Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

quy hoạch phân khu 1 2000 khu dân cư xanh xã hiệp phước huyện nhà bè thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 78 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...........................

Tp. HCM, ngày 08 tháng 06 năm 2018
Giáo viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...........................

Tp. HCM, ngày 08 tháng 06 năm 2018


Giáo viên phản biện


i

Lời cảm ơn
Để hoàn thành đồ án này, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Văn Đức,
đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đồ án quy hoạch.
Tác giả chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa kỹ thuật công trình, trường đại
học Tôn Đức Thắng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tác giả học
tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu, thực hiện đồ án, mà còn là hành trang quý báu để tác giả bước
vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Cuối cùng tác giả kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý.

Tp. HCM, ngày 08 tháng 06 năm 2018
Sinh viên thực hiện


ii

Lời cam đoan
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả và được sự
hướng dẫn khoa học của tiến sĩ Trần Văn Đức. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích

nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên
quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực
hiện (nếu có).

Tp. HCM, ngày 08 tháng 06 năm 2018
Tác giả


iii

Mục lục
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt .................................................................................................. vi
Danh mục hình ảnh .................................................................................................. vii
Danh mục bảng biểu.................................................................................................. ix
Chương 1. Giới thiệu chung ........................................................................................1
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ...................................................................... 1
1.2. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2
1.3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.6. Cấu trúc của thuyết minh đồ án ........................................................................... 4
Chương 2. Tổng quan về khu vực thiết kế ..................................................................5
2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 5
2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 6
2.2.1. Khí hậu ............................................................................................................. 6
2.2.2. Địa hình ............................................................................................................ 7

2.2.3. Địa chất công trình – địa chất thủy văn............................................................ 8
2.2.4. Thủy văn ........................................................................................................... 8
2.3. Hiện trạng xã hội – xây dựng và kinh tế ............................................................. 9
2.3.1. Hiện trạng dân cư và lao động ......................................................................... 9
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất ..................................................................................... 9
2.3.3. Kinh tế ............................................................................................................ 11
2.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đánh giá ............................................. 12
2.4.1. Giao thông ...................................................................................................... 12
2.4.2. Cao độ nền và thoát nước mặt ........................................................................ 13
2.4.3. Cấp điện .......................................................................................................... 13
2.4.4. Cấp nước ........................................................................................................ 13


iv

2.4.5. Hệ thống thông tin liên lạc ............................................................................. 15
2.4.6. Đánh giá ......................................................................................................... 15
2.5. Thoát nước – vệ sinh đô thị ............................................................................... 16
2.5.1. Hệ thống thu gom nước thải ........................................................................... 16
2.5.2. Vệ sinh đô thị ................................................................................................. 16
2.5.3. Đề xuất ........................................................................................................... 17
2.6. Hiện trạng môi trường và đánh giá .................................................................... 17
2.6.1. Hiện trạng môi trường .................................................................................... 17
2.6.2. Đánh giá ......................................................................................................... 18
2.7. Phân tích chung hiện trạng theo phương pháp SWOT ...................................... 18
Chương 3. Cơ sở nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật .........................................21
3.1. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 21
3.2. Cơ sở kinh nghiệm thực tiễn.............................................................................. 22
3.2.1. Các vấn đề bàn luận – thành phố điển hình – phương thức thực hiện ........... 22
3.2.2. Chỉ số dữ liệu các thành phố nêu trên ............................................................ 24

3.2.3. Thành phố xanh tiêu biểu ............................................................................... 25
3.3. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 30
3.3.1. Lý luận Ebenezer Howard – Thành phố vườn ............................................... 30
3.3.2. Đô thị xanh ..................................................................................................... 30
3.4. Dự báo quy mô nghiên cứu ............................................................................... 33
3.5. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật .................................................................................... 34
Chương 4. Triển khai phương án ..............................................................................37
4.1. Hiện trạng – tiềm lực phát triển kinh tế, xã hội, dân cư lao động ..................... 37
4.1.1. Xã hội ............................................................................................................. 37
4.1.2. Kinh tế ............................................................................................................ 38
4.1.3. Môi trường...................................................................................................... 39
4.2. Các vấn đề hiện tại của khu vực ........................................................................ 39
4.3. Động lực phát triển ............................................................................................ 40
4.3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 40
4.3.2. Phát triển về phía Nam thành phố .................................................................. 40
4.3.3. Dự án kết nối giao thông ................................................................................ 41


