Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng tình hình lợi nhuận của công ty CP SXTM thép thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 82 trang )

Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng
MỤC LỤC

Danh mục bảng biểu..........................................................................................................05
Danh mục hình vẽ.............................................................................................................05
Danh mục biểu đồ.............................................................................................................06
Phần 1: Mở đầu
1.1. Mục đích chọn đề tài.................................................................................................07
1.2. Lí do chọn đề tài phân tích lợi nhuận........................................................................07
1.3. Phạm vi thực tập.......................................................................................................08
Tên nghiệp vụ thực tập và kết quả báo cáo
1.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................08
1.5. Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo.......................................................................09
1.6. Kết cấu của báo cáo..................................................................................................10
Phần 2: Giới thiệu doanh nghiệp: Công ty cỏ phần sản xuất và thương mại thép Thăng
Long
2.1. Giới thiệu khái quát doanh nghiệp............................................................................11
2.2. Tổ chức bộ máy quản lí SX-KD...............................................................................13
2.3. Công nghệ SXKD.....................................................................................................17
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp....................................23
Phần 3: Thực trạng lợi nhuận tại doanh nghiệp
3.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp.............................................46

3


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng



3.1.1. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty............................................................46
3.1.2. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty..............................................46
3.2. Các yếu tố cấu thành lợi nhuận của công ty...............................................................51
3.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh..................................................................51
3.2.2. Lợi nhuận khác.................................................................................................52
3.3. Phân tích các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty............................53
3.3.1. Các nhân tố cụ thể...........................................................................................53
3.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận...........................................................54
3.3.3. Phân tích chung các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận.......64
3.4. Đánh giá hoạt động phân tích lợi nhuận của công ty................................................66
3.4.1. Thành công đạt được.......................................................................................66
3.4.2. Những hạn chế.................................................................................................67
Phần 4: Xu hướng triển vọng phát triển cùa công ty đến năm 2020 và khuyến nghị nhằm
nâng cao lợi nhuận tại doanh nghiệp
4.1. Xu hướng triển vọng phát triển cùa công ty đến năm 2020.......................................68
4.2. Đề xuất và khuyến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận tại doanh nghiệp.........................68
Phần 5: Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................................81
Nhận xét của đơn vị thực tập.............................................................................................82

4


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Các trang thiết bị chính của nhà máy

Bảng 2: Bảng cơ cấu lao động của công ty CP SX&TM Thép Thăng Long tính đến ngày
31/12/2019
Bảng 3: Bảng cơ cấu tài sản của ông ty CP SX&TM Thép Thăng Long tại ngày
31/12/2019
Bảng 4: Bảng tỷ trọng cơ cấu tài sản của công ty CP SX&TM Thép Thăng Long (20152019)
Bảng 5: Bảng so sánh cơ cấu tài sản giữa các năm của công ty CP SX&TM Thép Thăng
Long (2015-2019)
Bảng 6: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty CP SX&TM Thép Thăng Long tính đến
ngày 31/12/2019
Bảng 7: Bảng tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của công ty CP SX&TM Thép Thăng Long
(2015-2019)
Bảng 8: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP SX&TM Thép Thăng Long
(2015-2019)
Bảng 9: : Bảng so sánh kết quả kinh doanh giữa các năm của Công ty CP SX&TM Thép
Thăng Long (2015-2019)

DANH MỤC HÌNH VẼ:
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Hình 2: Sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm thép của công ty

5


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Đồ thị 01: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản của công ty CP SX&TM Thép Thăng Long
(2015-2019)

Đồ thị 02: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty CP SX&TM Thép Thăng Long
(2015-2019)
Đồ thị 3: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh công ty CP SX&TM Thép Thăng Long
(2015-2019)
Đồ thị 4: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận công ty CP SX&TM Thép Thăng Long (2015-2019)
Đồ thị 5: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của công ty CP SX&TM Thép
Thăng Long (2015-2019)
Đồ thị 6: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận theo tổng tài sản của công ty CP SX&TM Thép
Thăng Long (2015-2019)
Đồ thị 7: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu của công ty CP SX&TM
Thép Thăng Long (2015-2019)
Đồ thị 8: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận theo giá vốn hàng bán của công ty CP SX&TM
Thép Thăng Long (2015-2019)
Đồ thị 9: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận theo tổng chi phí của công ty CP SX&TM Thép
Thăng Long (2015-2019)

6


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1.

Mục tiêu
Khi bắt tay vào làm báo cáo phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các số liệu có liên quan đến
lợi nhuận do doanh nghiệp cung cấp và bản thân thu thập được để có thể hiểu và nắm rõ
một số vấn đề lý thuyết cơ bản từ đó làm nền tảng để tiếp tục phân tích thực trạng sản xuất

kinh doanh , cơ cấu tổ chức, quản lí, và đặc biệt là phân tích được lợi nhuận tại công ty Cổ
phần sản xuất và thương mại thép Thăng Long. Qua đó có thể đưa ra một vài đề xuất và
khuyến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
-Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận của công ty góp phần
hoàn thiện, nâng cao kiến thức chuyên môn.
-Sử dụng các phương pháp phân tích thực trạnh lợi nhuận doanh nghiệp tại công ty.
-Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao
lợi nhuận doanh nghiệp.

