Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TÍNH THIỆT hại KINH tế DO tác ĐỘNG của môi TRƯỜNG ở KHU CÔNG NGHIỆP lê MINH XUÂN, HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.27 KB, 16 trang )

Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI: “TÍNH THIỆT HẠI KINH TẾ DO TÁC ĐỘNG CỦA MƠI TRƯỜNG Ở
KHU CƠNG NGHIỆP LÊ MINH XN, HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH”.

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
HVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa
Lớp: Cao học Kinh tế phát triển K19.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2011.

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa

CH. KTPT K19
1


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

Phần 1: Giới thiệu
1. Đặt vấn đề:
Trong bối cảnh tồn cầu nói chung mơi trường đang bị ơ nhiễm trầm trọng đặc biệt


là ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này. Trong quá trình
xây dựng và phát triển kinh tế, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Các quyết định kinh tế của con người, các nhà sản xuất và
chính phủ có thể gây ra những ảnh hưởng có hại đến môi trường tự nhiên. Hằng ngày,
trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình
ảnh, những thơng tin về việc mơi trường bị ơ nhiễm, trong đó ơ nhiễm ở các khu công
nghiệp đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế, nhà môi trường và
dân chúng. Điều 30, chương 3 Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày
27/12/1993 “Tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động
khác làm suy thối mơi trường, ơ nhiễm mơi trường, gây sự cố mơi trường,… phải có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên bồi thường thiệt
hại như thế nào và mức bồi thường như thế nào cho phù hợp, điều đó địi hỏi phải có cơ
sở khoa học để xem xét và tính tốn, đồng thời phải được cả bên gây thiệt hại và bên bị
thiệt hại chấp thuận. Với mong muốn đề tài có thể giúp cho những chủ doanh nghiệp hay
những nhà hoạch định chính sách có những biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm ở các
khu cơng nghiệp hay áp dụng vào hồn cảnh cụ thể của mình, người viết đã chọn nghiên
cứu đề tài “Tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp Lê Minh
Xn, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh” trên cơ sở khoa học và phương pháp
luận xác định thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra.

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa

CH. KTPT K19
2


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng


KCN Lê Minh Xuân không xa lạ với người dân Sài Gòn, được mệnh danh là "vùng
đất chết" vì cá, kiến, ong... đều khơng sống nổi, người dân phản ánh bệnh viêm mũi, viêm
họng, bệnh phổi, trẻ con bị bệnh ghẻ ngứa liên tục gia tăng. Hiện KCN có khoảng 280
doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Kể từ khi khu công nghiệp đi vào hoạt động, vấn nạn ô
nhiễm môi trường ở đây luôn đặt trong tình trạng báo động, nước thải xả thẳng ra các
kênh B, kênh C... cùng hệ thống rạch bao quanh. Vi phạm nghiêm trọng về môi trường từ
nhiều năm nay nhưng cho đến nay việc xử lý vẫn chỉ dừng ở mức "nhắc nhở", "kiểm tra",
"phạt cho có"... để mặc cuộc sống hàng nghìn người dân huyện Bình Chánh bị đe dọa.
Các loại ô nhiễm ở khu vực xung quanh KCN Lê Minh Xn gồm có ơ nhiễm nguồn
nước, ơ nhiễm khơng khí, tiếng ồn,… Tại xã Tân Nhựt huyện Bình Chánh, nhiều lùm dừa
nước dọc kênh B bị khô từ gốc đến ngọn. Cây cối thưa thớt, nhiều cây đổi màu, lá trắng
tốt, nhiều khu vực lá cây bị vàng khơ. Nhiều cây cối được chặt hạ ngổn ngang sát mép
nước. Có những cây vừa mới chặt xuống, còn tươi, lá cây trắng vàng. Những đọt dừa
nước mới nhú lên cũng thấy nhiều đốm trắng. Phía cuối dịng kênh, lượng cây có lá trắng
có phần giảm hơn. Xung quanh khu vực cầu CK: C18, hầu hết cây, cỏ đều trắng toát.
Hàng loạt bụi tre của người dân gần đó lá cũng bạc phơ.
2. Mục tiêu của đề tài:
Xuất phát từ những vấn đề cấp bách của môi trường bị ô nhiễm tại KCN Lê Minh
Xuân và để tính tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường tại KCN này, bài viết đề ra
các mục tiêu chính:
v Xem xét, lựa chọn phương pháp nghiên cứu kinh tế môi trường để đánh giá thiệt hại
kinh tế do ô nhiễm môi trường ở KCN Lê Minh Xuân gây ra.
v Xây dựng một mô hình cụ thể để đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường ở
KCN Lê Minh Xuân gây ra.

