Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Quan điểm của anh (chị) về đối thoại trong tiểu thuyết “ông già và biển cả” của ernest hemingway

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.77 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

Đề bài

Quan điểm của anh (chị) về đối
thoại trong tiểu thuyết “Ông già
và biển cả” của Ernest
Hemingway
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Linh Chi

Hà Nội, 2019
1


Mục lục
Mở đầu.................................................................................................................4
A. Khái quát chung.............................................................................................4
I. Tác giả...........................................................................................................4
1. Cuộc đời và sự nghiệp.............................................................................4
1.1. Cuộc đời............................................................................................4
1.2. Sự nghiệp sáng tác............................................................................5
2. Phong cách sáng tác................................................................................5
2.1. Quan niệm sáng tác..........................................................................5
2.2. Nguyên lí “Tảng băng trôi” trong văn xuôi Hemingway.............6
II. Tác phẩm Ông già và biển cả....................................................................6
1. Hoàn cảnh sáng tác:................................................................................6
2. Nhan đề....................................................................................................6
3. Bố cục.......................................................................................................7
4. Tóm tắt.....................................................................................................7
B. Nội dung..........................................................................................................8


I. Lời đối thoại trong Ông già và biển cả.....................................................22
1. Đặc điểm ngôn từ đối thoại trong Ông già và biển cả........................22
2. Đối thoại giàu chất trữ tình..................................................................24
II. Độc thoại nội tâm trong Ông già và biển cả...........................................27
1. Độc thoại nội tâm - hiện tượng độc đáo của lời văn thế kỷ XX........27
2. Dòng độc thoại nội tâm mang chiều sâu tâm lý nhân vật..................29
C. Tổng kết.........................................................................................................39
Tài liệu tham khảo............................................................................................40

2


Phân công công việc
Họ và tên
Nguyễn Thị Huyền
Trang
Nghiêm Thu Trang

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Thị Hải Yến

Nhiệm vụ
- Tác giả
- Lý thuyết đối thoại
- Thuyết trình
- Dòng độc thoại nội tâm mang
chiều sâu tâm lí nhân vật
- Tổng kết
- Thuyết trình

- Tác phẩm Ông già và biển cả
- Độc thoại nội tâm – hiện
tượng độc đáo của lời văn thế
kỉ XX.
- Dòng độc thoại nội tâm mang
chiều sâu tâm lí nhân vật
- Tổng hợp Word
- Lời đối thoại trong Ông già
và biển cả
- Tổng kết
- Thiết kế Power Point

Tỉ lệ (tương đối)
25%

25%

25%

25%

3


Mở đầu
Cùng với Faulkner, Ernest Hemingway được xem là người đã khai sinh
ra nền văn xuôi hiện đại Hoa Kì. Càng về cuối thế kỉ thì tầm ảnh hưởng của ông
càng càng trở nên rõ nét. Tên tuổi ông dần vang xa khắp năm châu. Marquez gọi
ông là thầy và các tác giả Hoa Kì đương đại suy tôn ông là người khai sinh
trường phái chủ nghĩa cực hạn (Minimalism). Đây là trường phái văn học xuất

hiện ở Hoa Kì từ những năm 1920 với phương châm sáng tạo cơ bản là tinh
giảm đến mức tối đa, kiệm lời và kiệm cả cảm xúc. Nguyên lí “Tảng băng trôi”
lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm Ông già và biển cả, coi “phần chìm” của
tác phẩm văn học là giá trị cốt lõi của tác phẩm. Nhà văn không còn là người
hiểu biết rõ về tâm lí, hành động của nhân vật để chi phối, dẫn dắt họ theo chủ
đích đã định trước. Mà chuyện được phản ánh trong tác phẩm là chuyện của
nhân vật. Các chi tiết, diễn biến câu chuyện phát triển theo nội tâm của nhân vật.

A. Khái quát chung
I. Tác giả
1. Cuộc đời và sự nghiệp
1.1. Cuộc đời
Ernest Hemingway (1899 - 1961) là nhà văn, nhà báo Hoa Kì. Ông sinh
ngày 21-7-1899 tại Oak Park, Illinois. Hemingway là một trong những bậc thầy
văn xuôi tự sự và là người khai sinh ra lối đối thoại độc đáo bậc nhất thế kỉ XX.
Cha Hemingway là bác sĩ, mẹ là giáo viên dạy nhạc. Lúc nhỏ, ông có
năng khiếu âm nhạc, bên cạnh đó ông có lòng yêu thiên nhiên sâu sắc. Lòng yêu
thiên nhiên đã đưa ông gần gũi với những chuyến câu cá, săn bắn,…
Từ khi học trung học, ông đã bắt đầu viết văn và tham gia vào các hoạt
động báo chí của trường. Năm 1917, ông rời trường trung học và tới thành phố
Kansas làm phóng viên cho tờ báo Kansas City Star.
Năm 22 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác và cho ra đời tập truyện
ngắn đầu tay “Trên miệt Michigan”.
Năm 1952, cuốn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" giúp cho tên tuổi của
ông xếp vào hàng số một thế giới. Và năm 1953, ông nhận được giải thưởng báo
chí danh giá Pulitzer và năm 1954 ông được viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng
giải Nobel văn học.
4



Thời gian này người ta vẫn thấy ông tràn đầy sức sống nhưng thực tế
ông không có được hạnh phúc. Ông phải dưỡng bệnh dài hạn tại bệnh viện
Mayo đến mức bị ám ảnh vì cao huyết áp và suy sụp tinh thần.
Tháng 7 năm 1961, ông tự sát bằng một khẩu súng săn tại một nơi vắng
vẻ của thị trấn Ketchum, Idaho.

1.2. Sự nghiệp sáng tác
Năm 22 tuổi, Hemingway lấy vợ và sang Pháp bắt đầu sự nghiệp sáng
tác. Ông sáng tác trên nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết và cả thơ,...
+ Truyện ngắn đầu tay của ông là “Trên miệt Michigan”. Năm 1923, cuốn
sách đầu tiên “Ba câu chuyện và mười bài thơ” được xuất bản. Ông được đánh
giá rất cao trong lĩnh vực truyện ngắn. Nhiều truyện của ông được đánh giá
ngang tầm so với Poe, Chekhov,…và trở thành khuôn mẫu cho thể loại truyện
ngắn.
+ Tiểu thuyết: “Mặt Trời vẫn mọc ra đời” (1926), “Giã từ vũ khí” (1929),
“Có và không” (1937), “Chuông nguyện hồn ai”(1939). Năm 1952, tiểu thuyết
“Ông già và biển cả” ra đời, tên tuổi của ông được xếp vào những nhà văn số
một thế giới. Năm 1953, ông nhận giải Pulitzer, giải thưởng nghệ thuật cao quý
nhất Hoa Kì, năm 1954 ông nhận giải Nobel văn chương.
+ Tập thơ 88 bài
+ Hồi kí: Những thác nước mùa xuân (1926), Chết trong chiều tà (1932),
Những ngọn đồi xanh Châu Phi (1935),…
Sau khi ông qua đời, vợ của ông là bà Mary đã biên tập và cho ra mắt hai
cuốn tiểu thuyết: Đảo giữa dòng (1970) và Vườn Eden (1986).

2. Phong cách sáng tác
2.1. Quan niệm sáng tác
Các nhà văn khi sáng tác sẽ coi cuốn sách là khởi đầu mới, nhằm
hướng đến những giá trị mà các sáng tác ở trước đó chưa đạt được. Theo
quan niệm này, từ tác phẩm đầu tay của Hemingway, người ta đã bắt đầu nhận ra

ở văn xuôi của Hemingway có những điểm mới. Đó là không khí căng thẳng của
sự chờ đợi một điều gì mới mẻ nhưng không có, là những nhu cầu không thể
thực hiện được. Vì thế mà cách ứng xử và ngôn ngữ của nhân vật trở nên lấp
lửng, chỉ có những đoạn đối thoại vu vơ.
+ Văn xuôi Hemingway viết về nhân vật hay sự kiện nhằm nói về mình, về
cảm xúc của mình trước cuộc sống. Thế giới trong tác phẩm Hemingway có
phần chật hẹp, không bao quát được sự vô tận của đời sống. Những trang văn
của ông đã trở thành những áng văn mẫu mực so với các nhà văn cùng thời.
5


+ Nhân vật của ông không nói hết những điều bản thân mình nghĩ và từ đó
ta thấy ngôn ngữ trong sáng tác lấp lửng, nhiều sự ám chỉ, nhiều quãng im lặng.
Đó là lối viết theo nguyên lí “Tảng băng trôi”. Từ đó mà sự ý thức của nhân vật
đã trở thành điểm tựa, để người đọc cùng tác giả nhìn nhận, khám phá.
Hemingway sử dụng một lối văn ngắt khúc, ngắn gọn làm cho ta có cảm
giác hơi đơn điệu, thiếu sinh động song nhờ vậy mà nó vượt xa so với thứ văn
xuôi viết theo mĩ cảm từ trước thế kỷ XIX. Sự khô khan của văn Hemingway
phù hợp với kiểu nhân vật mang nhiều tâm trạng và sự tương ứng này, khi đạt
đến mức hoàn chỉnh lại tạo một chất thơ riêng cho truyện của Hemingway.

