Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần tập đoàn SUNHOUSE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 82 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. 5
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 6
1.1.

Mục đích viết báo cáo..................................................................................... 6

1.2.

Lý do chọn nghiệp vụ thực tập và đơn vị thực tập........................................... 6

1.3.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo .............................................................. 7

1.4.

Phạm vi nghiên cứu của báo cáo..................................................................... 7

1.5.

Tên nghiệp vụ thực tập ................................................................................... 8

1.6.

Kết cấu của báo cáo gồm các phần ................................................................. 8

PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
SUNHOUSE ............................................................................................................... 9


2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE ...................... 9
2.1.1. Tên doanh nghiệp, giám đốc hiện tại, địa chỉ ............................................... 9
2.1.2. Địa chỉ ........................................................................................................ 9
2.1.3. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp .................................................................. 9
2.1.4. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ................................................... 9
2.1.5. Nhiệm vụ của doanh nghiệp ........................................................................ 9
2.1.6. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ ........................................ 10
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE............ 10
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp ............................................. 10
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ..................................................... 11
2.3. Công nghệ sản xuất – kinh doanh .................................................................... 16
2.3.1. Dây chuyền sản xuất sản phẩm .................................................................. 16
2.3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất kinh doanh .................................................. 19
2.3.3. Tổ chức sản xuất ....................................................................................... 23
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn
SUNHOUSE .......................................................................................................... 23
2.4.1. Đối tượng lao động ................................................................................... 23
2.4.2. Lao động ................................................................................................... 23
2.4.3 Vốn ............................................................................................................ 25
2.4.4. Khái quá kết quả kinh doanh của công ty .................................................. 28
2


PHẦN 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SUNHOUSE .............................. 30
3.1. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty Cổ
phần Tập đoàn SUNHOUSE .................................................................................. 30
3.1.1. Thu thập số liệu BCTC qua 5 năm............................................................. 30
3.1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn .......................................... 34
3.1.3. Phân tích kết cấu TS và NV trong BCĐKT ............................................... 36

3.1.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong BCKQKD ........................................ 46
3.1.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu ..................................................... 57
3.2. Đánh giá hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần
Tập đoàn SUNHOUSE........................................................................................... 71
3.2.1. Mặt tích cực .............................................................................................. 71
3.2.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 73
PHẦN 4: XU HƯỚNG, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THỰC TẬP TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SUNHOUSE ................................................................. 74
4.1. Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty Cổ phần Tập đoàn
SUNHOUSE đến năm 2025 ................................................................................... 74
4.2. Đề xuất và khuyến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ phân tích tài chính tại
Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE. .............................................................. 75
4.2.1. Tăng cường hiệu suất sử dụng tài sản ........................................................ 75
4.2.2. Thúc đẩy gia tăng doanh thu, tăng vòng quay vốn, nâng cao lợi nhuận...... 77
4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực .......................................................................... 78
PHẦN 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 81

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp theo giới tính, độ tuổi, tích chất
công việc, trình độ ..................................................................................................... 23
Bảng 2.2: Cơ cấu về vốn của công ty ......................................................................... 25
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.............................................. 28
Bảng 3.1: Diễn biến nguồn vốn ................................................................................. 34
Bảng 3.2: Kết cấu tài sản ........................................................................................... 37

Bảng 3.3: Kết cấu nguồn vốn..................................................................................... 41
Bảng 3.4: Cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2015..................................................... 45
Bảng 3.5: Cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2016..................................................... 45
Bảng 3.6: Cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2017..................................................... 45
Bảng 3.7: Cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2018..................................................... 45
Bảng 3.8: Cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2019..................................................... 45
Bảng 3.9: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang ............................ 47
Bảng 3.10: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc............................... 51
Bảng 3.11: Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.......................................................... 58
Bảng 3.12: Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính ............................................................ 61
Bảng 3.13: Tỷ suất hoạt động tồn kho........................................................................ 64
Bảng 3.14: Kỳ thu tiền bình quân .............................................................................. 65
Bảng 3.15: Vòng quay tài sản cố định và tổng tài sản ................................................ 66
Bảng 3.16: Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ..................................................... 68

4


DANH MỤC HÌNH VẼ
Đồ thị 2.1: Sơ đồ lịch sử phát triển của doanh nghiệp ................................................ 10
Đồ thị 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp ............................................ 11
Đồ thị 2.3: Quy trình sản xuất sản phẩm chảo chống dính ......................................... 17
Đồ thị 3.1: Diễn biến nguồn vốn ................................................................................ 35
Đồ thị 3.2: Kết cấu tài sản ......................................................................................... 38
Đồ thị 3.3: Kết cấu nguồn vốn ................................................................................... 42
Đồ thị 3.4: Mối quan hệ giữa Giá vốn hàng bán và Doanh thu thuần ......................... 52
Đồ thị 3.5: Mối quan hệ giữa Lợi nhuận gộp và Doanh thu thuần .............................. 53
Đồ thị 3.6: Mối quan hệ giữa Chi phí bán hàng và Doanh thu thuần .......................... 54
Đồ thị 3.7: Mối quan hệ giữa Chi phí quản lý doanh nghiệp và Doanh thu thuần ....... 55
Đồ thị 3.8: Mối quan hệ giữa Lợi nhuận sau thuế và Doanh thu thuần ....................... 56

