Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực tiễn xét xử các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.41 KB, 43 trang )

Thực tiễn xét xử các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng

Sinh viên: Nguyễn Bảo Linh
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đỗ Trần Hà Linh


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………….
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………
5. Ý nghĩa và thực tiễn………………………………………………………….
6. Cấu trúc đề tài………………………………………………………………….
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về các tội xâm hại trẻ em ………..……..
1.1.MỘt số khái niệm và lý luận chung…………………………………………
1.1.1.Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em…………………………………………
1.1.1.1.Khái niệm trẻ em…………………………………………………
1.1.1.2. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em………………………………
1.1.1.3.Đặc điểm pháp lý……………………………………………………
1.2. Các quy định của pháp luật VIệt Nam về các tội xâm hại tình dục trẻ
em…………
1.2.1. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điều 142) ……………………………
1.2.1.1. Khái niệm………………………………………………………
1.2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý………………………………………………
1.2.1.2.1. Khách thể…………………………………………………
1.2.1.2.2.Khách quan………………………………………………
1.2.1.2.3.Chủ thể…………………………………………………
1.2.1.2.4. Chủ quan………………………………………………
1.2.2. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (điều 144) ………


1.2.1.1. Khái niệm……………………………………………………
1.2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý……………………………………………


1.2.1.2.1. Khách thể…………………………………………
1.2.1.2.2.Khách quan…………………………………………
1.2.1.2.3.Chủ thể……………………………………………
1.2.1.2.4. Chủ quan…………………………………………
1.2.3. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
đến dưới 16 tuổi (Điều 145) …………………………………………
1.2.3.1. Khái niệm…………………………………………………
1.2.3.2. Các dấu hiệu pháp lý………………………………………………
1.2.3.2.1. Khách thể………………………………………………
1.2.3.2.2.Khách quan……………………………………………
1.2.3.2.3.Chủ thể…………………………………………………
1.2.3.2.4. Chủ quan…………………………………………………
1.2.4. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146) …………………………
1.2.4.1. Khái niệm………………………………………………………
1.2.4.2. Các dấu hiệu pháp lý………………………………………………
1.2.4.2.1. Mặt khách thể của……………………………………
1.2.4.2.2. Mặt khách quan………………………………………
1.2.4.2.3. Mặt chủ quan…………………………………………
1.2.4.2.4. Mặt chủ thể…………………………………………
1.2.5. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147)
1.2.5.1. Khái niệm………………………………………………………
1.2.5.2. Các dấu hiệu pháp lý…………………………………………
1.2.5.2.1. Khách thể………………………………………………
1.2.5.2.2.Khách quan……………………………………………
1.2.5.2.3.Chủ thể…………………………………………………
1.2.5.2.4. Chủ quan………………………………………………



1.3.So sánh các tội xâm hại tình dục trẻ em. ………………………………………
CHƯƠNG 2: THực tiễn xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn TP
Đà Nẵng………………………………………………………………………………
2.1.Giới thiệu về thành phố đà nẵng ………………………………………………
2.2.Giới thiệu về tòa
………………………………

án

nhân

dân

thành

phố

Đà

Nẵng.

2.2.1. Giới thiệu sơ bộ về tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng …………
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân thành phố Đà
Nẵng…………………………………………………………………………
2.3. Thực trạng pháp luật về xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố đà
nẵng
2.3.1. Tình hình thực trạng tội phạm xâm hại tình dục ….…………
2.3.2. Thực trạng pháp luật về các tội xâm hại tình dục trẻ em

2.4. Thực tiễn xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng
2.4.1. Thống kê tình hình thực tiễn các vụ án xâm hại tình dục tại địa bàn thành phố Đà
Nẵng
2.4.2. Thực tiễn xét xử một số vụ án tại tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
CHƯƠNG 3: Kiến nghị giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả phòng chống
xâm hại tình dục trẻ em………………………………………………………………
3.1. Giải pháp nâng cao việc xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ
em………………
3.2. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội………………………………………………
3.3. Giải pháp về phát triển giáo dục…………………………………………………
3.4. Giải pháp về quản lý nhà nước…………………………………………………
3.5. Giải pháp tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. ……………
KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với mọi quốc gia trên thế giới, thì việc các quyền của trẻ em là một
trong những vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu đối với sự phát triển bền vững
của chính quốc gia họ. Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và đầu tiên ở châu á
ký kết và phê chuẩn công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em (20/02/1990).
Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ tại chương II về quyền con người, khoản 1
điều 37, như sau: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược
đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ
em.”1 Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em trong hệ thống pháp luật
quốc gia được đề cao. Nhà nước ta cũng đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục
trẻ em từ năm 2004, và gần đây là luật trẻ em 2016. Thủ tướng chính phủ cũng đã ban
hành nhiều văn bản, quy định hướng dẫn và thực hiện các hoạt động chăm sóc và giáo

dục trẻ em.
Tuy vậy, hiện nay, xâm hại tình dục đối với trẻ em đang là một chủ đề nhức nhối
trên toàn xã hội. Tình trạng ngược đãi, xâm hại tình dục trẻ em vẫn diễn biến hết sức
phức tạp và tính chất càng ngày càng nghiêm trọng hơn, và xâm hại tình dục trẻ em
đang là vấn nạn, không chỉ để lại hậu quả nặng nề với bản thân người bị hại mà còn
ảnh hưởng đến cả gia đình và xã hội. Và tội phạm có xu hướng ngày càng phát triển,
diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng lên. Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2019,
các Tòa án đã đưa ra xét xử 6.585 vụ với 7.339 bị cáo phạm các tội xâm hại trẻ em.
Trong tổng số các vụ án đã đưa ra xét xử, số trẻ em là nạn nhân bị các tội phạm này
xâm hại là 7.654 em (trong đó có 7.121 em nữ, 533 em nam). Trong số trẻ em là nạn
nhân của hành vi xâm hại, phần lớn là nạn nhân của hành vi xâm hại tình dục (6.429
em, chiếm 84% tổng số trẻ bị xâm hại); bị bạo lực là 727 em (chiếm 9,5% tổng số trẻ
bị xâm hại); bị mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt là 264 em (chiếm 3,4% tổng số trẻ bị
xâm hại), còn lại là các hình thức gây tổn hại khác (như bóc lột; bắt cóc; tổ chức, hỗ
trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn và các hành vi xâm hại khác… 2).
Để khắc phục tình trạng trên thì vấn đề cốt lõi đầu tiên là phải nắm vững các
quy định pháp luật về tội phạm, nhận thức đúng bản chất của hành vi phạm tội, xác
1Khoản 1 điều 37, Hiến pháp năm 2013