1.2.

Lí do chọn đề tài
Khi nền kinh tế quốc gia đang không ngừng hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới, thì sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng trên
thị trường càng trở lên gay gắt. Câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp cần phải làm gì để đối
mặt với tình trạng này . Mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào sẽ không chỉ dừng lại ở mức
độ tồn tại mà hơn thế nữa đó là có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Chính vì vậy,
lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do
đó, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên bám sát công tác phân tích kinh tế doanh
nghiệp đặc biệt là phân tích lợi nhuận để từ đó có thể đưa ra những giải pháp kinh doanh
kịp thời, hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận.

7


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng


Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc
đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không chỉ thể
hiện doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả không? Mà còn là căn cứ để các chủ thể khác
đưa ra quyết định có nên đầu tư vào daonh nghiệp không? Xuất phát từ thực tế như vậy và
hiểu được tầm quan trọng của chỉ tiêu em thấy rằng việc xác định đúng và phân tích lợi
nhuận là vô cùng cần thiết. Đó cũng là lí do em đã lựa chọn đề tài cho khá luận của mình
là “Phân tích lợi nhuận doanh nghiệp”.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
-Nội dung nghiên cứu: Phân tích lợi nhuận công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép
Thăng Long.
-Không gian: Khảo sát số liệu báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại
thép Thăng Long.
-Thời gian: Sử dụng và nghiên cứu số liệu, thông tin về tình hình lợi nhuận của công ty cổ
phần sản xuất thương mại thép Thăng Long trong khoảng thời gian 2017 đến 2019.

1.4.

Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp sử dụng các tài liệu có sẵn để phân
tích.
• Tài liệu bên trong doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, các
tài liệu kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, các tài liệu về cơ cấu tổ
chức, cơ chế hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, quá trình thành lập và phát triển công ty...
• Tài liệu bên ngoài doanh nghiệp: các chuẩn mực, thông tư, sách, báo, tạp chí, luận văn các
khóa trước...
-Phương pháp phân tích dữ liệu:

• Phương pháp so sánh:

8


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

Phương pháp này được tiến hành để so sánh giữa số liệu thực hiện cùng kì giữa các năm
( 2015- 2019). Mục đích là để thấy sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu lợi nhuận qua
các thời kì khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai.
• Phương pháp cân đối:
Trong phân tích lợi nhuận, phương pháp cân đối được sử dụng để xác định

các chỉ tiêu

liên quan đến lợi nhuận cũng như để xác định lợi nhuận trên cơ sở sự cân đối . Qua đó thấy
được sự thay đổi bất kì yếu tố nào trong công thức cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận.
Phương pháp này được sử dụng trong phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
• Phương pháp tỷ suất:
Tỷ suất: trong phần phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tính các tỷ suất: tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận chi phí. Từ đó thấy được lợi nhuận tạo ra đã thực sự
hiệu quả hay chưa?
• Phương pháp dùng biểu mẫu
Tất cả các nội dung phân tích đều sử dụng phương pháp này. Biểu phân tích được thiết lập
theo các dòng, cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. Các dạng biểu phân tích
thường biểu thị mối quan hệ so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể. Số lượng
các dòng cột tùy thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích.

1.5.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo
Sau một thời gian được trang bị kiến thức trên cơ sở lý thuyết em đã có dịp để học hỏi và
trải nghiệm thực tế. Trong thời gian thực tập, thực hiện phương châm giáo dục lý thuyết
gần với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gần với xã hội, qua đó củng cố và nâng
cao kiến thức đã học. Vận dụng kiến thức đó vào việc nghiên cứu thực tiễn kinh doanh của
ngành quản trị kinh doanh. Nhận ra được những mặt thành công, hạn chế . Đồng thời tìm
ra được những giải pháp có cơ sở khoa học để góp phần phát triển những vấn đề đặt ra

9


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

trong thực tiễn. Sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép
Thăng Long, em được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm qua việc quan sát, thực hành và được
các anh chị trong công ty nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành bản báo cáo này.
1.6.