Đồ thị 3.9: Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời .......................................................... 58
Đồ thị 3.10: Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ................................................... 68

5


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Mục đích viết báo cáo

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE, em đã tiếp
thu được khá nhiều kiến thức về nghiệp vụ cũng như kỹ năng làm việc trong môi
trường văn phòng cùng với đó là cơ hội được vận dụng những kiến thức em đã được
học trong quá trình học tập và thực tập. Đặc biệt là trong lĩnh vực phân tích báo cáo tài
chính, mảng đề tài “Phân tích tài chính doanh nghiệp”
Vì vậy báo cáo thực tập này em viết nhằm tổng kết lại kết quả quá trình đi thực tập
của em, trong đó bao gồm những thông tin, số liệu mà em đã thu thập được trong quá
trình đi thực tập cùng với các tài liệu tham khảo từ bên ngoài. Em đã vận dụng những
kiến thức mà mình tích lũy được trong thời gian học tập tại Khoa Kinh Tế - Viện Đại
học Mở Hà Nội để tiến hành phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh tại công ty
và rút ra những kết luận với mục đích có thể đưa ra một số khuyến nghị góp phần hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển tại công ty.
1.2.

Lý do chọn nghiệp vụ thực tập và đơn vị thực tập

Hiện nay cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng
quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thách thức cho các
doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp

cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động kinh doanh. Để đạt được
điều đó, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ
trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Tuy nhiên,
nếu chỉ đọc thông tin tài chính đơn thuần, mà không có sự phân tích đánh giá kết hợp
so sánh thì thông tin tài chính chỉ là những con số không có ý nghĩa. Mục đích của
phân tích Báo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức
mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các
quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Nhận thức được tầm quan
trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp,
kết hợp giữa kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế,

6


cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn, em đã chọn đề tài
“Phân tích tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE”
Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE là một doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa
ngành nghề. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE, em
đã được học hỏi nhiều, áp dụng các kiến thức được học tại trường vào thực tế tại Công
ty. Em muốn cho mọi người thấy được tại sao Công ty có thể đạt đến mức phát triển
như ngày nay và cách Công ty tận dụng nguồn tài chính của họ. Đây là lý do mà em đã
lựa chọn Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE làm đơn vị thực tập trong suốt thời
gian qua.
Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo

1.3.

Bài báo thực tập này nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn phân tích báo cáo tài chính
doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá thực trạng của vấn đề tài chính doanh nghiệp, từ
đó đưa ra phương hướng và đề xuất một số khuyến nghị với công ty nhằm hoàn thiện

và phát triển công ty hơn. Trong quá trình thực hiện Báo cáo thực tập này, em cảm
thấy kiến thức chuyên môn của bản thân đã được nâng cao rất nhiều. Thêm vào đó
việc được vận dụng những lý thuyết đã được học vào trong thực tế của doanh nghiệp
đã giúp em nắm vững kiến thức một cách chuyên sâu và chặt chẽ hơn.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu của báo cáo

Trong phạm vi báo cáo này em tập trung phân tích và đánh giá hoạt động phân tích
tài chính doanh nghiệp của Công ty. Để làm được điều đó em đã tiến hành thu thập số
liệu ở một số phòng ban và đơn vị, sau đó sử dụng nhưng kiến thức đã được học ở
trường để đánh giá nhận xét và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục
hạn chế, bất cập của nghiệp vụ tại Công ty.
-

Thời gian: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tập đoàn
SUNHOUSE từ năm 2015 đến năm 2019.

7


1.5.

Tên nghiệp vụ thực tập

Nghiệp vụ thực tập: “Phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tập
đoàn SUNHOUSE”
1.6.

Kết cấu của báo cáo gồm các phần

-

Phần 1: Mở đầu

-

Phần 2: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE

-

Phần 3: Thực trạng hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty
Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE

-

Phần 4: Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty và khuyến nghị nhằm
hoàn thiện nghiệp vụ thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE

-

Phần 5: Kết luận

8


PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
SUNHOUSE
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE
2.1.1. Tên doanh nghiệp, giám đốc hiện tại, địa chỉ
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE

- Giám đốc hiện tại: Ông Nguyễn Đại Thắng
2.1.2. Địa chỉ
- Địa chỉ: Tầng 12, tòa nhà Richy Tower, Số 35 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà
Nội
- Điện thoại: 024.37366676/024.37366686
- Email:
- Website: sunhouse.com.vn
2.1.3. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE tiền thân là Công ty TNHH Phú Thắng
được thành lập ngày 22/5/2000. Năm 2004, SUNHOUSE liên doanh với Công ty
TNHH SUNHOUSE Hàn Quốc, thành lập Công ty TNHH SUNHOUSE Việt Nam và
xây dựng nhà máy liên doanh sản suất đồ gia dụng, dây chuyền ứng dụng công nghệ
Anodized lạnh tiên tiến từ Hàn Quốc tại khu vực ASEAN. Năm 2010, SUNHOUSE
chính thức được lấy tên là Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE, đầu tư vào nhiều
lĩnh vực đa dạng (hàng gia dụng, điện gia dụng, thiết bị nhà bếp, thiết bị điện công
nghiệp, máy lọc nước, thiết bị chiếu sáng…).
2.1.4. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
2.1.5. Nhiệm vụ của doanh nghiệp
Không ngừng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp đại đa số người tiêu
dùng có cơ hội sử dụng những sản phẩm cao cấp, hiện đại, chất lượng tuyệt hảo với
giá thành hợp lý và đảm bảo an toàn tuyệt đối với sức khỏe người tiêu dùng.

