Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

quy hoạch phân khu tỷ lệ 1 2 000 khu bán đảo xanh an kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 76 trang )

i

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn Đồ án tốt nghiệp T.s
Nguyễn Lâm đã tận tình và trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành đồ án tốt nghiệp với
đề tài: Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu bán đảo xanh An Kỳ thuộc xã Tịnh Kỳ,
thành phố Quảng Ngãi.
Mặt khác cũng xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô
trong khoa Kỹ thuật công trình đã tạo điều kiện, truyền đạt những kiến thức quý giá
cho sinh viên trong suốt hơn bốn năm học tập tại khoa cũng như tại trường đại học Tôn
Đức Thắng.
Cuối cùng, xin kính chúc thầy Nguyễn Lâm, đồng kính chúc các thầy, cô Khoa Kỹ
thuật công trình - Trường Đại Học Tôn Đức Thắng, nhiều sức khỏe và đạt được nhiều
thành công trong sự nghiệp cao quý của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2018
Tác giả


ii

Lời cam đoan

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả và được sự hướng dẫn


khoa học của T.s Nguyễn Lâm. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong
các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu
thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của
các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung
luận văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến những vi
phạm tác quyền, bản quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2018
Tác giả


iii

Mục lục

Lời cảm ơn ........................................................................................................................i
Lời cam đoan ....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt .......................................................................................................vii
Danh mục hình ảnh ...................................................................................................... viii
Danh mục bảng biểu......................................................................................................... x
Chương 1: Giới thiệu chung ............................................................................................. 1
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1

1.2. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
1.3. Mục đích chọn đề tài ................................................................................................. 1
1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 2
1.6. Cấu trúc của thuyết minh đồ án ................................................................................ 3
Chương 2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ..................................................................... 4
2.1. Vị trí và quy mô nghiên cứu ..................................................................................... 4
2.1.1. Vị trí thành phố Quảng Ngãi .... .............................................................................4
2.1.2. Quy mô nghiên cứu .................. .............................................................................6
2.1.3. Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng của khu đất..........................................................6
2.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 8
2.2.1. Địa hình .................................... ............................................................................8
2.2.2. Khí hậu ..................................... ............................................................................9
2.3. Hiện trạng khu vực nghiên cứu ............................................................................... 11
2.3.1. Hiện trạng kinh tế, xã hội ......... ...........................................................................12
2.3.1.1 Hiện trạng kinh tế ................... ...........................................................................12
2.3.1.2. Dân cư ................................... ...........................................................................12


iv

2.3.1.3. Lao động................................ ...........................................................................13
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai và xây dựng..............................................................13
2.3.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ...... ...........................................................................16
2.3.4. Phân tích tổng hợp hiện trạng (SWOT).............................................................. 17
2.3.4.2. Điểm yếu. .............................. ...........................................................................18
2.3.4.3. Cơ hội. ................................... ...........................................................................18
2.3.4.4. Thánh thức............................. ...........................................................................19
2.3.5. Định hướng chiến lược............. ...........................................................................19
2.3.5.1. Mục tiêu tổng quát. ............... ...........................................................................19

2.3.5.2. Chiến lược áp dụng. .............. ...........................................................................19
2.4. Tính chất chức năng của khu vực quy hoạch. ......................................................... 20
Chương 3. Cơ sở nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật .............................................. 22
3.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................... 22
3.2. Cơ sở thực tiễn áp dụng. ......................................................................................... 23
3.2.1. Ứng dụng thực tiễn trong kinh tế và cư dân........................................................ 23
3.2.3. Ứng dụng thực tiễn môi trường – xã hội bền vững............................................. 25
3.3. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 27
3.4. Dự báo quy mô nghiên cứu ..................................................................................... 29
3.4.1. Dự báo dân số. .......................... ...........................................................................29
3.4.1.1. Cơ sở dự báo dân số .............. ...........................................................................29
3.4.1.2. Phương pháp dự báo.............. ...........................................................................29
3.4.2. Quy mô diện tích ...................... ...........................................................................30
3.5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sử dụng trong đồ án................................................... 30
Chương 4. Triển khai phương án ................................................................................... 33
4.1. Ý tưởng quy hoạch .................................................................................................. 33
4.2. Phương án thiết kế................................................................................................... 36
4.2.1. Phương án chọn ........................ ...........................................................................36


