Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Địa vị pháp lý của hội thẩm trong luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.31 MB, 93 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HOÀNG VĂN HẠNH

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THAM t r o n g
LUẠT t ố t ụ n g h ìn h Sự VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự, luật tố tụng hình sự
và tội phạm học
Mã số: 5.05.14

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÂT HÀ NỘ: ị
PHÒNG ĐOC k U ắ


LUẬN ÁN THẠC s ĩ LUẬT HỌC








Người hướng dẫn khoa học: T.s. Nguyễn Tất Viễn


Hà Nội-2000


MỤC LỤC

Mở đầu
C h ư ơ n g I. Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong việc xét
xử các vụ án hình sự theo các quy định của pháp
luật từ năm 1945 đến nay.
1.1. Giai đoạn 1945 - 1959
1.2. Giai đoạn 1959 - 1980.
1.3. Giai đoạn từ năm 1980 đến nay.
C h ư ơ n g II. Vai trò và vị trí của Hội thẩm trong tố tụng hình sự.
2.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự tham gia của
Hội thẩm trong việc xét xử vụ án hình sự.
2.2. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
1988 về quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm.
2.3. Những quy định về lề lối làm việc của Hội
thẩm khi tham gia xét xử các vụ án hình sự.
C h ư ơ n g III. Thực tiên áp dụng các quy định của pháp luật về
địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình
sự và một số kiến nghị.
3.1. Về nhận thức vai trò, vị trí của Hội thẩm trong
xét xử các vụ án hình sự.
3.2. Việc thực hiện nguyên tắc “khi xét xử, Hội
thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.


3.3. Việc thực hiện nguyên tắc “khi xét xử, Hội
thẩm ngang quyền với Thẩm phán”.

3.4. Về trách nhiệm pháp lý của Hội thẩm khi
tham gia xét xử
3.5. Một số kiến nghị hoàn thiện địa vị pháp lý
của Hội thẩm trong tố tụng hình sự.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LUC


MỞ ĐẨU
I - Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo thực chất là một cuộc cải cách sâu sắc. Trên cơ sở cải cách kinh tế,
Nhà nước ta đang từng bước tiến hành đổi mới hệ thống chính trị, trong đó
nhiệm vụ trung tâm là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân và vì dân.
Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, các cơ quan tư pháp có
một vai trò rất quan trọng. Từ khi Đảng ta có chủ trương cải cách bộ máy Nhà
nước thì tổ chức và hoạt động của các cơ qụan tư pháp cũng bắt đầu được
nghiên cứu để đổi mới.
Với tư cách là cơ quan giữ vị trí trung tâm của hệ thống tư pháp, các Tòa
án trong nhiều năm qua đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân. Trong quá trình thực hiện cải cách tư pháp, đổi mới tổ
chức và hoạt động của Tòa án từ giữa những năm 1980, đã đặt ra vấn đề
nghiên cứu đổi mới chế định Hội thẩm. Tuy nhiên, do những điều kiện khách
quan và chủ quan, việc nghiên cứu chế định này trong những năm qua chưa
được tiến hành một cách cơ bản và có hệ thống, đặc biệt là nghiên cứu để
hoàn thiện các quy định của pháp luật và địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố
tụng nói chung và tố tụng hình sự nói riêng là vấn đề chưa được đề cập đến và

vì thế, những vướng mắc về lý luận cũng như thực tiễn trong hoạt động xét xử
của Hội thẩm cho đến nay vẫn tồn tại và chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về địa vị pháp lý của Hội thẩm, tác dụng
thực tế của chế định Hội thẩm trong xét xử các vụ án hình sự, về những biện
pháp đổi mới chế định Hội thẩm, thậm chí có người còn đặt vấn đề có nên duy
trì tiếp tục chế định này nữa hay không. Cho đến nay, các ý kiến trên chưa

3


khẳng định được đầy đủ cơ sở khoa học của mình. VI vậy, việc nghiên cứu về
địa vị pháp lý của Hội thẩm nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng là rất
cần thiết, phục vụ trực tiếp cho việc đổi mới tiếp tục chế định Hội thẩm, góp
phần nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, đáu tranh có hiệu quả với các
hành vi phạm tội.
Tất cả những luận cứ trên đây là lý do để chọn việc nghiên cứu “Địa vị
pháp lý của Hội thẩm trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài của
luận án cao học luật.
2. Tình hình nghiên cứu.
Tình hình nghiên cứu ở trong nước.
Vấn đề đặt ra phức tạp và cần thiết nhưng do những điều kiện lịch sử
nhất định, chế định Hội thẩm tồn tại đã hơn 50 năm nhưng các công trình
nghiên cứu về đề tài này hầu như rất ít. Thời gian gần đây có một số bài viết
của các Luật gia, các nhà nghiên cứu nhận xét, đánh giá về chế định Hội thẩm
và phương hướng đổi mới chế định này trên Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án
nhân dân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Tạp chí Nghiên cứu lý luận. Bộ Tư
pháp cũng đã hai lần xuất bản cuốn “Sổ tay Hội thẩm” vào năm 1993 và 1998,
trong đó có những bài viết có tính chất nghiên cứu vể vị trí vai trò và ý nghĩa
của chế định Hội thẩm. Gần đây nhất, từ năm 1998, Bộ Tư pháp đã triển khai
nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ “Những căn cứ lý luận và thực tiễn hoàn

thiện chế định Hội thẩm trong cải cách tư pháp ở Việt Nam” và đề tài đang ở
thời kỳ chuẩn bị kết thúc, trong đề tài này cũng có đề cập một phần đến sự
tham gia của Hội thẩm trong xét xử các vụ án hình sự.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.
Ở nhiều nước, Hội thẩm (hay Bổi thẩm) tham gia xét xử các vụ án hình
sự là vấn đề được quan tâm rất nhiều. Trong số các công trình nghiên cứu phải
kể đến công trình của các tác giả thời kỳ Liên Xô (cũ) như: M.I. Pa-ne-đen-


cốp - Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (1977);

