Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ LINH SƢƠNG

KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN
CỦA CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ LINH SƢƠNG

KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN
CỦA CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Ts. Lê Nguyên Thanh

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Nguyên
Thanh. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này trung thực và chưa từng được
công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Linh Sương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
HĐND
TNHS
UBND
XPTDTE

Bộ luật hình sự
Hội đồng nhân dân
Trách nhiệm hình sự
Ủy ban nhân dân
Xâm phạm tình dục trẻ em


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
1. Bảng 1. Số vụ án hình sự và số vụ án XPTDTE trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2013.
2. Bảng 2. Số liệu các vụ án XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh từ năm 2009 đến năm 2013.
3. Bảng 3. Số nạn nhân của các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2013.
4. Bảng 4. Độ tuổi nạn nhân của các tội phạm XPTDTE trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2013.
5. Bảng 5. Giới tính nạn nhân của các tội phạm XPTDTE trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2013.
6. Bảng 6. Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội XPTDTE trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2013.
7. Bảng 7. Hoàn cảnh gia đình của nạn nhân các tội phạm XPTDTE trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2013.
8. Biểu đồ 1. Cơ cấu các tội phạm XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2009-2013.
9. Biểu đồ 2. Diễn biến tình hình nạn nhân của các tội phạm XPTDTE
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2013.
10. Biểu đồ 3. Cơ cấu nạn nhân của các tội phạm XPTDTE trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2013.
11. Biểu đồ 4. Các loại tội phạm XPTDTE đối với trẻ em dưới 06 tuổi.
12. Biểu đồ 5. Các loại tội phạm XPTDTE đối với trẻ em từ 06 tuổi đến
dưới 13 tuổi.
13. Biểu đồ 6. Các loại tội phạm XPTDTE đối với trẻ em từ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi.
14. Biểu đồ 7. Diễn biến tình hình tội phạm XPTDTE trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử từ năm 2009 đến năm 2013.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ KHÍA CẠNH NẠN NHÂN
TRONG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI PHẠM

XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ..................................................................................................... 10
1.1. Khái niệm khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm .............................................................................................................................10
1.2. Đặc điểm khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của các tội
phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh........24
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ
EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KHÍA CẠNH
NẠN NHÂN VỚI VAI TRỊ LÀ NGUN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN
PHẠM TỘI .................................................................................................... 33
2.1. Tình hình các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................33
2.2. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội từ khía cạnh nạn nhân của các tội
phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh........51
CHƢƠNG 3. PHỊNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TÌNH
DỤC TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ KHÍA CẠNH
NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM .................................................................... 64
3.1. Thực tiễn phịng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố
Hồ Chí Minh, đánh giá từ khía cạnh nạn nhân của tội phạm. ...........................64
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống các tội phạm xâm phạm
tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ việc nghiên cứu khía
cạnh nạn nhân của tội phạm.....................................................................................73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài

Trẻ em là tương lai của đất nước, là niềm hạnh phúc của gia đình. Việc
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình, cộng đồng
và tồn xã hội. Ở Việt Nam, trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm. Việt Nam đã tích cực tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Bằng việc ký Công ước về quyền trẻ em vào tháng 1/1990 và phê chuẩn vào
ngày 20/2/1990, Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên
thế giới trở thành thành viên của công ước này. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em đã được quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và Gia
đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và nhiều văn bản pháp luật
khác.
Tuy nhiên, song song với sự phát triển về kinh tế - văn hóa của cả nước
nói chung và Thành phố nói riêng, tình hình trật tự an tồn xã hội hiện nay
đang tồn tại nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết, đặc biệt là tình trạng
trẻ em bị xâm hại tình dục. Tình trạng này đang ngày càng gia tăng và đáng
báo động với tính chất xâm hại ngày càng nghiêm trọng, làm tổn hại đến sức
khỏe, tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của nạn nhân. Đồng thời tình
trạng xâm hại tình dục trẻ em cịn gây tác hại xấu về nhiều mặt trong xã hội,
làm suy đồi đạo đức, thuần phong mỹ tục, xâm phạm nhân phẩm của con
người đặc biệt đó là trẻ em, làm ảnh hưởng xấu tới truyền thống đạo lý của
dân tộc. Việc xâm hại tình dục trẻ em đã lấy đi tuổi thơ trong sáng, ảnh hưởng
tiêu cực đến tương lai của các em, gây nguy hại cho gia đình và xã hội. Hành
vi xâm hại tình dục trẻ em là tội ác, vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp
nước ta. Đây là một thách thức lớn đối với cơng tác bảo vệ trẻ em trong tình
hình hiện nay.
Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội cho thấy số vụ xâm hại tình dục trẻ em tăng nhanh,

trung bình 05 năm gần đây mỗi năm có khoảng gần 1.000 trẻ em bị xâm phạm
tình dục. Trong đó, riêng số vụ hiếp dâm trẻ em lên tới 80%. Tính chất các vụ