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa

CH. KTPT K19
3



Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

v Tiến hành thu thập số liệu, điều tra, khảo sát địa bàn KCN Lê Minh Xuân và tiến
hành đánh giá chi phí kinh tế do ơ nhiễm ở KCN Lê Minh Xn.
v Từ kết quả tính tốn mức thiệt hại kinh tế tại KCN Lê Minh Xuân, đề xuất một số
kiến nghị.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để tập trung giải quyết mục tiêu của bài viết đã đề ra, các câu hỏi sau đây cần được
trả lời:
v Cần sử dụng các phương pháp nào để xác định mức thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi
trường ở KCN Lê Minh Xuân gây ra?
v Làm thế nào để xây dựng một mơ hình cụ thể nhằm đánh giá thiệt hại kinh tế do ô
nhiễm môi trường ở KCN Lê Minh Xuân?
v Qua số liệu thu thập được, đánh giá chi phí kinh tế do ơ nhiễm mơi trường ở KCN
Lê Minh Xuân như thế nào?
v Có đề xuất kiến nghị gì thơng qua kết quả tính tốn?
Hoạt động kinh tế của KCN Lê Minh Xuân tác động trực tiếp tới các thành phần mơi
trường: nguồn nước, khơng khí, đất, cây trồng, vật nuôi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
của người dân, đến vật nuôi, cây trồng, đồng thời làm giảm giá trị quyền sử dụng đất của
người dân ở khu vực này. Ngoài ra người dân khu vực này cịn phải tốn một khoản chi
phí để phịng ngừa và khắc phục ô nhiễm.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận:
Nghiên cứu tập trung xác định mức thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường ở KCN
Lê Minh Xuân. Bài viết này sử dụng một số phương pháp:
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa


CH. KTPT K19
4


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

v Sử dụng phần mềm Eview và Excel để xử lý các phiếu điều tra.
v Thống kê mô tả, phân tích định lượng và hồi quy.
v Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) dùng để tính mức độ sẵn lịng chấp nhận
trung bình của từng hộ dân trong khu vực nghiên cứu về số tiền mà mỗi hộ kỳ vọng
sẽ nhận được từ KCN Lê Minh Xuân trong 1 năm nếu được đền bù thiệt hại do ô
nhiễm môi trường gây ra.
Cách thức chọn mẫu:
Trong nghiên cứu này mẫu nghiên cứu là toàn bộ các hộ dân ở xã Tân Nhựt, huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực người dân tiếp cận với ô nhiễm
nhiều nhất. Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên theo các hướng và các khoảng cách
tới KCN Lê Minh Xuân.
Số liệu thu thập:
v Số liệu thu thập ở đây là số liệu sơ cấp được lấy từ việc đi khảo sát ý kiến của người
dân ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh thơng qua bảng câu
hỏi phỏng vấn. Sau đó người viết dùng các phương pháp thống kê, hồi quy,…để đưa
ra mơ hình cụ thể.
v Dự kiến số lượng mẫu là 200 mẫu.

Phần 2: Cơ sở lý thuyết:
Sơ đồ các phương pháp đánh giá theo phân loại của Tuener và Pearce & Bateman (1994)

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa


CH. KTPT K19
5


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

Trong bài nghiên cứu này người viết sử dụng các phương pháp:
v Thứ nhất là phương pháp không dùng đường cầu, là phương pháp đánh giá trực tiếp
các thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường bao gồm: Phương pháp chi phí bệnh tật,
phương pháp chi phí thay đổi năng suất và phương pháp chi phí cơ hội gồm có
phương pháp chi phí thay thế và phương pháp chi tiêu bảo vệ.
-

Phương pháp chi phí bệnh tật đánh giá tác động của môi trường lên sức khỏe con
người trong các dự án, chính sách.
Ưu điểm:
+

Phương pháp này có thể được áp dụng tốt trong các trường hợp bệnh ngắn
ngày, khơng có hậu quả tương lai.

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa

CH. KTPT K19
6



Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

+

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

Có thể dùng hàm liều lượng - đáp ứng được xây dựng sẵn để chuyển đổi giá trị.

Nhược điểm:

-

+

Khó xác định hàm liều lượng - đáp ứng.