9


- Sáng tạo trong cách thức làm việc nhằm tạo ra sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu
của đại đa số người tiêu dùng
- SUNHOUSE luôn chủ động thấu hiểu người tiêu dùng nhằm đáp ứng kịp thời nhu
cầu của họ
- Tôn trọng tính kỷ luật, tuân thủ theo các tiêu chuẩn, chuẩn mực tiên tiến để tạo ra

những sản phẩm cao cấp, trở thành chuẩn mực trong ngành.
Xây dựng hệ sinh thái “Căn bếp hạnh phúc của người Việt”, tạo dựng chuỗi giá
trị hoàn thiện căn bếp hiện đại. Đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng từ đồ
gia dụng, thiết bị nhà bếp… đến nguyên liệu sạch, gia vị nấu ăn ngon…
2.1.6. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ
19 năm xây dựng và phát triển, SUNHOUSE cánh chim đầu đàn của ngành gia
dụng Việt Nam.
Đồ thị 2.1: Sơ đồ lịch sử phát triển của doanh nghiệp

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

10


Đồ thị 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Nhà

Nhà

Nhà

máy 4

máy 5

máy 6


(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
2.2.2.1. Khối gián tiếp
* BAN TRỢ LÝ
- Cầu nối liên lạc giữa các phòng ban, đối tác với CTHĐQT, TGĐ
- Hỗ trợ CTHĐQT, TGĐ trong việc quản lý, giám sát các hoạt động trong Công ty
- Kiểm tra tính chính xác của các văn bản trước khi trình Ban TGĐ ký
* PHÒNG HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ
- Tuyển dụng – đào tạo
- Đánh giá nhân sự và phát triển nguồn lực
11


- Thực hiện các chế độ cho người lao động, Quản lý quỹ lương, hồ sơ nhân sự, BHXH
- Xây dựng các quy chế Lương – Thưởng – Phúc lợi xã hội, chính sách nhân sự
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cấu trúc tổ chức nhân sự
* PHÒNG KẾ TOÁN
- Quản lý nguồn vốn, tài sản
- Kiểm soát chi phí
- Tư vấn về kế toán
- Tổ chức hạch toán, thanh toán (thu, chi)
* PHÒNG TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ
- Phân tích số liệu, xu hướng tài chính của thị trường
- Tìm kiếm, đánh giá tính khả thi các dự án đầu tư mới
- Tìm kiếm nguồn đầu tư; xây dựng thực hiện kế hoạch ngân sách
- Lập tần suất đánh giá các đơn vị thực hiện kế hoạch
- Quản lý, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh
doanh
* MUA HÀNG: Mua hàng Quốc tế 1, Mua hàng Quốc tế 2, Mua hàng Nội địa
- Mua hàng QT 1: Mua hàng nhập khẩu cho các ngành hàng: Điện gia dụng, điện tử

điện lạnh, RO.
- Mua hàng QT 2: Mua hàng nhập khẩu các ngành hàng: Gia dụng, Thiết bị Nhà bếp,
Điện dân dụng và Nhà máy
Thực hiện các thủ tục Nhập khẩu cho cả 2 Phòng MHQT 1 và MHQT 2 (Khai báo hải
quan, hiện trường)
- Mua hàng Nội địa: Phụ trách mua hàng nội địa.
12


* MARKETING
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch triển khai Brand Marketing
- Quản lý hình ảnh, nhận diện thương hiệu của Tập đoàn
- Triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường
* TRADE MARKETING
- Quản lý hình ảnh, duy trì và phát triển độ phủ tại điểm bán
- Xây dựng kế hoạch triển khai Trade Marketing
- Xây dựng, quản lý quỹ; triển khai các hoạt động hỗ trợ Sales in, Sales out tại các
vùng miền
* CSKH & BHSP
- Bảo hành sản phẩm:


Tiếp nhận sản phẩm bảo hành và tiến hành bảo hành cho khách



Phân tích tỷ lệ bảo hành sản phẩm




Quản lý kho bảo hành

- Quản lý các trạm bảo hành ủy quyền


Tìm kiếm và xây dựng các trạm bảo hành ủy quyền tại các tỉnh



Quản lý hoạt động của trạm

- Callcenter:


Tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng.



Chăm sóc khách hàng.



Xử lý các khiếu nại của khách hàng.

