Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty CP sản xuất thương mại ngọc châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 72 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... ii
DANH MỤC ĐỒ THỊ...................................................................................... iii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.

Mục đích, lý do ........................................................................................ 1

1.2.

Phạm vi thực tập ..................................................................................... 1

1.3.

Tên nghiệp vụ thực tập và kết cấu báo cáo............................................ 2

PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI NGỌC CHÂU ......................................................................... 2
2.1.

Giới thiệu khái quát công ty ................................................................... 2

2.2.

Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất – kinh doanh .................................... 5

2.3.

Công nghệ sản xuất – kinh doanh ........................................................ 10

2.4.



Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh ........................................ 12

PHẦN 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ
THUONG MẠI NGỌC CHÂU ....................................................................... 27
3.1.

Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực tại DN ............ 27

3.1.1. Khái quát về công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại DN .................. 28
3.1.2. Tình hình đào tạo và phát triển nhân lực tại DN ...................................... 38
3.1.3. Đánh giá và sử dụng lao động sau đào tạo............................................... 49
3.2.

Đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực tại DN ................ 55

3.2.1. Ưu điểm.................................................................................................. 55
3.2.2. Nhược điểm ............................................................................................ 56
3.2.3. Nguyên nhân........................................................................................... 57
PHẦN 4: XU HƯỚNG, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THỰC TẬP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC CHÂU ............ 58
4.1.

Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty đến năm 2020 ............... 58


4.2.


Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực

tại DN .............................................................................................................. 59
PHẦN 5: KẾT LUẬN ...................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 66


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng thống kê thông tin máy móc, thiết bị của DN............................ 14
Bảng 2.2: Bảng thông tin các loại nguyên vật liệu DN cần dùng........................ 15
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ.................................................... 16
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động theo phòng ban................................................ 17
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính ................................................... 17
Bảng 2.6: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi ..................................................... 18
Bảng 2.7: Bảng cơ cấu lao động theo xếp hạng .................................................. 19
Bảng 2.8: Bảng cơ cấu tài sản của DN ............................................................... 20
Bảng 2.9: Bảng cơ cấu nguồn vốn của DN ........................................................ 22
Bảng 2.10: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của DN .................................... 24
Bảng 3.1: Bảng mục tiêu đào tạo của DN trong 3 giai đoạn ............................... 31
Bảng 3.2: Bảng xây dựng chương trình đào tạo đợt 3/2019 của DN................... 33
Bảng 3.3: Bảng mẫu nội dung khảo sát mức độ hài lòng và nhu cầu đào tạo của
nhân viên ........................................................................................................... 35
Bảng 3.4: Bảng chương trình đào tạo của DN .................................................... 42
Bảng 3.5: Bảng kinh phí đào tạo qua các năm của DN....................................... 47
Bảng 3.6: Bảng kết quả đào tạo nhân lực của DN .............................................. 50
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp phản ánh chất lượng sản phẩm và phương án giải quyết
của DN .............................................................................................................. 51
Bảng 3.8: Bảng phân bố sử dụng lao động sau đào tạo của DN.......................... 54
Bảng 4.1: Bảng mẫu hồ sơ cá nhân của người tham gia đào tạo ......................... 61


ii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của DN .................................... 7
Đồ thị 2.2: Sơ đồ dây chuyền sản xuất của DN .................................................. 10
Đồ thị 2.3: Sơ đồ quy trình kinh doanh của DN ................................................. 11
Đồ thị 2.4: Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 tiêu chí doanh thu, chi phí, lợi
nhuận................................................................................................................. 24
Đồ thị 3.1: Sơ đồ quy trình thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực của
DN .................................................................................................................... 29
Đồ thị 3.2: Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo của nhân viên trong DN ............... 37

iii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Mục đích, lý do
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở

nên gay gắt, nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đang đặt ra cho các doanh nghiệp
buộc các doanh nghiệp phải chuẩn bị thật kĩ mọi nguồn lực nếu muốn tạo cho mình chỗ
đứng vững chắc trên thị trường. Không giống như một số nguồn lực khác như: nguồn
lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ,…nguồn nhân lực là một nguồn
lực đặc biệt, là một trong những nhân tố chủ chốt quyết định đến sự thành bại của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
trên thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải sở hữu một đội ngũ cán bộ công nhân
viên năng động, sáng tạo và nhiệt huyết, tận tâm với công việc. Chính vì thế công tác

