Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công công trình tại cảng hàng không quốc tế tân sơn nhất trường hợp đường cất hạ cánh luận văn quy hoạch và kỹ thuật giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
--------- oOo --------

TRẦN THÁI BÌNH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THI CÔNG
CÔNG TRÌNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN
NHẤT – TRƯỜNG HỢP ĐƯỜNG CẤT HẠ CÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

TP. HCM, 4 - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
--------- oOo --------

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THI CÔNG
CÔNG TRÌNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN
NHẤT – TRƯỜNG HỢP ĐƯỜNG CẤT HẠ CÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÀ KỸ THUẬT GIAO THÔNG



Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Quang Phú
Học viên
: Trần Thái Bình
Lớp
: QH.1501

TP. HCM, 4 - 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài .....................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2

3.

Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu ...............................................3

4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ..........................................................4


5.

Nội dung luận văn: .............................................................................................4

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI
CÔNG CÔNG TRÌNH SÂN BAY ...........................................................................6
1.1 Một số vấn đề chung về tiến độ thi công và quản lý tiến độ thi công ................6
1.1.1 Tiến độ thi công: .................................................................................................6
1.1.1.1 Các định nghĩa trong nghiên cứu ....................................................................6
1.1.1.2 Phương pháp lập tiến độ thi công ...................................................................9
1.1.1.3 Quản lý tiến độ thi công ................................................................................17
1.2 Đặc điểm thi công của các công trình sân bay và ảnh hưởng của nó đến tiến độ
thi công: .....................................................................................................................19
1.2.1 Đặc điểm thi công của các công trình sân bay: ................................................19
1.2.2 Ảnh hưởng đến tiến độ: ....................................................................................19
1.2.2.1 Công nghệ thi công mới: ...............................................................................19
1.2.2.2 Thời gian thi công ngắn: ...............................................................................20

i


1.2.2.3 Đảm bảo khai thác cảng hàng không: ...........................................................20
1.2.2.4 Năng lực nhà thầu .........................................................................................21
1.2.2.5 Thời tiết .........................................................................................................22
1.2.2.6 Mặt bằng thi công hạn chế ............................................................................22
1.3 Sơ lược một vài nghiên cứu trước đây .............................................................22
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới.............................................................................22
1.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ...........................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH

ĐƯỜNG CẤT HẠ CÁNH TẠI CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG THUỘC KHU
VỰC PHÍA NAM, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................26
2.1 Tổng quan về tình hình đầu tư xây dựng công trình sân bay thuộc khu vực
phía Nam ...................................................................................................................26
2.1.1 Tổng quan về tình hình đầu tư xây dựng công trình tại Cảng Hàng không Quốc
tế Tân Sơn Nhất.........................................................................................................26
2.1.2 Tổng quan về tình hình đầu tư xây dựng công trình tại Cảng hàng không Quốc
tế Cần Thơ .................................................................................................................28
2.1.3 Tổng quan về tình hình đầu tư xây dựng công trình tại Cảng Hàng Không
Quốc Tế Phú Quốc ....................................................................................................30
2.2 Thực trạng tiến độ thi công đường cất hạ cánh tại các Cảng hàng không thuộc
khu vực phía Nam: ....................................................................................................31
2.2.1 Xây Dựng Đường CHC, Sân Đỗ Máy Bay – Cảng Hàng Không Quốc Tế Phú
Quốc: .........................................................................................................................31
2.2.2 Xây Dựng Đường CHC, Mở Rộng Sân Đỗ Máy Bay – Cảng Hàng Không
Quốc Tế Cần Thơ ......................................................................................................33

ii


2.2.3 Mở Rộng, Nâng Cấp Sân Đỗ Máy Bay – Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn
Nhất: ..........................................................................................................................34
2.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thi công đường cất hạ cánh tại các Cảng
hàng không thuộc khu vực phía Nam: ......................................................................35
2.3.1 Nguyên nhân do mặt bằng thi công: .................................................................35
2.3.2 Nguyên nhân do chủ đầu tư/ ban quản lý dự án: ..............................................36
2.3.3 Nguyên nhân do nhà thầu thi công: ..................................................................37
2.3.4 Nguyên nhân do nhà thầu tư vấn giám sát: ......................................................40
2.3.5 Nguyên nhân do nhà thầu tư vấn thiết kế: ........................................................40
2.4 Mô hình nghiên cứu: ........................................................................................41

2.4.1 Mô hình nghiên cứu: ........................................................................................41
2.4.2 Quy trình nghiên cứu: .......................................................................................44
2.4.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ: .......................................................................45
2.4.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức: ..............................................................45
2.4.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: .......................................................................45
2.4.4 Kích thước mẫu và xử lý dữ liệu: .....................................................................47
2.4.4.1 Kích thước mẫu: ............................................................................................47
2.4.4.2 Xử lý số liệu: .................................................................................................47
a) Kiểm định thang đo: .......................................................................................47
b) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................47
c) Phân tích hồi quy bội ......................................................................................48
2.4.5 Xây dựng bảng câu hỏi: ....................................................................................48
2.4.5.1 Phần mở đầu ..................................................................................................50
2.4.5.2 Những thông tin chung..................................................................................50
iii