* PHÒNG MP&L
- Quản lý kho: Xuất/Nhập hàng hóa; Quản lý hàng hóa tồn kho.
13


- Kế hoạch: Cân đối với tồn kho và lịch sử bán hàng. Xây dựng kế hoạch đặt hàng với

Nhà máy, Phòng Mua hàng
- Logistic: Thực hiện các thủ tục để vận chuyển hàng cho khách hàng
- Quản lý tem, nhãn sản phẩm: Đóng gói, dán tem, nhãn sản phẩm theo đúng yêu
cầu/tiêu chuẩn
* CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- Xây dựng, quản lý trang thiết bị CNTT, hệ thống ERP
- Xây dựng, triển khai các ứng dụng phần mềm, hệ thống báo cáo
- Đào tạo kiến thức cơ bản về CNTT cho nhân viên
- Hỗ trợ và hướng dẫn người dùng, đảm bảo hệ thống mạng và svr hoạt động ổn định
2.2.2.2. Khối trực tiếp
* KÊNH MT (Modern Trade): Kênh hiện đại, là hệ thống bán hàng lớn, tập trung và có
mô hình quản lý hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tiện ích…
- Nghiên cứu mô hình, chiến lược kinh doanh của các khách hàng
- Xây dựng chính sách để bán được hàng cho khách hàng (điểm bán) và người tiêu
dùng
- Xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình trade marketing: Event, demo,
roadshow, sampling, các hạng mục hình ảnh tại điểm bán
- Nghiên cứu, phân tích thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh nhằm tư vấn, đề xuất
cho ban lãnh đạo giải pháp, chính sách phù hợp
* KÊNH GT (Genaral Trade): Là hệ thống phân phối qua nhiều cấp bậc từ bán sỉ đến
các đại lý lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng (bao gồm hệ thống Nhà phân phối,
Đại lý, các chợ, chợ đầu mối, cửa hàng tạp hóa…)
- Xây dựng kế hoạch bán hàng theo từng kỳ (tháng, quý, năm) và phân bổ chỉ tiêu cho
từng đơn vị trực thuộc
14


- Xây dựng các chính sách để bán hàng cho khách hàng cũng như người tiêu dùng
- Duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng. Tư vấn, giải quyết các vấn đề về kinh
doanh các ngành hàng của Công ty theo quy định của pháp luật.

+ GT Gia dụng + Thiết bị nhà bếp (Bộ nồi: inox, anod, chảo chống dính, nồi áp
suất…; Bếp ga, hút mùi, bếp hồng ngoại, …)
+ GT Gia dụng + Thiết bị nhà bếp (Bộ nồi: inox, anod, chảo chống dính, nồi áp
suất…; Bếp ga, hút mùi, bếp hồng ngoại, …)
+ GT Điện tử điện lạnh (Điều hòa, bình nước nóng…)
+ GT Điện Gia dụng (Nồi cơm điện, máy lọc nước, ấm siêu tốc…)
+ Đồ dùng nhà bếp (Dao, thìa, dĩa, hộp nhựa…)
* KÊNH ECOM (hay còn gọi là E-Commerce): Là kênh thương mại điện tử, thực hiện
các hoạt động kinh doanh trên nền tảng internet. Tại SUNHOUSE, kênh Ecom thực
hiện các hoạt động kinh doanh qua website của SUNHOUSE và các đối tác online
khác (các sàn TMĐT, các đối tác liên khác,…)
-

Xây

dựng & phát triển

kinh doanh trên

website

của SUNHOUSE

(sanhangtot.com.vn) và các đối tác online.
- Thực hiện các hoạt động tối ưu hiệu quả bán hàng (giá, thông tin, hình ảnh sản
phẩm,…) trên website và trên các sàn thương mại điện tử.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh
doanh.
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng qua các kênh online
* KÊNH TVS (Tivi shopping): Là kênh mua sắm trên truyền hình. Tại SUNHOUSE

kênh TVS thực hiện kinh doanh kết hợp cùng các đối tác truyền hình (SCJ, truyền hình
cáp,...)
- Xây dựng & phát triển kinh doanh thông qua các Kênh truyền hình.
15


- Quản lý và tối ưu hóa hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu trên các Kênh truyền hình.
- Quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu
* KÊNH DỰ ÁN – HORECA: Là hình thức bán hàng với các đơn hàng số lượng lớn
như dự án quà tặng, chương trình khuyến mãi cho các Công ty và các kênh khác như:
nhà hàng, khách sạn, ….
- Xây dựng và triển khai các chương trình thúc đẩy bán hàng, các hoạt động khuếch
trương nhằm tăng doanh thu cho kênh
- Xây dựng và triển khai các quy trình bán hàng, quy trình giao hàng … và hỗ trợ các
hoạt động sau bán hàng.
- Làm gia tăng hình ảnh, thương hiệu. Đa dạng phương thức tiếp cận người tiêu dùng
* KÊNH BÁN HÀNG QUỐC TẾ
Bao gồm 02 hình thức:
1. Bán hàng OEM: Gia công sản phẩm mang thương hiệu của khách hàng
2. Bán hàng thương hiệu SUNHOUSE:
Tìm kiếm khách hàng nước ngoài để bán hàng dưới hình thức OEM hoặc thương
hiệu SUNHOUSE
Xây dựng hệ thống bán hàng, phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường
Làm việc với NCC để tìm nguồn hàng với các mặt hàng SUNHOUSE chưa SX
2.3. Công nghệ sản xuất – kinh doanh
2.3.1. Dây chuyền sản xuất sản phẩm
Công ty sản xuất rất nhiều mặt hàng như bộ nồi inox, nồi cơm điện, các loại đèn,…
Tuy nhiên chảo chống dính là sản phẩm nổi bật nhất của công ty.