v

4.4. Định hướng chiến lược quy hoạch .................................................................... 41
4.5. Quy trình quản lý dự án ..................................................................................... 42
4.5.1. Cao độ khu đất – bố trí công trình, cảnh quan ............................................... 42
4.5.2. Cơ cấu phương án chọn .................................................................................. 44
4.5.3. Cơ cấu phương án so sánh.............................................................................. 46
4.5.4. Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất ............................................... 47
4.5.5. Bản đồ thiết kế cảnh quan .............................................................................. 48
4.5.6. Bản đồ quy hoạch giao thông ......................................................................... 49
Chương 5. Hệ thống quản lý .....................................................................................50
5.1. Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị ................................................................... 50

5.1.1. Nguyên tắc ...................................................................................................... 50
5.1.2. Mục tiêu chung ................................................................................................ 50
5.2. Quản lý hạ tầng kỹ thuật .................................................................................... 51
5.3. Quản lý cây xanh ................................................................................................ 52
5.4. Quản lý công trình công cộng ............................................................................ 53
5.5. Đánh giá tác động môi trường............................................................................ 55
Chương 6. Đánh giá và Kiến nghị.............................................................................56
6.1. Đánh giá ............................................................................................................. 56
6.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 56
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................58
Phụ lục .......................................................................................................................59


vi

Danh mục từ viết tắt
ĐT

Đô thị

HĐND

Hội đồng nhân dân

KĐTM

Khu đô thị mới

NĐ-CP


Nghị định- Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

QHKT

Quy hoạch- kiến trúc

SXD

Sở xây dựng



Thẩm định

TT-BXD

Thông tư- Bộ xây dựng


vii

Danh mục hình ảnh
Hình

Tên


Trang

1.1

Vị trí khu vực nghiên cứu

1

2.1

Sơ đồ cơ cấu phân khu huyện Nhà Bè

5

2.2

Vị trí khu đất

6

2.3

Địa hình khu đất

8

2.4

Ảnh quỹ đất trống hiện trạng


9

2.5

Hiện trạng sử dụng đất

10

2.6

Hiện trạng nhà ở

10

2.7

Cảnh quan tự nhiên

11

2.8

Giao thông hiện hữu

12

2.9

Trục giao thông Nguyễn Văn Tạo


13

4.1

Cao độ khu đất

43

4.2

Chú thích cao độ

43

4.3

Mặt cắt cao độ

43

4.4

Mặt cắt 1-1

44

4.5

Mặt cắt 2-2


44

4.6

Mặt cắt 3-3

44

4.7

Mặt cắt 4-4

44

4.8

Cân bằng sử dụng đất phương án chọn

44

4.9

Cơ cấu phương án chọn

45

4.10

Cân bằng sử dụng đất phương án so sánh


46

4.11

Cơ cấu phương án so sánh

46

4.12

Thống kê sử dụng đất

47

4.13

Tổng hợp mặt bằng sử dụng đất

48

4.14

Cảnh quan khu đất

48

4.15

Thông số các tuyến đường giao thông


49

4.16

Bản đồ giao thông

49


viii

5.1

Yêu cầu góc vạt tại các ngã giao thông

52

5.2.

Các loại cây trồng và mặt bằng

53

5.3.
5.4.

Màu sắc tương phản – vi biến, nhịp điệu cân bằng chủ yếu –
thứ yếu, tỷ lệ – tỷ xích, phối kết cây
Thống kê công trình công cộng