Kết cấu của báo cáo
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Khái quát chung về đơn vị thực tập
Phần 3: Thực trạng tình hình lợi nhuận của công ty CP SX&TM Thép Thăng Long
Phần 4: Xu hướng triển vọng phát triển của doanh nghiệp và những khuyến nghị nhằm
hoàn thiện nghiệp vụ phân tích lợi nhuận tại công ty CP SX&TM Thép Thăng Long
Phần 5: Kết luận


10


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÉP THĂNG LONG
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép Thăng Long.
2.1.1. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép Thăng Long
2.1.2. Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Thịnh, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, thành phố
Hà Nội

2.1.3. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
-Vốn điều lệ: 30,000,000,000 đồng ( ba mươi tỷ đồng)
-Ngày cấp phép: 16/04/2009
-Ngày hoạt động: 25/06/2009

11


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

-Quản lý bởi: Chi. cục thuế thị xã Sơn Tây
-Mã số thuế: 0103723515
-Giấy phép kinh doanh: 0103723515
-Người đại diện pháp luật( Giám đốc) Bà Hoàng Thị Tỉnh. Địa chỉ: thôn Chu Quyến, xã

Chu Minh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
-Điện thoại: 0433 618 898
2.1.4. Loại hình doanh nghiệp
Công ty cổ phần
2.1.5. Lịch sử phát triển
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép Thăng Long được thành lập vào ngày
16/04/2009 với 10 thành viên ban đầu do bà Hoàng Thị Tỉnh làm Giám đốc.
Công ty là nhà nhập khẩu, kinh doanh thép tấm, thép cuộn công nghiệp, phôi thép, thép
xây dựng...Sản xuất ống thép hàn đen, ống thép mạ, Xà gỗ thép hàng đầu Việt Nam.
Tính đến hiện tại công ty đã trải qua gần 11 năm kinh doanh, và ngày càng đa dạng hóa
mặt hàng sản xuất và thương mại. Nhưng mặt hàng chủ yếu là thép.
Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân có bề dày
kinh nghiệm về quản lý, tư vấn, kinh doanh, tác phong làm việc chuyên nghiệp và hệ thống
dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động , công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép
Thăng Long đã tự tin có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và nuôi ý chí
vươn tầm quốc tế. Thép Thăng Long sẽ cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước các
loại ống thép đen, mạ kẽm, vuông, chữ nhật mang thương hiệu Ống thép DST.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép Thăng Long luôn tâm niệm xây dựng thương
hiệu Ống thép DST là chỗ dựa đáng tin cậy của khách hàng.

12


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

Phương châm của công ty là không ngừng hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
liên tục cải tiến công tác quản lý, tổ chức phục vụ sản xuất, cung cấp các sản phẩm đạt tiêu
chuẩn về chất lượng và luôn mang tới cho khách hàng dịch vụ hoàn hoản- chữ tín trong

kinh doanh.
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng hành
chính

Phòng kế
toán

Phòng sản xuấtkinh doanh

Phân xưởng(Quản
đốc phân xưởng)

Công nhân
Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Nguồn phòng hành chính công ty CP SX&TM Thép Thăng Long

13


Báo Cáo Thực Tập


GVHD: Lê Thị Hằng

Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Qua sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất của công ty được bố trí khá gọn nhẹ. Sự điều hành được
xuyên suốt từ Giám đốc xuống Phó Giám đốc, đến các phòng ban, đến phân xưởng và tổ
trưởng phân xưởng, đến công nhân. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Pháp
luật, các Phó Giám đốc, phong ban chức năng chịu trách nhiệm chức năng Giám đốc phân
công.
Với cách sắp xếp đó đã tiết kiệm được cán bộ, công nhân gián tiếp mà vẫn đảm bảo hoàn
thành tốt công việc.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
• Hội đồng quản trị công ty:
Hội đồng quản trị công ty có nhiệm vụ thay mặt cho các cổ đông định ra các chiến lược
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, định hướng công tác quản lý điều hành của
Ban Giám đốc công ty
• Ban kiểm soát viên:
-Là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của công ty, giám sát việc chấp hành chế độ hạch
toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ công ty. -Ban kiểm soát thẩm
định báo cáo tài chính hằng năm, kiểm tra từng vấn đề liên quan khi xét thấy cần thiết hoặc
theo quyết định của đại hội cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm soát báo
cáo đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế
toán, báo cáo tài chính.... Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do đại hội cổ đông bầu ra.
• Giám đốc:
Chịu trách nhiệm chung, toàn diện các mặt của công ty. Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công
tác( công tác kế hoạch, công tác tài chính, công tác tổ chức lao động- tiền lương, công tác
đầu tư phát triển...)
• Phó Giám đốc:
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Phó Giám đốc về chính trị do Đảng ủy tổng cục công
nghiệp Quốc phòng quy định. Giúp Giám đốc chỉ đạo, triển khai lĩnh vực công tác, công


14


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

tác chính trị, công tác hành chính hậu cần, công tác thanh tra, pháp chế, một số nội dung
của công tác đầu tư phát triển, công tác kinh doanh. Phó Giám đốc phải chịu trách nhiệm
trước Giám đốc trong việc chỉ đạo các lĩnh vực công tác được phân công và phải chủ động
phối hợp với nhau để thực hiện các công việc không được phân công.