2

xâm phạm tình dục trẻ em ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhiều vụ có tính
chất đặc biệt nghiêm trọng như: Hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ dưới 5 tuổi,
hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn ln…
Tuy nhiên, theo con số thống kê của Bộ Công an, số vụ xâm phạm tình
dục trẻ em bị đưa ra xét xử chỉ khoảng 40%1, số cịn lại đều khơng bị xử lý
bởi nhiều nguyên nhân. Số vụ bị xử lý hình sự ít hơn nhiều so với thực tế nên
khơng đủ sức răn đe đối với những kẻ suy đồi đạo đức và thiếu hiểu biết pháp
luật. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tội phạm xâm phạm
tình dục trẻ em ngày càng gia tăng nhanh chóng về số vụ cũng như tính chất
vụ việc trên phạm vi cả nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh - là một trong
những địa bàn có diễn biến phức tạp về loại tội phạm này, chiếm khoảng
9,41%2 tổng số vụ phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em của cả nước.
Tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em đã và đang ở mức báo
động. Vấn đề đáng quan tâm là một trong những nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm này lại xuất phát từ phía nạn nhân của tội phạm. Nó
gắn với những đặc điểm của trẻ em, từ đó góp phần hình thành động cơ phạm
tội và thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Nhận thức sâu sắc được tính nguy hiểm của tội phạm xâm hại tình dục
trẻ em, các cơ quan bảo vệ pháp luật tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung
lực lượng đấu tranh chống loại tội phạm này. Tuy nhiên, cơng tác đấu tranh
phịng chống loại tội này trên thực tế gặp nhiều khó khăn, bởi nhiều nguyên
nhân như: Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và
các ban ngành, đồn thể có thẩm quyền; sự ủng hộ và hợp tác từ phía gia
đình, trường học chưa tốt, đặc biệt là thiếu những biện pháp phòng ngừa gắn

với đặc điểm nạn nhân là trẻ em.
Với mong muốn có những đóng góp cho lý luận và thực tiễn phịng
ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh, tơi chọn
đề tài “Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm
1

Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm - Bộ Công an (2013), Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tội
phạm số 132/BC-TC8 ngày 19/12/2013, tr.4.
2
Tổng cục Cảnh sát phịng chống tội phạm - Bộ Cơng an, tlđd 1, tr.6


3

xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận
văn tốt nghiệp cao học luật.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Hoạt động nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm thời gian qua đã nhận
được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có thể chia các cơng trình
này thành hai nhóm:
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu lý thuyết về nạn nhân của tội phạm
nói chung ở góc độ Tội phạm học và Luật Hình sự, có các cơng trình tiêu biểu
sau:
1/ Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND,
Hà Nội.
Giáo trình này đưa ra khái niệm về nạn nhân nói chung và nạn nhân của
tội phạm nói riêng và nêu vai trò của nạn nhân trong cơ chế của hành vi phạm

tội như là nguyên cớ phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm, có thể gắn liền với đặc
điểm và hành vi của người bị hại. Tuy nhiên, những nội dung này chỉ là
những giới thiệu cơ bản, khái quát, ngắn gọn mà chưa đi sâu vào nghiên cứu,
phân tích cụ thể về nạn nhân và vai trò của nạn nhân trong cơ chế của hành vi
phạm tội.
2/ Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội
phạm, Nxb. CAND, Hà Nội.
Tác giả dành một mục nhỏ về nội dung “Nạn nhân học trong Tội phạm
học hiện đại” trong cơng trình nghiên cứu của mình. Tác giả giới thiệu “nạn
nhân học” là một lĩnh vực mới trong Tội phạm học hiện đại, đánh giá vấn đề
về nạn nhân là khoảng trống trong Tội phạm học vì chưa được các nhà Tội
phạm học chú ý. Đồng thời, tác giả giới thiệu sơ nét về lịch sử nghiên cứu
“nạn nhân học” trên thế giới. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu nạn nhân
của những tội phạm cụ thể và vai trị của nó trong cơ chế tâm lý xã hội của
hành vi phạm tội.


4

3/ Trần Hữu Tráng (2000), Nạn nhân trong tội phạm học Việt Nam –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội.
Tác giả giới thiệu lịch sử và tình hình nghiên cứu về nạn nhân của tội
phạm trong tội phạm học trên thế giới và tại Việt Nam; nghiên cứu nạn nhân
dưới nhiều khía cạnh khác nhau; đưa ra vai trị của nạn nhân trong cơ chế của
hành vi phạm tội.
4/ Lê Nguyên Thanh (2002), Khía cạnh nạn nhân của tội phạm và vấn
đề phòng ngừa tội phạm, Luận văn thạc sỹ luật học, thực hiện tại Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm trong tội
phạm học hiện đại: Nêu lịch sử nghiên cứu nạn nhân của tội phạm trên thế

giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng; sự cần thiết phải nghiên cứu về nạn
nhân của tội phạm; phân tích khái niệm khía cạnh nạn nhân của tội phạm; các
khía cạnh nạn nhân và vai trị của chúng trong cơ chế của hành vi phạm tội từ
đó đưa ra giải pháp phòng ngừa tội phạm trên cơ sở nghiên cứu nạn nhân của
tội phạm. Dù trong công trình nghiên cứu, tác giả đã nêu được các loại nạn
nhân của một số tội phạm phổ biến trong xã hội với các đặc điểm gắn liền
trong đó có nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em, tuy nhiên vấn đề
nghiên cứu về nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em chỉ ở mức giới
thiệu, chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về nạn nhân của các tội xâm phạm
tình dục trẻ em.
5/ Trần Thanh Phong (2002), Nạn nhân của tội phạm trong luật hình sự
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, thực hiện tại Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh.
Trong cơng trình này, tác giả nghiên cứu nạn nhân ở góc độ luật hình
sự; các quy định liên quan đến nạn nhân trong luật hình sự; thực tiễn áp dụng
các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến yếu tố nạn nhân và các kiến
nghị hoàn thiện. Tuy vậy, cơng trình nghiên cứu này khơng đi vào nghiên cứu
cụ thể nạn nhân của loại tội phạm hình sự nào.