đào tạo và phát triển nhân lực luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm hàng
đầu.
Không phải tự nhiên mà tất cả các trường đại học đều yêu cầu sinh viên phải đi thực
tập tại một doanh nghiệp nào đó trước khi tốt nghiệp ra trường. Nhận thấy trình độ kiến
thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ, sinh viên cần phải áp dụng kiến thức mình học
được vào thực tiễn để tiếp cận, làm quen và giải quyết được các công việc liên quan đến
chuyên môn mình đang theo học. Tất cả cũng vì nhà trường muốn nâng cao chất lượng
học viên – nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
Đào tạo và phát triển nhân lực là gì? Phương pháp đào tạo như thế nào? Chương
trình đào tạo gồm những gì? Đó luôn là bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp để làm sao
kết quả đạt được tốt nhất.
Với tầm quan trọng của nguồn nhân lực, trong lần thực tập tốt nghiệp này, em đã
tìm hiểu và nghiên cứu về công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty Cổ phần
sản xuất và thương mại Ngọc Châu.
1.2.

Phạm vi thực tập

1


Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung xem xét, phân tích, đánh giá
các yếu tố nằm trong phạm vi sau:
-

Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Ngọc Châu.

-

Hoạt động nghiên cứu: Công tác đào tạo và phát triển nhân lực


-

Thời gian nghiên cứu: số liệu được thu thập qua các năm 2015, 2016, 2017, 2018,
2019.

1.3.

Tên nghiệp vụ thực tập và kết cấu báo cáo
Tên nghiệp vụ thực tập của em là: “ Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân

lực tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Ngọc Châu”.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm có 5 phần:
Phần I: Mở đầu.
Phần II: Khái quát chung về công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Ngọc Châu.
Phần III: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty Cổ phần sản
xuất và thương mại Ngọc Châu.
Phần IV: Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty và khuyến nghị nhằm hoàn
thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty Cổ phần sản xuất và thuong mại
Ngọc Châu.
Phần V: Kết luận.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn là cô Tăng Thị Hằng và
toàn thể cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Ngọc Châu đã
tạo điều kiện để em có thể hoàn thành được báo cáo này!

2


PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI NGỌC CHÂU

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Ngọc Châu
2.1.1 Tên doanh nghiệp, giám đốc hiện tại của doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu
- Tên quốc tế: NGOC CHAU TRADING PRODUCTION JOINT STOCK COMPANY
- Tên công ty viết tắt: NCHAU.,JSC
- Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Ông Nguyễn Hồng Sơn
2.1.2 Địa chỉ
- Văn phòng tại Hà Nội: Thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội.
- Tel: 04. 66757385
- Email:
2.1.3 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách
pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Công
ty được thành lập ngày 13/05/2010 và bắt đầu hoạt động vào ngày 20/05/2010 với số
vốn điều lệ ban đầu là 3.5 tỷ đồng, đến nay đã hoạt động được hơn 10 năm với số lượng
nhân viên là 30 người.
2.1.4 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
Đây là loại hình doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần. Những người tham gia góp vốn vào công ty thông qua hình
thức mua cổ phần (được gọi là cổ đông) và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn

3


đã góp vào doanh nghiệp. Công ty có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn, giúp
công ty huy động được nguồn vốn lớn từ nhiều chủ thể và trong thời gian ngắn.
Thông qua việc nắm giữ số lượng cổ phần của doanh nghiệp mà chúng ta có thể biết
được cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp là ai, đây là loại hình sở hữu giống như doanh
nghiệp tư nhân vì có quy mô khá nhỏ, mà quyền sở hữu thuộc về những cổ đông của

công ty.
2.1.5 Nhiệm vụ của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu là một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thiết kế, in ấn và các dịch vụ liên quan đến in ấn. Với định hướng chiến
lược trong vòng 5 năm IN NGỌC CHÂU phấn đấu trở thành công ty chuyên nghiệp
trong lĩnh vực in ấn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, đồng thời
tạo giá trị gia tăng cho và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển chung
của cộng đồng. Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu đã và đang tập trung
năng lực chuyên môn và nguồn lực tài chính cho lĩnh vực in ấn công nghệ offset với các
loại sản phẩm trên giấy như:
- Tờ rơi, tờ gấp
- Áp phích tuyên truyền, quảng cáo
- Kẹp file, folder giới thiệu đơn vị/ công ty
- Broucher, leaflet, phong bì, lettethead
- Lịch để bàn, lịch treo tường, sổ tay công tác
- Biểu mẫu chứng từ kế toán/ ngân hàng
- Sách, tạp chí, catalog, bản tin và các ấn phẩm
- Bao bì, hộp, túi giấy, nhãn mác…
Danh sách khách hàng tiêu biểu:
+ Công ty TNHH BBRAUN Việt Nam
4


+ Công ty Cổ phần thương mại Thủy Tạ
+ Ngân hàng TMCP SeAbank
+ Ngân hàng Cổ phần ngoài quốc doanh VPBANK
+ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật
+ Các Bộ, Ban ngành, đơn vị khác… đều cảm thấy yên tâm, tin tưởng sử dụng, lựa chọn
IN NGỌC CHÂU là nhà cung cấp các sản phẩm in trên chất liệu giấy bởi chất lượng,
lòng nhiệt tình chu đáo trong công việc.