Phòng hành chính tổ chức:
Là cơ quan trực thuộc Giám đốc, chuyên nghiên cứu, vận dụng và hoàn thiện công tác tổ
chức, quản lý xí nghiệp, nghiên cứu vận dụng và tổ chức thực hiện chế độ chính sách đã
ban hành với cán bộ, công nhân viên trong công ty. Đảm bảo thực hiện quản lý lao động,
quản lý tổ chức biên chế theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất từng thời kì một cách hợp lí nhất,
tiết kiệm nhất, năng suất lao động tăng, là cơ quan nghiên cứu, xây dựng phương thức trả
lương hợp lí, bồi dưỡng đào tạo dạy nghề cho công nhân và thực hiện chế độ bảo hộ lao
động trong toàn nhà máy.

• Phòng kế toán tài chính:
-Công tác nghiệp vụ kế toán, thống kê, kiểm soát hoạch toán; tổ chức và thực hiện vào sổ,
ghi chép thanh toán và phản ánh chính xác tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của
công ty; kiểm soát việc thực hiện các chế độ kỉ luật tài chính, các khoản thu nhập và việc
sử dụng đúng đắn các khoản vốn; giám sát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính về lao
động, tiền lương, phụ cấp, quỹ lương và chế độ đảm bảo điều kiện làm việc, sức khỏe đời
sống của cán bộ; nắm vững sự biến động chung về tài sản cố định chung của phân xưởng
và từng bộ phận; lập kế hoạch thu chi tiền mặt và quản lí việc thực hiện các khoản thu, chi

tiền mặt, quỹ tiền mặt và các chứng khoán khác có giá trị như tiền nhận, lĩnh tiền mặt và
nộp tiến mặt vào nhân hàng theo lệnh chi, thu của Giám đốc. --Theo dõi và giải quyết việc
thanh toán sòng phẳng, đúng hạn, đúng thủ tục mọi khoản nợ; xây dựng kế hoạch kinh phí
và thông báo tình hình chi cho các phòng ban; xây dựng các chế độ, nội quy thuộc phạm
vi chức nằn quản lí của phòng xây dựng nhiệm vụ, chức trách, lề lối làm việc của từng
chức danh công tác của phòng, tổ chức thực hiện và định kì rút kinh nghiệm, chỉnh lí.
• Phòng kinh doanh thiết kế:

15


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

Thiết kế các sản phẩm mới hoặc thiết kế cải tiến sản phẩm theo yêu cầu của nhà máy, bảo
đảm thiết kế có chất lượng, có tính năng sử dụng tốt, có tính kinh tế và có tính công nghệ
cao. Giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm( đặc biệt là thép và vật liệu xây dựng)do nhà máy sản
xuất và thương mại. Đảm bảo kinh doanh theo đúng quy định của công ty và Nhà nước.
• Quản đốc phân xưởng
Là người chịu trách nhiệm toàn bộ về sản xuất, kỹ thuật của phân xưởng trước giám đốc,
Chỉ đạo mọi hoạy động trong phân xưởng, tiến hành công tác lập tiến độ sản xuất, chuẩn
bị sản xuất, tổ chức lao động, điều độ sản xuất cho nhịp nhàng theo đúng tiến độ của nhà
máy.
2.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của công ty
a) Mối quan hệ giữa Giám đốc với các phòng ban/Bộ phận:
• Là lãnh đạo trực tiếp, xét duyệt và đưa ra chiến lược cũng như định hướng cụ thể của công
ty, vì vậy mối quan hệ giữa Giám đốc với các phòng ban là mối quan hệ kết hợp chặt chẽ,
mối quan hệ chỉ đạo và thực hiện.
• Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động kinh doanh. Để phụ

giúp Giám đốc có Phó Giám Đốc và các Trưởng phòng trực tiếp giao nhiệm vụ phụ trách
các bộ phận, các hoạt động kinh doanh của công ty; đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về các công việc mà Giám đốc giao cho. Giám đốc và phó giám đốc trực tiếp điều hành
các phòng ban như Phòng Hành Chính Nhân sự, Phòng Kế toán, Phòng Kinh Doanh, Phòng
Kỹ thuật,…Để thực hiện tốt công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy lãnh đạo, mô hình quản lý,
nhằm tránh sự chồng chéo, cồng kềnh làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Mối quan hệ giữa phòng hành chính với Giám đốc và các phòng ban khác:
• Lập kế hoạch tài chính, tham mưu cho Giám đốc.
• Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, các quy định của nhà nước về lĩnh
vực kế toán và lĩnh vực tài chính trong các phòng ban, cung cấp các thông tin chính xác
cần thiết của các kế hoạch mà Giám đốc đưa ra với việc cho phép và không cho phép thu