N.v. Ra-đu-na-ia -

Sự

tham gia của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động tư pháp (1973); B.Xu-ba-liép - Hội thẩm nhân dân trong Tòa án Xô Viết (1970)... Sau khi Liên Xô sụp
đổ (1991) nền tư pháp nước nước Nga tiếp nhận thêm chế độ Bồi thẩm trong
xét xử án hình sự. Đã có một số bài viết của các Luật gia Nga đăng trên Tạp
chí “Nhà nước và pháp luật”, ‘Tư pháp Nga” về Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân
dân trong tố tụng hình sự.
Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thời gian gần đây, trên Tạp chí “Dân
chủ và Pháp chế'’ của Bộ Tư pháp có nhiều bài đàm luận về chế định Hội
thẩm. Ở Cộng hòa Pháp, trong Dự án cải cách tư pháp gần đây cũng có nhiều
ý kiến khác nhau về Hội thẩm và Bồi thẩm đoàn tham gia xét xử án hình sự
đăng trên các báo chí Pháp từ cuối những năm 90. Ở Mỹ cũng có các nhà
nghiên cứu tìm hiểu về chế định đại diện của nhân dân tham gia xét xử như
cuốn “Hoạt động của Bồi thẩm đoàn” (1979) của Philip Phraneis...
Như vậy, sự tham gia của đại diện nhân dân (dù dưới hình thức Hội thẩm
hay Bồi thẩm đoàn) được pháp luật của nhiều nước quy định và các nhà
nghiên cứu quan tâm.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá sự hình thành và
phát triển của chế định Hội thẩm, các quy định của pháp luật qua các giai
đoạn từ 1945 đến nay về địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự,
việc áp dụng các quy định hiện hành về sự tham gia của Hội thẩm trong tố
tụng hình sự mà đưa ra những kiến nghị chung và những kiến nghị về hoàn
thiện địa vị pháp lý của Hội thẩm, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của
Hội thẩm. Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 3 (khóa VIII).

5


Nhiệm vụ của luận án: Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài đặt ra
những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Khái quát được quá trình hình thành, phát triển của chế định Hội thẩm
và việc hoàn thiện pháp luật về chế định Hội thẩm trong pháp luật tố tụng hình
sự từ 1945 đến nay;
- Đánh giá được tầm quan trọng của chế định Hội thẩm tham gia xét xử.
Nêu được bản chất của sự tham gia này trong tố tụng hình sự.
- Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về địa vị
pháp lý của Hội thẩm và việc áp dụng các quy định nói trên trong thực tiễn tố
tụng hình sự.
- Kiến nghị các biện pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện địa vị pháp lý của
Hội thẩm trong tố tụng hình sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Theo quy định của pháp luật, Hội thẩm được tham gia xét xử nhiều loại
án như hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Tuy nhiên, sự tham gia
của họ trong việc xét xử các vụ án hình sự có những đặc thù riêng. Do đó,
luận án chỉ tập trung nghiên cứu về địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng

hình sự chứ không đặt ra việc nghiên cứu địa vị pháp lý trong các thủ tục tố
tụng khác (dân sự, kinh tế, lao động, hành chính).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, về vai
trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, về bộ máy tư pháp và quan điểm về
xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
- Đặt vấn để nghiên cứu địa vị pháp pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng
hình sự không tách rời các chế định khác của Luật tố tụng hình sự và một số

6


quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội
thẩm Tòa án nhân dân.
- Cách giải quyết vấn đề trong luận án theo một lôgíc là: Xuất phát từ
tầm quan trọng của đối tượng nghiên cứu để nhận xét và đánh giá các quy
định về địa vị pháp lý của Hội thẩm từ khi thiết lập nền tư pháp mới; phân
tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành và việc áp dụng các quy
định này trên thực tế để từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện địa vị pháp lý
của hội thẩm trong tố tụng hình sự.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án là:
phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học,
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp.
7. Những điểm mới của luận án.
Đây là một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và cơ bản về địa
vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự.
Luận án có sự tổng kết quá trình hình thành và phát triển của chế định
Hội thẩm qua từng giai đoạn, phân tích những điểm được và những điểm chưa
phù hợp của pháp luật hiện hành, từ đó nêu ra một số kiến nghị hoàn thiện địa

vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả xét
xử của Tòa án nhân dân.
Các kiến nghị nói trên có thể có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh
về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân và các văn bản có liên quan đến
chế định Hội thẩm.
8. Bố cục của Luận án:
Luận án có 79 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 11 mục.

7


Chương I
s ự THAM GIA CỦA HỘI THAM n h â n d â n t r o n g v i ệ c x é t x ử
CÁC VỤ ÁN HÌNH S ự THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỪ
NĂM 1945 ĐẾN NAY

Sau phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, cách mạng nước ta đi
vào thoái trào. Nhưng chỉ sau mấy năm, phong trào cách mạng lại được phục
hồi và rất sôi động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta ở nhiều nơi đã
tiếp tục nổi dậy đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi quyền tự do. Trong cuộc
khcd nghĩa Nam Kỳ (1940) ở một số noi đã thành lập Hội đồng Tòa án nhân
dân cách mạng. Tại các cuộc mít tinh, biểu tình, nhân dân đã yêu cầu phải trị
những tên phản động, gian ác, đã có một số bản án được tuyên thể hiện ý chí
và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Điển hình là ở Mỹ Tho
(tỉnh Tiền Giang hiện nay), mặc dù chính quyền cách mạng chỉ tồn tại trong
vòng 49 ngày nhưng trong thời gian ngắn đó, Hội đồng Tòa án cách mạng đã
được thành lập để xét xử bọn phản cách mạng. Tòa án cách mạng xét xử công
khai bằng các phiên tòa lưu động tại các thôn, xã. Quần chúng tham dự các

phiên tòa rất đông đảo. Đại biểu của quần chúng lên phát biểu luận tội bọn
phản cách mạng, nêu rõ tội ác của chúng rồi đề nghị Tòa án quyết định mức
hình phạt(l), đồng thời kêu gọi nhân dân cương quyết phát hiện và tố cáo bọn
phản động. Tại các phiên tòa, quyển quyết định của nhân dân được tôn trọng,
thể hiện tính dân chủ của một Tòa án kiểu mới và có lẽ đó là những hình ảnh
ban đầu về chế độ có đại diện của nhân dân tham gia vào việc xét xử của Tòa
án mà sau này là chế định Hội thẩm nhân dân. Sau khi nhân dân ta giành được
chính quyền, bộ máy Nhà nước trong đó có các Tòa án được thiết lập, chế
(>). Theo cuốn "50 năm hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang" - TAND tỉnh
Tiền Giang xuất bản tháng 8/1995