2.4.5.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình tại Cảng hàng
không Quốc tế Tân Sơn Nhất. .......................................................................52
2.4.5.4 Mức độ chậm tiến độ trong các dự án tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn
Nhất: .............................................................................................................56
2.4.5.5 Thông tin về người trả lời .............................................................................56
2.4.6 Khảo sát thử nghiệm .........................................................................................56
2.4.7 Nhập dữ liệu và xử lý số liệu............................................................................57
2.5 Thông tin về mẫu nghiên cứu ...........................................................................58
2.5.1 Thống kê kinh nghiệm làm việc .......................................................................60
2.5.2 Thống kê chức vụ công tác ...............................................................................60
2.5.3 Thống kê bên tham gia dự án của cá nhân tham gia khảo sát ..........................60
2.5.4 Thống kê số lượng công trình công trình sân bay thuộc Cảng hàng không quốc
tế Tân Sơn Nhất đã tham gia .....................................................................................61

2.5.5 Thống kê tổng mức đầu tư công trình lớn nhất của người được khảo sát đã
tham gia .....................................................................................................................61
2.5.6 Thống kê sự cần thiết của việc nghiên cứu ......................................................62
2.6 Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu ............................................................62
2.6.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo .........................................63
2.6.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..................................................................64
2.6.3 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu từ kết quả EFA ..............................................65
2.6.4 Phân tích hồi quy: .............................................................................................70
2.6.4.1 Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình ..........................................71
2.6.4.2 Xác định mức độ tác động của các biến trong mô hình ................................72
2.6.4.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ..............75

iv


2.6.5 Phân tích phương sai một yếu tố (One_way ANOVA) ....................................77
2.7 Kết luận chương 2 ............................................................................................80
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG
TRÌNH

TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT –

TRƯỜNG HỢP ĐƯỜNG CẤT HẠ CÁNH ..........................................................80
3.1 Ý nghĩa và kết quả nghiên cứu: ........................................................................80
3.2 Hàm ý các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến tiến độ thi công trong các công
trình sân bay thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ...................................81
3.3 Đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công đường cất hạ cánh tại
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và các Cảng hàng không thuộc khu vực
phía Nam. ..................................................................................................................82
3.3.1 Nhóm giải pháp đối với Chủ đầu tư .................................................................82

3.3.2 Nhóm giải pháp đối với Nhà thầu thi công ......................................................83
3.3.3 Nhóm giải pháp đối với các bên liên quan tham gia dự án. .............................83
a)

Đối với yếu tố từ tư vấn giám sát (F4) ..........................................................83

b)

Đối với yếu tố tư vấn thiết kế (F5) ................................................................84

KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
1.

KẾT LUẬN ......................................................................................................85

2.

KIẾN NGHỊ......................................................................................................85

a.

Hạn chế của đề tài: ...........................................................................................85

b.

Hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87

v



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1 Bảng mã hóa các yếu tố ............................................................................57
Bảng 2. 2 Bảng mã hóa bên tham gia dự án..............................................................57
Bảng 2. 3 Bảng mã hóa số công trình đã tham gia....................................................58
Bảng 2. 4 Bảng mã hóa mức độ chậm trễ .................................................................58
Bảng 2. 5 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ......................................................63
Bảng 2. 6 Các thành phần nhân tố bao gồm các biến quan sát .................................66
Bảng 2. 7 Kết quả phân tích hồi quy .........................................................................70
Bảng 2. 8 Hệ số phương sai ANOVA của mô hình hồi quy .....................................70
Bảng 2. 9 Hệ số hồi quy Coefficientsa ......................................................................71
Bảng 2. 10 Kiểm định Test of Homogeneity of Variances theo biến bên tham gia dự
án ...............................................................................................................................77
Bảng 2. 11 Phân tích ANOVA theo biến bên tham gia dự án ..................................77
Bảng 2. 12 Kiểm định Test of Homogeneity of Variances theo biến số công trình
tham gia .....................................................................................................................78
Bảng 2. 13 Phân tích ANOVA theo biến số công trình tham gia .............................78

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Biểu đồ tiến độ ngang (Gantt) (Nguồn: [3]) ...............................................9
Hình 1. 2 Biểu đồ nhân lực tiến độ ngang (Nguồn: [3]) ...........................................11
Hình 1. 3 Biểu đồ tiến độ xiên (Nguồn: [3]) .............................................................12
Hình 1. 4 Phần tử sơ đồ mạng (Nguồn: [3]) .............................................................14
Hình 1. 5 Thể hiện mối liên hệ tương quan khác nhau của các công tác (Nguồn: [3])
...................................................................................................................................15
Hình 1. 6 Sơ đồ tính các thông số của sơ đồ mạng (Nguồn: [3])..............................16

