so với hành vi hiếp dâm chưa làm tổn hại màng trinh của nạn
nhân. Mặc đù việc hiếp đâm không làm rách màng trinh không đồng nghĩa với
việc phạm tội chưa đạt nhưng là yểu tố để Tòa án cân nhắc mức án nhẹ hơn
khi quyết định hình phạt. Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy đa số các Tòa án
đều xét xử theo hưổng này .
Thiệt hại về thể chất do hành vi hiếp dâm gây ra có thể là làm nạn nhân
có thai hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, de dọa tính mạng nạn nhân... Làm nạn
nhân có thai là hậu quả trực tiếp do hành vi hiếp đâm trẻ em gây ra, nó không
những ảnh hưỏng đến hạnh phúc tương lai của đứa trẻ và con của đứa trẻ
(đứa bé được sinh ra đo hành vi phạm tội) mà cỏn ảnh hưỏng nhiều đến sức
khỏe của nạn nhân. Vì thể trạng các em còn non nớt đo đó hành vi hiếp dâm
luôn tác hại xấu đến sức khỏe : gây chảy máu bộ phận sinh đục, đau đớn về
thể xác, làm đau ốm nặng hoặc do sọ hãi mà nạn nhân mắc bệnh tâm thần.
Trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ em làm nạn nhân có thai, gây tổn hại nặng

hoặc rất nặng cho sức khỏe của nạn nhân là những tình tiết tăng nặng của
tội này , chúng tồi sẽ đề cập cụ thể hòn trong phần phân tích các tình tiết tăng

18

t


năng tại Điều 1 12a .

* Vc quan hệ nhân quá :
Cẩu íhành tội phạm co bản ỏ lội hiép dam trẻ em ikhoán 1 Điều I Í2ãj

là cấu thành tội phạm hình thức. Vì vậy, chỉ cần người phạm tội có hành vi

đùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác và thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn nạn
nhân là phạm tội hiếp dâm trẻ em, không cần phải xác định là hậu quả có gây
thiệt hại về nhân phẩm, đanh dự hay không .
Cấu thành tăng nặng ỏ điểm b, c thuộc khoản 2 và điểm d, đ
thuộc khoản 3 Điều 112a đòi hỏi phải cỏ hậu quả xảy ra là làm nạn nhân có
thai, gây tổn hại nặng ( hoặc rất nặng ) cho sức khỏe nạn nhân , làm nạn nhân
chết hoặc tự s á t .
Theo phép đuy vật biện chứng thì quan hệ nhân quả là một dạng của
mối liên hệ giữa các hiện tượng (sự vật, quá trình), trong đó một hiện tượng
(dược gọi là nguyên nhân) với nhừng điều kiện nhất định đã làm phát sinh một
hiện tượng khác (được gọi là kết quả). Trong quan hệ nhân quả thì hành vi trái

pháp luật (được coi là nguyên nhân) tuy giừ vai trò quyét định đối với sự phát
sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội (được coi lả kết quả), nhưng hậu quả đó có
xảy ra hay không vả xảy ra như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

*

v í d ụ : Em c đo có mâu thuẫn, buồn chán gia đình, gặp ữắc trỏ

trong tình yêu nên đã nhiều lần có ý định tự tử, nhưng dược mọi người khuyẽn
can. Sau đó, em c trong một lần đi chơi về khuya đã bị hai thanh niên là p và
Q hiếp đâm. Mặc dù họ chưa thực hiện hành vi giao cấu được (do khách quan)
nhúng sáng hôm sau

c

đà chết do tự tử .

Qua điều tra cho tháy, việc c tụ sát xuất phát không chỉ từ nguyên nhân


19


bị p và Q hiểp dâm mà cón là do buồn chán gia đình, gặp trắc trỏ trong tinh

yêu. Nêu không bị hiép dâm thì c chưa tự sát và nêu không do chuyện buồn
neng tu thi c cùng khởrig tụ sat. Do do, KJ11 xet xử cản lam rò nguyồn nhân,
hậu quả và mối quan hệ nhân quả dể có mức án hợp lý đối với hành vi phạm
tội nghĩa là xem xét hành vi trái pháp luật có phải là nguyên nhân duy nhất
hay không ( thông qua xem xét phương pháp , thủ đoạn, tính chất.... khi người
phạm tội thực hiện hành v i ) .
Căn cứ vào nội đung cặp phạm trù nhân quả theo phép duy vật
biện chứng, cho thấy để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm
tội và hậu quả xảy ra ỏ tội hiếp dâm trẻ em đòi hỏi phải xác định được các
căn cứ sau :
- Hành vi tráỉ pháp luật phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian.
- Hành vi trái pháp luật phải chứa dựng khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả .
- Hậu quả xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả nãng thực tể làm
phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật. Vì trong thực tế không phải bất
cứ hành vi trái pháp luật nào khi có chứa đựng khả năng làm phát sinh hậu
quả đều gây ra hậu quả .

1.3.3. Chứ thể
Thực tế Điều ] 12 (Tội hiếp dâm) và 112a (Tội hiếp đâm trẻ em) không
ghi rõ chủ thể của nhừng tội này chỉ lả nam giới hay gổm cả nữ giới, cũng

chưa có văn bản hướng dẫn nào nói rỏ về vấn đề nảy. Tuy nhiên, trong các
giáo trình pháp lý, các bài viết trong sách báp pháp lý và trong thực tiễn xét


xử đều có chung quan điểm là chủ thể của các tội này chỉ là nam giđi, chủ thể

20


×