8


định Hội thẩm được ghi nhận vào trong Hiến pháp và tồn tại cho đến ngày
nay. Căn cứ vào thời điểm ban hành các bản Hiến pháp của Nhà nước ta, có
thể phân chia các giai đoạn phát triển của chế định Hội thẩm, thông qua đó
làm rõ địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự qua các giai đoạn.
1.1. Giai đoạn ỉ 945 -1959.
Chỉ mười ngày sau khi khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày
13/9/1945, Chủ tịch Chính phủ đã ban hành sắc lệnh 33/C thiết lập các Tòa án
quân sự. Trong sắc lệnh này quy định việc xét xử Tòa án quân sự được tổ chức
như sau: Hội đồng xét xử gồm có Chánh án và hai Hội thẩm. Ghế Chánh án và
một ghế Hội thẩm do một ủy viên quân sự và một ủy viên chính trị đảm nhiệm
(hai ủy viên này do quân đội và ủy ban nhân dân ở địa phương cử ra); ghế Hội
thẩm thứ nhì thuộc vể Thẩm phán chuyên môn của Tư pháp (do Chưởng lý
Tòa Thượng thẩm cử ra)(l). Như vậy, ngay từ sắc lệnh đầu tiên về tổ chức Tòa
án kiểu mới của nước ta, vai trò của Hội thẩm (đại diện cho nhân dân) tham
gia xét xử đã được khẳng định (ở đây không đề cập đến Thẩm phán chuyên
nghiệp được quan niệm như “Hội thẩm” lúc đó).

Tiếp theo, ngày 24/1/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành sắc
lệnh 13/SL về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán. Đây là văn bản pháp
lý đầu tiên quy định một cách đầy đủ và tương đối toàn diện tổ chức và hoạt
động của Tòa án ở nước ta và cũng là văn bản đầu tiên quy định khá hoàn
chỉnh địa vị pháp lý của Hội thẩm trong xét xử các vụ án hình sự^. Theo sắc
lệnh 13/SL nói trên, các Tòa án được tổ chức theo thẩm quyển bao gồm: Tòa
án sơ cấp, Tòa án đệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm. Ở Tòa án, ngoài Thẩm phán
còn có các Phụ thẩm (Hội thẩm) tham gia xét xử. Tòa án sơ cấp khi xét xử

(I), (2)' Yập

Ịện fj

CỊ() Chù Ịịcfl ỊỊẠ c / ỉ í ' Minh ký về Nhà nước và pháp luật, Viện nghiên

cíai Khoa học Pháp lý xuất bản, Hà Nội, 1992, trang 400 - 412.

9


gồm có Thẩm phán, một lục sự và một hay nhiều thư ký giúp việc mà không
có phụ thẩm; Tòa án đệ nhị cấp khi xét xử các việc tiểu hình (những vụ án mà
bị cáo có thể bị phạt tù giam từ 6 ngày đến 5 năm hay phạt tiền trên 9 đồng
tiền lúc đó) thì ngoài Chánh án chủ tọa phiên tòa còn có 2 Phụ thẩm (Hội
thẩm). Danh sách Phụ thẩm do ủ y ban hành chính cấp tỉnh lập vào đầu năm
gồm tất cả các đại biểu chính thức và đại biểu dự khuyết của Hội đồng nhân
dân (HĐND) cấp tỉnh. Cũng có thể chọn những người không phải là đại biểu
HĐND nhưng có đủ tư cách ứng cử vào HĐND. Danh sách Phụ thẩm phải
được ông Biện lý (công tố) có ý kiến rồi mới đưa ra HĐND duyệt y. Hai Phụ
thẩm dự phiên tòa được lựa chọn bằng cách rút thăm... Còn khi xét xử các việc

đại hình tại Tòa đệ nhị cấp thi Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm có Chánh án,
hai Thẩm phán làm Phụ thẩm chuyên môn và hai Phụ thẩm nhân dân.
Sắc lệnh 13/SL còn quy định trường hợp Phụ thẩm không được tham gia
xét xử. Cụ thể là: không thể cùng làm Phụ thẩm trong cùng một Tòa án khi
Phụ thẩm là người thân thuộc hay thích thuộc với nhau cho đến bậc thứ ba; ỉà
người thân thuộc hay thích thuộc với các Thẩm phán hoặc các đương sự cho
đến bậc thứ ba; và không ai được làm Phụ thẩm trong một việc mà mình là
người đương sự hoặc đã điều tra, hoặc đã làm chứng hay làm giám định. Nếu
thấy có lý do chính đáng, các Phụ thẩm có thể xin hồi tị (tự rút lui, không
tham gia xét xử nữa) với Chánh án. Chánh án có toàn quyền quyết định có cho
Phụ thẩm hồi tị hay không.
Về quyền hạn của Phụ thẩm, trong các việc tiểu hình, Phụ thẩm không
được xem hồ sơ trước khi phiên tòa bắt đầu. Nhưng trong phiên tòa, Phụ thẩm
có quyền yêu cầu Chánh án hỏi thêm các bị cáo và cho biết các giấy tờ có
trong hồ sơ. sắc lệnh cũng quy định buộc Chánh án phải hỏi ý kiến các Phụ
thẩm về tội trạng các phạm nhân và về hình phạt, sau đó tự Chánh án quyết
định. Riêng việc tạm tha và các vấn để liên quan đến thủ tục thì Chánh án