Hình 1. 7 Sơ đồ mạng trên trục thời gian (Nguồn: [3]) ............................................17
Hình 1. 8 Sơ đồ quy trình quản lý tiến độ thi công (Nguồn: [2]) .............................18
Hình 1. 9 Công nghệ thi công đường lăn, sân đỗ, đường cất hạ cánh - Cảng hàng
không Quốc tế Tân Sơn Nhất ....................................................................................20
Hình 1. 10 Sơ đồ bố trí công trường thi công ...........................................................21
Hình 1. 11 Các công trình thi công tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất vừa
thi công vừa khai thác. ..............................................................................................21
Hình 1. 12 Mặt bằng thi công bị hạn chế ..................................................................22
Hình 2. 1 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ..................................................26
Hình 2. 2 Thi công mở rộng sân đỗ máy bay thuộc Cảng hàng không Quốc tế Tân
Sơn Nhất ....................................................................................................................28
Hình 2. 3 Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ ...........................................................30
Hình 2. 4 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc .........................................................30
Hình 2. 5 Thi công nâng cấp đường cất hạ cánh tại Cảng Hàng Không Quốc tế Phú
Quốc ..........................................................................................................................31
Hình 2. 6 Biểu đồ so sánh thực trạng tiến độ Xây Dựng Đường CHC, Sân Đỗ Máy
Bay – Cảng Hàng Không Quốc Tế Phú Quốc. .........................................................32
Hình 2. 7 Biểu đồ so sánh thực trạng tiến độ Xây Dựng Đường CHC, Mở Rộng Sân
Đỗ Máy Bay – Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ ..............................................33
Hình 2. 8 Biểu đồ so sánh thực trạng tiến độ dự án Mở Rộng, Nâng Cấp Sân Đỗ
Máy Bay – Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất ............................................34
Hình 2. 9 Đề xuất mô hình nghiên cứu .....................................................................43
Hình 2. 10 Quy trình nghiên cứu của đề tài ..............................................................44
Hình 2. 11 Biểu đồ biểu diễn kinh nghiệm làm việc.................................................60

vii


Hình 2. 12 Biểu đồ biểu diễn chức vụ của cá nhân tham gia khảo sát......................60
Hình 2. 13 Biểu đồ biểu diễn bên tham gia dự án của cá nhân tham gia khảo sát....60

Hình 2. 14 Biểu đồ biểu diễn số lượng công trình đã tham gia trên địa bàn của cá
nhân tham gia khảo sát ..............................................................................................61
Hình 2. 15 Biểu đồ biểu diễn tổng mức đầu tư đã tham gia trên địa bàn của người
tham gia khảo sát .......................................................................................................62
Hình 2. 16 Biểu đồ biểu diễn sự cần thiết của việc nghiên cứu ................................62
Hình 2. 17 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ..............................................................70
Hình 2. 18 Đồ thị phân tán Scatterplot ......................................................................75
Hình 2. 19 Đồ thị tần số Histogram ..........................................................................76

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua với sự phát triển mạnh của ngành hàng không, nhu cầu
vận chuyển hàng hoá, hành khách tăng cao, sự không đồng bộ về công suất dẫn đến
sự quá tải tại một số Cảng hàng không như: Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài,
Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc đặt biệt
tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất…Để giải quyết những hạn chế của
ngành, các cấp Lãnh đạo đã chỉ đạo nâng cấp công suất khai thác, cải tạo cở sở hạ
tầng… từ những yêu cầu trên rất nhiều dự án cần được điều chỉnh, cải tạo & xây
dựng mới. Trong quá trình triển khai có rất nhiều dự án sân bay trong cả nước nói
chung bị chậm tiến độ thi công so với thời gian ký kết hợp đồng. Việc chậm trễ tiến
độ dẫn đến phát sinh them chi phí xây dựng do phải làm việc lâu hơn, hiệu quả sử
dụng thiết bị, nhân lực thấp, tăng chi phí vật liệu do lạm phát và ảnh hưởng đến hiệu
quả đầu tư của dự án. Một số công trình sân bay trên cả nước có tiến độ thi công
không đảm bảo so với hợp đồng như: Công trình Sửa chữa, mở rộng sân đỗ máy
bay – Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (bị chậm hơn 07 tháng), công trình
Sửa chữa đường CHC – Cảng hàng không Rạch Giá (bị chậm hơn 03 tháng)…. Tuy
việc chậm trễ tiến độ thi công các công trình sân bay không làm phát sinh chi phí từ