2Phạm Thị Bích Ngọc (2020). Quy định của pháp luật và thực trạng xét xử các vụ án xâm hại trẻ em và kiến nghị
hoàn thiện, />

định được các nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này để từ đó có những biện
pháp phòng, chống có hiệu quả, có đường lối xử lý đúng đắn, đảm bảo sự công bằng
nghiêm minh của pháp luật.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc xâm phạm trực tiếp đến quyền con người, hay cụ thể là quyền được bảo hộ
về thân thể, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển toàn diện của trẻ em là khách thể
quan trọng được pháp luật bảo vệ. Nhận thấy rõ việc xâm hại tình dục trẻ em có nhiều
vấn đề phức tạp cần làm rõ ràng, để có thể khắc phục điểm hạn chế và đưa ra những

biện pháp hữu hiệu giúp luật pháp nhà nước ta được hoàn thiện, đồng thời giúp giữ
vững kỉ cương, phép nước cũng như tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân, và
giữ gìn trât tự, an toàn trong toàn xã hội nói chung và tại địa bàn thành phố Đà Nẵng
nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: là các tội danh liên quan đến việc xâm hại tình dục
trẻ em, thực trạng và thực tiễn việc xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng và thực trạng, thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về các tội
danh này
Về phạm vi nghiên cứu: là thực tiễn xét xử các tội danh về xâm hại tình dục trẻ
em trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài báo cáo thực tập sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê các quy định của pháp luật quy định về vấn đề
xâm hại tình dục trẻ em
- Phương pháp so sánh: So sánh sự khác nhau giữa các quy định của pháp luật
Việt Nam về các tội trong nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
- Phương pháp phân tích: Phân tích chi tiết từng nội dung của vấn đề xâm hại
tinhd dục trẻ em, phân tích những điểm hợp lý và bất cập của pháp luật hiện hành quy
định về vấn đề này.
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi nghiên cứu các vấn đề được triển khai và đưa
ra kết luận cho từng vấn đề.
5. Ý nghĩa và thực tiễn


Để hiểu rõ về việc xâm hại tình dục trẻ em, ta phải hiểu thế nào là xâm hại tình
dục trẻ em cũng như các dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự theo từng khung trong
Bộ luật Hình sự về nhóm tội này. Theo đó thấy rõ các đặc điểm riêng biệt của các tội
danh liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. Trên cơ sở lý thuyết khi áp dụng thực tiễn
có phù hợp, đồng nhất với các tội khác hay có tác dụng răn đe đối với những ai đã và

đang có hành vi coi thường pháp luật, xâm phạm đến quyền con người, quyền trẻ em.
Qua đó đối chiếu với thực tiễn xét xử tại tòa án. Và từ đó đưa ra những đề xuất, giải
pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn để cải thiện tình hình về lạm dụng tình dục trẻ em
ngày càng diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và trên toàn
Quốc nói chung.
6. Cấu trúc đề tài
Nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về các tội xâm hại trẻ em và quá trình xét xử
Chương 2: ThHực tiễn xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn TP
Đà Nẵng
Chương 3: Kiến nghị giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả phòng chống xâm
hại tình dục trẻ em


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM HẠI TRẺ EM
1.1.MộỘt số khái niệm và lý luận chung về xâm hại trẻ em
1.1.1.Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em
1.1.1.1.Khái niệm trẻ em
Theo luật pháp quốc tế, thì tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi, trừ trường hợp có
quy định độ tuổi sớm hơn của pháp luật của riêng quốc gia đó. Tại công ước của liên
hợp quốc về quyền trẻ em, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường
hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn.
Theo pháp luật Việt Nam quy định về trẻ em, trong luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em 2004, thì trẻ em là công dân Việt Nam và chưa đủ 16 tuổi 3. Và theo luật
trẻ em năm 2016, thì trẻ em là người chưa đủ 16 tuổi 4. Như vậy, so với luật 2004, thì
luật 2016 đã có điểm mới là không giới hạn trẻ em là công dân Việt Nam nữa, mà còn
bao gồm vả công dân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, với pháp luật Việt Nam, thì khái niệm trẻ em được coi là người chưa
đủ 16 tuổi.
1.1.1.2. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em

Khái niệm của xâm hại tình dục theo từ điển Tiếng Việt được hiểu và cắt nghĩa
như sau: Đầu tiên, tình dục là “nhu cầu tự nhiên của con người về nhu cầu tính giao”
và thứ hai, xâm hại là “xâm phạm đến khiến bị tổn hại”. Vậy có thể hiểu xâm hại tình
dục trẻ em là xâm phạm đến quyền tự do, đến nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ em về
quan hệ tính giao, xâm hại đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của trẻ.
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới WHO thì : ”Xâm hại trẻ em là tất cả
các hình thức ngược đãi về tình cảm hoặc thân thể, lạm dụng tình dục, sao nhãng hoặc
đối xử lơ đãng hoặc khai thác vì mục đích thương mại hoặc khai thác dẫn đến tổn hại
hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại tới sức khỏe, sự sống còn, sự phát triển hoặc nhân
phẩm của trẻ trong bối cảnh có liên quan đến trách nhiệm, sự tin cậy hoặc quyền lực” 5.
Vậy xâm hại trẻ em hay ngược đãi trẻ em là bao gồm tất cả các hình thức đối xử tồi tệ
về cả thể chất hay tình cảm, xâm hại tình dục, đối xử không đúng mức hoặc bóc lột vì
mục đích thương mại hay các mục đích khác, hậu quả là gây ra tổn hại trên thực tế hay
3 Điều 1, Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em 2004
4 Điều 1, Luật trẻ em 2016
5 Xâm hại tình dục trẻ em – Thực trạng và giải pháp (phần 1), Ủy ban thường vụ quốc hội, ngày 02/01/2020.
/>