2.1.6 Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ
Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu được thành lập vào ngày 14 tháng
5 năm 2010, với tôn chỉ mục đích trong sản xuất kinh doanh hàng đầu: mong muốn xây
dựng một phong cách phục vụ đẳng cấp, cho ra đời những sản phẩm đạt yêu cầu chất
lượng. Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu đã tự lựa chọn cho mình con
đường đi lên bằng cách lấy chất lượng và giữ chữ tín làm đầu. Năm 2010 là năm thương
hiệu Ngọc Châu JSC chính thức được ra đời.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thương mại – thế mạnh của
công ty là in ấn và các sản phẩm trên chất liệu giấy. Với các nhân sự quản lý hàng đầu
trong lĩnh vực in ấn, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, quy
trình sản xuất chuyên nghiệp, công ty Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu
đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường và đã để lại dấu ấn tốt trong mắt
của các bạn hàng, đối tác.
Phương châm của công ty luôn hướng tới sản phẩm đạt chất lượng, sự hài lòng của
khách hàng, điều này đã và đang đực thể hiện rõ nét trong từng dịch vụ, sản phẩm mà
công ty cung cấp. Cũng vì điều này, công ty đã mang lại hiệu quả cho quý khách hàng.
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu
Cơ cấu tổ chức trong công ty được bố trí theo mô hình chiến lược do Ban giám
đốc đề ra với phương châm “gọn nhẹ, hiệu quả”, IN NGỌC CHÂU chú trọng vào
5


chuyên môn hóa và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng và các bộ phận
sản xuất.
Cơ cấu tổ chức phân công theo chức năng được quản lý và điều hành chặt chẽ
theo mô hình thông tin hai chiều tương tác hợp lý. Cho phép mệnh lệnh cấp cao nhất
được đi theo con đường ngắn nhất, rõ ràng nhất tới mọi nhân viên, do đó công việc
được triển khai đúng mục tiêu, đúng người, đúng việc. Thêm vào đó, bộ máy nhân sự
gọn nhẹ đủ đúng cho từng khâu, nhân sự chọn lọc có trình độ chuyên môn phù hợp,
các đối tác uy tín đã tổng hòa nên một sức mạnh tổng hợp chung cho thương hiệu IN

NGỌC CHÂU trong việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tối ưu đến các Quý khách
hàng.
Bằng hệ thống quản trị trực tuyến, công ty đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu để
đảm bảo mục tiêu chất lượng và kế hoạch sản xuất đề ra, luôn thực hiện đúng theo tiến
độ yêu cầu, nhoài ra còn giúp đảm bảo các mục tiêu nhân sự luôn rõ ràng, cụ thể.
Những điều này đã và đang giúp công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu có
một đội ngũ nhân sự gắn bó, sức mạnh và tâm huyết với nghề, song hành cùng sự phát
triển lớn mạnh của công ty.

6


2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc
Châu

Giám đốc

Phó giám
đốc

Phòng
kinh
doanh

Phòng
thiết
kế

Phòng

sản
xuất

Phòng
nhân
sự

Phòng
kế
toán

Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu bao gồm những
bộ phận sau:
-

Giám đốc

-

Phó giám đốc

-

Phòng kinh doanh

-

Phòng thiết kế

7



-

Phòng sản xuất

-

Phòng nhân sự

-

Phòng kế toán

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
-

Giám đốc(CEO): Có nhiệm vụ điều hành cũng như ra quyết định mọi hoạt động
của công ty

-

Phó giám đốc: Làm việc với các phòng khác của công ty, nếu CEO là “ cái đầu”
thì phó giám đốc là “ cánh tay phải đắc lực” của CEO

-

Phòng kế toán:

 Chi trả lương và các khoản thu nhập cho cán bộ nhân viên hàng tháng

 Ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
 Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành
 Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc đảm bảo hoạt động kinh
doanh sau đó trình lên giám đốc quyết định…
 Kiểm tra các chứng từ, hợp đồng mua bán, hợp đồng kinh tế … đúng và hợp lệ
trước khi trình Tổng giám đốc duyệt
-