2.2. Nguyên lí “Tảng băng trôi” trong văn xuôi Hemingway
Hemingway nói: “Tôi muốn viết theo phương pháp “tảng băng trôi”.
Bảy phần tám khối lượng của nó còn chìm dưới nước, chỉ có một phần tám nổi
lên trên cho mọi người thấy. Nhờ thế tảng băng của anh sẽ tiến tới một cách
chắc chắn và đáng sợ hơn”.
Thế giới của tác phẩm chỉ là một phần trong toàn bộ thế giới hoàn chỉnh
mà nhà văn định ra trong truyện của mình. Hemingway luôn nỗ lực tạo dựng thế
giới tác phẩm với dung lượng ngôn từ kiệm lời nhưng khả năng biểu hiện đạt
mức tối đa, để người đọc tự tiếp cận theo cảm quan của mình.

Như vậy, giá trị một phần tám đang chìm của “tảng băng trôi” chi phối
toàn bộ giá trị của tác phẩm. Vận dụng nguyên tắc “tảng băng trôi” khi xây
dựng thế giới truyện ngắn của mình, Hemingway giả định những gì ông hiểu
tường tận cũng sẽ tìm được sự tương thông nơi người đọc.
Cách miêu tả, trần thuật khách quan không bình luận, không giải thích,
không bộc lộ cảm xúc về đối tượng và cả với thiên nhiên cũng là những phương
diện vận dụng các nguyên tắc “chỉ là hé mở một phần của cái toàn thể” trong
nghệ thuật xây dựng thế giới truyện ngắn củaông. Đọc tác phẩm của ông người
đọc phát huy được hết tất cả những cảm xúc chủ quan của mình.

II. Tác phẩm Ông già và biển cả
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Ông già và Biển cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) - một tiểu
thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và được xuất bản
một năm sau đó. Đây là tiếu thuyết viễn tưởng được xuất bản khi ông còn sống.
Tác phẩm nổi tiếng và là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn, khiến
cho tên tuổi của ông được xếp vào hàng những nhà văn số một thế giới. Năm
6


1953, ông nhận giải Pulitzer, giải thưởng nghệ thuật cao quý nhất Hoa Kì, và
năm 1954 là giải Nobel văn chương.

2. Nhan đề
Nhan đề Ông già và biển cả được viết theo nguyên lí “tảng băng trôi”.
Với dung lượng ngắn gọn nhưng nhan đề đã bao quát được toàn bộ nội dung của
tác phẩm. Trước hết nhan đề ấy gợi nhắc chuyến ra khơi ba ngày hai đêm của
ông lão với hy vọng bắt được con cá to. Thật may mắn sau đó đã có một con cá
kiếm khổng lồ cắn câu. Qua đó ta thấy sự đối kháng quyết liệt giữa một bên là
con người, một bên là biển cả bao la, là thiên nhiên.

Ông già và biển cả là một nhan đề có sức khơi gợi sâu xa, ẩn chứa
những khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn. Trước biển
đời muôn trùng gian lao, mỗi người cần biết tự mình vượt qua những thử thách,
chông gai để vươn tới khát khao.
Con người đối lập với biển khơi bởi một bên là con người, bé nhỏ tầm
thường còn một bên lại là biển khơi bao la, rộng lớn khôn cùng. Song,
Hemingway lại sử dụng liên từ “và”, tức là muốn đem con người đặt ngang
hàng với thiên nhiên. Qua đó, Hemingway muốn khẳng định tư thế chủ động
của con người trước thiên nhiên và trước cuộc đời đầy khó khăn, phức tạp, biến
hóa khôn lường.

3. Bố cục
Phần 1: Từ đầu đến “Chúc cháu may mắn, - ông lão nói”: Cuộc sống của ông
lão trước khi ra khơi (Sự chuẩn bị)
Phần 2: Tiếp theo đến “Chẳng gì cả, - lão nói lớn. – Ta đã đi quá xa”: Hành
trình ra khơi của ông lão.
Phần 3: Phần còn lại: Ông lão kết thúc hành trình ra khơi.

4. Tóm tắt
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là “ông già” đánh cá người CubaSantiago, 74 tuổi. Suốt 84 ngày liền, ông lão Santiago không bắt được một
mống cá nào, người dân làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì gặp vận rủi. Cậu
bé Manolin vốn đi câu cùng lão cũng bị cha mẹ bắt đi câu cùng thuyền khác.
Một mình ra khơi, ông thả dây câu chờ đợi rất lâu, có lúc tưởng chừng hoàn
toàn thất vọng. Đêm, lão mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển,
những con tàu và đàn sư tử.
Vào ngày thứ 85, lão quyết định chèo thuyền ra khơi trước khi trời sáng.
Lần này lão đi thật xa. Trưa, một con cá lớn cắn câu và kéo cả ông lão lẫn con
thuyền về hướng tây bắc.
7



Sáng ngày hôm sau, con cá nhảy lên. Santiago biết là lão đã câu được
con cá kiếm khổng lồ mà trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Rồi con cá lại lặn
xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông.
Khi Mặt Trời mọc ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt
sức, lão vẫn kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được
con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Santiago phóng lao vào tim con cá
kiếm đã khiến cho máu nó loang ra và thu hút đàn cá mập. Lão cố hết sức chống
chọi với lũ cá mập: phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh,
giết được nhiều con, đuổi được chúng đi. Nhưng lão biết rằng con cá kiếm của
mình cũng chỉ còn trơ lại một bộ xương.
Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống
giường và chìm vào giấc ngủ, lão mơ về những con sư tử.

B. Nội dung
Trong lịch sử văn học Mỹ, Hemingway đã từng được Philip Young đánh
giá là “người làm sống lại nghệ thuật đối thoại”. Có thể nói, Hemingway rất nổi
tiếng về đối thoại “điều nghịch lý là đối thủ của ông rất khó bắt chước xong ông
lại viết nó dễ hơn những đoạn không đối thoại”. Trong toàn bộ sáng tác của ông
phần nhiều được sáng tác bằng ngôn từ đối thoại. Đó là những tác phẩm như:
Rặng đồi tựa đàn voi trắng, Những kẻ giết người, Một nơi sạch sẽ và sáng sủa,
Giã từ vũ khí, Có và không,… Vì vậy không thể phủ nhận được rằng
Hemingway là nhà văn của nghệ thuật ngôn từ đối thoại.
Đến Ông già và biển cả thì ngôn ngữ đối thoại chỉ còn chiếm một tỷ lệ
tương đối khiêm tốn. Đối thoại chỉ chiếm 14,4%. Song chỉ với 14,4% cũng đủ
để chúng ta có thể cảm nhận được tài năng bậc thầy của Hemingway trong việc
sử dụng ngôn từ đối thoại.

Lý thuyết đối thoại:
- Khái niệm: Đối thoại được hiểu là “Các lời phát ngôn tham gia trực tiếp hay

gián tiếp vào quá trình giao tiếp và thực hiện giao tiếp” (Từ điển thuật ngữ văn
học).
- Chức năng của đối thoại:
+ Đối thoại thực hiện chức năng giao tiếp, trao đổi thông tin.
+ “Lời (đối đáp) trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất phát
như là phản ứng đáp lại lời nói trước”.