ngân sách nhà nước do các công trình thực hiện theo loại hợp đồng trọn gói hoặc
theo đơn giá cố định. Nhưng các nhà thầu phải gánh chịu các chi phí phát sinh do
việc thi công kéo dài, làm giảm lợi nhuận của nhà thầu dẫn đến thiệt hại nguồn lực
chung của xã hội. Đối với chủ đầu tư, việc chậm đưa công trình vào khai thác ảnh
hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án và về mặt xã hội làm giảm lòng tin của nhân
dân.
Việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công có thể giúp cho
chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn và các ban ngành liên quan đến công trình có thể
đảm bảo tiến độ thi công, đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án và tránh được những
tổn thất do việc chậm tiến độ gây ra.
Vì vậy việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công là hết sức cần
1


thiết, nhằm đảm bảo tiến độ thi công và hiệu quả đầu tư của dự án. Nhận thấy tầm
quan trọng và sự cần thiết của công tác xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ
thi công, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công công
trình tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất – Trường hợp đường cất hạ
cánh” tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi
công công trình, phân tích những nguyên nhân phát sinh, mô tả và phân loại các yếu
tố, đánh giá và xếp hạng các yếu tố, từ đó xây dựng kế hoạch đẩy nhanh tiến độ thi
công công trình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài: Đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi
công đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và các Cảng
hàng không thuộc khu vực phía Nam mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu việc chậm
trễ tiến độ thi công các công trình trong khu vực hiện nay, từ đó giúp cho các bên
tham gia dự án như chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, tư vấn giám sát,... giảm thiểu
được những rủi ro khi tham gia vào các dự án, đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án
và giảm thiểu chi phí do việc chậm tiến độ thi công gây ra. Nghiên cứu thực hiện

xây dựng mô hình đo lường sự tác động của các yếu tố thường gây chậm trễ tiến độ
thi công đường cất hạ cánh tại các Cảng hàng không thuộc khu vực phía Nam.
Mục tiêu cụ thể sau: Đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công
đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, áp dụng vào các
công trình đang triển khai cũng như chuẩn bị triển khai tại Cảng hàng không Quốc
tế Tân Sơn Nhất như: công trình Xây dựng Sân đỗ máy bay phía Bắc đường lăn
song song đoạn từ NS ÷ E6, Nâng cấp đường HCC 25R, Mở rộng sân đỗ máy bay
khu 19,79ha đất quân sự bàn giao và các Cảng hàng không thuộc khu vực phía Nam
từ các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình sân bay
trên phạm vi cả nước. Đồng thời xem xét sự đồng tình về các yếu tố ảnh hưởng đến
tiến độ thi công giữa các bên tham gia dự án.
- Từ kiến thức đã học, kinh nghiệm thực tế của bản thân, kết hợp tìm hiểu các
tài liệu liên quan và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành để tìm lời giải
2


đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ. Từ đó đề xuất cần giải quyết cho các
nghiên cứu tiếp theo mà trong quá trình nghiên cứu chưa giải quyết xong.
Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu cần giải quyết các vấn đề sau:
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình tại Cảng hàng
không Quốc tế Tân Sơn Nhất?
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các công trình tại Cảng hàng không Quốc
tế Tân Sơn Nhất như thế nào ?
- Mối liên hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công từ đó đề xuất một
số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công tại các công trình tại Cảng hàng không
Quốc tế Tân Sơn Nhất?
3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sơ bộ (Giai đoạn 1): Thực hiện thông qua phương pháp nghiên
cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận với 6 chuyên gia ngành hàng
không có thâm niên lâu năm, là lãnh đạo trong các công ty tham gia xây dựng các

công trình sân bay trên cả nước, đồng thời tìm hiểu qua các báo cáo, tài liệu, tạp chí
nói về các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công đường lăn, sân đỗ nhằm xây dựng
thang đo sơ bộ. Nghiên cứu định lượng được thực hiện tiếp theo sẽ khảo sát khoảng
100 cá nhân có tham gia trực tiếp vào các công trình sân bay trên khu vực phiá Nam
theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót các bảng câu hỏi và
kiểm tra thang đo.
- Nghiên cứu chính thức (Giai đoạn 2): Được thực hiện theo phương pháp định
lượng tiến hành ngay sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả sơ bộ. Giai
đoạn này nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng, kiểm định
mô hình nghiên cứu. Bảng câu hỏi do đối tượng tự trả lời là công cụ chính để thu
thập dữ liệu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là những cá nhân tham gia trực tiếp
vào các công trình tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

3


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Thực tế nhiều công trình sân bay trên cả nước nói chung và khu vực phía nam
nói riêng thi công kéo dài, không đảm bảo tiến độ dẫn đến tăng giá thành xây dựng
(sân bay Trà Nóc – Tp.Cần Thơ, sân bay Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang...)
Nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án và giảm được những thiệt hại do các
yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công hiện nay thì chúng ta phải nhận biết được
những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công và tác động của các yếu tố đó tiến độ
thi công các công trình tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Việc này phải
được đánh giá khách quan bởi chính những người đã trực tiếp tham gia vào các
công trình sân bay thuộc khu vực phía Nam. Những cá nhân đang làm việc cho chủ
đầu tư, ban quản lý, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn giám sát và các phòng chức
năng có liên quan,.... Đề tài này theo tác giả là hết sức cần thiết trong bối cảnh nhu
cầu vận chuyển bằng đường hàng không tăng nhanh như hiện nay trong khi các
công trình sân bay có thời gian thi công nhất định.