Phòng kinh doanh

 Tìm kiếm khách hàng cho công ty
 Quản lý, chăm sóc khách hàng cũ
 Theo dõi, giám sát chất lượng, đốc thúc tiến độ đơn hàng.
 Tiến hành theo dõi, đôn đốc khách hàng thanh toán tiền bán hàng theo quy định
của công ty.
 Giải thích thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
-

Phòng thiết kế:

 Lắng nghe, tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
 Lên ý tưởng thiết kế sản phẩm mà khách hàng yêu cầu
 Sau khi thiết kế xong gửi khách hàng mẫu thiết kế để tiếp nhận ý kiến và sửa lại
nếu khách chưa hài lòng
8


 Chuyển kết quả tới phòng kế hoạch để tiến hành thi công
-


Phòng sản xuất:

 Tiếp nhận mẫu thiết kế của sản phẩm từ phòng thiết kế
 Lên kế hoạch và tiến hành sản xuất, thi công mẫu thiết kế
 Kiểm tra lại chất lượng sản phẩm
-

Phòng nhân sự:

 Phối hợp với các phòng ban trong công ty để lâp kế hoạch nguồn nhân lực: theo
dõi thông tin nhân lực toàn công ty, đưa ra bảng mô tả công việc chuẩn hóa cho
từng vị trí nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự.
 Hoạch định những chính sách phù hợp thu hút người tài cho công ty.
 Kết hợp cùng các phòng ban khác tổ chức tuyển dụng những vị trí thiếu cho công
ty.
 Đảm nhiệm công việc tổ chức hướng dẫn các nhân viên mới hội nhập với công
việc.
 Thực hiện việc đánh giá kết quả công việc của nhân viên, khen thưởng, trả công
cho họ.
 Bố trí, thuyên chuyển, đề bạt, quản lý quá trình thôi việc…
2.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp
Các bộ phận của công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu có mối quan hệ
chặt chẽ và thường xuyên có sự tương tác với nhau. Hoạt động của bộ phận này là nền
tảng cho hoạt động của bộ phận khác và ngược lại hoạt động của bộ phận này là kết quả
từ hoạt động của bộ phận khác. Các bộ phận, phòng ban trong công ty hoạt động hỗ trợ
nhau để hoàn thành công việc.
Cụ thể trong công ty, bộ phận kinh doanh sẽ tìm kiếm khách hàng đang có nhu cầu
được hỗ trợ thiết kế, in ấn hay làm các dịch vụ liên quan đến in ấn khác và giới thiệu họ,
thuyết phục họ, gắn kết họ với công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu. Sau

đó bộ phận thiết kế sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng, lắng nghe, tiếp nhận hoặc đề
xuất với khách hàng những ý tưởng mẫu thiết kế độc đáo, thú vị. Sau khi chốt được ý
9


tưởng, bộ phận thiết kế sẽ tiến hành thiết kế rồi gửi bản thiết kế cho khách hàng xem
khách hàng có hài lòng hay không, nếu đã hài lòng thì phòng thiết kế gửi mẫu thiết kế
cho phòng sản xuất tiến hành thi công và cuối cùng phòng sản xuất bàn giao lại cho
khách hàng.
Có thể thấy nếu một bộ phận làm việc không hiệu quả thì sẽ không nảy sinh hoạt
động của các bộ phận khác. Các hoạt động có mối liên quan đến nhau tọa thành một thể
thống nhất mang những đặc trưng tiêu biểu của một ngành kinh doanh, một tổ chức.
2.3. Công nghệ sản xuất – kinh doanh
2.3.1 Dây chuyền sản xuất sản phẩm & kinh doanh dịch vụ
-

Sơ đồ dây chuyền sản xuất: Tùy thuộc vào những loại sản phẩm mà khách hàng
yêu cầu sẽ có dây chuyền sản xuất hoạt động khách nhau, tuy nhiên cơ bản sẽ có
sơ đồ như sau:
Sơ đồ 2.2: Dây chuyền sản xuất của công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc
Châu

Mẫu
Khách
hàng

Bản in
Chế bản

Dữ liệu


Dữ liệu

Phim, bản,…

-

Phơi bản,
in, gia
công

Tờ in
Hoàn
thiện
Dữ liệu

Giấy, mực,…

Sơ đồ quy trình kinh doanh:

10


Sơ đồ 2.3: Quy trình kinh doanh của công ty Cổ phần sản xuất thương mại
Ngọc Châu