5

6/ Dương Tuyết Miên (2005), “Nạn nhân của tội phạm dưới góc độ tội
phạm học”, Tạp chí Tịa án nhân dân (20), tr.5-10.
Tác giả nêu khái quát lịch sử về vấn đề nạn nhân của tội phạm; đưa ra
khái niệm nạn nhân của tội phạm cùng các đặc điểm gắn liền với nạn nhân
của tội phạm từ đó phân loại nạn nhân của tội phạm. Trên cơ sở các vấn đề
này, tác giả đưa ra vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội và các
thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu; vấn đề nạn nhân của tội phạm và hệ
thống tư pháp hình sự.

7/ Trần Hữu Tráng (2002), “Bàn về khái niệm nạn nhân của tội phạm”,
Tạp chí Luật học, (01), tr.49-53
Tác giả đi sâu vào phân tích khái niệm nạn nhân của tội phạm, từ đó
đưa ra các đặc điểm nạn nhân của tội phạm, phân biệt nạn nhân của tội phạm
với nạn nhân được đề cập trong luật hình sự và luật tố tụng hình sự, phân biệt
nạn nhân của tội phạm với hậu quả của tội phạm và phân biệt nạn nhân của tội
phạm với người bị hại, nguyên đơn dân sự.
8/ Lê Nguyên Thanh (2005), “Nạn nhân học trong Tội phạm học Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (06), tr.47-51.
Tác giả khái quát lịch sử nghiên cứu nạn nhân học trong tội phạm học
hiện đại với một số thuyết về nạn nhân học; đánh giá việc nghiên cứu nạn
nhân học trong Tội phạm học Việt Nam và đưa ra ý nghĩa của việc nghiên
cứu nạn nhân học đối với phòng chống tội phạm.
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu chun sâu về nạn nhân của các tội
xâm phạm tình dục nói chung và xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng thời
gian qua đã có các cơng trình nghiên cứu như:
1/ Võ Thị Kim Oanh (chủ nhiệm), Lê Nguyên Thanh, Phạm Thái
(2004), Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục người chưa thành
niên tại các tỉnh phía nam Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,
thực hiện tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.


6

2/ Thái Rết (2008), Đấu tranh phòng chống các tội phạm lạm dụng tình
dục trẻ em ở Sóc Trăng, Luận văn Thạc sỹ, thực hiện tại Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh.
3/ Võ Thị Kim Ánh (2009), Đấu tranh phịng chống các tội xâm phạm
tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sỹ, thực hiện tại
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

4/ Nguyễn Hồng Anh (2009), Đấu tranh phịng chống các tội phạm
xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, thực
hiện tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
5/ Lê Văn Tình (2009) Đấu tranh phịng, chống các tội phạm xâm
phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ, thực hiện
tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
6/ Cao Thị Mỹ Hằng (2010), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo
pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn, Luận văn cử nhân, thực
hiện tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu nhóm
tội phạm cụ thể là tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, đã xác định được một
số nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội xâm phạm tình dục trẻ em và
đưa ra được một số biện pháp phịng ngừa có tính khả thi áp dụng trên thực tế.
Tuy nhiên, các luận văn nêu trên cũng chỉ nghiên cứu và đánh giá tội phạm
xâm phạm tình dục trẻ em nói chung, chưa phân tích sâu vào khía cạnh nạn
nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em và đánh giá cụ thể vai trò của khía
cạnh nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong cơ chế hành vi
phạm tội của loại tội phạm này, chưa nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
Như vậy, cho đến nay, chưa có cơng trình nào đi sâu phân tích khía
cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm xâm hại tình
dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, có thể khẳng định việc nghiên
cứu khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm xâm


7

hại tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là một vấn đề hồn
tồn mới.
3.

Đối tƣợng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều
kiện của các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh
và vấn đề phịng ngừa cac tội phạm này từ góc độ nạn nhân của tội phạm.
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi địa bàn khảo sát: Chủ yếu tiến hành khảo sát, thu thập số liệu
thực tế tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập sử dụng trong đề tài giới hạn
trong 05 năm (từ năm 2009 đến năm 2013) để đảm bảo tính thời sự và tính
thực tiễn cho kết quả nghiên cứu của luận văn.
- Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm làm rõ những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ góc
độ nạn nhân học. Từ đó đề tài đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả phịng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh trên cơ sở nghiên cứu về nạn nhân trong nguyên nhân và điều
kiện của tội phạm.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp luận:
Phương pháp luận được vận dụng để nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về bảo vệ trẻ em cũng có vai trị phương pháp luận cho việc nghiên
cứu luận văn.


8


Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp thống kê hình sự: Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu ở Chương 2 của đề tài bao gồm thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá
các tài liệu, số liệu báo cáo của các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố
như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, UBND,
HĐND, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội… Phương pháp này có ý
nghĩa khái quát tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố
Hồ Chí Minh và minh chứng cho những vấn đề thuộc khía cạnh nạn nhân
trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm này.
Phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình: Nghiên cứu một số vụ án
xâm hại tình dục trẻ em ngẫu nhiên của ngành Tịa án qua các năm 2009,
2010, 2011, 2012, 2013. Phương pháp này có tác dụng chứng minh cụ thể hơn
về các dạng khía cạnh nạn nhân đóng vai trị là ngun nhân và điều kiện của
các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu chọn lọc các bản án: Tác giải tự khảo sát 506
bản án xâm phạm tình dục trẻ em của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 để thống kê các số liệu về
nạn nhân.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh tình
hình tội phạm và so sánh hiệu quả phịng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em qua các năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngồi ra trong q trình nghiên cứu tác giả còn trao đổi trực tiếp với
những cán bộ hoạt động thực tiễn, các thầy cô trực tiếp giảng dạy tội phạm
học để bổ sung thông tin và đưa ra những đánh giá về kết quả nghiên cứu
được sâu sắc hơn.
5.