là nguy cơ tiềm ẩn đối với sự phát triển bình thường của trẻ em, sự sống còn, sức khỏe
hay nhân phẩm của trẻ em.
Theo quy định trong pháp luật Việt Nam về xâm hại trẻ em, trong luật trẻ em
năm 2016, cụ thể khoản 5 điều 4 có quy định về xâm hại như sau: “Xâm hại trẻ em là
hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới
các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các
hình thức gây tổn hại khác”6. Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau,
và như quy định của luật đã giải thích ở trên, thì xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại
về thể chất, tâm lý, tình cảm, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo
lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn
hại khác. Và trong số đó, nổi cộm nhất chính là xâm hại tình dục trẻ em.
Vậy theo quy định trong pháp luật Việt Nam, thì quy định về hành vi xâm hại

tình dục trẻ em, cụ thể tại khoản 8 điều 6 luật trẻ em 2016 như sau: “Xâm hại tình dục
trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia
vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm
ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích kiêu dâm dưới mọi hình thức”7
1.1.1.3.Đặc điểm pháp lý
Khách thể: Khách thể của nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là quyền bất
khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, và sự phát triển bình
thường về thể chất và tinh thần của trẻ. Đối tượng tác động của các tội xâm hại tình dục
trẻ em là con người, cụ thể là trẻ em, là một trong những đối tượng được pháp luật
quan tâm và bảo vệ.
Khách quan: Mặt khách quan của xâm hại tình dục trẻ em là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng của trẻ. Xâm
hại tình dục trẻ em thể hiện qua các hành vi: Hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu
với trẻ em… Điểm chung là đều xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, xâm
phạm đến quyền được bảo vệ và phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời cũng xâm phạm
đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em. Hậu quả của các hành vi này để
lại với nạn nhân là rất lớn, có thể là những tổn thương về thể xác, hoặc những tổn
thương về tinh thần của trẻ. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng đến an toàn và trật tự
của toàn xã hội.

6 Khoản 5, điều 4, Luật trẻ em 2016
7 Khoản 8, điều 6, Luật trẻ em 2016


Chủ thể: Chủ thể của tội xâm hại tình dục trẻ em là người có dầy đủ năng lực
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, thường trong nhóm tội về xâm hại
tình dục trẻ em, thì chủ thể thường là nam giới.
Khách quan: hành vi khách quan của tội xâm hại tình dục trẻ em là hành vi xâm
hại đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, quyền được bảo vệ và phát triển bình thường,
toàn diện của trẻ em, và có thể là tính mạng của trẻ em.

Chủ quan: Về chủ quan, thì chúng ta sẽ tìm hiểu về yếu tố lỗi, động cơ phạm tội,
và mục đích phạm tội.
-

-

Yếu tố lỗi: đa phần các trường hợp trong nhóm tội xâm hại tình dục trẻ em
đều xảy ra với lỗi cố ý, đó là việc người phạm tội đã nhận thức được hành vi
của mình là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, đã thấy trước hậu quả của
hành vi đó nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. NGười phạm tội
nhận thức được rõ ràng hành vi của mình nhưng vẫn hành động để xâm hại
tình dục trẻ em.
Động cơ của các tội xâm hại tình dục trẻ em là những ham muốn tính dục
của bản thân người phạm tội đối với trẻ em.
Mục đích phạm tội: là những kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt
được khi xâm hại tình dục trẻ em, đó là thỏa mãn ham muốn tình dục sai
lệch của bản thân người phạm tội.

1.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về các tội xâm hại tình dục trẻ em
Bộ luật hình sự là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để đấu tranh và
phòng chốn, ngăn ngừa tội phạm, đồng thời bảo đảm an toàn, trật tự cho toàn xã hội,
bảo đảm cho mọi người được sinh sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh. Vì lẽ
đó, nên Bộ luật Hình sự năm 2015 là một công cụ hữu hiệu nhất để phòng chống và
ngăn chặn các loại tội phạm nói chung và tội phạm xâm hại tình dục nói riêng. Trong
bộ luật hình sự 2015, thì nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có 5 tội như sau:
1.2.1. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điều 142)
1.2.1.1. Khái niệm
Hiếp dâm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, thì đó là hành vi dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc
bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với nạn nhân, và nạn



nhân là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Hoặc là giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi8.
Về cơ bản, thì ta có thể thấy, các dấu hiệu tội phạm của hiếp dâm người dưới 16
tuổi hầu như đều giống với các dấu hiệu về tội hiếp dâm tại điều 141, Bộ luật Hình sự,
là tội hiếp dâm. Tuy nhiên, về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, thì nạn nhân là trẻ em.
Và được chia làm 2 trường hợp riêng biệt. Với trường hợp trẻ từ đủ 13 đến dưới 16
tuổi, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này với trường
hợp đó là hành vi giao cấu hoặc thực hiện quan hệ tình dục khác nhưng trai với ý muốn
của nạn nhân. Còn với trường hợp nạn nhân dưới 13 tuổi, thì mọi hành vi giao cấu hay
quan hệ tình dục khác với nạn nhân, dù có sự đồng thuận hay chủ động từ phía nạn
nhân, thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này. Vậy ta có
thể thấy, đối tượng là trẻ em dưới 13 tuổi là đối tượng được pháp luật đặc biệt bảo vệ
về các hành vi xâm hại tình dục. Vì trẻ em ở độ tuổi dưới 13 tuổi là độ tuổi hết sức non
nớt, chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, dễ bị người khác rủ rê, lôi kéo, tác động,
mua chuộc, khó có thể tự vệ được, nên cần phải có chế tài nghiêm khắc để bảo vệ đối
tượng này.
1.2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý
1.2.1.2.1. Khách thể
Khách thể của tội phạm trong tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đó là sự phát
triển tự nhiên về mặt tâm lý, sinh lý, quyền được bảo hộ về sự phát triển bình thường
của trẻ, quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm của trẻ.
Nạn nhân của tội phạm này là trẻ em dưới 16 tuổi
2.1.2.2.Khách quan
a. Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội danh này được thể hiện ở hai dạng:
- Hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi và trái với ý muốn của
nạn nhân và có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ của trẻ em hoặc thủ đoạn khác để phạm tội