8


+ Đối thoại thường kèm theo ngôn ngữ cơ thể: cử chỉ, ánh mắt,… Màn đối
thoại thành công hơn khi có sự tiếp xúc trực tiếp, và quan hệ xã hội bình đẳng.
Trong văn chương thì đối thoại bên cạnh chức năng giao tiếp còn là tín hiệu
nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Ở tác phẩm này, nếu hiểu theo khái niệm đó thì lời đối thoại ở đây chủ
yếu diễn ra trong cuộc giao tiếp song phương giữa ông lão Santiago và cậu bé
Manolin. Ngoài ra ta còn nhận thấy trong tác phẩm có những thời điểm ông già
Santiago luôn tự đối thoại, có lúc đối thoại với Manolin mặc dù cậu bé không
hiện diện trước ông, có lúc đối thoại với cá, với chim,… có khi cả với chính
mình song thực chất đó là những lời đối thoại bên trong và là một dạng của độc
thoại nội tâm. Cho nên đối thoại trong tác phẩm Ông già và biển cả sẽ bao gồm
đối thoại thông thường và độc thoại nội tâm.
Dưới đây, chúng tôi có liệt kê các cuộc đối thoại và cả những đoạn độc
thoại nội tâm mang tính chất đối thoại. Đối thoại và độc thoại nội tâm chiếm tỷ
lệ rất lớn trong tác phẩm, những đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm dưới đây
chỉ là những đoạn tiêu biểu:
ST
T
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Đối thoại
- Ông Santiago! - thằng bé nói khi hai người leo lên bờ nơi con thuyền
được kéo lên. - Cháu có thể lại đi cùng ông. Chúng ta đã có ít tiền rồi
- Đừng! - lão nói
- Cháu đang đi với con thuyền may mắn. Hãy ở lại với họ!
- Nhưng ông còn nhớ có hồi suốt tám mươi bảy ngày ta không bắt được cá
nhưng sau đó trong ba tuần lễ ngày nào ta cũng vớ được cá lớn
- Ông nhớ! - ông lão nói. - Ông biết cháu đã không rời bỏ ông vì thiếu
lòng tin!
- Tại cha cháu bắt làm như thế. Cháu còn nhỏ, cháu phải nghe lời cha!
- Ông hiểu! - ông lão nói. - Đấy là chuyện thường
- Cha cháu chẳng tin đâu!
- Phải! - ông lão nói. - Nhưng chúng ta tin, đúng không?
- Cháu đi kiếm giúp ông mấy con cá mòi cho ngày mai nhé?
- Lần đầu tiên ông đưa cháu ra khơi, cháu lên mấy?
- Lên năm, và suýt nữa cháu bị chết khi ông lôi con cá quá lớn lên thuyền,
nó gần như quật tan con thuyền ra nhiều mảnh. Cháu có còn nhớ không?
- Cháu vẫn nhớ cái đuôi quật mạnh; chỗ ngồi chèo thuyền bị gãy và tiếng

nện của cái chày. Cháu nhớ ông ném cháu ra đằng mũi thuyền, nơi lùng
nhùng những sợi dây ướt rồi cháu cảm thấy toàn bộ con thuyền chao đảo
và tiếng ông quật con cá nghe như thể đang đốn cây, máu nóng hổi bắn cả
9


14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

37
38
39
40
41
42
43
44
45
46

lên người cháu!
- Cháu nhớ mọi thứ kể từ cái lần đầu tiên ông cháu ta đi cùng nhau
- Nếu cháu là con ta thì ta sẽ đưa cháu đi cầu may một phen! - lão nói. Nhưng cháu là con của cha mẹ cháu và cháu đang đi trên con thuyền may
mắn
- Cháu có thể đi kiếm cá mòi chứ? Cháu còn biết nơi cháu có thể kiếm
được bốn con mồi
- Hôm nay ông vẫn còn mấy con. Ông đã muối chúng trong thùng!
- Để cháu đi kiếm bốn con tươi
- Một thôi! ông lão nói
- Hai! - thằng bé nói
- Hai! - ông lão đồng ý
- Cháu không ăn cắp đấy chứ?
- Cháu không! - thằng bé đáp
- Cháu mua!
- Với con nước này, mai sẽ là một ngày tốt lành! - lão nói
- Ông sẽ đến đâu! - thằng bé hỏi
- Đi thật xa, khi gió trở thì mới quay về. Ông muốn đến đấy trước khi trời
sáng!
- Cháu sẽ tìm cách để ông ấy cho ra câu xa! - thằng bé nói. - Rồi khi ông

câu được một con gì đấy thật sự lớn, cháu sẽ có thể đến giúp
- Ông ấy không thích ra khơi xa đâu
- Vâng! - thằng bé nói
- Nhưng cháu sẽ thấy cái gì đó, một con chim săn mồi chẳng hạn, mà ông
ấy không thể thấy rồi giục ông ta bám theo bầy cá dorado
- Mắt ông ấy kém đến thế ư?
- Ông ấy gần như mù
- Lạ thật! - ông lão nói. - Ông ấy chưa bao giờ đi săn rùa. Đấy là lý do làm
mắt kém thị lực!
- Ta là một lão già kỳ lạ
- Nhưng giờ đây ông có còn đủ sức để dành cho con cá thật lớn không?
- Ông chắc thế. Vả lại còn có nhiều mẹo nữa
- Ông có gì ăn không? - thằng bé hỏi
- Một niêu cơm gạo vàng với cá. Cháu có muốn ăn không?
- Thưa không. Cháu sẽ ăn ở nhà. Ông có cần cháu nhóm lửa không?!
- Không! Để lát nữa ông nhóm. Hoặc có lẽ ông sẽ ăn cơm nguội
- Cháu có thể mang cái lưới quăng đi chứ?
- Dĩ nhiên!
- Tám mươi lăm là con số may mắn! - ông lão nói
- Cháu có thích ông mang về con cá nặng gần nửa tấn không?
- Cháu sẽ lấy cái lưới quăng đi bắt cá mòi. Ông ngồi sưởi nắng trên
10


47

48
49
50
51

52
53
54
55
56
57
58

59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72

ngưỡng cửa chứ?
- Cháu sẽ quay lại khi kiếm được vài con cá mòi. Cháu sẽ ướp đá mấy con
của ông cùng của cháu rồi sáng mai chúng ta chia nhau. Khi cháu quay lại,
ông nhớ kể cho cháu nghe chuyện đội bóng đấy!
- Hãy giữ ấm ông ạ! - thằng bé nói. - Chúng ta đã qua tháng chín
- Tháng này là mùa cá lớn! - ông lão nói. - Vào tháng năm thì ai cũng có
thể trở thành người đánh cá

- Ông ơi, dậy đi! - thằng bé gọi và đặt tay lên đầu gối lão
- Cháu có cái gì đấy! - lão hỏi
- Đồ ăn tối! - thằng bé nói. - Chúng ta sẽ ăn tối!
- Ông không đói lắm đâu
- Thì cứ ăn vậy. Ông không thể không ăn mà bắt cá được!
- Ông cứ quấn mền quanh người! - thằng bé nói. - Trong lúc cháu còn
sống thì ông không phải nhịn đói mà đi câu cá!
- Vậy thì hãy sống cho thật lâu và quan tâm đến bản thân mình! - ông lão
nói. - Ta ăn gì vậy?
- Món thịt hầm của cháu tuyệt lắm! - ông lão nói
- Khi bằng tuổi cháu, ông đã đứng trước cánh buồm, trên con tàu được
trang bị chu đáo đến châu Phi và ông đã nhìn thấy sư tử trên bờ biển vào
lúc chiều tối
- Cháu biết. Ông đã kể cho cháu nghe rồi
- Que va! thằng bé thốt lên. - Có nhiều người đánh cá giỏi và vài người vĩ
đại. Nhưng ông là người duy nhất
- Cám ơn! Cháu làm ông hạnh phúc. Ông hy vọng sẽ không có con cá nào
cùng vĩ đại như thế để chứng minh rằng ông cháu ta sai!
- Sẽ chẳng có con cá nào như thế nếu ông vẫn còn khỏe như ông nói!
- Có lẽ ông không được khỏe như ông nghĩ đâu! - ông lão nói. - Nhưng
ông biết nhiều mẹo và có cách xử lý!
- Giờ thì ông nên ngủ đi để sáng mai khỏe khoắn. Cháu mang mấy thứ trả
Terrace!
- Vậy thì tạm biệt. Sáng mai ông sẽ đến đánh thức cháu!
- Ông là cái đồng hồ của cháu! - thằng bé nói
- Tuổi tác là đồng hồ của ông! - ông lão nói. - Tại sao người già lại thức
giấc quá sớm? Phải chăng là muốn có một ngày dài hơn?
- Chúc ông ngủ ngon!
- Ông ngủ có ngon không? - thằng bé hỏi.
- Rất ngon, Manolin à! - ông lão đáp. - Hôm nay ông cảm thấy tự tin

- Cháu cũng thế! - thằng bé nói. - Bây giờ cháu phải đi lấy cá mòi của ông
cháu ta và số mồi tươi của ông
- Chúng ta thì khác! - ông lão nói. - Ông để cháu mang đồ nghề kể từ lúc
11