16



Đồ thị 2.3: Quy trình sản xuất sản phẩm chảo chống dính

(Nguồn: Nhà máy 1)
Thuyết minh sơ đồ dây chuyền:
- CÔNG ĐOẠN 1: Lĩnh phôi
Nhà máy tiếp nhận các nguyên vật liệu chính cho việc sản xuất chảo.
- CÔNG ĐOẠN 2: Dập chảo
Toàn bộ miếng nhôm được dập cán thành hình dạng mong muốn bằng phương pháp sử
dụng một trục lăn phẳng hoặc cao, có thể có hoặc không có cạnh rót.
- CÔNG ĐOẠN 3: Đốt dầu
Sử dụng dầu là điều cần thiết để các con lăn vận hành trơn chu trong quá trình sản xuất
- CÔNG ĐOẠN 4: Phun cát
Phun cát là sự kết hợp giữa Máy phun cát chuyên dụng + khí nén + Cát kỹ thuật cùng
với bàn tay khéo léo của những người công nhân. Nguyên lý hoạt động của máy phun
cát là sử dụng khí nén để tạo nên dòng hạt mài, thông qua súng phun cát, tác động trực
17


tiếp lên bề mặt vật phẩm. Công dụng là để làm sạch, loại bỏ tạp chất trên bề mặt vật
phẩm.
- CÔNG ĐOẠN 5: Phun sơn trong
Để tối ưu hiệu quả của nhôm, một lớp sơn lót được phun trước tiên. Lớp giữa, trong số
những thành phần chủ yếu khác, lớp này còn có chứa các hạt gốm để chống mài mòn
và chống trầy xước cao nhất có thể xảy ra. Sau lớp giữa, một thành phần cảm biến
nhiệt được thêm vào. Lớp tiếp theo là quan trọng nhất, nó chịu trách nhiệm về tính
trơn trượt của chảo. Lớp Whitford – Những siêu vi hạt thần thánh có thể giúp không
một thứ gì có thể bám dính lên bề mặt chảo. Nó được phủ 2 lần để chống dình bền
hơn.

- CÔNG ĐOẠN 6: Đánh bóng
Nói là đánh bóng, thực chất, ở bước này chảo được mài để làm phẳng mịn các bề mặt
trước khi vào các công đoạn tiếp theo.
- CÔNG ĐOẠN 7: Phun sơn ngoài
Chảo được làm sạch chuyên sâu hai bước. Sau đó, thân chảo bên ngoài được phun sơn
chống ăn mòn.
- CÔNG ĐOẠN 8: Cắt đáy
Đối với loại chảo thích hợp với bếp cảm ứng từ, một tấm hợp kim tròn, thường là thép
không gỉ nhiễm từ được chuẩn bị trên máy cắt. Tiếp đó sẽ được cắt theo khuôn có sẵn,
đáy cảm ứng thép nhiễm từ và miếng nhôm làm thân chảo được gắn kết đến mức
không thể tháo rời.
- CÔNG ĐOẠN 9: Tán cán
Công đoạn này chỉ là gắn một cái bu-long bằng nhôm vào thân chảo để sau khi hoàn
tất bước 9 có thể lắp cán cho chảo.
- CÔNG ĐOẠN 10: Đóng hộp
Tiếp theo của quá trình sản xuất dài nhiều bước, chảo được xử lý và đóng hộp.
18


- CÔNG ĐOẠN CUỐI: Nhập kho
Chảo đóng hộp xong được nhập kho để đưa ra thị trường tiêu thụ.
2.3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất kinh doanh
2.3.2.1. Đặc điểm về phương pháp sản xuất kinh doanh chảo
Các loại chảo bếp từ thường sử dụng hiện nay sẽ có 3 lớp cơ bản bao gồm: đáy từ,
truyền nhiệt – cố định hình, vật liệu bề mặt chống dính.
- Lớp đáy từ: thường sử dụng vật liệu inox nhiễm từ thông thường, nhiệm vụ duy nhất
của đáy chảo này là nhận năng lượng từ bếp từ làm nóng đáy nồi để truyền lên những
lớp trên. Hiện nay có nhiều kiểu hoa văn, họa tiết đáy chảo, các hoạt tiết đó không chỉ
đóng vai trò làm đẹp mà còn đóng vài trò lớn trong hiệu suất tiếp nhận năng lượng từ
trường. Nếu diện tích lớn, đều, ít hoạt tiết, đáy dày, phủ đều phẩn đáy sẽ giúp hiệu suất

sử dụng năng lượng cao nhất. Trong đó nếu lớp nhận từ nhỏ, hoặc cách nhau chỉ có tác
dụng tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành nhưng không thực sự là sản phẩm tốt cho bạn
sử dụng.
- Lớp truyền nhiệt nhôm: nhờ tính dẫn nhiệt tốt của kim loại nhôm và đồng thời nhẹ
các sản phẩm chảo hiện nay đa phần sử dụng nhôm là vật liệu ở giữa truyền nhiệt.
- Lớp chống dính: Hiện nay chảo chống dính bếp từ có nhiều loại hợp chất chống dính
khác nhau như chống dính Whitford (phổ biến nhất), Teflon, Ceramic, Titan… không
bong tróc, hạn chế trầy xước.
2.3.2.2. Đặc điểm về an toàn lao động
Nhằm duy trì một nền văn hóa mà ở đó An toàn & Sức Khỏe Lao Động đóng vai trò
quan trọng, chính vì thế Công ty muốn tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành
mạnh để công nhân viên cảm thấy tự hào về những gì đạt được và nhận ra rằng mỗi cá
nhân nên đóng góp và tuân thủ nội quy để tạo nên môi trường làm việc an toàn
* Mục tiêu của công ty mong muốn
- Mọi cá nhân phải được huấn luyện và kiểm tra quy định an toàn để làm việc an toàn
đạt hiệu quả cao, tránh rủi o xảy ra cho mọi công nhân viên của công ty
19