Tìm kiếm
KH

Tiếp nhận

yêu cầu
của KH

Thiết kế

Thi công
sản xuất

Bàn giao
cho KH

(Quy trình sản xuất – kinh doanh của công ty thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của
từng bộ phận, phòng ban như đã nêu ở phần 2.2.2)
2.3.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất – kinh doanh
a. Đặc điểm về an toàn lao động
Hàng năm, công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu tiến hành thực hiện
việc giám sát môi trường, khám sức khỏe định kỳ. Kiểm định thiết bị, máy móc, công
tác phòng chống cháy nổ đều được thực hiện nghiêm chỉnh. Đặc biệt với khu vực lắp
đặt máy móc, thiết bị in ấn – nơi mà nhân viên bộ phận kỹ thuật thường xuyên phải tiếp
xúc, làm việc. Với những cố gắng đó, từ khi thành lập đến này, công ty chưa từng có
trường hợp tai nạn xảy ra. Người lao động có thể yên tâm làm việc.
b. Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng
-

Diện tích nhà xưởng: 800m2

-

Nằm trên địa bàn thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội. Với môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp và điều kiện hạ tầng phù hợp.

Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu đã từng bước củng cố, hoàn
thiện mặt bằng nhà xưởng, sắp đặt dây truyền công nghệ sản xuất phù hợp, tiện
lợi tỏng từng công đoạn, từng khâu giúp quá trình quản lý, vận hành sản xuất
đạt hiệu quả tối ưu.

11


-

Định hướng và quy mô sản xuất, nhân sự ổn định chuyên nghiệp – hứa hẹn sự
phát triển bền vững sẽ đến với công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc
Châu.

c. Đặc điểm phương pháp sản xuất kinh doanh
Công ty hoạt động theo phương thức tiếp nhận đơn đặt hàng rồi tiến hành sản xuất.
Công ty chỉ hoạt động khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm liên quan đến
in ấn (báo, tạp chí, ấn phẩm,…) của công ty.
2.3.3 Tổ chức sản xuất
Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu tiến hành sản xuất hàng loạt và
liên tục các sản phẩm in ấn trên chất liệu giấy bởi công ty đã có lượng khách hàng quen
thuộc luôn luôn lựa chọn IN NGỌC CHÂU là địa chỉ tin cậy cho nhu cầu in ấn của mình.
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Cổ phần sản xuất
thương mại Ngọc Châu
2.1.1. Đối tượng lao động
a. Trang thiết bị
Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu là công ty hoạt động trong lĩnh
vực thiết kế, in ấn và các dịch vụ liên quan đến in ấn, công ty có đầy đủ các loại máy
móc in ấn hiện đại nhất trên thị trường: máy in ảnh, máy in decal, máy in laser, máy
khuấy mực, máy cắt dấy, máy gấp sách, máy ghim, máy xén…Số lượng máy móc thiết

bị đủ để phục vụ nhu cầu của số lượng khách hàng lớn. Các loại máy móc trong nhà
xưởng thường xuyên được thay mới và bảo dưỡng, bảo trì để đảm bảo chất lượng bản
in đẹp nhất.

12


Máy ghim

Máy gấp sách

Máy in 4 màu

13


Bảng 2.1: Thống kê thông tin máy móc, thiết bị của DN
Đơn vị: Chiếc
STT

Tên máy

Giá

Năm sản

Nước sản

( đồng)


xuất

xuất

Số lượng

1

Máy in ảnh

26.000.000 đ

2009

Trung Quốc

2

2

Máy in decal

19.500.000 đ

2013

Trung Quốc

2


3

Máy in laser

32.000.000 đ

2009

Nhật Bản

2

4

Máy khuấy mực

10.700.000 đ

2010

Hàn Quốc

1

5

Máy cắt/rọc giấy

6.400.000 đ


2015

Đài Loan

2

6

Máy gấp sách

8. 250.000 đ

2013

Đài Loan

1

7

Máy ghim

12.800.000 đ

2008

Hàn quốc

1


8

Máy in màu

21.650.000 đ

2015

Nhật Bản

2

9

Bản kẽm( khuôn

250.000 đ

2008

Trung Quốc

8

in)
10

Máy bế

15.600.000 đ


2012

Nhật Bản

1

11

Máy làm sách

13.700.000

2009

Hàn Quốc

2

9.300.000

2013

Nhật Bản

1

liên hợp
12


Máy đóng keo
gáy sách tự động

(Nguồn: Số liệu tham khảo ở phòng kế toán)

14


b. Nguyên vật liệu
Các loại nguyên vật liệu doanh nghiệp cần dùng: mực in, giấy,…
Bảng 2.2: Thông tin các loại nguyên vật liệu DN cần dùng
STT