Điểm mới của đề tài


Luận văn nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phạm tội xâm phạm tình
dục trẻ em và hoạt động phòng ngừa các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em
ở góc độ nạn nhân học ở Thành phố Hồ Chí Minh.


9

6.

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn sẽ góp phần bổ sung
vào hệ thống lý luận về phịng ngừa các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo đối với quá
trình nghiên cứu, học tập ở các trường đào tạo ngành Luật. Những đề xuất nếu
được tham khảo, vận dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu
tranh phòng chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí
Minh cũng như các địa phương khác.
7.

Bố cục luận văn

Luận văn bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Nhận thức chung về khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân
và điều kiện của các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh
Chƣơng 2. Tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh và khía cạnh nạn nhân với vai trò là nguyên nhân và
điều kiện phạm tội
Chƣơng 3. Phịng ngừa các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em tại

Thành phố Hồ Chí Minh từ khía cạnh nạn nhân của tội phạm.


10

CHƢƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM
TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Khái niệm khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện
của tội phạm
1.1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu nạn nhân của tội phạm trong Tội
phạm học
Trong cuộc sống, “nạn nhân” được hiểu là những người bị gặp rủi ro,
tổn thất, tai ương do cuộc sống mang lại. Nạn nhân có thể được định nghĩa là
“Người bị nạn hoặc phải chịu hậu quả của một tai họa xã hội hay một chế độ
bất công”3 hay “Người mắc nạn; người chịu đựng một kết quả tai hại, chính
mình là nạn nhân của những cái bày ra”4 hay nạn nhân cịn có thể được định
nghĩa là “1. Người bị tai nạn; 2. Người, tổ chức gánh chịu hậu quả từ bên
ngồi đưa đến”5.
Theo các định nghĩa nêu trên có thể hiểu nạn nhân là những cá nhân, tổ
chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản. Nạn nhân bao gồm rất
nhiều loại như nạn nhân của chiến tranh, nạn nhân bị tai nạn lao động, tai nạn
giao thông, nạn nhân tự tử, nạn nhân của tội phạm (như tội giết người, cướp
tài sản, cố ý gây thương tích…) hay do tự nhiên gây ra (như lũ lụt, sóng thần,
động đất, núi lửa, bão lốc…), hoặc các nguyên nhân khác từ sự kiện bất ngờ.
Trong các loại nạn nhân kể trên thì nạn nhân của tội phạm là một dạng nạn
nhân đặc biệt.
Nạn nhân của tội phạm được nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học pháp
lý. Dưới góc độ nghiên cứu của luật hình sự, các thiệt hại mà tội phạm gây ra

cho nạn nhân hoặc đe dọa gây ra cho nạn nhân có ý nghĩa trong việc xem xét
3

Viện Ngôn ngữ học (1999), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.635.
Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh, tr.1220.
5
Trung tâm ngơn ngữ và văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội,
tr.1165.
4


11

mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Các đặc điểm nhân thân, hành vi của
nạn nhân và mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội cũng như mức độ
thiệt hại mà nạn nhân gánh chịu hoặc đe dọa bị gánh chịu là căn cứ định tội,
định khung hình phạt và quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
Dưới góc độ nghiên cứu của luật tố tụng hình sự thì nạn nhân của tội
phạm mang tư cách tố tụng là “người bị hại” hay “nguyên đơn dân sự”. Người
bị hại luôn là nạn nhân của tội phạm nhưng không phải mọi nạn nhân của tội
phạm đều có tư cách của người bị hại. Nạn nhân chỉ trở thành người bị hại
hay nguyên đơn dân sự khi họ tham gia tố tụng và đáp ứng các tiêu chí theo
quy định của luật tố tụng hình sự.
Cịn dưới góc độ nghiên cứu của tội phạm học, nạn nhân của tội phạm
là khái niệm để chỉ người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội
phạm gây ra. Nạn nhân trong tội phạm học được nghiên cứu dưới nhiều góc
độ như nghiên cứu đặc điểm nhân thân, hành vi của nạn nhân, mối quan hệ
giữa nạn nhân và người phạm tội trong cơ chế tâm lý của hành vi phạm tội.
Nạn nhân của tội phạm dưới góc độ tội phạm học được coi là một nội

dung khá mới mẻ trong hệ thống khoa học về phòng chống tội phạm. Trước
đây nạn nhân của tội phạm được nhìn nhận một cách đơn giản nên chưa được
nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên, vấn đề về nạn nhân của tội phạm đã được
đề cập từ rất sớm. Nhận thức ở góc độ pháp luật, Bộ luật Hammurabi ra đời
vào thế kỷ XVIII TCN được xem là bộ luật thành văn cổ xưa nhất đã quy định
rằng nạn nhân của những vụ cướp được bồi thường đối với những thiệt hại
của họ bằng tiền từ kho bạc nhà nước. Trong một số trường hợp nạn nhân
được quyền trả đũa đối với người phạm tội tương tự như thiệt hại mà người
phạm tội đã gây ra cho họ. Trong trường hợp khơng phát hiện được ra người
phạm tội thì gia đình nạn nhân phải có nghĩa vụ chăm sóc nạn nhân. Dù vậy,
nạn nhân thời kỳ này được người làm luật quan tâm đến chỉ nhằm trừng phạt
người phạm tội, không hề có một nghiên cứu chuyên sâu.
Cho đến những năm giữa thế kỷ XX, người đi tiên phong trong nghiên
cứu về nạn nhân của tội phạm là ông Hans Von Hentig (người Đức). Vào