73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91

92
93
94
95

96
97
98
99
100

cháu lên năm
- Cháu biết điều đó! - thằng bé nói. - Cháu sẽ về ngay ông cứ uống thêm tí
nữa. Chúng ta có thể uống chịu ở đây
- Chúc ông may mắn!
- Chúc cháu may mắn! - ông lão nói.
- Ông khoan ngồi dậy hãy! - thằng bé nói
- Cứ uống cái này đi đã!
- Chúng đánh bại ông, Manolin à! - lão nói. - Chúng thật sự đã đánh bại
ông!
- Nó không đánh bại được ông. Kể cả con cá! - Thằng bé nói
- Họ có tìm ông không?
- Dĩ nhiên. Cả thuyền tuần tra bờ biển lẫn máy bay!
- Đại dương vô cùng vô tận, thuyền câu thì quá ư nhỏ bé nên khó nhìn
thấy! - ông lão nói
- Ông nhớ cháu! - lão nói. - Cháu bắt được mấy con?
- Hôm đầu được một con. Hôm thứ hai được một và hôm thứ ba được hai
- Giỏi lắm!
- Bây giờ ông cháu ta lại cùng đi câu!
- Đừng. Ông không gặp may mắn. Ông chẳng còn may chút nào
- Vứt quách cái chuyện may rủi ấy đi! - thằng bé nói. - Cháu sẽ mang vận
may của cháu theo
- Ông nhớ chăm sóc hai bàn tay cho lành
- Ông biết cách chữa trị. Hồi đêm ông khạc ra cái gì đó thật lạ và cảm
thấy cái gì đó trong ngực bị vỡ!

- Cũng để cái đó bình phục luôn! - thằng bé nói. - Ông hãy nằm nghỉ đi,
ông ạ; cháu sẽ mang chiếc sơ mi sạch của ông đến cho ông. Thêm cái gì
đó để ăn!
- Nhớ mang bất cứ tờ báo nào trong khoảng thời gian ông đi vắng đến
nhé! - ông lão dặn
- Ông phải khỏe lại thật nhanh vì còn nhiều thứ cháu cần phải học và ông
có thể dạy cháu mọi điều. Chắc ông đã chịu đựng quá nhiều?
- Nhiều lắm! - ông lão đáp
- Cháu sẽ mang thức ăn và báo đến! - thằng bé nói. - Ông cứ nghỉ cho lại
sức. Cháu sẽ mua thuốc chữa tay từ hiệu thuốc nữa!
- Đừng quên bảo Pedrico cái đầu cá ông cho anh ấy đấy!
- Vâng. Cháu nhớ!
- Cái gì kia? - bà ta hỏi anh bồi và đưa tay chỉ chiếc xương sống dài của
con cá khổng lồ, bây giờ chỉ là đồ rác thải đang đợi thủy triều cuốn đi.
- Tiburon! - anh bồi đáp
- Cá mập ấy mà
12


101
102

- Tôi không ngờ cá mập lại đẹp như thế, dáng đuôi thật duyên dáng!
- Anh cũng thế! - bạn trai của bà ta nói

STT
Độc thoại nội tâm
1 - Nó tóm được con gì rồi! - ông lão nói lớn. - Nó không chỉ nhìn đâu!
2 - Con chim được việc thật! - ông lão nói.
3 - Cá thu! - lão nói lớn. - Nó sẽ là con mồi tuyệt hảo. Gần năm ki lô chứ

chẳng chơi!
4 Giờ là lúc chỉ nghĩ về một điều duy nhất. Ta sinh ra để làm gì? Chắc là có
13


5

6

7
8
9
10

11
12

13

14
15

16
17

18
19
20
21
22


một con lớn quẩn quanh đàn cá ấy, lão nghĩ. Mình chỉ tóm được một tên
đi lạc trong đàn cá thu đang kiếm mồi.
- Nếu người khác nghe mình nói lớn thì chắc họ nghĩ mình điên mất! lão nói lớn. - Nhưng vì không điên nên mình chẳng quan tâm. Cánh nhà
giàu có radio để bầu bạn trên thuyền và ngay cả trên sân bóng nữa!
- Tiếp tục đi! - ông lão nói lớn. - Hãy quay lại. Thử ngửi xem. Chúng
không hấp dẫn sao? Ăn ngay đi, cả con cá thu nữa. Đừng xấu hổ cá à, ăn
chúng đi!
- Nó sắp đớp mồi! - ông lão nói lớn. - Xin Chúa hãy giúp nó đớp mồi!
- Nó không thể đi! - lão nói. - Chúa biết là nó không thể đi. Nó đang lượn
vòng.
- Nó đã đớp mồi! - lão nói. - Giờ thì ta sẽ để cho nó nuốt hẳn!
- Nuốt thêm tí nữa đi! - lão nói. - Nuốt ngay đi! Nuốt làm sao để mũi lưỡi
câu đâm vào tim và giết chết mày, lão nghĩ. Hãy ngoan ngoãn trồi lên để
tao cắm phập mũi lao này. Ổn thôi. Mày sẵn sàng chưa? Đánh chén như
thế là đã đủ rồi chứ?
- Giá mà ta có thằng bé! - ông lão nói lớn.
Ta đang bị con cá kéo đi và ta là cái cọc kéo thuyền. Ta có thể buộc sợi
dây lại. Nhưng như thế con cá sẽ bứt đứt. Mình phải giữ sợi dây cho đến
lúc sức tàn lực kiệt và nới thêm dây khi nó cần. Đội ơn Chúa, …
Mình sẽ làm gì nếu nó quyết định lặn xuống, mình không biết. Mình sẽ
làm gì nếu nó lặn xuống và chết, mình cũng không biết. Nhưng mình sẽ
làm cái gì đó. Có nhiều thứ mình có thể làm! …
- Mình câu được nó vào quãng trưa! - lão nói. - Nhưng mình chưa được
nhìn thấy nó!
Mình không bị chuột rút và mình cảm thấy khỏe mạnh. Chính nó đã bị
lưỡi câu móc vào miệng… Ước chi mình có thể nhìn thấy nó dẫu chỉ một
lần để biết đối thủ của mình là ai.
- Ước chi mình có thằng bé. Để giúp mình và chứng kiến cái cảnh này!
Con người ta không nên sống một mình khi tuổi đã xế bóng, lão nghĩ.

Nhưng không thể nào tránh khỏi. Mình phải nhớ ăn con thu trước lúc nó
hỏng để giữ sức khỏe…
- Chúng thật đáng yêu! - lão nói. - Chúng chơi đùa, nghịch ngợm và yêu
nhau. Chúng là anh em của ta như đàn cá chuồn kia vậy!
- Giá mà thằng bé ở đây! - lão nói lớn.
Một khi mình đã giở mẹo thì việc con cá chọn một lối thoát là rất thỏa
đáng, ông lão nghĩ. … Lẽ ra ta đừng làm ngư dân, lão nghĩ.
- Giá như mình có thằng bé!
Nhưng mày không có thằng bé đâu, lão nghĩ…
14


23
24
25
26
27
28
29

30
31
32
33
34
35
36
37

38


39
40

41
42

- Cá này! - lão dịu giọng nói, - tao sẽ cầm cự với mày cho đến chết!
Nó cũng sẽ cầm cự với mình, mình chắc thế, ông lão nghĩ rồi đợi trời
sáng.
- Cầu Chúa làm nó nhảy lên! - ông lão nói. - Mình còn đủ dây để chinh
phục nó!
- Cá này! - lão nói, - tao rất yêu và ngưỡng mộ mày.
Nhưng tao sẽ giết mày trước khi ngày kết thúc! Ta hãy hy vọng thế, lão
nghĩ.
- Mày bao nhiêu tuổi rồi? - ông lão hỏi con chim. - Có phải đây là
chuyến đi đầu tiên của mày không?
Đám diều hâu, lão nghĩ, sẽ ra khơi săn chúng. Nhưng lão không nói điều
ấy với con chim bởi làm sao mà nó có thể hiểu được lão và đâu có thể lập
tức hiểu ngay được lũ diều hâu.
- Cứ nghỉ ngơi thoải mái đi, chú chim nhỏ! - lão nói. - …
- Giờ thì mày sắp nếm mùi rồi đấy, cá à! - lão nói. - Và lạy Chúa, cả tao
cũng vậy!
- Mình ước thằng bé ở đây và có một ít muối! - lão nói lớn.
- Nó đã chậm lắm rồi! - lão nói.
- Nào! - lão nói khi bàn tay đã khô. - Mình phải ăn con thu nhỏ. Mình có
thể lấy cái móc khều nó ra và cứ ngồi đây ăn cho thoải mái!
- Mình không chắc là có thể ăn hết cả miếng cá! - lão nói rồi đưa dao cắt
đôi một khúc thịt.
- Tay tiếc quái quỉ gì mày! - lão nói. - Nếu muốn thì mày cứ co quắp đi.