Tên nguyên

Thông tin

Số lượng

+ giấy được sản xuất từ bột gỗ như treói chung là những nội dung chung của cả công ty thì nhân viên sẽ ngồi tại chỗ làm
việc, bởi phòng đào tạo của công ty sức chứa tối đa chỉ được 25 người, và chủ trì buổi
đào tạo sẽ là giám đốc hoặc trưởng phòng nhân sự. Nếu đào tạo nội bộ phòng ban thì sẽ
tổ chức đào tạo trong phòng đào tạo của công ty do các trưởng phòng chủ trì. Thời gian
bắt đầu buổi đào tạo sẽ vào đầu buổi sáng như thời gian bắt đầu làm việc hàng ngày của
công ty, mỗi buổi đào tạo thường sẽ kéo dài từ 1 – 2h tùy thuộc vào nội dung chương
trình đào tạo.
Với các buổi đào tạo như vậy, người lao động vẫn được tính là giờ làm việc và
hưởng lương như những ngày làm việc bình thường.
3.1.3. Đánh giá và sử dụng lao động sau đào tạo
Đánh giá lao động sau đào tạo:

Sau mỗi buổi đào tạo thì trưởng phòng ban trực tiếp giảng dạy sẽ đánh giá chất
lượng của mỗi nhân viên thông qua kiến thức mà nhân viên nắm được ngay sau buổi
đào tạo, hoặc hiệu quả làm việc những thời gian sau đó.
Hàng năm công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu đều có thống kê số liệu
đánh giá về kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực, việc đánh giá lao động sau đào tạo
có thể thực hiện được dựa trên 1 số cách sau:
-

Căn cứ kết quả đào tạo: có bảng số liệu:

49


Bảng 3.6: Kết quả đào tạo nhân lực của công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc
Châu
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng số lao động công ty


30

30

30

30

30

Nhu cầu đào tạo

24

21

18

25

24

Kết quả đào tạo

19

16

14


21

20

Mức độ đáp ứng nhu cầu(%)

79,2

76,2

77,8

84

83,3

(Nguồn: Số liệu tham khảo ở phòng nhân sự)
Qua bảng thống kê về kết quả đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần sarnxuaats
thương mại Ngọc Châu giai đoạn 2015 – 2019, nhận thấy rằng kết quả đào tạo đều bị
giảm so với số lao động được đào tạo và thực trạng này diễn ra hàng năm. Số lượng
nhân viên có nhu cầu đào tạo cũng như bắt buộc phải tham gia đào tạo không ổn định
qua các năm và mức độ nâng cao hiệu suất làm việc sau các buổi đào tạo tăng giảm
không đều. Cụ thể năm 2015 so với 2016, nhu cầu đào tạo giảm và mức độ đáp ứng nhu
cầu cũng giảm, giai đoạn 2016 – 2018 thì tỷ lệ này tăng lên và tăng cao từ 2017 – 2018
( từ 77,8% lên 84%), từ 2018 – 2019 thì mức độ đáp ứng nhu cầu giảm nhẹ.
Nguyên nhân mà số nhu cầu đào tạo không giảm qua các năm mặc dù tổng số lao
động của công ty không đổi (và mặc dù sau thời gian đào tạo thì kết quả đã cải thiện) là
do mỗi năm sẽ có sự khác biệt trong kế hoạch hoạt động của công ty, bởi đây là ngành
khá cạnh tranh nên hàng năm công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu cần phải
thay đổi chiến lược kinh doanh để phù hợp hóa nhu cầu của khách hàng.

Những nhân viên không cải thiện hiệu quả làm việc sau quá trình đào tạo có thể do
trong buổi đào tạo không chú ý lắng nghe hoặc có chú ý nghe nhưng còn mơ hồ về nội
dung đào tạo nhưng không mạnh dạn hỏi lại, trình độ học vấn của người lao động, ý
thức, thái độ muốn nâng cao trình độ của người lao động, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình
của người lao động cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực.
50


-

Căn cứ đánh giá của người quản lý, đồng nghiệp thông qua tổ chức đánh giá cấp
độ phản ứng của nhân viên bằng cách phỏng vấn trực tiếp hay bằng bảng câu hỏi.
Tuy nhiên, sự phản ứng tức thì chỉ có thể đo được nhân viên thích việc đào tạo
thế nào, không đo được lợi ích thực sự thế nào đối với họ và đa số tất cả đều trả
lời rằng họ thích các buổi đào tạo mà công ty tổ chức, tuy nhiên thực tế có phải
vậy hay không thì thật khó để biết được. Do vậy công tác đánh giá lao động sau
đào tạo theo phương pháp này không được khả thi.