- Tất cả các hành vi giao cấu hay quan hệ tình dục khác đối với trẻ em dưới 13
tuổi, đây là trường hợp đặc biệt, và mọi hành vi giao cấu hay thực hiện quan hệ tình

8 Điều 142, Bộ luật Hình sự 2015


dục khác với nạn nhân, dù có sự đồng thuận hay không đồng thuận thì đều là tội phạm
của tội hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi.
Thủ đoạn dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh thể chất tác động vào nạn nhân
ví dụ như xô, đẩy, giữ chặt tay chân, khống chế, bóp cổ… để khống chế nạn nhân nhằm
mục đích giao cấu
Đe dọa dùng vũ lực là hành vi mà người phạm tội đưa ra lời đe dọa nhằm khống
chế nạn nhân và đe dọa về những hành vi sẽ xảy đến với nạn nhân nếu nạn nhân chống
cự như: đe dọa gây thương tích, đe dọa giết, đe dọa tấn công người thân của nạn nhân,
… nhằm đè bẹp ý chí kháng cự của nạn nhân , và mục đích là quan hệ tình dục trái với
ý muốn của nạn nhân.
Trường hợp lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân là thủ đoạn mà lợi
dụng nạn nhân trong tình trạng không thể kháng cự được, ví dụ như hôn mê sâu, bất
tỉnh, ốm liệt giường,… để nhằm thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái với ý muốn của
nạn nhân.
Các thủ đoạn khác là các hành vi nằm ngoài các trường hợp ở trên, mà có thể
tước bỏ khả năng kháng cự của nạn nhân, nhằm hành vi quan hệ tình dục trái với ý chí
của nạn nhân. Đây là một trường hợp mở, để nhằm tránh sự bỏ lọt tội phạm. Xã hội
ngày một phát triển, tội phạm cũng ngày một đa dạng hơn, thủ đoạn tinh vi hơn. Vì
vậy, đây là một trường hợp để có thể theo kịp với sự phát triển tội phạm, để không để
bỏ lọt tội phạm.
Đối với tội danh này, và đối với trường hợp giao cấu với trẻ em từ đủ 13 đến
dưới 16 tuổi, thì việc giao cấu hay thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý
muốn, ý chí của nạn nhân có ý nghĩa rất quan trọng xong việc xác định tội danh. Trong
những trường hợp có sự đồng ý của nạn nhân, nếu nạn nhân từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi,

thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này, mà có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội danh khác (ví dụ tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác đối với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi) hoặc không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Việc xác định hành vi quan hệ tình dục trái với ý muốn của nạn nhân
cũng diễn ra khá phức tạp. Cần phải xác định rõ ràng các yếu tố để xác định được việc
quan hệ tình dục trái ý muốn. Các căn cứ là các yếu tố về hành vi của người phạm tối
nhằm khống chế sự kháng cự của nạn nhân, như là sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực… hoặc lợi dụng sự không thể tự vệ của nạn nhân để thực hiện hành vi trái pháp
luật. Hay là các căn cứ về sự phản kháng và chống cự của trẻ em trước, trong và sau
khi bị thực hiện hành vi hiếp dâm. Cũng có trường hợp lúc đầu trẻ đồng ý nhưng lúc


sau không đồng ý và ngược lại. Vì thế cần phải làm rõ những trường hợp này để có thể
xác định đúng người, đúng tội danh và không để lọt tội phạm.
Mọi trường hợp giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với trẻ em chưa
đủ 13 tuổi đều cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, không phụ thuộc vào ý chí
của nạn nhân như trường hợp từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, dù có hay không có sự đồng
tình của nạn nhân, dù là ép buộc hay cưỡng ép thì đều cấu thành tội phạm này. Vì đối
tượng này là đối tượng được đặc biệt được pháp luật quan tâm và bảo vệ. Vì ở độ tuổi
này, các em còn non nớt, suy nghĩ chưa chín chắn, dễ bị tác động và chưa ý thức được
hành vi, việc làm của mình. Vì thế trẻ em ở độ tuổi này có thể dễ dàng bị dụ dỗ, lôi
kéo, mua chuộc. Và người phạm tội lợi dụng sự phát triển chưa đầy đủ về ý thức, tư
duy của các em để có thể thực hiện những hành vi nhằm thỏa mãn dục vọng của bản
thân. Vì thế, các nhà làm luật đã đặc biệt quan tâm đến đối tượng này và đặc biệt xử
phạt cứng rắn để răn đe những đối tượng có hành vi lợi dụng các em để thực hiện
những hành vi đồi trụy, để nhằm đảm bảo và bảo vệ sự phát triển toàn diện, bình
thường và lành mạnh của trẻ em.
b. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Hậu quả của hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ
của luật hình sự. Trong tội danh về hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi, thì tội phạm này xâm

phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, quyền được bảo vệ và phát triển bình
thường, toàn diện của trẻ em, và có thể là tính mạng của trẻ em.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thể hiện qua
sự ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của nạn nhân, ảnh hưởng đến sự
phát triển toàn diện của trẻ. Không những vậy, còn để lại hậu quả nặng nề cho cả gia
đình người bị hại và ảnh hưởng xấu tới trật tự của toàn xã hội.
c. Mối quan hệ nhân quả
Nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam: một người chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của họ gây ra, tức là
giữa hành vi phạm tội và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau. Luật hình sự Việt
Nam không quy định thế nào là mối quan hệ nhân quả, nhưng dựa vào cặp phạm trù,
nhân quả của phép biện chứng duy vật có thể xác định được mối quan hệ nhanh quả đó
là hành vi nguy hiểm cho xã hội phải có trước, là nguyên nhân gây nên hậu quả nguy
hiểm cho xã hội; đồng thời hậu quả đó chính là kết quả của hành vi nguy hiểm cho xã
hội.