v

4.2.2. Phương án so sánh.................... ...........................................................................38
4.3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. ................................................................... 40
4.3.1. Xác định các khu chức năng. ... ...........................................................................40
4.3.2. Thống kê chi tiết sử dụng đất toàn khu............................................................... 41
4.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. ............................................................... 42
4.4.1. Cấu trúc và hình ảnh không gian toàn đô thị...................................................... 44
4.4.2. Nguyên tắc tổ chức không gian đô thị................................................................ 45
4.4.3. Giải pháp tổ chức không gian cho khu vực đô thị.............................................. 46

4.4.4. Thiết kế đô thị cho khu vực không gian phục vụ du lich và không gian mở ven
biển............................................................................................................................... 48
4.4.4.1. Phạm vi áp dụng. ................... ..........................................................................48
4.4.4.2. Yêu cầu về tổ chức không gian........................................................................ 48
4.4.4.3. Yêu cầu thiết kế với khu vực công cộng ven mặt nước................................... 49
4.4.4.4. Quy định về thiết kế hình khối công trình cho khu vực ven mặt nước............ 50
4.4.5. Quy hoạch mạng lưới giao thông....................................................................... 54
Chương 5: Hệ thống quản lý .......................................................................................... 56
5.1. Cơ sở pháp lý quản lý quy hoạch xây dựng ............................................................ 56
5.2. Nguyên tắc và mục tiêu. .......................................................................................... 56
5.2.1. Nguyên tắc lập điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng.......................................... 56
5.2.2. Mục tiêu lâp điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng.............................................. 56
5.3. Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị ........................................................................ 57
5.3.1. Quản lý quy hoạch kiến trúc công trình công cộng Các yêu cầu về quy hoạch
kiến trúc. ............................................. .........................................................................57
5.3.2. Quản lý quy hoạch kiến trúc khu ở..................................................................... 58
5.3.3. Quản lý quy hoạch công viên-cây xanh.............................................................. 59
5.4. Quản lý hạ tầng kỹ thuật. ............ ..........................................................................60
5.5. Quản lý môi trường chiến lược. .............................................................................. 62


vi

Chương 6. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 63
6.1 Kết luận .................................................................................................................... 63
6.2 Kiến nghị ...................................... ...........................................................................63
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 65


vii


Danh mục từ viết tắt

BXD

Bộ xây dựng

CP

Chính phủ

CVCX

Công viên cây xanh

CVDVO

Công viên đơn vị ở

DK

Dự kiến

GT

Giao thông

HSDSĐ

Hệ số sử dụng đất


MĐXD

Mật độ xây dựng

NQ

Nghị quyết

OVOP

One Village One Product

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam



Quyết định

St

Strengths (Điểm mạnh)

We

Weaknesses (Điểm yếu)

Op


Opportunities (Cơ Hội)

Th

Threats (Thách thức)