Vì vậy, việc xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công
các công trình tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất – Trường hợp đường cất
hạ cánh sẽ giúp cho các bên tham gia xây dựng các công trình sân bay nhận biết
được các nguyên nhân ảnh hưởng đén tiến độ thi công. Từ đó có các giải pháp
phòng ngừa, khắc phục và đẩy nhanh để đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến
độ và quản lý tốt tiến độ thi công các công trình sẽ tham gia sau này.
5. Nội dung luận văn:
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI
CÔNG CÔNG TRÌNH SÂN BAY
1.1

Một số vấn đề chung về tiến độ thi công và quản lý tiến độ thi công

1.2

Đặc điểm thi công của các công trình sân bay và ảnh hưởng của nó đến tiến
độ thi công

4


1.3

Sơ lược một vài nghiên cứu trước đây

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH
ĐƯỜNG CẤT HẠ CÁNH TẠI CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG THUỘC KHU
VỰC PHÍA NAM, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1


Tổng quan về tình hình đầu tư xây dựng công trình sân bay thuộc khu vực
phía Nam

2.2

Thực trạng tiến độ thi công đường cất hạ cánh tại các Cảng hàng không
thuộc khu vực phía Nam

2.3

Nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thi công đường cất hạ cánh tại các Cảng
hàng không thuộc khu vực phía Nam

2.4

Mô hình nghiên cứu

2.5

Thông tin về mẫu nghiên cứu

2.6

Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG
TRÌNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT –
TRƯỜNG HỢP ĐƯỜNG CẤT HẠ CÁNH
3.1


Ý nghĩa và kết quả nghiên cứu

3.2

Hàm ý các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến tiến độ thi công trong các
công trình sân bay thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

3.3

Đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công đường cất hạ cánh tại
Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và các Cảng hàng không thuộc khu
vực phía Nam.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5


CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ
THI CÔNG CÔNG TRÌNH SÂN BAY
1.1 Một số vấn đề chung về tiến độ thi công và quản lý tiến độ thi công
1.1.1 Tiến độ thi công:
1.1.1.1 Các định nghĩa trong nghiên cứu
- Chủ đầu tư [4]: Tùy thuộc nguồn vốn sử dụng cho dự án, chủ đầu tư được
xác định cụ thể như sau:
+ Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài
ngân sách, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản
lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng.
+ Đối với dự án sử dụng vốn vay, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân

vay vốn để đầu tư xây dựng.
+ Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác
công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập theo
quy định của pháp luật.
+ Các dự án khác do tổ chức, cá nhân sở hữu vốn làm chủ đầu tư.
- Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng [5]:
+ Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan
hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.
+ Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư
để nhận thầu một, một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án.
+ Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự
thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể
là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

6


+ Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với
nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà
thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.
+ Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài
hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam.
+ Nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam
hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.
- Dự án đầu tư xây dựng [4]: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có
liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới,
sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng
công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn
chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu

tính khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo
cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
- Tư vấn xây dựng:
+ Tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây
dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn,... có quan hệ chặt chẽ với tư vấn
đầu tư, thực hiện phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư.
+ Kỹ sư tư vấn xây dựng là người có đủ trình độ, chuyên môn để thực hiện
công tác tư vấn xây dựng. Ở Việt Nam, để được hành nghề kỹ sư tư vấn xây dựng
cần phải có chứng chỉ hành nghề, phải có tối thiểu 5 năm hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng và số lượng công trình đã tham gia phải đủ lớn.
+ Tổ chức tư vấn xây dựng là những đơn vị chuyên ngành, hoạt động độc
lập về mặt pháp lý và phục vụ khách hàng theo hợp đồng. Ở các nước trên thế giới,
các tổ chức này phần lớn thuộc Hiệp hội tư vấn xây dựng.
- Tiến độ thi công [3]: Tiến độ thi công được lập nhằm ấn định:
+ Trình tự tiến hành công tác.
7


+ Quan hệ ràng buộc các dạng công tác với nhau.
+ Thời gian hoàn thành công trình.
+ Xác định nhu cầu nhân tài vật lực.
Các bước cần thiết để lập tiến độ nói chung thường phân thành 10 bước:
+ Bước 1: Phân chia công trình thành các yếu tố kết cấu và ấn định quá
trình thi công chi tiết.
+ Bước 2: Liệt kê các công tác phải thực hiện, lập danh mục từng loại chi
tiết kết cấu và các vật liệu chủ yếu.
+ Bước 3: Lựa chọn biện pháp thi công các công tác chính, lựa chọn các
máy móc thi công để thực hiện các công tác đó.
+ Bước 4: Dựa vào định mức xác định số ngày công và số kíp máy cần thiết
cho xây dựng công trình.