Đối với tội danh hiếp dâm người dưới 16 tuổi, thì hành vi xâm hại tình dục của
người phạm tội là hành vi trái pháp luật, là nguyên nhân tất yếu dấn đến hậu quả xâm
hại thân thể, nhân phẩm, quyền được bảo vệ và phát triển toàn diện của nạn nhân là trẻ
em.
1.2.1.2.3. Chủ thể
Tại điều luật này không quy định tuổi của người phạm tội. Tuy nhiên, căn cứ
theo điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015, thì có quy định người trên 16 tuổi sẽ phải chịu
trách nhiệm hình sự về mọi tội danh và người từ đủ 14 đến dưới 16 sẽ phải chịu trách
nhiệm hình sự về các tội danh luật định, trong đó có tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 9.
Và tại điều 21, Bộ luật Hình sự năm 2015, thì có quy định về tình trạng không
có trách nhiệm hình sự, đó là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
đang mắc các bệnh lý về tâm thần hoặc các bệnh lý làm mất khả năng nhận thức, điều
hiển hành v, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó.

Đa phần trong các trường hợp, thì người phạm tội là nam giới, nhưng chiếu theo
quy định của luật, thì không phân biệt giới tính của người phạm tội. Vì thế, chủ thể của
tội danh này có thể là nam hoặc nữ.
Vậy từ trên, ta có thể rút ra kết luận, chủ thể của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
là bất kì người nào, có thể là nam hoặc nữ, từ đủ 14 tuổi trở lên, và không bị mất năng
lực trách nhiệm hình sự.
1.2.1.2.4. Chủ quan
a. Lỗi
Đối với tội danh hiếp dâm người dưới 16 tuổi, thì lỗi của tội phạm lã lỗi cố ý
trực tiếp. Về mặt nhận thức, lý trí của người phạm tội, họ hoàn toàn nhận thức được rõ
ràng rằng hành vi của mình là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng trực tiếp
tới trẻ em về cả mặt tâm sinh lý, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Họ
có thể thấy trước được hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi
phạm tội. Về mặt ý chí, thì chính người phạm tội mong muốn hậu quả đó xảy ra, mong
muốn được thực hiện hành vi quan hệ tình dục đối với nạn nhân dưới 13 tuổi và thực
hiện hành vi hiếp dâm đối với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
b. Động Cơ

9 Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015


Về động cơ phạm tội, thì động cơ của tội phạm này là những hành vi thỏa mãn,
đáp ứng dục vọng sai trái của bản thân người phạm tội
c. Mục đích
Về mục đích, mục đích của tội phạm này là để thực hiện hành vi quan hệ tình
dục với nạn nhân là đối tượng được pháp luật bảo vệ.
1.2.2. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (điều 144)
1.2.1.1. Khái niệm
Cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, theo duy định tại điều 144, Bộ luật
Hình sự năm 2015, thì đó là hành vi “dùng thủ đoạn để khiến người đang trong tình

trạng lệ thuộc mình hoặc đang trong tình trạng quẫn báchphải miễn cưỡng giao cấu
hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”10.
2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý
2.1.2.1. Khách thể
Khách thể của tội phạm trong tội phạm này đó là sự phát triển tự nhiên về mặt
tâm lý, sinh lý, quyền được bảo hộ về sự phát triển bình thường của trẻ, quyền bất khả
xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm của trẻ.
Nạn nhân của tội phạm này là trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi,
2.1.2.2.Khách quan
a. Hành vi khách quan
Hành vi của tội phạm này là hành vi dùng thủ đoạn khác để cưỡng ép nạn nhân
là trẻ em trong trạng thái lệ thuộc hoặc trong trạng thái quẫn bách phải quan hệ tình
dục với mình. Các thủ đoạn khác ở đây ó thể là hành vi như dụ dỗ nạn nhân, mua
chuộc, đe dọa…
Trong trường hợp này nạn nhân là trẻ em trong độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16
tuổi, có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội hoặc đang trong tình trạng quẫn bách.
Mối quan hệ lệ thuộc ở đây là các mối quan hệ ví dụ như mối quan hệ nuôi dưỡng, trợ
giúp về vật chất, các mối quan hệ xã hội như giữa giáo viên và học sinh, các mối quan
hệ trong gia đình như anh chị em trong gia đình, họ hàng,… Và họ phải phụ thuộc vào
người phạm tội, và người phạm tội có sức ảnh hưởng đến nạn nhân là trẻ em. Người
phạm tội đã dùng tình trạng lệ thuộc này để khống chế nạn nhân, để có thể quan hệ tình
10 Điều 144, Bộ luật Hình sự 2015


dục với nạn nhân. Còn tình trạng quẫn bách được hiểu là các trường hợp gặp khó khăn,
mà trẻ em không thể tự mình giải quyết được, ví dụ như trường hợp trẻ nhà nghèo,
người thân bị bệnh nặng cần chữa trị, và người phạm tội hứa hẹn sẽ lo viện phí nếu
chịu quan hệ tình dục với họ.
Ở tội danh này, việc chấp nhận quan hệ tình dục ở đây có sự đồng ý của trẻ em,
nhưng không phải sự tự nguyện mà đó là do sự tác động, sự lệ thuộc vào người phạm