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDTT

Thể dục thể thao

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


viii


Danh mục hình ảnh

Hình

Tên

Trang

2.1

Vị trí và mối liên hệ tỉnh Quảng Ngãi

5

2.2

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ của khu đất

6

2.3

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ của khu đất

7

2.4

Sơ đồ kết nối giao thông


8

2.5

Hiện trạng khu đất theo google map

11

2.6

Hiện trạng đất trống, đất vườn và hô nuôi tôm

13

2.7

Hiện trạng sử dụng đất khu đất quy hoạch

14

2.8

Hiện trạng sử dụng đất khu đất quy hoạch

14

2.9

Sơ đồ hiện trạng giao thông và hạ tầng kỹ thuật


16

2.10

Hiện trạng giao thông khu đất nghiên cứu

17

2.11

Minh họa đô thị xanh thông minh

21

3.1

Quá trình đánh bắt cá bằng phương pháp gây tê

28

3.2

Hình thái đảo Palm Jumeriah

24

3.3

Hệ thống điều tiết giao thông bằng chíp cảm ứng ở 25
Copenhagen


25

3.4

Hệ thống điện tự động, thu gom rác ở Songdo, Hàn Quốc

26

3.5

Khu nhà sử dụng năng lượng xanh ở Fujisawa, Nhật Bản

26

3.6

Nhà máy phát điện ở Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

27

3.7

Sơ đồ thể hiện điểm tương đồng giữa hai quy trình

28

3.8

Quy trình đề xuất của phương pháp quy hoạch kết hợp


28

4.1

Ý tưởng quy hoạch phát triển đô thị

33

4.2

Cây liễu ý tưởng thiết kế

34

4.3

Sơ đồ ý tưởng tổ chức không gian phương án so sánh

35

4.4

Sơ đồ ý tưởng khung giao thông

35


ix


Danh mục hình ảnh

Hình

Tên

Trang

4.5

Sơ đồ ý tưởng tổ chức trung tâm khu

36

4.6

Sơ đồ cơ cấu phương án chọn

37

4.7

Sơ đồ cơ cấu phương án so sánh

39

4.8

Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất


41

4.9

Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất

42

4.10

Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

43

4.11

Hình thái đô thị

43

4.12

Sơ đồ phân vùng không gian cảnh quan

45

4.13

Các vấn đề chính của quy hoạch công trình


52

4.14

Vật liệu, kết cấu và hình thái nhà ở thân thiện môi trường

53

4.15

Sơ đồ quy hoạch và quản lý giao thông, bến bãi khu vực quy
hoạch

54

4.16

Yêu cầu góc vạt tại ngã giao

55

5.1

Hệ thống công nghệ thông minh được áp dụng

61

5.2

Sơ đồ quản lý và hiến lược xử lý mối trường


62


x

Danh mục bảng biểu

Bảng

Tên

Trang

2.1

Bảng cơ cấu kinh tế khu vực quy hoạch

12

2.2

Bản thông tin hộ nghèo

12

2.3

Phân bố ngành nghề khu vực quy hoạch


13

2.4

Bảng thống kê diện tích sử dụng đất

15

3.1

Bảng dự báo dân số khu vực quy hoạch đến năm 2030

31

3.1

Quy định tối thiểu đối với các công trình dịch vụ đô thị cơ
bản

31

4.1

Bảng thống kê diện tích các loại đất

39

4.2

Bảng thống kê diện tích các loại đất


41


1

Chương 1: Giới thiệu chung
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp dịch vụ.
Trong đó ngành dịch vụ du lịch được coi là ngành mũi nhọn với những tiềm năng rất
lớn đang cần khai thác, đặc biệt là du lịch biển. Để phát triển ngành du lịch biển chúng
ta cần tạo ra những khu du lịch biển, khu đô thị biển phù hợp để phát triển ngành du
lịch tiềm năng này. Hiện nay ở nước ta có rất ít tỉnh có được những khu đô thị biển
phát triển bền vững đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân sinh sống cũng
như khách du lịch.
1.2. Lý do chọn đề tài
Quảng Ngãi có một vị trí vô cùng quang trọng trong sự phát triển chung của đất nước,
là đầu mối giao thông giữa ba miền Bắc Trung Nam. Ngoài ra Quảng Ngãi còn được
thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh đặc biệt là các bãi biển đẹp. Chính vì
thế trong chính sách phát triển kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh Quảng Ngãi thì ngành du
lịch biển rất được quan tâm nhưng vẫn chưa phát triển đúng như lợi thế. Để phát triển
được mô hình đô thị dịch vụ - đô thị biển thì Quảng Ngãi cần có quy hoạch những đô
thị biển một cách phù hợp và bền vững. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Quy
hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu bán đảo xanh An Kỳ thuộc xã Tịnh Kỳ, thành phố
Quảng Ngãi” để nghiên cứu làm đồ án tốt nghiệp kỹ sư quy hoạch vùng và đô thị.
1.3. Mục đích chọn đề tài
Tạo ra một khu đô thị phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Nghiên cứu
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường tại khu quy hoạch để quy hoạch xây
dựng đô thị biển có bản sắc về kiến trúc, cảnh quan và văn hóa xã hội. Dựa vào định
hướng phát triển QHC để Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu bán đảo xanh An Kỳ



2

thuộc xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi. Năm rõ về các điểm du lịch trên địa bàn xã
để có thể đưa ra giải pháp kết nối các điểm du lịch với vị trí quy hoạch. Hướng mở
rộng của đề tài nghiên cứu. Phát triển tiềm năng du lịch, bảo tồn hệ sinh thái của khu
vực nghiên cứu. Tạo không gian thư giãn cho người dân. Phát triển khu một cách bền
vững. Đặt nhu cầu của cộng đồng dân cư được đặt lên trên hết. Phát triển khu quy
hoạch cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.