10


không phải hỏi ý kiến Phụ thẩm mà tự mình quyết định. Còn trong việc đại
hình, HĐXX gồm có năm người, trong đó có hai Phụ thẩm nhân dân. Khác
với việc xét xử các vụ tiểu hình, (Phụ thẩm chỉ có quyền tham gia chứ không
có quyền quyết định tội trạng và hình phạt đối với bị cáo), khi xét xử các việc
đại hình, các Phụ thẩm nhân dân ngang quyền với các Thẩm phán chuyên môn
khi quyết định các vấn đề về tội trạng, hình phạt, tăng tội, giảm tội (trừ những
vấn đề liên quan đến thủ tục xét xử, hay việc tạm tha thì các Thẩm phán
chuyên môn tự quyết định). Việc nghị án của phiên tòa đại hình được thực
hiện theo nguyên tắc đa số. Vào thời gian đó, có ba Tòa thượng thẩm đặt ở ba

kỳ (Bắc, Trung, Nam). Khi Tòa thượng thẩm xét xử phúc thẩm về hình sự các
việc tiểu hình và đại hình, Hội đồng xét xử gồm có Chánh án và hai Hội thẩm
chuyên môn, ngoài ra còn có hai Phụ thẩm nhân dân có quyền quyết nghị. Phụ
thẩm nhân dân của Tòa thượng thẩm có từ 50 đến 100 người được chọn trong
nhân dân của mỗi kỳ và danh sách đó do ủ y ban hành chính kỳ lập đầu năm
sau khi hỏi ý kiến ông Chưởng lý. Các Phụ thẩm nhân dân khi xét xử tại Tòa
thượng thẩm được ngang quyền với Thẩm phán và Hội thẩm chuyên môn
trong việc quyết định tội trạng, hình phạt, tăng tội, giảm tội.
Về nghĩa vụ của Phụ thẩm nhân dân, sắc lệnh quy định nếu các Phụ
thẩm đã được chọn không đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng sẽ bị
phạt tiền, lần thứ nhất từ 20 đồng đến 50 đồng, lần thứ hai từ 50 đến 100
đổng, lần thứ ba từ 100 đến 200 đồng, ngoài ra còn có thể mất chức Phụ thẩm.
Các Phụ thẩm nhân dân không được tiết lộ các vấn đề bàn bạc khi nghị
án. Nếu tiết lộ thì sẽ bị Tòa thượng thẩm phạt tù giam từ 6 tháng đến 2 năm.
Để nâng cao trách nhiệm của Phụ thẩm, sắc lệnh quy định khi nhận
chức, Phụ thẩm phải tuyên thệ ‘Tôi thề trước công lý và nhân dân rằng tôi sẽ
suy xét cẩn thận những án đem ra xử, không hể ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi, vì tư

11


lợi hay thù oán riêng mà bênh vực hay làm hại một bị cáo nào. Tôi sẽ cứ công
bằng mà xét định mọi việc”.
Những quy định về địa vị pháp lý, về quyền và nghĩa vụ của Phụ thẩm
(Hội thẩm) nhân dân trong tố tụng hình sự ở những văn bản pháp lý đầu tiên
của Nhà nước ta về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tư pháp là cơ sở ban
đầu, có ý nghĩa rất quyết định đối với việc xét xử trong những ngày đầu của
Nhà nước dân chủ nhân dân còn non trẻ. Chế định Hội thẩm với tầm quan
trọng của nó, đã chính thức được ghi nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên của
Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946: “Trong xét xử việc hình phải có Phụ thẩm

nhân dân để tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với
Thẩm phán nếu là việc đại hình” (Điều 65 Hiến pháp năm 1946). Bước vào
đầu những năm 50, với đà thắng lợi phát triển của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và sự phát triển của chế độ dân chủ nhân dân, những yêu cầu
của đất nước đối với ngành tư pháp ngày càng cao. Tại Hội nghị học tập của
cán bộ ngành Tư pháp năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đòi hỏi cán bộ Tư
pháp: “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế
cũng chưa đủ. Không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung Tòa án.
Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân, Giúp dân, học dân để giúp mình
thêm liêm khiết, thêm công bằng...,,(I). Để nền tư pháp phát huy hiệu quả hơn
nữa phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng xã hội mới, thực
sự là một nền tư pháp nhân dân, Nhà nước ta trong khi bận trăm công nghìn
việc phục vụ cho cuộc “kháng chiến, kiến quốc” vẫn tiến hành cuộc cải cách
tư pháp (có thể coi đây là cuộc cải cách tư pháp lần thứ nhất). Cuộc cải cách
này bắt đầu bằng việc Chủ tịch nước ban hành sắc lệnh số 85/SL ngày
22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng(2). Mục tiêu của cuộc cải
cách tư pháp lần này là dân chủ hóa hơn nữa bộ máy tư pháp, làm cho
(l>. Hồ Chí Minh - Nhà nước và Pháp luật, NXB Pháp lý; Hà Nội 1985, trang 188.
<2> Tập Sắc lệnh do Chủ tịch Hổ Chí Minh ký vê' Nhà nước \à pháp luật, sách đã dẫn, trang 514.

12


thành phẩn nhân dân chiếm đa số trong xét xử các vụ án. Hội thẩm nhân dân
được ngồi xét xử cả việc hình sự, dân sự, thương sự và có quyền biểu quyết về
mọi vấn đề trong vụ án; Ban tư pháp xã được tăng thẩm quyền trong việc phạt
vi cảnh; Tòa án nhân dân cấp huyện được tăng thẩm quyền trong một số việc,
thủ tục tố tụng được cải cách theo hướng hợp lý và đơn giản hơn. Như vậy, cải
cách chế định Hội thẩm là một trong những nội dung rất cơ bản của cuộc cải
cách tư pháp năm 1950.

Sắc lệnh 85/SL sau khi được ban hành đã làm thay đổi về cơ bản tổ chức
và hoạt động của Tòa án nước ta so với mô hình tổ chức Tòa án theo sắc lệnh
13/SL ngày 24/1/1946. Cụ thể là:
- Tòa án sơ cấp trước đây được đổi thành TAND huyện, Tòa án đệ nhị
cấp được đổi thành TAND tỉnh, Hội đồng phúc thẩm đổi thành Tòa án phúc
thẩm, Phụ thẩm nhân dân gọi là Hội thẩm nhân dân.
- Hội thẩm nhân dân được tham gia xét xử cả các vụ án hình sự và dân
sự. Khi xét xử các việc hình sự và dân sự, TAND tỉnh gồm một Thẩm phán và
hai Hội thẩm nhân dân. Tòa phúc thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm
nhân dân. Hội thẩm nhân dân có quyền xem hồ sơ và biểu quyết, được hưởng
đặc quyền tài phán như các Thẩm phán. Như vậy, quyển hạn của Hội thẩm
nhân dân đã được mở rộng hơn trước. Số lượng Hội thẩm trong Hội đồng xét
xử có tăng thêm. Trong các vụ án hình sự, họ có quyền ngang Thẩm phán khi
xét xử cả việc tiểu hình lẫn việc đại hình (xem hồ sơ, quyết định tội trạng,
hình phạt, tăng tội, giảm tội).
Để thực hiện các quy định mới của pháp luật về việc tham gia xét xử của
Hội thẩm nhân dân, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan đã ra các văn bản
hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các quy định này. Đó là các Thông tư số 2/P4
ngày 5/2/1952 của Bộ Tư pháp sửa đổi chế định Hội thẩm nhân dân và quy
định quyền hạn, nhiệm vụ và lề lối làm việc của Hội thẩm nhân dân các cấp;