tội mà trẻ em phải đồng ý cho quan hệ tình dục. Đây là một dấu hiệu quan trọng trong
việc định tội danh này. Trong trường hợp không chấp nhận quan hệ tình dục thì sẽ
phạm vào tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, còn nếu trường hợp đồng ý tự nguyện thì sẽ
phạm vào tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với ngườtừ đủ 13
đến dưới 16 tuổi
b. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi thể hiện
qua sự ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của nạn nhân, ảnh hưởng
đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Không những vậy, còn để lại hậu quả nặng nề cho
cả gia đình người bị hại và ảnh hưởng xấu tới trật tự của toàn xã hội.
c. Mối quan hệ nhân quả
Đối với tội danh cưỡng dâm người dưới 16 tuổi, thì hành vi xâm hại tình dục
của người phạm tội là hành vi trái pháp luật, là nguyên nhân tất yếu dấn đến hậu quả
xâm hại thân thể, nhân phẩm, quyền được bảo vệ và phát triển toàn diện của nạn nhân
là trẻ em.
1.2.1.2.3.Chủ thể
Theo như quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và quy định về việc có
năng lực trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015, thì chủ thể của tội danh
này là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
1.2.1.2.4. Chủ quan
a. Lỗi
Đối với tội danh cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, thì lỗi của tội
phạm là lỗi cố ý trực tiếp. Về mặt nhận thức, lý trí của người phạm tội, họ hoàn toàn
nhận thức được rõ ràng rằng hành vi của mình là một hành vi nguy hiểm cho xã hội,
ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ em về cả mặt tâm sinh lý, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn
diện của trẻ em. Họ có thể thấy trước được hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn cố tình
thực hiện hành vi phạm tội. Về mặt ý chí, thì chính người phạm tội mong muốn hậu


quả đó xảy ra, mong muốn được thực hiện hành vi quan hệ tình dục đối với người từ đủ

13 đến dưới 16 tuổi.
b. Động Cơ
Về động cơ phạm tội, thì động cơ của tội phạm này là những hành vi thỏa mãn,
đáp ứng dục vọng sai trái của bản thân người phạm tội
c. Mục đích.
Về mục đích, mục đích của tội phạm này là để thực hiện hành vi quan hệ tình
dục với nạn nhân là đối tượng được pháp luật bảo vệ.

1.2.3. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145)
1.2.3.1. Khái niệm
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ 13 đến
dưới 16 tuổi là hành vi của một người thành niên, đã đủ 18 tuổi trở lên, có hành vi thực
hiện quan hệ tình dục với nạn nhân, và nạn nhân là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. 11
1.2.3.2. Các dấu hiệu pháp lý
1.2.3.2.1. Khách thể
Khách thể của tội phạm này xâm phạm đến sự được bảo hộ về sự phát triển bình
thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em. Và khách thể bị xâm phạm ở đây là trẻ em trong
độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
1.2.3.2.2.Khách quan
a. Hành vi khách quan
Hành vi khách quan trong tội phạm này là người phạm tội có hành vi giao cấu
với trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Trong trường hợp này, sự quan hệ tình dục đều
hoàn toàn có sự đồng ý thuận tình đến cả 2 phía, cả phía người phạm tội lẫn người bị
hại. Tuy vậy, đối tượng trẻ em, trong trường hợp này là trẻ em trong độ tuổi 13 đến
dưới 16 tuổi là một trong những đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ, bảo vệ về sự
phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em. Vì trong độ tuổi này trẻ em còn
đang non nớt, chưa nhận thức được rõ ràng. VÌ thế, dù được sự đồng thuận từ phía
11 Điều 143, Bộ luật Hình sự 2015



người bị hại, thì hành vi quan hệ tình dục trong trường hợp này vẫn cấu thành tội
phạm.
b. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
hình dục khác với trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thể hiện qua sự ảnh hưởng đến sự
phát triển toàn diện về tâm sinh lý của trẻ.
c. Mối quan hệ nhân quả
Đối với tội danh này, thì hành vi quan hệ tình dục của người phạm tội là hành vi
trái pháp luật, là nguyên nhân tất yếu dấn đến hậu quả xâm hại thân thể, nhân phẩm,
quyền được bảo vệ và phát triển toàn diện của nạn nhân là trẻ em.
1.2.3.2.3.Chủ thể
Chủ thể của tội danh này khác với những tội danh ở trên, thì trong trường hợp
này chủ thể là người từ đủ 18 tuổi trở lên, tức là người đã thành niên, có đầy đủ năng
lực trách nhiệm hình sự. Có thể là nam hoặc nữ
1.2.3.2.4. Chủ quan
a. Lỗi
Đối với tội danh giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, thì lỗi của tội
phạm là lỗi cố ý. Họ hoàn toàn ý thức được hành vi giao cấu với đối phương của mình
mà mong muốn hậu quả đó xảy ra.
b. Động Cơ
Về động cơ phạm tội, thì động cơ của tội phạm này là những hành vi thỏa mãn
những nhu cầu tình dục của người phạm tôi
c. Mục đích.
Về mục đích, mục đích của tội phạm này là để thực hiện hành vi quan hệ tình
dục với nạn nhân là đối tượng được pháp luật bảo vệ.
1.2.4. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146)
1.2.4.1. Khái niệm tội dâm ô.
Theo khoản 3, điều 3, Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP, thì có giải thích về tội
dâm ô như sau: Dâm ô là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính

tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ


phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục
nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong nhưng hành vi sau:
-

-

-

-

Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ
xát, chà xát..) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của
người dưới 16 tuổi
Dùng bộ phận khác trên cơ thể (VD: Tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (VD:
vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy
cảm của người dưới 16 tuổi.
Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (VD: Đụng chạm, cọ xát, chà xát..) với bộ
phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi
Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tếp
xúc (VD: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm..) với bộ phận nhạy cảm của
người phạm tội hoặc của người khác
Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục
(VD: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi)12