16


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

chi. Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban khác là mối quan hệ kết hợp chức
năng thu và chi.
c) Mối quan hệ giữa phòng Hành chính Nhân Sự với Giám đốc và các phòng ban khác:
• Theo dõi và lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhân lực, là bộ phận tạo ra nguồn lực cho công
ty, nguồn lực lao động lớn mạnh hay không là nhờ bộ phận nhân sự: tuyển dụng, đào tạo,
sàng lọc, bồi dưỡng và theo dõi sát sao, sau đó cùng với giám đốc đánh giá các bộ phận
theo chức năng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng như thái độ trong công việc, tinh
thần trong lao động của từng nhân viên. Mối quan hệ giữa phòng Hành Chính Nhân Sự với
các phòng ban khác là giám sát và hỗ trợ.
d)Mối quan hệ giữa bộ phận Kinh Doanh, sản xuất và Phân tích với Giám đốc và các phòng
ban khác



Bộ phận: Kinh doanh và Phân tích phối hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một khối lớn
mạnh đem về doanh thu cho công ty. Bộ phận Kinh doanh, sản xuất và Phân tích sẽ phối
hợp để bộ phận kinh doanh có thể tiếp cận sâu tới khách hàng tiềm năng và dễ dàng chốt
đơn.

• Các bộ phận trên tuân thủ sự chỉ đạo hướng dẫn chiến lược từ phía Giám đốc đề ra, đồng
thời phối hợp cùng các phòng ban khác để hoàn tất việc kinh doanh dựa trên thủ tục giấy
tờ và tính pháp lý trong mỗi nghiệp vụ phát sinh.
2.3. Công nghệ sản xuất- kinh doanh
2.3.1. Dây chuyền sản xuất sản phẩm thép

17


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

a) Sơ đồ dây chuyền sản xuất thép

Phôi

Khu vực cắt phôi

Khu vực gá tổ hợp

Khu vực hàn tổ hợp


Khu vực gá hoàn
thiện

Khu vực hàn
hoàn thiện

Nhà phun
cắt

Khu vực làm
sạch phun
sản phẩm

Nhập kho

Sơ đồ 2: sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm thép
Nguồn phân xưởng sản xuất công ty CP SX&TM Thép Thăng Long

18


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

b) Quá trình sản xuất khi có đơn đặt hàng

Phòng
Kinh
Doanh


Khách
Hàng

Phòng
Sản
Xuất

Phân
Xưởng

Phòng
Hành
Chính

Giám
Đốc

Khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng với số lượng lớn hoặc sản phẩm theo yêu cầu, thông
tin và những yêu cầu của khách hàng sẽ được chuyển đến phòng kinh doanh. Sau đó bộ
phận kinh doanh tiếp tục phân tích yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu của khách hàng sẽ
được phòng kinh doanh ghi nhận, triển khai thiết kế và chuyển tới phòng sản xuất khi đã
hoàn thiện.
Hợp đồng được chuyển cho giám đốc phê duyệt rồi chuyển xuống phòng hành chính để
làm các thủ tục hành chính và thanh toán về việc mua sắm nguyên, vật liệu cần thiết phục
vụ cho việc sản xuất đơn hàng.
Phòng sản xuất thực hiện xây dựng sản phẩm theo yêu cầu đã duyệt với khách. Số lượng
sản phẩm được chuyển xuống phân xưởng sản xuất. Sau khi sản phẩm hoàn thành sẽ được
nhập kho, sau đó bàn giao với kế toán kho và bộ phận vận chuyển để chuyển tới khách
hàng.

2.3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất kinh doanh
a) Phương pháp sản xuất kinh doanh

19


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

-Tạo phôi bằng các thiết bị tự động, bán tự động
-Sản phẩm được tạo hình, dàn dựng trên hệ thống gá đính tự động và sàn dưỡng
-Sản phẩm một phần được hàn bằng các máy tự động dưới lớp thuốc, hàn hồ quang bao bọc
bằng khí CO2 và các máy hàn khác trong phân xưởng
-Kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp siêu âm
-Sản phẩm được làm sạch bằng phương pháp phun cát có áp lực tại phân xưởng làm sạch
-Sản phẩm được sơn bằng các máy phun sơn, có độ dày lớp sơn được kiểm tra bằng thiết bị
đo độ dày bao phủ
-Ngoài các chi tiết cơ khí được gia công ở trên với độ chính xác cao. Coogn ty cũng có thể
gai công những chi tiết có đường kính hoặc độ dài theo yêu cầu của khách hàng
-Các công việc từ gia công phôi đến hoàn thiện đều được tực hiện với nhiều thiết bị kiểm
tra và công cụ hỗ trợ cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề. Đảm bảo độ
chính xác cũng như chất lượng sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng
b) Bố trí mặt bằng nhà xưởng
-Tổng quan doanh nghiệp bao gồm có ba tòa nhà được thiết kế theo mô hình chữ U: tòa
nhà văn phòng, tòa nhà xưởng sản xuất, khu căn tin. Bên cạnh khu căng tin là dãy đất trống
có mái che là nơi để xe của cán bộ, công nhân viên. Phía cánh phải công đi vào là phòng
bảo vệ.
-Tòa nhà văn phòng nằm ở tay trái, khu căng tin nằm ở tay phải cổng công ty đi vào, khu
nhà xưởng nằm ở phía chính giữa.