13


Thông tư số 512-HC ngày 6/10/1952 của Bộ Tư pháp cải cách chế định Hội
thẩm nhân dân huyện; Thông tư số 1671/HCTP ngày 11/9/1956 của Liên Bộ
Nội vụ - Tư pháp chấn chỉnh việc thực hiện chế định Hội thẩm của Tòa án
nhân dân khu và tỉnh(l). v ề quyền hạn và nhiệm vụ chung của Hội thẩm nhân
dân trong xét xử, các quy định của pháp luật thòi kỳ này đòi hỏi Hội thẩm
nhân dân và Thẩm phán phải hợp thành một khối, cả hai đều chịu trách nhiệm

chung trước Chính phủ và trước nhân dân về kết quả hoạt động của Tòa án.
Ngoài ra, mỗi người có một trách nhiệm riêng theo nhiệm vụ của mình chịu
một hình thức kỷ luật khác, tuỳ theo việc Hội thẩm nhân dân là cán bộ dân cử
hay công chức. Nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân là tham dự cùng với Thẩm
phán trong việc điều tra, xét xử, hòa giải, giáo dục nhân dân. Hội thẩm nhân
dân phải là sợi dây liên lạc giữa Tòa án với nhân dân, phải dành nhiều thì giờ
để gần dân, có như vậy, việc xét xử của Tòa án mới sát với nguyện vọng và
quyền lợi của nhân dân. Do đó, pháp luật đòi hỏi Hội thẩm nhân dân tránh
bao biện và tránh đi sâu vào kỹ thuật chuyên môn, (Thông tư số 2/P4)
Về quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của Hội thẩm nhân dân trong xét xử,
Thông tư số 2/P4 quy định cho Hội thẩm nhân dân khu và tỉnh những việc
phải làm là: xử án, hòa giải, điểu tra trong nhân dân, giáo dục nhân dân;
những việc nên làm nếu có điều kiện: Giáo dục phạm nhân, kiểm tra huấn
luyện và những việc không nên làm hoặc chỉ làm trong những trường hợp đặc
biệt (vắng Thẩm phán), đó là: việc hành chính, điều khiển văn phòng, quản trị
nhân viên, tổ chức đời sống tập thể; những việc thuộc kỹ thuật chuyên môn,
lập hồ sơ làm án, thi hành án, kiểm soát trại giam. Còn Hội thẩm nhân dân
huyện cũng có nhiệm vụ xét xử, hòa giải, điều tra và giáo dục nhân dân như
các Hội thẩm nhân dân tỉnh, khu. Đối với việc hình sự ở địa bàn xã, Hội thẩm
nhân dân có nhiệm vụ gửi cho Tòa án nhân dân huyện, tài liệu hoặc ý kiến dư
(l>. Tập Luật lệ về tư pháp, Bộ Tư pháp xuất bản năm 1957, trang 23 - 27.

14


luận mà họ thu thập được để Tòa án nhân dân nắm được những vấn đề liên
quan đến vụ án, từ đó có hướng xử lý đúng.
Trong khi xét xử, Thông tư số 2/P4 quy định Hội thẩm nhân dân có
quyền quyết định như Thẩm phán trong mọi việc như quyết định án, di lý vụ
án; quyết định điều tra thêm, cho tạm tha.

Hội thẩm nhân dân chỉ thực hiện công việc điểu tra các việc về hình sự
khi có ủy nhiệm của Công tố ủy viên tỉnh hay theo sự phân công hoặc ủy
nhiệm của Tòa án. Sự ủy nhiệm này chỉ thực hiện trong trường hợp đặc biệt.
Đối với trường hợp phạm pháp quả tang thì Hội thẩm nhân dân có thể lập
biên bản và giao biên bản đó cho nhà chức trách địa phương để xử lý. Ngoài
ra, Hội thẩm nhân dân có có trách nhiệm vận động nhân dân tố cáo (bình
nghị, kiểm soát, giáo dục và giúp đỡ người phạm pháp nhằm bài trừ những vi
phạm hình sự nhỏ ở cơ sở (như trộm cắp vặt - Thông tư số 512/HC ngày
6/10/1952).
Về phương pháp và lề lối làm việc của Hội thẩm nhân dân, Thông tư số
2/P4 quy định trong Hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán làm
việc theo nguyên tắc có thảo luận và cùng quyết định chung, phân công theo
trách nhiệm. Tuy nhiên, việc tuyên án thuộc về trách nhiệm của Thẩm phán,
còn việc điều khiển phiên tòa và thuyết trình trước phiên tòa do Chánh án và
Hội thẩm nhân dân thống nhất phân công với nhau. Hội thẩm nhân dân có
quyền hỏi bị can và những người làm chứng. Ngoài ra, Hội thẩm nhân dân còn
là thành viên của Hội đồng tư pháp (được thành lập theo Thông tư số 248/P4
ngày 25/8/1950 của Bộ tư pháp về việc thành lập tư pháp liên khu) và Thông
tư 289/P4 ngày 4/10/1950 của Bộ Tư pháp về lề lối làm việc của Tòa án nhân
dân tỉnh, huyện). Hội đồng này họp hàng tháng để góp ý kiến với Giám đốc tư
pháp hoặc Công tố ủy viên về việc thi hành kế hoạch tư pháp và góp ý kiến với
Chánh án Tòa án nhân dân về ấn định đường lối xét xử.