53
54


ix

Danh mục bảng biểu
Bảng

Tên

Trang

2.1

Hiện trạng sử dụng đất

10

2.2

Chất lượng môi trường không khí

17

2.3

Phân tích SWOT

18


3.1

Các hạng mục thành phố xanh và thành phố điển hình

22

3.2

Dữ liệu thành phố

24

3.3

Thành phố xanh tiêu biểu

25

3.4

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng

34

3.5

Quy định tối tiểu với các loại công trình cơ bản

35


4.1

Cơ cấu lao động của xã Hiệp Phước

37

4.2

Biều đồ giới tính dân cư xã Hiệp Phước

38

4.3

Cơ cấu kinh tế xã Hiệp Phước

39

4.4

Định hướng chiến lược quy hoạch

41


1

Chương 1. Giới thiệu chung
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Nhà Bè là một huyện ngoại thành nằm về phía đông nam của thành phố Hồ Chí Minh.
Huyện Nhà Bè còn có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc phát triển hệ thống
giao thông thủy. Ngoài ra, huyện còn được định hướng phát triển cảng tại xã Hiệp
Phước nhờ vào điều kiện nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng.
Nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ biển Đông vào Sài Gòn, tiếp giáp
với rừng Sác. Ở phía Tây Nhà Bè, con kênh Cây Khô trên tuyến đường thuỷ từ đồng
bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh.
Huyện được xác định là phát triển theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại dịch vụ và nông nghiệp.
Hiện nay trên địa bàn huyện Nhà Bè đã và đang hình thành một số khu đô thị mới
như khu đô thị The Star Village, khu đô thị Làng Đại học ABC, khu đô thị The Sun
City Phước Kiển, khu đô thị Garden Parc, khu đô thị GS Metrocity, khu đô thị Nam
Sài Gòn Riverside, khu đô thị Phú Gia Cotec, khu đô thị Nhà Bè Dragon City...
Nhà Bè còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược.

Vị trí khu vực nghiên

Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Nguồn: Quy hoạch chung huyện Nhà Bè


2

Khu đất nghiên cứu thuộc xã Hiệp phước, huyện Nhà Bè, gần khu công nghiệp Hiệp
Phước, cách trung tâm thành phố 19km.
Khu vực được kết nối với trung tâm thành phố bởi trục đường Nguyễn Văn Tạo, ngoài
ra còn có hệ thống sông ngòi bao quanh, thuận lợi phát triển giao thông thủy.
Khu đất là một nơi có tiềm năng về điều kiện tự nhiên, xây dựng khu dân cư, kinh tế
thương mại, tiềm năng phát triển bền vững.
1.2. Lý do chọn đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước ta cả về quy mô lẫn tiềm năng
kinh tế, là động lực để phát triển nền kinh tế, xã hội, đô thị hóa, hiện đại hóa của khu
vực phía Nam Việt Nam. Chính vì giữ một vai trò quan trọng, là đầu tàu để đẩy mạnh
sự phát triển khu vực phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phải đối mặt với
những áp lực to lớn như việc tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn đến tình trạng bùng nổ về
mật độ dân cư. Xong, quỹ đất, cơ sở hạ tầng lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của
người dân, chất lượng và số lượng nhà ở không cao, dẫn tới đời sống của người dân
bị hạn chế. Điều này ít nhiều ảnh hưởng ngược lại quá trình phát triển, kìm hãm sự
tăng trưởng về kinh tế, xã hội của thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua, rất nhiều KĐTM ra đời, trải dài từ
nội thành thành phố ra các quận huyện lân cận. Điều này xét về giải pháp hiện tại là
điều tất yếu giúp giải quyết những bất cập nêu trên, nhưng bên cạnh đó, có nhiều
KĐTM được xây dựng tràn lan, công tác quản lý không đi liền với thực tế, kèm với
những xây dựng tự phát, trái phép, ít quan tâm tới môi trường, dẫn đến ngập úng, ô
nhiễm môi trường tới các khu vực lân cận. Những KĐTM này được xây dựng với
mục đích về kinh tế, về những cấp bách cần phải giải quyết trước mắt cho thành phố
Hồ Chí Minh, chứ không mang một nét đặc trưng nào cho từng khu vực nói riêng và
cho chính thành phố nói chung.
Qua quá trình làm việc và tìm hiểu, tác giả nhận thấy sự cần thiết phát triển những
quận huyện ven thành phố một cách hợp lý và có tầm nhìn, trước mắt là để thu hút


3

đầu tư, thu hút dân cư, sau là nhằm giảm bớt áp lực kinh tế, dân số, xã hội lên trung
tâm Thành phố Hồ Chí Minh xét về mặt lâu dài.
Theo QHC định hướng phát triển huyện Nhà Bè đến năm 2020 theo tiêu chuẩn một
đô thị văn minh, hiện đại, đảm bảo về mỹ quan đô thị và sự cân bằng bền vững của
môi trường.
Xã Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè là một nơi liền kề với trung tâm thành phố Hồ