12

những năm 1940, qua kết quả nghiên cứu, ông cho rằng nạn nhân thường là
nguyên nhân góp phần vào hành vi phạm tội, vì “người phạm tội có thể là con
thú nhưng nạn nhân đã giúp kẻ phạm tội bằng cách sẵn sàng làm con mồi
trước khi bị săn”. Đến năm 1948, ơng đã hình thành một cơ sở lý luận về nạn
nhân học với việc cho ra đời công trình “Criminal and his victim” tạm dịch là
“Tội phạm và nạn nhân của nó”. Trong tác phẩm này, ơng đã lập một bảng
phân loại gồm 13 nạn nhân, phần lớn các nạn nhân trong bảng phân loại của
ông đều phản ánh tình trạng khơng có khả năng chống lại người phạm tội do
bất lợi về thể chất, tâm lý và xã hội. Đồng thời ông khẳng định nạn nhân là
một trong những nhân tố làm phát sinh tội phạm.
Một nhà nghiên cứu khác là Benjamin Mendelsohn, ông là người tạo ra
một bước ngoặt mới cho lĩnh vực nghiên cứu nạn nhân trong tội phạm học.

Ông đã sáng tạo ra thuật ngữ “nạn nhân học” – “victimology”. Ơng cũng có
cùng quan điểm với Hans Von Hentig khi ơng tiến hành tìm hiểu động cơ
giữa nạn nhân và người phạm tội, ông đã phát hiện ta rằng thông thường giữa
nạn nhân và người phạm tội thường có một mối liên hệ cá nhân với nhau. Từ
những nghiên cứu của mình, ơng đã lập ra một bảng phân loại về lỗi của nạn
nhân bao gồm: Nạn nhân hồn tồn khơng có lỗi gì, nạn nhân có lỗi tương
đương với người phạm tội, nạn nhân có lỗi ít, nạn nhân tự nguyện hay cịn gọi
là khơng có nạn nhân, nạn nhân có lỗi hơn người phạm tội, nạn nhân có lỗi
lớn nhất. Nghiên cứu này đã góp phần vào việc xác định “mức độ lỗi của nạn
nhân đã góp phần vào hành vi phạm tội”6. Tuy nhiên các nghiên cứu trên lại
không đưa ra được những dẫn chứng thực tế hỗ trợ cho quan điểm của mình.
Một nhà nghiên cứu tiên phong khác về nạn nhân học có thể kể đến là
Stephen Schafer, một học giả người Mỹ gốc Hungari đã có một đóng góp rất
lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm. Với việc cho ra đời
hai tác phẩm nổi tiếng là “Restitution to victim of crime” – “Bồi thường đối
với nạn nhân của tội phạm” và “The victim and his criminal” – “Nạn nhân và
kẻ phạm tội” thì vai trò của nạn nhân trong lĩnh vực tội phạm học ngày càng
6

Trần Thanh Phong (2005), “Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm từ góc độ luật hình sự”,
Tạp chí Khoa học pháp lý, (04), tr.53-54.


13

được khẳng định. Tác phẩm “Nạn nhân và kẻ phạm tội” đã tập trung nghiên
cứu về trách nhiệm của nạn nhân vào thời điểm khởi đầu của tội phạm ví dụ
như nạn nhân đã có hành vi khiêu khích, tấn công trước người phạm tội.
Dựa trên nền tảng của những cơng trình nghiên cứu tiên phong này,
lĩnh vực nạn nhân học ngày càng phát triển với việc đã thu hút được rất nhiều

sự quan tâm của các học giả nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt các học giả
phương Tây với nhiều cơng trình nghiên cứu mang tính chất chun sâu và có
tính ứng dụng cao.
Các nước phương Tây đã sớm có những cơng trình đặt nền móng cho
lĩnh vực nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm. Còn ở Châu Á, Nhật Bản được
xem là một trong số các quốc gia tiêu biểu có nền tội phạm học sớm được
hình thành và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ những cơng trình nghiên
cứu ban đầu là các bài báo khoa học của các học giả như Oxamu Nacata và
Tasuo Endo năm 1958, lĩnh vực nghiên cứu về nạn nhân phát triển hơn với
các tài liệu hội thảo khoa học với tên gọi “Về nạn nhân học” được công bố
trong tạp chí Tội phạm học với sự tham gia của nhiều nhà bác học như
Phuruhata, Eoximasu, Nacata, Hiroxe…
Vào nửa đầu thập kỷ 60, ở Nhật Bản các nhà nghiên cứu đã tiến hành
các nghiên cứu chuyên sâu ở nhiều cơ quan khoa học khác nhau, trong đó có
Viện nghiên cứu khoa học Cảnh sát quốc gia. Tại viện này đã tiến hành các
nghiên cứu về sự thiệt hại, mất mát của người bị hại trong các phịng thí
nghiệm tâm lý, mơi trường giáo dục, cải tạo.
Các cơng trình ban đầu ở Nhật Bản lúc bấy giờ chủ yếu nhằm vào
khám phá các đặc điểm của người bị hại do các tội phạm có xu hướng bạo lực
gây ra và những người bị hại là thành niên. Nổi bật là các nhà tội phạm học
Koiti Muadzava với việc cho ra đời cuốn sách “Cơ sở học thuyết nạn nhân
học” xuất bản vào năm 1966 xem nạn nhân như một hệ thống các tri thức
khoa học. Ông đã chia ra một số nhóm người bị hại theo lứa tuổi, giới tình,
tính chất thần kinh. Các cơng trình nghiên cứu của ơng cũng được đánh giá
cao ở nước ngoài. Đồng thời, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp


14

Nhật Bản cũng bắt đầu nghiên cứu nạn nhân học. Có thể nói, vào nửa cuối

thập kỷ 60, nạn nhân học ở Nhật Bản đã đạt đến trình đội cao.7 Dựa trên các
thành tựu của nạn nhân học, năm 1980 Quốc hội Nhật Bản đã thông qua
“Luật về đền bù tiền cho các nạn nhân tội phạm”. Điều này chứng tỏ nạn nhân
học ở Nhật Bản đã phát triển và góp phần nâng cao quyền cơng dân trong xã
hội hiện đại.8
Vị trí của tội phạm học trong ngành khoa học ở Việt Nam còn khá mới
mẻ và chưa được xác định một cách cụ thể. Trước năm 2000, ở Việt Nam hầu
như chưa có một cơng trình nghiên cứu chun sâu về lĩnh vực nạn nhân của
tội phạm. Chỉ thực sự đến sau năm 2000 lĩnh vực nạn nhân của tội phạm mới
được biết đến thơng qua các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả
như Trần Hữu Tráng, Trần Thanh Phong, Lê Nguyên Thanh…
Có thể nói nghiên cứu nạn nhân của tội phạm có lịch sử ra đời khá
muộn. Dù vậy trong quá trình hình thành và phát triển nạn nhân học ngày
càng được quan tâm và nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Trong đó vai
trò của nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội luôn là vấn đề quan
tâm của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tội phạm học.
1.1.2. Khía cạnh nạn nhân của tội phạm – một loại tình huống, hoàn
cảnh phạm tội
Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội
trực tiếp xâm hại, gây ra những thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc
các quyền, lợi ích hợp pháp khác9.
Nghiên cứu về khía cạnh nạn nhân của tội phạm ở góc độ tội phạm học
tập trung các nội dung sau:

7

Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr. 103-104.
8
Nguyễn Xuân Yêm (2001), tlđd 7, tr. 101.

9
Trần Hữu Tráng (2000), Nạn nhân trong tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận
văn Thạc sỹ luật học, Hà Nội, tr.8.


15

* Hành vi của nạn nhân:
Hành vi của con người nói chung là xử sự có ý thức, có ý chí của con
người để đạt được những mong muốn nhất định. Trong cuộc sống hằng ngày,
con người bằng nhiều hành vi khác nhau tác động vào thế giới khách quan và
thiết lập các mối quan hệ để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, có những hành vi
làm cho họ trở thành nạn nhân của các hiện tượng khác nhau, trong đó có nạn
nhân của tội phạm. Trong nhiều trường hợp, hành vi xử sự của nạn nhân là
một trong các yếu tố làm cho họ trở thành nạn nhân của tội phạm. Do đó, có
thể nói hành vi của nạn nhân có vai trị rất quan trọng trong cơ chế của hành
vi phạm tội, tồn tại với tư cách là nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.
Xét tính chất của hành vi, hành vi của nạn nhân là nguyên nhân và điều
kiện phạm tội bao gồm ba loại: Hành vi tích cực của nạn nhân, hành vi tiêu
cực của nạn nhân và hành vi cẩu thả của nạn nhân.10
- Hành vi tích cực của nạn nhân: Là những hành vi hợp pháp, chính
đáng có ý nghĩa tích cực nhằm bảo vệ các lợi ích xã hội, lợi ích tổ chức, lợi
ích cá nhân cũng có vai trị trong cơ chế hành vi của tội phạm. Trên thực tế,
khía cạnh nạn nhân là hành vi tích cực của nạn nhân được thể hiện rất đa
dạng. Hành vi tích cực của một người có thể đặt người đó vào tình trạng trở
thành nạn nhân, thường gặp khi một người thực hiện công vụ (hành vi truy
bắt tội phạm của lực lượng công an, hải quan, kiểm lâm, bộ đội biên phòng;
hành vi kiểm tra, thanh tra thuế của cán bộ thuế…) hoặc hành vi tích cực của
người dân trong việc tham gia vào hoạt động xã hội như tham gia đuổi bắt tội
phạm, tố giác tội phạm, làm nhân chứng... từ đó có thể gây ra các hành vi

phạm tội chống trả tức thời của người phạm tội hoặc xuất hiện động cơ trả thù
và phát triển dẫn đến việc thực hiện tội phạm.
- Hành vi tiêu cực của nạn nhân: Hành vi tiêu cực của nạn nhân được
hiểu là những hành vi, xử sự cụ thể của nạn nhân trái với chuẩn mực, đạo đức
cũng có vai trị góp phần làm phát sinh tội phạm, gây thiệt hại cho chính nạn
nhân. Dưới góc độ tội phạm học, hành vi tiêu cực của nạn nhân làm phát sinh
tội phạm được xem là lỗi của nạn nhân. Khác với lỗi của tội phạm (thuộc mặt
10

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tội phạm học, TP. HCM, tr.224-225.