+ Bước 5: Ấn định trình tự trước sau thực hiện các quá trình xây lắp.
+ Bước 6: Thiết kế tổ chức thi công các quá trình xây lắp theo dây chuyền
(xác định tuyến công tác của mỗi quá trình, phân chia công trình thành các đoạn
công tác, tính số công nhân và máy móc cần thiết cho mỗi đoạn).
+ Bước 7: Sơ tính thời gian thực hiện các quá trình.
+ Bước 8: Thành lập biểu đồ sắp xếp thời gian của các quá trình sao cho có
thể tiến hành song song kết hợp, bảo đảm kỹ thuật hợp lý, số lượng công nhân, máy
móc điều hòa và sau đó chỉnh lý lại thời gian thực hiện từng quá trình và thời gian
hoàn thành toàn bộ công trình. Bước này là bước điều chỉnh hợp lý tiến độ.
+ Bước 9: Lên kế hoạch về nhu cầu nhân lực, vật liệu, cấu kiện, bán thành
phẩm…, kế hoạch sử dụng máy móc và phương tiện vận chuyển.
+ Bước 10: Điều chỉnh và tối ưu hóa tiến độ.

8


1.1.1.2 Phương pháp lập tiến độ thi công [3]
- Phương pháp tiến độ ngang (Gantt):
Tiến độ ngang là một dạng thể hiện kế hoạch tổ chức thi công xây dựng mà
việc mô phỏng các biện pháp kỹ thuật thi công đã được nghiên cứu kỹ nhờ vào một
bảng mẫu chuẩn. Thường bảng mẫu chuẩn này có 10 cột và các hàng. Từ cột 1 đến
cột 9 ghi tên các công việc cần tiến hành thi công, nội dung đã biết và nội dung cần
tìm kiếm. Riêng cột 10 là lịch thời gian có ghi ngày, tháng, quý…Mỗi hàng trong
cột 10 ứng với công việc thi công là 1 đường nằm ngang đánh dấu sự bắt đầu và sự
kết thúc của công việc đó.
Sản phẩm
của 1 công

Tên


STT

quá

Đơn

trình

vị

công

tính

tác

Khối

nhân hay 1

lượng

kíp máy

công
tác

Định

Định


mức

mức

nhà

công

Số

Tên

công

máy

Thời



và số

gian

kíp

lượng (ngày,

máy


máy

kíp,

cần

sử

tuần)

thiết

dụng

(7)

(8)

Lịch công tác

1

2

3

4

5


nước trường
(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(9)

m2

150

10

15

20

10

m3


200

15

30

50

4

(10)

Công
1

việc 1
Công

2
3

việc 2


Hình 1. 1 Biểu đồ tiến độ ngang (Gantt) (Nguồn: [3])
Tính toán tổng hợp vật liệu – Nhân công: Lấy ra một số công tác chính để tính
toán tổ chức biện pháp trước. Các công tác khác sẽ giải quyết tùy thuộc vào các giải
quyết các công tác chính này.

9



Chọn phương án kỹ thuật thi công: Phương án hợp lý trước hết biện pháp kỹ
thuật thi công phải đúng và thực thi. Kinh tế giá thành thấp nhất, thời gian không
vượt thời gian quy định. Phù hợp với tính chất và điều kiện thi công, tận dụng hết
công suất của thiết bị, máy móc đặc biệt là tính đồng bộ.
Trình tự thi công trước sau phải đảm bảo chất lượng công trình, độ ổn định bất
biến cho bộ phận đã thi công xong và an toàn cho công tác làm kết hợp. Công việc
sau không ảnh hưởng đến chất lượng công việc trước đó hay hư hại đến phần đã thi
công xong. Năm nguyên tắc thực hiện trình tự thi công: Ngoài công trường trước,
trong công trường sau. Ngoài nhà trước, trong nhà sau. Dưới mặt nước trước, trên
mặt đất sau, chỗ sâu trước, chỗ nông sau. Cuối nguồn làm trước, đầu nguồn làm
sau. Kết cấu trước, trang trí sau, kết cấu từ dưới lên, trang trí từ trên xuống.
Tính số lượng công nhân, máy móc và thời gian thực hiện các quá trình công
tác: Khi biết thời gian thi công quy định cần tổ chức một vài dạng công tác chính
của công trình bằng cách ấn định số lượng và kích thước các đoạn công tác phù
hợp. Phải đi dần từng công việc chính đến công việc phụ. Mỗi đoạn công tác lại
phân chia ra làm nhiều tuyến công tác tương ứng với năng suất của mỗi kíp của một
tổ công nhân. Khi biết khối lượng của toàn bộ công trình, của mỗi đoạn công tác và
của mỗi tuyến công tác tính được thời gian hoàn thành một quá trình công tác đó.
Điều chỉnh tiến độ: Khi thiết kế xong nếu thời gian hoàn thành dự án nhỏ hơn
thời gian quy định thì tiến độ lập ra sẽ hoàn thành trong thời gian kế hoạch. Tuy
nhiên mới đạt được tiêu chuẩn về thời gian còn các tiêu chuẩn khác như nhân lực,
máy móc, vật tư… phải liên tục điều hòa. Vì vậy cần phải tiếp tục điều chỉnh tiến
độ theo các tiêu chuẩn này. Yêu cầu của tiến độ là: Đảm bảo năng suất lao động
cao, tận dụng công suất máy móc nên không cho phép có đoạn thời gian công nhân
chuyên nghiệp nghỉ việc, máy móc ngưng hoạt động, công nhân chuyên nghiệp thay
đổi xáo trộn nhiều, phải liên tục nghĩa là xong phần việc nào đó phải được chuyển
ngay làm việc khác mà thành phần gần như không thay đổi. Cách điều chỉnh tiến
độ: Thay đổi thời gian thi công, số nhân công mỗi ngày và điểm xuất phát ngày làm