- Không ai bị thương hoặc suy yếu sức khỏe khi làm việc hoặc tham quan công trình
- Tích cực đấu tranh và loại trừ sự cố và tai nạn
- Công ty mong muốn mọi cá nhân công nhân viên chung tay góp sức xây dựng môi
trường làm việc sạch sẽ, yên tĩnh, an tâm và lâu bền cũng như trong quá trình thi công
tại các công trình.
* Nội quy và kỷ luật
- QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VĂN PHÒNG
+ Giữ gìn trật tự nơi làm việc, không lớn tiếng, ồn ào >> ảnh hưởng đến người xung
quanh, tránh tụ tập nói chuyện trong giờ
+ Giữ vệ sinh chung, thường xuyên lau dọn nơi làm việc, phương tiện làm việc
+ Tổng vệ sinh nơi làm việc vào THỨ 7 HÀNG TUẦN

+ Sắp xếp tài liệu gọn gàng, khoa học ngay sau khi sử dụng.
+ Để giày dép đúng nơi quy định
+ Không hút thuốc tại văn phòng và hành lang
+ Quy định về ăn uống
• KHÔNG ăn vặt trong giờ làm việc
• KHÔNG đem các thức ăn có mùi vào văn phòng công ty: sầu riêng, mắm
tôm,…
• DỌN DẸP sạch sẽ giấy rác, vỏ đồ ăn/ đồ uống sau khi sử dụng
+ Người sử dụng máy chịu trách nhiệm hoàn toàn về máy, thiết bị và dữ liệu trong quá
trình làm việc. Mọi hư hỏng về máy, thiết bị hoặc dữ liệu, người sử dụng máy cần nêu
rõ nguyên nhân trên phiếu báo cáo sự cố, chuyển về phòng hành chính - nhân sự.
- QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ MÁY
Không được phép vào nhà máy trong trường hợp sau:
20


+ Đang chịu ảnh hưởng của rượu bia hoặc ma túy
+ Tình trạng sức khỏe không tốt, không có thể lực thực hiện công việc một cách an
toàn
+ Không mang theo vũ khí hoặc tiêu thụ chất độc hại tại nhà máy
+ Không dùng lời lẽ đe dọa, tục tĩu hoặc lăng mạ người khác
+ Không đánh nhau gây mất đoàn kết, ai đánh nhau sẽ chịu hình thức kỹ luật, nếu tại
phạm sẽ bị cho nghỉ việc không cần biết nguyên nhân
+ Không phá hoại hoặc làm hư hỏng thiết bị, kết cấu, nhà xưởng
* Trang thiết bị bảo hộ cá nhân
Tất cả các nhân viên khi làm việc tại nhà máy phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Quần áo BHLĐ dài tay và có cổ
- Quần an toàn (giầy vải) và được thay thế mới khi có hư hỏng
- Phải mang và sử dụng đồ BHLĐ cá nhân đúng cách
- Bảo hộ tai: Phải đeo bảo hộ tai khi môi trường làm việc ồn ào

- Găng tay bảo hộ: Phải đeo bảo hộ tay phù hợp với công việc
- Bảo hộ mắt: Trong quá trình hàn nối các thiết bị, tia lửa bắn ra có thể gây tổn thương
mắt
- Dây bảo hộ: Dùng cho những công trình phải làm việc trên cao
* Yêu cầu về sức khỏe
- Công nhân viên phải có trách nhiệm báo cho các giám sát biết khi phát hiện ra những
nhân tố, chất độc hai gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và của người khác trước
khi tiến hành công việc

21


- Khi thấy đồng nghiệp của mình bị ảnh hưởng sức khỏe do những nhân tố hoặc chất
độc hại thì phải tìm cách ngăn chặn và báo với người giám sát tìm biện pháp khắc
phục để tránh phát sinh
- Mọi hành động cố ý gây thương tích cho nhân viên khác ( đồng nghiệp) sẽ chịu hình
thức kỹ luật thích đáng trước pháp luật
* Vị trí đặt túi/ hộp cấp cứu ban đầu:
- Đặt tại nơi làm việc của người lao động
- Đặt nơi dễ thấy, dễ lấy có kí hiệu riêng (thường là chữ thập)
- Nhưng công trình nhỏ, thời gian làm việc ngắn thì công nhân có thể mang theo
người.
- Thông báo cho người lao động biết vị trí và quy định các sử dụng
* Các trang bị, dụng cụ cho túi/ hộp cứu thương:
- Băng dính (cuộn), băng cuộn 5x200cm, băng tam giác
- Gạc thấm nước. Bông hút nước
- Garo.Kéo.Găng tay dùng một lần.
- Mặt nạ phòng độc.Nước vô khuẩn.Nẹp gỗ.Thuốc sát trùng
* Biện pháp an toàn khi sử dụng các thiết bị cầm tay
Giám sát phải hướng dẫn cho tất cả nhân viên sử dụng an toàn thành thạo các loại

dụng cụ cầm tay để trách rủi ro đáng tiếc xảy ra
Những yêu cầu sau này để hạn chế rủi ro
- Phải sử dụng thành thạo và phù hợp với từng công việc
- Tất cả dụng cụ phải được kiểm tra trước khi sử dụng
- Dụng cụ hư hỏng phải được gắn nhãn: “Không được sử dụng” và chuyển ra khỏi nơi
làm việc để sửa chữa, bảo trì
22