15


Qua một thời gian thực hiện chế định Hội thẩm nhân dân theo tinh thần
của cuộc cải cách tư pháp năm 1950, mặc dù còn một số hạn chế và khiếm
khuyết như việc mời Hội thẩm nhân dân còn khó khăn do các Hội thẩm nhân
dân bận việc, một số Tòa án chưa có điều kiện bồi dưỡng về đường lối, chính

sách và cách thức làm việc cho Hội thẩm nhân dân... nhưng chế định này đã
thực sự phát huy tác dụng, nhất là trong các vụ án hình sự có liên quan đến
chính sách dân tộc, tôn giáo. Việc cử Hội thẩm nhân dân tuỳ theo tính chất
của vụ án đã mang lại ảnh hưởng chính trị tốt về mặt đoàn kết nhân dân và
tăng cường sự liên hệ giữa chính quyển và nhân dân. Để khắc phục những
nhược điểm và phát huy những yếu tố tích cực nói trên, liên Bộ Nội vụ - Tư
pháp đã ra Thông tư số 1671-HCTP ngày 11/9/1956 chấn chỉnh việc thực hiện
chế định Hội thẩm nhân dân khu và tỉnh nhằm củng cố thêm chế định này.
Phương hướng chung mà Thông tư 1671-HCTP nêu ra là phải mở rộng danh
sách Hội thẩm nhân dân nhằm tăng cường hơn nữa việc nhân dân tham gia
vào hoạt động tư pháp, đồng thời bảo đảm cho Tòa án được dễ dàng trong việc
mời Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử. Tuy nhiên, vẫn phải chú trọng chất
lượng Hội thẩm để nâng cao tác dụng của họ trong Tòa án. v ề biện pháp thực
hiện, tinh thần chung là lấy Hội thẩm nhân dân trong danh sách như từ trước
vẫn làm, nhưng trong trường hợp đặc biệt như các vụ án hình sự liên quan đến
chính sách tôn giáo, dân tộc hoặc liên quan đến các tầng lớp nhân sĩ, trí thức,
tư sản, nếu xét thấy thật cần thiết phải có đại biểu tôn giáo, dân tộc hay đại
biểu các tầng lớp đó tham gia xét xử để gây ảnh hưởng chính trị mà trong
danh sách Hội thẩm nhân dân không có đại biểu ấy thì Tòa án có thể để nghị
với ủ y ban hành chính cấp tương đương xét chọn và ra quyết nghị cử làm Hội
thẩm nhân dân trong phiên tòa.

vể

lề lối làm việc giữa Tòa án và Hội thẩm nhân dân, Thông tư 1671-

HCTP qui định, Tòa án cần thường xuyên bồi dưỡng về đường lối, chính sách
và pháp luật cho Hội thẩm nhân dân, hướng chủ yếu là triệu tập Hội thẩm

16



nhân dân dự các hội nghị quan trọng có kiểm điểm về đường lối truy tố và xét xử do
Tòa án tổ chức.
Về phần mình, Tòa án phải báo trước chậm nhất là bảy ngày trước ngày
mở phiên tòa cho Hội thẩm nhân dân được mời ngồi phiên tòa đó biết. Hội
thẩm nhân dân được mời phải đến trước ngày mở phiên tòa ít nhất là một ngày
để có đủ thì giờ nghiên cứu hồ sơ, bàn bạc về việc xét xử. Trường hợp cần
thiết, Tòa án có thể yêu cầu Hội thẩm nhân dân điều tra thêm trước khi ngồi
phiên tòa. Trước khi mở phiên tốa, Tòa án cùng Hội thẩm nhân dân thảo luận
để thống nhất ý kiến về mục đích và yêu cầu của phiên tòa, giúp đỡ Hội thẩm
nhân dân nắm vững nội dung vụ án và những chính sách của Chính phủ áp
dụng vào vụ án để Hội thẩm nhân dân góp ý kiến được thiết thực và chính xác
vào việc xét xử. Hội thẩm nhân dân có thể được phân công thẩm vấn một số
vụ án hoặc một số điểm trong từng vụ án. Sau phiên tòa, Hội thẩm nhân dân
còn phải ở lại để dự cuộc họp rút kinh nghiệm phiên tòa.
Như vậy, với một nền tư pháp dân chủ còn non trẻ trong 15 năm đầu tồn
tại, chế định Hội thẩm nhân dân đã được xây dựng và củng cố phù hợp với yêu
cầu của nhiệm vụ cách mạng của đất nước. Chế định này đã thu hút ngày càng
đông đảo đại diện của nhân dân tham gia và việc xét xử có hiệu quả và đã đúc
kết được nhiều kinh nghiệm bước đầu quan trọng của một nền tư pháp nhân
dân. Chính những kinh nghiệm ban đầu đó đã tạo cơ sở cho việc hoàn thiện
các quy định của pháp luật thòi kỳ sau đó về địa vị pháp lý của Hội thẩm trong
tố tụng nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng.
1.2. Giai đoạn 195 9 -1 9 8 0
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết.
Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh thống
nhất đất nước. Trước tinh hình mới của đất nước, Nhà nước ta đã ban hành bản
Hiến pháp thứ hai, Hiến pháp 1959. Trong bản Hiến pháp này tiếp tục ghì


17

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN :
TRƯỜNG ĐẠI H Ọ 'HÀ í !
PHÒNG ĐỌC _ _


nhận các nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của Tòa án, trong đó có nguyên
tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử; khi xét xử, Tòa án (bao gồm Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân) độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 100);
khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán (Điều 99).
Như vậy, so với Hiến pháp năm 1946 thì Hiến pháp năm 1959 quy định về địa
vị pháp lý của Hội thẩm một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Đến khi Luật tổ
chức Tòa án nhân dân ra đời (14/7/1960) thì các Tòa án ở nước ta được tổ
chức theo nguyên tắc kết hợp thẩm quyền với lãnh thổ bao gồm: Tòa án nhân
dân Tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huýện, các Tòa
án quân sự. Ngoài ra, còn có Tòa án nhân dân khu tự trị Việt Bắc và Tây Bắc.
Địa vị pháp lý của Hội thẩm được quy định cụ thể hơn. Ngoài nguyên tắc khi
xét xử, Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (đã được ghi nhận trong Hiến
pháp năm 1959), Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 quy định thêm
nguyên tắc “Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số”. Cũng theo luật
này, khi xét xử sơ thẩm về hình sự, Tòa án nhân dân gồm có một Thẩm phán
và hai Hội thẩm nhân dân. Trường hợp xử những vụ án nhỏ, giản đơn và
không quan trọng thì không có Hội thẩm nhân dân. Khi xét xử phúc thẩm,
trong trường hợp đặc biột, phải có thêm hai Hội thẩm nhân dân. Đối với các
Tòa án nhân dân ở khu tự trị Việt Bắc và Tây Bắc, nếu vụ án mà các bị cáo
thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau thì HĐXX gồm có một Thẩm phán
và bốn Hội thẩm nhân dân. Còn khi xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm,
trong trường hợp cần thiết, ngoài ba Thẩm phán có thể có thêm hai hoặc bốn
Hội thẩm nhân dân(l). Đối với các vụ án hình sự nhỏ không phải mở phiên