-Tòa nhà văn phòng 2 tầng với diện tích đất là 220 m2, bao gồm 20 phòng. Đây là nơi làm
việc của cán bộ, nhân viên các phòng ban. Mối phòng đều được trang bị đầy đủ điều hòa,
hệ thống điện, ánh sáng đảm bảo.

20


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

-Khu căng tin là nơi nghỉ ngơi, ăn uống buổi trưa của người lao động. Diện tích là 500 m2.
Đây là khu vực được thiết kế cao ráo, thoáng mát. Tầng 1 là nơi ăn uống, tầng 2 là nơi ngủ
nghỉ có giường nằm. Ngoài những tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy chữa cháy, môi trường
thì ở đây còn được lắp đặt hệ thống quạt thông gió để hạn chế mùi đồ ăn, đảm bảo sức khỏe
người lao động, không ảnh hưởng đến các khu khác của công ty và người dân xung quanh
nhà máy.
-Chính giữa là khu nhà xưởng với diện tích lớn nhất – hơn 30.000 m2. Cũng được thiết kế
theo mô hình chữ U. Một bên là dây chuyền sản xuất các sản phẩm thép, một bên là nơi
diễn ra hoạt động nhập khẩu một số mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Ở chính giữa
là nhà kho, nơi lưu trữ các sản phẩm thép sau khi được chế tạo hoàn thành. Các thiết bị
máy móc được bố trí theo dây chuyền sản xuất để thuận tiện cho quá trình sản xuất và di
chuyển của công nhân.
-Như đã nói đây là khu vực quan trong của toàn công ty, do đó bên cạnh hệ thống phòng
cháy chữa cháy thì ở đây cũng được lắp đặt hệ thống quạt thông gió ở mỗi dây chuyền sản
xuất để giảm bớt nhiệt độ trong nhà xưởng nhằm hạn chế cháy nổ.
-Khu vực để xe cho cán bộ, công nhân viên nằm ở phía tay phải cách cổng vào khoảng 15
m. Đây là vị trí hợp lí, vì nếu để ở phía trong sẽ gây bất tiện cho quá trình đi lại và việc vận
chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.
c) Đặc điểm về an toàn lao động

An toàn lao động là những hoạt động, biện pháp giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sản
xuất của người lao động nhằm hạn chế tối đa thương tổn tai nạn cho người lao động, tránh
gây mất mát và thiệt hại về người và của của công ty.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tai nạn. Một số nguyên nhân chính sau:
-Thiết bị bảo hộ cho người lao động không có, không đày đủ hoặc có nhưng chưa đảm bảo
-Máy móc hỏng dẫn đến hở điện
-Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy
-Điều kiện bên ngoài kém( thiếu ánh sáng, không có quạt thông gió, tiếng ồn...)
-Nhà xưởng bừa bộn, không có sự sắp xếp gọn gàng

21


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

Từ những nguyên nhân trên, công ty đã có những biện pháp và trang bị những thiết bị cần
thiết để hạn chế tai nạn trong lao động như sau:
• Ngay từ khi thành lập, công ty đã xác định khả năng có thể xảy ra các tai nạn thường gặp,
theo đó đưa ra những tiêu chuẩn xây dựng cho phép của các tòa nhà về quy mô, số tầng,
bậc lửa có thể chịu được.
• Hỏa hoạn là tai nạn rất thường xuyên xảy ra, đặc biệt trong môi trường nhiệt độ cao, do đó
tất cả các tòa nhà của phân xưởng đều được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy để có
thể kịp thời xử lý khi có trường hợp cháy nổ xảy ra.
• Khu vực căng tin dễ xảy ra cháy nổ. Do đó công ty bố trí ở ngoài cùng chiều gió phòng khi
hỏa hoạn xảy ra sẽ hạn chế được phần nào sự lây lan sang các khu vực lân cận. Ngoài ra
giữa các tòa nhà công ty không bố trí sát nhau mà để trống một khoảng 10, 15, 20m; đồng
thời mỗi tòa nhà còn được ngăn cách bởi hàng cây xanh có thể giảm thiểu sức lây lan của
đám cháy khi có hỏa hoạn.