1.4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: khu bán đảo xanh An Kỳ thuộc xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi. Về
thời gian: Các số liệu và thông tin trong đề tài nghiên cứu chủ yếu được lấy trong
những năm gần đây. Về nội dung: Đề tài nghiên cứu Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000
khu bán đảo xanh An Kỳ thuộc xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi nghiên cứu về điều
kiện tự nhiên, quy mô lao động, hình thức của làng chài, sử dụng đất và không gian
kiến trúc cảnh quan. Dự án nghiên cứu đúng như định hướng QHC của thành phố
Quảng Ngãi.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống được sử dụng khi xem xét các nội
dung thay đổi về tính chất, quy mô, định hướng phát triển của các đồ án quy hoạch
chung thành phố Quảng Ngãi và quy hoạch chung xã Tịnh Kỳ theo các giai đoạn.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Trước tiên, tiến hành khảo sát hiện trạng dựa vào bản
đồ hiện trạng khu vực (đã được phê duyệt) và khảo sát thực tế. Sau đó, căn cứ vào quy
hoạch chung xây dựng của thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030 để xác định chỉ tiêu
sử dụng đất của khu vực từ đó tính được dân số, diện tích đất ở, thương mại dịch vụ,
cây xanh, giao thông,…rồi tiến hành lập quy hoạch cho khu vực nghiên cứu. Đồng thời
đề xuất các quy chế quản lý, thực thi, chính sách, các giải pháp rôi kết luận và đề xuất
kiến nghị.



3

1.6. Cấu trúc của thuyết minh đồ án
Đồ án “Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu bán đảo xanh An Kỳ thuộc xã Tịnh Kỳ,
thành phố Quảng Ngãi” gồm sáu chương chính:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở nghiên cứu và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Chương 4: Triển khai phương án
Chương 5: Hệ thống quản lý
Chương 6: Kết luận


4

Chương 2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.1. Vị trí và quy mô nghiên cứu
2.1.1. Vị trí thành phố Quảng Ngãi
Vị trí và mối liên hệ vùng của thành phố Quảng Ngãi trong khu vực và cả nước:
Thành phố Quảng Ngãi có vị trí địa lý được xá định trong khoảng tọa độ 15”05-15”08’
độ vĩ Bắc và từ 108”34’-108”55’ độ kinh đông.
Được bao bọc bởi 2 huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa:
Phía Đông giáp xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa. Phía Tây giáp xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư
Nghĩa. Phía Bắc giới hạn bởi sông Trà. Phía Nam giáp các xã Nghĩa Điền, Nghĩa
Trung, Nghĩa Thương và thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa.
Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm của tỉnh Quảng Ngãi, thuộc đô thị loại III.
Nằm trong vừng kinh tế trọng điểm miền trung, thành phố Quảng Ngãi cùng với khu

kinh tế Dung Quất có vị trí đặc biệt quang trọng trong sự phát triển của khu vực và cả
nước.
Thành phố Quảng Ngãi nằm vị trí trung độ, là nơi kết nối 2 vùng kinh tế quang trọng
bậc nhất và lớn nhất cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, nằm liền kề tuyến hành lang giao thông thông quốc gai là Quốc Lộ
1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, tương lai là tuyến đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc
Nam chuẩn bị được đưa và hoạt động.
Quảng Ngãi là trung tâm giao thông của 3 miền Bắc Trung Nam.Ngoài ra từ Quảng
Ngãi có thế liên kết du lịch với các địa điểm du lịch nổi tiếng trong vùng như Kinh Đô
Huế, Hội An, Đà Nẳng, Quy Nhơn…. Tạo thành chuỗi du lịch trên khu vực miền trung
góp phần tạo nên chuỗi du lịch đa dạng.
Vị trí và mối liên hệ của tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh và vùng như hình 2.1