tòa thì theo Thông tư 107/TC ngày 7/6/1965 của Tòa án nhân dân Tối cao,
chỉ có một Thẩm phán xét xử mà không có Hội thẩm nhân dân tham gia. Còn
những trường hợp xét xử phúc thẩm có Hội thẩm nhân dân tham gia cũng chỉ

(l) T ổ chức Nhà nước Việt Nam dân chủ l ộng hoà, NXB Sự thật, Hà Nội, 1974, trang 200

18


hạn chế trong các vụ án có ảnh hưởng chính trị lớn (bị cáo là những người
chức sắc trong các tôn giáo, dân tộc...)Để thực hiện các quy định của Hiến pháp nám 1959 và Luật tổ chức Tòa
án nhân dân năm 1960 về việc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, ngày
29/12/1961, Tòa án nhân dân Tối cao đã ra Thòng tư 2421-TC “Hướng dẫn
thực hiện chế độ Hội thẩm nhân dân”, trong đỏ nhấn mạnh trọng tâm hoạt
động của Hội thẩm là tham gia xét xử, ngoài ra còn tham gia tuyên truyền
pháp luật và công tác hòa giải ở cơ sở.
Theo Thông tư này, trừ những việc xử vi cánh không có Hội thẩm nhân
dân tham gia, còn nguyên tắc chung là khi xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
phải có Hội thẩm nhân dân. Vì ở phiên tòa sơ thẩm hình sự, Tòa án nhân dân
phải xét về bản chất sự việc, tức là xem xét bị cáo có phạm pháp không, trách
nhiệm của bị cáo trong việc phạm pháp đến mức nào. Điều đó rất cần có tiếng
nói của người đại diện cho nhân dân, tức là Hội thẩm nhân dân vì Hội thẩm
nhân dân rất sát với thực tế, có thể góp phần quan trọng làm cho việc xét xử
của Tòa án được chính xác. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, việc xét xử
sơ thẩm có thể không có Hội thẩm, nhưng trường hợp đặc biệt này phải do ủ y
ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hay
Chánh án Tòa án cấp huyện quyết định. Đó là những trường hợp những vụ án
nhỏ, giản đơn và không quan trọng, những vụ án này do một Thẩm phán ngồi
xét xử.
Còn khi xét xử phúc thẩm về hình sự, trường hợp đặc biệt nếu thiếu

Thẩm phán có thể mời một Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử nhưng rất hãn
hữu và phải do ủ y ban Thẩm phán quyết định. Hoặc những vụ án có ảnh
hưởng chính trị lớn xảy ra ở vùng Thiên chúa giáo tập trung và miền núi thì có
thể thêm hai Hội thẩm nhân dân nhưng số Thẩm phán chuyên trách phải là ba

19


ngưòi. Về quyền và nghĩa vụ cụ thể của Hội thẩm nhân dân, Thông tư đã quy
định rõ:
- Đối với một số vụ án quan trọng, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tiến
hành họp trước để chuẩn bị việc xét xử thì Hội thẩm nhân dân có quyền cùng
với Thẩm phán quyết định những vấn đề như: đc nghị Viện kiểm sát điều tra
thêm, tạm tha cho bị cáo bị giam cứu, bắt bị cáo đã bị truy tố nhưng còn được
tại ngoại, xử công khai hay xử kín, có chỉ định n gười bào chữa cho bị cáo hay
không...
- Trong phiên tòa, Hội thẩm nhân dân có quyền đề nghị với Thẩm phán
Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm đương sự, bị cáo về một số điều hoặc để cho mình
hỏi thêm một số điểu. Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ bảo đảm cho
việc xét hỏi, tranh luận và giữ gìn trật tự tại phLên tòa. Tuỳ tình hình cụ thể
của mỗi vụ án, các Hội thẩm nhân dân có thể được phân công xét hỏi một số
vấn đề nhất định. Hội đồng xét xử (bao gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân) có nhiệm vụ quyết định mọi vấn đề về nội dung cũng như về thủ tục tố
tụng trong phiên tòa. Đối với những vấh đề đơn giản, không phải thảo luận lâu
thì Hội đồng xét xử trao đổi và quyết định ngay tại phiên tòa, nhưng nếu việc
trao đổi đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, hoặc trao đổi để nghị án thì Hội
đồng xét xử phải vào phòng nghị án.
- Trong phòng nghị án, Hội thẩm nhân dân có quyền cùng với Thẩm
phán quyết định về việc định tội, lượng hình Hội đồng xét xử làm việc trên
nguyên tắc quyết định theo đa số và Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có

quyền ngang nhau. Tuy nhiên, Thẩm phán là người có chuyên môn và kinh
nghiệm xét xử nên cần giúp đỡ Hội thẩm nhân dan nắm được đường lối, chính
sách và pháp luật, đồng thời phát huy tác dụng tích cực của Hội thẩm nhân
dân.