10


việc. Trường hợp không thể làm biểu đồ vật liệu và nhân lực điều hòa đồng thời thì
thường ưu tiên số công nhân không thay đổi hoặc thay đổi điều hòa.
Biểu đồ nhân lực: Biểu đồ nhân lực phải đảm bảo tính điều hòa và liên tục. Số
công nhân chuyên nghiệp được phép dao động trong phạm vi 10 đến 15%. Biểu đồ
nhân lực không được có những đỉnh cao vọt ngắn hạn hoặc chỗ trũng sâu dài hạn.
Đánh giá biểu đồ nhân lực dùng hai hệ số là K1 (Hệ số bất điều hòa) và K2 (Hệ
số phân bố lao động):
K1 =

A max
A TB

K2 =

Sdu
S

Trong đó:
Amax: Số nhân công cao nhất tại một thời điểm nào đó trên biểu đồ nhân lực.
ATB: Số nhân công trung bình A TB =

S
.
T

Sdư: Số công vượt trội nằm trên đường ATB (tính bằng diện tích trên đường

ATB).
S: Tổng số công lao động (diện tích biểu đồ nhân lực).
T: Thời gian thi công.
Biểu đồ tốt khi K11 và K2  0

Hình 1. 2 Biểu đồ nhân lực tiến độ ngang (Nguồn: [3])

11


Phương pháp tiến độ xiên: Là một kiểu mô phỏng cách thức thực hiện các biện
pháp kỹ thuật thi công đã được nghiên cứu kỹ dưới dạng kế hoạch hóa tổ chức xây
dựng nhờ một đồ thị Đề các mà trong đó trục tung đồ thị dùng biểu diễn không gian
và trục hoành đồ thị dùng biểu diễn thời gian. Mỗi một đường xiên trong tọa độ Đề
các chính là một tổ đội công nhân chuyên nghiệp, có nghiệp vụ riêng, được trang bị
đồ nghề riêng tuần tự làm riêng việc của mình từ đoạn này qua đoạn khác. Phía
dưới các đường xiên và ngoài tọa độ Đề các vẽ các biểu đồ nhân tài vật lực ứng với
từng thời điểm thi công. Nhìn vào tiến độ xiên sẽ biết được trình tự thực hiện các
công việc, mối quan hệ giữa các công việc với nhau và nhu cầu về nhân lực, máy
móc vật tư cần thiết để chỉ đạo thi công một cách khoa học hợp lý.

Hình 1. 3 Biểu đồ tiến độ xiên (Nguồn: [3])

12


Dây chuyền đơn: Một đội (tổ) công nhân chuyên nghiệp thực hiện công việc
của mình tuần tự trong tất cả các phân đoạn, mà kết quả hình thành xong một quá
trình công tác nhất định thì hình thành dây chuyền đơn.
Chu kỳ công tác: Khối lượng công tác mà tổ công nhân chuyên nghiệp hoàn