- Dụng cụ và thiết bị phải được cất hợp lý khi không dùng
* Yêu cầu an toàn với thiết bị cố định và di động
- Người vận hành kiểm tra máy móc thiết bị hàng ngày trước khi sử dụng
- Tất cả hư hỏng phải được ghi vào sổ kiểm tra và tiến hành sửa chữa một cách hợp lý
- Không sử dụng thiết bị nếu những hư hỏng được xác định gây ảnh hưởng xấu đến hệ
thống an toàn thiết bị khi vận hành
- Người phụ trách phải đánh giá trình độ tay nghề của người vận hành máy móc thiết
bị trước khi cho phép họ vận hành những thiết bị đó
- Người có chuyên môn kiểm tra máy móc thiết bị hàng tháng phải tuân thủ các yêu
cầu về mặt pháp lý của nhà sản xuất
2.3.3. Tổ chức sản xuất
Loại hình sản xuất của doanh nghiệp: sản xuất liên tục hàng hoạt với số lượng lớn
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn
SUNHOUSE
2.4.1. Đối tượng lao động
a) Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu công ty sử dụng là nhôm, nhựa, inox, ốc vít, … trong quá trình sản
xuất cần thêm các vật liệu phụ mua thêm từ bên ngoài để lắp đặt.
b) Năng lượng
Năng lượng công ty dùng chủ yếu là điện và một số nặng lượng khác như là xăng,
dầu, nhớt, …

2.4.2. Lao động
Sau 19 năm thành lập, Tập đoàn SUNHOUSE đang có gần 2000 lao động, con số
này có xu hướng tăng vào các năm tiếp theo do sự phát triển mạnh mẽ của công ty.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp theo giới tính, độ tuổi, tích chất
công việc, trình độ
23


Năm 2015
TT

1

2

3

4

5

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tiêu chí

Theo
giới
tính

Theo
độ
tuổi

Theo
tính
chất
công
việc

Theo
trình
độ

Tổng


SL

TT(%)

SL

TT(%)

SL


TT(%)

SL

TT(%)

SL

TT(%)

Nam

564

53.92

747

57.95

912

59.96

1043

60.22

1218


61.73

Nữ

482

46.08

542

42.05

609

40.04

689

39.78

755

38.27

18 – 25

118

11.28


149

11.56

153

10.06

174

10.05

198

10.04

26 – 35

394

37.67

429

33.28

539

35.44


608

35.10

697

35.33

36 - 45

401

38.34

492

38.17

576

37.87

652

37.64

743

37.66


46 - 60

133

12.72

219

16.99

253

16.63

298

17.21

335

16.98

Lao động
gián tiếp

219

20.94


303

23.51

357

23.47

482

27.83

569

28.84

Lao động
trực tiếp

827

79.06

986

76.49

1164

76.53


1250

72.17

1404

71.16

Đại học và
sau đại học

198

18.93

259

20.09

295

19.40

342

19.75

398


20.17

Cao đẳng

176

16.83

235

18.23

288

18.93

311

17.96

376

19.06

Trung cấp,
trung cấp
nghề,

cấp


280

26.77

348

27.00

455

29.91

552

31.87

528

26.76

Lao động
phổ thông

392

37.48

447

34.68


483

31.76

527

30.43

671

34.01

1046

100

1289

100

1521

100

1732

100

1973


100

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
- Cơ cấu lao động của công ty theo nam nữ và lao động nam chiếm tỉ trọng cao hơn
nữ trong cả 5 năm. Vì là ngành sản xuất đồ dùng, thiết bị,… nên cần những lao động
nam có sức khỏe phù hợp với công việc, theo đó số lao động nữ sẽ ít hơn số lao động
nam. Cụ thể năm 2015 có 564 lao động nam (tương ứng 53.92%), 482 lao động nữ
(tương ứng 46.08%). Số lao động tăng dần qua các năm, với xu hướng nam tăng nhiều
hơn nữ, đến năm 2019 số lao động nam là 1218 người (tương ứng 61.73%), số lao
động nữ là 755 người (tương ứng 38.27%).
- Về cơ cấu theo độ tuổi: độ tuổi được công ty sử dụng chủ yếu là từ 26 đến 35 và từ
36 đến 45 tuổi. Đây là độ tuổi có đầy đủ kinh nghiệm sức khỏe để làm việc. Cụ thể
24