5

Hình 2.1. Vị trí và mối liên hệ giữa tỉnh Quảng Ngãi trong khu vực và cả nước
Khu đất nghiên cứu có diện tích tự nhiên là 180.06Ha nằm ở phía Đông của thành phố
Quảng Ngãi. Khu đất được giới hạn bởi:


6

Phía Đông giáp khu dân cư hiện hữu và biển Đông. Phía Bắc giáp xã Tịnh Hòa thuộc
thành phố Quảng Ngãi và xã Bình Châu huyện Bình Sơn. Phía Nam giáp biển Đông.
Phía Tây giáp xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi (hình 2.2)

Hình 2.2. Vị trí và mối liên hệ của khu đất nghiên cứu

2.1.2. Quy mô nghiên cứu

Diện tích khu đất nghiên cứu là 180.08 ha thuộc làng chài An Kỳ, xã Tịnh Kỳ, thành
phố Quảng Ngãi.
2.1.3. Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng của khu đất
Xã Tịnh Kỳ nằm giữa các xã Bình Châu, Tịnh Khê, Tịnh Hòa, cách trung tâm hành
chính Huyện và Thành Phố Quảng Ngãi 13km về phía Đông. Cách khu kinh tế Dung


7

Quất 24km về phía Nam là điều kiện thuận lợi để tiếp cận khoa học kỹ thuật, giao lưu
kinh tế, thu hút đầu tư…làm động lực tích cực để Tịnh Kỳ phát triển.
Theo định hướng QHC thì xã Tịnh Kỳ sẽ là một “đô thị du lịch – đô thị biển” cảu thành
phố Quảng Ngãi.
Là cửa ngỏ phía Đông của thành phố Quảng Ngãi, đầu mối giao thông quan trọng của
thành phố (hình 2.3).

Hình 2.3. Sơ đồ vị trí và mối liên hệ của khu đất nghiên cứu
Từ vị trí khu vực nghiên cứu, cách 3km về phía Tây là khu du lịch biển Mỹ Khê và
trung tâm hành chính xã Tịnh Khê. Cách 0.5km vè phía Bắc là Cảng Sa Kỳ (khu cực
đầu mối giao thông thiết yếu để di chyển ra đảo Lý Sơn. Cách cảng Tịnh Kỳ chưa đầy
300m.
Nằm kế bênh ranh đất về phía Tây Nam có khu hậu cần chế biến thủy sản và cảng cá.
(hình 2.4).


8

Hình 2.4. Sơ đồ kết nối các trục giao thông quan trọng của khu vực nghiên cứu
Khu đất có rất nhiều thuận lợi, tiềm năng để phát triển thành một khu du lịch du lịch
biển kết hợp kinh tế biển đặc biệt là ngành chế biến hải sản.

2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Địa hình
Tịnh Kỳ là một xã đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng thấp dần từ
Tây Bắc sang Đông Nam, có địa hình tương đối đa dạng: Sông, biển, rừng, núi xen kẽ


9

nhau, có độ dốc trung bình là 3%; Khu vực cao nhất 21,3m tại núi An Vĩnh; Khu vực
thấp nhất 0,1m tại khu vực ven biển và một số khu vực đổ ra 2 sông Chợ Mới và Bài
Ca.

2.2.2. Khí hậu
Tỉnh Quảng Ngãi nói chung và thành phố Quảng Ngãi nói riêng nằm trong vùng khí
hậu miền Trung Trung Bộ, có nền nhiệt độ cao và ít biến động. Tháng có nhiệt độ bình
quân cao nhất là tháng 6, 7 có thể đạt tới 2829OC, tháng có nhiệt độ bình quân nhỏ
nhất là tháng 1. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 67OC.
Mùa Đông: ít lạnh, nhiệt độ trung bình mùa đông 19OC, nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối
không xuống dưới 11OC. Mùa hè: Mùa hè nhiệt độ cao khá đồng đều, trên toàn vùng có
4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 28OC. Nhiệt độ: Nhiệt độ cao nhất 41,4OC, Nhiệt
độ trung bình năm 25,7OC.
Mưa: Đây cũng là một yếu tố khí hậu đáng quan tâm đối với các tỉnh miền trung, theo
số liệu thống kê mưa cho thấy lượng mưa trung bình năm tại khu vực thành phố Quảng
Ngãi khoảng 2428,4mm. Nếu phân chia biến động của mưa theo mùa thì ở đây có thể
chia ra thành 2 mùa là: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa ở đây ngắn và khá lớn, mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, lượng
mưa chiếm từ 7080% lượng mưa cả năm. Hai tháng mưa lớn nhất là tháng 9 và tháng
10 có lượng mưa vào cỡ 600900mm/tháng. Mùa mưa trùng với thời kỳ gió mùa Đông
Bắc và bão trên biển Đông.
Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 với lượng mưa chỉ chiếm 3050% tổng lượng