20


v ề nghĩa vụ của Hội thẩm khi tham gia xét xử, Thông tư quy định Hội
thẩm nhân dân phải đến Tòa án làm nhiệm vụ của mình theo đúng ngày, giờ
mà Tòa án đã ấn định để không gây lãng phí cho Nhà nước và cho nhân dân,
đồng thời không gây trở ngại cho việc xét xử. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội
thẩm nhân dân cần nghiên cứu kỹ hồ sơ của vụ án mà mình tham gia xét xử.
Thẩm phán có trách nhiệm giải đáp cho Hội thẩm nhân dân những vấn đề về
pháp luật mà Hội thẩm đề nghị giải thích. Nếu thấy cần thiết, Hội thẩm nhân
dân có thể về địa phương nơi xảy ra vụ án để nắm thêm tình hình và tìm hiểu ý
kiến của các đoàn thể nhân dân. Ngoài ra Hội thẩm nhân dân có nghĩa vụ phải
giữ gìn bí mật việc thảo luận ở Tòa án về các vụ án(1).
Sau khi tham gia xét xử, khi về địa phương, Hội thẩm nhân dân phải
thông báo lại cho những người trong khu dân cư biết những vụ án mà mình đã
tham gia xét xử, thông qua đó mà giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân và
phòng ngừa tội phạm. Để có uy tín trong khi xét xử, Hội thẩm nhân dân phải
gương mẫu chấp hành chính sách và pháp luật, tích cực trong công tác, gương
mẫu trong lối sống, liên hệ mật thiết với quần chúng.
Bước vào những năm 70, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã giành
được những thắng lợi to lớn và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã
bước vào thời kỳ mới, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải được tăng cường
để bảo đảm tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng. Yêu cầu đó đòi hỏi phải
nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nhằm bảo đảm tốt hơn nữa lợi ích của
Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Một trong

những điều kiện để nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án là tăng cường vị trí,
vai trò và chất lượng Hội thẩm nhân dân. Trong Bản hướng dẫn về trình tự tố
tụng sơ thẩm về hình sự (kèm theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của
Tòa án nhân dân Tối cao) đã có những quy định về địa vị pháp lý của Hội
(l>. Tập Hệ thống hóa Luật lệ vê' tố tụng hình sự, Tập ỉ - Tòa án nhân dân Tối cao, Hà
Nội 1976, trang 105,109,136.

21


thẩm nhân dân. Ngoài những quy định pháp luật được ban hành trước năm
1974 vẫn còn có hiệu lực thi hành, Bản hướng dẫn này đã quy định khá chi tiết
và cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử
các vụ án hình sự.
Trước hết, nói về việc mời Hội thẩm nhân dân dự khuyết, Bản hướng dẫn
nêu rõ là đề phòng những trường hợp Hội thẩm nhân dân có thể không tham
dự được phiên tòa, ngoài số Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử, cần
mời một số Hội thẩm nhân dân dự khuyết. Các Hội thẩm nhân dân dự khuyết
phải theo dõi vụ án liên tục ở phòng xử án để nếu cần phải thay thế Hội thẩm
nhân dân chính thức thì sẽ tham gia ngay Hội đồng xét xử. Nếu không phải
thay thế Hội thẩm nhân dân chính thức thì Hội thẩm nhân dân dự khuyết chỉ
tham dự phiên tòa mà không tham gia nghị án.
Thứ hai, về việc thay đổi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân vẫn thực
hiện theo quy định của các Điều 20, 21, 23 của sắc lệnh 13/SL ngày
24/1/1946. Về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán và theo tinh thần Điểu
14 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1960: “Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án
thay đổi Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân, nếu thấy những người này có
quan hệ với vụ án có thể làm cho việc xét xử không được công bằng...” .
Trong Bản hướng dẫn vể trình tự xét xử sơ thẩm về hình sự kèm theo Thông tư
16-TATC ngày 29/7/1974 của Tòa án nhân dân Tối cao đã quy định: Chủ tọa

phiên tòa phải phổ biến cho bị cáo, người bào chữa và các đương sự trong vụ
án biết rõ quyền và nghĩa vụ của họ về việc yêu cầu thay đổi Thẩm phán hoặc
Hội thẩm nhân dân. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân, bị cáo, người bào chữa,
người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có trách nhiệm bồi thường và người có
tài sản, quyền lợi liên quan đến việc phạm pháp có quyền xin thay đổi Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân. Nếu trước khi mở phiên tòa thì việc thay đổi
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân xem xét và

22


quyết định. Còn khi đã mở phiên tòa thì việc thay đổi do Hội đồng xét xử
quyết định.
Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ cụ thể của Hội thẩm nhân dân, Bản hướng
dẫn nêu rõ Hội đồng xét xử (bao gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) có
nhiệm vụ quyết định mọi vấn đề về nội dung cũng như về thủ tục tố tụng trong
phiến tòa. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số trên nguyên tắc là Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân ngang quyền với nhau.
Ở phần xét hỏi, Bản hướng dẫn quy định Thẩm phán hỏi trước, các Hội
thẩm nhân dân hỏi bổ sung. Nếu nhận thấy phải trực tiếp xem xét hiện trường
hoặc những vật chứng cồng kềnh không thể đem đến phiên tòa được thì Hội
đồng xét xử (bao gồm cả Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) phải đến tại chỗ để
xem xét.
Về phẩn nghị án, Bản hướng dẫn quy định ngoài Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân ra, những người khác không được vào phòng nghị án và không được
tham gia vào việc nghị án. Khi nghị án, Chủ tọa phiên tòa nên để cho các Hội
thẩm nhân dân phát biểu ý kiến trước. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số.
Nếu có ý kiến của một trong các thành viên của Hội đồng xét xử không nhất
trí thì Chủ tọa phiên tòa phải lập biên bản ghi lại ý kiến không nhất trí với đa
số. Người có ý kiến thuộc thiểu số có thể trình bày viết những ý kiến của

mình để lưu trong hồ sơ vụ án. Bản án và quyết định của Tòa án phải được
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và các Hội thẩm nhân dân ký vào. Ở đây cũng
cần lưu ý đến một điểm trong Bản sơ kết kinh nghiêm về việc tiến hành phiên
tòa sơ thẩm về hình sự số 80-NCPL ngày 25/2/1974 kèm theo Công văn số
98/NCPL ngày 2/3/1974 của Tòa án nhân dân Tối cao gửi các Tòa án nhân
dân địa phương khi nói đến sự độc lập của Hội thẩm nhân dân trong nghị án,
đó là: “Sự chỉ đạo của ủ y ban Thẩm phán chỉ có giá trị ràng buộc đối với
Thẩm phán nhưng không có giá trị ràng buộc đối vơí Hội thẩm nhân dân. Vì

23


×