thành trong mỗi phân đoạn công tác.
Môđun chu kỳ (K): Khoảng thời gian đội công nhân chuyên nghiệp hoàn thành
khối lượng công tác của mình trong mỗi đoạn công tác.
Dây chuyền đơn đồng nhịp: Là dây chuyền có K = const. Thời gian hoàn
thành một dây chuyền đơn.
Dây chuyền đơn không đồng nhịp: Là dây chuyền có K ≠ const.
Dây chuyền tương đương: Dây chuyền có môđun chu kỳ tương đương Ktđ
bằng trung bình cộng của các dây chuyền trên từng phân đoạn.
Dây chuyền kỹ thuật: Là nhóm các dây chuyền đơn có liên quan kỹ thuật với
nhau mà sản phẩm là một bộ phận công trình.
- Phương pháp sơ đồ mạng: Là hệ thống công việc sắp xếp theo một trình tự
nhất định từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc quá trình tạo nên chế phẩm nào đó.
+ Phần tử sơ đồ mạng: Công việc, sự kiện và mối liên hệ (sự phụ thuộc,
công tác ảo). Nhờ ba phần tử này mà sơ đồ mạng biểu thị cụ thể, sinh động và khoa
học một kế hoạch sản xuất được yêu cầu.
Sự kiện: Được biểu thị bằng vòng tròn có đánh số 1, 2, 3…hay chữ latin i, j,
k…Biểu diễn sự kết thúc một hay một số công tác này và khởi công của một số
công tác khác.
Công việc: Là một quá trình hay tập hợp một số quá trình lao động cần tài
nguyên, nhân vật lực, tiền bạc, thời gian được biểu diễn bằng mũi tên liền nét.
Mối liên hệ: Biểu thị mối quan hệ giữa các công việc với nhau, không chi phí
về thời gian và tài nguyên, được biểu thị bằng mũi tên đứt quãng. Nói lên công việc

13


sau chỉ có thể bắt đầu khi công việc đứng trước kết thúc.
Sự chờ đợi: Là quá trình chỉ tiêu tốn thời gian, không tốn sức lao động và
nguyên vật liệu. Được ký hiệu bằng mũi tên liền nét.
Mỗi công việc và sự phụ thuộc trong sơ đồ mạng đều được giới hạn bằng một

sự kiện đầu và một sự kiện cuối.

Hình 1. 4 Phần tử sơ đồ mạng (Nguồn: [3])
+ Nguyên tắc lập sơ đồ mạng:
Nguyên tắc 1: Sơ đồ nên đơn giản, ít giao cắt.
Nguyên tắc 2: Trong sơ đồ mạng chỉ có duy nhất một sự kiện không có mũi
tên nào đi vào là sự kiện đầu tiên và duy nhất một sự kiện không có mũi tên nào đi
ra là sự kiện cuối cùng.
Nguyên tắc 3: Trong một sơ đồ mạng, mỗi công việc khác nhau phải được ký
hiệu khác nhau. Nếu ký hiệu bằng hai con số hay hai chữ latin thì ít nhất phải có
một con số hay một chữ latin khác nhau.
Nguyên tắc 4: Trong sơ đồ mạng không được phép có vòng lặp. Các mũi tên
của sơ đồ mạng theo hướng từ trái sang phải.
Nguyên tắc 5: Các công tác tiến hành song song thể hiện xuất phát từ một sự
kiện và kết thúc tại một sự kiện khác.
Nguyên tắc 6: Biểu diễn mối quan hệ giữa các công tác bằng mũi tên đứt
quãng.
Nguyên tắc 7: Những công tác tương quan khác nhau (xem Hình 1.5).

14


Hình 1. 5 Thể hiện mối liên hệ tương quan khác nhau của các công tác
(Nguồn: [3])
Nguyên tắc 8: Khi công tác nào đó trong sơ đồ mạng có thể khởi công trước
khi công tác tiếp theo kết thúc thì phải thể hiện công tác này làm nhiều phần riêng
biệt, mỗi phần cần đủ khối lượng để cho công tác sau đó có thể bắt đầu.
Nguyên tắc 9: Không được có những sự kiện không có công tác nào đi tới và
không có công tác nào đi ra.
Nguyên tắc 10: Khi thể hiện thi công dây chuyền trên sơ đồ mạng thì các công

việc trung gian của các đoạn trung gian phải thêm vào các sự kiện ảo.
Nguyên tắc 11: Nhóm công tác trong sơ đồ mạng có thể biểu thị như một công
tác tổng hợp nếu có cùng sự kiện đầu và sự kiện cuối.
Nguyên tắc 12: Nếu sơ đồ mạng gồm nhiều mạng thành phần do mỗi đơn vị
phụ trách lập ra riêng rẽ thì sau đó phải kết chúng thành một mạng thống nhất. Khi
này cần đặt thêm một sự kiện khởi đầu và một sự kiện kết thúc, các mạng thành
phần nối với sự kiện này bằng mũi tên đứt quãng. Nếu các mạng thành phần lại có
những mối liên quan giữa một vài công việc nào đó thì thể hiện sự liên quan đó
bằng những mũi tên đứt quãng.
+ Tính toán sơ đồ mạng lưới:
Đường găng: Là đường có chiều dài lớn nhất, tức là thời gian lớn nhất. Tổng
cộng các thời gian của các công tác nằm trên đường găng là thời gian xây dựng
công trình. Những công tác nằm trên đường găng là công tác găng và biểu thị trên
sơ đồ mạng là đường đậm nét.
Đường không găng: Là đường có thời gian nhỏ hơn đường găng.

15


×