Biến thành cái vuốt ấy. Cũng sẽ chẳng làm mày tốt lành hơn gì đâu!
Thế đấy, lão nghĩ rồi nhìn làn nước đen ngòm chỗ sợi dây chếch xuống.
Ăn cá ngay đi, nó sẽ lấy lại sức lực cho bàn tay. Đấy không phải lỗi của
bàn tay bởi mày đã cầm cự quá lâu với con cá. Nhưng mày vẫn có thể
đương đầu với con cá mãi mãi. Ăn con thu đi thôi.
- Mày cảm thấy thế nào rồi hở tay?! - lão hỏi bàn tay bị chuột rút cứng
đến mức gần như là bàn tay của cái xác chết lạnh ngắt. - Vì mày, tao sẽ
cố ăn thêm một ít!
- Thế nào rồi hả tay? Hay hãy còn quá sớm để hoàn hồn?
Dẫu sao thì thực tiễn cũng luôn thắng mọi giả định, lão nghĩ. Ước chi
mình có được ít muối. Mình không rõ liệu mặt trời sẽ làm hỏng hoặc sấy
khô số cá còn lại, vậy nên tốt hơn là chén tất dẫu cho cái bụng không đói.
Con cá bình tĩnh và kiên cường. Mình sẽ ăn hết cả chỗ cá này rồi mình sẽ
sẵn sàng.
- Hãy kiên nhẫn, tay à! - lão nói. - Tao làm điều này vì mày đấy!
Giá mà ta có thể cho con cá ăn, lão nghĩ. Nó là người anh em của ta.
15


43

44
45
46
47

48
49
50


51

52
53
54
55
56
57

58

Nhưng ta phải giết nó và giữ gìn sức khỏe để làm điều đó.
- Nào! - lão nói. - Tay này, mày có thể buông sợi dây ra được rồi đó, tao
sẽ điều khiển nó với mỗi bàn tay phải cho đến khi mày từ bỏ cái trò ngớ
ngẩn ấy!
- Xin Chúa hãy giúp con trừ bỏ cái chứng chuột rút này đi! - lão nói. Bởi lẽ con không biết rồi đây con cá sẽ làm gì!
Nhưng dường như nó cứ điềm tĩnh, lão nghĩ, thực hiện kế hoạch của
mình. Nhưng kế hoạch của nó là gì, lão thầm nhủ…
- Gió nhẹ! - lão nói. - Cá này, thời tiết thuận cho ta hơn là cho mày!
Mình căm thù chứng chuột rút, lão nghĩ. … Nhưng trò chuột rút, lão
nghĩ, rõ đúng là một calambre, lại đặc biệt nhục nhã khi xảy ra với kẻ
một thân một mình.
Nếu thằng bé ở đây thì nó sẽ xoa bóp cánh tay, bàn tay và làm nó duỗi ra,
lão nghĩ.
- Nó đang trồi lên! - lão nói. - Thôi nào tay. Hãy cố lên!
- Mình vô thần! - lão nói. - Nhưng mình sẽ đọc mười lần bài kinh Lạy
Cha và mười lần bài kinh Mừng Đức Mẹ để mình có thể bắt được con cá
này và mình hứa mình sẽ hành hương đến nhà thờ Đức Mẹ Đồng Trinh
xứ Cobre nếu mình bắt được nó. Mình xin hứa như thế!
- Kính Đức Mẹ Maria ơn sâu, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phước lạ

hơn mọi phụ nữ và Jesus cùng Bà gồm nhiều phước lạ. Thánh nữ Maria,
Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội bây giờ và trong giờ
lâm tử. Amen!
- Đức Mẹ Đồng Trinh đầy phép lạ, cầu cho con cá này chết đi. Dẫu cho
nó có là chú cá siêu phàm!
- Nhưng ta sẽ giết nó! - lão nói. - Dẫu cho con cá có vĩ đại và kiêu hãnh
đến nhường nào!
Dẫu sao thì cũng thật bất công, lão nghĩ. Nhưng mình phải cho con cá
thấy những gì con người có thể làm và khả năng chịu đựng của hắn.
- Mình đã bảo thằng bé, mình là lão già kỳ lạ! - lão nói. - Giờ là lúc mình
phải chứng minh điều đó!
- Miễn là đừng gặp lũ cá mập! -lão nói lớn. - Nếu cá mập đến, cầu Chúa
hãy rủ lòng thương lấy con cá và cả con nữa!
Mày có chắc Di Maggio vĩ đại sẽ cầm cự với một con cá lâu như tao đã
cầm cự với chú cá này không? Lão nghĩ. Mình nghĩ anh ta có thể và
thậm chí có thể lâu hơn nữa bởi anh ta trẻ trung, cường tráng. Cha anh ta
cũng là dân chài lưới. Nhưng cái chứng nẻ cựa gà có làm anh ta đau
nhiều không nhỉ?
- Ta không biết! -lão nói lớn. - Ta không bao giờ mắc cái chứng ấy!
16


59

60

61

62
63

64

65

66

67

68

69

70

71

Lúc này, mặt trời đã làm nó đủ ấm, lão nghĩ. Nó sẽ không bị chuột rút
nữa nếu ban đêm không bị lạnh quá. Mình không rõ, đêm nay chuyện gì
sẽ đến đây.
- Nhiều cá chuồn đến thế thì ở đó chắc có cá dorado! - lão nói rồi trì sợi
dây lại xem thử có khả năng đoạt được đoạn dây nào từ con cá kia
không.
Ngồi trong máy bay chắc là lạ lắm, lão nghĩ. Ở độ cao ấy, mình không
biết mặt biển trông ra sao? Họ có thể thấy rõ con cá nếu không bay cao
quá. Mình thích bay thật chậm ở độ cao hai trăm sải để quan sát cá từ
trên cao…
- Nó chẳng thay đổi chút nào! - lão nói.
- Ta sẽ buộc hai mái chèo sau lái chéo vào nhau để làm chậm con cá vào
ban đêm! - lão nói. - Về đêm nó khỏe và ta cũng thế!
Mình biết cách rồi đấy, lão nghĩ. … Mình đã ăn hết con cá thu. Ngày mai

mình sẽ ăn con dorado. Mình gọi loài dolphin này là dorado. Có lẽ ta nên
ăn một ít khi đã mổ thịt…
- Mày cảm thấy thế nào hở cá? - lão hỏi lớn. - Còn tao thì thấy khỏe, bàn
tay trái cũng đã khá hơn. Tao có đủ thức ăn cho một đêm, một ngày nữa.
Có giỏi thì cứ kéo thuyền đi, cá!
- Con cá cũng là bạn ta! lão nói lớn. - Ta chưa hề được nhìn thấy hay
nghe nói về một con cá nào như thế. Nhưng ta phải giết nó. Ta lấy làm
mừng vì chúng ta không phải cố giết những vì sao!
- Nhưng mày vẫn chưa ngủ, lão già ơi! - lão nói lớn. - Đã nửa ngày và
một đêm còn bây giờ lại sang một ngày nữa mà mày vẫn chưa ngủ tí nào
cả.
Đầu mình vẫn còn tỉnh táo, lão nghĩ. Quá tỉnh táo nữa là đằng khác.
Mình tỉnh như những vì sao anh em kia. Nhưng mình phải ngủ. Sao ngủ,
mặt trăng, mặt trời ngủ và ngay cả đại dương đôi khi cũng ngủ vào
những hôm nào đó khi dòng hải lưu ngừng trôi và mặt nước phẳng
lặng…
- Thịt cá dorado này càng tuyệt vời khi nấu chín bao nhiêu! - lão nói, - thì
lại càng dở ẹc khi ăn sống bấy nhiêu. Mình sẽ không bao giờ ra khơi mà
lại không mang theo muối hay quất nữa!
Nếu biết trù tính thì mình đã đổ nước biển lên ván mui phơi khô để lấy
muối, lão nghĩ. Nhưng mãi cho tới lúc gần tối thì mình mới bắt được con
dorado.
Tay phải của mình có thể giữ chắc sợi dây cho đến khi nó còn nắm chặt,
lão nghĩ. Nếu trong lúc ngủ nó buông sợi dây ra thì tay trái sẽ đánh thức
mình dậy. Tay phải sẽ chịu khổ đấy. Nhưng nó đã quen chịu đựng rồi.
17


72


73
74
75
76

77

78

79
80
81
82
83
84

85
86

Dẫu cho mình có ngủ hai mươi phút hay nửa tiếng thì nó cũng không
sao…
- Tốt hơn là mày không được sợ và hãy tự tin! - lão nói. - Mày đã kìm
được nó nhưng chẳng thu về được tí dây nào. Chẳng mấy nữa con cá sẽ
lượn vòng!
- Cũng không đến nỗi tồi! - lão nói. - Và nỗi đau nhức thì chẳng hề gì đối
với một người đàn ông!
- Kể ra mày cũng được việc đấy! - lão nói với bàn tay trái. - Nhưng có
lúc tao đã không tìm thấy mày!
Tại sao ta không được sinh ra với hai bàn tay khỏe? Lão nghĩ, … lão tự
nhủ, … lão tự mắng, … lão nghĩ.