Chí Minh, được liên kết bằng trục giao thông Nguyễn Văn Tạo, cùng với quỹ đất dồi
dào, nhiều tiềm năng cho việc mở rộng xây dựng các KĐTM và phát triển nền kinh
tế. Bên cạnh đó, xã Hiệp Phước có một vị trí địa lý phù hợp với ý tưởng để tài. Cũng
chính vì vậy mà tác giả chọn khu vực quy hoạch thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà
Bè làm đề tài cho đồ án tốt nghiệp.
Vì xã Hiệp Phước, Nhà Bè là khu vực mang vai trò chiến lược trong tương lai, nên
những quy hoạch tiếp sau cần phải được chú trọng, có tầm nhìn và những đặc điểm
nổi bật để có thể trở thành một trong những nơi đáng sống, thu hút được dân cư, để
có thể phát triển sát cánh với thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn mang những nét đặc
trưng riêng, vai trò riêng.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Qua xem xét về mặt địa hình, khí hậu của xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, cũng như
hiện trạng cơ sở hạ tầng, nhà ở tại khu vực này, và để từng bước cho khu vực được
phát triển đồng bộ, mang nét đặc trưng riêng, giảm bớt gánh nặng về nhiều mặt lên
trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, tác giả muốn quy hoạch khu đất thuộc xã Hiệp
Phước theo hướng một khu dân cư xanh.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu có diện tích 101.88ha, thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè,
thành phố Hồ Chí Minh
Đồ án nghiên cứu về:


4

- Hiện trạng: tầng cao, cơ sở hạ tầng, sông ngòi, giao thông, điều kiện tự nhiên, địa
hình, đặc điểm kinh tế-xã hội.
- Mô hình thiết kế ý tưởng cho khu dân cư xanh.
- Quy hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch giao thông.
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.

- Thiết kế các chi tiết cần thiết cho đề tài.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Tổng hợp, phân tích các tài liệu thu thập
được về loại hình quy hoạch đô thị xanh thực tiễn.
Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh: Trong khuôn khổ đề tài này, cần thống kê
và so sánh những mặt hạn chế, tích cực, ưu điểm, nhược điểm của việc áp dụng mô
hình quy hoạch khu đô thị xanh vào khu đất thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.
Phương pháp khảo sát thực địa: Mục địch để hiểu biết về nhân sinh, xã hội, điều kiện
tự nhiên, địa hình v...v... nhằm đưa ra một định hướng phát triển phù hợp cho khu
dân cư.
1.6. Cấu trúc của thuyết minh đồ án
Cấu trúc của thuyết minh đồ án bao gồm gồm:
Chương 1: giới thiệu chung
Chương 2: tổng quan về khu vực thiết kế
Chương 3: cơ sở nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Chương 4: triển khai phương án
Chương 5: hệ thống quản lý
Chương 6: đánh giá và kiến nghị


5

Chương 2. Tổng quan về khu vực thiết kế
2.1. Vị trí địa lý
Xã Hiệp Phước là một xã nông thôn thuộc huyện Nhà Bè, cách Trung tâm Thành phố
khoảng 19 km (xem hình 2.1)
Phía Đông giáp xã Bình Khánh (huyện Cần Giờ)
Phía Tây giáp xã Long Hậu (huyện Cần Giuộc)
Phía Nam giáp xã Phước Vĩnh Đông (huyện Cần Giuộc)
Phía Bắc giáp xã Long Thới (huyện Nhà Bè)


Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu phân khu huyện Nhà Bè
Nguồn: Quy hoạch chung huyện Nhà Bè


6

Hình 2.2. Vị trí khu đất
Nguồn: Quy hoạch chung huyện Nhà Bè

2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh, chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu khá nóng và ẩm, các thông
số về khí hậu như sau:
Chế độ mưa:
Biến động khí hậu rõ rệt, hình thành 2 mùa trong năm:
Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều trong khoảng từ tháng 6 đến
tháng 10
Mùa khô: Kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Lượng mưa trung bình khoảng 1.000 đến 1.402mm/năm.
Nhiệt độ:
Theo kết quả theo dõi sự thay đổi tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất nhiều năm qua
được tóm tắt trong bảng sau :
-