Từ đó ta có thể đưa ra khái niệm về tội dâm ô như sau: Tội dâm ô là tội phạm do
người trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực pháp luật hình sự thực hiện với lỗi cố ý, có hành
vi tiếp xúc có tính chất tình dục với người dưới 16 tuổi nhưng không nhằm mục đích

giao cấu hoặc mục đích tình dục khác.
1.2.4.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô.
1.2.4.2.1. Mặt khách thể của tội dâm ô.
Khách thể của tội phạm này xâm phạm đến sự được bảo hộ về sự phát triểnbình
thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em. Và khách thể bị xâm phạm ở đây là trẻ em trong
độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. .
1.2.4.2.2. Mặt khách quan của tội dâm ô
a. Hành vi khách quan.
Hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là hành vi của chủ thể nhất định với ý thức
xâm hại tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của người dưới 16 tuổi. Người phạm tội có các hành vi kích thích tình
dục với trẻ em như: bóp, sờ, hoặc dùng các bộ phận nhạy cảm về tình dục tiếp xúc với
bộ phận nhạy cảm, bộ phận sinh dục, bộ phận khác của trẻ em… Hoặc cũng có những
hành vi dụ dỗ, ép buộc trẻ em dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc với bộ
12 Khoản 3, Điều 3, Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP


phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác. Nhưng những hành vi trên
chưa hoặc không có mục đích giao cấu với trẻ em..
b. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội dâm ô thể hiện qua sự ảnh hưởng đến sức
khỏe về cả thể chất, tinh thần của nạn nhân, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của
nạn nhân.
c. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Đối với tội dâm ô, hành vi dâm ô của người phạm tội là hành vi trái pháp luật, là
nguyên nhân tất yếu dấn đến hậu quả xâm hại thân thể, nhân phẩm của nạn nhân.
1.2.4.2.3. Mặt chủ quan của tội dâm ô
a. Yếu tố lỗi.
Đối với tội dâm ô người dưới 16 tuổi, lỗi của tội phạm là tội do lỗi cố ý trực
tiếp. Về mặt lý trí, người phạm tội ý thức được rõ ràng rằng hành vi phạm tội của mình

là hành vi nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý của nạn nhân, họ có
thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm xảy ra nhưng vẫn thực hiện. Về mặt ý chí,
người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, mong muốn có được những hành vi tiếp
xúc thể chất có tính chất tình dục với nạn nhân. Hậu quả này người phạm tôi đã thấy
trước và nó hoàn toàn phù hợp với mục đích của người phạm tội.
b. Động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy tội phạm thực hiện hành vi phạm tội.
Đối với tội dâm ô người dưới 16 tuổi, đó là động cơ thỏa mãn dục vọng bản thân.
c. Mục đích phạm tội
Mục đích phạm tội được hiểu là kết quả mà người phạm tội hướng tới, nhằm đạt
được khi thực hiện tội phạm. Mục đích của người phạm tội dâm ô người dưới 16 tuổi là
mục đích kích thích tình dục nạn nhân nhằm thỏa mãn dục vọng bản thân nhưng không
nhằm mục đích giao cấu với nạn nhân. Nếu mục đích giao cấu với nạn nhân thì sẽ
phạm vào tội khác của Bộ luật Hình sự như: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội
cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi… Hành vi của tội phạm tuy
không được nhà làm luật quy định trong cấu thành tội phạm nhưng nó là dấu hiệu bắt
buộc, mục đích này luôn được đặt ra trước khi người phạm tội thực hiện tội phạm.
1.2.4.2.4. Mặt chủ thể của tội dâm ô.


Theo điều 146 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, Bộ luật Hình sự năm
2015, thì chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 18 tuổi trở lên.13
Như vậy, chủ thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là người từ đủ 18 tuổi
trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ, đã thực hiện hành vi tiếp xúc với
người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm mục đích giao cấu.
1.2.5. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147)
1.2.5.1. Khái niệm
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, theo quy định tại điều
147 Bộ luật Hình sự, thì đó là hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình

diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức
của người từ đủ 18 tuổi trở lên.14
1.2.5.2. Các dấu hiệu pháp lý
1.2.5.2.1. Khách thể
Khách thể bị xâm phạm của tội danh này sự xâm phạm về danh dự, nhân phẩm
của người dưới 16 tuổi. Mặc dù tội phạm này không xâm phạm đến quyền tự do tình
dục, nhưng nó xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sự phát triển toàn diện về nhận
thức và tâm lý của người dưới 16 tuổi.
1.2.5.2.2.Khách quan
a. Hành vi khách quan
Hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm được biểu hiện
dưới 2 dạng:
- Hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc nạn nhân:
+ Hành vi lôi kéo của người phạm tội đối với người bị hại khiến họ tự
nguyện làm theo
+ Hành vi dụ dỗ , hứa hẹn của người phạm tội với những lợi ích mà nạn
nhân nhận được để thực hiện các hành vi khiêu dâm
+ Hành vi ép buộc: là hành động dùng lời nói, hành động để ép buộc nạn
nhân thực hiện hành vi khiêu dâm.
13 Điều 146, Bộ luật Hình sự 2015
14 Điều 147, Bộ luật Hình sự


- Chứng kiến trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, là hành vi nhìn thấy tận
mắt sự việc xảy ra, nhìn thấy sự trình diễn khiêu dâm do người dưới 16 tuổi
thực hiện mà họ xem, chứng kiến, mà có thể đó là do có người khác sử dụng
người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Theo luật định, thì mọi hành vi
trực tiếp nhìn thấy việc trình diễn khiêu dâm của người dưới 16 tuổi dưới mọi
hình thức đều phải chịu trách nhiêm hình sự.
b. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Hậu quả của tội phạm này không cần phải gây ra hậu quả trực tiếp như là tác
động vào sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em, mà hậu quả tác động ở đây là sự
xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sự phát triển toàn diện về nhận thức và tâm lý của
trẻ em.
c. Mối quan hệ nhân quả
Đối với tội danh này, thì hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu
dâm của người phạm tội là hành vi trái pháp luật, là nguyên nhân tất yếu dấn đến hậu
quả xâm hại thân thể, nhân phẩm, quyền được bảo vệ và phát triển toàn diện của nạn
nhân là trẻ em..
1.2.5.2.3.Chủ thể
Chủ thế của tội phạm này được quy đinh rất rõ ràng trong Bộ luật Hình sự năm
2015, đó là người nào từ đủ 18 tuổi trở lên, tức là người đã thành niên và có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự
1.2.5.2.4. Chủ quan
a. Lỗi
Đối với tội danh sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, thì lỗi
của tội phạm lã lỗi cố ý. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi đó là trái
pháp luật, nhưng vẫn mong muốn nạn nhân thực hiện các hành vi khiêu dam dưới mọi
hình thức.
b. Động Cơ
Về động cơ phạm tội, thì động cơ của tội phạm này là những hành vi thỏa mãn,
đáp ứng dục vọng sai trái của bản thân người phạm tội hoặc muốn sử dụng trẻ em vào
mục đích sai trái khác
c. Mục đích


Mục đích của tội phạm là để chứng kiến người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu
dâm hoặc sử dụng người dưới 16 tuổi để trình diễn khiêu dâm, nhằm thỏa mãn nhu cầu
kích dục nhưng không nhằm mục đích giao cấu.
1.3.So sánh các tội xâm hại tình dục trẻ em.