Mình phải dốc sức ra mà níu lại, lão nghĩ. Độ căng sẽ dần thu hẹp các
vòng lượn. Có lẽ độ tiếng nữa mình sẽ nhìn thấy nó. Bây giờ mình phải
khuất phục nó rồi sau đó mình phải giết nó.
- Ta không thể lả người chết vì một con cá như thế này được! - lão nói. Bây giờ là lúc ta đưa nó lên một cách thật hoàn hảo, Chúa giúp ta chịu
đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng
Đức Mẹ…
Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của ta thì không
thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể
khiến nó cuồng lên.
- Ta không để bị chuột rút! - lão nói. - Chốc nữa nó sẽ ngoi lên và ta có
thể cầm cự. Mày phải cầm cự. Chớ có nói lằng nhằng!
- Ta chỉ việc lái theo hướng Tây Nam! - lão nói. - Người ta không bao
giờ lạc trên biển và xứ sở của mình lại là một hòn đảo dài!
- Không! - lão nói. - Nó không thể lớn như thế được!
- Hãy bình tĩnh và giữ sức, lão già ạ! - lão nói.
- Ta đã điều khiển nó! - ông lão nói. - Ta đã điều khiển được nó rồi!
Mình khuất phục được nó, lão nghĩ. Có lẽ lần này mình sẽ cho nó đi đứt.
Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì
tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta
sẽ khử nó…
- Cá ơi! - ông lão nói. - Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn
tao cùng chết nữa à?!
Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nhưng mày có quyền làm như thế.
Tao chưa bao giờ thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao
thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan
tâm chuyện ai giết ai. Giờ thì đầu óc mày đang lú lẫn lên hết cả rồi, lão
nghĩ. Mày phải giữ đầu óc tỉnh táo. Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách
18



87
88

89

90
91

92
93

94
95

96
97
98

99
100

101

chịu đựng như một con người.
- Đầu ơi, hãy tỉnh táo! - lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như không
còn nghe nổi. - Hãy tỉnh táo!
- Hãy giữ đầu óc tỉnh táo! - lão nói khi tựa vào mạn thuyền. - Ta là lão
già mệt mỏi. Nhưng ta đã giết con cá này, người anh em ta, và bây giờ ta
phải làm cái việc nhọc nhằn!
- Ta cần một cái bút chì để tính! - lão nói. - Đầu ta không thạo tính toán.

Nhưng ta nghĩ Di Maggio vĩ đại sẽ tự hào về ta hôm nay Ta không mắc
chứng nẻ cựa gà. Nhưng đôi tay và lưng thì thực sự nhức nhối!
- Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị khuất phục!
Dẫu sao thì mình cũng lấy làm ân hận vì đã giết chết con cá, lão nghĩ.
Bây giờ sắp đến lúc vất vả và mình thì lại không có lấy một mũi lao. …
Có lẽ mình chỉ giỏi giang khi còn vũ khí.
Nhưng mình phải tư duy, lão nghĩ. Bởi vì đấy là tất cả những gì mình còn
lại.
- Nghĩ về chuyện gì vui vui đi, lão già ơi! - lão nói. - Lúc này cứ mỗi
phút thì mày lại gần đến nhà hơn. Mất đi hai mươi cân cá thì mày lướt
nhẹ hơn!
- Ừ, phải đấy! - lão nói lớn. - Ta có thể buộc lưỡi dao vào đầu một mái
chèo!
Có mà ngốc mới không hi vọng, lão nghĩ. Thêm nữa, mình tin chắc đấy
là tội lỗi. Đừng nghĩ về tội lỗi nữa, lão nghĩ... Bởi vì không có gì để đọc
và chẳng có radio nên lão cứ nghĩ về mọi thứ có liên quan đến lão, lão
nghĩ lan man và cứ tiếp tục nghĩ về tội lỗi. Mày giết con cá không chỉ để
giữ mạng sống và để đổi lương thực, lão nghĩ. Mày còn giết nó vì lòng
kiêu hãnh và vì mày là người đánh cá. Mày yêu nó khi nó còn sống và
mày cũng yêu nó sau đó. Nếu mày yêu con cá thì chẳng có tội lỗi gì khi
giết nó. Còn gì nữa không?
- Mày nghĩ quá nhiều, lão già ạ! - lão nói lớn.
- Ta giết nó chỉ để tự vệ! - ông lão nói lớn. - Và ta đã giết được nó!
Ngoài ra, lão nghĩ, bằng cách này hay cách khác thì vạn vật cũng sát hại
lẫn nhau. Nghề câu cá hại ta y hệt như đã nuôi sống ta vậy. Thằng bé
giúp ta sống, lão nghĩ. Ta chớ tự lừa dối mình quá nhiều.
- Cút đi galanos! Cứ chìm sâu cả ngàn thước. Đi mà gặp bạn mày, hay
gặp con mẹ mày ấy!
- Bọn chúng đã xơi hết một phần tư con cá, mà lại vào chỗ thịt ngon nhất
nữa cơ chứ! - lão nói lớn. - Giá mà đây chỉ là giấc mộng và ta chưa hề

câu được nó. Ta lấy làm tiếc về điều đó, cá à.
- Lẽ ra ta đừng nên đi quá xa, cá à! - lão nói. - Không nên đối với mày và
19


102
103

104
105
106

107
108
109
110

111

112
113
114
115
116
117
118
119

cả đối với ta.
- Giá mà mình có hòn đá mài dao! - lão nói sau lúc kiểm tra xong sợi dây

buộc lưỡi dao vào mái chèo. - Lẽ ra mình nên mang theo hòn đá ấy!
Lẽ ra mày phải mang theo nhiều thứ, lão nghĩ. Nhưng mày đã không
mang, lão già ơi. Giờ thì không phải lúc nghĩ về những thứ mày mang
hay không mang. Hãy nghĩ về những việc mày có thể xoay xở với những
dụng cụ có sẵn ở đây.
- Mày răn bảo tao quá nhiều lời hay hớm rồi đấy! - lão nói lớn. - Tao mệt
mỏi lắm rồi!
- Lạy Chúa, cái con cuối cùng ấy đớp mới nhiều làm sao! - lão nói. Nhưng bây giờ con thuyền đã nhẹ hơn nhiều!
mình phải không suy nghĩ và chờ đợi những con sắp đến. Giá mà chuyện
này chỉ là giấc mơ thật, lão nghĩ. Nhưng ai biết được? Không chừng nó
lại hóa ra tốt lành.
- Bây giờ ta còn cây sào móc! - lão nói. - Nhưng cây sào ấy chẳng giúp
ích gì nhiều. Ta cũng còn hai mái chèo, tay lái và cái chày ngắn!
- Mày đã rã rời, lão già kia! - lão nói. - Mày rã rời đến tận xương tủy!
- Nhào vô đi, Galanos! - ông lão nói. - Hãy lại nhào vô xem!
Bây giờ mình không còn xa quá nữa, lão nghĩ. Mình hy vọng không có ai
phải lo lắng nhiều. Dĩ nhiên chỉ có mỗi thằng bé lo mà thôi. Nhưng mình
chắc nó vẫn tin tưởng.
- Nửa con cá kia ơi! - lão nói. - Cá à, trước khi mày là thế đấy. Ta ân hận
vì đã đi quá xa. Ta đã hủy hoại cả hai chúng mình. Nhưng chúng ta đã
tiêu diệt được nhiều cá mập, mày và ta, đã đánh trọng thương nhiều con
khác. Mày đã từng giết được bao nhiêu con, hỡi anh bạn cá già kia? Cái
lưỡi kiếm trên đầu mày chẳng phải vô cớ mà được sinh ra như thế!
- Chống lại chúng! - lão nói. - Mình sẽ chống lại chúng cho đến lúc chết!
Mình còn một nửa, lão nghĩ. Có lẽ vận may sẽ đến giúp mình mang nửa
con cá này vào bờ. Ít ra thì mình cũng phải có chút may mắn nào đấy.
- Không, - lão nói. - Cứ đi quá xa thế này thì mày đã tự làm tổn hại cái
vận may của mày rồi.
- Đừng có ngốc! - lão nói lớn. - Cố mà thức và lái thuyền đi. Không
chừng mày lại gặp may nhiều đấy!