• Khu nhà xưởng có rất nhiều máy móc hoạt động liên tục với công suất rát lớn. Do đó, các
bức tường của nhà xưởng đề được thiết kế cách âm, để hạn chế tối đa âm thanh ảnh hưởng
đến tòa nhà khác và người dân xung quanh khu vực nhà máy.
• Đối với người lao động, công ty đã trang bị đầy đủ những dụng cụ bảo hộ để đảm bảo an
toàn trong quá trình lao động:
-Mang kính an toàn hoặc mặt nạ bảo hộ trong khi làm việc
-Mặc quần áo đồng phục
-Tháo tất cả các vật không cần thiết khi làm việc tại xưởng như đồng hồ, trang sức...
-Không mang găng tay khi vận hành máy
-Hạn chế sử dụng giày vải vì nó không thể bảo vệ đôi chân
-Không tự ngắt hoặc bật nguồn điện của xưởng, có thể gây chập, cháy nổ
-Đào tạo cách vận hành máy móc, thiết bị mới cho nhân công trong xưởng sản xuất
-Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, sắp xếp gọn gàng nguyên vật liệu
-Kiểm tra máy móc trước khi vận hành quá trình sản xuất mới
-Dùng bàn chải để vệ sinh những phần phoi vụn

22


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

-Không hút thuốc, để các vật dễ cháy trong xưởng
-Đảm bảo an toàn hệ thống điện
-Sử dụng hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, vùng nguy hiểm...
Bằng những biện pháp trên và sự cố gắng của cán bộ, công nhân viên, doanh nghiệp ngày
càng hạn chế được những tai nạn trong lao động. Trong 5 năm trở lại đây không có trường
hợp tai nạn lao động nghiêm trọng nào xảy ra.
2.3.3. Tổ chức sản xuất

*Loại hình sản xuất của doanh nghiệp
• Công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép Thăng Long là một công ty chuyên cung cấp
các vật liệu thép xây dựng đặc biệt là ống thép DST. Thương hiệu ống thép DST rất quen
thuộc với người tiêu dùng trong khu vực Sơn Tây, Hà Nội và nhiều khu vực lân cận khác.
Để đáp ứng được nhu cầu xây dựng không ngừng của khách hàng, công ty đã lựa chọn
hình thức sản xuất hàng loạt. Đây là loại hình sản xuất trung gian giữa sản xuất đơn chiếc
và sản xuất hàng khối, thường được áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng
loại sản phẩm như thép Thăng Long. Với hình thức sản xuất này, bất kì khi nào khách hàng
có nhu cầu, doanh nghiệp đều có sẵn hàng hóa trong kho để cung ứng kịp thời.
• Loại hình sản xuất gián đoạn cũng được công ty áp dụng, vì sản phẩm bao gồm nhiều
chủng loại sản phẩm thép. Do đó, quá trình sản xuất được thực hiện nhờ nhiều loại máy tự
động như máy tiện, máy phay...
• Ngoài hình thức sản xuất trên, công ty còn sản xuất khi có yêu cầu( đặt hàng).
Bên cạnh việc sản xuất hàng loạt, doanh nghiệp vẫn nhận thêm những đơn đặt hàng với
yêu cầu cụ thể về sản phẩm. Hình thức này sẽ tránh được sự tồn đọng của của hàng hóa,
giảm các chi phí tài chính nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận.
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty cỏ phần sản xuất và thương mại
thép Thăng Long
2.4.1. Đối tượng lao động
a) Trang thiết bị

23


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

Công ty cổ phần sản xuất và tương mại thép Thăng Long là công ty chuyên sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm thép với chủng loại sản phẩm đa dạng. Mỗi một dây chuyền phục

vụ cho sản xuất một loại sản phẩm thép. Do vậy, chủng loại máy móc trang thiết bị cũng
rất đa dạng. Các máy móc, trang thiết bị chính được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1. Các trang thiết bị chính của nhà máy
Tên thiết bị

Số lượng

Năm Sản xuất

Nước sản xuất

Máy cắt BOSCH

10

2010

Trung quốc

Máy phay

13

2015

Trung Quốc

Máy hàn JASIC

10


2015

Trung Quốc

Xe cẩu ISUZU

5

2015

Nhật Bản

Xe nâng KOMATSU

5

2014

Nhật Bản

Khoan

6

2016

Trung Quốc

Gá đỡ


10

2012

Trung Quốc

Quạt thông gió

25

2012

Trung Quốc

Máy phun sơn

10

2018

Nhật Bản

...

...

...

...


Nguồn phòng hành chính Công ty CP SX&TM Thép Thăng Long

b) Nguyên vật liệu
Đầu vào của sản xuất là các quặng sắt và thép phế, chủ yếu là thép phế để sản xuất phôi
và hoàn toàn là phôi vuông để làm thép xây dựng.
c) Năng lượng
Tại công ty CP SX&TM Thép Thăng Long, đối tượng năng lượng chủ yếu được tính đến
là điện và nước...