+

Khơng tính đến hành vi tự bảo vệ của cá nhân (có phát sinh chi phí).

+

Khơng xác định được đầy đủ chi phí bệnh tật trung bình.

Phương pháp thay đổi năng suất: khi thay đổi mơi trường sẽ có tác động thay đổi
năng suất và xuất lượng.
Ưu điểm:
+

Thay đổi năng suất là trực tiếp và rõ ràng, dựa vào giá quan sát được trên thị

trường.

Nhược điểm:
+
-

Khó xác định hàm liều lượng đáp ứng.

Phương pháp chi phí cơ hội: nhập lượng mơi trường và nhập lượng khác có thể
thay thế cho nhau (ΔE à ΔX).
Ưu điểm:
+

Được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển vì nó đơn giản và rõ ràng.

Nhược điểm:
+

Khó xác định chính xác tỷ lệ thay thế, tỷ lệ thay thế có thể thay đổi và nó chỉ
tính được giá trị sử dụng của tài nguyên.

v Thứ hai là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM).
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa

CH. KTPT K19
7


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường


GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

Phần 3: Các phương pháp đánh giá:
Các phương pháp đánh giá tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường ở KCN Lê
Minh Xuân:
v Thứ nhất là phương pháp khơng dùng đường cầu:
-

Phương pháp chi phí bệnh tật (C1) tính chi phí trung bình do thiệt hại cho 1 ca
bệnh dưới dạng tiền chữa bệnh đối với từng loại bệnh.

-

Chi phí thay đổi năng suất (C2) tính thiệt hại kinh tế do giảm năng suất cây trồng
và vật ni.

-

Phương pháp chi phí cơ hội trong đó phương pháp chi phí thay thế (C3) tính khoản
thu nhập của người dân bị mất đi do phải nghỉ làm điều trị bệnh hay do sức khỏe
giảm sút do ô nhiễm gây nên; và phương pháp chi tiêu bảo vệ (C4) tính số tiền mà
hàng năm người dân ở khu vực này phải bỏ ra để chữa bệnh và để khắc phục tình
trạng ơ nhiễm mơi trường.

Như vậy tổng thiệt hại kinh tế do thiệt hại của ô nhiễm môi trường tại KCN Lê Minh
Xuân (C) được tính: C = C1 + C2 + C3 + C4
Thiệt hại trung bình của 1 hộ sẽ được tính bằng cách lấy tổng thiệt hại (C) chia cho số
dân trong khu vực.
v Thứ hai là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) ước lượng giá trị của một hàng
hóa hay dịch vụ mơi trường bằng cách hỏi trực tiếp giá sẵn lòng trả (WTP) hay giá

sẵn lịng chấp nhận (WTA) cho một hàng hóa môi trường. Trong trường hợp này
người viết lựa chọn hỏi người dân về giá sẵn lòng chấp nhận (WTA) trung bình mà
người dân kỳ vọng được đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Mức giá sẵn

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa

CH. KTPT K19
8


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

lịng chấp nhận (WTA) cũng chính là mức đánh giá mức độ ô nhiễm mà KCN Lê
Minh Xuân gây ra cho mỗi hộ gia đình.
Như vậy trong những bảng câu hỏi đã phỏng vấn các hộ gia đình, người viết tiến hành
chọn những bảng câu trả lời hợp lệ. Sau đó người viết tính số tiền trung bình một hộ dân
sẵn lòng chấp nhận mỗi năm và tổng số tiền WTA của tổng thể. Kết quả tính tốn được
thể hiện ở bảng sau:
Đvt: đồng.
Số hộ điều tra
trong mẫu
WTA

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình


?

?

?

?

Độ lệch
chuẩn
?

Đây là phương pháp hồn tồn chính xác về mặt lý thuyết. Tuy nhiên do chỉ là mơ
phỏng nên kết quả có thể sai lệch nếu tiến hành không đúng phương pháp hay các yêu
cầu về kỹ thuật. Trong trường hợp bài phỏng vấn khảo sát của nghiên cứu này có thể sai
lệch do thơng tin: người được phỏng vấn có thể chưa hiểu rõ hết vấn đề và tầm hiểu biết
của những người được phỏng vấn có thể khơng như nhau, người đi phỏng vấn phải giải
thích thật rõ ràng. Mặt khác câu hỏi đóng khơng buộc người trả lời phải suy nghĩ như câu
hỏi mở, có thể họ sẽ trả lời tùy tiện. Người phỏng vấn và người trả lời đôi khi không
muốn kéo dài lâu mà muốn kết thúc sớm. Sai lệch có thể do phần thiết kế bảng câu hỏi có
các tình huống giả định khơng có thực. Ngồi ra sai lệch có thể do người trả lời có động
cơ khơng phù hợp.
Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra thực tế sẽ lớn hơn nhiều so với
kết quả tính tốn ở phương pháp tính trực tiếp ở trên vì đó chỉ là các chi phí thấy được,
cịn những chi phí vơ hình chưa lượng hóa được. Đó cũng là khuyết điểm của phương
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa

CH. KTPT K19
9



Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

pháp thứ 1. Mặt khác người dân có tâm lý muốn nhận được tiền đền bù nhiều hơn chi phí
mà họ đã bỏ ra.
Phần 4: Đề xuất kiến nghị:
Ngày nay, ơ nhiễm mơi trường ở các xí nghiệp sản xuất và các khu công nghiệp ngày
càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng, rất cần được quan tâm. Vì vậy bài nghiên cứu là
một điều cần thiết. Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy tính thiết thực của nghiên cứu.
Để có thể đánh giá được thiệt hại kinh tế do tác động của môi trường để từ đó tiến tới
việc quản lý mơi trường cho hoạt động sản xuất phát triển bền vững thì cần tiếp tục thực
hiện những nghiên cứu quy mô hơn nữa nhằm nghiên cứu và kiểm định những kết quả để
đảm bảo độ chính xác.

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hịa

CH. KTPT K19
10


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-


Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thơng qua ngày 27/12/1993 và có hiệu
lực từ ngày 10/01/1994.

-

Nguyễn Hữu Dũng (2010) “Kinh tế môi trường”. Bài giảng cho học viên cao học,
khoa Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế TP.HCM.

-

Phạm Khánh Nam, Trương Đăng Thụy, Phùng Thanh Bình, Võ Đức Hồng Vũ,
Phan Thị Giác Tâm, Bùi Dũng Thể (2005) Kinh tế môi trường và Tài nguyên thiên
nhiên, TP.HCM.

-

Trương Đăng Thụy “Bảng câu hỏi phỏng vấn người dân một số nước Đông Nam
Á về chương trình bảo tồn các lồi động vật bị đe dọa”, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM.

-

Việt Báo (2008) “Điều tra nguyên nhân làm KCN Lê Minh Xuân ô nhiễm nặng”,
truy cập ngày 20/02/2011.

-

Xa lộ tin tức (2009) “Khu công nghiệp Lê Minh Xuân: Cây lá vẫn tiếp tục trắng”,
/>d=14a42ab&o=0, truy cập ngày 20/02/2011.


SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa

CH. KTPT K19
11


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI
Xin chào Ơng/Bà!
Chúng tơi là những Học viên Cao học của Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh. Chúng tơi đang thực hiện chương trình nghiên cứu về Xác định thiệt hại kinh
tế do ơ nhiễm mơi trường gây ra. Gia đình Ơng/Bà đã được lựa chọn là đối tượng của
cuộc khảo sát này. Ông/Bà sẽ được hỏi một số câu hỏi về giá sẵn lịng chấp nhận cho việc
mơi trường bị ơ nhiễm ở KCN Lê Minh Xuân, gần nơi Ông/Bà đang sinh sống. Rất mong
Ơng/Bà dành cho chúng tơi một ít thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây. Tất cả
những thơng tin hồi đáp của Ơng/Bà là rất quan trọng đối với đề tài nghiên cứu. Do vậy,
chúng tôi rất mong nhận được sự cộng tác của Ơng/Bà.
Nếu có câu hỏi nào khơng rõ, xin vui lịng cho biết những thắc mắc của Ơng/Bà.
Chúng tơi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi của Ơng/Bà.
Khơng có câu trả lời sai hay đúng cho các câu hỏi. Chúng tôi chỉ muốn biết ý kiến
thực sự của Ơng/Bà. Ơng/Bà có thể tham khảo ý kiến của những thành viên khác trong
gia đình khi trả lời, nhưng xin Ơng/Bà đừng thảo luận với những người hàng xóm hoặc
người ngồi gia đình trước khi đưa ra câu trả lời.
1. Ông/Bà sống ở đây bao nhiêu năm rồi? ------------------- năm