- Ta muốn mua một ít may mắn nếu nó được bán ở bất cứ nơi nào! - lão
nói.
- Thế ta lấy gì để mua nó đây? - Lão tự hỏi. Ta có thể mua nó bằng ngọn
lao mất, con dao gãy và đôi tay bị thương ư?
Mình đừng nghĩ vớ vẩn nữa, lão nghĩ.
- Đớp đi, lũ Galanos kia! Và hãy tưởng tượng rằng bọn mày đã giết chết
20


120

121

một con người!
Con thuyền vẫn còn tốt, lão nghĩ. Nó cũng chắc và chẳng hư hại gì ngoài
cái tay lái. Cái đó thì dễ thay Bây giờ lão có thể nhận thấy lão. … Rồi lão
nghĩ tiếp, chỉ đôi khi. Và cả đại dương bao la với những người bạn lẫn kẻ
thù của ta. Và giường chiếu nữa, lão nghĩ. Giường là bạn của ta. Chỉ có
giường thôi, lão nghĩ. Giường chiếu hẳn là việc trọng đại. Đơn giản làm
sao khi mày bị đánh bại, lão nghĩ. Ta chưa hề hình dung chuyện ấy lại
đơn giản đến thế. Cái gì làm mày thất bại, lão nghĩ.
- Chẳng gì cả! - lão nói lớn. - Ta đã đi quá xa!

Trên đây không phải là tất cả những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm
trong tác phẩm Ông già và biển cả mà chỉ là những đoạn tiêu biểu có ảnh hưởng
đến nôi dung cũng như giá trị của tác phẩm. Tác phẩm Ông già và biển cả có
3169 dòng, trong đó lời người kể chuyện chiếm 1740 dòng (55%), lời đối thoại
chiếm 457 dòng (14%), độc thoại nội tâm chiếm 972 dòng (30,7%). Tỉ lệ phần
trăm của độc thoại nội tâm lớn hơn nhiều so với đối thoại. Vậy nên trước tiên,
chúng ta sẽ tìm hiểu dạng ngôn từ đối thoại trước khi đi vào tìm hiểu độc thoại

nội tâm.

I. Lời đối thoại trong Ông già và biển cả
1. Đặc điểm ngôn từ đối thoại trong Ông già và biển cả
Hầu hết trong các tác phẩm của Hemingway dù ít hay nhiều cũng đều có
sự xuất hiện của ngôn từ đối thoại. Mỗi tác phẩm ra đời đều mang một sự phát
hiện mới, một sự sáng tạo mới. Chính vì vậy, dù có những tác phẩm tỉ lệ lời đối
thoại rất cao nhưng người đọc cũng không cảm thấy đơn điệu, tẻ nhạt hay nhàm
chán. Đến Ông già và biển cả mặc dù vẫn mang những nét chung trong phong
cách sáng tác Hemingway thì ta vẫn cảm nhận được sự mới mẻ trong ngôn từ
đối thoại.
Một đặc điểm dễ nhận thấy ở tác phẩm này là lời đối thoại bị “cô” đến
tận cùng có thể. Nó không chỉ ngắn về nội dung mà còn bị lược bỏ về lời
thuyết minh của thoại. Nhân vật gần như đối thoại trực tiếp với nhau, không có
sự tham gia của người kể chuyện. Về các yếu tố ngôn từ biểu lộ sắc thái tình
cảm, chẳng hạn như khi miêu tả “ông nhớ cháu”, ở các nhà văn khác lời thuyết
21


minh có thể là “lão nói âu yếm”… thì ở đây Hemingway chỉ còn độc mỗi “Ông
nhớ cháu”. Thậm chí có đoạn, tác giả còn loại bỏ cả chủ thể đối thoại. Ví dụ như
đoạn nó đi vào Terrace mua một lon cà phê “Thật nóng và cho nhiều sữa, đường
vào” “Cần gì nữa không?” “Thưa không, để lát nữa cháu xem ông có thể ăn
được gì”. Hay bình thường các nhà văn khác sẽ nói rất nhiều đến các triết lí về
thời gian, tuổi tác nhưng Hemingway chỉ nói ngắn gọn “Tuổi tác là đồng hồ của
ông” là người đọc đã hiểu thời gian có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời con
người và thời gian chảy trôi nhanh chóng ra sao.
Lời đối thoại “cô” đến tận cùng đồng thời lược bỏ những lời thuyết
minh, tức là nhà văn đã có ý thức nhường lời cho nhân vật, để nhân vật được
bộc lộ mình một cách trọn vẹn nhất. Từ đó người đọc có thể thấy được nội tâm

cũng như những phẩm chất của nhân vật, tác phẩm từ đó cũng mang tính khách
quan hơn, không bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của người viết.
+ Mở đầu tác phẩm là ông lão khuyên Manolin nên nghe lời bố mẹ trở về
con thuyền may mắn nhưng chú bé thì không muốn như vậy. Những câu thoại
thể hiện sự kính trọng, niềm tin rất lớn của Manolin đối với ông:
“Cháu đang đi với con thuyền may mắn. Hãy ở lại với họ.”
“Nhưng ông còn nhớ có hồi suốt tám mươi bảy ngày ta không bắt được cá
nhưng sau đó trong ba tuần lễ ngày nào ta cũng vớ được cá lớn.”
“Ông nhớ.” - ông lão nói. – “Ông biết cháu đã không rời bỏ ông vì thiếu
lòng tin.”
“Tại cha cháu bắt làm như thế. Cháu còn nhỏ, cháu phải nghe lời cha!”
+ Hay một cuộc đối thoại khác thể hiện tình yêu, sự quan tâm của cậu bé
dành cho ông lão, nhắc nhở ông phải mặc ấm và đem thức ăn từ Terrace về cho
ông:
“Ông có gì ăn không?” - thằng bé hỏi.
“Một niêu cơm gạo vàng với cá. Cháu có muốn ăn không?”
“Thưa không. Cháu sẽ ăn ở nhà. Ông có cần cháu nhóm lửa không?”
“Không! Để lát nữa ông nhóm. Hoặc có lẽ ông sẽ ăn cơm nguội.”
+ Hay khi chú bé muốn đi kiếm mồi cho ông lão đánh cá:
“Để cháu đi kiếm mấy con tươi”.
“Một thôi”, ông lão nói.
“Hai”, thằng bé nói.
“Hai”, ông lão đồng ý. “Cháu không ăn cắp đấy chứ”
“Cháu không,” thằng bé đáp “Cháu mua”
“Cảm ơn cháu”, ông lão nói.

22


Có thể thấy cả Santiago và Manolin đều rất kiệm lời. Với thao tác lược

bỏ này, Hemingway đặc biệt quan tâm đến phần chìm trong nguyên lí “Tảng
băng trôi”. Cái gì độc giả biết thì ông có thể bỏ đi, điều này giúp cho giá trị của
“tảng băng trôi” thêm mạnh. Tuy nhiên cơ sở của sự loại bỏ này là kiến thức,
kiến thức viên mãn về một vấn đề nào đó. Nếu không nó sẽ trở thành một lỗ
hổng chứ không phải là phần chìm của tảng băng. Điều này giúp lí giải hiện
tượng ngôn ngữ trong tác phẩm của Hemingway, sức gợi của ngôn từ nghệ
thuật là rất lớn.
Ý tứ lời văn như hiện diện qua từng con chữ. Cho nên mỗi người đọc có
thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng đều xuất phát từ một cách hiểu
giống nhau. Song ngôn từ nghệ thuật của Hemingway không đơn giản như vậy,
đọc tác phẩm của ông, người đọc như bị cuốn vào một vòng xoáy khó có thể tìm
được lối ra.
Đến Ông già và biển cả thì thế giới tâm hồn của nhân vật đối thoại đã tự
bộc lộ trước mắt độc giả. Nó không mơ hồ, khó hiểu mà hết sức chân thực, giản
dị. Chỉ cần điểm qua vài cuộc trò chuyện ta cũng phần nào ta thấy nổi bật lên
hình tượng của ông lão là người ấm áp, giàu kinh nghiệm trong nghề đánh cá
của mình và cậu bé Manolin vô cùng yêu quý, kính trọng ông lão. Ngôn ngữ đối
thoại ngắn gọn, cô đúc nhưng giàu sức gợi đã làm nổi bật tình yêu thương chân
thành giữa con người với con người. Đó là sự khẳng định con người sẽ không
bao giờ cô đơn nếu biết mở lòng yêu thương với tất cả sự chân thành từ trong
tim.