24


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

2.4.2. Lao động
Bảng 2. Bảng cơ cấu lao động của Công ty CP SX&TM Thép Thăng Long tính đến
ngày 31/12/2019

Năm 2015

Chỉ tiêu

Số

Năm 2016

%


Số

lượng
52

Theo giới

Năm 2017

%

Số

lượng
100

63

Năm 2018

%

Số

lượng
100

70


31/12/2019

%

Số

lượng
100

79

%

lượng
100

75

100

tính
-Nam

40

76.92%

51

80.95%


55

78.57%

62

78.48%

60

80%

-Nữ

12

23.08%

12

19.05%

15

21.43%

17

21.52%


15

20%

52

Theo trình

100

63

100

70

100

79

100

75

100

độ chuyên
môn
-Sau đại học 2


3.85%

5

7.94%

5

7.14%

5

6.33%

5

6.67%

10

19.23%

12

19.05%

10

14.29%


15

18.99%

18

24%

-Trung cấp 10

19.23%

13

20.63%

20

28.58%

18

22.78%

20

26.67%

-LĐ phổ


57.69%

33

52.38%

35

49.99%

41

51.9%

32

42.66%

-Đại học,
Cao đẳng

30

thông

25


Báo Cáo Thực Tập

Theo độ

GVHD: Lê Thị Hằng

52

100

63

100

70

100

79

100

75

100

-<=30

10

19.23%


15

23.81%

13

18.57%

11

13.92%

9

12%

-30-40

25

48.08%

32

50.79%

45

64.29%


50

63.29%

42

56%

-40-50

17

32.69%

16

25.4%

12

17.14%

18

22.79%

24

32%


100

63

100

70

100

79

100

75

100

11

21.15%

7

11.11%

5

7.14%


22

27.85%

4

5.33%

16

30.77%

26

41.27%

13

18.57%

22

27.85%

39

52%

13


25%

13

20.63%

29

41.43%

22

27.85%

19

25.33%

12

23.08%

17

26.99%

23

32.86%


13

16.45%

13

17.34%

tuổi

Theo thâm 52
niên
-Dưới 1
năm
Từ đủ 1
năm đến
dưới 3 năm
Từ đủ 3
năm đến
dưới 5 năm
-Từ 5 năm
trở lên

Nguồn phòng Hành chính Công ty CP SX&TM Thép Thăng Long

*Từ bảng trên ta thấy:
• Số lượng lao động của Công ty tăng liên tục từ năm 2015 đến 2018 ( từ 53 lao động lên 79
lao động), đến 31/12/2019 thì giảm xuống còn 75 lao động.
• Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm chủ yếu là lao động nam; trình độ trung cấp, lao
động phổ thông; tập trung ở độ tuổi 30-40 tuổi và có thâm niên từ đủ 1 đến dưới 5 năm.


26


Báo Cáo Thực Tập

GVHD: Lê Thị Hằng

*Tính đến 31/12/2019:
• Với quan điểm nguồn nhân lực là tài sản chiến lược đối với sự phát triển của công ty, lãnh
đạo công ty thép Thăng Long luôn quan tâm đến các hoạt
động phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, Thép Thăng Long sở hữu đội ngũ nhân viên trẻ,
năng động, lành nghề, nhiệt tình với công việc. Đây là lợi thế lớn của công ty khi cạnh
tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.
• Tổng số lao động của công ty tính đến ngài 01/01/2020 là 75 người. Do đặc thù công việc
của công ty là sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép nên số lao động nam chiếm tỷ trọng
lớn(80% tổng số lao động của công ty). Nguyên nhân chính xuất phát từ yêu cầu công việc
liên quan đến sản xuất thép, không phụ hợp với lao động nữ. Trong khi số lao động nữ chỉ
chiếm có 20% tổng số lao động toàn công ty. Đa số các lao động nữ đều làm việc ở các
phòng ban khối văn phòng.
• Phần lớn lao động trong công ty là lao động ở bậc học Trung cấp và Lao động phổ thông.
Vì thực tế, đây là doanh nghiệp sản xuất là chính. Lao động làm cho phân xưởng chiếm tỷ
trọng là chủ yếu còn một phần nhỏ làm ở khối văn phòng. Việc vận hành máy móc đều
được hướng dẫn, đào tạo lại cho tất cả lao động khi làm việc trong phân xưởng. Do vậy,
cũng không quá quan trọng trình độ bằng cấp của lao động. Ta thấy, lao động có trình độ
sau đại học chỉ chiếm có 6.67 % thuộc Ban giám đốc, quản lý cấp cao, cấp trưởng phòng/
ban. Lao động ở trình độ phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nhất là 42.66%. Có thể thấy, ngành
xây dựng đang không ngừng phát triển. Doanh nghiệp theo đuổi cung cấp các sản phẩm
thép cho xây dựng là rất có tiềm năng. Do đó, công ty nên có những chính sách quan tâm,
động viên hơn đối với người lao động để họ gắn bó lâu dài với công ty.

• Độ tuổi trung bình người lao động trong công ty khá trẻ và đồng đều, đáp ứng được nhu
cầu của công việc. Nhóm lao động có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất là
57.57%. Đây là lực lượng nòng cốt của công ty. Ở độ tuổi này, họ có tình trạng sức khỏe
tốt. Đây là độ tuổi họ có thể có suy nghĩ gắn bó lâu dài với công việc hơn là ở độ tuổi dưới
30.

27


×