2. Ông\Bà bao nhiêu tuổi? -------------------- tuổi

3. Giới tính?

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hịa

CH. KTPT K19
12


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

□ Nữ
□ Nam

4. Tình trạng hơn nhân?
□ Độc thân
□ Đã có gia đình

5. Nghề nghiệp
› Cán bộ cơng nhân viên nhà nước
› Chuyên gia (ngoài nhà nước)
› Lao động có tay nghề cao
› Lao động phổ thơng (ngoại trừ nông dân, ngư dân)
› Khác, xin cho biết __________________

6. Nếu tính cả Ơng/Bà thì gia đình Ơng/Bà có bao nhiêu người?

› Trẻ em

________________

› Người lớn

________________

7. Xin vui lòng cho biết thu nhập trung bình hàng tháng của cả gia đình (bao gồm thu
nhập bằng tiền của tất cả các thành viên có việc làm, kể cả Ơng/Bà).
Đánh dấu vào ô thích hợp
› Dưới 1 triệu đồng

› Từ 8 triệu đến 9 triệu đồng

› Từ 1 triệu đến 2 triệu đồng

› Từ 9 triệu đến 10 triệu đồng

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa

CH. KTPT K19
13


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

› Từ 2 triệu đến 3 triệu đồng


› Từ 10 triệu đến 11 triệu đồng

› Từ 3 triệu đến 4 triệu đồng

› Từ 11 triệu đến 12 triệu đồng

› Từ 4 triệu đến 5 triệu đồng

› Từ 12 triệu đến 13 triệu đồng

› Từ 5 triệu đến 6 triệu đồng

› Từ 13 triệu đến 14 triệu đồng

› Từ 6 triệu đến 7 triệu đồng

› Từ 14 triệu đến 15 triệu đồng

› Từ 7 triệu đến 8 triệu đồng

› Trên 15 triệu đồng

8. Xin Ơng/Bà vui lịng cho biết giá thị trường hiện tại của căn nhà mà gia đình Ơng/Bà
đang sống? ____________________________ đồng.
9. Ơng/Bà có cho rằng vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện
nay được quan tâm đúng mức?
□ Có
□ Khơng
10. Xin Ông/Bà vui lòng chỉ ra 3 vấn đề quan trọng nhất liên quan đến tác động của tự

nhiên và con người đến môi trường tự nhiên?
Chọn 3 vấn đề, xếp hạng từ 1 đến 3, 1 là quan trọng nhất.
Các vấn đề mơi trường và tài

Xếp hạng

ngun
Ơ nhiễm khơng khí
Ơ nhiễm nguồn nước
Quản lý rác thải

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa

CH. KTPT K19
14


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm
Phá rừng
Ơ nhiễm tiếng ồn giao thơng
Lũ lụt do xói mịn đất
Hiệu ứng nhà kính ngày càng mạnh
Sự hủy hoại tầng ozon
Phục hồi các rạn san hô
Vấn đề khác, ghi rõ:


11. Hằng năm Ơng/Ba phải tốn trung bình bao nhiêu tiền để chữa bệnh?
----------------------------- đồng
12. Số tiền trung bình hằng năm Ông/Bà bỏ ra để khắc phục ô nhiễm hay các sự cố mơi
trường là bao nhiêu? ------------------------- đồng
13. Trung bình 1 năm Ông/Bà phải nghỉ làm bao nhiêu ngày để đi chữa bệnh do ơ nhiễm
mơi trường? ---------------------- ngày
14. Ơng/Bà có sẵn lịng chấp nhận một số tiền đền bù thiệt hại do ô nhiễm của KCN Lê
Minh Xuân gây ra hay khơng?
□ Có à Chuyển đến câu 15.
□ Khơng à Chuyển đến câu 16.

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hòa

CH. KTPT K19
15


Đề cương nghiên cứu khoa học-Kinh tế môi trường

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng

15. Nếu có, Ơng/Bà vui lịng cho biết số tiền là bao nhiêu? ------------------------ đồng

16. Nếu khơng, Ơng/Bà hãy cho biết lý do?
□ Không quan tâm tới vấn đề ô nhiễm này.
□ Người gây ra ô nhiễm phải tự khắc phục ô nhiễm
□ Không cần nhận tiền đền bù, tự khắc phục được
□ Khác ……………………………………………………………………………..
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ƠNG/BÀ!


SVTH: Nguyễn Thị Khánh Hịa

CH. KTPT K19
16



×