mưa hàng năm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường là tháng II với lượng mưa chỉ
chiếm 12% lượng mưa cả năm.
Qua phân tích cường độ mưa cho thấy sự chênh lệch giữa tháng mưa nhiều gấp khoảng
1,520 lần tháng mưa ít. Sự phân bố mưa trong năm rất không đồng đều sẽ dẫn đến


10

tình trạng thiếu nước sinh hoạt và tưới cho nông nghiệp trong mùa khô và gây ra ngập
lụt trong mùa mưa. Đó là điều không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống
của người dân trong vùng.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và mưa. Biến
trình năm của độ ẩm không khí tương tự như biến trình mưa và tỷ lệ nghịch với biến
trình của nhiệt độ không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, Độ ẩm tối cao
trung bình 8790%, Độ ẩm tối thấp tuyệt đối 37%.
Nắng: Tổng số giờ nắng khoảng từ 20002200h/năm. Tháng 5 có số giờ nắng nhiều
nhất khoảng 242h/tháng, tháng 12 có số giờ nắng ít nhất, khoảng 90h/tháng.
Gió: Tỉnh Quảng Ngãi có gió Tây khô nóng trong mùa hè. Hiện tượng nắng nóng kéo
dài nhiều ngày, kèm với gió Tây Nam mạnh cũng gây ra khô hạn trong vùng.
Gió mùa Đông Bắc: Các tháng mùa Đông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thường xuất
hiện các đợt gió mùa Đông Bắc, hướng gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Bắc.
Gió Mùa Đông Bắc thường gây ra gió giật, các cơn lốc và thường gây ra mưa to, ẩm
ướt, đồng thời nhiệt độ giảm mạnh.
Bão: Quảng Ngãi cũng như các tỉnh ven biển miền Trung hàng năm chịu ảnh hưởng
của bão. Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Quảng Ngãi thường trùng vào mùa
mưa (tháng IX đến tháng XII). Các cơn bão đổ bộ vào Quảng Ngãi thường gây ra gió
mạnh và mưa rất lớn. Tại Quảng Ngãi, bão thường tập trung vào các tháng IX, X và
tháng XI. Khả năng xuất hiện vào tháng X là lớn nhất, tuy nhiên mùa bão diễn biến
phức khá phức tạp qua các năm. Trung bình hàng năm có 1 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt
đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi gây mưa to và gió mạnh từ cấp 6 trở lên.

Ngoài ra cũng có những năm có đến 3-4 cơn bão thường gây ra mưa to và gió rất
mạnh, có khi kèm theo hiện tượng nước biển dâng.
Thủy văn: Thành phố Quảng Ngãi nằm dọc theo sông Trà Khúc, chịu ảnh hưởng trực
tiếp của sông Trà Khúc. Sông Trà Khúc là con sông lớn nhất tỉnh, có lượng nước dồi


11

dào nhất so với các sông khác trong tỉnh, bắt nguồn từ vùng núi KonPlong - Kon Tum
ở cao độ trung bình từ 1300-1500m.

2.3. Hiện trạng khu vực nghiên cứu
Khu đất nghiên cứu có diện tích 180.08 ha. Là một phần diện tích xã Tịnh Kỳ, thành
phố Quảng Ngãi (hình 2.5).