16

chủ quan của tội phạm), lỗi của nạn nhân là một dấu hiệu thuộc mặt khách
quan của tội phạm. Lỗi của nạn nhân như một tình huống làm phát sinh tội
phạm, là cơ sở để giải thích nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đánh giá mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, người phạm tội và xác định mức trách
nhiệm hình sự. Trong cơ chế của hành vi phạm tội, hành vi tiêu cực của nạn
nhân có thể làm xuất hiện động cơ phạm tội như động cơ trả thù, cạnh tranh
trong làm ăn…) hoặc dẫn đến hành vi phạm tội bộc phát, trực tiếp ở khâu
thực hiện tội phạm như trường hợp phòng vệ. Nội dung và hình thức biểu
hiện của hành vi tiêu cực của nạn nhân cũng rất đa dạng như hành vi trái pháp
luật hoặc trái đạo đức. Hành vi đó có thể được thực hiện tức thời, một lần
hoặc cũng có thể thực hiện nhiều lần lặp đi lặp lại bằng hành động khiêu
khích, lời nói, cử chỉ xúc phạm đã làm xuất hiện động cơ phạm tội.
- Hành vi cẩu thả, thiếu cảnh giác của nạn nhân: Là những xử sự của
nạn nhân vi phạm các quy tắc về an toàn của cuộc sống, tạo điều kiện cho
việc thực hiện tội phạm, gây ra thiệt hại cho chính bản thân của nạn nhân.
Hành vi cẩu thả, thiếu cảnh giác của nạn nhân thường tập trung phổ biến ở

các tội xâm phạm sở hữu như tội trộm cắp tài sản, tội cướp, cướp giật tài sản,
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội xâm phạm tình dục. Ở các tội xâm
phạm sở hữu chủ yếu là hành vi mất cảnh giác, không đảm bảo an ninh cơng
cộng như khơng khóa cửa, tài sản không cất giữ cẩn thận…; ở các tội xâm
phạm tình dục chủ yếu là hành vi khơng đảm bảo an ninh như tâm sự nơi
vắng vẻ, đi chơi khuya… hoặc hành vi thơng qua cử chỉ, lời nói, ăn mặc có
khả năng kích thích tình dục. Hành vi cẩu thả của nạn nhân cịn có thể tìm
thấy trong các tội vi phạm an tồn giao thơng như nạn nhân đi lấn tuyến, nạn
nhân đi ngược đường, nạn nhân chạy nhanh, vượt ẩu…
* Nhân thân của nạn nhân:
Nhân thân con người được hiểu là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu
thuộc về một con người cụ thể, phản ánh bản chất của con người khi tham gia
vào các quan hệ xã hội. Thông qua các đặc điểm nhân thân chúng ta có thể
nhận thức được khả năng, vị trí, vai trò của một con người trong các quan hệ
xã hội.


17

Nhân thân con người được đặc trưng bởi ba nhóm đặc điểm, dấu hiệu
gồm: Các đặc điểm sinh học (giới tính, tình trạng thể chất, tinh thần…), các
đặc điểm tâm lý (niềm tin, thói quen, nhu cầu…), các đặc điểm xã hội (vị trí
xã hội, nghề nghiệp, hồn cảnh sống, nơi cư trú…) Nạn nhân của tội phạm
cũng là một con người bình thường, có đầy đủ các đặc điểm, dấu hiệu về nhân
thân của con người. Tội phạm học nghiên cứu khía cạnh nạn nhân khơng phải
là nghiên cứu tất cả các đặc điểm nhân thân của nạn nhân mà chỉ giới hạn
trong phạm vi các đặc điểm đó có mối quan hệ trực tiếp với hành vi của người
phạm tội.
- Các đặc điểm sinh học của nạn nhân:
Giới tính của nạn nhân: Trong tội phạm học, giới tính của nạn nhân có

tác động nhất định đến q trình phạm tội của tội phạm. Giới tính nạn nhân
ảnh hưởng đến cơ chế của hành vi phạm tội bởi tính quy định lối sống, giao tiếp,
đặc điểm tâm lý tạo ra tình huống phạm tội; ảnh hưởng đến cơ chế của hành vi
phạm tội thông qua đặc điểm thể chất.
Độ tuổi của nạn nhân: Tùy vào đặc điểm lứa tuổi nạn nhân mà người
phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Từ đó có sự khác nhau về độ tuổi của nạn
nhân giữa nhóm tội này với nhóm tội khác. Từ việc nghiên cứu độ tuổi nạn nhân
chúng ta có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp cho từng
nhóm tội cụ thể.
Đặc điểm về thể chất của nạn nhân: Thể chất có mối quan hệ với giới
tính, độ tuổi của con người. Từng cá nhân có những đặc điểm thể chất khác
nhau. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội thường cân nhắc đến yếu
tố thể chất của mỗi con người.
- Các đặc điểm về tâm lý của nạn nhân:
Đây là những đặc điểm phản ánh thế giới tinh thần của con người, chi
phối quá trình nhận thức và xử sự. Trong số những đặc điểm thuộc về tâm lý,
có những đặc điểm tâm lý đặt một số đối tượng cụ thể vào nguy cơ trở thành
nạn nhân của tội phạm cao hơn so với các đối tượng khác. Những đặc điểm
của các đối tượng trong nhóm nguy cơ này được gọi là những đặc điểm tâm