-

Căn cứ kết quả làm việc: Người quản lý đánh giá kết quả bằng cách đo lường tác
động của đào tạo trên việc đạt những mục tiêu. Các kết quả như năng suất hoạt
động, số lượng khách hàng ký kết hợp đồng với IN NGỌC CHÂU, chất lượng
sản phẩm, thời gian hoàn thành, doanh thu, chi phí, mức độ nghỉ việc thì khá cụ
thể, loại đánh giá này có thể thực hiện bằng cách so sánh số liệu trước và sau đào
tạo.
Cụ thể, một nhân viên tên Nguyễn Mạnh Sáng phụ trách mảng in và Hoàng Hữu
Trí phụ trách việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty Cổ phần sản xuất
thương mại Ngọc Châu đã mắc phải một số lỗi. Dưới đây là bảng tổng hợp phản

ánh của khách hàng về chất lượng một lô hàng và phương án khắc phục tình trạng
đối với sản phẩm lỗi đối với 2 nhân viên phụ trách trên trước khi được công ty
Ngọc Châu đào tạo thêm.
Bảng 3.7: Tổng hợp phản ánh chất lượng sản phẩm của đối tác công ty TNHH
BBRAUN Việt Nam và phương án giải quyết của công ty Ngọc Châu
B|BRAUN

QUALITY ISSUES
Notification No.

D19001V

Supplier

Ngọc Châu

Date of isuance

3/1/2019

Batch quantily

63,000 pcs

Initiator

Mr. Tung Le

Quantily claimed


63,000 pcs

Product description UIS for NaCl 0.9%

Quantily sent back 63,000 pcs

Article No.

Batch

15235900

18U5900451
51


Initiator information
Khi kiểm tra lô hàng này, QC phát hiện ra nhiều sản phẩm bị lỗi lấm mực. Lô hàng
này sẽ bị từ chối, nó thuộc PO#4501314281 (đính kèm hình ảnh).

Defect risk Class

:

Picture

:

Critical


Yes

Nature of Action Required :

Urgent

Repeated

Yes

:

Major

Minor
No

Normal

No

Supplier’s feedback repuired:

Yes

No

Supplier’s CAPA required

Yes


No

:

Recommendation

Action Required:
1. Nhà cung cấp cần phải tìm nguyên nhân và hành động khắc phục cho những
khuyết điểm.
2. Nhà cung cấp cần kiểm tra tất cả hàng hóa trong kho nhà cung cấp.

Supplier Feedback
Root cause:
- Trong quá trình in thợ in cho xuống nhiều mực nên phần tử in bị đạm dẫn đến hằn
mực lên trang sau, không kiểm soát hết.
- KCS ( nhân viên kiểm tra chất lượng) đã kiểm tra nhưng không loại bỏ hết các sản
phẩm không đạt yêu cầu.
Corrective and preventive action:
* Corrective:

52


- Công ty Ngọc Châu đã cử nhân viên sang kiểm tra và loaij bỏ những sản phẩm
chưa đạt yêu cầu theo Biên bản làm việc số 01/NC19 ngày 06/01/2019.
- Kiểm điểm thợ in và nhân viên KCS.
- Ngọc Châu in bổ sung các tờ sản phẩm không đạt yêu cầu và xuất trả đủ số lượng
theo PO#4501314281.
* Preventive action:

- Khi xảy ra hiện tượng nêu trên, thợ in phải kiểm tra chất lượng và loại bỏ hết các
tờ in không đạt yêu cầu ra khỏi lô sản phẩm đang sản xuất, đồng thời đánh dấu nhận
biết nhằm giúp bộ phận KCS chú ý để check trong trường hợp này.
- Cho tần xuất rút tờ in kiểm tra nhiều hơn.
- Nâng cao tay nghề thợ in + nhân viên KCS.
(Nguồn: Tài liệu tham khảo tại phòng kinh doanh)
Sau khi được đào tạo để khắc phục những lỗi còn mắc đã nêu ở bảng 3.6, hai nhân
viên của công ty Ngọc Châu đã vững tay nghề hơn. Cho đến thời điểm làm bản báo cáo
này chưa thấy có thêm phản ánh không tốt nào về nghiệp vụ của thợ in Sáng và nhân
viên KCS Trí.
Công ty sản xuất thương mại Ngọc Châu thường sử dụng nhiều cách đánh giá để
đưa ra một kết quả rõ ràng rất xem xét mức độ thành công của các buổi đào tạo mà công
ty tổ chức, từ đó thay đổi nội dung và cách giảng dạy nếu cần.
Sử dụng lao động sau đào tạo:
Hiệu quả của công tác đào tạo còn phụ thuộc vào việc bố trí sử dụng lao động có
đúng người đúng việc hay không. Tùy từng cán bộ nhân viên tự đi học hay được cử đi
học mà Công ty có chính sách bố trí, sử dụng lao động sau đào tạo khác nhau. Với những
nhân viên mới tuyển dụng, sau các khóa đào tạo được bố trí làm việc theo đúng chuyên
ngành đào tạo tại các phòng ban.
Kết quả đánh giá sau đào tạo sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu quả đào tạo của học
viên. Đây là căn cứ để doanh nhiệm thực hiện việc bổ nhiệm các vị trí sao cho cho phù
hợp hơn hoặc luân chuyển nhân viên sang làm ở phòng, ban khác sau khi đã được đào