Hình 2.5. Hiện trạng khu đất theo google map
Nguồn: Google, 2018


12

2.3.1. Hiện trạng kinh tế, xã hội
2.3.1.1 Hiện trạng kinh tế
Cơ cấu kinh tế: Tổng giá trị sản xuất: 245 tỷ đồng (bảng 2.1) trong đó: Nông - ngư
nghiệp: 181 tỷ đồng; Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 24,5 tỷ đồng; Thương mại dịch vụ: 39,5 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người: 13 triệu đồng/người/năm; Sản
lượng khai thác đánh bắt bình quân: 16.500 tấn/năm;
Bảng 2.1. Bảng cơ cấu kinh tế khu vực quy hoạch
Ngành nghề

STT

1

Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

2

Công nghiệp - xây dựng

3

Thương mại - dịch vụ

Tỷ lệ (%)
73,88
10
16,12

Tổng

100

Nguồn: UBND xã Tịnh Kỳ, 2016
Tỉ lệ hộ nghèo: 21,85% (bảng 2.2):
Bảng 2.2. Bảng thông tin hộ nghèo
STT

Tên thôn

Số hộ thu nhập TB (hộ)


Số hộ nghèo (hộ)

1

Thôn An Kỳ

610

216

2

Thôn An Vĩnh

558

140

3

Thôn Kỳ Xuyên

441

94

4

Tổng


1.609

450

Nguồn: UBND xã Tịnh Kỳ, 2016
2.3.1.2. Dân cư
Tổng số dân là 10.650 người với 2.059 hộ. Mật độ phân bố dân cư trung bình là 6.37
người/km2, phân bố không đều theo từng khu vực, phân bố tập trung thành cụm, chủ
yếu tại thôn An Kỳ và An Vĩnh. Mật độ dân số cao. Đa phần dân cư ở đây có nguồn
thu nhấp chính từ đánh bắt hải sản.


13

2.3.1.3. Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động 7.250 người chiếm 68.1% . Lao động ở đây chủ yếu làm
ngư nghiệp chưa qua đào tạo. Phân bổ ngành, nghề trong khu vực quy hoạch cụ thể
như sau:
Bảng 2.3. Phân bổ ngành nghề khu vực quy hoạch
Hiện trạng năm 2016
Danh mục

STT

I

II

Dân số ngoài độ tuổi


Dân số trong độ tuổi


Số LĐ

Tỷ lệ LĐ đã qua

Tỷ lệ LĐ chưa

(Người)

đào tạo (%)

qua đào tạo (%)

3.400

7.250

2.1

Lao động nông nghiệp

5.503

2.2

Lao động CN - TTCN

1.327


2.3

Lao động TM - DV

III

Tổng dân số

420

10.650

Tỷ lệ (%)

31,9

3,45

96,55

68,1

75,9
18,3
5,8
100,00

Nguồn: UBND xã Tịnh Kỳ cung cấp, 2016
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai và xây dựng

Diện tích khu vực nghiên cứu là 180.08Ha
Hiện trạng sử dụng đất trên khu vực nghiên cứu đa số là nuôi trồng thủy sản còn lại là
đất vườn và đất trống. Diện tích mặt nước, kênh rạch của khu đất cũng tương đối nhiều
(hình 2.6 và hình 2.7).


14

Hình 2.6. Hiện trạng đất trống, đất vườn và hồ nuôi tôm

Hình 2.7. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Một số hình ảnh về hiện trạng sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu (hình 2.8)


15

Hình 2.8. Hiện trạng sử dụng đất khu đất quy hoạch
Hiện trang sử dụng đất của khu vực nghiên cứu còn đất trống nhiều, đất chưa đem lại
giá trị kinh tế cao. Diện tích các loại đất hiện trạng được thống kế trong bảng 2.4 bên
dưới:
Bảng 2.4. Bảng thống kê diện tích sử dụng đất
Loại đất

STT

Diện tích (Ha)

Tỷ lệ (%)

1


Đất ở

50.32

27.86

2

Sông, rạch

52.49

29.0

3

Đất sản xuất

43.46

24.06

4

Đất khác

23.15

12.81


5

Giao thông

11.2

6.2

180.8

100

Tổng

Đa phần là đất sản xuất bị bỏ hoang do không mang lại giá trị kinh tế. Đánh giá chung
thì sử dụng đất hiện trạng chưa sử dụng hợp lý, chưa đem lại giá trị kinh tế cao cho
người dân, chưa đáp ứng đúng tiềm năng của khu đất, thiếu diện tích cây xanh avf
không gian mở ven biển và các công trình công cộng phục vụ cho khu ở. Cần một dự


×