18

sinh lý của nạn nhân có vai trị trong cơ chế hành vi phạm tội và thường là: Nạn
nhân là người cả tin, thiếu cảnh giác và có thói quen không tố giác tội phạm.
- Các đặc điểm xã hội của nạn nhân:
Ở một số nạn nhân thường có các đặc điểm xã hội mang tính đặc trưng
và có nguy cơ cao trong việc là nạn nhân của các hành vi phạm tội như đặc
điểm về nghề nghiệp, vị trí, vai trị xã hội của nạn nhân; đặc điểm hồn cảnh
kinh tế gia đình của nạn nhân…

* Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội:
Đa số các trường hợp tội phạm được thực hiện, giữa nạn nhân và người
phạm tội thường có các mối quan hệ với nhau từ quan hệ lệ thuộc như họ
hàng, gia đình, cơng tác, vợ chồng đến quan hệ quen biết như láng giềng,
công việc, bạn bè, đồng nghiệp… Người phạm tội càng biết rõ được nhiều
thông tin của nạn nhân thông qua các mối quan hệ này thì tỉ lệ người đó sẽ
thực hiện hành vi tội phạm càng cao. Khi biết được thông tin của nạn nhân
thông qua các mối quan hệ, người phạm tội thường được củng cố về mặt tâm
lý sẽ thực hiện hành vi phạm tội được dễ dàng và khó bị phát hiện. Hoặc các
mối quan hệ với nạn nhân giúp người phạm tội có thể có được yếu tố lòng tin
cũng như sự thiếu cảnh giác của nạn nhân hoặc của người thân của nạn nhân
về mặt tâm lý. Bên cạnh đó, sự tiếp xúc hằng ngày hoặc lệ thuộc cũng tạo ra
những va chạm, mâu thuẫn lợi ích giữa nạn nhân và người phạm tội, đã góp
phần làm phát sinh tội phạm. Trong các mối quan hệ giữa người phạm tội và
nạn nhân, tùy theo mức độ của các mối quan hệ trong những hành vi phạm tội
khác nhau mà có thể đóng vai trị quan trọng trong cơ chế của hành vi phạm
tội. Nghiên cứu về các mối quan hệ này góp phần vào việc củng cố nhận thức
về nguyên nhân và điều kiện hình thành tội phạm cũng như việc điều tra khi
tội phạm đã được thực hiện. Qua đó có thể tiến hành các biện pháp phòng
ngừa hữu hiệu đối với các loại tội phạm.
1.1.2. Vị trí, vai trị của khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều
kiện phạm tội
Nghiên cứu về nạn nhân trong nguyên nhân, điều kiện của tội phạm
được hiểu là nghiên cứu các yếu tố, đặc điểm thuộc về nạn nhân, có vai trị


19

trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội, góp phần làm phát sinh một
tội phạm cụ thể gây ra thiệt hại cho chính nạn nhân. Việc nghiên cứu khía

cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm giúp nhận thức
được vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội của tội phạm cụ thể.
Một tội phạm cụ thể được thực hiện ln ln có ngun nhân và điều
kiện. Tội phạm cụ thể đó trước hết là hành vi do chính con người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện. Do đó, để tìm hiểu ngun nhân và điều kiện
của một tội phạm cụ thể, trước hết phải xuất phát từ con người phạm tội, con
người đó mang đặc điểm phẩm chất tiêu cực như quan điểm, thói quen tiêu
cực (thói tham lam, ích kỷ…), thói hư, tật xấu, mong muốn với những biện
pháp thực hiện trái với những quy định của xã hội mà tất cả mọi người thừa
nhận. Những đặc điểm này quy định việc lựa chọn hành vi phạm tội. Mặt
khác, tội phạm xảy ra trong một khơng gian, thời gian xác định với những đặc
điểm tình huống xác định. Ví dụ, một người có lịng tham (đặc điểm tâm lý
tiêu cực) phát hiện tài sản của người khác không được canh giữ cẩn thận làm
xuất hiện động cơ chiếm đoạt và thực hiện hành vi trộm tài sản. Nếu khơng có
hồn cảnh thuận lợi để phạm tội thì hành vi phạm tội khơng thể thực hiện
được. Do vậy, tình huống, hồn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm là
một yếu tố hợp thành nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể.
Có thể thấy nếu đặc điểm tâm lý cá nhân tiêu cực và tình huống, hồn
cảnh khách quan sẵn có của mơi trường tồn tại biệt lập nhau thì tội phạm cũng
khơng thể xảy ra mà để tội phạm phát sinh phải có sự tương tác giữa con
người phạm tội (mang đặc điểm cá nhân tiêu cực) với tình huống, hồn cảnh
khách quan thuận lợi. Quá trình tương tác này làm xuất hiện động cơ phạm
tội, quyết định phạm tội và thực hiện tội phạm. Đó là cơ chế tâm lý xã hội của
hành vi phạm tội.
Như vậy, tội phạm cụ thể được thực hiện do sự tác động qua lại của hai
yếu tố: Yếu tố chủ quan của người phạm tội và tình huống khách quan bên
ngồi. Yếu tố chủ quan của người phạm tội chính là những yếu tố xuất phát từ
con người phạm tội. Con người đó mang đặc điểm phẩm chất tiêu cực như
quan điểm, thói quen tiêu cực (thói tham lam, ích kỷ…), thói hư, tật xấu,



×