trong các năm từ 2015 đến năm 2019 số lượng lao động trong độ tuổi này chiếm từ
33% đến 38%. Với những lao động thuộc độ tuổi từ 18 đến 25 thì chiếm ít hơn so với
các độ tuổi khác với 11.28% vào năm 2015 và 10.04% vào năm 2019, đây là số lao
động phổ thông hoặc mới ra trường, kinh nghiệm chưa có nhiều nhưng lại có sức khỏe
tốt. Với những lao động trong độ tuổi từ 46 đến 60, đây là những lao động già, có sức
khỏe không tốt, nhưng lại có nhiều kinh nghiệm nên số lượng lao động ở độ tuổi này
khá ít. Cụ thế năm 2015 số lao động trong độ tuổi này là 12.72% đến năm 2019 là
16.98%. Tỉ trọng tăng do những lao động ở độ tuổi 36 đến 45 vẫn tiếp tục gắn bó công
việc với công ty.
- Về cơ cấu theo tính chất công việc: lao động gián tiếp là khối văn phòng hành
chính chiếm ít số lượng lao động. Vì các phòng ban là những người có trình độ chuyên
môn cao, 1 người có thể làm nhiều công việc cùng lúc, nên không đòi hỏi quá nhiều
lao động với tỉ lệ chiếm từ 20% đến 28%. Nhưng lao động trực tiếp là những người
làm việc dưới nhà máy, mỗi người chỉ làm 1 công việc trong khâu sản xuất, do đó cần

nhiều lao động hơn, tỉ trọng của nhóm này là 71% đến 78%.
- Cơ cấu theo trình độ: Số lao động trung cấp, trung cấp nghề, sơ cấp và lao động
phổ thông ở công ty chiếm tỉ trọng cao hơn nhóm khác trong cả 5 năm vì công ty cần
nhiều nhân công không yêu cầu quá cao về trình độ, hơn nữa việc thuê lao động phổ
thông sẽ tốn ít tiền lương hơn. Năm 2015 đến năm 2019 số lao động nhóm trung cấp,
trung cấp nghề, sơ cấp chiếm từ 26% đến 31%, nhóm lao động phổ thông chiếm từ
30% đến 37%. Số lao động cao đẳng chiếm ít nhất do trong thời buổi này, những
người có trình độ cao khá nhiều nên những lao động cao đẳng sẽ ít việc hơn và chiếm
từ 16% đến 19%. Số lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm từ 19% đến
20% vì nhóm này làm chủ yếu trên khối văn phòng tính chuyên môn của công việc
nên đòi hỏi những người có trình độ chuyên môn cao.
- Số lượng lao động tăng mạnh qua các năm do công ty mở rộng quy mô, ngành
nghề nên cần tuyển dụng nhân viên mới liên tục.
2.4.3 Vốn
Bảng 2.2: Cơ cấu về vốn của công ty
25


(Đơn vị tính: 1000đ)
Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018
TT(%)


ST

TT(%)

74.55

1,101,286,088

73.66

25,597,769

2.87

22,652,882

2.06

0.17

11,445,491

1.29

7

0.0001

418,723,789


46.80

418,283,140

46.98

502,137,561

45.60

36.98

385,219,444

43.05

422,001,416

47.39

565,590,771

51.36

8,824,892

1.42

74,936,921


8.38

13,086,682

1.47

10,904,867

0.99

21.96

147,905,030

19.25

254,400,138

22.14

304,007,416

25.45

393,867,337

26.34

67.53


91,468,858

61.84

87,030,709

34.21

99,248,339

32.65

108,553,197

27.56

0

580,978

0.39

2,067,972

0.81

29,639,457

9.75


59,153,286

15.02

ST

TT(%)

ST

TT(%)

ST

TT(%)

435,586,804

78.04

620,282,367

80.75

894,741,169

77.86

11,220,744


2.58

48,447,415

7.81

14,312,157

1.60

4,016,489

0.92

4,016,489

0.24

1,548,858

III- Các khoản phải thu NH

218,868,190

50.25

332,158,035

53.55


IV- Hàng tồn kho

184,837,119

42.43

229,381,113

V- Tài sản NH khác

16,644,262

3.82

B-Tài sản dài hạn

122,582,376
82,776,759

A-Tài sản ngắn hạn

2019

ST

890,414,498

I- Tiền và các khoản tương đương tiền
II- Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn


II- Tài sản cố định
IV- TS dở dang dài hạn
V- Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn

29,137,055

23.77

47,137,055

31.87

154,137,055

60.59

164,137,055

53.99

206,819,055

52.51

VI- Tài sản dài hạn khác

10,668,562


8.70

8,718,139

5.89

11,164,402

4.39

10,982,565

3.61

19,341,799

4.91

Tổng cộng tài sản

558,169,180

100

768,187,397

100

1,149,141,307


100

1,194,421,914

100

1,495,153,425

100

C-Nợ phải trả

283,108,522

50.72

401,260,970

52.23

747,159,329

65.02

540,409,551

45.24

772,012,160


51.63

I- Nợ ngắn hạn

283,108,522

100

401,260,970

100

747,159,329

100

540,409,551

100

772,012,160

100

D-Vốn chủ sở hữu

275,060,658

49.28


366,926,427

47.77

401,981,978

34.98

654,012,363

54.76

723,141,265

48.37

I- Vốn chủ sở hữu

275,060,658

100

366,926,427

100

401,981,978

100


654,012,363

100

723,141,265

100

Tổng cộng nguồn vốn

558,169,180

100

768,187,397

100

1,149,141,307

100

1,194,421,914

100

1,495,153,425

100


(Nguồn: Phòng Kế toán)
26


×