2. Đối thoại giàu chất trữ tình
Pautopxki đã từng nhận xét về ngôn ngữ đối thoại của Hemingway là
“loại đối thoại mang tính chất dòng chảy ngầm”. Vỏ bọc của ngôn ngữ có thể
không trau chuốt, mỹ lệ ngược lại còn rõ ràng, thậm chí trần trụi nhưng chất
chứa, ấp ủ bên trong đó là những tình cảm lớn lao giữa con người với con
người.
Đối thoại xuất hiện chủ yếu trong tác phẩm là giữa ông lão và cậu bé
Manolin. Đó là cậu bé đi theo lão để học việc. Tuy nhiên 40 ngày trôi qua mà

Santiago vẫn không câu được con cá nào. Mặc cho mọi người xung quanh chê
bai, dè bỉu ông lão, cậu bé cũng chưa bao giờ thôi hết ngưỡng mộ, kính trọng
ông. Bởi vì hơn ai hết cậu đã cùng bên ông lão suốt một quãng thời gian học
việc, nên cậu là người hiểu ông lão nhất. Suốt quãng thời gian đó hai ông cháu
đi bên nhau, cùng tỉ tê trò chuyện, thấu hiểu và đồng cảm, không phân biệt tuổi
23


tác, hoàn cảnh. Ông lão đối với cậu bé lúc này không chỉ là một người ông mà
còn là một người thầy, cũng có khi là một người bạn.
- Những đối thoại của ông lão với chú bé Manolin đã thể hiện được một
phần đời tư rất lớn của lão: tuổi tác, hoàn cảnh sống, thể trạng.... Đó là một
ông lão sống một mình cô đơn trong túp lều tranh. Giống như một ốc đảo riêng
biệt, nơi của bóng tối, sự cô đơn và nghèo nàn, lạc hậu. Đối lập hoàn toàn với
hình ảnh khách sạn Terrace, thành phố Havana là nơi ồn ào, náo nhiệt và văn
minh. Tuy đã sang dốc bên kia của cuộc đời nhưng ông lão vẫn vô cùng khỏe
khoắn và đầy kinh nghiệm về nghề nghiệp, về cuộc đời:
“Nhưng giờ đây ông có còn đủ sức để dành cho con cá thật lớn không?”
“Ông chắc thế. Vả lại còn có nhiều mẹo nữa!”
“Chúng ta hãy mang dụng cụ về nhà!” - thằng bé nói. – “Rồi cháu có thể
mang lưới quăng đi bắt cá mòi.”
Trong nghề đánh bắt cá, Santiago đã đạt tới trình độ khéo léo và điêu
luyện vào bậc nhất. Dưới con mắt của chú bé Manolin thì ông là thần tượng:
“Que va!” - thằng bé thốt lên. – “Có nhiều người đánh cá giỏi và vài
người vĩ đại. Nhưng ông là người duy nhất.”
“Cám ơn! Cháu làm ông hạnh phúc. Ông hy vọng sẽ không có con cá nào
cùng vĩ đại như thế để chứng minh rằng ông cháu ta sai!”
“Sẽ chẳng có con cá nào như thế nếu ông vẫn còn khỏe như ông nói!”
=> Qua những đoạn đối thoại giữa ông lão Santiago và chú bé Manolin, ta thấy
được một phần đời tư của ông lão. Xuất thân là một người làm nghề cá, tài sản

của ông không có gì ngoài một căn lều nhỏ rách nát. Thế nhưng ông lại có một
tài sản tinh thần vô giá là tình yêu nghề mãnh liệt và những kinh nghiệm về
công việc, về cuộc đời mà bấy lâu nay ông tích lũy được. Santiago suốt một đời
lao động miệt mài cho đến lúc tuổi già vẫn hăng say lao động. Ông ra biến khơi
câu cá để chứng minh rằng mình chưa bao giờ hết thời. Ông lão không hề lo
lắng hay quan tâm đến sự đói khát, nhọc nhằn cùng vô vàn hiểm nguy đang rình
rập mà chỉ hướng đến một mục đích duy nhất đó là bắt được con cá lớn chưa
từng thấy bao giờ. Chính vì vậy mà mỗi lần ra khơi ông luôn mang theo tất cả
ý chí quật cường và lòng quyết tâm của mình.
- Ông lão Santiago đã không nói chuyện với ai trong làng trừ cậu bé. Vì vậy mà
Manolin chính là tình yêu, là niềm hi vọng, là tuổi trẻ của ông lão. Ông dồn hết
tình cảm, sự chăm sóc yêu thương mà ông có cho thằng bé. Đối với chú bé
Manolin, những lời nói của ông lão Santiago mặc dù chứa đựng nhiều sắc thái
24


tình cảm rất khác nhau: khi thì nghiêm khắc, khi thì thân mật, khi lại ân cần, âu
yếm … nhưng tất cả đều ẩn chứa trong đó là tình cảm của ông lão dành cho
chú bé, là hai chữ yêu thương:
+ “Đừng, - lão nói. – Cháu đang đi với con thuyền may mắn. Hãy ở lại với
họ.”
“Ông nhớ, - ông lão nói. – Ông biết cháu đã không rời bỏ ông vì thiếu
lòng tin.”
+ “Giờ thì ông nên ngủ đi để sáng mai khỏe khoắn. Cháu mang mấy thứ
trả Terrace.”
“Vậy thì tạm biệt. Sáng mai ông sẽ đến đánh thức cháu.”
“Ông là cái đồng hồ của cháu.” - thằng bé nói.
“Tuổi tác là đồng hồ của ông, - ông lão nói. – “Tại sao người già lại thức
giấc quá sớm? Phải chăng là muốn có một ngày dài hơn?”
“Cháu không biết, - thằng bé nói. – “Những gì cháu biết là người trẻ thì

thường ngủ muộn và khó dậy sớm!”
“Ông nhớ,” - ông lão nói. – “Ông sẽ đánh thức cháu đúng giờ”
+…
=> Chỉ có yêu thương ông mới nghiêm khắc không cho chú bé đi đánh cá cùng
ông, mới âu yếm đánh thức chú dậy vào mỗi buổi sáng ra khơi. Và mặc dù
không còn được đồng hành cùng ông thì mỗi sáng, chú bé vẫn muốn mang dụng
cụ ra thuyền để ông lão ra khơi. Việc mà cậu bé không được làm với người chủ
mới. Và ông cảm thấy nhớ, thấy ngậm ngùi tiếc nuối khi phải xa chú bé cũng
chỉ vì tình yêu thương dành cho chú. Chính chú bé cũng là điểm tựa tinh thần
lớn lao, là nơi bấu víu trong tâm hồn trong những lúc ông lão mệt mỏi nhất. Đó
là lúc ông một mình lênh đênh trên biển trong tình trạng sắp kiệt sức trong cuộc
chiến đấu không cân sức với thiên nhiên.
- Không dừng lại ở đó, đối thoại giữa ông lão Santiago và chú bé Manolin còn
thể hiện tình cảm của chú bé dành cho ông lão. Ở đoạn cuối tác phẩm khi ông
lão Santiago đi đánh cá trở về sau 3 ngày mệt nhọc lênh đênh trên biển. Người
đầu tiên và duy nhất quan tâm, săn sóc ông vẫn chỉ là chú bé Manolin. Trong lúc
ông lão đang mê man trong giấc ngủ thì nó đã vừa khóc vừa đi mua cà phê cho
ông lão rồi lại nhanh chóng trở về hỏi han, trò chuyện với ông:
+ “Ông khoan ngồi dậy hãy” - thằng bé nói.
“Cứ uống cái này đi đã”
+ “Chúng đánh bại ông, Manolin à.” - lão nói. – “Chúng thật sự đã đánh
bại ông”
25


×