Nhiệt độ trung bình : 27,550ºC

-


Nhiệt độ trung bình cao nhất : 28,9ºC (tháng 4)

-

Nhiệt độ trung bình thấp nhất : 25,7ºC (tháng 12)


7

Đối với khu vực quy hoạch, nhiệt độ trung bình năm đạt giá trị 27ºC. Chế độ nhiệt độ
tương đối điều hòa. Biên độ dao động nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh
nhất khoảng trên 3ºC. Tuy nhiên, biên độ dao động nhiệt trong ngày đêm tương đối
lớn (khoảng 7 – 9ºC).
-

Độ ẩm không khí:

Độ ẩm tương đối của khu quy hoạch dao động từ 75 – 85%, cao nhất được ghi nhận
vào mùa mưa khoảng 83-87% và thấp vào mùa khô từ 67-69%. Các tháng có độ ẩm
trung bình cao nhất là các tháng 9 và 10, các tháng có độ ẩm nhỏ nhất là tháng 2 và
3.
-

Chế độ gió:

Hướng gió chủ đạo từ hướng Đông Nam và Tây Nam, với tần suất 70%, tốc độ khoảng
1,2-1,3m/s. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau là hướng Đông Bắc có tần suất 60%,
với tốc độ khoảng 1,18-1,44m/s. Từ tháng 2 đến tháng 5 có gió Đông Nam. Tốc độ
gió trung bình năm là 1,36m/s.
-


Bức xạ mặt trời:

Theo số liệu điều tra, thời gian có nắng trung bình trong năm là khoảng từ 2.000 đến
2.200 giờ/năm. Hằng ngày có đến 10-13 giờ có nắng (vào mùa khô) và cường độ
chiếu sáng vào giữa trưa có thể lên tới 100.000 lux.
Cường độ bức xạ trực tiếp: vào tháng 2, 3 là 0,72 – 0,79 cal/cm2.phút, tháng 6 – 12
có thể đạt 0,42 – 0,46 cal/cm2.phút vào giờ giữa trưa.
2.2.2. Địa hình
Xã Hiệp Phước có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình không có sự thay
đổi lớn, thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Cao độ mặt đất thấp dưới 2m, phổ biến
từ 0.2-1m, cao độ mặt đường giao thông từ 1.3-2m, cao độ nên khu dân cư từ 1.5-2m.
Khu vực bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt và nối tiếp nhau.


8

Hình 2.3. Địa hình khu đất
Nguồn: beta.hiepphuoc

2.2.3. Địa chất công trình – địa chất thủy văn
Tham khảo số liệu khảo sát địa chất Khu công nghiệp Hiệp Phước 1 như sau :
-

Độ sâu hố khoan từ 13,05m đến 30,05m.

-

Phần đánh giá :


Khu đất thuộc vùng đất yếu, tại các vị trí khảo sát đều gặp lớp đất yếu thuộc vùng
hữu cơ ( lớp 1) và bùn sét ( lớp 2 ); trạng thái rất mềm, khả năng chịu lực thấp; độ lún
lớn, thay đổi từ 10,7m đến 30,0m rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình. Tại khu
vực xã Hiệp Phước, với 7 vị trí khảo sát đến độ sâu 30,0m vẫn chưa gặp được lớp đất
có khả năng chịu lực.
2.2.4. Thủy văn
Khu chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ bán nhật triều không đều trên sông Xoài Rạp.
Theo các số liệu quang trắc thủy văn tại trạm Nhà Bè, mực nước cao nhất ( Hmax )
và mực nước thấp nhất ( Hmin ) tương ứng với các tần suất( P ) khác nhau như sau:
P

1%

10%

20%

50%

75%

99%

Hmax

1,65

1,49

1,44


1,35

1,31

1,24

Hmin

-2,03

-2,22

-2,30

-2,41

-2,49

-2,64

Mực nước cao nhất ghi nhận được là 1,68m (tháng 10/2013).


9

2.3. Hiện trạng xã hội – xây dựng và kinh tế
2.3.1. Hiện trạng dân cư và lao động
Dân cư thưa thớt, nằm rải rác về phía Đông Nam, dọc trục đường Nguyễn Văn Tạo.
Có cụm dân cư hiện hữu, nhưng mật độ dân cư thấp, khoảng 9 người/ha.

Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm đa số trên tổng
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất sản xuất, kinh doanh và công nghiệp:
Trồng trọt : Do ảnh hưởng của nước mặn và phèn, chu yếu trồng cây lúa một vụ (năng
suất lúa không cao, đạt bình quân hàng năm khoảng 1 tấn/ha) và cây lâu năm.
Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của xã Hiệp Phước, sản lượng thu hoạch tôm đạt
bình quân 3,5 tấn/ha và cá 5 tấn/ha. Tuy nhiên do nguồn nước bị ô nhiễm nên nhiều
vụ thất thu do tôm, cá chết hàng loạt.
Khu vực đất quy hoạch không có nhà máy hay công ty hiện hữu. Hình thức thương
mại chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, tự phát.
Hiện trạng sử dụng đất đai:
Diện tích khu vực quy hoạch 102 ha, chiếm 7.53% diện tích khu đô thị Hiệp Phước
(1.354ha), chiếm 2.68% diện tích toàn xã Hiệp Phước (3.802,19 ha).
Ảnh quỹ đất trống:

Hình 2.4. Ảnh quỹ đất trống hiện trạng


10

Khu vực chủ yếu là đất trống

Hình 2.5. Hiện trạng sử dụng đất
Nguồn: beta.hiepphuoc

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Đất

STT


Diện tích (ha)

1

Đất ở

8.97

2

Sông ngòi

9.66

3

Hồ nuôi thủy sản

4

Đất trồng trọt

12.5

5

Giao thông

2.98


6

Đất chưa sử dụng

Tổng cộng

14.66

53.31

101.88

Hiện trạng công trình công cộng:
Hiện tại khu vực chưa có công trình công cộng nào
Hiện trạng nhà ở:
Các công trình kiến trúc xây dựng chủ yếu là nhà ở, tầng cao từ 1 đến 2 tầng dạng
nhà cấp 3, cấp 4 và có một số ít nhà 3 tầng.

Hình 2.6. Hiện trạng nhà ở


11

Hiện trạng cảnh quan tự nhiên:
Quỹ đất trống cao, chiếm trên 80%
Đất ở hiện hữu chiếm khá ít và nằm dọc theo các trục giao thông hiện hữu
Đất xây dựng mới chiếm 10%, đang ở giai đoạn đầu
Đất giao thông chiếm 0.8%
Ảnh hưởng nước mặn và phèn. Trồng lúa một vụ (năng suất không cao) và cây lâu
năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng năng suất không cao


Hình 2.7. Cảnh quan tự nhiên
Nguồn: beta.hiepphuoc

2.3.3. Kinh tế
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Hiện có 349 cơ sở, CN- TTCN và khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 1 có quy
mô 332 ha, thu hút mạnh các nhà đầu tư, góp phần tác động tích cực đến sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của huyện và góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao
động là con em Nhà Bè và các vùng lân cận.
Giá trị sản xuất công nghiệp huyện quản lý năm 2009 đạt 129.11 tỷ đồng (giá cố định)
tăng 25,1% so với năm 2008, trong đó cá thể, tiểu thủ công nghiệp chiếm 89,535 tỷ
đồng, ngành chế biến thực phẩm chiếm 54,7%.
Hiện trạng các cơ sở tiểu thủ công nghiệp: Trong khu vực vẫn còn một số ít cơ sở sản
xuất tiểu thủ công nghiệp xen cài trong khu dân cư.
Nguồn: Thuyết minh huyện Nhà Bè


12

Thương nghiệp – dịch vụ:
Tại xã Hiệp Phước có 3 chợ:
Chợ ấp 3 xã Hiệp Phước: Diện tích 0.35 ha
Chợ ấp 1 chân cầu Hiệp Phước: Diện tích 0.4 ha
Chợ ấp 4 Hiệp Phước: 0.3 ha
Hiện trạng đầu tư, phát triển kinh tế:
Hiện tại khu vực không có dự án đầu tư nào.
2.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đánh giá
2.4.1. Giao thông
Giao thông đối nội:

Giao thông đối nội trong khu vực thưa thớt, chưa phát triển, giao thông nội khu xuống
cấp nghiêm trọng, chủ yếu là đường đất.