Về điểm giống nhau, các tội phạm đều xâm phạm đến khách thể là sự phát triển
tự nhiên về mặt tâm lý, sinh lý, quyền được bảo hộ về sự phát triển bình thường của
trẻ, quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Lỗi của các
tội phạm trong nhóm tội xâm hại tình dục trẻ em đều là lỗi cố ý. Các tội đều để lại hậu
quả nguy hiểm cho xã hội và cho chính bản thân người bị hại.
Về điểm khác nhau, ta có sự so sánh qua bảng sau:
Bảng 1: So sánh các tội danh trong nhóm tội phạm xâm hại tình dục
trẻ em
Chủ thể
Tội Hiếp Bât

dâm người người nào
dưới
16 từ đủ 14
tuổi
tuổi
trở
lên,

đầy
đủ
năng lực
trách
nhiệm
hình sự

Tội cưỡng
dâm người
từ đủ 13
đến dưới

16 tuổi

Bât

người nào
từ đủ 14
tuổi
trở
lên,

đầy
đủ
năng lực
trách

Khách quan
+ Có hành vi dùng vũ lực, là hành động dùng sức mạnh
vật chất như trói, gây thương tích… để khống chế nạn
nhân để nhằm mục đích giao cấu
+ Có hành vi đe dọa dùng vũ lực, là hành vi đe dọa gây
thương tích, đe dọa giết người thân của nạn nhân,…
nhằm uy hiếp tinh thần, làm cho nạn nhân tê liệt ý chí
phản kháng để nhằm mục đích giao cấu
+ Có hành vi lợi dùng tình trạng không thể tự vệ của trẻ
em (như bị bệnh mê man, bất tỉnh, ngất xỉu, động
kinh…) để thực hiện hành vi giao cấu.
+ Có hành vi dùng thủ đoạn khác để giao cấu với trẻ em.
+ Các hành vi của tội hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 đến dưới
16 tuổi đều nhằm mục đích giao cấu trái với ý muốn của
nạn nhân.

+ Mọi hành vi giao cấu đối với trẻ em dưới 13 tuổi đều
tính là hiếp dâm
+ Có hành vi dùng các thủ đoạn khác nhau như: lừa
phỉnh, mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa hoặc bằng tình cảm, tiền
bạc… Tức người phạm tội không từ một thủ đoạn nào
miễn là thực hiện được ý đồ giao cấu với người bị hại
đang trong tình trạng quẫn bách để họ miễn cưỡng giao
cấu với mình.
+ Các hành vi của tội cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 đến


nhiệm
hình sự
Là người
từ đủ 18
tuổi
trở
lên,

đầy
đủ
năng lực
trách
nhiệm
hình sự

Tội
giao
cấu hoặc
thực hiện

hành
vi
quan
hệ
tình
dục
khác
với
người từ 13
đến dưới
16 tuổi
Tội dâm ô là người
người dưới nào từ đủ
16 tuổi
18
tuổi
trở
lên,
tức

người đã
thành
niên và có
đầy
đủ
năng lực
trách
nhiệm
hình sự
Tội

sử
dụng người
dưới
16
tuổi
vào
mục đích
khiêu dâm

dưới 16 tuổi đều nhằm mục đích giao cấu trái với ý muốn
của nạn nhân.
+ Có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với nạn nhân là trẻ em, từ đủ 13 đến dưới
16 tuổi
+ Các hành vi của tội giao cấu với trẻ em đều nhằm mục
đích quan hệ tình dục.
+ Riêng đối với trường hợp này, thì việc quan hệ giữa
người bị hại và người thực hiện tội phạm này là quan hệ
đồng ý thuận tình từ cả hai bên
+ Có hành vi đụng chạm, tiếp xúc như sờ, bóp hoặc dùng
các bộ phận nhạy cảm về tình dục cọ xát vào cơ thể hoặc
bộ phận tình dục trẻ em
+ Có hành vi buộc trẻ em sờ, bóp, cj xát… vào cơ thể
hoặc bộ phận sinh dục của người phạm tội hoặc người
khác.
+ Các hành vi của tội dâm ô đều chưa và không có mục
đích giao cấu với trẻ em
+ Trẻ em bị dâm ô có thể đồng tình, tự nguyện hoặc bị
cưỡng ép thực hiện hành vi dâm ô đuối với người phạm
tội


là người - Hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc nạn nhân:
nào từ đủ
+ Hành vi lôi kéo của người phạm tội đối
18
tuổi
với người bị hại khiến họ tự nguyện làm theo
trở
lên,
+ Hành vi dụ dỗ , hứa hẹn của người phạm
tức

tội với những lợi ích mà nạn nhân nhận được để
người đã
thực hiện các hành vi khiêu dâm
thành
+ Hành vi ép buộc: là hành động dùng lời
niên và có
đầy
đủ
nói, hành động để ép buộc nạn nhân thực hiện
năng lực
hành vi khiêu dâm.
trách
- Chứng kiến trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, là
nhiệm
hành vi nhìn thấy tận mắt sự việc xảy ra, nhìn thấy sự
hình sự
trình diễn khiêu dâm do người dưới 16 tuổi thực hiện mà
họ xem, chứng kiến, mà có thể đó là do có người khác sử

dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm



×