53


tạo. Doanh nghiệp có thể thực hiện việc luân chuyển nhân lực giữa các bộ phận nếu bọ
phận có nhu cầu về nhân lực thiếu người. Từ đó, hạn chế phải tuyển thêm nhân lực bên
ngoài, giúp giảm thiểu chi phí tuyển dụng của doanh nghiệp. Việc bố trí và sử dụng nhân
lực sau đào tạo có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người lao động hăng hái

học tập. tự có ý thức nâng cao trình độ, kỹ năng của mình. Đồng thời, sử dụng người lao
động một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Sau mỗi thời gian đào tạo, công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu đều có
sự thay đổi trong việc sử dụng lao động. Cụ thể như bảng sau:
Bảng 3.8: Sử dụng lao động sau đào tạo của công ty Cổ phần sản xuất thương mại
Ngọc Châu
Đơn vị: Người
Hình thức

2015

2016

2017

2018

2019

Thăng chức

2

3

1

0

2


Chuyển việc

0

0

0

0

0

Tăng lương

17

14

21

9

6

( Nguồn: Tham khảo tại phòng nhân sự)
Theo bảng 3.2, công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu thường có sự thay
đổi trong việc sử dụng lao động sau đào tạo. Cụ thể, hàng năm công ty thường thăng
chức cho khoảng 2 nhân viên – đây là những nhân viên bình thường và sau đào tạo thì
khẳng định được khả năng của mình và được thăng chức lên làm trưởng phòng, điều đó

đồng nghĩa với việc có khoảng 2 nhân viên sẽ bị xuống chức.
Đặc biệt công ty không có sự chuyển việc từ bộ phận này sang bộ phận khác, bởi
các nhân viên dù yếu đến đâu thì họ cũng đã có kiến thức cơ bản về công việc của mình,
cái mà công ty luôn cần đó là sự cố gắng để phát huy hơn nữa khả năng của mình.
Cũng sau mỗi năm đào tạo, theo thống kê cho thấy có khá nhiều nhân viên được
tăng lương. Điều này là minh chứng cho thấy các chương trình đào tạo của công ty tổ
chức khá hiệu quả và nhiều nhân viên đã phát huy được khả năng làm việc của mình.
54


3.2 Đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty Cổ phần sản xuất
thương mại Ngọc Châu
3.2.1 Ưu điểm
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ nhân lực, công ty Cổ phần sản xuất thương mại Ngọc Châu đã quan tâm tạo điều
kiện thuận lợi trong công tác tiến hành đào tạo và đã thu được những kết quả nhất định:
-

Công ty đã xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của nhân
viên cũng như cấp quản lý từng phòng ban, tạo cho nhân viên một môi trường
học tập thoải mái với những chế độ: được tiếp nhận kiến thức mà vẫn được được
nhận lương làm việc như những ngày thường, được ăn uống thỏa thích trong quá
trình tiếp thu kiến thức,…

-

Đối với người giảng dạy là nhân viên trong công ty thì chủ động lựa chọn nội
dung đào tạo và xây dựng bám sát với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công
ty, trang bị các kiến thức chuyên môn, kỹ năng phù hợp cho nhân viên.


-

Công ty đã dựa vào đòi hỏi thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để
xác định nhu cầu đào tạo. Vì vậy, sau khi tham gia vào công tác đào tạo thì những
người lao động của công ty đã được hoàn thiện hơn về các kiến thức và những
kỹ năng thực hiện công việc. Từ đó, người lao động đã áp dụng được những kỹ
năng, kiến thức tiếp thu trong khóa học vào thực tiễn lao động sản xuất của công
ty. Cũng vì thế mà việc đào tạo nguồn nhân lực đã góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất.

-

Trong xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của công ty đã có sự kết hợp giữa
nhu cầu muốn được đào tạo của người lao động và nhu cầu cần đào tạo của công
ty.

-

Công tác kiểm tra giám sát quá trình đào tạo được tổ chức khá cụ thể và đầy đủ,
áp dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau để có được kết quả khách quan nhất.

55


×