Hình 2.8. Giao thông hiện hữu
Nguồn: beta.hiepphuoc

Giao thông đối ngoại:
Khu dân cư được kết nối với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh qua tuyến đường
Nguyễn Văn Tạo.


13

Hình 2.9. Trục giao thông Nguyễn Văn Tạo
Nguồn: beta.hiepphuoc

2.4.2. Cao độ nền và thoát nước mặt
Khu đất quy hoạch có tổng diện tích khoảng 102 ha, địa hình tương đối bằng phẳng
và thấp, bị chia cắt bởi rất nhiều song rạch nối với nhau.
Hướng dốc không rõ rệt.
Cao độ mặt đất : từ + 0,4 - +1,6m ( cao độ Quốc gia ).
2.4.3. Cấp điện
Nguồn điện : đã có đầy đủ lưới điện và được cấp điện từ lưới điện chung của Thành
phố Hồ Chí Minh, nhận điện từ trạm 110/15-22kV Hiệp Phước.
2.4.4. Cấp nước
Nguồn nước mặt:
Khu vực tiếp giáp trực tiếp với các sông rạch chính như sau :
-

Phía Đông giáp rạch Bàu Le.


-

Phía Tây và Nam giáp rạch Giồng Chồn.

Các kênh rạch ở đây chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của biển Đông, với
biên độ triều 3,0 m, lúc triều xuống rạch gần như trơ đáy.


14

Hầu hết nguồn nước mặt trên sông rạch đều bị mặn và chất hữu cơ cao, không đáp
ứng được tiêu chuẩn nguồn nước cấp sinh hoạt.
Nguồn nước máy thành phố :
Trong khu vực dự kiến quy hoạch hiện nay chưa có tuyến ống cấp nước máy thành
phố, vì vậy đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Người dân trong khu vực sử dụng
chum vại và các phương tiện chứa nước thô sơ để trữ nước mưa và nước sông lắng
phèn, dùng chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt tắm giặt, còn nước sinh hoạt ăn uống phải
mua nước máy thành phố được vận chuyển bằng xe bồn đến đổ vào các bể chứa 10
m3 của Công ty Công ích Nhà Bè đặt dọc theo trục đường Nguyễn Văn Tạo.
Nguồn nước ngầm :
Dựa vào thành phần thạch học, đặc điểm thấm nước và chứa nước, nguồn gốc hình
thành số lượng và chất lượng nước có thể chia vùng nghiên cứu tầng địa chất thủy
văn như sau:
Tầng chứa nước Holoxen (Q IV): Phân bố dọc các bờ sông rạch, trên các khu vực có
độ cao địa hình nhỏ hơn 2,0 m và ở gồng cát ven biển. Bề dày thay đổi từ 2,0 m đến
20 m. Khả năng chứa nước kém, chất lượng nước xấu.
Tầng chứa nước Pleistocen (Q I-III): Phân bố khắp địa bàn thành phố, lộ ra ở trung
tâm thành phố, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức, Quận 12, Bắc Bình
Chánh. Bề dày tầng chứa nước từ 3,0 m đến 73 m. Khả năng chứa nước khá lớn, với

lưu lượng khai thác lớn hơn 5 lít/giây. Hiện nay tầng này có 78.752 giếng khoan, khai
thác với lưu lượng là 300.000 m3/ngày. Riêng các quận 6, 7,8 một phần Quận 2, Nhà
Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, chất lượng nước xấu không sử dụng được.
Tầng Pliocen trên(N2b): Phân bố khắp diện tích thành phố, không lộ ra trên mặt, bị
tầng chứa nước pleistocen phủ trực tiếp lên trên và thường gặp ở độ sâu từ 10m đến
70m. Bề dầy tầng chứa nước thay đổi từ 20m đến 138m. Khả năng chứa nước lớn với
lưu lượng khai thác lớn hơn 8 lít/giây đến 32 lít/giây. Hiện nay tầng này có 17.010
giếng khoan khai thác với lưu lượng là 250.000 m3/ngày.
Tầng Pliocen dưới (N2a): Phân bố khá rộng trên địa bàn thành phố, không xuất hiện
trên địa bàn Thủ Đức cũ. Bề dầy tầng chứa nước thay đổi từ 8m đến 142m khả năng


×